2021-06-25, 10:02 PM
Thọ Trung Tính (Thọ Xả) Khó Thấy --- Cách nhận ra Thọ Trung Tính
https://theravada.vn/muoi-hai-nhan-duyen...n-thu-sau/
Khi hành thiền, chánh niệm chú tâm vào những gì sanh khởi nổi bật ngay trong giây phút hiện tại quí vị sẽ thấy được lạc thọ, khổ thọ hay thọ trung tính sanh khởi.
Trong ba loại thọ này, thọ trung tính khó thấy nhất. Thường quí vị không biết đó là thọ trung tính. Bởi vì thọ trung tính vi tế nên không dễ nhận ra như lạc thọ hay khổ thọ.
Đôi khi quí vị phải nhận diện thọ trung tính bằng cách dựa vào cảm thọ xảy ngay trước thọ trung tính và cảm thọ xảy ngay sau thọ trung tính. Chẳng hạn như chúng ta không thấy rõ ràng thọ trung tính nhưng thấy lạc thọ trước đó và khổ thọ sau đó. Bằng cách suy diễn, chúng ta biết rằng giữa hai loại thọ xảy ra này phải có thọ trung tính.
...
Khi Sư bị bịnh ba ngày, Sư gần như mất hẳn khứu giác. Sư nhận ra được điều này khi thắp hương lễ Phật. Thông thường, Sư ngửi thấy mùi thơm nồng khi lấy hương ra nhưng hôm đó không cảm thấy gì hết. Sư nghĩ có lẽ hương hết mùi rồi nhưng khi thắp hương lên Sư cũng chẳng thấy mùi nữa. Lúc đó Sư nghi mình đã bị mất khứu giác. Rồi Sư thử ngửi mùi nước hoa và chỉ ngửi thấy sơ sơ mà thôi. Sư biết mình đã thật sự mất khứu giác và buồn về việc này. Do đó, khổ thọ sanh khởi khi tâm suy nghĩ của Sư lấy sự nhạy cảm của mũi làm đối tượng và chịu điều kiện bởi ý xúc.
Rồi sau ba ngày, khứu giác của Sư hồi phục và Sư cảm thấy vui sướng. Đó là lạc thọ. Và bây giờ Sư không có lạc thọ cũng không có khổ thọ về khứu giác nữa hay đúng hơn Sư đang có thọ trung tính. Do đó, ý thọ này sanh khởi khi tâm Sư lấy sự nhạy cảm của mũi làm đối tượng. Và tùy thuộc vào phần nhạy cảm của mũi mà ý thọ của Sư có thể là lạc thọ, khổ thọ hay thọ trung tính.
https://theravada.vn/muoi-hai-nhan-duyen...n-thu-sau/
Khi hành thiền, chánh niệm chú tâm vào những gì sanh khởi nổi bật ngay trong giây phút hiện tại quí vị sẽ thấy được lạc thọ, khổ thọ hay thọ trung tính sanh khởi.
Trong ba loại thọ này, thọ trung tính khó thấy nhất. Thường quí vị không biết đó là thọ trung tính. Bởi vì thọ trung tính vi tế nên không dễ nhận ra như lạc thọ hay khổ thọ.
Đôi khi quí vị phải nhận diện thọ trung tính bằng cách dựa vào cảm thọ xảy ngay trước thọ trung tính và cảm thọ xảy ngay sau thọ trung tính. Chẳng hạn như chúng ta không thấy rõ ràng thọ trung tính nhưng thấy lạc thọ trước đó và khổ thọ sau đó. Bằng cách suy diễn, chúng ta biết rằng giữa hai loại thọ xảy ra này phải có thọ trung tính.
...
Khi Sư bị bịnh ba ngày, Sư gần như mất hẳn khứu giác. Sư nhận ra được điều này khi thắp hương lễ Phật. Thông thường, Sư ngửi thấy mùi thơm nồng khi lấy hương ra nhưng hôm đó không cảm thấy gì hết. Sư nghĩ có lẽ hương hết mùi rồi nhưng khi thắp hương lên Sư cũng chẳng thấy mùi nữa. Lúc đó Sư nghi mình đã bị mất khứu giác. Rồi Sư thử ngửi mùi nước hoa và chỉ ngửi thấy sơ sơ mà thôi. Sư biết mình đã thật sự mất khứu giác và buồn về việc này. Do đó, khổ thọ sanh khởi khi tâm suy nghĩ của Sư lấy sự nhạy cảm của mũi làm đối tượng và chịu điều kiện bởi ý xúc.
Rồi sau ba ngày, khứu giác của Sư hồi phục và Sư cảm thấy vui sướng. Đó là lạc thọ. Và bây giờ Sư không có lạc thọ cũng không có khổ thọ về khứu giác nữa hay đúng hơn Sư đang có thọ trung tính. Do đó, ý thọ này sanh khởi khi tâm Sư lấy sự nhạy cảm của mũi làm đối tượng. Và tùy thuộc vào phần nhạy cảm của mũi mà ý thọ của Sư có thể là lạc thọ, khổ thọ hay thọ trung tính.
⏱️
Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật
Sư Toại Khanh (Giác Nguyên) Giảng Kinh
Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật
Sư Toại Khanh (Giác Nguyên) Giảng Kinh