2021-07-19, 05:32 PM
(tt) Ngài Nandamālābhivaṃsa giảng Luận Giải Về Nghiệp (1) (6-17)
https://theravada.vn/wp-content/uploads/...evised.pdf
CHƯƠNG NĂM Không Có Danh Sách Chờ Đợi Đối Với Việc Tái Sanh
Một lần nọ, tôi có đến nước Đức để dạy Thắng Pháp (Abhidhamma). Trong lớp học, có một học viên hỏi như sau: “Nhân bản vô tính có thể được giải thích dựa trên Thắng Pháp (Abhidhamma) không? Việc đó có thể xảy ra không?”
Tôi đã trả lời như sau: “Việc đó có thể xảy ra. Nếu các điều kiện cần thiết cho việc thụ thai hiện hữu, thì nó sẽ xảy ra, không quan trọng chế độ hay phương thức xảy ra là gì.”
Để cho việc thụ thai xảy ra, những điều kiện này phải có mặt, nói chung: thường là ngay trước thời kinh nguyệt của người mẹ (1) . Phải có sự kết hợp của tinh trùng và trứng (2). Và gantabba (3) sẽ có mặt ở đó để được thụ thai.
Gantabba này ám chỉ cho cái gì? Nó là người vừa mới chết và sẵn sàng được sanh ra. Có nhiều quan điểm khác nhau ngay từ những thời cổ xưa về gantabba này. Một vài truyền thống cũng như một vài trường phái Phật giáo tin rằng linh hồn của người mới vừa chết phải đợi khoảng từ bảy cho đến 49 ngày để được đi tái sanh. Nhiều dân tộc có xu hướng suy nghĩ theo cách này. Ví dụ, người Tây Tạng tin rằng nó phải mất 49 ngày. Người Nhật cũng tin vào những linh hồn như vậy.
(1) Mātāca utunī.
(2) Mātāpitaro sannipatitā.
(3) ND: Chúng tôi để nguyên thuật ngữ Pāḷi không chuyển ngữ. Ý nghĩa của thuật ngữ này sẽ được giải thích trong các đoạn văn tiếp theo.
Vào năm 1997, tôi có viếng thăm nước Nhật và có ghé Koyasan, nơi có khá nhiều tự viện. Tôi có gặp một tu sĩ người Nhật đang tụng đọc các bài chú cho những người chết. Tôi đã hỏi vị đó lý do tại sao. Vị đó trả lời rằng, tụng đọc để giúp cho những linh hồn đang sống trong các ngôi mộ, để hướng dẫn họ tìm một kiếp sống mới.
Tôi hỏi: “Đạo hữu có biết có được bao nhiêu linh hồn tìm được kiếp sống mới thông qua việc chú tụng của mình không?”
Vị đó trả lời: “Tôi không biết. Nhưng tôi phải tụng đọc theo truyền thống.”
Ở những nơi khác cũng vậy, mọi người tụng đọc trên người mới vừa chết, nghĩ rằng linh hồn đó đang tìm kiếm sự tái sanh. Mục đích của họ là giúp hướng dẫn cho gantabba đó vào kiếp sống mới. Tại Singapore và Mã-lai, một số người còn tụng đọc một vài bài Thắng Pháp (Abhidhamma) trên xác chết.
Nhiều người tại Miến Điện cho rằng, khi một người chết, linh hồn hay tâm thức (viññāṇa) (được gọi là “bươm bướm” (1)) còn vương vấn xung quanh ngôi nhà trong bảy ngày.
Một vài người tin rằng lúc chết, linh hồn của người chết xuất ra để tìm nơi nó có thể bắt đầu cuộc sống mới. Vì chưa thể tìm được, linh hồn nương trú tạm thời vào một đời sống tạm thời được gọi là antarābhava (2). Họ nghĩ rằng người đó trở thành ma quỷ trong suốt thời gian này. Tôi nghĩ hầu hết mọi người đều xem đời sống của ma quỷ là giai đoạn này, tức là antarābhava này. Tuy nhiên, kiếp sống của ma quỷ là kiếp sống của một ngạ quỷ (peta). Chúng ta không thể nhìn thấy chúng sanh này được bằng mắt trần; cho nên, mọi người gọi nó là “linh hồn”. Tôi có biết một người có thể nhớ lại kiếp sống trước của mình là một ngạ quỷ (peta) – chứ không phải là một gantabba.
(1) Leik-pya trong tiếng Miến.
