2021-04-17, 07:49 PM
Sư Toại Khanh Giảng Cấu Trúc và Vận Hành của Thế Giới (3) (1-4)
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=EjWLaqSFRGM&abt=C%E1%BA%A5u+Tr%C3%BAc+v%C3%A0+V%E1%BA%ADn+H%C3%A0nh+c%E1%BB%A7a+Th%E1%BA%BF+Gi%E1%BB%9Bi+%283%29
Cấu Trúc và Vận Hành của Thế Giới (3)
17/08/2020 - 09:56 - hongha7711
Tôi đang nói đến hạng người thứ 4.
Hạng thứ 3 là phàm phu tu thiền để giải quyết cái khổ trước mắt bằng cách là an lạc ngay đời này rồi chết sanh về cõi Phạm Thiên.
Chúng sanh ở đời chia làm ba tầng.
Quý vị có nhớ vụ World Trade Center (9/11/2001 ở New York) không? Có người chọn giải pháp là nhảy xuống, mà nghe nói không có người nào sống hết, khoảng bảy, tám chục tầng cái đó chết sạch à. Mà cũng không cần nghe nói, mình đoán cũng ra. Lúc đó họ cũng hoảng loạn rồi.
Tôi nhắc lại, nhà đang cháy, chui xuống sàn, hay là vô nhà tắm, hay là vô closet, hay là leo lên nóc đều là những cái chọn lựa không thông minh. Chọn lựa thông minh nhất đó là phải đi ra ngoài căn nhà đó thôi.
Hạng bốn họ thấy như vậy. Họ thấy hạng một là chui xuống sàn, hạng hai là chui vô nhà tắm. Bây giờ họ thấy leo lên nóc là "an toàn" nhất, nó cháy sau, chết sau. Chỉ có cái ông hạng thứ tư này, ổng thấy không được, chui xuống sàn, gầm giường, vô nhà tắm hay là leo lên nóc, không có cái nào được, nên ổng mới mở cửa ổng dọt. Nhưng mà trong cái đám mở cửa dọt đó có một số ra tới cửa rồi tiếc đồ quay trở lại, đó là chúng ta.
Biết Phật pháp, biết hết đó, biết hành thiền là gì, biết tại sao phải hành thiền, hành thiền thế nào, biết hết, nhưng khi vừa chớm chớm có lòng tu thì tiếc quay trở lại.
Cho nên trong hướng dẫn an toàn trên máy bay họ có ghi rõ là khi có chuyện thì phải tuân theo hướng dẫn của tiếp viên, mọi người thứ lớp trật tự tìm về ngõ thoát hiểm và điều đặc biệt là đừng tiếc nuối tài sản.
Cách đây hai năm có một chiếc máy bay của Iran, nó hạ cánh khẩn cấp vì trục trặc máy móc, kỹ thuật. Khi hạ xuống như vậy nó phải cho mọi người đi ra bằng cửa thoát hiểm tức là nó bung cái cầu thang hơi. Người ta nói nếu mà ở Âu Mỹ thì không có điều gì đáng tiếc nhưng riêng cái vụ đó xảy ra ở Châu Á. Mấy bà mấy cô đang đi quay trở lại lượm mấy cái túi Lvis với Witchy. Khi bả quay lại như vậy đâm ra nó rối. Người ta đang nhảy xuống thì bả quay trở lại chỉ vì tiếc hành lý.
Trong Kinh nói rất rõ .
Còn người biết Đạo .
Có ông đó bị bệnh tim ổng vô bệnh viện nằm. Trước khi ổng vô ổng có mua được tờ vé số trúng độc đắc. Người nhà muốn báo cho ổng biết để ổng vui mà sợ báo ổng nghe rồi ổng lên cơn ổng chết, mới suy nghĩ tới lui nhờ ông linh mục nói dùm. Ông linh mục mới vô nói ổng thế này "Ông có biết mọi thành tựu, mất mất ở đời này là do Chúa ban không?" - "Dạ con biết" - "Bây giờ ông bị mất mát tài sản ông có buồn không?" - "Dạ, Chúa cho, Chúa đòi là bình thường" - "Bây giờ ông trúng độc đắc ông có mừng lắm không? - "Dạ thì cũng mừng vì đó là Chúa cho. Mà nếu con trúng con hiến cho nhà thờ để sửa lại nhà thờ mới". Ông Cha chết! Chết lãng nhách vậy đó. Đúng ra là thằng cha trúng số chả chết, mà chả không chết, chả xui hứa cho nhà thờ thì ông linh mục ổng "đứt bóng".
Đối với người biết Đạo thì
Vì một lý do rất là technical đó là những gì mà ta hiện có bây giờ mà ta thấy nó hay hay là nó đều do ngày xưa ta từng tu hành.
Tất cả những gì mà bây giờ quý vị thấy nó hay hay, thí dụ như
Các vị có biết mình rất là may mắn không?
Người ta nói nếu mà các bạn trừ hết mọi thứ nợ nần mà các bạn có trong túi một trăm đô la là các bạn đã giàu hơn hàng trăm triệu người trên thế giới rồi các bạn có biết không? Một trăm đô la thôi .
Những gì mình có bây giờ là do mình có tu, mặc dù cái tiếng Anh của mình nó cà chớn thiệt, nhưng mà ít ra có tu, mặc dù tu cà chớn.
Tại sao mình hiểu trọng Pháp hơn trọng cái mạng? Là vì cái tôi đang có là do Pháp mang lại. Pháp ở đây là tu hành.
Mà con người mình nó rất là bậy, thích sống sướng mà gieo toàn là nhân khổ. Thích ăn sầu riêng mà trồng toàn khổ qua. Đứa nào cũng khoái ăn sầu riêng, măng cụt mà trồng toàn là mắt mèo không.
