2022-03-05, 08:10 PM
(tt) Sư Toại Khanh Giảng Thành Tố Ý Thức (2-3)
https://www.toaikhanh.com/videotext.php?vid=jP5U-K8Zq9s&abt=Th%C3%A0nh+t%E1%BB%91+%C3%BD+th%E1%BB%A9c
Nội dung chép (tt):
Có ít nhứt là 3 dạng cấu tố như vậy. Thuật ngữ chuyên môn Phật học gọi đây là các Sở hữu tâm (cetasika) thay vì là tâm (citta). Cả hai đều xuất phát từ ngữ căn ‘cit’ có nghĩa là suy nghĩ.
Notes:
Tôi biết các vị nghĩ tôi hướng dẫn các vị như baby, xin thưa không phải đâu. Tôi dạy vầy là tôi nâng các vị lên cao dữ lắm. Ở VN, nhiều cô ở ngoài là sinh viên năm hai năm ba gì đó mà vô lớp học thua đứa lớp ba trường làng nữa. Mà học cái này tới hồi nó nghiện rồi gặp cái gì cũng phân tích được hết. Phân tích vui lắm. Như tôi gặp cái bà đó vô đảnh lễ hòa thượng Hộ Giác, bả hoan hỷ quỳ lạy tự nhiên cái có một cô khác xuất hiện, mà cô đó kỳ rồi mới vừa gây lộn với bà này. Tôi nhìn tôi đoán tôi biết là bả đang có cái gì trong đầu, nói theo Vi Diệu Pháp. Nhưng vừa lúc cô đó xuất hiện thì tôi biết luôn là có cái gì nó đang khó chịu change gì ở trong cổ. Đặc biệt như vậy, cái bịnh nghề nghiệp đó. Biết là cô đang quỳ lạy như vậy, cái tâm cô giống như một ly nước lúc đó toàn là dầu chuối rồi va ni, rồi cái bà này vừa tới là biết rồi, bỏ nước chanh vô trỏng rồi. Biết liền, nó đặc biệt như vậy! Mình nhìn người khác giống như mình nhìn một ly nước vậy.
Đức Phật Ngài nói là: “Này các tỳ kheo, chỉ khi nào mà ta trú trong vô tướng tâm định giải thoát ta mới cảm thấy thực sự là an ổn”. Vì lúc đó trong mắt Ngài không còn là người, thú nữa. Không còn chúng sanh, không còn vua chúa gì nữa hết. Không còn đệ tử không còn sư phụ mà chỉ toàn là những đơn vị sắc pháp, ‘vô tướng tâm định’ mà.
Một lúc nào đó, khi mình bất mãn chuyện đời quá, mình relax tại chỗ, không cần phải vào chùa. Ngay lúc đó mình đã có niềm tin mãnh liệt rằng những gì mình học là đúng. Trong Kinh dạy không ‘tôi’ không ‘anh’, không nhà cửa, trước mắt tôi chỉ là những áng mây. Đúng, y như bèo bọt vậy. Tôi nói các vị nghĩ là tôi nhát ma chớ, cái tướng như mình hay danh lợi gì mà cái xe 18 bánh nó nghiến qua một cái là …Tôi gặp cái đó hoài chớ gì, không gặp xe cán mà gặp thiêu.
Hồi xưa tôi đi học chữ Phạn với hòa thượng Hộ Giác. Chùa là nằm trong kia, muốn đi vô chùa của hòa thượng là từ xa cảng Miền tây phải băng qua một lò thiêu. Bữa nào tôi đến sớm tôi lại đó coi. Có mấy cái lỗ thông gió bằng sắt kéo lên kéo xuống vầy. Có mấy cái hòm nó cháy, cháy một khúc cái nắp hòm nó bị nén hơi nó ‘bum’ một cái rồi nó cháy. Thấy gớm lắm. Chưa gì đâu. Nó bum lên mình đã giựt mình rồi thì cái xác của mình đó cái gân nó rút bật dậy thế này. Rồi nó cháy. Cái óc nó cháy chậm nhứt, 9g sáng mà tới 3g chiều mà cháy không hết.