(2) Antara = khoảng thời gian; bhava = đời sống. Cho nên, nó có nghĩa là khoảng thời gian ở giữa đời sống này và đời sống kế tiếp. ND: Trong tiếng Việt, khái niệm này có vẻ tương tự với khái niệm về “thân trung ấm”.
Nhớ về đời sống là một ngạ quỷ (peta)
Ngài là một tu sĩ người Miến, U Sobhana, bây giờ đã hơn 80 tuổi. Ngài đã từng ở tại San Francisco cùng với Sayadaw U Sīlānanda. Ngài đã kể cho tôi nghe về kiếp sống quá khứ của mình đã sống tại cùng một ngôi làng, nhưng ở một ngôi nhà khác: tức là trong kiếp sống quá khứ, một ngôi nhà; kiếp sống này, một ngôi nhà khác. Ngài có thể nhớ tên gọi của mình trong kiếp sống đó và lý do tại sao ngài chết. Ngài có thể nhớ mọi thứ: việc ngài mắc bệnh và được điều trị trong bệnh viện như thế nào. Nhưng ngài đã chết vì bệnh đó không thể chữa lành được. Ngài nhớ rằng mọi người mang xác của ngài đi và tổ chức lễ mai táng. Sau đó, ngài không thể nhớ cái gì đã xảy ra. Điều tiếp theo ngài nhớ được là ngài đã ngồi một mình dưới một cội cây trong rừng sâu. Không có ai xung quanh cả. Rồi ngài nghe ai đó gọi tên mình. Ngài đứng dậy để nhìn và thấy một người đàn ông quý phái đang cưỡi một con ngựa trắng.
“Hãy đi theo tôi.” Người đàn ông đó ra lệnh như vậy. Cho nên, ngài đi theo. Khi họ đi ra khỏi khu rừng, ngài thấy rằng họ đi vào một ngôi làng. “Ồ, đây là làng của tôi.”
Ngài thốt lên vì nhận ra nó từ kiếp trước.
Khi vào trong làng, người đàn ông chỉ vào một ngôi nhà và nói: “Hãy đi vào ngôi nhà đó đi.”
Ngài nhận ra rằng đó là ngôi nhà trước đây của mình. Mặc dầu ngài cố đi vào ngôi nhà, nhưng ngài không thể đi vào được vì không có ai cho ngài vào.
Người đàn ông lại bảo ngài: “Nếu không thể vào ngôi nhà đó được, thì hãy đi vào ngôi nhà này vậy.”
Và ngài đã sanh ra trong ngôi nhà đó trong kiếp hiện tại này.
Vì hai đời sống đó ở trong cùng một làng, nhiều người vẫn có thể nhớ được ngày chết của ngài. Nếu tính luôn thời gian chín tháng trong bụng mẹ, thì có hai tháng cách khoảng giữa hai đời sống. Ngài nghĩ rằng trong suốt thời gian đó, ngài đã trở thành một ngạ quỷ (peta) ngay sau khi chết. Đó là lý do tại sao khi làm một chúng sanh khác, ngài có thể chứng kiến được chính tang lễ của mình – đi theo mọi người mang xác ngài đi thiêu. Rồi thấy mình ngồi một mình trong rừng sâu: đó là một ngạ quỷ (peta). Ngài đã không phải đang chờ đợi một kiếp sống mới.
Nhiều người là Phật tử nhưng vẫn tin vào đời sống trung chuyển này – họ có những quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, nếu họ nghiên cứu giáo lý của Đức Phật một cách cẩn thận, họ sẽ tìm thấy rằng Ngài đã dạy rằng tái sanh đến kề liền sau khi cái chết xảy ra. Ngài đã giải thích rằng nó là hiện tượng vô gián duyên (anantarapaccayo) (1) . Điều này có ý muốn nói rằng tục sinh đến liền ngay sau chết mà không có khoảng cách nào giữa chúng. Ngay sau khi tâm tử (cuti) diệt đi, tâm tục sinh (paṭisandhi) sanh lên ngay lập tức. Giống như lấy dao chém nước, nước sẽ nhập vào lại ngay lập tức.
(1) Một trong 24 duyên trong Duyên Hệ (Paṭṭhāna)
Không có trạng thái đợi chờ để tái sanh như trong danh sách chờ đợi. Việc này không giống như chuyện các du khách chưa có vé được để tên trong danh sách chờ đợi. Những chúng sanh ước ao được sanh vào thế giới loài người không phải cần có vé, hoặc không phải đợi chờ đến lượt của mình theo danh sách chờ đợi. Việc này không diễn ra hoặc không có hoạt động theo cách như vậy.
