2022-03-28, 03:53 PM
Trường Bộ Kinh
Digha Nikaya
28. Kinh Tự hoan hỷ
(Sampasàdanìya sutta)
https://budsas.net/uni/u-kinh-truongbo/truong28.htm
--ooOoo--
28. KINH TỰ HOAN-HỶ.
--ooOoo--
Hôm nay sau khi ngài Xá Lợi Phất xả Định xong, ngài nhớ lại chuyện tiền thân của ngài.
Hôm nay ngài Xá Lợi Phất mới căn cứ vào khả năng của ngài mà ngài thấy đức Phật bao nhiêu thì ngài vào trình bày với Đức Phật. Ngài trình bày đơn giản suy nghĩ, ngài thưa với Phật rằng: “Theo con hiểu thì trong quá khứ, trong vị lai không một vị nào có thể vĩ đại hơn Thế Tôn về trí tuệ và đức hạnh”. Bằng thì có – Trong Chú giải có kể thêm vậy: bằng thì có chứ còn hơn thì không. Tức giữa chư Phật với nhau không có sự hơn kém.
Thí dụ ngài nói : Con biết chính xác tất cả chư Phật đều phải thành tựu Giới- Định và Tuệ để trở thành Chánh Đẳng Giác.
Thành tựu Giới là thân khẩu ý không có cái gì sai lầm. Thành tựu Định là phải dứt hẳn 5 triền cái mới có được các tầng thiền chứng. Phải có tu tập 4 Niệm Xứ, 7 Giác Chi chứng được Vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Thì con nghĩ rằng tất cả chư Phật giống nhau ở điểm đó. Trong bài Kinh ngài kể từng điều như vậy:
Ở đoạn số 3:
Ngài xác định với Thế Tôn: Theo chỗ con thấy, thuyết Pháp ở đời thì không ai hơn được Thế Tôn. Khi Thế Tôn trình bày con đường giải thoát thì không ai nói khác được. Đó là Thế Tôn dạy về 37 Phẩm Bồ Đề, Bốn Niệm Xứ, Bốn Chánh cần, Bốn như ý túc, Năm Căn Năm Lực, 7 Giác Chi, Bát Chánh Đạo.
Chỗ này chúng ta phải quay lại một chút với Kinh Mi Tiên Vấn Đáp. Trong đó ngài Na Tiên có nói rằng Đức Thế Tôn đã làm được việc mà không phải ai cũng có thể làm được. Chỉ có chư Phật với nhau mới có thể làm được. Đó là ngài ĐỊNH HÌNH NHỮNG CÁI VÔ HÌNH. Có nghĩa là lúc còn bé mình nhìn thế giới này theo cách nhìn của một đứa bé. Là có ông bà cha mẹ rồi có đồ ăn thức uống, có con chim con cò, có hoa trái … theo nhận thức của đứa bé. Lớn lên chúng ta đi vào đời, chúng ta học hành theo trường lớp, thầy bạn sách báo chúng ta biết thêm một mớ nữa.
Mà cái khó đây là Đức Thế Tôn sống trong cuộc đời này, ngài quan sát chúng sanh ngài thấy rõ
Bài Kinh này giảng trong cõi người nên ngài trình bày từ quan điểm của nhân loại. Chúng ta mang thân người trong thế giới này bao nhiêu đời rồi. Trừ những lúc chúng ta làm con trùn con dế, làm chư thiên Phạm thiên. Khi mang thân người ở cõi Dục giới này bắt buộc chúng ta phải có hình hài. Chính hình hài đó bao nhiêu đời chúng ta như con cá lia thia bị nhốt trong cái hình hài đó. Bao nhiêu buồn vui thiện ác của mình đều gói gọn trong hình hài đó. Người ở trong cõi Dục này sanh tử là vì tất cả những vấn đề của cái hình hài. Tôi nói rõ vậy nghe.
Chúng ta làm sao biết được
(Tôi đang suy nghĩ hoài không biết những lời giảng này các vị lưu lại bằng cách nào?)
Ở trong bản dịch tiếng Việt các vị thấy có 7 hạng người, nhưng chỗ này mình phải hiểu ngầm là có 7 hạng thánh nhân:
1- Câu giải thoát hoặc Câu phần giải thoát. Vị này trước khi chứng quả La Hán thì đã thành tựu các tầng thiền chỉ. Chữ ‘câu’: couple = cặp, đôi. Nghĩa là đắc cùng lúc Thiền Chỉ lẫn thiền Quán.
2- Tuệ giải thoát: Hạng này chỉ tu Tứ niệm Xứ mà không tu thiền Chỉ trước. Chỉ thuần túy tu Vipassana mà đắc quả La Hán chấm dứt phiền não.
3- Thân chứng: Hạng này chứng quả La Hán sau khi đắc các tầng thiền Chỉ giống hạng thứ nhứt, nhưng vị này có cái Định quyền mãnh liệt, mạnh nhứt (mặc dù lúc đắc 5 quyền phải cân bằng, nhưng trong căn cơ riêng của vị này cái Định mạnh, cái vốn liếng riêng tư trong nhiều đời tu thiền Chỉ rất nhiều nên đắc Chỉ rồi có Định mãnh liệt.
4- Kiến trí: Vị này là hạng Tu đà hườn có Tuệ quyền mạnh.
5- Tín thắng giải (tên này dựa theo bản dịch của Hòa thượng Minh Châu): hạng này tu Tứ Niệm Xứ đắc Tu đà hườn mà có đức tin mạnh.
6- Tùy Pháp hành: hạng này cũng giống hạng số 4, nghĩa là Tu đà hườn có Tuệ mạnh.
7- Giống số 5, tức là Tu đà hườn mà có đức tin mạnh.
Tổng cộng có 7 hạng thánh nhân:
Như vậy nhờ đức Thế Tôn ra đời, chúng sanh mới biết Thất Giác Chi là gì.
Đoạn số 10.
Nhờ Đức Thế Tôn ra đời, người ta mới biết có 4 trường hợp tu chứng:
Digha Nikaya
28. Kinh Tự hoan hỷ
(Sampasàdanìya sutta)
https://budsas.net/uni/u-kinh-truongbo/truong28.htm
--ooOoo--
28. KINH TỰ HOAN-HỶ.
132. TRONG TRƯỜNG-HỢP NÀO ĐỨC PHẬT GIẢNG KINH TỰ HOAN-HỶ?
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại làng Na-lan-đà (Nàlanda), trong khu rừng Pàvàrikambavana. Lúc bấy giờ, tôn-giả Xá-lợi-phất (Sariputta) đến bạch với Thế-Tôn: ''Bạch Thế-Tôn, con tin-tưởng Thế-Tôn đến nỗi con nghĩ rằng, trong quá-khứ, hay tương-lai cũng như ngay trong hiện-tại, chẳng thể có một vị Sa-môn, Bà-la-môn nào vĩ-đại hơn Thế-Tôn về phương-diện giác-ngộ.'' Đức Phật quở tôn-giả đã ''đại-ngôn'', trong khi còn chưa biết được tâm-tư của chư vị Thế-Tôn, lại quá gan-dạ ''rống lên tiếng rống của con sư-tử '' !
