2022-05-05, 05:12 PM
Hiểu lầm
Ngoài đời người ta nói rằng: tôi hiểu cô đó, cô đó hiểu tôi, chúng tôi coi nhau là tri kỷ, chúng yêu nhau và lấy nhau.
Thật ra nếu nói theo tinh thần Phật pháp, vì không hiểu nhau, vì hiểu lầm nhau hoặc không hiểu nhau nên mới lấy nhau.
Nếu hiểu nhau tới nơi tới chốn thì không cách chi lấy nhau được. Nếu biết rõ mọi sự đang diễn ra trong tấm thân, trong tư tưởng của người kia thì khó mà lấy nhau lắm. Vì cứ nghĩ người kia đẹp, có ánh mắt đẹp, có nụ cười đẹp, vì ảo giác đó nên người ta mới cưu mang gồng gánh nhau một đời.
Niềm an lạc của phàm phu trong đời này là do sự hiểu lầm, do nghiệp và khuynh hướng tâm lý. Do nghiệp nên người ta phải chấp nhận hoàn cảnh sống. Chấp nhận được hoàn cảnh thì họ thấy hạnh phúc.
Con chim cú thấy hạnh phúc khi bắt được con chuột chù để ăn vì nghiệp đẩy nó làm con chim cú, nó thấy ngon miệng nó mới ăn được hoài.
So sánh và Hạnh phúc
Một thiền sinh đến hỏi thiền sư: Thưa ngài, ngài có thể thu gọn Phật pháp trong một câu nói cho con nghe được không? Vị thiền sư đó lấy một que vạch một đường trên đất, rồi hỏi thiền sinh: Đường vạch này dài hay ngắn? Thiền sinh trả lời: Ngài mới chỉ vạch một đường thôi làm sao con biết nó dài hay ngắn. Vị thiền sư đáp: Phật pháp là vậy đó!
Lập tức thiền sinh liễu ngộ.
Chúng ta nghe câu chuyện này mà mơ hồ chẳng biết thiền sinh đó ngộ ra điều gì. Thực ra câu chuyện này rất sâu, chỉ một đường vạch thôi thì làm sao biết được dài hay ngắn.
Muốn biết dài hay ngắn cần phải có các đường khác để so sánh. Đời sống của chúng sinh chỉ là sự so sánh. Cái này được gọi là hạnh phúc vì so với cái kia. Cái này được gọi là dài vì so với cái khác ngắn hơn. Cái này được gọi là đẹp bởi vì so với cái xấu hơn.
Trong khi đó, theo tinh thần Phật pháp, một vị hành giả Tứ Niệm Xứ phải biết rằng: Thấy chỉ biết thấy mà thôi, nghe chỉ biết nghe mà thôi. Như vậy mới không có phiền não.
Chúng ta có tham có ưu, có thương thích ghét sợ bởi vì chúng ta có so sánh. Có những người mình thích họ vì khi nhìn họ mình có cảm giác họ là người thân máu mủ. Có người mình ghét chỉ vì mặt họ giống ai đó mình không ưa.
Sống trong cuộc đời, chúng ta sống bằng ảo giác. Trong ảo giác đó, chúng ta tìm đến sự so sánh. Từ so sánh mới có thương thích ghét sợ.
Hành giả Tứ Niệm Xứ phải sống với cái nhìn như thật, nó như thế nào phải thấy như thế ấy. Không thêm bớt, không vẽ vời, không suy diễn, không liên tưởng. Điều đó rất quan trọng.
Chính vì vậy khi vị thiền sư vẽ một đường vạch trên mặt đất bảo so sánh, thiền sinh đã liễu ngộ: À thì ra, nó như thế nào thì thấy nó như vậy, đó chính là con đường giác ngộ.
Tái sinh rất đáng sợ
Việc đầu tiên để hướng đến giải thoát là không thích tái sinh.
Muốn không thích tái sinh thì việc đầu tiên phải thực hiện cho bằng được là con đường Tứ Niệm Xứ. Chỉ có thực hành Tứ Niệm Xứ mới cho mình thấy được sự có mặt của mình thật sự là cái gì.
