2021-09-04, 04:27 AM
Cây Lưỡi Hổ có mấy Loại? Công dụng và Ý nghĩa Phong thủy
Cây lưỡi hổ là giống cây phong thủy được trồng ở rất nhiều nước với cái tên rất khác nhau, ở Việt Nam được gọi là cây lưỡi cọp, cây rắn, tại Trung Quốc có tên là lan đuôi cọp. Tại một số nước Á, Âu gọi lưỡi hổ là hổ vĩ lan. Ngoài ra, tại nhiều nơi trên thế giới, cây lưỡi hổ còn được gọi là cây lưỡi mèo.
Trong bài viết dưới đây Xanh Bonsai sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hơn về công dụng, ý nghĩa cũng như cây lưỡi hổ hợp với tuổi nào, mệnh nào và không hợp tuổi nào mệnh nào mà các bạn cần biết để lựa chọn phù hợp nhất theo phong thủy nhé!
Cây lưỡi hổ là cây gì?
Nội dung bài viết [hide]Cây lưỡi hổ nên đặt vị trí nào trong nhà?
Cây lưỡi hổ đặt ở phòng khách
Cây lưỡi hổ đặt trong phòng ngủ
Cây lưỡi hổ đặt trên bàn làm việc
Cây lưỡi hổ đặt trong phòng tắm
Cây lưỡi hổ đặt ngoài sân
[size=undefined]
Cây lưỡi hổ thuộc họ Măng tây, chiều cao khoảng 50 – 60cm. Cây có thân dạng dẹt, mọng nước, nhìn có vẻ sắc nhọn nguy hiểm nhưng thân rất mềm, không làm đứt tay khi chạm vào. Trên thân có 2 màu xanh và màu vàng dọc từ gốc đến ngọn. Đây là loại cây cảnh được nhiều gia đình lựa chọn để trang trí nhà ở vì nó rất dễ chăm sóc, có thể sống trong điều kiện thiếu ánh sáng.
Cây lưỡi hổ cũng có khả năng chịu nóng tốt. Ngoài giá trị thẩm mỹ, lưỡi hổ còn có tác dụng thanh lọc & hấp thu tốt các độc tố gây ung thư không khí, bên cạnh đó Cây lưỡi hổ còn là cây đem lại nhiều tài lộc và may mắn cho người trồng.
Các Loại Cây Lưỡi Hổ
Công dụng của cây lưỡi hổ
– Làm giảm dị ứng ở da: Lá cây cũng có tác dụng tương tự như lá nha đam, có tính sát khuẩn và kháng viêm nên thường được dùng để điều trị một số chứng dị ứng ở da. Nếu làn da bị bỏng, rộp, cháy nắng hay bị xước do va chạm thì đây chính là phương pháp tự nhiên giúp bạn có thể sát khuẩn nhanh chóng. Ngoài ra, chiết xuất từ lá của cây lưỡi hổ có thể điều chế thành các loại kem dưỡng da, kem chống nắng giúp làm sáng da, căng mịn và se khít lỗ chân lông.
– Thanh lọc không khí, loại bỏ độc tố: Các không gian công cộng như các khu văn phòng trong các tòa nhà cao tầng, bệnh viện, công sở, trường học, xí nghiệp… nên trồng cây này để giúp thanh lọc không khí, khử khuẩn, giảm các triệu chứng ho, sổ mũi, hắt hơi do không khí nhiễm khuẩn gây ra. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng cây lưỡi hổ có thể hấp thụ đến 107 loại độc tố, trong đó có nhiều loại độc tố gây ung thư như formaldehyde, xylene, toluene và nitơ oxit…
Cây Lưỡi Hổ Trồng Chậu Cao
– Giảm căng thẳng, mệt mỏi: Nhiều người khi làm việc tại các toà nhà văn phòng, cao ốc thường cảm thấy cơ thể mệt mỏi, căng thẳng do không gian kín, ít thông khí. Cây giúp giảm stress và tạo màu sắc tươi mới cũng như cảm giác thư thái cho con người. Chính vì vậy mà hầu hết các văn phòng công ty trong các tòa cao ốc đều ưa trồng cây lưỡi hổ để đảm bảo sức khỏe cho mọi người.
– Tạo giấc ngủ ngon: Khác với những loại cây khác thường nhả khí CO2 vào ban đêm, cây lưỡi hổ ban đêm vẫn hấp thụ độc tố qua lá và nhả ra oxy tinh khiết, tạo môi trường trong lành cho giấc ngủ ngon.
– Chữa hôi miệng: Với mùi thơm dễ chịu đặc trưng của thảo dược và khả năng kháng khuẩn của mình, gel của cây lưỡi hổ thường được dùng làm nước súc miệng, sẽ có tác dụng giảm sâu răng, hôi miệng và trị các chứng chảy máu chân răng rất hiệu quả.