Trong bản Kinh nầy, bằng lời-lẽ chơn-thành, với tấm lòng ngưỡng-mộ sâu-xa vào đức Bổn-sư, tôn-giả Xá-lợi-phất đã lần-lượt trình-bày các điều mình nhận-xét về truyền-thống Chánh-Pháp mà Thế-Tôn đã khéo thuyết-giảng cho các Tỳ-kheo khéo hành-trì: các thiện-pháp trong 37 phẩm trợ-đạo, các vấn-đề nhập thai, ký-tâm, kiến-định, tinh-tấn trong đạo-hạnh, giới-hạnh, phương-pháp giảng-dạy, thường-trú-luận, túc-mạng-trí, sanh-tử-trí, các loại thần-thông, v.v... Vì thấy rõ và biết chắc Thế-Tôn đã chứng-đạt tất cả các pháp Ngài giảng-dạy, và nếu muốn, Ngài có thể''đạt được đầy-đủ và dễ-dàng sự an-lạc hạnh-phúc ngay trong hiện-tại, do bốn cấp Thiền-định mang lại.'', nên Tôn-giả mới dám nói lên lời nói ''đại-ngôn'' ở trên: chẳng có ai vượt thắng Ngài nỗi, kể từ xưa cho đến nay và cả trong tương-lai nữa. Đức Phật lắng nghe và khen Tôn-giả đã trả lời Ngài một cách thuận pháp và đúng pháp.
Do đó, Kinh nầy mới mang tên Tự Hoan-Hỷ, để nói lên lòng hoan-hỷ của tôn-giả Xá-lợi-phất đối với Thế-Tôn.
133. NỘI-DUNG KINH TỰ HOAN-HỶ.
A.- Ý Chánh: Lòng hoan-hỷ của Tôn-giả Xá-lợi-phất đã nói lên sự ngưỡng-mộ chơn-thành đối với Thế-Tôn và Chánh-pháp giác-ngộ và giải-thoát mà Ngài đã truyền-dạy cho đời.
B.- Phân đoạn: Kinh có thể phân ra ba phần:
1. Phần I: Đức Phật quở Tôn-giả Xá-lợi-phất đã ''đại-ngôn.''
- Đức Phật: Còn chưa biết được tâm-tư của chư Phật, sao dám nói chẳng có ai hơn được Thế-Tôn?
- Tôn-giả Xá-lợi-phất: Tuy con chưa biết tâm-tư chư Phật, nhưng con biết truyền-thống về Chánh-Pháp, nên đặt trọn vẹn lòng tin vào giáo-pháp của Thế-Tôn.
2. Phần II: Tôn-giả Xá-lợi-phất trình-bày Giáo-pháp của Đức Phật:
- Truyền-thống về Chánh-Pháp: tất cả các bậc Thế-Tôn trong thời quá-khứ hay vị-lai đều diệt-trừ năm Triền-cái, an-trú vào bốn Niệm-xứ, thành-tựu bảy Giác-chi và chứng-ngộ Vô-thượng Chánh-đẳng-giác.
Thế-Tón đã khéo thuyết-giảng:
- các thiện-pháp và 37 Phẩm Trợ-Đạo: bốn Niệm-xứ, bốn Chánh-cần, bốn Như-ý-túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác-chi và thánh-đạo Tám ngành;
- 12 nhập-xứ: mắt và sắc, tai và tiếng, mũi và hương, lưỡi và vị, thân và xúc, ý và pháp;
- bốn loại nhập-thai: (1)không biết mình nhập vào bụng mẹ; (2)không biết mình an-trú trong bụng mẹ, (3) không biết mình ra khỏi bụng mẹ (4) biết tất cả ba giai-đoạn của sự nhập thai.
- bốn loại ký-tâm: (1) tỏ lộ ra hình-tướng, (2) qua tiếng nói, (3) do suy-tầm tư-duy; (4) do nhập-định;
- bốn loại kiến-định: (1) quán thân, biết 32 phần trong thân-thể; (2) quán thân biết các chỗ bất-tịnh trên và trong thân; (3) quán dòng tâm-tư không gián-đoạn như đang an-trú; (4) quán dòng tâm-tư không gián-đoạn như đang không an-trú.
- Bảy Giác-chi (1) niệm, (2) trạch-pháp, (3) tinh-tấn, (4) hỷ, (5) khinh-an, (6) định, (7)xả;
- bốn tiến-bộ trong việc tu-hành: (1) hành-trì khổ, chứng ngộ chậm; (2) hành trì khổ, chứng ngộ mau, (3) hành-trì lạc, chứng ngộ chậm, (4) hành-trì lạc, chứng ngộ mau.
- chánh-hạnh trong lời nói: lời nói từ-hoà, sáng-suốt, đáng được giữ-gìn, đúng thời.
- giới-hạnh của con người: thành-tín, không lừa gạt, không lấy lợi cầu lợi, hộ-trì các căn, ăn uống tiết-độ, hành-động ôn-hoà, luôn giữ chánh-niệm, tỉnh-giác, chịu đựng , không tham-dục.
- đường-lối giảng-pháp tùy căn-cơ của đệ-tử, dạy bốn đạo-quả: (1) Dự-lưu, (3) Nhứt-lai, (3) Bất-lai, (4) A-lahán và Niết-bàn;
- vấn-đề Thường-trú luận: biết bản-ngã và thế-giới thường-trụ vào (1) nhiều đời; (2) nhiều kiếp (3) nhiều thành-kiếp và hoại-kiếp;
- vấn-đề thần-thông: túc-mạng-trí, sanh-tử-trí, và hai loại thần-túc-thông hữu-lậu và vô-lậu.
3. Phần III: Tôn-giả Xá-lợi-phất giải-bày lòng hoan-hỉ về sự tin-tưởng vào Thế-Tôn và Giáo-pháp của Ngài.
- Xá-lợi-phất: Không có một ai có thể chứng biết hơn Thế-Tôn về các pháp và các vấn-đề trên.
- Tôn-giả Udàyi: Kỳ-diệu thay ! Như-Lai có đại-thần-lực nghiêm-túc như vậy, mà không tự mình nói ra.
- Thế-Tôn: Nầy Xá-lợi-phất, nếu có kẻ ngu nào còn nghi-ngờ đối với Như-Lai, Ngươi nên nói các pháp phân-biệt nầy, thì sự nghi-ngờ của họ sẽ được trừ-diệt.
- Như vậy, Tôn-giả Xá-lợi-phất nói lên lòng HOAN-HỶ của mình đối với Thế-Tôn.
134. TRÍCH-ĐOẠN: NIỀM KÍNH-TÍN ĐỐI VỚI TÔN-SƯ
- Bạch Thế-Tôn, những gì có thể đạt được bởi một thiện-nam-tử có lòng tin, có tinh-tấn, có kiên-trì... đều được Thế-Tôn chứng-đạt... Thế-Tôn không có đam-mê các dục-lạc... đê-tiện, hèn-hạ, thuộc phàm-phu, không xứng bực Thánh, không có lợi-ích. Thế-Tôn cũng không đam-mê tu-hành khổ-hạnh, ... không xứng bực Thánh, không có lợi-ích. Thế-Tôn có thể đạt được, nếu Ngài muốn, một cách dễ-dàng, một cách đầy-đủ, sự hạnh-phúc ngay trong hiện-tại, do bốn Thiền-định đem lại.