Phải thấy sự có mặt của mình trên đời thật sự là một gánh nặng. Gánh nặng bởi vì
Đức Phật có nhiều cách nói về giải thoát
Tùy trường hợp của từng người, Đức Phật có nhiều cách nói,
Quí vị từng học Vi diệu pháp có thấy điều này đúng hay không?
Trong trường hợp bài kinh này, hành uẩn chỉ cho tâm tham ái thích thú trong sự tái sinh.
Chữ hành (saṅkhāra) trong kinh nghĩa rộng vô cùng.
Trong bài kinh này Đức Phật dạy con đường dẫn đến sự giải thoát chính là giải quyết trọn vẹn được danh uẩn. Bốn danh uẩn không còn nữa thì con đường tái sanh chấm dứt.
Trong sớ giải có nói thêm, sở dĩ không nói đến sắc uẩn vì đối tượng trước mặt Ngài chỉ muốn nghe 4 danh uẩn mà thôi. Vị trời này đủ trí để hiểu rằng hễ 4 danh uẩn còn có mặt thì sắc uẩn hoàn toàn có cơ hội tồn tại.
https://www.facebook.com/notes/947212345791829/
Ngoài đời người ta nói rằng: tôi hiểu cô đó, cô đó hiểu tôi, chúng tôi coi nhau là tri kỷ, chúng yêu nhau và lấy nhau.
Thật ra nếu nói theo tinh thần Phật pháp, vì không hiểu nhau, vì hiểu lầm nhau hoặc không hiểu nhau nên mới lấy nhau.
Nếu hiểu nhau tới nơi tới chốn thì không cách chi lấy nhau được. Nếu biết rõ mọi sự đang diễn ra trong tấm thân, trong tư tưởng của người kia thì khó mà lấy nhau lắm. Vì cứ nghĩ người kia đẹp, có ánh mắt đẹp, có nụ cười đẹp, vì ảo giác đó nên người ta mới cưu mang gồng gánh nhau một đời.
Niềm an lạc của phàm phu trong đời này là do sự hiểu lầm, do nghiệp và khuynh hướng tâm lý. Do nghiệp nên người ta phải chấp nhận hoàn cảnh sống. Chấp nhận được hoàn cảnh thì họ thấy hạnh phúc.
Con chim cú thấy hạnh phúc khi bắt được con chuột chù để ăn vì nghiệp đẩy nó làm con chim cú, nó thấy ngon miệng nó mới ăn được hoài.
So sánh và Hạnh phúc
Một thiền sinh đến hỏi thiền sư: Thưa ngài, ngài có thể thu gọn Phật pháp trong một câu nói cho con nghe được không? Vị thiền sư đó lấy một que vạch một đường trên đất, rồi hỏi thiền sinh: Đường vạch này dài hay ngắn? Thiền sinh trả lời: Ngài mới chỉ vạch một đường thôi làm sao con biết nó dài hay ngắn. Vị thiền sư đáp: Phật pháp là vậy đó!
Lập tức thiền sinh liễu ngộ.
Chúng ta nghe câu chuyện này mà mơ hồ chẳng biết thiền sinh đó ngộ ra điều gì. Thực ra câu chuyện này rất sâu, chỉ một đường vạch thôi thì làm sao biết được dài hay ngắn.
Muốn biết dài hay ngắn cần phải có các đường khác để so sánh. Đời sống của chúng sinh chỉ là sự so sánh. Cái này được gọi là hạnh phúc vì so với cái kia. Cái này được gọi là dài vì so với cái khác ngắn hơn. Cái này được gọi là đẹp bởi vì so với cái xấu hơn.
Trong khi đó, theo tinh thần Phật pháp, một vị hành giả Tứ Niệm Xứ phải biết rằng: Thấy chỉ biết thấy mà thôi, nghe chỉ biết nghe mà thôi. Như vậy mới không có phiền não.
Chúng ta có tham có ưu, có thương thích ghét sợ bởi vì chúng ta có so sánh. Có những người mình thích họ vì khi nhìn họ mình có cảm giác họ là người thân máu mủ. Có người mình ghét chỉ vì mặt họ giống ai đó mình không ưa.