[/url]Xem thêm: Cây Lộc Vừng có mấy loại? Ý nghĩa và cách trồng
– Trị hen suyễn: Đối với những người bị hen suyễn, sử dụng gel của cây lưỡi hổ pha vào nước nóng sau đó hít lấy hơi nước đang bốc lên để các tinh chất chống viêm bám lên niêm mạc mũi, họng sẽ giúp ngăn chặn được cơn suyễn kéo dài và giúp hô hấp thuận lợi hơn.
– Điều trị bệnh đường tiêu hóa: Aloin, aloe-emodin và barbaloin trong lá lưỡi hổ có khả năng giúp dạ dày được co bóp đều, kích thích tiêu hóa tốt. Bạn có thể dùng chúng làm nước ép để uống, sẽ trị được chứng trào ngược axit, đầy hơn khó tiêu, ợ hơi, giúp nhuận tràng, lợi gan, giảm nóng trong người.
Ý nghĩa phong thủy của cây lưỡi hổ
Ở một số nước phương Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, cây tượng trưng cho sức mạnh của chúa sơn lâm. Còn ở Thổ Nhĩ Kỳ, lưỡi hổ giống như một con dao sắc giúp bảo vệ gia đình khỏi những điều xấu xa. Ngoài ra nó còn có tác dụng trừ tà, xua đuổi ma quỷ, những điều xui xẻo, xua đi bùa chú. Lá cây thường mọc thẳng thể hiện sự quyết đoán, ý chí tiến lên cũng như sự kiên cường của người trồng.
Ngoài ra cây còn mang ý nghĩa may mắn, giúp gia chủ phát tài, phát lộc, dồi dào tiền bạc. Do đó nhiều người thường mua cây lưỡi hổ để làm quà tặng đối tác, bạn bè, người thân vào những dịp đặc biệt như mừng tân gia, mừng năm mới.
Tuy nhiên, để đảm bảo yếu tố phong thủy thì khi mua hoặc tặng cây lưỡi hổ cho bất kỳ ai, bạn cũng nên tìm hiểu xem tuổi, mệnh của người đó có hợp với cây không. Vậy cây lưỡi hổ hợp mệnh gì? Cây lưỡi hổ kỵ tuổi nào?
Theo các chuyên gia phong thủy, cây lưỡi hổ có 2 dải màu xanh lá cây và vàng dọc từ gốc đến ngọn, hai màu này tương ứng với mệnh Mộc và mệnh Kim. Chính vì vậy, cây lưỡi hổ sẽ hợp với người mệnh Mộc, Hỏa, Kim, Thủy, kỵ với những người mệnh Thổ. Tuổi hợp với loài cây này sẽ tương ứng với 4 cung mệnh trên:[/size]
Những người tuổi Ngọ đặc biệt phù hợp và sẽ có thêm nhiều may mắn hơn nếu chọn cây lưỡi hổ để trồng. Tuổi Ngọ thường được biết đến là những người mạnh mẽ, kiên cường và đầy nhiệt huyết. Họ hướng ngoại, xuất chúng và có khả năng lãnh đạo tốt. Về mặt tài chính họ cũng rất tốt bởi biết cách kiếm tiền và giữ tiền giỏi. Những tính cách này rất hợp với cây lưỡi hổ, loại cây có lá vươn thẳng cứng cỏi và độc lập.
Cây lưỡi hổ cảnh
Ngoài ra, nếu bạn thuộc các tuổi hợp nhưng mệnh không hợp với cây lưỡi hổ thì vẫn có thể trồng và sử dụng loại cây này để trang trí trong nhà hay văn phòng và có thể giải bằng các màu sắc của chậu cây cùng đá rải bề mặt phù hợp với mệnh của mình là được.
Các loại cây lưỡi hổ thường gặp.
Hiện nay, người ta thống kê có tất cả 70 loại cây lưỡi hổ trên thế giới. Chúng thường được phân loại dựa theo hình dáng và màu sắc của lá. Một số cây lưỡi hổ được trồng phổ biến tại Việt Nam như sau:
Cây lưỡi hổ thái
Cây lưỡi hổ thái có đặc điểm sinh lý như: Lá có dạng hẹp nhọn về phía hai đầu, có chiều rộng từ 3-6cm, dài 25-45cm, lá có màu xanh đậm viền màu vàng, bóng đẹp. Với những đặc điểm như vậy cây rất phù hợp để các bạn lựa chọn làm cây để bàn, cây trang trí ban công.
Là cây nhiệt đới nên rất phù hợp với khí hậu của nước Việt Nam. Cây sinh trưởng và phát triển tốt trong môi đất và nước (thuỷ sinh).