Không có khoảng cách giữa cái chết và kiếp sống liền kề
Thậm chí không có một giây đồng hồ ngắn ngủi ở giữa thời điểm một người qua đời và thời điểm người đó đi tái sanh. Nếu những yếu tố thích hợp hay thuận lợi có mặt, thì thông qua nghiệp lực, tâm tục sinh của người đó xuất hiện tức thời ngay tại nơi các yếu tố đó tồn tại – cho dầu nơi đó có cách xa đến độ nào.
Nó giống như việc phát sóng tín hiệu truyền hình, truyền thanh từ ngoại quốc vậy. Với dụng cụ và thiết bị thích ứng để nhận tín hiệu, hình ảnh và âm thanh sẽ xuất hiện ngay lập tức. Điều này cũng như vậy cho thai bào mới và người với tâm tử (cuti citta). Khi cái tâm cuối cùng này diễn ra – chỉ tồn tại trong một sát-na tâm với ba tiểu sát-na sanh, trụ và diệt (1) – ở giai đoạn diệt của nó, tâm sanh lên tiếp theo sau đó không bị gián đoạn, chính là gantabba, tức là yếu tố đi tục sinh. Nó xuất hiện ở nơi thích hợp hay hợp thời cho việc tái sanh. Luôn luôn có một nơi thích hợp dành cho nó: thậm chí trong phòng thí nghiệm tạo ra những nhân bản vô tính.
Gantabba xuất hiện như thế nào
Trong Giáo Lý Duyên Khởi (Paṭiccasamuppāda), Đức Phật đã dạy rằng sanh nghiệp (tức là hành (saṅkhāra)) làm duyên cho tâm tục sinh: saṅkhāra paccayā viññāṇaṃ (2). Rồi trong một mối quan hệ khác, Ngài dạy rằng “Viññāṇa paccayā nāma-rūpaṃ” (Thức Chương V: Không Có Danh Sách Chờ Đợi Đối Với Việc Tái Sanh 33 duyên cho danh sắc). Ở đây, thức (viññāṇa) là yếu tố dẫn đầu – chứ không phải là yếu tố làm việc tạo sinh. Khi nó sanh lên, danh pháp (nāma) sanh lên cùng với nó kèm với sắc pháp do nghiệp tạo. Trong trường hợp này, danh pháp (nāma) chỉ cho các tâm sở (cetasika) mà thôi. Tất cả đều do nghiệp tạo.
(1) Uppāda, ṭhiti và bhaṅga
(2) Ở đây, saṅkhāra là tâm sở tư (cetanā), mà Đức Phật đã tuyên bố là nghiệp (kamma).
Chúng ta phải bàn về hành (saṅkhāra) này vốn thuộc vào kiếp sống trước. Tâm (viññāṇa) quả mà nó tạo ra thì thuộc vào đời sống kế tiếp: Chúng ta gọi nó là sự tục sinh của đời sống mới. Hai kiếp sống này gặp nhau, có quan hệ với nhau như thế nào?
Các bạn thấy rằng chết đi theo sau cái tâm cuối cùng của một đời sống, tức là tâm tử (cuti citta). Nhưng cái giây phút cực kỳ quan trọng cuối cùng thì không phải là tâm tử. Tử (cuti) chỉ biểu hiện điểm kết thúc của dòng tâm cuối cùng giống như ánh lửa cuối cùng của cây nến vậy. Những đổng lực cận tử (maranāsanna javana) xảy ra trước đó mới là tiên quyết. Lý do những đổng lực (javana) này cực kỳ quan trọng là vì chúng nắm bắt đối tượng cuối cùng vốn do nghiệp (kamma) tạo ra (1) . Đối tượng này tạo sinh ra sự tái sanh vì nó sẽ còn tiếp tục tồn tại cho đến kiếp sống kế tiếp mà không có sự gián đoạn.
(1) Giả sử trước khi chết, người đó thấy một đối tượng rất mạnh (cảnh rất lớn). Như vậy, lộ tâm cuối cùng của người đó là lộ tâm nhãn môn cảnh rất lớn: B1 – B2 – B3 – Hướng ngũ môn (Pañcadvārāvajjana) – Nhãn thức (Cakkhuviññāṇa) – Tiếp thâu (Sampaṭicchana) – Quan sát (Santīraṇa) – Đoán định (Voṭṭhabbana) – Đổng lực (Javana) 1 – Đổng lực (Javana) 2 – … – Đổng lực (Javana) 5 – Na cảnh (Tadārammaṇa) 1 – Na cảnh (Tadārammaṇa) 2 – B – Tử (Cuti) – Tục sinh (Paṭisandhi) – B – B… Và vân vân. Ở đây, B là Hữu phần (Bhavaṅga).
