2021-12-15, 01:38 PM
Đặc Điểm Của Phật Giáo
Có mấy thầy có mấy đề tài cứ nói hoài . Cứ Vu Lan có cái vụ Hiếu quất hoài vậy đó. Rồi dâng y thì quả báo dâng y kathina chơi hoài. Rồi Phật đản thì ba cái vụ ý nghĩa Đản Sanh thành đạo cứ làm hoài.
Cứ nói suốt mấy chục năm trời. Cứ Vu Lan, Phật Đản, dâng y. Cứ bổn cũ soạn lại soạn riết rồi Phật tử nó thấy pháp sư vừa nhấp môi cái là Phật tử họ biết nói cái gì rồi. Nhiều người họ biết. Mà lạ lắm. Cứ nhào vô cúng dường, nhào vô để mà nuôi dưỡng bao nhiêu thế hệ.
Tôi biết tôi nói cái này tôi đang đụng chạm đến rất nhiều, nhưng mà trong Tăng Già phải có một ông dám nói, dấu như mèo dấu phân riết rồi khổ quá, thì phải xì ra chứ.
Mà cứ dấu hoài, bao nhiêu thế hệ mà cứ tiếp tục tu trong cái lối mòn như vậy, mà tôi nói nó hơi nặng nha, có cái câu nó hơi kỳ: “Trâu quen ngõ, chó quen đường”. Hiểu không? Chứ còn con người phải có hướng đi mới, chứ còn có đâu mà cứ nhiêu làm hoài mà không thấy thắc mắc.
Nhiều người đau lắm. Ở ngoài là dược sĩ, bác sĩ mà đi vô theo sư phụ làm chuyện đó. Vui nhất là tu mà tụng chú, tụng những cái mình không hiểu. Nếu tính tổng thời gian một ngày tụng bao nhiêu thời công phu, mà mỗi thời công phu tốn bao nhiêu phút cho chú. Tổng cộng một đời tu năm chục năm thì mất bao nhiêu thời gian cho chú. Mà chú là cái mình không hiểu, thì nói rằng “Không hiểu nó mới linh” mới đau nữa.
Điều đó đi ngược lại Phật pháp.
1. Giáo pháp của Đức Phật có một đặc điểm là “Ehipassiko” = “thách thức mọi thử nghiệm”, có nghĩa là ai thấy Đạo Phật kỳ kỳ cứ nhảy vô tìm hiểu.
2. Còn cái nữa là “Sanditthiko” đó là quan điểm thứ hai của Đạo Phật là Đạo Phật “đến để mà thấy”, mà phải tự mình thấy chứ không phải nhờ người khác nhai rồi mở bỏ miệng mình dùm, “san” là từ chữ “sayam” là “tự mình” (by yourself) sanditthiko là tự mình thấy.
3. Rồi cái nữa là: “Veditabbo Vinnuhi” cái đạo này là đạo dành cho người trí, không phải đạo dành cho người tin.
Tại Sao Không Nên Gần Người Xấu
Trong Kinh nói tại sao không nên gần người xấu, kể cả trường hợp ta là người tốt, là bởi vì:
1. Buổi đầu mình sống với họ bằng tâm thức đối kháng, có nghĩa là mình không đồng ý,
2. sau đó bằng tâm thức miễn cưỡng,
3. sau miễn cưỡng là thỏa hiệp,
4. sau thỏa hiệp là đồng thuận.
Đồng thuận có nghĩa là cá mè một lứa, có lúc mình thấy nó hay hay.
Việc Thiện
Theo Phật Pháp, chỉ khi nào mình làm cái gì giúp cho người (hoặc chúng sinh hữu tình) thì cái đó mới thiện.
Chân Như Nghĩa Là Gì?
«Chân như» có nghĩa là «as it is» (nó như là, có sao thấy vậy không thêm bớt).