Cây lưỡi hổ xanh
Cây lưỡi hổ xanh ngoài ra còn được các nhà vườn gọi là cây lưỡi hổ thường, để dễ dàng phân biệt với cây lưỡi hổ thái. Chúng có đặc điểm như; có lá màu xanh đậm viền vàng, lá dài từ 0.3-0.8m, có bộ lá đẹp. Củng như các loại khác, cây sinh trưởng và phát triển tốt trong mọi điều kiện thời tiết, nắng nóng và bóng râm. Ngày nay được nhiều người lựa chọn làm cây trang trí ở văn phòng làm việc, nhà ở, resort, quán café, khách sạn…
Xem thêm: Ý nghĩa Thiêng liêng Của Cây Sala Tác dụng Và cách Chăm sóc
Ngoài tác dụng thanh lộc không khí, cây còn mang nhiều ý nghĩa phong thuỷ sâu sắc, mang ý nghĩa trừ tà, đem đến tài lộc và may mắn cho bạn.
Cây lưỡi hổ vàng
Ngày nay cây lưỡi hổ vàng được rất nhiều người biết đến, cây có màu sắc đặc biệt khác với các loại khác. Lá của cây có màu vàng sáng, có viền vàng chiếm 1/2 diện tích của lá, ở giữa màu xanh nhạt. Lá có chiều dài ngắn từ 15-25cm thích hợp lựa chọn trang trí làm đẹp không gian phòng khách, chậu lưỡi hổ mini để bàn làm việc, trang trí ban công…
Cây lưỡi hổ vàng lửa
Là loại lưỡi hổ có màu sắc đặc biệt: lá non mới ra, mặt ngoài là có màu xanh sẫm và mặt trong lá màu vàng đồng. Màu sắc lá biến đổi biến đổi liên tục khi cây trưởng thành, màu vàng đồng biến đổi thành màu xanh sẫm. Ngoài những đặc điểm nổi bật đó, cây còn mang ý nghĩa thể hiện sự mạnh mẽ không ngừng cố gắng vươn lên nên được rất nhiều người ưa chuộng.
Cây lưỡi hổ trắng
Cây lưỡi hổ trắng thường có tên gọi khác là lưỡi hổ bạch kim. Cây có màu sắc khác hoàn toàn so với các loài khác, toàn thân và lá cây đều màu trắng. Cây được các nhà nghiên cứu lai tạo để đa dạng chủng loài tạo nên sự khác biệt nhằm đáp ứng nhu cầu người sử dụng. Cây có chiều cao tối đa từ 30-40cm, sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong môi trường râm mát. Cây thường được trồng chậu thuỷ sinh hoặc chậu đất nhỏ để bàn làm việc nhằm thanh lộc không khí mang tài lộc, may mắn, công việc thuận lợi cho bạn.
Cây lưỡi hổ hình trụ
Cây có hình dạng khá thú vị, lá cây hình tròn mọc dài trông như hình trụ, lá cây lớn ở phần gốc và nhọn ở đỉnh. Được người Việt ưa chuộng vài năm trở lại đây bởi hình dáng đặc biệt của nó. Có chiều cao khoảng 25 – 80c, với chiều cao đó các bạn có thể lựa chọn làm cây trang trí nội thất, cây trang trí bàn làm việc mang không gian xanh cho căn phòng của bạn.
Cây lưỡi hổ vằn
Cây lưỡi hổ vằn hay còn gọi là cây lưỡi hổ đốm đen, lưỡi hổ mèo. Cây này có 2 loại, một loại lùn và một loại cây cao. Chúng có màu sắc lá giống nhau.
Cây có đặc điểm sinh trưởng và ý nghĩa giống các loại khác. Lá cây có đặc điểm như tên gọi của chúng, lá màu xanh bạc xen kẻ đốm màu xanh đen, không có viền lá trông rất bắt mắt. Cây có kích thước từ 20-80cm là sự lựa chọn tuyệt vời để làm cây trang trí để bàn, ban công hay cây trang trí nội thất. Ngoài ra cây còn được nhiều người lựa chọn làm cây trồng viền cho công viên, resort…
Cây lưỡi hổ nên đặt vị trí nào trong nhà?
Ngoài việc tìm hiểu cây lưỡi hổ hợp với tuổi nào, bạn còn cần tìm hiểu thêm xem nên đặt cây lưỡi hổ ở vị trí nào thích hợp nhất và mang lại nhiều tài lộc nhất?
Tuỳ vào dụng ý và nhu cầu sử dụng mà bạn có thể chọn vị trí nên đặt cây lưỡi hổ ở đâu trong nhà. Ở mỗi vị trí đặt cây lưỡi hổ lại có những tác dụng khác nhau.
Cây lưỡi hổ đặt ở phòng khách
Phòng khách là vị trí thu hút tài lộc cho gia đình. Đồng thời, đây cũng là nơi để thể hiện cá tính, phong cách hay sở thích của chủ nhân, nhằm gây ấn tượng đối với các vị khách ghé thăm. Lưỡi Hổ đặt nơi phòng khách là khá thích hợp, nhất là nơi góc phòng hoặc bên cạnh kệ tivi, bên cạnh ghế sô-pha. Hai chậu Lưỡi Hổ đặt ngay hai bên lối cửa ra vào, cũng là cách án ngữ, xua đuổi bùa chú và mang vận may đến cho căn nhà của bạn.