Rồi có lần đó nói ra nó kỳ, tại cô đó là Phật tử tôi biết. Cổ có giấy tờ đi Mỹ mà chưa đi được. Cổ ở Chợ Gạo Tiền giang, bữa đó cổ xách giấy tờ đi. Hai chiếc xe đang đi hai đường thẳng song song bỗng gặp nhau ở một điểm! Cổ chết rồi còn y nguyên chỉ bị bể hộp số thôi. Đem thiêu ở trong chùa Mỹ Tho, trời ơi bình thường mình biết cổ mà, cổ có tiếng nhan sắc chớ không phải không. Nhan gì nhan đứa nào cũng khét lẹt! Thiêu 48 tiếng đồng hồ. Tại vì bả chết thảm nên gia đình không có liệm lâu được. Người ta nói chết trẻ tức tưởi không nên để lâu trong nhà. Coi như ngược thời gian 48 tiếng bả coi như rất quyến rũ. 48 tiếng sau cho vàng kêu cõng về nhà ông nội ai cũng không dám.
Con người nó mong manh phù du lắm. Nên những lúc mà mình cảm thấy cần relax tại chỗ chỉ cần mình nhìn thấy … đồ giả. Thấy hiểu được điều đó, biết đời là đồ giả, có can đảm thấy là đồ giả. Còn mình, nói vậy chớ mình vô minh, vô minh là chỗ đó đó.
Trong Kinh nói một lúc nào đó khi Phật Pháp không còn nữa thì trong đời người ta không biết chữ vô minh là gì đâu quí vị. Chữ vô minh mà còn không hiểu nữa. Kinh nói có giai đoạn, lúc Phật Pháp mất, thế giới này người ta không còn khái niệm về thiện ác nữa. Khi có chư Phật ra đời người ta còn biết, lúc chư Phật Niết bàn lâu quá người ta không còn biết nữa.
Thì có ông vua đó ổng coi sách thấy chữ ‘vô minh’ nhắc một lần thôi ổng không biết chữ ‘vô minh’ là gì. Ổng kêu ông tể tướng vô hỏi, rồi ổng nói một tuần lễ mà trả lời không xong thì đưa người khác vô thế. Ông tể tướng rầu lắm đi về bỏ ăn, mặt mày chao dao.Các quan hỏi, mọi người giải thích ổng cũng không hiểu. Nói vô minh là sự u mê ám chướng, lần đần, lù đù. Mà lù đù là sao, u mê là sao, không hiểu. Qua một hai ngày kẹt như vậy, buổi trưa đó ngủ dậy ổng đi ngang phòng con gái. Cha con thương nhau lắm, nhưng lúc đó ổng gọi mà con gái không lên tiếng. Rồi ổng nghe mùi thơm mà đèn phòng mờ mờ nhạt nhạt. (Xin lỗi đại chúng, tôi không phải là thánh nhưng tôi vẫn thuyết Pháp của bậc thánh cho các vị nghe. Tôi nói chuyện thế tục các vị đừng nghĩ tôi từ đó sinh ra nghe). Thì tò mò ổng mới vô phòng thấy con gái hoàn toàn lõa lồ. Hơi thở thì mời gọi trong cái tình huống hoàn cảnh ổng đang bị stress, cái tay ổng sắp sờ soạng thì nhận ra đó là vô minh. Ổng biết con là con của cha và cha là cha của con mà, vô minh là chỗ đó. Đó là con gái mình mà, mình là cha nó. Ổng mới vô giải thích với vua ‘vô minh’ là như vậy, vua nghe rồi tha tội cho ổng.
Sẽ đến lúc nào đó các vị thấy rằng chữ vô minh mỗi người giải thích cho mình nghe, và những khái niệm về Phật pháp, khi mình chưa biết Phật Pháp mình có những vô minh mà mình không tưởng tượng được. Sư cậu tôi ở VN có bài thơ dài lắm, trong đó có câu mà tôi rất thích: “Biết đời là khổ mà mê đời vẫn mê”. Đó chính là tâm trạng chung của mình. Từ ông sư tới Phật tử ai cũng nói được vô thường vô ngã, ai cũng nói là sanh già lão chết, ai cũng nói được sự phù du ngắn hạn, ai cũng nói làu làu, làu làu nhưng mà đụng chuyện thì mặt mày.
