2021-05-10, 11:36 AM
(tt) Sư Toại Khanh Giảng KTC 6.105 Hữu và các Kinh khác (2-6)
https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=audio/2019%20Youtube/20190623.KTC.6.105%20H%E1%BB%AFu%20Bhava
Cách trị Si: tu tập Tuệ Quán - Ba trí Văn Tư Tu:
* Muốn đoạn tận si thì phải tu tập tuệ quán, tu tập trí tuệ. Trí tuệ đây gồm có 3: văn, tư, tu.
- Văn là ráng nghe, ráng nhớ, ráng học, ráng đọc giáo lý. Hễ mà mình có trí văn nhiều thì mình bớt đi một mớ si, bớt đi rất là nhiều, chẳng hạn như si hoài nghi, bớt chớ hỏng có trừ, trừ chỉ có thánh nhân mới trừ thôi. Tôi chỉ nói bớt thôi, bớt, bớt rất là nhiều. Trí văn là vậy đó, mình biết học hỏi, lắng nghe giáo lý.
- Tư ở đây có nghĩa là nghiền ngẫm, thấm thía, tiêu hóa với những gì mình đã đọc, đã nghe, đó là trí tư.
Tôi nhắc lại lần nữa, tùy thuộc vào cái cách mà mình trau dồi trí tuệ mà mình đối phó được bao nhiêu cái si. Tôi nhắc lại, tùy thuộc vào cái cách mà mình trau dồi trí tuệ thì cái si của mình nó giảm bao nhiêu . Si ở đây là si hoài nghi, si hoài nghi nó giảm, tùy thuộc vào mức độ trí tuệ. Cho nên mình bỏ công một đời mình học giáo lý mà sao thấy mình vẫn có vấn đề như thường, chứng tỏ là mình ở trí văn thôi. Còn trí tư là biết thấm thía cái mà mình đã học, đã nghe, đã đọc.
- Tu, trí tu gồm có hai: tu thiền chỉ và tu thiền quán.
# Thiền chỉ là samatha, có nghĩa là có rất nhiều điều . Nếu mà chúng ta có thiền định, chúng ta có thần thông, chúng ta biết tới nơi tới chốn, biết bao nhiêu tin bao nhiêu.
Còn cái biết của người không có thiền thì thấy vậy chứ họ cũng khả nghi lắm.
Còn riêng về trí tu samatha của cái người đắc thiền định thần thông thì cái thấy của họ chắc chắn hơn. Thí dụ như bây giờ nói về quán nhân quả nghiệp báo đi, mình toàn là nghe học không hà, mình học, mình nghe, mình nói: "Ừ làm ác bị đọa rồi bị khổ kiếp sau, còn làm thiện thì được an lạc đời này, an lạc đời sau" thì cái đó toàn là mình nghe nói thôi. Gọi là mình suy diễn chút đỉnh thôi chứ còn không có cách nào bằng cái người mà họ đắc thiền, đắc định .
Tâm tư của người đắc định
# Còn trí tu thứ hai là tuệ quán, có nghĩa là người ta quán sát được rằng là
Toàn bộ cuộc đời của mỗi người của mỗi chúng sinh từ con dòi cho tới ông vua, tổng thống
Thì có tu tuệ quán mình mới thấy được như vậy, mình mới thấy được rằng
Tu cà chớn thì làm gì có Bát Chánh Đạo, chỉ có hai thôi: khổ đế và tập đế .
Đa phần đời sống mình là chỉ có khổ đế và tập đế, cứ nhớ bao nhiêu đó.
Cho nên là để đối phó với si mê là dứt khoát phải có được 3 cái trí đó.
Ba ác hành: Thân ác hành, Khẩu ác hành, Ý ác hành
(II) (108) Ác Hành
1. - Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này. Thế nào là ba?
2. Thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành. Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này.
Ðể đoạn tận ba pháp đó, ba pháp cần phải tu tập. Thế nào là ba?
3. Ðể đoạn tận thân ác hành, thân thiện hành cần phải tu tập. Ðể đoạn tận khẩu ác hành, khẩu thiện hành cần phải tu tập. Ðể đoạn tận ý ác hành, ý thiện hành cần phải tu tập.
Ðể đoạn tận ba pháp kia, này các Tỷ-kheo, ba pháp này cần phải được tu tập.