Sống trong cuộc đời, chúng ta sống bằng ảo giác. Trong ảo giác đó, chúng ta tìm đến sự so sánh. Từ so sánh mới có thương thích ghét sợ.
Hành giả Tứ Niệm Xứ phải sống với cái nhìn như thật, nó như thế nào phải thấy như thế ấy. Không thêm bớt, không vẽ vời, không suy diễn, không liên tưởng. Điều đó rất quan trọng.
Chính vì vậy khi vị thiền sư vẽ một đường vạch trên mặt đất bảo so sánh, thiền sinh đã liễu ngộ: À thì ra, nó như thế nào thì thấy nó như vậy, đó chính là con đường giác ngộ.
Tái sinh rất đáng sợ
Việc đầu tiên để hướng đến giải thoát là không thích tái sinh.
Muốn không thích tái sinh thì việc đầu tiên phải thực hiện cho bằng được là con đường Tứ Niệm Xứ. Chỉ có thực hành Tứ Niệm Xứ mới cho mình thấy được sự có mặt của mình thật sự là cái gì.
Phải thấy sự có mặt của mình trên đời thật sự là một gánh nặng. Gánh nặng bởi vì
- cuộc đời là vô thường vô ngã;
- sự có mặt của mình trong mỗi kiếp sống đều rất mong manh;
- chỗ đi về của một người phàm phu thì vô cùng bất trắc.
- Có mặt ở đời thì không biết có mặt được bao lâu; sáng còn chiều mất.
- Thiện khó làm hơn ác, trong một ngày tâm thiện ít hơn tâm ác vì vậy lúc ra đi thì cõi tái sinh của chúng ta thật vô cùng khó lường.
- gặp được minh sư thiện hữu không phải là chuyện dễ,
- cơ hội làm lành không phải là chuyện dễ,
- khuynh hướng ác luôn mạnh hơn khuynh hướng thiện nên cơ hội sa đọa là rất lớn.
Đức Phật có nhiều cách nói về giải thoát
Tùy trường hợp của từng người, Đức Phật có nhiều cách nói,
- có người Ngài nói “chấm dứt 5 uẩn là giải thoát” không hề nói gì về phiền não, bát chánh đạo.
- Có người Ngài nói “chấm dứt tham sân si là giải thoát”.
- Có người Ngài nói “thấy rõ Niết bàn là giải thoát” hoặc
- “tu tập hoàn mãn Bát chánh đạo là giải thoát”, hoặc
- “tu tập hoàn mãn thất giác chi là giải thoát”.
- Giải quyết được bốn danh uẩn là giải quyết toàn bộ hành trình sanh tử.
Quí vị từng học Vi diệu pháp có thấy điều này đúng hay không?
- Sắc uẩn là những gì thuộc vật chất.
- Thọ uẩn là tâm sở thọ.
- Tưởng uẩn là tâm sở tưởng.
- Hành uẩn là 50 tâm sở còn lại.
Trong trường hợp bài kinh này, hành uẩn chỉ cho tâm tham ái thích thú trong sự tái sinh.
Chữ hành (saṅkhāra) trong kinh nghĩa rộng vô cùng.
- Hành trong hành uẩn là 50 tâm sở ngoài thọ, tưởng.
- Còn khi nói “Các hành là vô thường” thì ‘hành’ ở đây ám chỉ tất cả danh sắc hữu vi nói chung.
Trong bài kinh này Đức Phật dạy con đường dẫn đến sự giải thoát chính là giải quyết trọn vẹn được danh uẩn. Bốn danh uẩn không còn nữa thì con đường tái sanh chấm dứt.
Trong sớ giải có nói thêm, sở dĩ không nói đến sắc uẩn vì đối tượng trước mặt Ngài chỉ muốn nghe 4 danh uẩn mà thôi. Vị trời này đủ trí để hiểu rằng hễ 4 danh uẩn còn có mặt thì sắc uẩn hoàn toàn có cơ hội tồn tại.
https://www.facebook.com/notes/947212345791829/
⏱️
Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật
Sư Toại Khanh (Giác Nguyên) Giảng Kinh
Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật
Sư Toại Khanh (Giác Nguyên) Giảng Kinh