Với sự diệt đi của tâm tử (cuti citta), tâm tục sinh sanh lên, do nghiệp (kamma) tạo ra. Tuy nhiên, không phải chỉ do một mình nghiệp (kamma), nó phải có những điều kiện hỗ trợ khác. Chúng là những yếu tố nào? Một trong Luận Giải Về Nghiệp Phần I: Tử Và Tục Sinh 34 những yếu tố đó là đối tượng cuối cùng do những đổng lực cận tử (maranāsanna javana) bắt lấy. Nó hoạt động với tư cách là một sự hỗ trợ. Nương tựa vào nó, tâm (viññāṇa) sanh lên. Nếu không có đối tượng để bám vào, không có tâm (citta) có thể tồn tại. Bản chất, hay đặc tính, của nó là biết cảnh. Điều không thể chối cãi được là chính nghiệp (kamma) tạo ra nó. Tuy nhiên, chỉ bằng cách bám vào đối tượng do nghiệp tạo này, nó mới có thể sanh lên, giống như nó phải bám chặt vào một sợi dây thừng vững chắc. Bằng không, không có sự tục sinh (paṭisandhi) nào có thể hiện hữu được.
Như vậy, đối tượng này thuộc vào cả hai kiếp sống. Nó đã bắt đầu trong kiếp sống trước và tiếp tục trong kiếp sống mới (1), giống như tạo ra một chiếc cầu nối. Không có chiếc cầu này, chúng ta không thể tiếp tục đi vào đời sống kế tiếp.
Trong các cõi dành cho những chúng sanh ngũ uẩn, không chỉ có đối tượng mà còn sắc ý vật (vatthu-rūpa) (2) cũng phải tồn tại để làm vật nương hay nơi nương cho tâm. Điều này có nghĩa là phải có nơi nương cho tâm tục sinh (paṭisandhi) nương vào. Cho nên, bám vào đối tượng giống như là bám vào sợi dây phơi áo quần, tâm tục sinh cùng một lúc có thể nương vào sắc ý vật (vatthurūpa) giống như là dựa vào một chỗ ngồi. Với hai sự hỗ trợ này, tâm tục sinh (paṭisandhi) có thể thiết lập nên sự tồn tại cho chính nó.
(1) Sau đó, đối tượng mới này trở thành cảnh quá khứ (của kiếp sống quá khứ), được bắt bởi tâm tục sinh (paṭisandhi), tâm hữu phần (bhavaṅga) và tâm tử (cuti) của kiếp sống mới. Như vậy, đối tượng này xác định đời sống mới của chúng ta. Nếu nó là một cảnh xấu (ví dụ như một cảnh đáng sợ), nó sẽ tạo ra ảnh hưởng hay hậu quả xấu cho kiếp sống kế tiếp.
(2) Ba loại sắc pháp (rūpa) do nghiệp (kamma) tạo cùng xuất hiện với danh pháp (nāma) tại thời điểm tục sinh: thần kinh xúc giác (kāya pasāda), sắc giới tính (bhāva) và sắc ý vật (hadaya vatthu). Bốn sắc thần kinh còn lại (thần kinh thị giác, thần kinh thính giác, thần kinh khứu giác và thần kinh vị giác) sẽ xuất hiện sau.
(Hãy lưu ý rằng không phải bất kỳ cõi hiện hữu nào cũng có sắc ý vật (vatthu-rūpa) làm nơi nương, đặc biệt là các cõi vô sắc (arūpa), tức là những nơi mà chúng sanh không có sắc pháp (rūpa).) Như vậy, khi tâm tử diệt đi, tâm (viññāṇa), tức là tâm tục sinh, xuất hiện không có khoảng cách gián đoạn nào vì tiến trình tâm thức trôi chảy liên tục không gián đoạn. Đây là sự khởi đầu của một đời sống mới như đã được Đức Phật giảng giải (1) .
(1) Bhava Sutta (Aṅguttara Nikāya) – Kinh Hiện Hữu, Phẩm Ānanda, Chương Ba Pháp, Tăng Chi Bộ Kinh.
