2021-05-08, 07:05 PM
Bốn điều phải nhớ
Anh cơ tánh gì tôi không biết nhưng có bốn điều anh phải nhớ . Đó là Pháp Tài Lữ Địa.
Một khi đã qua đó (qua Miến Điện) một tuần hay một tháng mình thử là một hành giả hết mực, có nghĩa là cái gì cũng buông hết. Phải có cái gan như vậy đó.
Hạn chế trao đổi - Có gì để tâm sự ?
Bên thiền tông Bắc truyền có một câu chuyện rất nổi tiếng. Đó là một công án. Một người đang cắn chặt một nhánh cây ve ra ngoài vực thẳm ngàn trượng, nếu có ai hỏi ông ta cái gì ông ta có nên trả lời không ? Thì cái câu đó nó có nhiều cái cách diễn giải lắm.
Nhưng mà diễn giải theo Nam truyền rất là hay. Đó là khi một người mà chuyên tâm tu thiền rồi họ không muốn mở miệng.
Mở miệng là phải nói về đạo . Mà nói về đạo biết nói sao đây khi mình đang hành đạo ?
Để giải thích về thiền thì phải nói rằng chỉ có người hành thiền mới biết thôi.
Tất cả những cái gì mình học chỉ là lý thuyết ở ngoài hành lang thôi chứ còn để bước vào bên trong thì phải là hành giả. Cho nên chuyện thứ nhất, khi bước vào cái khóa tu, chuyện đầu tiên đó là hạn chế không có trao đổi, Mình phải nhớ rằng mình đang cắn cái nhánh cây.
Không trao đổi là vì sao ?
Ngài nghe nói chuyện tiếng cười Ngài mở cửa ra . Ngài nói: "Khuya rồi . Đi nghỉ, mai dậy sớm .''
Ngài đóng cửa lại. Lát sau thì cũng rầm rì rầm rì một hồi không phải họ lỳ, nhưng mà họ tính đứng dậy rồi, nhưng mà tại vì nó bắt trớn, bỏ không được nên nói tiếp.
Lát sau Ngài mở cửa ra: ''Khuya rồi nửa đêm rồi .'' Ngài đóng cửa lại.
Tới lần thứ ba, gần một giờ rồi. Lần này Ngài mở cửa: ''Đã nói từ vô lượng kiếp . Bây giờ vẫn còn nói .''
Cái câu đó hay vô cùng. Cái câu đó tôi nghe kể lại .
Người kể tôi nghe họ kể, họ cười nhưng mà tôi thấy cái câu này hay: Nghĩa là kể từ bây giờ bất cứ ta làm cái chuyện gì ta phải nhớ rằng ta làm cái chuyện này từ vô lượng kiếp rồi. Tới bây giờ nếu nó thật sự cần thì mình mới làm chứ nó không cần lắm thì...tôi nói hiểu không ?
Cái chuyện gặp nhau, pha bình trà, ngồi hàn huyên cái đó mình làm từ vô lượng kiếp rồi . Bây giờ còn mắc cái chứng gì, thiếu thốn gì, mà còn làm nữa ? Nói cho cùng, có nhiều cái quay phim chụp hình thì rất đẹp, nhưng xét về nội dung tệ vô cùng.
Thật ra chúng ta không có cái gì để tâm sự.
Tâm sự nó có hai:
Cho nên khi bất đầu làm chuyện gì hãy nhớ câu chuyện tôi vừa kể . Đó là mình đã làm cái chuyện đó từ vô lượng kiếp rồi.
https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=...tho%C3%A1t
Anh cơ tánh gì tôi không biết nhưng có bốn điều anh phải nhớ . Đó là Pháp Tài Lữ Địa.
- Pháp là đề mục thích hợp ,
- Tài là điều kiện sinh hoạt OK,
- Lữ là thầy bạn cũng phải OK,
- Địa là trú xứ phải OK.
