2021-09-06, 10:58 AM
II.— THIẾT TUYẾN VIÊN HÌNH QUYỀN
Đây là bài luyện Nội Công thứ hai và cũng là bài cuối cùng của môn Nội Công tập bằng vòng sắt đeo ở tay.
Phần bài I học giả đã trải qua, nghiễm nhiên đã thâu đạt được kết quả khích lệ đủ khởi hứng dẫn đường đến bài này. Kỹ thuật bài hai này biến hóa hơn đủ huấn luyện học giả đạt trình độ hữu dụng trong đấu trường hàng ngày. Nghĩa là khi học xong bài nầy có thể đấu với võ gia thiên hạ mà không có chỗ thất bại.
Học tới đây học giả đã lãnh hội được nhiều điều hay rồi, tưởng không cần nói thêm về các đấu pháp nghề võ nữa, cũng chẳng phải bàn luận phương thức… vì ai cũng thông thạo nhiều môn phái và bài bản…
Có điều cần nên nhắc lại là Bài tập nầy đủ ứng dụng cho mọi đòn thế của bất cứ bài bản nào. Tức trước khi chưa học Nội Công dù thuộc bài bản đủ thứ nhưng đánh không đau người, nay đánh người chịu không nổi, ấy bài Nội Công nầy chủ huấn luyện học giả được như thế. Đơn giản và chắc chắn như vậy.
Về kỹ thuật đòn thế toàn bài cũng do 18 thế căn bản mà kết hợp nhưng có biến hóa tùy nghi với bộ Thủ pháp chiến đấu và Cước pháp di chuyển cho đặng sự Linh hoạt thích hợp với cuộc giao đấu trong đời. Gồm 36 thức liên hợp với các tấn pháp: Lập tấn, Kỵ Mã, Đinh Tấn và Chảo Mã, cùng tọa bộ.
Cách luyện cũng điều hợp động tác và hơi thở theo từng bước chân đi, từng diêu động của tay quyền, chỉ, chưởng, v…v… hợp nhất Thần Khí phát triển lực lượng tới mức tối đa. Cả hai bài mỗi ngày chỉ nên tập hai lượt trong một buổi tập, và tập buổi sáng sớm hoặc chiều tối mát trời là tốt nhất. Nên chọn sân rộng, thoáng khí, mát mà tập, nếu không được như thế thì tập trong phòng mở cửa sổ cũng hay. Quan trọng là tập đúng và tập đều.
Sau ba tháng tập bài một với 1-2 vòng sắt (mỗi tay từ 2 ký 2 đến 4 ký lô 4) thì tay đã mạnh khá lắm rồi, đánh đau lắm rồi, tay gồng chuyển đã có đường nét thấy rõ. Bây giờ tập tới bài thứ nhì cũng chỉ mang hai vòng vì số động tác của bài 2 dài hơn bài một. Tập độ một tháng thì tăng lên thêm mỗi tay một vòng. Ở trình độ nầy tập cho đến khi thuần thục, mỗi bài đi hai lượt thì cũng đến 6 tháng luyện tập. Tới đây sức mạnh đáng kể, bắp thịt, gân đã lộ ra, tay chân cứng cáp, đỡ đòn đấu thủ đã thấy đau rồi, đau lắm là khác. Tập đến một năm tăng lên bốn vòng mỗi tay thì mỗi tay gần 9 ký lô, hai tay 18 ký luyện hai lượt mỗi bài trong buổi tập không biết mệt thì đánh người chịu không nổi. Đánh trúng là bị thương phải uống thuốc rồi đó. Bắt đầu từ đây đấu với bạn phải thận trọng lắm mới khỏi gây tai nạn.
Người thanh niên có sức vóc và có trình độ võ công kha khá thì chỉ trong vòng 3 đến 4 năm có thể tập đến 9 vòng là mức tối đa của môn học. Trình độ nầy hai tay mang trọng lượng gần 40 ký lô mà thu phát kình lực nhẹ nhàng như ý thì đòn đánh ra Bò, Ngựa cũng gảy sườn dập bụng huống hồ da thịt người ta.
Biết nhiều mà không tập chỉ giỏi miệng mà chẳng lợi thân, vậy mời học giả thực hành bài tập sau cho được vẹn toàn.