Tiếp theo là ác hành, Ngài dạy có 3 ác hành cần phải tránh. Ác hành đây tức là hành động nông nổi, hành động tội lỗi đó.
Hành động tội lỗi ở đây gồm có ba:
Cho nên toàn bộ hành trình tu Phật có nhiều cách nói lắm, nhưng mà trong những cách nói đó, có một cách đó là tu hành để giai đoạn rốt ráo nhất bỏ được 3 cái nghiệp bất thiện, 3 hành:
1. Bỏ được thói quen làm ác bằng tay chân hại người.
2. Khẩu không nói lời hại người, hại đây nhiều lắm:
Khấu ác hành:
- nói dối gạt người,
- nói đâm thọc để chia rẽ người,
- nói bằng lời tàn độc, hung tợn để cho người ta phải đau lòng, để người ta phải bị khổ tâm mất ngủ lên máu
Đó là khẩu ác hành.
3. Ý ác hành: là
Không làm các điều ác
Làm thiện các hạnh lành
Giữ gìn tâm trong sạch
Mình nghe mình tưởng là 3 cái này nó rời nhau chứ hỏng phải. Chúng ta không có đi tu theo từng bước như vậy, mà phải nói thế này:
Tôi thí dụ như nghiệp bỏn xẻn đi, thì
Chớ còn mà ba cái câu đó anh cắt khúc ra, anh tưởng là không làm các điều ác là riêng, làm các điều lành riêng, hỏng phải. Thí dụ như bây giờ anh nói với tôi anh giữ giới anh không có sát sanh, thì ngay trong cái lúc mà anh có cái ý anh không sát sanh là anh đã thành tựu được bao nhiêu cái hạnh lành trong đó rồi. Anh phải hiểu ngầm như vậy chứ anh đừng có tách riêng cái chuyện không sát sanh là riêng, công đức là riêng, hỏng phải.
Ngay trong cái lúc mà anh từ chối cái chuyện sát sanh, trong lúc anh từ chối đoạt mạng chúng sanh khác thì ngay lúc đó anh đã thành tựu công đức, tránh được cái ác mà anh cũng thành tựu cái nghiệp lành ngay cái lúc đó.
Khi mà anh niệm Phật, cái tâm anh chuyên chú vào ở trong cái đề mục thì lúc đó mình thấy tu thiền là làm lành, ngay cái lúc chúng ta vừa làm lành nhưng cũng ngay cái lúc đó chúng ta chuyên tâm niệm Phật, thì lúc đó chúng ta cũng đã bỏ đi vô số cái tội lỗi. Bởi vì sao? Vì chuyên tâm mà, chuyên tâm niệm Phật thì coi như chúng ta không còn cái tâm để mà làm chuyện xấu khác .
Như vậy thì lúc đó là mình thấy
Tôi nhắc lại nha,
Rồi bước thứ ba,
một người không tu tập thiền định thì cái thiện của họ chỉ ở cái mức tránh mấy cái ác tào lao: sát sanh, trộm cắp, nói dóc, họ mới tránh được tới đó thôi.
Nhưng mà cái vị đắc thiền tránh cái ác mà mình không có lường được, thí dụ như cái chuyện đầu tiên anh muốn đắc sơ thiền chớ gì,
lánh ác hành thiện của người đắc thiền thì lại khác, nó thuộc tâm linh, tinh thần thôi.
Nhưng mà lên cái thiền vô sắc thì sao? Lên cái thiền vô sắc thì cái tâm họ còn thanh tịnh hơn cái vị phạm thiên sắc giới nữa.
tới cái vị mà tu tập tuệ quán ấy, là vị đó đã không có muốn làm điều ác, mà vị đó cũng chán luôn cả cái điều lành.
Chán đây là gì ?
chán đây có nghĩa là
Cho nên tu tập là không làm các điều ác qua thân, qua khẩu, qua ý, tùy cái mức độ chớ hỏng phải ai, đối với hạng nào cũng định nghĩa giống nhau, nhớ nha.
Tôi nhắc lại lần nữa .
Cái đoạn trong kinh này có ghi rõ nè, để bỏ cái ác phải hành cái thiện đối lập vậy thôi.
(III) (109) Suy Tầm
1.- Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này. Thế nào là ba?
2. Dục tầm, sân tầm, hại tầm. Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này.
Ðể đoạn tận ba pháp đó, ba pháp cần phải tu tập. Thế nào là ba?