Bạch Thế-Tôn, nếu có ai hỏi con: ''Nầy Hiền-giả Sariputta, trong thời quá-khứ, ... trong thời vị-lai, có vị Sa-môn, Bà-la-môn nào còn lớn hơn, còn sáng-suốt hơn Thế-Tôn về sự giác-ngộ?'' Được hỏi như vậy, con trả lời: Không ! Bạch Thế-Tôn, nếu có ai hỏi con... trong thời quá-khứ, ... trong thời vị lai, có vị Sa-môn, Bà-la-môn nào có thể bằng Thế-Tôn về vấn-đề giác-ngộ, con trả lời: Có ! Bạch Thế-Tôn, nếu có ai hỏi, trong thời hiện-tại, có vị Sa-môn, Bà-la-môn nào có thể bằng Thế-Tôn về vấn-đề giác-ngộ không, ... con trả lời: Không !
Bạch Thế-Tôn, nếu có ai hỏi con: ''Vì sao Tôn-giả Sariputta một mặt xác-nhận là có, một mặt lại xác-nhận là không có?'' ...con sẽ trả lời: ''Nầy Hiền-giả, trước mặt Thế-Tôn, tôi có nghe nói, từ nơi Ngài tôi có ghi nhận: ''Trong thời quá-khứ..., trong thời vị-lai, có các vị A-la-hán Chánh-đẳng-giác bằng Ta về phương-diện giác-ngộ. ... (và)... Không có trường-hợp, không có sự-kiện, trong một thế-giới, hai vị A-la-hán Chánh-đẳng-giác cùng xuất-hiện ở đời, không trước, không sau. Sự-kiện như vậy không thể xảy ra.''
Bạch Thế-Tôn, có phải khi được hỏi và trả lời như vậy, con đã nói lên đúng ý với Thế-Tôn, không có sai-lạc, không có hiểu-lầm Thế-Tôn? Có phải con đã trả lời thuận pháp, đúng pháp? Có phải không một đối-phương hợp-pháp nào có thể tìm ra lý-do để chỉ-trích phê-bình?
- Nầy Sariputta, được hỏi và trả lời như vậy, Ngươi đã nói lên đúng ý với Ta, không có sai-lạc, không có hiểu-lầm. Ngươi đã trả lời thuận pháp và đúng pháp. Không một đối-phương hợp-pháp nào có thể tìm ra lý-do để chỉ-trích phê-bình. (...)
135. HỌC KINH TỰ HOAN-HỶ, CHÚ-Ý ĐIỂM NÀO?
1. Một đệ-tử quá sùng-tín vị bổn-sư thường hay đề-cao vị thầy của mình. Tôn-giả Xá-lợi-phất khi bộc-lộ lòng hoan-hỷ của mình được tu-hành với một bậc đạo-sư chẳng có ai có thể vĩ-đại hơn được, đã nói lên với lời-lẽ chơn-thành các sự-thật về giác-ngộ và chứng-đắc của vị Thầy mà mình mến-phục. Thái-độ nầy đáng cho ta suy-gẫm và noi theo, khi còn nhiều kẻ khác chẳng ngượng-mồm khoe-khoang ''thành-tích tưởng-tượng'' mà vị sư-phụ họ đã lôi kéo họ vào ''đạo'' của ông ta.
2. Tôn-giả Udàyi khen đức Phật có đại-thần-lực như vậy mà không tự mình tỏ lộ ra, trong khi đó nếu có một du-sĩ ngoại-đạo nào, tự mình chứng được dầu chỉ có một pháp, họ đã giương cờ gióng trống lên rồi ! Tôn-giả thật biết cách khen thầy mình !
3. Sự vĩ-đại của đức Phật, được chứng-minh qua Giáo-Pháp của Ngài đã thực-hành và giảng-dạy, đâu cần gì bày-vẽ thêm nhìều việc nhiệm-mầu, huyền-bí để ''lóa mắt'' thiên-hạ. Đừng tưởng coi Ngài như một bực thần-linh mà được Ngài sẽ ''độ cho''. Không đâu ! Làm thế, chỉ khiến thanh-danh Ngài bị suy-giảm mà thôi, hàng Phật-tử chúng ta nên ghi nhớ lấy điều ấy.
--ooOoo--
Sư Toại Khanh Giảng Kinh Tự Hoan Hỷ (1-2)
Kinh Tự Hoan Hỷ
11/03/2022 - 10:23 - buithibuukim
KINH TỰ HOAN HỶ - Sampasadaniya sutta
Theo Chú giải, một ngày kia ngài Xá Lợi Phất sau giờ cơm trưa, ngài tìm chỗ thanh vắng nghỉ trưa bằng cách nhập Thiền Quả.
Tôi nhắc lại .
Quote:Kalama tri ân bạn buithibuukim ghi chép.
11/03/2022 - 10:23 - buithibuukim
KINH TỰ HOAN HỶ - Sampasadaniya sutta
Theo Chú giải, một ngày kia ngài Xá Lợi Phất sau giờ cơm trưa, ngài tìm chỗ thanh vắng nghỉ trưa bằng cách nhập Thiền Quả.
Tôi nhắc lại .
Thí dụ vị Tu đà hườn nhập Thiền quả bằng cách họ sống trong tâm Sơ quả Tu đà hườn.
Vị Tam Quả thì nhập Quả Định bằng cách an trú trong tâm Tam Quả suốt thời gian họ đã chú nguyện.
Ngài Xá Lợi Phất nhập Thiền Quả A La Hán ra sao ?
Thí dụ bây giờ 12g trưa, vị đó chú nguyện trong 2 tiếng đồng hồ mình chỉ sống bằng một loại tâm duy nhứt, thí dụ đó là tâm La Hán Quả.
Thì làm sao vô đó được? Thì tùy vào căn tánh mỗi vị, có vị thì quan sát hơi thở, có vị quan sát tâm, có vị quan sát thọ (quán hơi thở, thọ quán, tâm quán).
Thí dụ nói về hơi thở đi. Thì quán hơi thở ra vô, vị đó thấy rõ rằng hơi thở đang ra dài, vô dài, ra ngắn vô ngắn. Vị đó biết rõ cái trước cái sau. Vị đó biết cái tâm biết hơi thở trước không phải là tâm biết hơi thở sau. Khi quan sát vậy, vị đó thấy được tam tướng trong hơi thở nói riêng và trong danh sắc nói chung. Đó là quan sát danh sắc qua khía cạnh tam tướng.
Tiếp theo là 4 sát na tâm chuẩn bị, cận hình, thượng tứ, chuyển tập xuất hiện theo cái cách mà vị đó đắc Đạo.
- Sát na chuyển tập là trong lúc đắc Đạo đưa mình từ phàm qua Thánh, từ tầng Thánh thấp lên tầng Thánh cao.
- Còn chuyển tập trong quá trình nhập thiền quả là chuyển tâm mình từ cái cảnh Dục giới qua cảnh Niết bàn.
- Xong rồi ngài mới an trú trong đó suốt thời gian mà ngài đã định trước.
Trong suốt thời gian đó ngài chỉ sống bằng một loại tâm đó, tâm Tứ Quả của ngài thôi.
Sau khi ngài xả Định ra xong thì ngài trở lại bình thường mắt có thể thấy, tai có thể nghe.
--ooOoo--
Hôm nay sau khi ngài Xá Lợi Phất xả Định xong, ngài nhớ lại chuyện tiền thân của ngài.