(còn tiếp)
https://theravada.vn/wp-content/uploads/...evised.pdf
CHƯƠNG NĂM Không Có Danh Sách Chờ Đợi Đối Với Việc Tái Sanh
Một lần nọ, tôi có đến nước Đức để dạy Thắng Pháp (Abhidhamma). Trong lớp học, có một học viên hỏi như sau: “Nhân bản vô tính có thể được giải thích dựa trên Thắng Pháp (Abhidhamma) không? Việc đó có thể xảy ra không?”
Tôi đã trả lời như sau: “Việc đó có thể xảy ra. Nếu các điều kiện cần thiết cho việc thụ thai hiện hữu, thì nó sẽ xảy ra, không quan trọng chế độ hay phương thức xảy ra là gì.”
Để cho việc thụ thai xảy ra, những điều kiện này phải có mặt, nói chung: thường là ngay trước thời kinh nguyệt của người mẹ (1) . Phải có sự kết hợp của tinh trùng và trứng (2). Và gantabba (3) sẽ có mặt ở đó để được thụ thai.
Gantabba này ám chỉ cho cái gì? Nó là người vừa mới chết và sẵn sàng được sanh ra. Có nhiều quan điểm khác nhau ngay từ những thời cổ xưa về gantabba này. Một vài truyền thống cũng như một vài trường phái Phật giáo tin rằng linh hồn của người mới vừa chết phải đợi khoảng từ bảy cho đến 49 ngày để được đi tái sanh. Nhiều dân tộc có xu hướng suy nghĩ theo cách này. Ví dụ, người Tây Tạng tin rằng nó phải mất 49 ngày. Người Nhật cũng tin vào những linh hồn như vậy.
(1) Mātāca utunī.
(2) Mātāpitaro sannipatitā.
(3) ND: Chúng tôi để nguyên thuật ngữ Pāḷi không chuyển ngữ. Ý nghĩa của thuật ngữ này sẽ được giải thích trong các đoạn văn tiếp theo.
Vào năm 1997, tôi có viếng thăm nước Nhật và có ghé Koyasan, nơi có khá nhiều tự viện. Tôi có gặp một tu sĩ người Nhật đang tụng đọc các bài chú cho những người chết. Tôi đã hỏi vị đó lý do tại sao. Vị đó trả lời rằng, tụng đọc để giúp cho những linh hồn đang sống trong các ngôi mộ, để hướng dẫn họ tìm một kiếp sống mới.
Tôi hỏi: “Đạo hữu có biết có được bao nhiêu linh hồn tìm được kiếp sống mới thông qua việc chú tụng của mình không?”
Vị đó trả lời: “Tôi không biết. Nhưng tôi phải tụng đọc theo truyền thống.”
Ở những nơi khác cũng vậy, mọi người tụng đọc trên người mới vừa chết, nghĩ rằng linh hồn đó đang tìm kiếm sự tái sanh. Mục đích của họ là giúp hướng dẫn cho gantabba đó vào kiếp sống mới. Tại Singapore và Mã-lai, một số người còn tụng đọc một vài bài Thắng Pháp (Abhidhamma) trên xác chết.
Nhiều người tại Miến Điện cho rằng, khi một người chết, linh hồn hay tâm thức (viññāṇa) (được gọi là “bươm bướm” (1)) còn vương vấn xung quanh ngôi nhà trong bảy ngày.
Một vài người tin rằng lúc chết, linh hồn của người chết xuất ra để tìm nơi nó có thể bắt đầu cuộc sống mới. Vì chưa thể tìm được, linh hồn nương trú tạm thời vào một đời sống tạm thời được gọi là antarābhava (2). Họ nghĩ rằng người đó trở thành ma quỷ trong suốt thời gian này. Tôi nghĩ hầu hết mọi người đều xem đời sống của ma quỷ là giai đoạn này, tức là antarābhava này. Tuy nhiên, kiếp sống của ma quỷ là kiếp sống của một ngạ quỷ (peta). Chúng ta không thể nhìn thấy chúng sanh này được bằng mắt trần; cho nên, mọi người gọi nó là “linh hồn”. Tôi có biết một người có thể nhớ lại kiếp sống trước của mình là một ngạ quỷ (peta) – chứ không phải là một gantabba.
(1) Leik-pya trong tiếng Miến.
(2) Antara = khoảng thời gian; bhava = đời sống. Cho nên, nó có nghĩa là khoảng thời gian ở giữa đời sống này và đời sống kế tiếp. ND: Trong tiếng Việt, khái niệm này có vẻ tương tự với khái niệm về “thân trung ấm”.