3.
Ðể đoạn tận ba pháp kia, này các Tỷ-kheo, ba pháp này cần phải tu tập.
Bây giờ qua tới kinh 109, thế nào là 3 pháp cần phải bỏ đi thì mới an lạc đời này, mới được chứng thánh và có thể nếu còn luân hồi thì an lạc đời sau. Đó là 3 cái tà tư duy, cái này tôi giảng rồi cho nên quí vị để ý tôi giảng rất là nhanh là bởi mấy cái này giảng rồi hết rồi.
* Dục tầm ở đây có nghĩa là suy nghĩ, suy tư, tư duy đó.
Dục tầm có nghĩa là
Mắt còn muốn nhìn, tai còn muốn nghe, mũi còn muốn ngửi mùi này mùi kia, lưỡi còn muốn nếm muốn ăn cái này cái nọ, thân muốn êm ái ấm êm, đó gọi là dục tầm.
* Sân tầm là bất mãn tùm lum, bất mãn người, bất mãn vật, bất mãn sự kiện.
- Bất mãn người, thí dụ như là mình ghét người này, mình bực mình người kia.
- Bất mãn vật có nghĩa là gai góc, hầm hố, bùn sình, trời nắng, trời mưa mình nhịn hỏng nổi.
- Bất mãn sự kiện là những tư duy, những suy tư mà nó hơi trừu tượng, thí dụ như là một quan điểm chính trị, quan điểm văn hóa mà mình không có đồng ý.
Nhớ nha, thì cái đó gọi là sân tư duy là vậy đó.
* Hại tư duy là cái ý tưởng đập đổ, chống phá, tổn thương, xúc phạm, chà đạp, phá hủy, gây đổ nát một đối tượng nào đó dầu người hay vật thì cái đó được gọi là hại tư duy.
Nhớ cái chỗ này: chống phá, đập đổ, chà đạp, hủy diệt, thì cái đó được gọi là hại tư duy.
Ba cái này để muốn tránh được?
1. Trừ được dục tư duy là mình phải dùng cái sức ly tầm, có nghĩa là dùng cái tư tưởng ly dục, sống bằng cái tinh thần ly dục.
Sống bằng cái tinh thần ly dục là sao? Không tiếp tục theo đuổi những cái mình thích nữa, bởi vì mình nên nhớ một điều thế này: Cái thích của mình là vô bờ không đáy, một đời mình theo đuổi nó, liệu mình có thể thỏa mãn được nó bao nhiêu phần trăm và trong khi đó cái chuyện trước mắt, là trong đời sống này nó có hai chuyện:
- Mình theo đuổi cái mình thích,
- Mình theo đuổi cái mình cần.
Thời gian mình có được trong kiếp người nó hỏng có bao nhiêu hết. Tôi nói hoài, trừ thời gian mình ngu và thời gian mình ngủ ra thời gian mình còn hỏng là gì hết.
Thời gian mình ngu là từ 1 tuổi tới 18 tuổi
Thời gian mình ngủ là giấc ngủ của mình mỗi ngày từ 4, 6, cho tới 8 tiếng, nha.
Thì trừ cái lúc mình ngu và cái lúc mình ngủ ra thời gian mình còn hỏng bao nhiêu hết. Cứ nhớ như vậy, nó nhiều lý do lắm, nó nhiều cách nghĩ lắm, hoặc là quán bất tịnh, quán tử thi, quán thể trược v v… Nghĩ như thế nào mà để cho đối với 5 dục mình hỏng có thích nữa, thích nó mà không được là khổ, kiếm tìm nó là khổ, tìm được rồi bảo trì bảo quản là khổ, bảo trì bảo quản mà không giữ được lại càng khổ hơn, cứ nhớ bao nhiêu đó thôi:
(còn tiếp)
https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=audio/2019%20Youtube/20190623.KTC.6.105%20H%E1%BB%AFu%20Bhava
Cách trị Si: tu tập Tuệ Quán - Ba trí Văn Tư Tu:
* Muốn đoạn tận si thì phải tu tập tuệ quán, tu tập trí tuệ. Trí tuệ đây gồm có 3: văn, tư, tu.