Cách đây một a tăng kỳ ngài đã gặp Đức Phật , ngài đã phát nguyện ra sao, đã tu ba la mật ra sao suốt một a tăng kỳ 100.000 đại kiếp. Cuối cùng ngài đắc Sơ quả với sự hướng dẫn của ngài Assaji (ngài thấy 4 Đế, 12 Duyên khởi), sau đó ngài đi xuất gia, nghe bài Kinh Trường Trảo (Trung Bộ 74), nghe xong ngài đắc A La Hán, thành tựu trí tuệ bậc nhất trong hàng Thinh Văn.
Ngài thấy ngài thành tựu Giới- Định- Tuệ, giải thoát giải thoát tri kiến ra sao, ngài thấy hết. Ngài thấy rằng trong hội chúng Thinh Văn của Thế Tôn không ai hơn được ngài . Ngài nghĩ xa hơn nữa là mình như vậy đó mà bậc Đạo Sư còn hơn mình rất nhiều lần. Ngài thấy thêm rằng nếu trong thế gian này nếu có một vị Phật nào khác trong quá khứ hay vị lai thì chắc chắn rằng chỉ có bằng Thế Tôn chớ không ai hơn được Thế Tôn . Ngài suy nghĩ vậy thấy hoan hỷ, thấy thêm là niềm hoan hỷ này, với nhận thức này mình có thể chia sẻ cho ai? Ngài thấy chỉ có Thế Tôn thôi. Nên ngài vào đảnh lễ Thế Tôn và kể lại suy nghĩ của ngài .
Trong Chú giải nói: “Seyathapi nama mahajano “mahasamuddo gambhiro uttano” ti jananattham yottani vateyya, tattha kod byamappamanam yottam vatteyya, kod dve byamam…”
Giống như đại dương mênh mông và sâu thẳm, khả năng xác định độ rộng và chiều sâu của biển tùy thuộc vào phương tiện mình có. Như mình ra biển bằng chiếc xuồng ba lá thì không thể đi xa được, chỉ đi ra khỏi bờ một ít thôi, và xác định độ sâu rộng của biển theo khả năng của chiếc xuồng ba lá. Nghĩa là tùy phương tiện mình có mà mình xác định được phần nào cái sâu cái rộng của biển.
Cũng vậy, người không phải là chư Phật nhận xét về Phật theo khả năng mình có.
Trong Chú giải nói: “Seyathapi nama mahajano “mahasamuddo gambhiro uttano” ti jananattham yottani vateyya, tattha kod byamappamanam yottam vatteyya, kod dve byamam…”
Giống như đại dương mênh mông và sâu thẳm, khả năng xác định độ rộng và chiều sâu của biển tùy thuộc vào phương tiện mình có. Như mình ra biển bằng chiếc xuồng ba lá thì không thể đi xa được, chỉ đi ra khỏi bờ một ít thôi, và xác định độ sâu rộng của biển theo khả năng của chiếc xuồng ba lá. Nghĩa là tùy phương tiện mình có mà mình xác định được phần nào cái sâu cái rộng của biển.
Cũng vậy, người không phải là chư Phật nhận xét về Phật theo khả năng mình có.
Chú giải nói rõ: Cho dầu
- 100 hay 1.000 vị Tu đà hườn thì cũng không thể hiểu Đức Phật bằng vị Tư đà hàm Nhị quả.
- 100 hay 1.000 vị Tư đà hàm cũng không hiểu Đức Phật bằng vị Tam Quả.
- 1.000 vị Tam Quả cũng không hiểu Đức Phật bằng vị Tứ Quả.
- 1.000 vị La Hán thường không hiểu Đức Phật bằng 80 vị đại đệ tử.
- Mà 80 vị đại đệ tử cũng không hiểu Đức Phật bằng hai vị đệ nhất Thinh Văn.
- Trong hai vị đó thì ngài Mục Kiền Liên không hiểu được Đức Phật bằng ngài Xá Lợi Phất.
- Và cho 1.000 người như ngài Xá Lợi Phất thì cũng không hiểu Đức Phật bằng một vị Phật Độc Giác.
- 1.000 vị Phật Độc Giác thì cũng không thể hiểu được Đức Phật Chánh Đẳng Giác bằng bản thân các vị Chánh Đẳng Giác.
Hôm nay ngài Xá Lợi Phất mới căn cứ vào khả năng của ngài mà ngài thấy đức Phật bao nhiêu thì ngài vào trình bày với Đức Phật. Ngài trình bày đơn giản suy nghĩ, ngài thưa với Phật rằng: “Theo con hiểu thì trong quá khứ, trong vị lai không một vị nào có thể vĩ đại hơn Thế Tôn về trí tuệ và đức hạnh”. Bằng thì có – Trong Chú giải có kể thêm vậy: bằng thì có chứ còn hơn thì không. Tức giữa chư Phật với nhau không có sự hơn kém.
Đồng ý là ngài nói đúng, nhưng với phong cách, với tâm tư của vị Chánh Đẳng Chánh Giác thì Thế Tôn không có đơn giản chấp nhận lời tán thán đó. Ngài hỏi lại ngài Xá Lợi Phất đã biết gì về chư Phật thì ngài Xá Lợi Phất thưa rằng đúng là con không hiểu gì về chư Phật như là Thế Tôn hiểu. Nhưng trong chỗ hiểu của con thì nhiều lắm là chư Phật quá khứ, chư Phật vị lai chỉ bằng Thế Tôn chớ không có ai hơn được Thế Tôn. Ngài mới trình bày những cái ngài hiểu về Đức Phật.
Thí dụ ngài nói : Con biết chính xác tất cả chư Phật đều phải thành tựu Giới- Định và Tuệ để trở thành Chánh Đẳng Giác.
Thành tựu Giới là thân khẩu ý không có cái gì sai lầm. Thành tựu Định là phải dứt hẳn 5 triền cái mới có được các tầng thiền chứng. Phải có tu tập 4 Niệm Xứ, 7 Giác Chi chứng được Vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Thì con nghĩ rằng tất cả chư Phật giống nhau ở điểm đó. Trong bài Kinh ngài kể từng điều như vậy:
Ở đoạn số 3:
Ngài xác định với Thế Tôn: Theo chỗ con thấy, thuyết Pháp ở đời thì không ai hơn được Thế Tôn. Khi Thế Tôn trình bày con đường giải thoát thì không ai nói khác được. Đó là Thế Tôn dạy về 37 Phẩm Bồ Đề, Bốn Niệm Xứ, Bốn Chánh cần, Bốn như ý túc, Năm Căn Năm Lực, 7 Giác Chi, Bát Chánh Đạo.
Chỗ này chúng ta phải quay lại một chút với Kinh Mi Tiên Vấn Đáp. Trong đó ngài Na Tiên có nói rằng Đức Thế Tôn đã làm được việc mà không phải ai cũng có thể làm được. Chỉ có chư Phật với nhau mới có thể làm được. Đó là ngài ĐỊNH HÌNH NHỮNG CÁI VÔ HÌNH. Có nghĩa là lúc còn bé mình nhìn thế giới này theo cách nhìn của một đứa bé. Là có ông bà cha mẹ rồi có đồ ăn thức uống, có con chim con cò, có hoa trái … theo nhận thức của đứa bé. Lớn lên chúng ta đi vào đời, chúng ta học hành theo trường lớp, thầy bạn sách báo chúng ta biết thêm một mớ nữa.