Nhớ về đời sống là một ngạ quỷ (peta)
Ngài là một tu sĩ người Miến, U Sobhana, bây giờ đã hơn 80 tuổi. Ngài đã từng ở tại San Francisco cùng với Sayadaw U Sīlānanda. Ngài đã kể cho tôi nghe về kiếp sống quá khứ của mình đã sống tại cùng một ngôi làng, nhưng ở một ngôi nhà khác: tức là trong kiếp sống quá khứ, một ngôi nhà; kiếp sống này, một ngôi nhà khác. Ngài có thể nhớ tên gọi của mình trong kiếp sống đó và lý do tại sao ngài chết. Ngài có thể nhớ mọi thứ: việc ngài mắc bệnh và được điều trị trong bệnh viện như thế nào. Nhưng ngài đã chết vì bệnh đó không thể chữa lành được. Ngài nhớ rằng mọi người mang xác của ngài đi và tổ chức lễ mai táng. Sau đó, ngài không thể nhớ cái gì đã xảy ra. Điều tiếp theo ngài nhớ được là ngài đã ngồi một mình dưới một cội cây trong rừng sâu. Không có ai xung quanh cả. Rồi ngài nghe ai đó gọi tên mình. Ngài đứng dậy để nhìn và thấy một người đàn ông quý phái đang cưỡi một con ngựa trắng.
“Hãy đi theo tôi.” Người đàn ông đó ra lệnh như vậy. Cho nên, ngài đi theo. Khi họ đi ra khỏi khu rừng, ngài thấy rằng họ đi vào một ngôi làng. “Ồ, đây là làng của tôi.”
Ngài thốt lên vì nhận ra nó từ kiếp trước.
Khi vào trong làng, người đàn ông chỉ vào một ngôi nhà và nói: “Hãy đi vào ngôi nhà đó đi.”
Ngài nhận ra rằng đó là ngôi nhà trước đây của mình. Mặc dầu ngài cố đi vào ngôi nhà, nhưng ngài không thể đi vào được vì không có ai cho ngài vào.
Người đàn ông lại bảo ngài: “Nếu không thể vào ngôi nhà đó được, thì hãy đi vào ngôi nhà này vậy.”
Và ngài đã sanh ra trong ngôi nhà đó trong kiếp hiện tại này.
Vì hai đời sống đó ở trong cùng một làng, nhiều người vẫn có thể nhớ được ngày chết của ngài. Nếu tính luôn thời gian chín tháng trong bụng mẹ, thì có hai tháng cách khoảng giữa hai đời sống. Ngài nghĩ rằng trong suốt thời gian đó, ngài đã trở thành một ngạ quỷ (peta) ngay sau khi chết. Đó là lý do tại sao khi làm một chúng sanh khác, ngài có thể chứng kiến được chính tang lễ của mình – đi theo mọi người mang xác ngài đi thiêu. Rồi thấy mình ngồi một mình trong rừng sâu: đó là một ngạ quỷ (peta). Ngài đã không phải đang chờ đợi một kiếp sống mới.
Nhiều người là Phật tử nhưng vẫn tin vào đời sống trung chuyển này – họ có những quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, nếu họ nghiên cứu giáo lý của Đức Phật một cách cẩn thận, họ sẽ tìm thấy rằng Ngài đã dạy rằng tái sanh đến kề liền sau khi cái chết xảy ra. Ngài đã giải thích rằng nó là hiện tượng vô gián duyên (anantarapaccayo) (1) . Điều này có ý muốn nói rằng tục sinh đến liền ngay sau chết mà không có khoảng cách nào giữa chúng. Ngay sau khi tâm tử (cuti) diệt đi, tâm tục sinh (paṭisandhi) sanh lên ngay lập tức. Giống như lấy dao chém nước, nước sẽ nhập vào lại ngay lập tức.
(1) Một trong 24 duyên trong Duyên Hệ (Paṭṭhāna)
Không có trạng thái đợi chờ để tái sanh như trong danh sách chờ đợi. Việc này không giống như chuyện các du khách chưa có vé được để tên trong danh sách chờ đợi. Những chúng sanh ước ao được sanh vào thế giới loài người không phải cần có vé, hoặc không phải đợi chờ đến lượt của mình theo danh sách chờ đợi. Việc này không diễn ra hoặc không có hoạt động theo cách như vậy.