- Văn là ráng nghe, ráng nhớ, ráng học, ráng đọc giáo lý. Hễ mà mình có trí văn nhiều thì mình bớt đi một mớ si, bớt đi rất là nhiều, chẳng hạn như si hoài nghi, bớt chớ hỏng có trừ, trừ chỉ có thánh nhân mới trừ thôi. Tôi chỉ nói bớt thôi, bớt, bớt rất là nhiều. Trí văn là vậy đó, mình biết học hỏi, lắng nghe giáo lý.
- Tư ở đây có nghĩa là nghiền ngẫm, thấm thía, tiêu hóa với những gì mình đã đọc, đã nghe, đó là trí tư.
Tôi nhắc lại lần nữa, tùy thuộc vào cái cách mà mình trau dồi trí tuệ mà mình đối phó được bao nhiêu cái si. Tôi nhắc lại, tùy thuộc vào cái cách mà mình trau dồi trí tuệ thì cái si của mình nó giảm bao nhiêu . Si ở đây là si hoài nghi, si hoài nghi nó giảm, tùy thuộc vào mức độ trí tuệ. Cho nên mình bỏ công một đời mình học giáo lý mà sao thấy mình vẫn có vấn đề như thường, chứng tỏ là mình ở trí văn thôi. Còn trí tư là biết thấm thía cái mà mình đã học, đã nghe, đã đọc.
- Tu, trí tu gồm có hai: tu thiền chỉ và tu thiền quán.
# Thiền chỉ là samatha, có nghĩa là có rất nhiều điều . Nếu mà chúng ta có thiền định, chúng ta có thần thông, chúng ta biết tới nơi tới chốn, biết bao nhiêu tin bao nhiêu.
Còn cái biết của người không có thiền thì thấy vậy chứ họ cũng khả nghi lắm.
- Có thời mình thấy cái đó nó hay,
- có thời mình thấy nó đẹp,
- có thời mình thấy nó độc,
- có thời mình thấy nó dơ,
Còn riêng về trí tu samatha của cái người đắc thiền định thần thông thì cái thấy của họ chắc chắn hơn. Thí dụ như bây giờ nói về quán nhân quả nghiệp báo đi, mình toàn là nghe học không hà, mình học, mình nghe, mình nói: "Ừ làm ác bị đọa rồi bị khổ kiếp sau, còn làm thiện thì được an lạc đời này, an lạc đời sau" thì cái đó toàn là mình nghe nói thôi. Gọi là mình suy diễn chút đỉnh thôi chứ còn không có cách nào bằng cái người mà họ đắc thiền, đắc định .
Tâm tư của người đắc định
- họ ngộ,
- họ nghiệm ra nhiều cái điều hay lắm quí vị, hay lắm,
# Còn trí tu thứ hai là tuệ quán, có nghĩa là người ta quán sát được rằng là
Toàn bộ cuộc đời của mỗi người của mỗi chúng sinh từ con dòi cho tới ông vua, tổng thống
- nó chỉ là sự quẩn quanh trong 12 duyên khởi,
- nó chỉ là hành trình của 4 đế .
Thì có tu tuệ quán mình mới thấy được như vậy, mình mới thấy được rằng
- mỗi lần mình vui buồn thì đây là mình đang gieo cái nhân sanh tử mới.
- Mình nhớ tâm tham chính là tập đế nguyên nhân sanh ra các khổ,
- ngoài cái đó ra thì Bát Chánh Đạo chính là đạo đế, rồi cuối cùng trừ đạo đế ra, trừ tập đế ra thì cái
- còn lại là khổ đế.
Tu cà chớn thì làm gì có Bát Chánh Đạo, chỉ có hai thôi: khổ đế và tập đế .
Đa phần đời sống mình là chỉ có khổ đế và tập đế, cứ nhớ bao nhiêu đó.
- Lúc mình thích cái này thích cái kia đó là tập đế,
- còn ngoài giây phút thích đó ra thì toàn bộ đời sống của mình chìm sâu ở trong khổ đế.
Cho nên là để đối phó với si mê là dứt khoát phải có được 3 cái trí đó.
Ba ác hành: Thân ác hành, Khẩu ác hành, Ý ác hành
(II) (108) Ác Hành
1. - Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này. Thế nào là ba?
2. Thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành. Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này.
Ðể đoạn tận ba pháp đó, ba pháp cần phải tu tập. Thế nào là ba?