Xem thêm: Cách chăm sóc cây Tùng Thơm đúng cách? Ý nghĩa và Công dụng
[url=https://xanhbonsai.com/cay-tung-thom/]
Cây lưỡi hổ đặt trong phòng ngủ
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cây Lưỡi Hổ có khả năng hấp thụ nhiều khí độc như nicotine (khói thuốc lá), oxit nitơ và formaldahyde, … Đồng thời, loại cây này thuộc cây có cơ chế sinh học ngược, nhả khí oxy và hút cacbonic vào ban đêm, nên sẽ cung cấp thêm oxy cho quá trình hô hấp của con người. Do đó, đây là lựa chọn hàng đầu cho việc trồng cây trong phòng ngủ.
Cây lưỡi hổ đặt trên bàn làm việc
Ngoài những chậu cây Lưỡi Hổ nội thất cao từ 1m trở lên, cây này còn có nhiều loại mini như Lưỡi Hổ Thái, Lưỡi Hổ vàng. Vị trí đặt cây Lưỡi Hổ mini thích hợp nhất vẫn là trên bàn làm việc. Chúng vừa hút tia tử ngoại từ máy tính, đem lại không gian làm việc trong lành, lại vừa giúp công việc của bạn thêm hanh thông, thuận lợi nữa đấy.
Cây lưỡi hổ đặt trong phòng tắm
Cây Lưỡi Hổ là loại cây ưa bóng râm, có thể sống trong phòng thiếu ánh sáng một khoảng thời gian dài. Kể cả khi độ ẩm và áp suất trong phòng tắm cao, thì điều ấy cũng không làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây Lưỡi Hổ.
Không chỉ dễ trồng, lá của nó có thể hút bớt hơi nước, khí độc hại có trong không khí. Đây là sự lựa chọn lý tưởng cho nhà tắm và nhà vệ sinh. Tuy nhiên, khi trồng cây Lưỡi Hổ trong phòng tắm thì bạn nên lưu ý lau lá thường xuyên, phòng trừ côn trùng sâu bệnh phát triển, vì đây là môi trường ẩm thấp dễ sinh bệnh cho cây.
Cây lưỡi hổ đặt ngoài sân
Nhiều người thích đặt cây Lưỡi Hổ ngoài sân vì cây có tác dụng trừ tà, xua đuổi bùa chú, ma quỷ khá tốt. Cây được trồng chậu treo trước cửa nhà thay cho những nhánh Xương Rồng gay gắt, hoặc trồng thành hàng ngoài sân vườn, ngoài cổng.
Chắc các bạn sẽ bất ngờ với một loại cây biết đến để làm đẹp không gian và có tác dụng trong phong thủy này rồi đúng không? Nếu ngôi nhà bạn có trẻ con hay sợ các chất độc từ cây cảnh thì cây Lưỡi Hổ là một sự lựa chọn tuyệt vời. Mong rằng bạn sẽ chọn cho mình được những loại cây trồng cho gia đình phù hợp nhất.
Chậu cây cảnh lưỡi hổ
Trên đây là những thông tin về công dụng và ý nghĩa phong thuỷ của cây lưỡi hổ. Ngoài ra, bạn có thể chọn nhiều loại cây cảnh trong nhà khác tại Xanh Bonsai để trang trí phù hợp với nội thất và phong thủy của bạn. Hãy liên hệ ngay với Xanh bonsai để lấy những cây khỏe mạnh, không sâu bệnh và được tư vấn miễn phí và cách trồng cũng như cách chăm sóc cây lưỡi hổ và nhiều loại cây khác.
Các câu hỏi thường gặp:
Cây lưỡi hổ có công dụng gì?
Cây giúp thanh lọc không khí, loại bỏ độc tố, giảm căng thẳng và mệt mỏi,… Xem thêm
Cây lưỡi hổ hợp với mệnh nào?
Cây lưỡi hổ sẽ hợp với người mệnh Mộc, Hỏa, Kim, Thủy, kỵ với những người mệnh Thổ.
Cây lưỡi hổ nên đặt ở vị trí nào trong phòng khách?
Nên đặt hai chậu cây lưỡi hổ ngay hai bên lối cửa ra vào, cũng là cách án ngữ, xua đuổi bùa chú và mang vận may đến cho căn nhà của bạn.[/size]
Cây lưỡi hổ là giống cây phong thủy được trồng ở rất nhiều nước với cái tên rất khác nhau, ở Việt Nam được gọi là cây lưỡi cọp, cây rắn, tại Trung Quốc có tên là lan đuôi cọp. Tại một số nước Á, Âu gọi lưỡi hổ là hổ vĩ lan. Ngoài ra, tại nhiều nơi trên thế giới, cây lưỡi hổ còn được gọi là cây lưỡi mèo.
