Người về qua cõi phù vân ... Nghiêng vai trút gánh phong trần bỏ đi...

"Chỉ có dòng sông mới hiểu được mình"
#12
Vua Minh Hiếu Tông là vị hoàng đế chung thuỷ chung tình son sắt với một người vợ duy nhất là Trương Hòang Hậu trong lịch sử Trung Hoa thì vua Hàm Nghi cũng là một vị vua chung tình nhất trong lịch sử Việt Nam. Vị vua duy nhất của triều Nguyễn chỉ lấy một vợ, không lập thứ phi. Tuy lấy một người vợ Pháp, ông vẫn mặc áo dài, khăn đóng như khi ở quê nhà và vẫn dạy con nhớ về quê hương bản xứ. Ông đã từng nói với các con mình: “Các con chưa thể là một người Việt tốt, thì hãy là một người Pháp tốt”.

Thượng tuần tháng Giêng năm 1889, Vua Hàm Nghi bị Pháp đưa sang Algerie trên một chiếc tàu Pháp mang tên Biên Hòa. Nơi dừng chân của ông là Alger, thủ đô của Algerie. Tại đây, Vua Hàm Nghi bị giam lỏng cách Alger chừng vài cây số. Đây là một vùng hoang dã trên dãy đồi Mustapha Supereur. Vua Hàm Nghi sống trong một villa nhỏ ở đây, có tên gọi là Villa des pins hay còn gọi là Biệt thự Tùng Hiên. Đó là một ngôi biệt thự nhỏ xung quanh có sân rộng, có vườn hoa và đường đi vào nhà có hai rặng thông.

Lúc mới bị đày sang Algerie, Vua Hàm Nghi kiên quyết không chịu học tiếng Pháp vì cho rằng học tiếng Pháp là mặc nhiên thừa nhận lũ thực dân đã cướp nước mình. Mọi việc giao tiếp, trò chuyện với những người xung quanh ở Algerie, Vua Hàm Nghi đều thông qua một người phiên dịch. Nhưng sau vài năm sống ở Algerie, ông nhận ra rằng Algerie tuy là thuộc địa của Pháp nhưng người dân bản địa ở đây đều là những người rất thân thiện, gần gũi và tốt bụng, hoàn toàn không mang những âm mưu, lòng dạ thâm độc như những tên thực dân sang xâm chiếm Việt Nam.

Cùng quãng thời gian Vua Hàm Nghi bị lưu đày sang Alger, một vị thẩm phán tên là Francois Laloe cũng được điều từ nước Pháp sang giữ chức vụ Chánh Biện lý Tòa Thượng thẩm Alger. Ông Francois Laloe là người thuộc dòng dõi quý tộc lớn tại miền nam nước Pháp. Ở Pháp, ông được xếp vào tầng lớp quý tộc được trọng vọng. Khi sang Alger, ông cũng được giới quý tộc ở đây tôn kính và là người có tiếng nói, có ảnh hưởng trong vùng.

Chánh Biện lý Tòa Thượng thẩm Francois Laloa góa vợ. Ông chỉ có một cô con gái tên là Marcelle Laloe, lúc sang Algerie mới khoảng 16 tuổi. Là một trong những trí thức lớn, một viên chức đứng đầu của ngành Tư pháp ở xứ thuộc địa, trong quãng thời gian sống ở Algerie, ông Francois Laloe thường xuyên góp mặt vào những buổi sinh hoạt văn hóa-văn nghệ dành cho giới thượng lưu ở Thủ đô Alger được tổ chức tại gia đình bà Nam tước De Vialar. Đây là một gia đình rất thân thiết và quý mến Vua Hàm Nghi, nơi Vua Hàm Nghi thường xuyên qua lại, thậm chí còn sinh hoạt ở đó.

Nhờ mối quan hệ thân tình này, cũng vốn là người được số đông trong giới thượng lưu ở Alger yêu quý, nên vua Hàm Nghi và gia đình ông Francois Laloe nhanh chóng trở nên thân thiết với nhau. Là người có tư tưởng tiến bộ, ông Francois Laloe đã rất khuyến khích cô con gái trẻ tuổi của mình trò chuyện giao lưu với Vua Hàm Nghi – một người dân một nước thuộc địa của Pháp đang bị lưu đày nhưng có xuất thân hoàng tộc cao quý và hơn cả là có một nhân cách đẹp, một tâm hồn đẹp.

Tuy Vua Hàm Nghi hơn Marcelle Laloe 13 tuổi, nhưng không vì thế mà khoảng cách tuổi tác trở thành rào cản đối với họ. Được tiếp xúc với Vua Hàm Nghi nhiều lần trong những buổi sinh hoạt tại biệt thự của bà Nam tước De Vialar, Marcelle Laloe ngày càng có cảm tình với Vua Hàm Nghi. Dần dần, tình cảm của Marcelle Laloe và Vua Hàm Nghi ngày càng trở nên sâu đậm.

Tuy ông Francois Laloe có xuất thân quý tộc Pháp, nhưng mối quan hệ này của cô con gái duy nhất được ông vô cùng ủng hộ. Chỉ một thời gian sau đó, ông Francois Laloe đã đồng ý cho con gái Marcelle Laloe làm lễ đính hôn với Vua Hàm Nghi.