Có câu chuyện bà Visakha, bà có đứa cháu chết bả khóc. Bà vô chùa gặp Phật, Phật hỏi: ‘Con nghĩ sao nếu nguyên thành phố này một sớm một chiều trở thành bà con của con hết thì con thích không?’. Bà Visakha nói: “Bạch Thế Tôn, điều đó còn gì bằng. Ngủ đêm sáng dậy ai cũng là bà con mình hết”. Phật nói nếu một đứa cháu nó chết mà con khổ vậy thì nguyên thành phố này là bà con thì ngày nào con cũng khóc hay sao." V
ô minh là vậy đó. Cho nên sở hữu càng nhiều thì càng khổ nhiều. Biết vậy đó mà vẫn thích ôm.
Chữ tâm (citta) và Sở hữu tâm (cetasika) cả hai đều xuất phát từ một ngữ căn là ‘cit’ có nghĩa là suy nghĩ. ‘Citta’ mình hiểu nôm na là ‘tâm’. Lúc nào đó ở không và các vị vững rồi thì tôi ngồi nói cho các vị nghe một buổi về chữ ‘citta’ này thôi. ‘Citta’ có nghĩa là trang điểm, cũng có nghĩa là hoa hòe sặc sỡ, là bức tranh, nó nhiều nghĩa lắm.
Nhưng tại sao Đức Phật dùng chữ ‘citta’ này để chỉ cho cái tâm của mình?
– Bởi vì cái tâm mình nó hoa hòe đủ thứ, tâm mình như một bức tranh vậy đó.
Nội dung đọc chép (tt):
Như các vị thấy ở trong nhà bếp mình nó cũng có ba cái đó. Có những chất trung hòa mà ở đâu cũng có nó. Thí dụ như mình nấu chè, nấu cơm hay nấu cháo nấu canh gì có những thứ vật liệu căn bản, thì đó chính là sở hữu tâm thứ nhứt.
Trường hợp thứ hai, cái anh chàng trung hòa ảnh là cái sườn. Ảnh giống như bộ xương, chỉ là bộ xương thôi mà không có gì là hoa hậu trong đó hết; không hề có gì là lực sĩ trong đó cả. Cho nên các sở hữu trung hòa bản thân nó là cái sườn, nó không là thiện ác nhưng là đới chất cho các sở hữu khác hoặc thiện hoặc ác tồn tại. Còn hai trường hợp sau chính là sở hữu tâm có mặt để tạo ra tâm thiện hoặc tâm ác. Đại chúng nghe kịp không ạ?
Nội dung chép (tt):
Chúng ta nói đến 13 sở hữu tợ tha (Annasamana) là sở hữu mà nó gặp ai cũng giống người đó, nó giống như ‘nước’ hồi nãy tôi nói. Tức là múc một tô nước lạnh, muốn nó thành nước canh, được. Muốn thành nước chè nó ra nước chè, muốn thành nước cơm nó ra nước cơm. Thì 13 sở hữu này giống y chang ly nước lạnh. Nó là cái sườn cho các tâm thiện ác nảy sinh là cái này, là đới chất.
Các sở hữu biến hành (Sabbacittasadharana) là loại sở hữu nó có thể dung hợp với tất cả các trường hợp tâm, tâm thiện tâm ác. Tâm của Đức Phật lúc Ngài ngồi dưới gốc bồ đề chứng quả, thì trong khoảnh khắc đó cái tinh thần của Ngài có 13 thứ này. Rồi lúc Ngài chuyển Pháp luân, lúc Ngài Niết bàn cũng vậy. Rồi lúc tôi chửi lộn cũng 13 này cũng nằm ở trỏng. Mà lúc Phật thành Đạo việc vĩ đại và trang trọng như vậy cũng 13 này nằm ở trỏng. Bởi nó là ‘nước’, nấu chè cũng lấy nó, nấu cháo cũng lấy nó. Bởi nó là đới chất với những cái khác. Rất là quan trọng!
Khi mình học vậy mình sẽ thấy hiểu Đức Phật. Hiểu như vậy không phải để đồng hóa mình với Ngài bằng nhau, mà để thấy rằng Ngài quả thật vĩ đại. Bởi vì một nháy mắt, một búng ngón tay thế này tâm nó triệu triệu cái sanh diệt. Còn mình thì ‘đậu đen nhiều hơn đậu trắng’. Còn Ngài thì đậu trắng suốt ‘mùa kháng chiến 45 năm’ từ chiến khu Việt Bắc ra tới 75 Sài Gòn’ lúc nào cũng đậu trắng không thôi. Còn mình thì chủ yếu đậu đen, cả đời đậu đen, kiếm hột đậu trắng đỏ con mắt. Ngài vĩ đại như vậy.
Ông (..) người Đức nói: “Càng hiểu Phật con càng thương Phật. Càng thương Phật con càng thấy hiểu Phật nhiều hơn”. Bởi mình càng thương Ngài, mình càng có tha thiết muốn tìm hiểu Ngài. Phải tha thiết thương Ngài mới tìm hiểu Ngài được. Còn đối với Phật Pháp mà tửng tửng như mấy bà đi chùa có hiểu Phật Pháp gì đâu. Nhưng chính tư tưởng đó nó làm thui chột đức tin của mình .
Tại sao mình không nhớ một điều: Ông thầy chùa mà không có kiến thức thì giống như ông thầy cúng thôi. Phật tử mà không kiến thức thì giống như cái bà thương buôn mà đi vô đền Quan Đế vậy thôi.
Hôm đó tôi đi dự lễ đền Quan Đế nói xin lỗi thiệt uổng tiền xây dựng. Cất biết bao nhiêu tiền để thờ cái ông sát sanh thiên hạ đệ nhất Quan Công. Ổng trung nghĩa? – Ok. Cái tính đó rất tốt, nhưng vì ổng mà lập nên cái đền thờ để cả đám quỳ lạy sì sụp mà không hiểu biết gì về ổng thì tôi thấy làm sao!
Còn nếu mình là Phật tử mà mình không hiểu giáo lý, mình đi vào chùa mà mình không hiểu Phật thì cũng giống như người ta đi vào đền lạy Quan Đế. Bởi mình có biết gì về Ngài đâu. Mình giống như những đứa con không biết gì về gia sản ông cha để lại. Trong Kinh Pháp Hoa có chàng Cùng Tử y chang như vậy. Cái gia tài Ngài để lại cho mình các vị biết không?
Có biết bao nhiêu người vì một chữ Phật mà họ dám xả thân. Ngài Huyền trang từ Trung Quốc mà qua Ấn Độ 3 năm trời. Biết bao nhiêu chông gai mà người ta đi vì một lòng mến Phật. Qua đó ở 16 năm rồi từ Ấn Độ trở về Trung Hoa dịch Kinh 3 năm rồi mới mất.
Vì sao?
– Vì một lòng thương Phật.
Tại sao người ta làm được điều đó?
– Vì mến Phật.
Chính vì càng mến Phật người ta càng đi tìm hiểu Phật. Càng hiểu Phật người ta càng mê Phật, càng mê Phật người ta càng hy sinh nhiều cho Phật. Rồi ngài Cưu Ma La Thập, ngài Nghĩa Tịnh, ngài Pháp Hiển, và các vị danh tăng khác bây giờ ở Tích lan, ở Mỹ.
(còn tiếp)
https://www.toaikhanh.com/videotext.php?vid=jP5U-K8Zq9s&abt=Th%C3%A0nh+t%E1%BB%91+%C3%BD+th%E1%BB%A9c
Nội dung chép (tt):
Có ít nhứt là 3 dạng cấu tố như vậy. Thuật ngữ chuyên môn Phật học gọi đây là các Sở hữu tâm (cetasika) thay vì là tâm (citta). Cả hai đều xuất phát từ ngữ căn ‘cit’ có nghĩa là suy nghĩ.