Không có khoảng cách giữa cái chết và kiếp sống liền kề
Thậm chí không có một giây đồng hồ ngắn ngủi ở giữa thời điểm một người qua đời và thời điểm người đó đi tái sanh. Nếu những yếu tố thích hợp hay thuận lợi có mặt, thì thông qua nghiệp lực, tâm tục sinh của người đó xuất hiện tức thời ngay tại nơi các yếu tố đó tồn tại – cho dầu nơi đó có cách xa đến độ nào.
Nó giống như việc phát sóng tín hiệu truyền hình, truyền thanh từ ngoại quốc vậy. Với dụng cụ và thiết bị thích ứng để nhận tín hiệu, hình ảnh và âm thanh sẽ xuất hiện ngay lập tức. Điều này cũng như vậy cho thai bào mới và người với tâm tử (cuti citta). Khi cái tâm cuối cùng này diễn ra – chỉ tồn tại trong một sát-na tâm với ba tiểu sát-na sanh, trụ và diệt (1) – ở giai đoạn diệt của nó, tâm sanh lên tiếp theo sau đó không bị gián đoạn, chính là gantabba, tức là yếu tố đi tục sinh. Nó xuất hiện ở nơi thích hợp hay hợp thời cho việc tái sanh. Luôn luôn có một nơi thích hợp dành cho nó: thậm chí trong phòng thí nghiệm tạo ra những nhân bản vô tính.
Gantabba xuất hiện như thế nào
Trong Giáo Lý Duyên Khởi (Paṭiccasamuppāda), Đức Phật đã dạy rằng sanh nghiệp (tức là hành (saṅkhāra)) làm duyên cho tâm tục sinh: saṅkhāra paccayā viññāṇaṃ (2). Rồi trong một mối quan hệ khác, Ngài dạy rằng “Viññāṇa paccayā nāma-rūpaṃ” (Thức Chương V: Không Có Danh Sách Chờ Đợi Đối Với Việc Tái Sanh 33 duyên cho danh sắc). Ở đây, thức (viññāṇa) là yếu tố dẫn đầu – chứ không phải là yếu tố làm việc tạo sinh. Khi nó sanh lên, danh pháp (nāma) sanh lên cùng với nó kèm với sắc pháp do nghiệp tạo. Trong trường hợp này, danh pháp (nāma) chỉ cho các tâm sở (cetasika) mà thôi. Tất cả đều do nghiệp tạo.
(1) Uppāda, ṭhiti và bhaṅga
(2) Ở đây, saṅkhāra là tâm sở tư (cetanā), mà Đức Phật đã tuyên bố là nghiệp (kamma).
Chúng ta phải bàn về hành (saṅkhāra) này vốn thuộc vào kiếp sống trước. Tâm (viññāṇa) quả mà nó tạo ra thì thuộc vào đời sống kế tiếp: Chúng ta gọi nó là sự tục sinh của đời sống mới. Hai kiếp sống này gặp nhau, có quan hệ với nhau như thế nào?
Các bạn thấy rằng chết đi theo sau cái tâm cuối cùng của một đời sống, tức là tâm tử (cuti citta). Nhưng cái giây phút cực kỳ quan trọng cuối cùng thì không phải là tâm tử. Tử (cuti) chỉ biểu hiện điểm kết thúc của dòng tâm cuối cùng giống như ánh lửa cuối cùng của cây nến vậy. Những đổng lực cận tử (maranāsanna javana) xảy ra trước đó mới là tiên quyết. Lý do những đổng lực (javana) này cực kỳ quan trọng là vì chúng nắm bắt đối tượng cuối cùng vốn do nghiệp (kamma) tạo ra (1) . Đối tượng này tạo sinh ra sự tái sanh vì nó sẽ còn tiếp tục tồn tại cho đến kiếp sống kế tiếp mà không có sự gián đoạn.
(1) Giả sử trước khi chết, người đó thấy một đối tượng rất mạnh (cảnh rất lớn). Như vậy, lộ tâm cuối cùng của người đó là lộ tâm nhãn môn cảnh rất lớn: B1 – B2 – B3 – Hướng ngũ môn (Pañcadvārāvajjana) – Nhãn thức (Cakkhuviññāṇa) – Tiếp thâu (Sampaṭicchana) – Quan sát (Santīraṇa) – Đoán định (Voṭṭhabbana) – Đổng lực (Javana) 1 – Đổng lực (Javana) 2 – … – Đổng lực (Javana) 5 – Na cảnh (Tadārammaṇa) 1 – Na cảnh (Tadārammaṇa) 2 – B – Tử (Cuti) – Tục sinh (Paṭisandhi) – B – B… Và vân vân. Ở đây, B là Hữu phần (Bhavaṅga).
