Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp"
Hành trình sinh tử của phàm phu 

Hành trình sinh tử của một kẻ phàm phu thì vô cùng bất trắc.

Chín giờ đêm tối nay ta còn đang là một vị bác sĩ đứng đầu bệnh viện nhưng hai giờ sáng hôm sau rất có thể ta tái sinh vào bụng của một con chuột nái nằm dưới ống cống của bệnh viện đó. 

Chuyện đó không có gì lạ. 

Sáng hôm nay ta là một người ăn mày ở một góc phố nghèo hẻo lánh, rất có thể đêm nay ta là vị Trời ở cung trời Đao Lợi có một tòa lâu đài cao vút đầy vàng bạc, âm thanh ánh sáng mùi hương như ý. 

Đó là hành trình sinh tử của kẻ phàm phu. Kẻ phàm phu dứt khoát không thể được gọi là kẻ vượt khỏi bộc lưu vì người như chúng ta chỉ như những chiếc lá bị cuốn phăng trên đó.


Khi Đối Diện Với Nỗi Khổ Quá Lớn

Khi đối diện với nỗi khổ niềm đau lớn quá lúc đó mình mới nhận ra một điều là mình biết về mình quá ít.

Chẳng hạn như giáo sư Rhys Davids, một học giả nghiên cứu về Phật học Pāḷi và cũng là con chim đầu đàn của Hiệp hội The Pāḷi Text Society. 

Vị này khi còn khỏe mạnh dành hết thời gian, công sức, tiền bạc để nghiên cứu Phật pháp. Đùng một cái đứa con trai yêu quý qua đời, vị này bất mãn vì sao mình đã dành cuộc đời cho Phật pháp mà bị đại họa lớn như vậy.

Vị đó chuyển qua Thông thiên học. Thông thiên học là một giáo phái coi nặng Đức Phật Di Lạc,


Dục Ái và Sân

Dục ái và sân đi một cặp với nhau

  1. Chỉ có ở cõi Dục mới có dục ái, 
  2. chỉ có ở cõi Dục mới có sân, 
là bởi vì ở trong cảnh giới thiền như Sắc và Vô sắc cái niềm vui do thiền định đem lại, nó
  1. không bất trắc, 
  2. không phức tạp 
như niềm vui có được từ 5 cảnh dục. 

Đó là lý do tại sao Dục ái và Sân đi một cặp, hễ có dục ái là dứt khoát có sân, mà thấy sân lảng vảng ở đâu là biết dục ái đang phảng phất ở đó. 


Điều kiện để trở thành một vị vượt bộc lưu

Đức Phật dạy rằng muốn được gọi là một vị vượt bộc lưu, nói nôm na là xứng danh một bậc thánh phải là người tối thiểu phải có khả năng làm mất đi được phàm tánh của mình, chẳng hạn như vị Sơ quả Tu-đà-hoàn, vị này không còn khả năng luân hồi nhiều hơn bảy kiếp. 

Năm hạ phần kiết sử cần phải cắt bỏ để trở thành thánh nhân. Thánh ở đây là Sơ quả, Nhị quả và Tam quả.

Phải nghĩ làm sao mình cắt bỏ thân kiến giới cấm thủ để trở thành Tu-đà-hoàn, làm sao cắt dục ái và sân để trở thành A-na-hàm tốt hơn là nghĩ làm sao để có được trí tuệ phước báu của Tu-đà-hoàn, A-na-hàm.

Mục đích của tu (ngày ăn một buổi, đêm chỉ ngồi không nằm) là để:
  1. thiểu dục,
  2. ly tham,
  3. tri túc,
  4. có thời gian tỉnh thức, thiền định .
 không phải để về cõi trời, đạt được sự huyền bí cao siêu --> giới cấm thủ .


Xử Việc Chứ Không Xử Người


Có lần đó Đức Phật đi nhập hạ trên cõi Đao Lợi . Ngày ra hạ, Ngài trở về cõi Người . Ngài Mục Kiền Liên biết Ngài sẽ xuống chỗ nào nên thông báo cho chư tăng Phật tử là Đức Thế Tôn sẽ trở về cõi Người ở địa điểm đó, thành Sankassa. 

Mọi người ngồi thấy hơi lâu nên hỏi ngài Mục Kiền Liên Thế Tôn đã rời khỏi cõi Đao Lợi chưa. Ngài Mục Kiền Liên suy nghĩ rất nhanh: Ở đây có tôn giả Anuruddha là vị đệ nhất về thiên nhãn (có khả năng nhìn 1000 vũ trụ như nhìn trái sung trong lòng bàn tay), hãy nhân dịp này để cho mọi người thấy, biết đến khả năng đặc biệt sở trường của vị này. Ngài nói: Các vị hãy đến hỏi tôn giả Anuruddha đi, đó là vị đệ nhất thiên nhãn

Rõ ràng là ngài Mục Kiền Liên không hề ngã mạn ở đây, ngài “xử việc chứ không xử người”, vì lợi ích chúng sinh mà làm.  

Bậc thánh thì chỉ làm cái mình cần.


https://m.facebook.com/nt/screen/?params=%7B%22note_id%22%3A3616778738346077%7D&path=%2Fnotes%2Fnote%2F&_rdr
Reply


Messages In This Thread
RE: Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp" - by LeThanhPhong - 2022-05-10, 12:56 PM