Notes:
Tôi biết các vị nghĩ tôi hướng dẫn các vị như baby, xin thưa không phải đâu. Tôi dạy vầy là tôi nâng các vị lên cao dữ lắm. Ở VN, nhiều cô ở ngoài là sinh viên năm hai năm ba gì đó mà vô lớp học thua đứa lớp ba trường làng nữa. Mà học cái này tới hồi nó nghiện rồi gặp cái gì cũng phân tích được hết. Phân tích vui lắm. Như tôi gặp cái bà đó vô đảnh lễ hòa thượng Hộ Giác, bả hoan hỷ quỳ lạy tự nhiên cái có một cô khác xuất hiện, mà cô đó kỳ rồi mới vừa gây lộn với bà này. Tôi nhìn tôi đoán tôi biết là bả đang có cái gì trong đầu, nói theo Vi Diệu Pháp. Nhưng vừa lúc cô đó xuất hiện thì tôi biết luôn là có cái gì nó đang khó chịu change gì ở trong cổ. Đặc biệt như vậy, cái bịnh nghề nghiệp đó. Biết là cô đang quỳ lạy như vậy, cái tâm cô giống như một ly nước lúc đó toàn là dầu chuối rồi va ni, rồi cái bà này vừa tới là biết rồi, bỏ nước chanh vô trỏng rồi. Biết liền, nó đặc biệt như vậy! Mình nhìn người khác giống như mình nhìn một ly nước vậy.
Đức Phật Ngài nói là: “Này các tỳ kheo, chỉ khi nào mà ta trú trong vô tướng tâm định giải thoát ta mới cảm thấy thực sự là an ổn”. Vì lúc đó trong mắt Ngài không còn là người, thú nữa. Không còn chúng sanh, không còn vua chúa gì nữa hết. Không còn đệ tử không còn sư phụ mà chỉ toàn là những đơn vị sắc pháp, ‘vô tướng tâm định’ mà.
Một lúc nào đó, khi mình bất mãn chuyện đời quá, mình relax tại chỗ, không cần phải vào chùa. Ngay lúc đó mình đã có niềm tin mãnh liệt rằng những gì mình học là đúng. Trong Kinh dạy không ‘tôi’ không ‘anh’, không nhà cửa, trước mắt tôi chỉ là những áng mây. Đúng, y như bèo bọt vậy. Tôi nói các vị nghĩ là tôi nhát ma chớ, cái tướng như mình hay danh lợi gì mà cái xe 18 bánh nó nghiến qua một cái là …Tôi gặp cái đó hoài chớ gì, không gặp xe cán mà gặp thiêu.
Hồi xưa tôi đi học chữ Phạn với hòa thượng Hộ Giác. Chùa là nằm trong kia, muốn đi vô chùa của hòa thượng là từ xa cảng Miền tây phải băng qua một lò thiêu. Bữa nào tôi đến sớm tôi lại đó coi. Có mấy cái lỗ thông gió bằng sắt kéo lên kéo xuống vầy. Có mấy cái hòm nó cháy, cháy một khúc cái nắp hòm nó bị nén hơi nó ‘bum’ một cái rồi nó cháy. Thấy gớm lắm. Chưa gì đâu. Nó bum lên mình đã giựt mình rồi thì cái xác của mình đó cái gân nó rút bật dậy thế này. Rồi nó cháy. Cái óc nó cháy chậm nhứt, 9g sáng mà tới 3g chiều mà cháy không hết.