Quãng thời gian Vua Hàm Nghi và cô Marcelle Laloe mới nảy sinh tình cảm, người dân xứ Bắc Phi thường nhìn thấy Vua Hàm Nghi và Marcelle ngồi trên chiếc xe song mã và cùng đi chơi. Nếu Marcelle mặc trang phục của một cô gái phương Tây, thì Vua Hàm Nghi mặc trang phục truyền thống của Việt Nam: áo dài, khăn xếp.

Vua Hàm Nghi trở thành vị vua đầu tiên của triều Nguyễn, cũng là vị vua đầu tiên trong lịch sử phong kiến Việt Nam kết hôn với một người phụ nữ phương Tây. Trong lễ thành hôn của Vua Hàm Nghi và Marcelle Laloe, khi cô dâu Marcelle vận một chiếc váy cưới lộng lẫy thì Vua Hàm Nghi vẫn mặc đúng chiếc áo dài đen cổ truyền của quê hương, đầu đội khăn xếp.

Sau khi kết hôn, Vua Hàm Nghi và bà Marcelle Laloe sống rất hạnh phúc. Hai ông bà rất yêu thương và tôn trọng nhau. Bà Marcelle Laloe theo Thiên Chúa giáo, còn Vua Hàm Nghi vẫn theo Đạo Phật chứ không cải đạo theo vợ. Ông vẫn ăn vận theo lối cũ và sống theo lối của một người phương Đông. Nhưng ông vô cùng tôn trọng tín ngưỡng của vợ và vẫn thường đưa bà đi lễ ở Nhà thờ Thánh Philippe, nhà thờ của Tòa Tổng Giám mục Alger. Thỉnh thoảng, Vua Hàm Nghi vẫn viết thư về Huế thông báo tình hình với người thân và nhờ mua cau trầu, thuốc lá gửi sang.

Trích từ "Vị Vua Chung Tình - Hàm Nghi"
Thân Thiện Tâm

Lời Bàn:

Sâu thẳm, mỗi người đều mơ về tình yêu không vị kỷ kèm theo sự trung thành chân thành. Nếu bạn trung thành với người ấy của mình, bạn sẽ giành được toàn bộ trái tim và tình yêu của họ. Điều này cũng làm cho đối phương luôn cảm thấy tôn trọng bạn nhiều hơn. Chỉ cần lúc nào cũng chung thủy và thật lòng với người bạn đời, họ cũng sẽ đặt bạn trở thành ưu tiên hàng đầu trong danh sách những người quan trọng của mình. Lòng trung thành là chìa khóa cho một mối quan hệ trong sạch, đáng tin cậy, trong đó không có chỗ cho sự nghi ngờ, ghen tuông và giận dữ. 

Động vật không thể suy nghĩ giống con người, vì vậy chúng được đặc trưng bởi chế độ đa thê, nhờ đó quần thể các loài được bảo tồn trong tự nhiên. Nhưng ngay cả trong số các đại diện động vật học, các cặp vĩnh viễn được tạo ra vẫn trung thành với nhau trong mọi trường hợp. Sự gắn bó và lòng trung thành vốn có ở loài chim cánh cụt, đại bàng, hải âu, thiên nga, những người ở lại với bạn đời cho đến hơi thở cuối cùng. Sự chung thủy của thiên nga tượng trưng cho sự dịu dàng bền bỉ của một người thân yêu trong suốt cuộc đời và sự từ chối các chuyến bay sau cái chết của nửa sau.

Lòng trung thành không giới hạn sự tự do nhưng nó thể hiện bảnh lãnh, sự vững chắc, kiên định không khuất phục trước những cám dỗ, không bị nhấn chìm vào vòng xoáy của thứ mới, của lạ và mang sự tự tin, niềm tin, nhất là sự bình yên cho người kia trong cuộc sống lứa đôi. 

Kết luận:

Trên thực tế, mối quan hệ của bạn chỉ có thể trở nên mạnh mẽ và mạnh mẽ hơn nữa nếu như cả hai đều thành thật và chung thủy với nhau. 

Cổ nhân có câu: "nơi nào có lòng trung thành, nơi đó sẽ không có chỗ cho sự phản bội."

Bá hề khiết hề!
Bang chi kiệt hề!
Bá dĩ chấp thù,
Vị vương tiền khu.

Tự bá chi đông,
Thủ như phi bồng.
Khởi vô cao mộc,
Thùy chích vi dung.

Kỳ vũ, kỳ vũ,
Cảo cảo xuất nhật.
Nguyện ngôn tư bá,
Cam tâm thủ tật.

Yên đắc huyên thảo (1)
Ngôn thụ chi bội.
Nguyện ngôn tư bá,
Sử ngã tâm muội.
(Bá Hề - Kinh Thi)
Tương tâm thi thủy thanh trần sát
Chuyển hải triều âm tỉnh mộng hồn
Reply


Messages In This Thread
RE: "Chỉ có dòng sông mới hiểu được mình" - by TCNU - 2021-05-26, 09:18 PM