3. Ðể đoạn tận thân ác hành, thân thiện hành cần phải tu tập. Ðể đoạn tận khẩu ác hành, khẩu thiện hành cần phải tu tập. Ðể đoạn tận ý ác hành, ý thiện hành cần phải tu tập.
Ðể đoạn tận ba pháp kia, này các Tỷ-kheo, ba pháp này cần phải được tu tập.
Tiếp theo là ác hành, Ngài dạy có 3 ác hành cần phải tránh. Ác hành đây tức là hành động nông nổi, hành động tội lỗi đó.
Hành động tội lỗi ở đây gồm có ba:
- thân ác hành,
- khẩu ác hành,
- ý ác hành.
Cho nên toàn bộ hành trình tu Phật có nhiều cách nói lắm, nhưng mà trong những cách nói đó, có một cách đó là tu hành để giai đoạn rốt ráo nhất bỏ được 3 cái nghiệp bất thiện, 3 hành:
1. Bỏ được thói quen làm ác bằng tay chân hại người.
2. Khẩu không nói lời hại người, hại đây nhiều lắm:
Khấu ác hành:
- nói dối gạt người,
- nói đâm thọc để chia rẽ người,
- nói bằng lời tàn độc, hung tợn để cho người ta phải đau lòng, để người ta phải bị khổ tâm mất ngủ lên máu
Đó là khẩu ác hành.
3. Ý ác hành: là
- những tư tưởng,
- những suy tư,
- những suy tưởng,
- những suy nghĩ có nội dung, mục đích là hại người, thì đó được gọi là ý ác hành.
- chỉ cần lìa được điều ác là coi như đã thành tựu điều thiện.
Không làm các điều ác
Làm thiện các hạnh lành
Giữ gìn tâm trong sạch
Mình nghe mình tưởng là 3 cái này nó rời nhau chứ hỏng phải. Chúng ta không có đi tu theo từng bước như vậy, mà phải nói thế này:
- Ở cấp một, ba câu này được mình thực hiện như thế nào? Kém cỏi nhất.
- Step hai, bước hai, cũng ba điều này mà mình khá hơn một chút.
- Rồi ở step ba, bước cuối cùng thì mình viên mãn đạo nghiệp, bỏ được tất cả ác và thành tựu tất cả thiện.
Tôi thí dụ như nghiệp bỏn xẻn đi, thì
- Anh bỏ được nghiệp bỏn xẻn là anh thành tựu nghiệp bố thí.
- Anh bỏ được tánh ganh tỵ là anh thành tựu được tâm tùy hỷ.
- Anh bỏ được tâm sân hận là anh thành tựu được tâm từ bi.
Chớ còn mà ba cái câu đó anh cắt khúc ra, anh tưởng là không làm các điều ác là riêng, làm các điều lành riêng, hỏng phải. Thí dụ như bây giờ anh nói với tôi anh giữ giới anh không có sát sanh, thì ngay trong cái lúc mà anh có cái ý anh không sát sanh là anh đã thành tựu được bao nhiêu cái hạnh lành trong đó rồi. Anh phải hiểu ngầm như vậy chứ anh đừng có tách riêng cái chuyện không sát sanh là riêng, công đức là riêng, hỏng phải.
Ngay trong cái lúc mà anh từ chối cái chuyện sát sanh, trong lúc anh từ chối đoạt mạng chúng sanh khác thì ngay lúc đó anh đã thành tựu công đức, tránh được cái ác mà anh cũng thành tựu cái nghiệp lành ngay cái lúc đó.
Khi mà anh niệm Phật, cái tâm anh chuyên chú vào ở trong cái đề mục thì lúc đó mình thấy tu thiền là làm lành, ngay cái lúc chúng ta vừa làm lành nhưng cũng ngay cái lúc đó chúng ta chuyên tâm niệm Phật, thì lúc đó chúng ta cũng đã bỏ đi vô số cái tội lỗi. Bởi vì sao? Vì chuyên tâm mà, chuyên tâm niệm Phật thì coi như chúng ta không còn cái tâm để mà làm chuyện xấu khác .
Như vậy thì lúc đó là mình thấy
- khi mà làm các hạnh lành là mình đã tránh các điều ác rồi, và
- khi tránh các điều ác cũng có nghĩa là mình đang thực hiện các hạnh lành.