Trong bài viết dưới đây Xanh Bonsai sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hơn về công dụng, ý nghĩa cũng như cây lưỡi hổ hợp với tuổi nào, mệnh nào và không hợp tuổi nào mệnh nào mà các bạn cần biết để lựa chọn phù hợp nhất theo phong thủy nhé!
Cây lưỡi hổ là cây gì?
Nội dung bài viết [hide]
- Cây lưỡi hổ là cây gì?
- Công dụng của cây lưỡi hổ
- Ý nghĩa phong thủy của cây lưỡi hổ
- Các loại cây lưỡi hổ thường gặp.
- Cây lưỡi hổ thái
- Cây lưỡi hổ xanh
- Cây lưỡi hổ vàng
- Cây lưỡi hổ vàng lửa
- Cây lưỡi hổ trắng
- Cây lưỡi hổ hình trụ
- Cây lưỡi hổ vằn
Cây lưỡi hổ thuộc họ Măng tây, chiều cao khoảng 50 – 60cm. Cây có thân dạng dẹt, mọng nước, nhìn có vẻ sắc nhọn nguy hiểm nhưng thân rất mềm, không làm đứt tay khi chạm vào. Trên thân có 2 màu xanh và màu vàng dọc từ gốc đến ngọn. Đây là loại cây cảnh được nhiều gia đình lựa chọn để trang trí nhà ở vì nó rất dễ chăm sóc, có thể sống trong điều kiện thiếu ánh sáng.
Cây lưỡi hổ cũng có khả năng chịu nóng tốt. Ngoài giá trị thẩm mỹ, lưỡi hổ còn có tác dụng thanh lọc & hấp thu tốt các độc tố gây ung thư không khí, bên cạnh đó Cây lưỡi hổ còn là cây đem lại nhiều tài lộc và may mắn cho người trồng.
Các Loại Cây Lưỡi Hổ
Công dụng của cây lưỡi hổ
– Làm giảm dị ứng ở da: Lá cây cũng có tác dụng tương tự như lá nha đam, có tính sát khuẩn và kháng viêm nên thường được dùng để điều trị một số chứng dị ứng ở da. Nếu làn da bị bỏng, rộp, cháy nắng hay bị xước do va chạm thì đây chính là phương pháp tự nhiên giúp bạn có thể sát khuẩn nhanh chóng. Ngoài ra, chiết xuất từ lá của cây lưỡi hổ có thể điều chế thành các loại kem dưỡng da, kem chống nắng giúp làm sáng da, căng mịn và se khít lỗ chân lông.
– Thanh lọc không khí, loại bỏ độc tố: Các không gian công cộng như các khu văn phòng trong các tòa nhà cao tầng, bệnh viện, công sở, trường học, xí nghiệp… nên trồng cây này để giúp thanh lọc không khí, khử khuẩn, giảm các triệu chứng ho, sổ mũi, hắt hơi do không khí nhiễm khuẩn gây ra. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng cây lưỡi hổ có thể hấp thụ đến 107 loại độc tố, trong đó có nhiều loại độc tố gây ung thư như formaldehyde, xylene, toluene và nitơ oxit…
Cây Lưỡi Hổ Trồng Chậu Cao
– Giảm căng thẳng, mệt mỏi: Nhiều người khi làm việc tại các toà nhà văn phòng, cao ốc thường cảm thấy cơ thể mệt mỏi, căng thẳng do không gian kín, ít thông khí. Cây giúp giảm stress và tạo màu sắc tươi mới cũng như cảm giác thư thái cho con người. Chính vì vậy mà hầu hết các văn phòng công ty trong các tòa cao ốc đều ưa trồng cây lưỡi hổ để đảm bảo sức khỏe cho mọi người.
– Tạo giấc ngủ ngon: Khác với những loại cây khác thường nhả khí CO2 vào ban đêm, cây lưỡi hổ ban đêm vẫn hấp thụ độc tố qua lá và nhả ra oxy tinh khiết, tạo môi trường trong lành cho giấc ngủ ngon.
– Chữa hôi miệng: Với mùi thơm dễ chịu đặc trưng của thảo dược và khả năng kháng khuẩn của mình, gel của cây lưỡi hổ thường được dùng làm nước súc miệng, sẽ có tác dụng giảm sâu răng, hôi miệng và trị các chứng chảy máu chân răng rất hiệu quả.
[/url]Xem thêm: Cây Lộc Vừng có mấy loại? Ý nghĩa và cách trồng
– Trị hen suyễn: Đối với những người bị hen suyễn, sử dụng gel của cây lưỡi hổ pha vào nước nóng sau đó hít lấy hơi nước đang bốc lên để các tinh chất chống viêm bám lên niêm mạc mũi, họng sẽ giúp ngăn chặn được cơn suyễn kéo dài và giúp hô hấp thuận lợi hơn.