Với sự diệt đi của tâm tử (cuti citta), tâm tục sinh sanh lên, do nghiệp (kamma) tạo ra. Tuy nhiên, không phải chỉ do một mình nghiệp (kamma), nó phải có những điều kiện hỗ trợ khác. Chúng là những yếu tố nào? Một trong Luận Giải Về Nghiệp Phần I: Tử Và Tục Sinh 34 những yếu tố đó là đối tượng cuối cùng do những đổng lực cận tử (maranāsanna javana) bắt lấy. Nó hoạt động với tư cách là một sự hỗ trợ. Nương tựa vào nó, tâm (viññāṇa) sanh lên. Nếu không có đối tượng để bám vào, không có tâm (citta) có thể tồn tại. Bản chất, hay đặc tính, của nó là biết cảnh. Điều không thể chối cãi được là chính nghiệp (kamma) tạo ra nó. Tuy nhiên, chỉ bằng cách bám vào đối tượng do nghiệp tạo này, nó mới có thể sanh lên, giống như nó phải bám chặt vào một sợi dây thừng vững chắc. Bằng không, không có sự tục sinh (paṭisandhi) nào có thể hiện hữu được.
Như vậy, đối tượng này thuộc vào cả hai kiếp sống. Nó đã bắt đầu trong kiếp sống trước và tiếp tục trong kiếp sống mới (1), giống như tạo ra một chiếc cầu nối. Không có chiếc cầu này, chúng ta không thể tiếp tục đi vào đời sống kế tiếp.
Trong các cõi dành cho những chúng sanh ngũ uẩn, không chỉ có đối tượng mà còn sắc ý vật (vatthu-rūpa) (2) cũng phải tồn tại để làm vật nương hay nơi nương cho tâm. Điều này có nghĩa là phải có nơi nương cho tâm tục sinh (paṭisandhi) nương vào. Cho nên, bám vào đối tượng giống như là bám vào sợi dây phơi áo quần, tâm tục sinh cùng một lúc có thể nương vào sắc ý vật (vatthurūpa) giống như là dựa vào một chỗ ngồi. Với hai sự hỗ trợ này, tâm tục sinh (paṭisandhi) có thể thiết lập nên sự tồn tại cho chính nó.
(1) Sau đó, đối tượng mới này trở thành cảnh quá khứ (của kiếp sống quá khứ), được bắt bởi tâm tục sinh (paṭisandhi), tâm hữu phần (bhavaṅga) và tâm tử (cuti) của kiếp sống mới. Như vậy, đối tượng này xác định đời sống mới của chúng ta. Nếu nó là một cảnh xấu (ví dụ như một cảnh đáng sợ), nó sẽ tạo ra ảnh hưởng hay hậu quả xấu cho kiếp sống kế tiếp.
(2) Ba loại sắc pháp (rūpa) do nghiệp (kamma) tạo cùng xuất hiện với danh pháp (nāma) tại thời điểm tục sinh: thần kinh xúc giác (kāya pasāda), sắc giới tính (bhāva) và sắc ý vật (hadaya vatthu). Bốn sắc thần kinh còn lại (thần kinh thị giác, thần kinh thính giác, thần kinh khứu giác và thần kinh vị giác) sẽ xuất hiện sau.
(Hãy lưu ý rằng không phải bất kỳ cõi hiện hữu nào cũng có sắc ý vật (vatthu-rūpa) làm nơi nương, đặc biệt là các cõi vô sắc (arūpa), tức là những nơi mà chúng sanh không có sắc pháp (rūpa).) Như vậy, khi tâm tử diệt đi, tâm (viññāṇa), tức là tâm tục sinh, xuất hiện không có khoảng cách gián đoạn nào vì tiến trình tâm thức trôi chảy liên tục không gián đoạn. Đây là sự khởi đầu của một đời sống mới như đã được Đức Phật giảng giải (1) .
(1) Bhava Sutta (Aṅguttara Nikāya) – Kinh Hiện Hữu, Phẩm Ānanda, Chương Ba Pháp, Tăng Chi Bộ Kinh.
(còn tiếp)
⏱️
Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật
Sư Toại Khanh (Giác Nguyên) Giảng Kinh
Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật
Sư Toại Khanh (Giác Nguyên) Giảng Kinh