2021-04-18, 12:46 AM
(2021-04-18, 12:27 AM)abc Wrote: bạn LTP,
nghe tiếng sấm rền với nghe/đọc những lời chướng tai gai mắt thì cũng chỉ là âm thanh , hình ảnh thôi . Đừng để dính mắc
bạn thấy đó là phân mà con dòi nó thấy thoả thích khi ngụp lặn trong đó thì bạn nghĩ bạn có nên dính mắc hay không ?
trong thấy chỉ có sự thấy , lý luận thì dễ mà thực hành thì khó
vì sống trong cõi dục nên phải hiểu và chấp nhận có hai sự thật tuyệt đối - chân đế và tương đối - tục đế
pháp hành là nhận ra khi nào là chân đế và khi nào là tục đế , đừng để cái tục đế dẫn đi quá xa
vì không có chánh niệm ( chánh niệm không miên mật) nên sét đánh ngang tai, phàm phu mới bị giật mình ..... vậy mới thấy chánh niệm nó ghê gớm cỡ nào .... nếu quả đúng như vậy thì lộ trình tâm phải như thế nào trong trường hợp này ? và liệu cái câu cửa miệng "sống trong chánh niệm" hay "chánh niệm trong từng phút giây" có được thực hành tới nơi tới chốn hay không ? .. nếu tới thì hẳn đã không bị giật mình
giờ hỏi tiếp ... con nít còn ẵm ngữa khi nó nghe sấm rền tại sao nó khóc mà người lớn thì ko ? câu trả lời là vì người lớn được dạy dỗ từ bé rằng đó chỉ là tiếng sấm , "không sao mô" nên họ ko khóc
câu hỏi là con nít còn ẵm ngữa khi nó nghe sấm rền tại sao nó khóc mà nó ko cười ?
"nghe tiếng sấm rền với nghe/đọc những lời chướng tai gai mắt thì cũng chỉ là âm thanh , hình ảnh thôi . Đừng để dính mắc "
Cảm ơn bác đã nhắc nhở. Thank you.
Bác abc,
Thuở xưa, LTP nuôi hai con mèo trong nhà: con mèo xám vốn là mèo hoang và con mèo tam thể . Hôm đó, trời chuyển mưa, sấm nổ rền . Thình lình có tiếng sấm nổ rất lớn, con mèo xám giật mình cái thót, định chạy trốn . Tới hồi anh chàng nhìn lại, thấy con mèo tam thể tỉnh bơ, chàng ta lấy lại bình tĩnh, nên tỉnh queo . Từ đó, con mèo xám không còn lo sợ, không còn luôn luôn đề cao cảnh giác những bất trắc nữa .
Thiển nghĩ, tương tự như vây, nếu được sống chung với các bậc thiện trí thức để có thể noi gương, thật hay biết bao !
⏱️
Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật
Sư Toại Khanh (Giác Nguyên) Giảng Kinh
Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật
Sư Toại Khanh (Giác Nguyên) Giảng Kinh