– Điều trị bệnh đường tiêu hóa: Aloin, aloe-emodin và barbaloin trong lá lưỡi hổ có khả năng giúp dạ dày được co bóp đều, kích thích tiêu hóa tốt. Bạn có thể dùng chúng làm nước ép để uống, sẽ trị được chứng trào ngược axit, đầy hơn khó tiêu, ợ hơi, giúp nhuận tràng, lợi gan, giảm nóng trong người.
Ý nghĩa phong thủy của cây lưỡi hổ
Ở một số nước phương Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, cây tượng trưng cho sức mạnh của chúa sơn lâm. Còn ở Thổ Nhĩ Kỳ, lưỡi hổ giống như một con dao sắc giúp bảo vệ gia đình khỏi những điều xấu xa. Ngoài ra nó còn có tác dụng trừ tà, xua đuổi ma quỷ, những điều xui xẻo, xua đi bùa chú. Lá cây thường mọc thẳng thể hiện sự quyết đoán, ý chí tiến lên cũng như sự kiên cường của người trồng.
Ngoài ra cây còn mang ý nghĩa may mắn, giúp gia chủ phát tài, phát lộc, dồi dào tiền bạc. Do đó nhiều người thường mua cây lưỡi hổ để làm quà tặng đối tác, bạn bè, người thân vào những dịp đặc biệt như mừng tân gia, mừng năm mới.
Tuy nhiên, để đảm bảo yếu tố phong thủy thì khi mua hoặc tặng cây lưỡi hổ cho bất kỳ ai, bạn cũng nên tìm hiểu xem tuổi, mệnh của người đó có hợp với cây không. Vậy cây lưỡi hổ hợp mệnh gì? Cây lưỡi hổ kỵ tuổi nào?
Theo các chuyên gia phong thủy, cây lưỡi hổ có 2 dải màu xanh lá cây và vàng dọc từ gốc đến ngọn, hai màu này tương ứng với mệnh Mộc và mệnh Kim. Chính vì vậy, cây lưỡi hổ sẽ hợp với người mệnh Mộc, Hỏa, Kim, Thủy, kỵ với những người mệnh Thổ. Tuổi hợp với loài cây này sẽ tương ứng với 4 cung mệnh trên:[/size]
- Mệnh Hỏa: Đinh Mão, Ất Tỵ, Mậu Tý, Kỷ Sửu…
- Mệnh Kim: Tân Hợi, Canh Tuất, Quý Mão, Nhâm Dần…
- Mệnh Thủy: Nhâm Thìn, Giáp Thân, Ất Hợi, Quý Tỵ…
- Mệnh Mộc: Kỷ Hợi, Mậu Tuất, Tân Mão, Nhâm Tý, Canh Thân
Những người tuổi Ngọ đặc biệt phù hợp và sẽ có thêm nhiều may mắn hơn nếu chọn cây lưỡi hổ để trồng. Tuổi Ngọ thường được biết đến là những người mạnh mẽ, kiên cường và đầy nhiệt huyết. Họ hướng ngoại, xuất chúng và có khả năng lãnh đạo tốt. Về mặt tài chính họ cũng rất tốt bởi biết cách kiếm tiền và giữ tiền giỏi. Những tính cách này rất hợp với cây lưỡi hổ, loại cây có lá vươn thẳng cứng cỏi và độc lập.
Cây lưỡi hổ cảnh
Ngoài ra, nếu bạn thuộc các tuổi hợp nhưng mệnh không hợp với cây lưỡi hổ thì vẫn có thể trồng và sử dụng loại cây này để trang trí trong nhà hay văn phòng và có thể giải bằng các màu sắc của chậu cây cùng đá rải bề mặt phù hợp với mệnh của mình là được.
Các loại cây lưỡi hổ thường gặp.
Hiện nay, người ta thống kê có tất cả 70 loại cây lưỡi hổ trên thế giới. Chúng thường được phân loại dựa theo hình dáng và màu sắc của lá. Một số cây lưỡi hổ được trồng phổ biến tại Việt Nam như sau:
Cây lưỡi hổ thái
Cây lưỡi hổ thái có đặc điểm sinh lý như: Lá có dạng hẹp nhọn về phía hai đầu, có chiều rộng từ 3-6cm, dài 25-45cm, lá có màu xanh đậm viền màu vàng, bóng đẹp. Với những đặc điểm như vậy cây rất phù hợp để các bạn lựa chọn làm cây để bàn, cây trang trí ban công.
Là cây nhiệt đới nên rất phù hợp với khí hậu của nước Việt Nam. Cây sinh trưởng và phát triển tốt trong môi đất và nước (thuỷ sinh).