Rồi có lần đó nói ra nó kỳ, tại cô đó là Phật tử tôi biết. Cổ có giấy tờ đi Mỹ mà chưa đi được. Cổ ở Chợ Gạo Tiền giang, bữa đó cổ xách giấy tờ đi. Hai chiếc xe đang đi hai đường thẳng song song bỗng gặp nhau ở một điểm! Cổ chết rồi còn y nguyên chỉ bị bể hộp số thôi. Đem thiêu ở trong chùa Mỹ Tho, trời ơi bình thường mình biết cổ mà, cổ có tiếng nhan sắc chớ không phải không. Nhan gì nhan đứa nào cũng khét lẹt! Thiêu 48 tiếng đồng hồ. Tại vì bả chết thảm nên gia đình không có liệm lâu được. Người ta nói chết trẻ tức tưởi không nên để lâu trong nhà. Coi như ngược thời gian 48 tiếng bả coi như rất quyến rũ. 48 tiếng sau cho vàng kêu cõng về nhà ông nội ai cũng không dám.
Con người nó mong manh phù du lắm. Nên những lúc mà mình cảm thấy cần relax tại chỗ chỉ cần mình nhìn thấy … đồ giả. Thấy hiểu được điều đó, biết đời là đồ giả, có can đảm thấy là đồ giả. Còn mình, nói vậy chớ mình vô minh, vô minh là chỗ đó đó.
Trong Kinh nói một lúc nào đó khi Phật Pháp không còn nữa thì trong đời người ta không biết chữ vô minh là gì đâu quí vị. Chữ vô minh mà còn không hiểu nữa. Kinh nói có giai đoạn, lúc Phật Pháp mất, thế giới này người ta không còn khái niệm về thiện ác nữa. Khi có chư Phật ra đời người ta còn biết, lúc chư Phật Niết bàn lâu quá người ta không còn biết nữa.
Thì có ông vua đó ổng coi sách thấy chữ ‘vô minh’ nhắc một lần thôi ổng không biết chữ ‘vô minh’ là gì. Ổng kêu ông tể tướng vô hỏi, rồi ổng nói một tuần lễ mà trả lời không xong thì đưa người khác vô thế. Ông tể tướng rầu lắm đi về bỏ ăn, mặt mày chao dao.Các quan hỏi, mọi người giải thích ổng cũng không hiểu. Nói vô minh là sự u mê ám chướng, lần đần, lù đù. Mà lù đù là sao, u mê là sao, không hiểu. Qua một hai ngày kẹt như vậy, buổi trưa đó ngủ dậy ổng đi ngang phòng con gái. Cha con thương nhau lắm, nhưng lúc đó ổng gọi mà con gái không lên tiếng. Rồi ổng nghe mùi thơm mà đèn phòng mờ mờ nhạt nhạt. (Xin lỗi đại chúng, tôi không phải là thánh nhưng tôi vẫn thuyết Pháp của bậc thánh cho các vị nghe. Tôi nói chuyện thế tục các vị đừng nghĩ tôi từ đó sinh ra nghe). Thì tò mò ổng mới vô phòng thấy con gái hoàn toàn lõa lồ. Hơi thở thì mời gọi trong cái tình huống hoàn cảnh ổng đang bị stress, cái tay ổng sắp sờ soạng thì nhận ra đó là vô minh. Ổng biết con là con của cha và cha là cha của con mà, vô minh là chỗ đó. Đó là con gái mình mà, mình là cha nó. Ổng mới vô giải thích với vua ‘vô minh’ là như vậy, vua nghe rồi tha tội cho ổng.
Sẽ đến lúc nào đó các vị thấy rằng chữ vô minh mỗi người giải thích cho mình nghe, và những khái niệm về Phật pháp, khi mình chưa biết Phật Pháp mình có những vô minh mà mình không tưởng tượng được. Sư cậu tôi ở VN có bài thơ dài lắm, trong đó có câu mà tôi rất thích: “Biết đời là khổ mà mê đời vẫn mê”. Đó chính là tâm trạng chung của mình. Từ ông sư tới Phật tử ai cũng nói được vô thường vô ngã, ai cũng nói là sanh già lão chết, ai cũng nói được sự phù du ngắn hạn, ai cũng nói làu làu, làu làu nhưng mà đụng chuyện thì mặt mày.