- Khi mà mình có ý tránh ác là lòng mình đã thanh tịnh,
- khi mà mình có ý thực hiện các hạnh lành là tâm mình đã thanh tịnh,
- nhưng có một điều nó thanh tịnh ở mức nào, đó là tùy cái chuyện anh tránh ác tới đâu.
- cái người sơ cơ không có học Phật Pháp thì cái ác của họ, họ hiểu là sát sanh, trộm cướp, đốt nhà, giết người, cướp của, lật lọng, lươn lẹo, lừa đảo, thì cái đó mới gọi là ác, thì họ chỉ tránh được cái đó thôi.
- Nhưng mà ở mức độ cao hơn, thì cái ác không phải nó thô như vậy mới gọi là ác, mà chỉ cần một câu nói, một suy nghĩ hại người cũng là ác, cũng là bất thiện.
Tôi nhắc lại nha,
- tùy mức độ anh tránh ác bao nhiêu mà anh thành tựu bao nhiêu cái hạnh lành,
- tùy mức độ anh thực hiện hạnh lành bao nhiêu mà anh tránh được bao nhiêu cái ác,
Rồi bước thứ ba,
- tùy cái mức độ anh tránh ác,
- tùy cái mức độ anh làm thiện mà
- cái tâm anh nó cũng thanh tịnh được bấy nhiêu.
một người không tu tập thiền định thì cái thiện của họ chỉ ở cái mức tránh mấy cái ác tào lao: sát sanh, trộm cắp, nói dóc, họ mới tránh được tới đó thôi.
Nhưng mà cái vị đắc thiền tránh cái ác mà mình không có lường được, thí dụ như cái chuyện đầu tiên anh muốn đắc sơ thiền chớ gì,
- anh phải tránh được cái chuyện đam mê trong 5 dục, cái đó là cái ác,
- tiếp theo anh phải bỏ được 5 triền cái, thì anh mới đắc được sơ thiền, nhớ nha.
lánh ác hành thiện của người đắc thiền thì lại khác, nó thuộc tâm linh, tinh thần thôi.
Nhưng mà lên cái thiền vô sắc thì sao? Lên cái thiền vô sắc thì cái tâm họ còn thanh tịnh hơn cái vị phạm thiên sắc giới nữa.
- Phạm thiên sắc giới ly dục nhưng mà còn thích trong vật chất, còn thích trong cái hình danh, sắc tướng của sắc pháp cho nên vị đó mới có thân tướng.
- Riêng vị phạm thiên vô sắc thì chán hết, họ không còn muốn dây dưa với vật chất sắc pháp nữa, nha.
tới cái vị mà tu tập tuệ quán ấy, là vị đó đã không có muốn làm điều ác, mà vị đó cũng chán luôn cả cái điều lành.
Chán đây là gì ?
chán đây có nghĩa là
- gặp dịp thì cũng làm lành, làm thiện,
- nhưng mà không có cầu cái quả sanh tử nữa.
- làm thiện giống như là uống thuốc vậy đó,
- hỏng có vui vẻ, hỏng có ngon lành,
- hỏng có hay ho gì hết á,
- nhưng mà đó là chuyện bắt buộc.
Cho nên tu tập là không làm các điều ác qua thân, qua khẩu, qua ý, tùy cái mức độ chớ hỏng phải ai, đối với hạng nào cũng định nghĩa giống nhau, nhớ nha.
Tôi nhắc lại lần nữa .
- Khi mà mình bố thí là thực hiện một hạnh lành, cũng ngay lúc đó mình bỏ bớt, bào mòn được cái tâm bủn xỉn.
- Khi mà mình chia vui với cái hay, cái đẹp của người khác là mình đang bào mòn cái tánh ganh tỵ, nha, vậy đó.
- Khi mà mình thương yêu một người khác bằng cái tâm từ bi, có nghĩa lúc đó mình đang bào mòn cái tâm sân hận của mình, nha.
Cái đoạn trong kinh này có ghi rõ nè, để bỏ cái ác phải hành cái thiện đối lập vậy thôi.
(III) (109) Suy Tầm
1.- Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này. Thế nào là ba?
2. Dục tầm, sân tầm, hại tầm. Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này.
Ðể đoạn tận ba pháp đó, ba pháp cần phải tu tập. Thế nào là ba?
3.
- Ðể đoạn tận dục tầm, xuất ly tầm phải tu tập.