Một khi đã qua đó (qua Miến Điện) một tuần hay một tháng mình thử là một hành giả hết mực, có nghĩa là cái gì cũng buông hết. Phải có cái gan như vậy đó.
Hạn chế trao đổi - Có gì để tâm sự ?
Bên thiền tông Bắc truyền có một câu chuyện rất nổi tiếng. Đó là một công án. Một người đang cắn chặt một nhánh cây ve ra ngoài vực thẳm ngàn trượng, nếu có ai hỏi ông ta cái gì ông ta có nên trả lời không ? Thì cái câu đó nó có nhiều cái cách diễn giải lắm.
Nhưng mà diễn giải theo Nam truyền rất là hay. Đó là khi một người mà chuyên tâm tu thiền rồi họ không muốn mở miệng.
Mở miệng là phải nói về đạo . Mà nói về đạo biết nói sao đây khi mình đang hành đạo ?
Để giải thích về thiền thì phải nói rằng chỉ có người hành thiền mới biết thôi.
Tất cả những cái gì mình học chỉ là lý thuyết ở ngoài hành lang thôi chứ còn để bước vào bên trong thì phải là hành giả. Cho nên chuyện thứ nhất, khi bước vào cái khóa tu, chuyện đầu tiên đó là hạn chế không có trao đổi, Mình phải nhớ rằng mình đang cắn cái nhánh cây.
Không trao đổi là vì sao ?
- Vì không thể dùng ngôn ngữ diễn tả cái điều không thể giải thích.
- Thứ hai không cần thiết khi chúng ta phải mở miệng.
Ngài nghe nói chuyện tiếng cười Ngài mở cửa ra . Ngài nói: "Khuya rồi . Đi nghỉ, mai dậy sớm .''
Ngài đóng cửa lại. Lát sau thì cũng rầm rì rầm rì một hồi không phải họ lỳ, nhưng mà họ tính đứng dậy rồi, nhưng mà tại vì nó bắt trớn, bỏ không được nên nói tiếp.
Lát sau Ngài mở cửa ra: ''Khuya rồi nửa đêm rồi .'' Ngài đóng cửa lại.
Tới lần thứ ba, gần một giờ rồi. Lần này Ngài mở cửa: ''Đã nói từ vô lượng kiếp . Bây giờ vẫn còn nói .''
Cái câu đó hay vô cùng. Cái câu đó tôi nghe kể lại .
Người kể tôi nghe họ kể, họ cười nhưng mà tôi thấy cái câu này hay: Nghĩa là kể từ bây giờ bất cứ ta làm cái chuyện gì ta phải nhớ rằng ta làm cái chuyện này từ vô lượng kiếp rồi. Tới bây giờ nếu nó thật sự cần thì mình mới làm chứ nó không cần lắm thì...tôi nói hiểu không ?
Cái chuyện gặp nhau, pha bình trà, ngồi hàn huyên cái đó mình làm từ vô lượng kiếp rồi . Bây giờ còn mắc cái chứng gì, thiếu thốn gì, mà còn làm nữa ? Nói cho cùng, có nhiều cái quay phim chụp hình thì rất đẹp, nhưng xét về nội dung tệ vô cùng.
Thật ra chúng ta không có cái gì để tâm sự.
Tâm sự nó có hai:
- Một là đem chuyện buồn của mình nói cho người ta nghe, người ta có giải quyết được cái gì đâu ?
- Hai là kể chuyện vui của mình cho người ta nghe, mình càng vui thêm nữa.
Cho nên khi bất đầu làm chuyện gì hãy nhớ câu chuyện tôi vừa kể . Đó là mình đã làm cái chuyện đó từ vô lượng kiếp rồi.
https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=...tho%C3%A1t
⏱️
Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật
Sư Toại Khanh (Giác Nguyên) Giảng Kinh
Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật
Sư Toại Khanh (Giác Nguyên) Giảng Kinh