Có câu chuyện bà Visakha, bà có đứa cháu chết bả khóc. Bà vô chùa gặp Phật, Phật hỏi: ‘Con nghĩ sao nếu nguyên thành phố này một sớm một chiều trở thành bà con của con hết thì con thích không?’. Bà Visakha nói: “Bạch Thế Tôn, điều đó còn gì bằng. Ngủ đêm sáng dậy ai cũng là bà con mình hết”. Phật nói nếu một đứa cháu nó chết mà con khổ vậy thì nguyên thành phố này là bà con thì ngày nào con cũng khóc hay sao." V
ô minh là vậy đó. Cho nên sở hữu càng nhiều thì càng khổ nhiều. Biết vậy đó mà vẫn thích ôm.
Chữ tâm (citta) và Sở hữu tâm (cetasika) cả hai đều xuất phát từ một ngữ căn là ‘cit’ có nghĩa là suy nghĩ. ‘Citta’ mình hiểu nôm na là ‘tâm’. Lúc nào đó ở không và các vị vững rồi thì tôi ngồi nói cho các vị nghe một buổi về chữ ‘citta’ này thôi. ‘Citta’ có nghĩa là trang điểm, cũng có nghĩa là hoa hòe sặc sỡ, là bức tranh, nó nhiều nghĩa lắm.
Nhưng tại sao Đức Phật dùng chữ ‘citta’ này để chỉ cho cái tâm của mình?
– Bởi vì cái tâm mình nó hoa hòe đủ thứ, tâm mình như một bức tranh vậy đó.
Nội dung đọc chép (tt):
- Trường hợp sở hữu thứ nhứt là các sở hữu tâm mang tính trung hòa, có thể ở tất cả các tâm thiện ác phàm thánh, đồng thời chúng cũng là đới chất (chất gắn liền cái này với cái kia) trung gian để ghép với các sở hữu khác làm nên một cái tâm.
- Trường hợp sở hữu tâm thứ hai, hoàn toàn mang tính bất thiện và chỉ có mặt để tạo nên các tâm bất thiện.
- Trường hợp cuối cùng chính là các sở hữu tâm mang tính thiện vốn dĩ là thành tố cho các thiện tâm.
Như các vị thấy ở trong nhà bếp mình nó cũng có ba cái đó. Có những chất trung hòa mà ở đâu cũng có nó. Thí dụ như mình nấu chè, nấu cơm hay nấu cháo nấu canh gì có những thứ vật liệu căn bản, thì đó chính là sở hữu tâm thứ nhứt.
Trường hợp thứ hai, cái anh chàng trung hòa ảnh là cái sườn. Ảnh giống như bộ xương, chỉ là bộ xương thôi mà không có gì là hoa hậu trong đó hết; không hề có gì là lực sĩ trong đó cả. Cho nên các sở hữu trung hòa bản thân nó là cái sườn, nó không là thiện ác nhưng là đới chất cho các sở hữu khác hoặc thiện hoặc ác tồn tại. Còn hai trường hợp sau chính là sở hữu tâm có mặt để tạo ra tâm thiện hoặc tâm ác. Đại chúng nghe kịp không ạ?
Nội dung chép (tt):
Chúng ta nói đến 13 sở hữu tợ tha (Annasamana) là sở hữu mà nó gặp ai cũng giống người đó, nó giống như ‘nước’ hồi nãy tôi nói. Tức là múc một tô nước lạnh, muốn nó thành nước canh, được. Muốn thành nước chè nó ra nước chè, muốn thành nước cơm nó ra nước cơm. Thì 13 sở hữu này giống y chang ly nước lạnh. Nó là cái sườn cho các tâm thiện ác nảy sinh là cái này, là đới chất.
Các sở hữu biến hành (Sabbacittasadharana) là loại sở hữu nó có thể dung hợp với tất cả các trường hợp tâm, tâm thiện tâm ác. Tâm của Đức Phật lúc Ngài ngồi dưới gốc bồ đề chứng quả, thì trong khoảnh khắc đó cái tinh thần của Ngài có 13 thứ này. Rồi lúc Ngài chuyển Pháp luân, lúc Ngài Niết bàn cũng vậy. Rồi lúc tôi chửi lộn cũng 13 này cũng nằm ở trỏng. Mà lúc Phật thành Đạo việc vĩ đại và trang trọng như vậy cũng 13 này nằm ở trỏng. Bởi nó là ‘nước’, nấu chè cũng lấy nó, nấu cháo cũng lấy nó. Bởi nó là đới chất với những cái khác. Rất là quan trọng!