Một ngày kia chúng ta có chuyện vui thì chúng ta nhăn răng cười, chúng ta có chuyện buồn thì đổ nước mắt khóc. Trong những lúc vui nhứt mình không biết gì về cái vui của mình, mà lúc đau khổ nhứt mình cũng không hiểu biết gì về nỗi đau của mình. Mình sống như con cá lia thia trong lồng kính hoàn toàn mù tịt không biết gì hết. Mình cứ cho mình là trí thức, là chuyên gia về chuyên ngành đặc biệt nào đó, một lãnh vực chuyên môn nào đó, bla bla bla…Nhưng lúc tuổi già nó đến, bịnh nó đến thì mình hoàn toàn mù tịt.
Nói chung là nhìn thế giới theo cái kiểu một đứa trẻ, thậm chí còn nhìn theo cách nhìn của một người điên.
Thế giới thì có hai cách nhìn.
Thế giới thì có hai cách nhìn.
- Nhìn như thế nào để được an lạc giải thoát.
- Nhìn như thế nào để bị đau khổ, bị dính mắc, bị nặng nề.
Phàm phu thường là chọn cách nhìn để cho mình bị dính mắc. Chọn cách nhìn để mình bị đau khổ, để bị tham bị sân.
Cái khó của vị Chánh Đẳng Giác là mắt ngài nhìn thế giới như mình nhưng ngài biết rõ là thích trong cảnh sắc là sắc ái, sẽ gieo chủng tử cho việc mình có được con mắt trong kiếp sau. Tham ái trong 6 trần là cái ‘visa’ để chúng ta sanh tử. Các nghiệp thiện ác nó là hành trang mình mang theo vào các quốc gia mình có visa. Chuyện này không phải ai cũng thấy được. Tức mình nhìn thế giới mình thấy nó là nó chớ không biết gì hơn. Chỉ thấy nó như con mắt mình thấy. Mình nhận biết nó như tai mình nghe được, mình ngửi, nếm, sờ chạm, suy nghĩ được theo cái kiểu của mình.
Mà cái khó đây là Đức Thế Tôn sống trong cuộc đời này, ngài quan sát chúng sanh ngài thấy rõ
- đây là con đường để đi làm trùn dế.
- Ngài nhìn sinh hoạt của chúng sanh ngài biết con đường này là trở thành chư thiên,
- đường này trở thành Phạm thiên,
- thành người giàu,
- người nghèo,
- đây là con đường dẫn đến sanh tử,
- đây là con đường dẫn đến sự chấm dứt sanh tử.
Trong khi đó những cái ngài quan sát cũng là những cái chúng ta nhìn thấy. Mình cũng thấy người khác vui buồn, thấy người khác ăn uống, sinh hoạt, thấy người già trẻ, khỏe đau y như ngài nhìn,.
Nhưng ngài nói cho mình biết: đây
- suy nghĩ này là Thất Giác Chi.
- Suy nghĩ này là Bát Chánh Đạo.
- Suy nghĩ như vầy là Tứ Niệm xứ,
- là tham,
- là sân,
- là hoài nghi,
- trạo hối,
- phóng dật…
Ngài Na Tiên nói rằng cũng nhìn thế giới này như mọi người nhìn thấy, nhưng Đức Thế Tôn vạch rõ cho biết bản chất mọi thứ là gì, cái nào là con đường dẫn đến cảnh giới nào; vì đâu có nụ cười đó; vì đâu có giọt nước mắt đó. Vì đâu chúng sanh an lạc và đau khổ. Vì đâu chúng sanh sanh tử và giải thoát. Cái này rất là khó!
Tôi nhớ Goethe, thi hào Đức cũng nói một câu giống vậy: “Thiên tài là gì? Thiên tài là người có khả năng định hình những thứ vô hình”. Thí dụ trước khi có những Mozart, Chopin, Beethoven thì âm nhạc thế giới nằm hẳn trong bóng đêm nhận thức về âm nhạc. Chính những thiên tài ra đời họ cho mình biết chỉnh thùng đàn đó, sợi dây đàn đó, phím đàn đó, trục đàn đó cộng lại nó ra những bản giao hưởng như thế nào. Họ cho mình nghe được cả âm thanh của mùa hè. Họ cho mình thấy được, cảm nhận được cảm xúc của người chơi đàn. Họ dạy cho nhân loại biết cách bày tỏ cảm xúc của mình và cách đọc hiểu được cảm xúc của người khác qua âm thanh.
Tôi nhớ Goethe, thi hào Đức cũng nói một câu giống vậy: “Thiên tài là gì? Thiên tài là người có khả năng định hình những thứ vô hình”. Thí dụ trước khi có những Mozart, Chopin, Beethoven thì âm nhạc thế giới nằm hẳn trong bóng đêm nhận thức về âm nhạc. Chính những thiên tài ra đời họ cho mình biết chỉnh thùng đàn đó, sợi dây đàn đó, phím đàn đó, trục đàn đó cộng lại nó ra những bản giao hưởng như thế nào. Họ cho mình nghe được cả âm thanh của mùa hè. Họ cho mình thấy được, cảm nhận được cảm xúc của người chơi đàn. Họ dạy cho nhân loại biết cách bày tỏ cảm xúc của mình và cách đọc hiểu được cảm xúc của người khác qua âm thanh.
Phải thiên tài họ mới làm được chuyện đó: định hình những thứ vô hình.
- Chỉ là âm thanh thôi mà nhờ các thiên tài âm nhạc hôm nay chúng ta có cả một ngành nhạc học hùng hậu, sâu thẳm, bao la.
- Bên hội họa cũng vậy,
- kiến trúc cũng vậy. Chỉ là đất đá thôi mà qua tay kiến trúc sư họ cho mình thấy nào là Kim tự tháp, là Vạn lý trường thành, nào là Capital Hall, nào là Nhà Trắng, tháp Eiffel.
Trong khi người bình thường không thể nào nhìn đống đất đá đó mà có thể hình dung ra tác phẩm lớn như vậy.
Cho nên ở đây ngài xá Lợi Phất tán thán Thế Tôn: Trong cuộc sống này Thế Tôn nhìn ra được mọi sự bản chất là gì, mục đích của nó dẫn về đâu.
Đoạn số 4:
Ngài nói chính Thế Tôn là người nhìn thế giới này qua những thứ như mọi người vẫn nhìn thấy; nhưng qua đó Ngài lại có thể trình bày về 12 Xứ.
Cho nên ở đây ngài xá Lợi Phất tán thán Thế Tôn: Trong cuộc sống này Thế Tôn nhìn ra được mọi sự bản chất là gì, mục đích của nó dẫn về đâu.
Đoạn số 4:
Ngài nói chính Thế Tôn là người nhìn thế giới này qua những thứ như mọi người vẫn nhìn thấy; nhưng qua đó Ngài lại có thể trình bày về 12 Xứ.
Đó không phải chuyện dễ.
Đoạn số 5:
Ngài nói về 4 trường hợp nhập thai. Nói chung bài Kinh này ngài Xá Lợi Phất kể ra một khung sườn Giáo lý.
Đoạn số 5:
Ngài nói về 4 trường hợp nhập thai. Nói chung bài Kinh này ngài Xá Lợi Phất kể ra một khung sườn Giáo lý.
Một người nếu đọc cả Chánh Tạng lẫn Chú giải, chỉ riêng bài Kinh này thôi mà học cho kỹ cũng đủ để chúng ta tu hành giải thoát. Chỉ riêng bài Kinh này cũng được xem là có một nền tảng vững vàng về Phật học.