- Ðể đoạn tận sân tầm, vô sân tầm cần phải tu tập,
- Ðể đoạn tận hại tầm, bất hại tầm cần phải tu tập.
Ðể đoạn tận ba pháp kia, này các Tỷ-kheo, ba pháp này cần phải tu tập.
Bây giờ qua tới kinh 109, thế nào là 3 pháp cần phải bỏ đi thì mới an lạc đời này, mới được chứng thánh và có thể nếu còn luân hồi thì an lạc đời sau. Đó là 3 cái tà tư duy, cái này tôi giảng rồi cho nên quí vị để ý tôi giảng rất là nhanh là bởi mấy cái này giảng rồi hết rồi.
* Dục tầm ở đây có nghĩa là suy nghĩ, suy tư, tư duy đó.
Dục tầm có nghĩa là
- còn mong đợi,
- trông chờ,
- thích thú,
Mắt còn muốn nhìn, tai còn muốn nghe, mũi còn muốn ngửi mùi này mùi kia, lưỡi còn muốn nếm muốn ăn cái này cái nọ, thân muốn êm ái ấm êm, đó gọi là dục tầm.
* Sân tầm là bất mãn tùm lum, bất mãn người, bất mãn vật, bất mãn sự kiện.
- Bất mãn người, thí dụ như là mình ghét người này, mình bực mình người kia.
- Bất mãn vật có nghĩa là gai góc, hầm hố, bùn sình, trời nắng, trời mưa mình nhịn hỏng nổi.
- Bất mãn sự kiện là những tư duy, những suy tư mà nó hơi trừu tượng, thí dụ như là một quan điểm chính trị, quan điểm văn hóa mà mình không có đồng ý.
Nhớ nha, thì cái đó gọi là sân tư duy là vậy đó.
* Hại tư duy là cái ý tưởng đập đổ, chống phá, tổn thương, xúc phạm, chà đạp, phá hủy, gây đổ nát một đối tượng nào đó dầu người hay vật thì cái đó được gọi là hại tư duy.
Nhớ cái chỗ này: chống phá, đập đổ, chà đạp, hủy diệt, thì cái đó được gọi là hại tư duy.
Ba cái này để muốn tránh được?
1. Trừ được dục tư duy là mình phải dùng cái sức ly tầm, có nghĩa là dùng cái tư tưởng ly dục, sống bằng cái tinh thần ly dục.
Sống bằng cái tinh thần ly dục là sao? Không tiếp tục theo đuổi những cái mình thích nữa, bởi vì mình nên nhớ một điều thế này: Cái thích của mình là vô bờ không đáy, một đời mình theo đuổi nó, liệu mình có thể thỏa mãn được nó bao nhiêu phần trăm và trong khi đó cái chuyện trước mắt, là trong đời sống này nó có hai chuyện:
- Mình theo đuổi cái mình thích,
- Mình theo đuổi cái mình cần.
Thời gian mình có được trong kiếp người nó hỏng có bao nhiêu hết. Tôi nói hoài, trừ thời gian mình ngu và thời gian mình ngủ ra thời gian mình còn hỏng là gì hết.
Thời gian mình ngu là từ 1 tuổi tới 18 tuổi
Thời gian mình ngủ là giấc ngủ của mình mỗi ngày từ 4, 6, cho tới 8 tiếng, nha.
Thì trừ cái lúc mình ngu và cái lúc mình ngủ ra thời gian mình còn hỏng bao nhiêu hết. Cứ nhớ như vậy, nó nhiều lý do lắm, nó nhiều cách nghĩ lắm, hoặc là quán bất tịnh, quán tử thi, quán thể trược v v… Nghĩ như thế nào mà để cho đối với 5 dục mình hỏng có thích nữa, thích nó mà không được là khổ, kiếm tìm nó là khổ, tìm được rồi bảo trì bảo quản là khổ, bảo trì bảo quản mà không giữ được lại càng khổ hơn, cứ nhớ bao nhiêu đó thôi:
- Muốn không được là khổ,
- kiếm tìm cũng là khổ,
- tìm không được cũng là khổ,
- tìm được rồi phải gìn giữ cũng là khổ,
- gìn giữ không được cũng là khổ.
(còn tiếp)
⏱️
Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật
Sư Toại Khanh (Giác Nguyên) Giảng Kinh
Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật
Sư Toại Khanh (Giác Nguyên) Giảng Kinh