2022-04-08, 06:22 AM
Vị tỳ kheo ngồi ngủ gật
Đức Phật dạy: “Này các tỳ kheo, khi ta nhìn thấy một vị tỳ kheo ngồi ngủ gật ở trong rừng ta vẫn hoan hỷ hơn là ta nhìn thấy một tỳ kheo ở trong phố.
"Vì sao?
"Vì ta nhìn vị tỳ kheo ở trong làng mạc phố xá ta nghĩ không biết lát nữa đây vị này sẽ gặp những rắc rối phiền phức gì. Ai sẽ làm phiền vị này. Vị này sẽ bị phiền phức bởi những trần cảnh nào.
"Nhưng ngược lại, khi ta nhìn thấy một vị tỳ kheo ở trong rừng sâu dầu ngồi ngủ gục, ta vẫn nghĩ rằng vị này sau khi tỉnh dậy thì sẽ tiếp tục tinh tấn”.
Ngọn lửa cái đèn vừa chao qua một cái.
Các vị tưởng tượng ngọn đèn không tắt (dipasikha). Ngọn lửa chỉ chao qua một cái thì quý vị đâu thể gọi là ngọn đèn tắt được, vì rõ ràng vẫn còn thấy ngọn lửa. Nhưng thực ra ngọn lửa hồi nãy thấy thì đã mất rồi nó được nuôi dưỡng bằng hóa chất mới đốt lượng hydro mới tạo ra ánh lửa mới.
Nhưng vì nó quá nhanh nên mình không thấy.
Nên Tránh và Nên Có
Ngài dạy rằng các cảm thọ gồm thọ Khổ, thọ Ưu, thọ Xả cũng đều phải được phân hai: cái nào nên có và cái nào nên không.
Toàn bộ giáo lý Thế Tôn Ngài có giảng bao nhiêu pháp môn đi nữa gom gọn lại cũng chỉ có hai: NÊN TRÁNH VÀ NÊN CÓ.
Nên Tránh: Những buồn, vui liên quan đến năm dục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc).
Nên Có: Những buồn, vui liên quan đến những thử thách trên đường tu tập.
Tứ Niệm Xứ
- Đề mục sắc pháp (rupakammt) gồm oai nghi (tư thế sinh hoạt: đi đứng nằm ngồi khóc cười tắm rửa, ăn uống nhai nuốt, gãi, cào, co duỗi v.v…), hơi thở ra vào, tử thi, thể trược.
- Đề mục danh pháp (arupakammt). Arupa ở đây không phải là vô sắc mà là phi sắc. Phi sắc tức là danh. Trong tiếng Anh ‘no’ là không có, ‘not’ là không phải, hoặc là ‘đừng’. Thí dụ ‘thiền vô sắc’ là của người chán sắc pháp, họ dùng đề mục tinh thần để đắc chứng thiền vô sắc, sanh về cõi không có sắc pháp, không có vật chất. ‘Arupa’ ở đây không phải ‘vô sắc’ như vậy mà nó là ‘phi sắc’, nghĩa là nó ‘không phải sắc pháp’ chớ không phải ‘không có sắc pháp’.
Mai mốt đọc Kinh thấy chữ ‘arupakammt’ thì bà con nhớ hiểu đây là ‘danh pháp’, chớ không phải đề mục ‘vô sắc’ trong trường hợp này thôi.
https://giacnguyen.com/videotext.php?vid=Je-2UksxRO0&abt=Kinh+%C3%90%E1%BA%BF-Th%C3%ADch+S%E1%BB%9F+V%E1%BA%A5n+2
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=Je-2UksxRO0&abt=Kinh+%C3%90%E1%BA%BF-Th%C3%ADch+S%E1%BB%9F+V%E1%BA%A5n+2
Đức Phật dạy: “Này các tỳ kheo, khi ta nhìn thấy một vị tỳ kheo ngồi ngủ gật ở trong rừng ta vẫn hoan hỷ hơn là ta nhìn thấy một tỳ kheo ở trong phố.
"Vì sao?
"Vì ta nhìn vị tỳ kheo ở trong làng mạc phố xá ta nghĩ không biết lát nữa đây vị này sẽ gặp những rắc rối phiền phức gì. Ai sẽ làm phiền vị này. Vị này sẽ bị phiền phức bởi những trần cảnh nào.
"Nhưng ngược lại, khi ta nhìn thấy một vị tỳ kheo ở trong rừng sâu dầu ngồi ngủ gục, ta vẫn nghĩ rằng vị này sau khi tỉnh dậy thì sẽ tiếp tục tinh tấn”.
Ngọn lửa cái đèn vừa chao qua một cái.
Các vị tưởng tượng ngọn đèn không tắt (dipasikha). Ngọn lửa chỉ chao qua một cái thì quý vị đâu thể gọi là ngọn đèn tắt được, vì rõ ràng vẫn còn thấy ngọn lửa. Nhưng thực ra ngọn lửa hồi nãy thấy thì đã mất rồi nó được nuôi dưỡng bằng hóa chất mới đốt lượng hydro mới tạo ra ánh lửa mới.
Nhưng vì nó quá nhanh nên mình không thấy.
Nên Tránh và Nên Có
Ngài dạy rằng các cảm thọ gồm thọ Khổ, thọ Ưu, thọ Xả cũng đều phải được phân hai: cái nào nên có và cái nào nên không.
Toàn bộ giáo lý Thế Tôn Ngài có giảng bao nhiêu pháp môn đi nữa gom gọn lại cũng chỉ có hai: NÊN TRÁNH VÀ NÊN CÓ.
Nên Tránh: Những buồn, vui liên quan đến năm dục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc).
Nên Có: Những buồn, vui liên quan đến những thử thách trên đường tu tập.
Tứ Niệm Xứ
- Đề mục sắc pháp (rupakammt) gồm oai nghi (tư thế sinh hoạt: đi đứng nằm ngồi khóc cười tắm rửa, ăn uống nhai nuốt, gãi, cào, co duỗi v.v…), hơi thở ra vào, tử thi, thể trược.
- Đề mục danh pháp (arupakammt). Arupa ở đây không phải là vô sắc mà là phi sắc. Phi sắc tức là danh. Trong tiếng Anh ‘no’ là không có, ‘not’ là không phải, hoặc là ‘đừng’. Thí dụ ‘thiền vô sắc’ là của người chán sắc pháp, họ dùng đề mục tinh thần để đắc chứng thiền vô sắc, sanh về cõi không có sắc pháp, không có vật chất. ‘Arupa’ ở đây không phải ‘vô sắc’ như vậy mà nó là ‘phi sắc’, nghĩa là nó ‘không phải sắc pháp’ chớ không phải ‘không có sắc pháp’.
Mai mốt đọc Kinh thấy chữ ‘arupakammt’ thì bà con nhớ hiểu đây là ‘danh pháp’, chớ không phải đề mục ‘vô sắc’ trong trường hợp này thôi.
https://giacnguyen.com/videotext.php?vid=Je-2UksxRO0&abt=Kinh+%C3%90%E1%BA%BF-Th%C3%ADch+S%E1%BB%9F+V%E1%BA%A5n+2
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=Je-2UksxRO0&abt=Kinh+%C3%90%E1%BA%BF-Th%C3%ADch+S%E1%BB%9F+V%E1%BA%A5n+2
⏱️
Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật
Sư Toại Khanh (Giác Nguyên) Giảng Kinh
Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật
Sư Toại Khanh (Giác Nguyên) Giảng Kinh