...
Đây là bài luyện Nội Công thứ hai và cũng là bài cuối cùng của môn Nội Công tập bằng vòng sắt đeo ở tay.
Phần bài I học giả đã trải qua, nghiễm nhiên đã thâu đạt được kết quả khích lệ đủ khởi hứng dẫn đường đến bài này. Kỹ thuật bài hai này biến hóa hơn đủ huấn luyện học giả đạt trình độ hữu dụng trong đấu trường hàng ngày. Nghĩa là khi học xong bài nầy có thể đấu với võ gia thiên hạ mà không có chỗ thất bại.
Học tới đây học giả đã lãnh hội được nhiều điều hay rồi, tưởng không cần nói thêm về các đấu pháp nghề võ nữa, cũng chẳng phải bàn luận phương thức… vì ai cũng thông thạo nhiều môn phái và bài bản…
Có điều cần nên nhắc lại là Bài tập nầy đủ ứng dụng cho mọi đòn thế của bất cứ bài bản nào. Tức trước khi chưa học Nội Công dù thuộc bài bản đủ thứ nhưng đánh không đau người, nay đánh người chịu không nổi, ấy bài Nội Công nầy chủ huấn luyện học giả được như thế. Đơn giản và chắc chắn như vậy.
Về kỹ thuật đòn thế toàn bài cũng do 18 thế căn bản mà kết hợp nhưng có biến hóa tùy nghi với bộ Thủ pháp chiến đấu và Cước pháp di chuyển cho đặng sự Linh hoạt thích hợp với cuộc giao đấu trong đời. Gồm 36 thức liên hợp với các tấn pháp: Lập tấn, Kỵ Mã, Đinh Tấn và Chảo Mã, cùng tọa bộ.
Cách luyện cũng điều hợp động tác và hơi thở theo từng bước chân đi, từng diêu động của tay quyền, chỉ, chưởng, v…v… hợp nhất Thần Khí phát triển lực lượng tới mức tối đa. Cả hai bài mỗi ngày chỉ nên tập hai lượt trong một buổi tập, và tập buổi sáng sớm hoặc chiều tối mát trời là tốt nhất. Nên chọn sân rộng, thoáng khí, mát mà tập, nếu không được như thế thì tập trong phòng mở cửa sổ cũng hay. Quan trọng là tập đúng và tập đều.
Sau ba tháng tập bài một với 1-2 vòng sắt (mỗi tay từ 2 ký 2 đến 4 ký lô 4) thì tay đã mạnh khá lắm rồi, đánh đau lắm rồi, tay gồng chuyển đã có đường nét thấy rõ. Bây giờ tập tới bài thứ nhì cũng chỉ mang hai vòng vì số động tác của bài 2 dài hơn bài một. Tập độ một tháng thì tăng lên thêm mỗi tay một vòng. Ở trình độ nầy tập cho đến khi thuần thục, mỗi bài đi hai lượt thì cũng đến 6 tháng luyện tập. Tới đây sức mạnh đáng kể, bắp thịt, gân đã lộ ra, tay chân cứng cáp, đỡ đòn đấu thủ đã thấy đau rồi, đau lắm là khác. Tập đến một năm tăng lên bốn vòng mỗi tay thì mỗi tay gần 9 ký lô, hai tay 18 ký luyện hai lượt mỗi bài trong buổi tập không biết mệt thì đánh người chịu không nổi. Đánh trúng là bị thương phải uống thuốc rồi đó. Bắt đầu từ đây đấu với bạn phải thận trọng lắm mới khỏi gây tai nạn.
Người thanh niên có sức vóc và có trình độ võ công kha khá thì chỉ trong vòng 3 đến 4 năm có thể tập đến 9 vòng là mức tối đa của môn học. Trình độ nầy hai tay mang trọng lượng gần 40 ký lô mà thu phát kình lực nhẹ nhàng như ý thì đòn đánh ra Bò, Ngựa cũng gảy sườn dập bụng huống hồ da thịt người ta.
Biết nhiều mà không tập chỉ giỏi miệng mà chẳng lợi thân, vậy mời học giả thực hành bài tập sau cho được vẹn toàn.
...
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore