2021-04-20, 03:33 PM
(tt và hết) Sư Toại Khanh Giảng Thế Giới Đời Sống Muôn Loài (6-6)
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=PE2v61SGGlg&abt=Th%E1%BA%BF+Gi%E1%BB%9Bi+%C4%90%E1%BB%9Di+S%E1%BB%91ng+Mu%C3%B4n+Lo%C3%A0i
Trí nhiều là sao?
Hoặc có nhiều người họ không thích ngồi suy tư tưởng tượng, nhưng họ có một quá trình thực tập lâu dài và họ có những thành tựu nhất định.
Đây là cách định nghĩa an toàn nhất về cái chữ ‘trí nhiều’.
Đặc biệt trong đây có cái trí tư rất là quan trọng.
Trí tư là người có khả năng đọc được giữa hai hàng chữ.
Đọc giữa hai hàng chữ là hiểu được cái ẩn ý, người ta mới nói tới đây là mình đã hiểu được cái ẩn ý bên dưới. Đọc một cái câu văn mà mình hiểu được cái ẩn ý gọi là đọc giữa hai hàng chữ hoặc là nhìn thấy bằng con mắt thứ ba. Trí tư nằm chỗ đó.
Cái này học cho biết chứ hỏi ai thì bà cố tôi cũng không biết, chỉ là định nghĩa trong kinh nói như vậy. Tức là người đó có khả năng hiểu được cái chưa được nói đến, cái chỉ được gợi ý.
Thế nào các vị cũng hỏi “Sư, Sư, kinh nào, kinh nào?”. Tăng Chi Bộ kinh, phần Bốn Pháp nói như vậy.
Trong kinh nói thế này .
Chúng sanh có bốn hạng trí sau đây.
Ái nhiều mà trí ít thì đầu tiên mình phải định nghĩa trí nhiều là sao.
Bây giờ qua cái ái. Ái là sao?
Là người này có cái thích vô cớ nhiều hay ít.
Có biết cái thích vô cớ không?
Còn hạng ái nhiều là sao?
Thích vô cớ, nghĩa là ra đường thấy cái bông đẹp, thích. Cái đó nó không thật sự cần thiết. Rồi thấy ông đi qua bà đi lại, thích. Thấy cái nhà của người ta không mắc cha gì mình, đứng dòm, thích. Thấy cái đồng hồ treo tường, thích. Thì người đó gọi là người ái nhiều.
Người thích quá nhiều những thứ không cần thiết được gọi là ái nhiều.
Còn ái, xin lỗi, phàm phu thì tên nào cũng thích tùm lum.
Nhưng mà cái tên ái ít, tham ít nó chỉ thích trong cái cần thiết thôi.
Thí dụ như
Còn Thánh nhân không thích trong cái gì hết. Thánh nhân không có thích, Thánh nhân chỉ có ‘cần thiết’ mà thôi.
Còn phàm thì còn có thích .
Nhưng mà giữa cái đống phàm nó chia ra hai nhóm.
Các vị có biết trà hải không?
Trà hải là một cái vật để đựng xác trà cũ . Rồi chén tống, nhạo, các loại bình, mỗi một loại trà uống một loại bình riêng. Cái ấm nấu nước của họ, họ không có xài cái ấm nấu nước nhà bếp, họ xài cái ấm nhỏ để uống riêng, không có cho bà xã đụng tới. Rồi họ có cái khăn lau bàn trà riêng, chứ họ không phải đụng cái khăn nào họ cũng lau.
Họ cầu kì lắm.
Mình thấy họ giống như là một danh nhân tài tử cao khiết nhưng mà thật ra là họ đa dục bởi vì họ thích những cái không có cần thiết.
Thí dụ mình biết ông Nguyễn Tuân không? Cách kể của ông Nguyễn Tuân là cách kể của một người sành điệu nhưng mà theo kinh Phật là ổng tả về những người dục nhiều. Ổng nói về chuyện ăn phở, ổng nói về chuyện uống trà, nói về chuyện làm kẹo, nói về chuyện thả thơ.
Tôi buồn lắm, tôi nói nguyên đám nó không hiểu, hy vọng thế giới đang nghe tôi sẽ có người hiểu.
Mình thấy chưa, mình nghèo, cũng thích dục nhưng mà biết nhiều nó khác người không biết.
Khi anh biết ít quá anh sẽ có hai lựa chọn.
Tôi không có buộc quý vị phải đọc nhiều nhưng mà chỉ nhắc chừng vậy đó.
Và đến khi thành chánh quả, hồi nãy tôi nói rồi đi ba cửa đó nhớ không? Trên con đường đi đến ba cửa đó, mỗi người có một con đường khác nhau.
Một cái băng qua ‘park’,
một cái băng qua rừng,
một cái băng qua phố,
và cái vấn đề ta gặp phải trên đường hoàn toàn không giống nhau .
Và từ đó khi thành Thánh rồi, ba ông Thánh ngồi gần nhau cái quả chứng an lạc thì giống nhau, nhưng mà trong đời sống nó khác nhau.
Thí dụ như cho năm trăm vị đại đệ tử Đức Phật ngồi trước mặt mình . lQuý vị sẽ thấy họ có những lựa chọn khác nhau.
Có vị thì mặc y cũ xì, đệ nhất Phấn Tảo.
Có vị thì đệ nhất Pháp Sư.
Có vị thì đệ nhất Thần Thông.
Có vị thì đệ nhất Trí Tuệ.
Khi đắc rồi thì không còn gì để bàn .
Nhưng mà nói vậy chứ trước khi Niết Bàn khổ quá cũng không nên ha!
Có nhiều vị Thánh đắc quả rồi, vì lòng đại bi mà phải vô rừng trốn bởi vị đó bị nhiều cái nghiệp, cứ ra đường là bị người ta đánh chửi, vì tránh cái nghiệp cho chúng sinh.
Có nhiều vị không có thân tướng đẹp, dị dạng, sẽ làm cái đối tượng châm biếm, trêu chọc cho người khác.
Có nhiều vị đẹp quá cũng không tốt, như ngài (Pali) ngài đẹp đến mức mà đàn ông gặp họ cũng mê nữa.
Trong kinh nói có lần có ông đó gặp Ngài đi bát, Ngài ôm bình bát thế này, mà ổng nhìn bàn tay của Ngài, ổng nhìn cái môi của Ngài, ổng nhìn sống mũi của Ngài, ổng nhìn cái da của Ngài, ổng nói “Bà xã mình được một nữa vậy là ngon rồi!”. Mà Ngài là một vị Thánh, ổng nghĩ như vậy xong thì tức khắc ổng thành nữ liền.
Mà nó ngộ lắm, khi ổng thành nữ xong là cái tánh ổng nó đổi, ổng thích con trai. Vì xấu hổ ổng bỏ nhà đi trong ngày, hên là ổng thành con gái thì đâu có ai nhận ra ổng nữa, ổng trốn qua xứ khác.
Khi ổng là con gái thì dĩ nhiên ổng thích đàn ông . Ổng cũng có chồng, sanh con, ổng sanh được hai đứa.
Ngày xưa trước khi gặp Ngài ổng là đàn ông, có vợ, cũng hai đứa. Bây giờ ổng có chồng, ổng cũng có hai đứa.
Bữa đó ổng xa xứ một thời gian ổng gặp được người quen cũ cùng quê .
Ổng nhớ quê quá đi, ổng mới hỏi:
- “Vậy chứ Houston bây giờ ra sao rồi?”.
Thì ông kia ổng mới kể,
- “Sao mà You rành quá vậy?”
– “Tôi ở Bellaire nè, gần cái chỗ quẹo qua…”
– “Trời đất! You?”
– “Yeah, me!”
– “Sao ra cái nông nổi này?”
Ổng mới kể
- “Tôi để bát cho Ngài mà tôi nghĩ bậy, vừa nghĩ xong nó ra vậy”
Ông bạn hỏi:
- “Giờ sao? Có muốn trở lại như cũ không?”
– “Muốn chứ, đẻ hoài mệt quá! Bây giờ tôi muốn lắm nhưng phải làm sao?”
– “Ngài còn ở đó, tới sám hối đi thì nó hết”.
Thì ổng nghe vậy ổng tức khắc tới gặp Ngài, ổng quỳ ổng lạy:
- “Con thấy Ngài đẹp con nghĩ vậy chứ không phải con bất kính. Con mong Ngài bỏ qua cho con”. Vừa khấn xong trở lại như cũ.
Dĩ nhiên đối với nhiều người chuyện này là chuyện phong thần nhưng mà tôi tin. Là vì sao? Vì trên đời này cái biết của mình nó nhiều hơn cái không biết.
Thời đó thời Thánh mà.
Cũng giống như thời Phật mà có ai kể mình nghe cái chuyện thời này mình không có tin, cái chuyện mà nói chuyện với nhau xuyên đại dương nhìn thấy mặt luôn là mình không có tin. Thì ổng lạy Ngài xong ổng được hoàn hình như cũ, ổng đi xuất gia, ổng chán quá mà.
Khi ổng mới xuất gia ổng vẫn còn phàm, thì mấy ông Sư biết chuyện, mấy thằng cha phàm tăng, nhiều chuyện lắm, theo hỏi hoài: “Bốn đứa, hai đứa vợ đẻ, hai đứa ông đẻ, thương cặp nào hơn?”.
Thì ổng nói “Của mình, mình mang nặng đẻ đau mình thương hơn”.
Rồi có một lúc hỏi ổng hoài, ổng nói “Hỏi làm gì, thử rồi biết!”. Mà đại khái có lúc ổng trả lời, có lúc ổng bực.
Cuối cùng, khi cái duyên lành nó chín mùi, ổng đắc Alahán.
Có nhiều vị khách xa tới cũng tò mò nghe, hỏi. Ổng trả lời: “Chúng sanh thì đứa nào cũng như đứa nấy thôi. Ai đẻ cũng vậy!”.
Mà thời Phật, Thánh nhiều lắm. Cho nên khi mà mình ăn nói kiểu như vậy thời Đức Phật, cái kiểu mình nói “Ai cũng vậy thôi”, thời Đức Phật mà nói như vậy được người ta hiểu là tự nhận Lahán.
Thời Đức Phật trong kinh nói Thánh nhiều đến mức mà có lúc mình không cần hỏi: “ở đây ai là Thánh?” mà nên hỏi “ở đây ai là còn phàm?”.
Trong chư Tăng đó, đông như vậy đó. Đông đến mức mà mình không cần hỏi “ở đây ai là Thánh?” mà hỏi cái ít “còn sót ở đây ai là phàm?”. Tức là bao nhiêu tinh hoa được dồn hết về Đức Phật để khi Đức Phật ra đời họ phải về họ gặp Ngài chứ.
Chứ còn Phật đi rồi, bây giờ họ ra họ gặp cái đám này, gặp làm cái gì? Khi chư Tăng họ nghe họ hiểu liền, họ hiểu cái câu nói này ngụ ý là ông đó là Lahán.
Họ vô méc Phật “Tụi con cũng ham vui hỏi ổng ai ngờ ổng nói cái quá ể luôn. Ổng nói giống như ổng là Thánh vậy đó”. Phật nói “Đúng. Con trai Như Lai đã nói đúng”.
Khi mà Đức Phật ngài nói về một vị Alahán, Ngài nói “Con trai” là hết phim đó. Ai méc cái gì về một vị Alahán, Ngài nói “Con trai của Như Lai làm như vậy là đúng”, “Con trai của Như Lai trong trường hợp này không có lỗi”.
Như có một vị Alahán bị mù, ngài đi kinh hành, trời mưa Ngài giẫm phải mấy con côn trùng. Có mấy vị tỳ kheo lên méc Đức Phật: “Ổng đi kinh hành sao mà ổng giẫm chết tùm lum, mối, kiến…Ổng sát sanh nhiều quá”. Đức Phật nói “Con trai Như Lai không có cố ý làm điều đó”. Thì ở đây cũng vậy, khi mà vị đó nói là “Chúng sanh ai cũng coi giống nhau thôi”. Thì họ đi méc Đức Phật “Ổng nói ổng là Alahán”. Ngài nói “Đúng. Con trai Như Lai đã nói đúng. Trong lòng vị ấy bây giờ thì ai cũng vậy thôi”.
Mình còn sống trong thế giới của phiền não, của tham dục, có nhiều chuyện mình không có tin. Thí dụ, tôi nói thẳng luôn, có nhiều chuyện phàm với nhau mà các vị không có tin. Các vị có biết vì tình yêu nam nữ mà người ta giao hết gia sản, có không? Mà có nhiều người yêu đắm đuối mà đãi một bữa ăn thì tiếc, có không? Yêu lắm, nhưng mà muốn tặng hoa là vô nghĩa trang rút ra đem tặng; giả bộ dắt đi chùa lén chôm bông trên bàn Phật tặng, chứ còn đi mua là không dám mua đó . Trong khi có một tên nó dám giao cả gia tài, có không?
Bây giờ hiểu chưa, tức là trong thế giới phàm phu mà nó chênh lệch nhau như vậy đó.
Có người làm gì cũng được, bất kể nhân phẩm, sĩ diện, mặt mũi, danh dự, miễn là có tiền.
Có người bao nhiêu tiền cũng bỏ ra để mua tiếng, có không? Hiểu chưa?
Có người cái gì cũng bỏ được trừ ra bà xã, có không ta?
Có người đem hiến bà xã cho sếp để được thăng chức, có không? Bây giờ hiểu chưa?
Tôi biết có người là coi như cái gì cũng bỏ được trừ bà xã, mà bà xã xấu quắc luôn, xấu quắc à, nhưng bả là tất cả, cái gì cũng bỏ, khi mà bả bị ‘cancer’ là ổng buông hết, buông toàn bộ về để mà lo cho bả những ngày cuối, đưa đi tận cùng trời cuối đất để cho bả vui thôi, có những người đàn ông như vậy đó.
Trong khi có những người đàn ông đem vợ mình hiến cho sếp.
Có những người bất chấp sĩ diện, nhân phẩm để đổi lấy tiền.
Có người bỏ hết tiền để lấy tiếng, lấy quyền, hiểu không?
Tôi kể những cái chuyện này cho bà con để chi?
Để cho bà con thấy trong cái thế giới phàm phu thì thằng Tèo nó đã không hiểu thằng Tí rồi, có hiểu không? Thì đừng có đụng chi mấy ông Thánh cho nó mệt.
Nhiều người đồng tiền của họ nó liền khúc ruột quý vị biết không? Họ kẹo không tưởng tượng được, khách tới nhà họ mời nước, khi khách đi về, cái tờ giấy lót ly nước chưa bị dơ là họ cất để dành để lau bếp. Có người, mỳ gói họ ăn họ không có xé mà họ cắt và để dành cái bao lại để họ đựng đồ. “Vắt chày ra nước”.
Và trong khi có những người xài tiền không đếm.
Có người họ háo sắc không có tưởng tượng được, nhà tan cửa nát.
Có người gái đẹp như vậy mà họ đành lòng họ đi làm bê đê.
Lạ lắm!
Có nhiều tay là diễn viên, ca sỹ nổi tiếng như vậy mà họ là đồng tính.
Có tin mấy cái chuyện đó không?
Thì tôi kể bà con nghe những chuyện kỳ cục trên thế giới này để bà con thấy chuyện Hiền Thánh cũng là chuyện bình thường.
Khi mình thích cái gì mình thấy nó là tất cả, khi mình ghét cái gì mình thấy nó là hoả ngục, mình sợ cái đó lắm.
Nhưng mà nhiều khi cái mình ghét như là hoả ngục thì đối với người khác nó là thiên đường. Hiểu không?
Mệt! Cái câu “Hiểu không?” là tôi nói hai ngàn lần trong một tiếng đồng hồ.
(Hết)
Mục Lục các Bài Giảng
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=PE2v61SGGlg&abt=Th%E1%BA%BF+Gi%E1%BB%9Bi+%C4%90%E1%BB%9Di+S%E1%BB%91ng+Mu%C3%B4n+Lo%C3%A0i
Trí nhiều là sao?
- Một là trí văn là khả năng học hỏi giáo lý.
- Hai là khả năng suy tư.
- Ba là khả năng tu tập.
Hoặc có nhiều người họ không thích ngồi suy tư tưởng tượng, nhưng họ có một quá trình thực tập lâu dài và họ có những thành tựu nhất định.
Đây là cách định nghĩa an toàn nhất về cái chữ ‘trí nhiều’.
Đặc biệt trong đây có cái trí tư rất là quan trọng.
Trí tư là người có khả năng đọc được giữa hai hàng chữ.
Đọc giữa hai hàng chữ là hiểu được cái ẩn ý, người ta mới nói tới đây là mình đã hiểu được cái ẩn ý bên dưới. Đọc một cái câu văn mà mình hiểu được cái ẩn ý gọi là đọc giữa hai hàng chữ hoặc là nhìn thấy bằng con mắt thứ ba. Trí tư nằm chỗ đó.
Cái này học cho biết chứ hỏi ai thì bà cố tôi cũng không biết, chỉ là định nghĩa trong kinh nói như vậy. Tức là người đó có khả năng hiểu được cái chưa được nói đến, cái chỉ được gợi ý.
Thế nào các vị cũng hỏi “Sư, Sư, kinh nào, kinh nào?”. Tăng Chi Bộ kinh, phần Bốn Pháp nói như vậy.
Trong kinh nói thế này .
Chúng sanh có bốn hạng trí sau đây.
- Hạng thứ nhất là (Pali) nghĩa là chỉ nghe vắn tắt một câu là hiểu ngay.
- Hạng thứ hai là (Pali) nghĩa là phải nghe đầy đủ một bài giảng có đầu có đuôi thì mới hiểu vấn đề, ‘hiểu’ ở đây là ‘đắc’. Hạng thứ nhất nghe một câu là đắc. Hạng thứ hai phải nghe một bài giảng có đầu có đuôi mới đắc. Chẳng hạn như hồi trưa hai giờ tới giờ, ai nghe mà đắc thì người đó lọt vô hạng thứ hai. Còn hạng hữu duyên, hạng một, là chỉ nghe có một câu “Mọi thứ do duyên mà có. Có rồi phải mất”, bùm, đắc luôn. Hạng hai là nghe từ trưa giờ nó mới xẹt hào quang ra.
- Hạng thứ ba gọi là (Pali) nghĩa là hạng này phải được hướng dẫn từng bước từng bước hành trì. Thí dụ dạy nó cạo đầu, đắp y, đi đứng, tiêu tiểu, ăn uống, nói năng, sinh hoạt phải làm sao, rồi dắt nó lên rừng, lên núi, cất am, vô hang ở, rồi dạy nó ngồi thiền từng đề mục chi tiết. Rồi một năm, hai năm, thấy cái nào chưa được mình chỉnh lại chút xíu, thấy cái gì dư mình tề bớt, thấy thiếu mình nâng nó lên, mình chỉnh nhiều năm nó mới đắc thì cái hạng đó được gọi là (Pali).
- Còn cái hạng thứ tư là (Pali) từ chương là tối đa. Có nghĩa là nó nói làu làu, làu làu nhưng tới đó thôi nó không có đi xa hơn được nữa. Chữ (Pali) có nghĩa là ngữ nghĩa, (Pali) là maximum, nghĩa là maximum chữ nghĩa thôi.
Ái nhiều mà trí ít thì đầu tiên mình phải định nghĩa trí nhiều là sao.
Bây giờ qua cái ái. Ái là sao?
Là người này có cái thích vô cớ nhiều hay ít.
Có biết cái thích vô cớ không?
- Cái người mà ly dục thì họ chỉ thích cái gì thật sự cần thiết thôi thí dụ như là ăn, mặc, ở. Khi ăn là họ ăn ngày có một buổi thôi nhưng khi ăn ngon họ vẫn thích.
- Mặc là họ chỉ có tam y thôi nhưng mà y mới họ thích, y bằng silk họ thích.
- Ở, chỗ nhà gỗ có máy lạnh thì họ cảm thấy thoải mái.
Còn hạng ái nhiều là sao?
Thích vô cớ, nghĩa là ra đường thấy cái bông đẹp, thích. Cái đó nó không thật sự cần thiết. Rồi thấy ông đi qua bà đi lại, thích. Thấy cái nhà của người ta không mắc cha gì mình, đứng dòm, thích. Thấy cái đồng hồ treo tường, thích. Thì người đó gọi là người ái nhiều.
Người thích quá nhiều những thứ không cần thiết được gọi là ái nhiều.
Còn ái, xin lỗi, phàm phu thì tên nào cũng thích tùm lum.
Nhưng mà cái tên ái ít, tham ít nó chỉ thích trong cái cần thiết thôi.
Thí dụ như
- Người phải có cái nhà . Nó thấy nhà có bông có hoa, nhà sạch sạch nó cũng thấy vui nhưng mà vậy thôi chứ nó không có bận tâm nhiều là phải đi đấu tranh, đi tìm một cái nhà cao cửa rộng ghê gớm, sang trọng, đắt tiền, nó không cần.
- Còn ăn uống, bác sĩ nói tiểu đường thì bớt đường, tăng xông bớt ăn mặn, cholesterol thì bớt thịt cá, dầu mỡ, nên ăn nhiều rau trái thì ảnh ăn đúng như vậy, mà có điều bữa nào dĩa salad làm ngon thì ảnh cũng ‘enjoy’ nhưng mà…
Còn Thánh nhân không thích trong cái gì hết. Thánh nhân không có thích, Thánh nhân chỉ có ‘cần thiết’ mà thôi.
Còn phàm thì còn có thích .
Nhưng mà giữa cái đống phàm nó chia ra hai nhóm.
- Một nhóm là thích trong cái cần thiết.
- Còn một nhóm thì đi xuất gia có pháp danh ‘Thích đủ thứ’, có nghĩa là cái gì nó cũng thích, trong đó có những cái nó không thực sự cần thiết.
Các vị có biết trà hải không?
Trà hải là một cái vật để đựng xác trà cũ . Rồi chén tống, nhạo, các loại bình, mỗi một loại trà uống một loại bình riêng. Cái ấm nấu nước của họ, họ không có xài cái ấm nấu nước nhà bếp, họ xài cái ấm nhỏ để uống riêng, không có cho bà xã đụng tới. Rồi họ có cái khăn lau bàn trà riêng, chứ họ không phải đụng cái khăn nào họ cũng lau.
Họ cầu kì lắm.
Mình thấy họ giống như là một danh nhân tài tử cao khiết nhưng mà thật ra là họ đa dục bởi vì họ thích những cái không có cần thiết.
Thí dụ mình biết ông Nguyễn Tuân không? Cách kể của ông Nguyễn Tuân là cách kể của một người sành điệu nhưng mà theo kinh Phật là ổng tả về những người dục nhiều. Ổng nói về chuyện ăn phở, ổng nói về chuyện uống trà, nói về chuyện làm kẹo, nói về chuyện thả thơ.
Tôi buồn lắm, tôi nói nguyên đám nó không hiểu, hy vọng thế giới đang nghe tôi sẽ có người hiểu.
Mình thấy chưa, mình nghèo, cũng thích dục nhưng mà biết nhiều nó khác người không biết.
Khi anh biết ít quá anh sẽ có hai lựa chọn.
- Một là cái thích của anh nó ít lại.
- Hai là anh sẽ thích trong những cái thấp kém.
Tôi không có buộc quý vị phải đọc nhiều nhưng mà chỉ nhắc chừng vậy đó.
- Tùy trình độ,
- tùy khuynh hướng tâm lý,
- tùy phước duyên nhiều đời,
- tùy khả năng suy tư mà chúng ta có kiểu thích và ghét không giống nhau.
Và đến khi thành chánh quả, hồi nãy tôi nói rồi đi ba cửa đó nhớ không? Trên con đường đi đến ba cửa đó, mỗi người có một con đường khác nhau.
Một cái băng qua ‘park’,
một cái băng qua rừng,
một cái băng qua phố,
và cái vấn đề ta gặp phải trên đường hoàn toàn không giống nhau .
Và từ đó khi thành Thánh rồi, ba ông Thánh ngồi gần nhau cái quả chứng an lạc thì giống nhau, nhưng mà trong đời sống nó khác nhau.
Thí dụ như cho năm trăm vị đại đệ tử Đức Phật ngồi trước mặt mình . lQuý vị sẽ thấy họ có những lựa chọn khác nhau.
Có vị thì mặc y cũ xì, đệ nhất Phấn Tảo.
Có vị thì đệ nhất Pháp Sư.
Có vị thì đệ nhất Thần Thông.
Có vị thì đệ nhất Trí Tuệ.
Khi đắc rồi thì không còn gì để bàn .
Nhưng mà nói vậy chứ trước khi Niết Bàn khổ quá cũng không nên ha!
Có nhiều vị Thánh đắc quả rồi, vì lòng đại bi mà phải vô rừng trốn bởi vị đó bị nhiều cái nghiệp, cứ ra đường là bị người ta đánh chửi, vì tránh cái nghiệp cho chúng sinh.
Có nhiều vị không có thân tướng đẹp, dị dạng, sẽ làm cái đối tượng châm biếm, trêu chọc cho người khác.
Có nhiều vị đẹp quá cũng không tốt, như ngài (Pali) ngài đẹp đến mức mà đàn ông gặp họ cũng mê nữa.
Trong kinh nói có lần có ông đó gặp Ngài đi bát, Ngài ôm bình bát thế này, mà ổng nhìn bàn tay của Ngài, ổng nhìn cái môi của Ngài, ổng nhìn sống mũi của Ngài, ổng nhìn cái da của Ngài, ổng nói “Bà xã mình được một nữa vậy là ngon rồi!”. Mà Ngài là một vị Thánh, ổng nghĩ như vậy xong thì tức khắc ổng thành nữ liền.
Mà nó ngộ lắm, khi ổng thành nữ xong là cái tánh ổng nó đổi, ổng thích con trai. Vì xấu hổ ổng bỏ nhà đi trong ngày, hên là ổng thành con gái thì đâu có ai nhận ra ổng nữa, ổng trốn qua xứ khác.
Khi ổng là con gái thì dĩ nhiên ổng thích đàn ông . Ổng cũng có chồng, sanh con, ổng sanh được hai đứa.
Ngày xưa trước khi gặp Ngài ổng là đàn ông, có vợ, cũng hai đứa. Bây giờ ổng có chồng, ổng cũng có hai đứa.
Bữa đó ổng xa xứ một thời gian ổng gặp được người quen cũ cùng quê .
Ổng nhớ quê quá đi, ổng mới hỏi:
- “Vậy chứ Houston bây giờ ra sao rồi?”.
Thì ông kia ổng mới kể,
- “Sao mà You rành quá vậy?”
– “Tôi ở Bellaire nè, gần cái chỗ quẹo qua…”
– “Trời đất! You?”
– “Yeah, me!”
– “Sao ra cái nông nổi này?”
Ổng mới kể
- “Tôi để bát cho Ngài mà tôi nghĩ bậy, vừa nghĩ xong nó ra vậy”
Ông bạn hỏi:
- “Giờ sao? Có muốn trở lại như cũ không?”
– “Muốn chứ, đẻ hoài mệt quá! Bây giờ tôi muốn lắm nhưng phải làm sao?”
– “Ngài còn ở đó, tới sám hối đi thì nó hết”.
Thì ổng nghe vậy ổng tức khắc tới gặp Ngài, ổng quỳ ổng lạy:
- “Con thấy Ngài đẹp con nghĩ vậy chứ không phải con bất kính. Con mong Ngài bỏ qua cho con”. Vừa khấn xong trở lại như cũ.
Dĩ nhiên đối với nhiều người chuyện này là chuyện phong thần nhưng mà tôi tin. Là vì sao? Vì trên đời này cái biết của mình nó nhiều hơn cái không biết.
Thời đó thời Thánh mà.
Cũng giống như thời Phật mà có ai kể mình nghe cái chuyện thời này mình không có tin, cái chuyện mà nói chuyện với nhau xuyên đại dương nhìn thấy mặt luôn là mình không có tin. Thì ổng lạy Ngài xong ổng được hoàn hình như cũ, ổng đi xuất gia, ổng chán quá mà.
Khi ổng mới xuất gia ổng vẫn còn phàm, thì mấy ông Sư biết chuyện, mấy thằng cha phàm tăng, nhiều chuyện lắm, theo hỏi hoài: “Bốn đứa, hai đứa vợ đẻ, hai đứa ông đẻ, thương cặp nào hơn?”.
Thì ổng nói “Của mình, mình mang nặng đẻ đau mình thương hơn”.
Rồi có một lúc hỏi ổng hoài, ổng nói “Hỏi làm gì, thử rồi biết!”. Mà đại khái có lúc ổng trả lời, có lúc ổng bực.
Cuối cùng, khi cái duyên lành nó chín mùi, ổng đắc Alahán.
Có nhiều vị khách xa tới cũng tò mò nghe, hỏi. Ổng trả lời: “Chúng sanh thì đứa nào cũng như đứa nấy thôi. Ai đẻ cũng vậy!”.
Mà thời Phật, Thánh nhiều lắm. Cho nên khi mà mình ăn nói kiểu như vậy thời Đức Phật, cái kiểu mình nói “Ai cũng vậy thôi”, thời Đức Phật mà nói như vậy được người ta hiểu là tự nhận Lahán.
Thời Đức Phật trong kinh nói Thánh nhiều đến mức mà có lúc mình không cần hỏi: “ở đây ai là Thánh?” mà nên hỏi “ở đây ai là còn phàm?”.
Trong chư Tăng đó, đông như vậy đó. Đông đến mức mà mình không cần hỏi “ở đây ai là Thánh?” mà hỏi cái ít “còn sót ở đây ai là phàm?”. Tức là bao nhiêu tinh hoa được dồn hết về Đức Phật để khi Đức Phật ra đời họ phải về họ gặp Ngài chứ.
Chứ còn Phật đi rồi, bây giờ họ ra họ gặp cái đám này, gặp làm cái gì? Khi chư Tăng họ nghe họ hiểu liền, họ hiểu cái câu nói này ngụ ý là ông đó là Lahán.
Họ vô méc Phật “Tụi con cũng ham vui hỏi ổng ai ngờ ổng nói cái quá ể luôn. Ổng nói giống như ổng là Thánh vậy đó”. Phật nói “Đúng. Con trai Như Lai đã nói đúng”.
Khi mà Đức Phật ngài nói về một vị Alahán, Ngài nói “Con trai” là hết phim đó. Ai méc cái gì về một vị Alahán, Ngài nói “Con trai của Như Lai làm như vậy là đúng”, “Con trai của Như Lai trong trường hợp này không có lỗi”.
Như có một vị Alahán bị mù, ngài đi kinh hành, trời mưa Ngài giẫm phải mấy con côn trùng. Có mấy vị tỳ kheo lên méc Đức Phật: “Ổng đi kinh hành sao mà ổng giẫm chết tùm lum, mối, kiến…Ổng sát sanh nhiều quá”. Đức Phật nói “Con trai Như Lai không có cố ý làm điều đó”. Thì ở đây cũng vậy, khi mà vị đó nói là “Chúng sanh ai cũng coi giống nhau thôi”. Thì họ đi méc Đức Phật “Ổng nói ổng là Alahán”. Ngài nói “Đúng. Con trai Như Lai đã nói đúng. Trong lòng vị ấy bây giờ thì ai cũng vậy thôi”.
Mình còn sống trong thế giới của phiền não, của tham dục, có nhiều chuyện mình không có tin. Thí dụ, tôi nói thẳng luôn, có nhiều chuyện phàm với nhau mà các vị không có tin. Các vị có biết vì tình yêu nam nữ mà người ta giao hết gia sản, có không? Mà có nhiều người yêu đắm đuối mà đãi một bữa ăn thì tiếc, có không? Yêu lắm, nhưng mà muốn tặng hoa là vô nghĩa trang rút ra đem tặng; giả bộ dắt đi chùa lén chôm bông trên bàn Phật tặng, chứ còn đi mua là không dám mua đó . Trong khi có một tên nó dám giao cả gia tài, có không?
Bây giờ hiểu chưa, tức là trong thế giới phàm phu mà nó chênh lệch nhau như vậy đó.
Có người làm gì cũng được, bất kể nhân phẩm, sĩ diện, mặt mũi, danh dự, miễn là có tiền.
Có người bao nhiêu tiền cũng bỏ ra để mua tiếng, có không? Hiểu chưa?
Có người cái gì cũng bỏ được trừ ra bà xã, có không ta?
Có người đem hiến bà xã cho sếp để được thăng chức, có không? Bây giờ hiểu chưa?
Tôi biết có người là coi như cái gì cũng bỏ được trừ bà xã, mà bà xã xấu quắc luôn, xấu quắc à, nhưng bả là tất cả, cái gì cũng bỏ, khi mà bả bị ‘cancer’ là ổng buông hết, buông toàn bộ về để mà lo cho bả những ngày cuối, đưa đi tận cùng trời cuối đất để cho bả vui thôi, có những người đàn ông như vậy đó.
Trong khi có những người đàn ông đem vợ mình hiến cho sếp.
Có những người bất chấp sĩ diện, nhân phẩm để đổi lấy tiền.
Có người bỏ hết tiền để lấy tiếng, lấy quyền, hiểu không?
Tôi kể những cái chuyện này cho bà con để chi?
Để cho bà con thấy trong cái thế giới phàm phu thì thằng Tèo nó đã không hiểu thằng Tí rồi, có hiểu không? Thì đừng có đụng chi mấy ông Thánh cho nó mệt.
Nhiều người đồng tiền của họ nó liền khúc ruột quý vị biết không? Họ kẹo không tưởng tượng được, khách tới nhà họ mời nước, khi khách đi về, cái tờ giấy lót ly nước chưa bị dơ là họ cất để dành để lau bếp. Có người, mỳ gói họ ăn họ không có xé mà họ cắt và để dành cái bao lại để họ đựng đồ. “Vắt chày ra nước”.
Và trong khi có những người xài tiền không đếm.
Có người họ háo sắc không có tưởng tượng được, nhà tan cửa nát.
Có người gái đẹp như vậy mà họ đành lòng họ đi làm bê đê.
Lạ lắm!
Có nhiều tay là diễn viên, ca sỹ nổi tiếng như vậy mà họ là đồng tính.
Có tin mấy cái chuyện đó không?
Thì tôi kể bà con nghe những chuyện kỳ cục trên thế giới này để bà con thấy chuyện Hiền Thánh cũng là chuyện bình thường.
Khi mình thích cái gì mình thấy nó là tất cả, khi mình ghét cái gì mình thấy nó là hoả ngục, mình sợ cái đó lắm.
Nhưng mà nhiều khi cái mình ghét như là hoả ngục thì đối với người khác nó là thiên đường. Hiểu không?
Mệt! Cái câu “Hiểu không?” là tôi nói hai ngàn lần trong một tiếng đồng hồ.
(Hết)
Mục Lục các Bài Giảng
⏱️
Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật
Sư Toại Khanh (Giác Nguyên) Giảng Kinh
Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật
Sư Toại Khanh (Giác Nguyên) Giảng Kinh