Khi mình học vậy mình sẽ thấy hiểu Đức Phật. Hiểu như vậy không phải để đồng hóa mình với Ngài bằng nhau, mà để thấy rằng Ngài quả thật vĩ đại. Bởi vì một nháy mắt, một búng ngón tay thế này tâm nó triệu triệu cái sanh diệt. Còn mình thì ‘đậu đen nhiều hơn đậu trắng’. Còn Ngài thì đậu trắng suốt ‘mùa kháng chiến 45 năm’ từ chiến khu Việt Bắc ra tới 75 Sài Gòn’ lúc nào cũng đậu trắng không thôi. Còn mình thì chủ yếu đậu đen, cả đời đậu đen, kiếm hột đậu trắng đỏ con mắt. Ngài vĩ đại như vậy.
Ông (..) người Đức nói: “Càng hiểu Phật con càng thương Phật. Càng thương Phật con càng thấy hiểu Phật nhiều hơn”. Bởi mình càng thương Ngài, mình càng có tha thiết muốn tìm hiểu Ngài. Phải tha thiết thương Ngài mới tìm hiểu Ngài được. Còn đối với Phật Pháp mà tửng tửng như mấy bà đi chùa có hiểu Phật Pháp gì đâu. Nhưng chính tư tưởng đó nó làm thui chột đức tin của mình .
Tại sao mình không nhớ một điều: Ông thầy chùa mà không có kiến thức thì giống như ông thầy cúng thôi. Phật tử mà không kiến thức thì giống như cái bà thương buôn mà đi vô đền Quan Đế vậy thôi.
Hôm đó tôi đi dự lễ đền Quan Đế nói xin lỗi thiệt uổng tiền xây dựng. Cất biết bao nhiêu tiền để thờ cái ông sát sanh thiên hạ đệ nhất Quan Công. Ổng trung nghĩa? – Ok. Cái tính đó rất tốt, nhưng vì ổng mà lập nên cái đền thờ để cả đám quỳ lạy sì sụp mà không hiểu biết gì về ổng thì tôi thấy làm sao!
Còn nếu mình là Phật tử mà mình không hiểu giáo lý, mình đi vào chùa mà mình không hiểu Phật thì cũng giống như người ta đi vào đền lạy Quan Đế. Bởi mình có biết gì về Ngài đâu. Mình giống như những đứa con không biết gì về gia sản ông cha để lại. Trong Kinh Pháp Hoa có chàng Cùng Tử y chang như vậy. Cái gia tài Ngài để lại cho mình các vị biết không?
Có biết bao nhiêu người vì một chữ Phật mà họ dám xả thân. Ngài Huyền trang từ Trung Quốc mà qua Ấn Độ 3 năm trời. Biết bao nhiêu chông gai mà người ta đi vì một lòng mến Phật. Qua đó ở 16 năm rồi từ Ấn Độ trở về Trung Hoa dịch Kinh 3 năm rồi mới mất.
Vì sao?
– Vì một lòng thương Phật.
Tại sao người ta làm được điều đó?
– Vì mến Phật.
Chính vì càng mến Phật người ta càng đi tìm hiểu Phật. Càng hiểu Phật người ta càng mê Phật, càng mê Phật người ta càng hy sinh nhiều cho Phật. Rồi ngài Cưu Ma La Thập, ngài Nghĩa Tịnh, ngài Pháp Hiển, và các vị danh tăng khác bây giờ ở Tích lan, ở Mỹ.
(còn tiếp)
⏱️
Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật
Sư Toại Khanh (Giác Nguyên) Giảng Kinh
Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật
Sư Toại Khanh (Giác Nguyên) Giảng Kinh