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=uExsol2zB_o&abt=Th%C6%B0%E1%BB%9Dng+C%E1%BA%ADn+Y+Duy%C3%AAn
Có mấy thầy có mấy đề tài cứ nói hoài . Cứ Vu Lan có cái vụ Hiếu quất hoài vậy đó. Rồi dâng y thì quả báo dâng y kathina chơi hoài. Rồi Phật đản thì ba cái vụ ý nghĩa Đản Sanh thành đạo cứ làm hoài.
Cứ nói suốt mấy chục năm trời. Cứ Vu Lan, Phật Đản, dâng y. Cứ bổn cũ soạn lại soạn riết rồi Phật tử nó thấy pháp sư vừa nhấp môi cái là Phật tử họ biết nói cái gì rồi. Nhiều người họ biết. Mà lạ lắm. Cứ nhào vô cúng dường, nhào vô để mà nuôi dưỡng bao nhiêu thế hệ.
Tôi biết tôi nói cái này tôi đang đụng chạm đến rất nhiều, nhưng mà trong Tăng Già phải có một ông dám nói, dấu như mèo dấu phân riết rồi khổ quá, thì phải xì ra chứ.
Mà cứ dấu hoài, bao nhiêu thế hệ mà cứ tiếp tục tu trong cái lối mòn như vậy, mà tôi nói nó hơi nặng nha, có cái câu nó hơi kỳ: “Trâu quen ngõ, chó quen đường”. Hiểu không? Chứ còn con người phải có hướng đi mới, chứ còn có đâu mà cứ nhiêu làm hoài mà không thấy thắc mắc.
Nhiều người đau lắm. Ở ngoài là dược sĩ, bác sĩ mà đi vô theo sư phụ làm chuyện đó. Vui nhất là tu mà tụng chú, tụng những cái mình không hiểu. Nếu tính tổng thời gian một ngày tụng bao nhiêu thời công phu, mà mỗi thời công phu tốn bao nhiêu phút cho chú. Tổng cộng một đời tu năm chục năm thì mất bao nhiêu thời gian cho chú. Mà chú là cái mình không hiểu, thì nói rằng “Không hiểu nó mới linh” mới đau nữa.
Điều đó đi ngược lại Phật pháp.
1. Giáo pháp của Đức Phật có một đặc điểm là “Ehipassiko” = “thách thức mọi thử nghiệm”, có nghĩa là ai thấy Đạo Phật kỳ kỳ cứ nhảy vô tìm hiểu.
2. Còn cái nữa là “Sanditthiko” đó là quan điểm thứ hai của Đạo Phật là Đạo Phật “đến để mà thấy”, mà phải tự mình thấy chứ không phải nhờ người khác nhai rồi mở bỏ miệng mình dùm, “san” là từ chữ “sayam” là “tự mình” (by yourself) sanditthiko là tự mình thấy.
3. Rồi cái nữa là: “Veditabbo Vinnuhi” cái đạo này là đạo dành cho người trí, không phải đạo dành cho người tin.
Tại Sao Không Nên Gần Người Xấu
Trong Kinh nói tại sao không nên gần người xấu, kể cả trường hợp ta là người tốt, là bởi vì:
1. Buổi đầu mình sống với họ bằng tâm thức đối kháng, có nghĩa là mình không đồng ý,
2. sau đó bằng tâm thức miễn cưỡng,
3. sau miễn cưỡng là thỏa hiệp,
4. sau thỏa hiệp là đồng thuận.
Đồng thuận có nghĩa là cá mè một lứa, có lúc mình thấy nó hay hay.
Việc Thiện
Theo Phật Pháp, chỉ khi nào mình làm cái gì giúp cho người (hoặc chúng sinh hữu tình) thì cái đó mới thiện.
Chân Như Nghĩa Là Gì?
«Chân như» có nghĩa là «as it is» (nó như là, có sao thấy vậy không thêm bớt).
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=uExsol2zB_o&abt=Th%C6%B0%E1%BB%9Dng+C%E1%BA%ADn+Y+Duy%C3%AAn
⏱️
Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật
Sư Toại Khanh (Giác Nguyên) Giảng Kinh
Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật
Sư Toại Khanh (Giác Nguyên) Giảng Kinh