Cây lưỡi hổ xanh
Cây lưỡi hổ xanh ngoài ra còn được các nhà vườn gọi là cây lưỡi hổ thường, để dễ dàng phân biệt với cây lưỡi hổ thái. Chúng có đặc điểm như; có lá màu xanh đậm viền vàng, lá dài từ 0.3-0.8m, có bộ lá đẹp. Củng như các loại khác, cây sinh trưởng và phát triển tốt trong mọi điều kiện thời tiết, nắng nóng và bóng râm. Ngày nay được nhiều người lựa chọn làm cây trang trí ở văn phòng làm việc, nhà ở, resort, quán café, khách sạn…
Xem thêm: Ý nghĩa Thiêng liêng Của Cây Sala Tác dụng Và cách Chăm sóc
Ngoài tác dụng thanh lộc không khí, cây còn mang nhiều ý nghĩa phong thuỷ sâu sắc, mang ý nghĩa trừ tà, đem đến tài lộc và may mắn cho bạn.
Cây lưỡi hổ vàng
Ngày nay cây lưỡi hổ vàng được rất nhiều người biết đến, cây có màu sắc đặc biệt khác với các loại khác. Lá của cây có màu vàng sáng, có viền vàng chiếm 1/2 diện tích của lá, ở giữa màu xanh nhạt. Lá có chiều dài ngắn từ 15-25cm thích hợp lựa chọn trang trí làm đẹp không gian phòng khách, chậu lưỡi hổ mini để bàn làm việc, trang trí ban công…
Cây lưỡi hổ vàng lửa
Là loại lưỡi hổ có màu sắc đặc biệt: lá non mới ra, mặt ngoài là có màu xanh sẫm và mặt trong lá màu vàng đồng. Màu sắc lá biến đổi biến đổi liên tục khi cây trưởng thành, màu vàng đồng biến đổi thành màu xanh sẫm. Ngoài những đặc điểm nổi bật đó, cây còn mang ý nghĩa thể hiện sự mạnh mẽ không ngừng cố gắng vươn lên nên được rất nhiều người ưa chuộng.
Cây lưỡi hổ trắng
Cây lưỡi hổ trắng thường có tên gọi khác là lưỡi hổ bạch kim. Cây có màu sắc khác hoàn toàn so với các loài khác, toàn thân và lá cây đều màu trắng. Cây được các nhà nghiên cứu lai tạo để đa dạng chủng loài tạo nên sự khác biệt nhằm đáp ứng nhu cầu người sử dụng. Cây có chiều cao tối đa từ 30-40cm, sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong môi trường râm mát. Cây thường được trồng chậu thuỷ sinh hoặc chậu đất nhỏ để bàn làm việc nhằm thanh lộc không khí mang tài lộc, may mắn, công việc thuận lợi cho bạn.
Cây lưỡi hổ hình trụ
Cây có hình dạng khá thú vị, lá cây hình tròn mọc dài trông như hình trụ, lá cây lớn ở phần gốc và nhọn ở đỉnh. Được người Việt ưa chuộng vài năm trở lại đây bởi hình dáng đặc biệt của nó. Có chiều cao khoảng 25 – 80c, với chiều cao đó các bạn có thể lựa chọn làm cây trang trí nội thất, cây trang trí bàn làm việc mang không gian xanh cho căn phòng của bạn.
Cây lưỡi hổ vằn
Cây lưỡi hổ vằn hay còn gọi là cây lưỡi hổ đốm đen, lưỡi hổ mèo. Cây này có 2 loại, một loại lùn và một loại cây cao. Chúng có màu sắc lá giống nhau.
Cây có đặc điểm sinh trưởng và ý nghĩa giống các loại khác. Lá cây có đặc điểm như tên gọi của chúng, lá màu xanh bạc xen kẻ đốm màu xanh đen, không có viền lá trông rất bắt mắt. Cây có kích thước từ 20-80cm là sự lựa chọn tuyệt vời để làm cây trang trí để bàn, ban công hay cây trang trí nội thất. Ngoài ra cây còn được nhiều người lựa chọn làm cây trồng viền cho công viên, resort…
Cây lưỡi hổ nên đặt vị trí nào trong nhà?
Ngoài việc tìm hiểu cây lưỡi hổ hợp với tuổi nào, bạn còn cần tìm hiểu thêm xem nên đặt cây lưỡi hổ ở vị trí nào thích hợp nhất và mang lại nhiều tài lộc nhất?
Tuỳ vào dụng ý và nhu cầu sử dụng mà bạn có thể chọn vị trí nên đặt cây lưỡi hổ ở đâu trong nhà. Ở mỗi vị trí đặt cây lưỡi hổ lại có những tác dụng khác nhau.