Ở đoạn 5 mình đọc sơ qua không thấy gì đặc biệt, nhưng thực ra nó rất độc đáo. Nói đến những trường hợp nhập thai trong đời. Mình tu hành như thế nào để mình trở thành hạng nào trong 4 trường hợp nhập thai (khi tái sinh) này:
1- Lúc nhập thai, tái sinh rồi ở trong bụng mẹ và ra khỏi bụng mẹ, cả ba thời điểm này mình hoàn toàn mù tịt không biết mình đang làm cái gì. Trường hợp này ám chỉ hầu hết 99,99% chúng sinh trong đời.
Ở đoạn 5 mình đọc sơ qua không thấy gì đặc biệt, nhưng thực ra nó rất độc đáo. Nói đến những trường hợp nhập thai trong đời. Mình tu hành như thế nào để mình trở thành hạng nào trong 4 trường hợp nhập thai (khi tái sinh) này:
1- Lúc nhập thai, tái sinh rồi ở trong bụng mẹ và ra khỏi bụng mẹ, cả ba thời điểm này mình hoàn toàn mù tịt không biết mình đang làm cái gì. Trường hợp này ám chỉ hầu hết 99,99% chúng sinh trong đời.
Như mình tu kiểu mình, giới hạnh, trí tuệ, thiền định kiểu của mình thì mình sẽ lọt vô hạng thứ nhứt, là lúc
- nhập thai,
- trụ thai và
- xuất thai
mình hoàn toàn không biết gì hết.
Cho nên nói tu hành là để giải thoát sanh tử cũng đúng, để chấm dứt phiền não cũng đúng. Tu để trở thành thánh nhân cũng đúng. Tu để không còn làm phàm phu cũng đúng. Mà mình nói tu hành để không lọt vô trường hợp thứ nhứt này cũng đúng. Là sao? – Chú giải nói chúng sinh thông thường thì lúc nhập thai, trụ thai và xuất thai hoàn toàn thất niệm, không biết gì hết.
2- Trường hợp 80 vị đại đệ tử, đại Thinh Văn (Đại Thinh Văn là có biệt hạnh, như đại đầu đà, đệ nhất thiên nhãn, đệ nhất túc mạng minh, đệ nhất Pháp sư …) coi như lúc nhập thai thì biết. Các vị biết lúc mình đang đi vào bụng mẹ nhưng lúc trụ thai và xuất thai thì không biết.
3- Trường hợp hai vị Chí thượng Thinh Văn (ngài Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên) và các vị Phật Độc Giác thì có hai thời điểm các ngài biết: lúc nhập thai và trụ thai. Nhưng lúc xuất thai (chào đời) các ngài không biết.
Nhớ, trường hợp một, tức là ngay cả các vị A La Hán bình thường, lúc còn phàm thì các ngài cũng là người bình thường. Lúc nhập thai, lúc ở trong bụng mẹ và lúc chào đời thì không biết.
4- Hạng này là tất cả các Bồ tát Chánh Đẳng Chánh Giác kiếp chót thì các ngài biết. Các ngài biết rõ mình đang đi vào, biết mình đang ở trong bụng mẹ, và chánh niệm tỉnh giác biết rõ mình đang chào đời.
Đoạn số 6:
Nói về trường hợp nhận biết được tâm của người khác:
- Có trường hợp mình nhìn hiện tượng bên ngoài, nhìn biểu lộ của một người mà mình đoán được tâm người ta. Thí dụ thấy người ta nhăn mặt, nhíu mày, trề môi, lắc đầu, gật đầu, mình thấy người ta vui, giận, buồn, thấy ánh mắt người ta, thấy gương mặt sa sầm của người ta thì mình đoán được người ta đang có tâm trạng gì, đang có suy nghĩ gì.
- Trường hợp tiếp theo là nghe giọng nói của người ta mình đoán ra được tâm trạng người ta ra sao, ẩn ý người ta là cái gì.
- Trường hợp thứ ba, là nghe đủ câu nói. Mình không dựa vào giọng nói mà dựa vào câu nói, đợi người ta nói rõ ràng cụ thể thì mình mới biết mới đoán được người ta muốn nói cái gì.
- Thứ tư là có thần thông. Không cần nghe câu nói, không cần nhìn biểu hiện, nghe giọng nói mà chỉ cần dùng thần thông để đoán tâm người ta. Thí dụ người ở cách một bức tường, mình không nhìn thấy họ nhưng chỉ cần suy nghĩ ‘Ông A bà B đang suy nghĩ gì vậy ta?’ là vị đó lập tức biết ngay.
Các vị sẽ thấy lạ tại sao ngài Xá Lợi Phất đem chuyện này ra nói. Nếu các vị để ý, ngài cho mình thấy trên đời này chúng ta không thể sống mà không hiểu nhau, không biết gì về nhau hết. Sống là sự tương thông, là quan hệ, đối đãi giữa chúng sanh này với chúng sanh khác. Không thể nào có mặt trong đời này mà chúng ta thiếu đi sự tương thông với người khác.
Cho nên nói tu hành là để giải thoát sanh tử cũng đúng, để chấm dứt phiền não cũng đúng. Tu để trở thành thánh nhân cũng đúng. Tu để không còn làm phàm phu cũng đúng. Mà mình nói tu hành để không lọt vô trường hợp thứ nhứt này cũng đúng. Là sao? – Chú giải nói chúng sinh thông thường thì lúc nhập thai, trụ thai và xuất thai hoàn toàn thất niệm, không biết gì hết.
2- Trường hợp 80 vị đại đệ tử, đại Thinh Văn (Đại Thinh Văn là có biệt hạnh, như đại đầu đà, đệ nhất thiên nhãn, đệ nhất túc mạng minh, đệ nhất Pháp sư …) coi như lúc nhập thai thì biết. Các vị biết lúc mình đang đi vào bụng mẹ nhưng lúc trụ thai và xuất thai thì không biết.
3- Trường hợp hai vị Chí thượng Thinh Văn (ngài Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên) và các vị Phật Độc Giác thì có hai thời điểm các ngài biết: lúc nhập thai và trụ thai. Nhưng lúc xuất thai (chào đời) các ngài không biết.
Nhớ, trường hợp một, tức là ngay cả các vị A La Hán bình thường, lúc còn phàm thì các ngài cũng là người bình thường. Lúc nhập thai, lúc ở trong bụng mẹ và lúc chào đời thì không biết.
4- Hạng này là tất cả các Bồ tát Chánh Đẳng Chánh Giác kiếp chót thì các ngài biết. Các ngài biết rõ mình đang đi vào, biết mình đang ở trong bụng mẹ, và chánh niệm tỉnh giác biết rõ mình đang chào đời.
Đoạn số 6:
Nói về trường hợp nhận biết được tâm của người khác:
- Có trường hợp mình nhìn hiện tượng bên ngoài, nhìn biểu lộ của một người mà mình đoán được tâm người ta. Thí dụ thấy người ta nhăn mặt, nhíu mày, trề môi, lắc đầu, gật đầu, mình thấy người ta vui, giận, buồn, thấy ánh mắt người ta, thấy gương mặt sa sầm của người ta thì mình đoán được người ta đang có tâm trạng gì, đang có suy nghĩ gì.
- Trường hợp tiếp theo là nghe giọng nói của người ta mình đoán ra được tâm trạng người ta ra sao, ẩn ý người ta là cái gì.
- Trường hợp thứ ba, là nghe đủ câu nói. Mình không dựa vào giọng nói mà dựa vào câu nói, đợi người ta nói rõ ràng cụ thể thì mình mới biết mới đoán được người ta muốn nói cái gì.
- Thứ tư là có thần thông. Không cần nghe câu nói, không cần nhìn biểu hiện, nghe giọng nói mà chỉ cần dùng thần thông để đoán tâm người ta. Thí dụ người ở cách một bức tường, mình không nhìn thấy họ nhưng chỉ cần suy nghĩ ‘Ông A bà B đang suy nghĩ gì vậy ta?’ là vị đó lập tức biết ngay.
Các vị sẽ thấy lạ tại sao ngài Xá Lợi Phất đem chuyện này ra nói. Nếu các vị để ý, ngài cho mình thấy trên đời này chúng ta không thể sống mà không hiểu nhau, không biết gì về nhau hết. Sống là sự tương thông, là quan hệ, đối đãi giữa chúng sanh này với chúng sanh khác. Không thể nào có mặt trong đời này mà chúng ta thiếu đi sự tương thông với người khác.
Tương thông ở đây gồm có bao nhiêu cách ngài nói rõ. Có nhiều cách để trình bày thế giới này:
Thí dụ tôi đến với lớp này qua giảng Kinh Tạng cũng là một cách tương thông giữa tôi với quí vị. Rồi ngay bây giờ tắt máy quí vị quay về có vợ có chồng, có con cái, cha mẹ, bạn bè, láng giềng, chòm xóm, thân nhân quyến thuộc v.v… Như vậy mình nói thế giới này là thế giới của những mối tương giao, đối đãi qua lại cũng không sai.
- Thế giới này bao gồm những cảm giác buồn vui, cũng không sai.
- Thế giới này chỉ là những giây phút thiện ác của các chúng sinh, cũng không sai.
- Thế giới này là những giây phút tương thông qua lại giữa các chúng sinh, cũng không sai.
Thí dụ tôi đến với lớp này qua giảng Kinh Tạng cũng là một cách tương thông giữa tôi với quí vị. Rồi ngay bây giờ tắt máy quí vị quay về có vợ có chồng, có con cái, cha mẹ, bạn bè, láng giềng, chòm xóm, thân nhân quyến thuộc v.v… Như vậy mình nói thế giới này là thế giới của những mối tương giao, đối đãi qua lại cũng không sai.
Tu hành là thấy rõ mọi đối đãi, mọi quan hệ, mọi tương giao là vô ích. Nói rốt ráo là vô ích.
Chẳng hạn hôm nay chúng ta phải cần đến minh sư thiện hữu vì chúng ta ngán sanh tử luân hồi quá, chúng ta mới đến để học Đạo, để trao đổi chia sẻ với nhau.
Chớ mục đích rốt ráo của người tu có nhiều cách lắm:
- Một là tu để thành thánh.
- Hai là tu để không còn phàm, không còn phiền não, để không còn luân hồi.
- Một cách nói nữa là tu để không còn ai mình chơi nữa.
Mình tu như thế nào để mai này không còn ai để mình chơi nữa. Bởi vì lúc đó không còn tái sanh thì lấy gì mà chơi?
Nên ở đây ngài trình bày thế giới qua nhiều cách. Cách ở đây ngài định nghĩa thế giới này là sự tương giao giữa loài này với loài kia, giữa chúng sanh này với chúng sanh khác mà thôi.
Nên ở đây ngài trình bày thế giới qua nhiều cách. Cách ở đây ngài định nghĩa thế giới này là sự tương giao giữa loài này với loài kia, giữa chúng sanh này với chúng sanh khác mà thôi.
- Nếu nói ở khía cạnh Chân đế thì thế giới này là thế giới của danh sắc, của uẩn, xứ, giới, đế.
- Nói theo khía cạnh Tục đế thì nó là thế giới của da thịt gân xương.
Bài Kinh này giảng trong cõi người nên ngài trình bày từ quan điểm của nhân loại. Chúng ta mang thân người trong thế giới này bao nhiêu đời rồi. Trừ những lúc chúng ta làm con trùn con dế, làm chư thiên Phạm thiên. Khi mang thân người ở cõi Dục giới này bắt buộc chúng ta phải có hình hài. Chính hình hài đó bao nhiêu đời chúng ta như con cá lia thia bị nhốt trong cái hình hài đó. Bao nhiêu buồn vui thiện ác của mình đều gói gọn trong hình hài đó. Người ở trong cõi Dục này sanh tử là vì tất cả những vấn đề của cái hình hài. Tôi nói rõ vậy nghe.
Thí dụ trong room này tại sao có người là nam, người là nữ, có người đẹp người xấu, có người bịnh nhiều, có người khỏe mạnh?
- Là vì trong đời quá khứ khi mang hình hài nhân loại đã có thiện nghiệp ác nghiệp như thế nào đó.
- Mà thiện nghiệp ác nghiệp cũng từ những nhu cầu của đời sống mà ra.
Do tôi ăn, do tôi muốn ăn ngon, mặc đẹp, muốn chăn êm nệm ấm, muốn giải quyết vấn đề gì đó của xác thân này mà tôi làm các nghiệp thiện ác. Nên đời này tôi mới mang thân nhân loại như thế này.
Nhưng té ở đâu thì đứng lên từ đó. Có nghĩa muốn giải thoát thân sanh tử thì chuyện đầu tiên mình phải có cái nhìn quán chiếu về nó.
Quán chiếu ngay tấm thân này nó là đồ lắp ráp, nó chỉ gồm những món bất tịnh mà thôi. Bất tịnh là chỉ cần một người mang thân nhân loại mà luôn ý thức rõ rằng thân này lúc còn sống thì chỉ gồm các món dơ; mà chết rồi thì chỉ còn là một đống xương. Lúc đầu là xương nguyên một bộ, dần dần nó chỉ là một nhúm bột trắng hiu hắt mà thôi.
Nhưng té ở đâu thì đứng lên từ đó. Có nghĩa muốn giải thoát thân sanh tử thì chuyện đầu tiên mình phải có cái nhìn quán chiếu về nó.
Quán chiếu ngay tấm thân này nó là đồ lắp ráp, nó chỉ gồm những món bất tịnh mà thôi. Bất tịnh là chỉ cần một người mang thân nhân loại mà luôn ý thức rõ rằng thân này lúc còn sống thì chỉ gồm các món dơ; mà chết rồi thì chỉ còn là một đống xương. Lúc đầu là xương nguyên một bộ, dần dần nó chỉ là một nhúm bột trắng hiu hắt mà thôi.
Nếu một người sống ở đời này mà luôn luôn chìm sâu trong nhận thức như vậy, tỉnh táo với nhận thức như vậy thì chắc chắn người đó sẽ được giải thoát:
- Là Phạm thiên mà không đắm chìm trong thiền định, biết đó là vô ngã vô thường thì sẽ được giải thoát.
- Là Dục thiên có thần thông có dục lạc các trò tiêu khiển giải trí mà biết rõ rằng đây là vô ngã vô thường thì người đó chắc chắn sẽ được giải thoát.
- Mang thân nhân loại mà biết rõ tấm thân này lúc bịnh lúc đau, khi sống là bất tịnh mà chi chết chỉ là một đống xương thì như vậy cũng được gọi là một con đường giải thoát.
Chỗ này tôi nói hơi xa hơi rộng, không biết trong room có theo dõi kịp không?