Cây lưỡi hổ đặt ở phòng khách
Phòng khách là vị trí thu hút tài lộc cho gia đình. Đồng thời, đây cũng là nơi để thể hiện cá tính, phong cách hay sở thích của chủ nhân, nhằm gây ấn tượng đối với các vị khách ghé thăm. Lưỡi Hổ đặt nơi phòng khách là khá thích hợp, nhất là nơi góc phòng hoặc bên cạnh kệ tivi, bên cạnh ghế sô-pha. Hai chậu Lưỡi Hổ đặt ngay hai bên lối cửa ra vào, cũng là cách án ngữ, xua đuổi bùa chú và mang vận may đến cho căn nhà của bạn.
Xem thêm: Cách chăm sóc cây Tùng Thơm đúng cách? Ý nghĩa và Công dụng
[url=https://xanhbonsai.com/cay-tung-thom/]
Cây lưỡi hổ đặt trong phòng ngủ
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cây Lưỡi Hổ có khả năng hấp thụ nhiều khí độc như nicotine (khói thuốc lá), oxit nitơ và formaldahyde, … Đồng thời, loại cây này thuộc cây có cơ chế sinh học ngược, nhả khí oxy và hút cacbonic vào ban đêm, nên sẽ cung cấp thêm oxy cho quá trình hô hấp của con người. Do đó, đây là lựa chọn hàng đầu cho việc trồng cây trong phòng ngủ.
Cây lưỡi hổ đặt trên bàn làm việc
Ngoài những chậu cây Lưỡi Hổ nội thất cao từ 1m trở lên, cây này còn có nhiều loại mini như Lưỡi Hổ Thái, Lưỡi Hổ vàng. Vị trí đặt cây Lưỡi Hổ mini thích hợp nhất vẫn là trên bàn làm việc. Chúng vừa hút tia tử ngoại từ máy tính, đem lại không gian làm việc trong lành, lại vừa giúp công việc của bạn thêm hanh thông, thuận lợi nữa đấy.
Cây lưỡi hổ đặt trong phòng tắm
Cây Lưỡi Hổ là loại cây ưa bóng râm, có thể sống trong phòng thiếu ánh sáng một khoảng thời gian dài. Kể cả khi độ ẩm và áp suất trong phòng tắm cao, thì điều ấy cũng không làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây Lưỡi Hổ.
Không chỉ dễ trồng, lá của nó có thể hút bớt hơi nước, khí độc hại có trong không khí. Đây là sự lựa chọn lý tưởng cho nhà tắm và nhà vệ sinh. Tuy nhiên, khi trồng cây Lưỡi Hổ trong phòng tắm thì bạn nên lưu ý lau lá thường xuyên, phòng trừ côn trùng sâu bệnh phát triển, vì đây là môi trường ẩm thấp dễ sinh bệnh cho cây.
Cây lưỡi hổ đặt ngoài sân
Nhiều người thích đặt cây Lưỡi Hổ ngoài sân vì cây có tác dụng trừ tà, xua đuổi bùa chú, ma quỷ khá tốt. Cây được trồng chậu treo trước cửa nhà thay cho những nhánh Xương Rồng gay gắt, hoặc trồng thành hàng ngoài sân vườn, ngoài cổng.
Chắc các bạn sẽ bất ngờ với một loại cây biết đến để làm đẹp không gian và có tác dụng trong phong thủy này rồi đúng không? Nếu ngôi nhà bạn có trẻ con hay sợ các chất độc từ cây cảnh thì cây Lưỡi Hổ là một sự lựa chọn tuyệt vời. Mong rằng bạn sẽ chọn cho mình được những loại cây trồng cho gia đình phù hợp nhất.
Chậu cây cảnh lưỡi hổ
Trên đây là những thông tin về công dụng và ý nghĩa phong thuỷ của cây lưỡi hổ. Ngoài ra, bạn có thể chọn nhiều loại cây cảnh trong nhà khác tại Xanh Bonsai để trang trí phù hợp với nội thất và phong thủy của bạn. Hãy liên hệ ngay với Xanh bonsai để lấy những cây khỏe mạnh, không sâu bệnh và được tư vấn miễn phí và cách trồng cũng như cách chăm sóc cây lưỡi hổ và nhiều loại cây khác.
Các câu hỏi thường gặp:
Cây lưỡi hổ có công dụng gì?
Cây giúp thanh lọc không khí, loại bỏ độc tố, giảm căng thẳng và mệt mỏi,… Xem thêm
Cây lưỡi hổ hợp với mệnh nào?
Cây lưỡi hổ sẽ hợp với người mệnh Mộc, Hỏa, Kim, Thủy, kỵ với những người mệnh Thổ.
Cây lưỡi hổ nên đặt ở vị trí nào trong phòng khách?
Nên đặt hai chậu cây lưỡi hổ ngay hai bên lối cửa ra vào, cũng là cách án ngữ, xua đuổi bùa chú và mang vận may đến cho căn nhà của bạn.[/size]
Be Vegan, make peace.