Nghĩa là chúng ta mang thân nhân nhân loại bởi vì
Nghĩa là chúng ta mang thân nhân nhân loại bởi vì
- chúng ta còn đắm chìm trong thế giới của nhân loại.
- Đắm chìm trong các trò hưởng thụ của nhân loại.
- Đặc biệt là đam mê trong tấm thân của nhân loại.
Cho nên chỉ cần nhàm chán, lìa bỏ nó, giống như trong Kinh mô tả một người bị chìm thuyền sắp chết đuối ngoài khơi, lúc đó bơi không nổi thì gặp một xác chết đang trương phình lên. Lúc đó dầu mình sợ mình gớm cách mấy mình cũng phải nương vào nó để mình không bị chết chìm.
Cũng vậy, một hành giả tu tập đúng mức thì hành giả phải coi thân này như cái xác chết nó trôi ngoài biển vậy. Mình dựa vào nó để qua cơn nguy ngập. Mình phải ăn phải tắm phải dọn dẹp nhà cửa còn không, để cái thân này có vấn đề là chết! Nó bị lạnh bị nóng bị ghẻ mình cũng chịu không nổi. Đó là ngoài da còn bên trong nội tạng nếu mình không ăn uống cẩn thận nó đổ bịnh này bịnh kia thì cũng phiền.
Cũng vậy, một hành giả tu tập đúng mức thì hành giả phải coi thân này như cái xác chết nó trôi ngoài biển vậy. Mình dựa vào nó để qua cơn nguy ngập. Mình phải ăn phải tắm phải dọn dẹp nhà cửa còn không, để cái thân này có vấn đề là chết! Nó bị lạnh bị nóng bị ghẻ mình cũng chịu không nổi. Đó là ngoài da còn bên trong nội tạng nếu mình không ăn uống cẩn thận nó đổ bịnh này bịnh kia thì cũng phiền.
- Thân người khó được,
- Chánh Pháp khó gặp
nên bây giờ có được tấm thân này chúng ta phải nương nó mà tu hành, nhưng phải luôn luôn ý thức rằng nó là BẤT TỊNH, nó là VÔ NGÃ VÔ THƯỜNG, nó là mong manh sáng có mà chiều có thể mất.
Đoạn số 8:
Nãy giờ ngài Xá Lợi Phất nói rằng Thế Tôn đã trình bày như vậy về thế giới. Trong Kinh cho ta thấy rằng ngài đã đi từ vấn đề thấp lên cao, từ thô qua tế, từ dễ hiểu qua khó hiểu. Ngài trình bày tất cả những vấn đề giáo lý đó và theo ngài nếu không có Thế Tôn ra đời thì chúng sanh không có dịp biết đến những cái này:
Chúng ta không thể nào liên tưởng hiểu được chuyện rằng
Đoạn số 8:
Nãy giờ ngài Xá Lợi Phất nói rằng Thế Tôn đã trình bày như vậy về thế giới. Trong Kinh cho ta thấy rằng ngài đã đi từ vấn đề thấp lên cao, từ thô qua tế, từ dễ hiểu qua khó hiểu. Ngài trình bày tất cả những vấn đề giáo lý đó và theo ngài nếu không có Thế Tôn ra đời thì chúng sanh không có dịp biết đến những cái này:
Chúng ta không thể nào liên tưởng hiểu được chuyện rằng
- mình sanh tử luân hồi là từ tấm thân này,
- mình cũng giải thoát sanh tử từ tấm thân này.
Chúng ta làm sao biết được
- chuyện trên đời này có bao nhiêu trường hợp nhập thai, nếu không có vị Chánh Đẳng Giác ra đời?
- Nếu không có vị Chánh Đẳng Giác ra đời làm sao chúng ta nhìn cái này, nghe cái kia mà chúng ta có thể hình dung ra 6 xúc, 6 thọ, 6 căn, 6 ái, 12 xứ, 18 giới?
- Và nếu không có Chánh Đẳng Giác ra đời thì làm sao chúng ta biết được những vấn đề tiếp theo mà tôi giảng đây?
- Như ở đoạn số 8, nếu không có vị Chánh Đẳng Giác ra đời thì làm sao mình biết trên đời này có những hạng người như vậy?
(Tôi đang suy nghĩ hoài không biết những lời giảng này các vị lưu lại bằng cách nào?)
Ở trong bản dịch tiếng Việt các vị thấy có 7 hạng người, nhưng chỗ này mình phải hiểu ngầm là có 7 hạng thánh nhân:
1- Câu giải thoát hoặc Câu phần giải thoát. Vị này trước khi chứng quả La Hán thì đã thành tựu các tầng thiền chỉ. Chữ ‘câu’: couple = cặp, đôi. Nghĩa là đắc cùng lúc Thiền Chỉ lẫn thiền Quán.
2- Tuệ giải thoát: Hạng này chỉ tu Tứ niệm Xứ mà không tu thiền Chỉ trước. Chỉ thuần túy tu Vipassana mà đắc quả La Hán chấm dứt phiền não.
3- Thân chứng: Hạng này chứng quả La Hán sau khi đắc các tầng thiền Chỉ giống hạng thứ nhứt, nhưng vị này có cái Định quyền mãnh liệt, mạnh nhứt (mặc dù lúc đắc 5 quyền phải cân bằng, nhưng trong căn cơ riêng của vị này cái Định mạnh, cái vốn liếng riêng tư trong nhiều đời tu thiền Chỉ rất nhiều nên đắc Chỉ rồi có Định mãnh liệt.
4- Kiến trí: Vị này là hạng Tu đà hườn có Tuệ quyền mạnh.
5- Tín thắng giải (tên này dựa theo bản dịch của Hòa thượng Minh Châu): hạng này tu Tứ Niệm Xứ đắc Tu đà hườn mà có đức tin mạnh.
6- Tùy Pháp hành: hạng này cũng giống hạng số 4, nghĩa là Tu đà hườn có Tuệ mạnh.
7- Giống số 5, tức là Tu đà hườn mà có đức tin mạnh.
Tổng cộng có 7 hạng thánh nhân:
- Câu phần giải thoát và Tuệ giải thoát là hai hạng La hán.
- Hai hạng Thân chứng, Kiến Chí và Tín thắng giải chỉ cho các vị ba tầng thánh Hữu học, mà có sự khác biệt nhau là đức tin mạnh hay Định mạnh, Tuệ mạnh.
- Hạng số 6 số 7 có hai cách giải thích. Một là chỉ cho người đã đắc Tu đà hườn. Thứ hai, có chỗ nói là còn phàm nhưng đang trên hành trình tiến tới quả vị Tu đà hườn.
Như vậy nhờ đức Thế Tôn ra đời, chúng sanh mới biết Thất Giác Chi là gì.
Đoạn số 10.
Nhờ Đức Thế Tôn ra đời, người ta mới biết có 4 trường hợp tu chứng:
- Có những người cách hành trì rất khó khăn, đã vậy khi chứng đắc cũng chậm chạp.
- Có những người lúc hành trì thì khó khăn nhưng đắc chứng mau.
- Còn có người lúc hành trì rất thoải mái nhưng đắc chậm.
- Có người hành trì thoải mái, nhẹ nhàng và đắc mau.
(còn tiếp)
⏱️
Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật
Sư Toại Khanh (Giác Nguyên) Giảng Kinh
Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật
Sư Toại Khanh (Giác Nguyên) Giảng Kinh