Cho nên, các vị Tu Đà Hoàn họ thấy cái đó họ chán, họ thấy hễ ngày nào còn sống trong cuộc đời này là còn phải bị dính mắc trong cái thương cái ghét . Mà cái thương cái ghét là do vô minh, do không thấy những cái điều nãy giờ tôi nói. Và họ thấy rằng dầu có sanh về cảnh giới nào đi nữa thì cũng chỉ quẩn quanh trong sướng và khổ. Không sướng nào là bền mà cũng không có khổ nào là thiên thu, không sướng nào là vĩnh cửu, sướng khổ nó đắp đổi cho nhau, siêu rồi đọa, đọa rồi siêu, cuối cùng lại đi về đâu? Rồi cứ lặp lại một điệp khúc tẻ nhạt như vậy. Nó lâu đến mức mà số sữa mẹ mình bú trong vòng luân hồi nó nhiều hơn bốn biển. Cái lệ, máu mình đổ ra trong vòng luân hồi nó nhiều hơn nước trong bốn biển.
Các vị đó nghĩ tới các vị ngán quá đi. Khi mà ổng thấy rằng sướng khổ là do các điều kiện, chính vì chỗ đó ổng mới thấu suốt, chính vì thấu suốt mới buông được.
Cái thoát khổ của ông thứ tư này mới đặc biệt, mới là cần thiết nhất.
Như vậy trong cuộc đời này chúng sanh chia làm bốn hạng.
Trước hết, hạng nào đi nữa khi mà lọt lòng đều có số 3 trong người dầu đó là con giun, con dế hay là một ông Giáo Hoàng, tổng thống Mỹ đều có số 3 đó hết.
Ta làm gì với số 3 đó thì đó là chuyện của mỗi người.
Có nhiều khi cái chỗ ở đó mình không có lựa được nhưng mà mình về đó để mà mình tìm cách để vươn lên.
Cái đó do tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống cứ tác động qua lại như vậy.
Môi trường sống ở đây nó gồm
Cái nhóm thứ ba này là cái loại cất nhà chừa cửa hậu.
Bậc Thánh họ dòm cái nhà đó họ ngán lắm.
Thấy cái nhà mà có lối thoát phía sau. Quý vị nên nhớ lối thoát nó có hai ý nghĩa.
Thì ông chủ nhà ổng nói
- "Tại sao to dữ vậy?".
Ổng nói
- "Tôi đã quan sát kỹ. Cái gì cũng phải thiên thời, địa lợi, nhân hòa hết. Ông sợ vợ mà ông để cho làng xóm biết, nó dở lắm. Làm bự vậy để mỗi lần bả rượt ông, không biết ai chạy trước ai chạy sau ."
Tại vì bả rượt ổng, ổng cứ nói:
- "Tao cho mày chết, tao cho mày chết..." thì người ta tưởng là ổng rượt bả .
Thật ra là ổng chạy. Mà ổng vừa chạy ổng vừa nói: "Tao cho mày chết, tao cho mày chết, tao bắt được tao cho mày chết". Mà thật ra bả cầm cây chổi lông gà bả đi đằng sau.
Tôi lại nhớ câu chuyện nữa. Có một cái trang trại, cái ông đó nuôi một con gà trống mà hai chục con gà mái. Nuôi một thời gian thì con gà trống nó già quá đi, ổng mới đem một con gà trống trẻ về thế. Mà hễ thế con trẻ là phải giết con già.
Rồi con già nó buồn lắm, nó mới kêu con trẻ nó nói
- "Tao nghĩ sớm muộn tao cũng chết, mày chìu tao một lần được không?".
Con trẻ nó nói
- "Một lần thì được mà chiều cái gì?".
Cái nó nói
- "Bây giờ tao chạy trước mày chạy sau. Mày nhớ phải giữ khoảng cách. Mày chạy ba vòng ngày mai tao chết tao cũng nhắm mắt".
Con gà trẻ nó nói
- "Được, ông chạy trước tôi chạy sau mà giữ khoảng cách đúng không? Được!".
Ngày mai ông chủ ổng đang ngồi cho gà ăn thì con gà già nó chạy đằng trước, con gà trẻ nó rượt đằng sau. Nó chạy vòng vòng, ông chủ nhà mới nói
- "Trời ơi, kiếm nhầm con gà bê đê. Đã gà trống mà gà già nó còn không tha nữa".
Ổng giết con trẻ liền, con gà già nó tiếp tục ở lại. Tại vì đem con gà bê đê về làm được cái gì. Nó hay ở chỗ đó. Tui giỡn với quý vị mà tôi quên mất tôi giảng cái gì.
18/08/2020 - 04:12 - hongha7711
Khi mình hiểu hết vấn đề mình mới buông xuống một cách triệt để được. Còn mà lấy tay che giống như mấy bà mấy cô sợ quá lấy tay che, có cái gì mà sợ, mắc cỡ, hoặc đi ngang thấy mấy ông làm bộ che "Ghê quá, ghê quá" mà che toàn là hở ngón tay ra chứ không có ai khép lại. Che như vậy nó thấy còn kĩ hơn cái thằng không che nữa. Cho nên tu thiền là che tạm thời, che mà còn muốn thấy.
Giống như hồi nhỏ tôi sợ ma, nhưng mà tôi rất là khoái nghe chuyện ma các vị biết không? Cái thứ mà sợ ma biết thân thì tránh đi nhưng mà không, cứ trùm mền mà lắng tai nghe kể, nghe những chuyện ma trời ơi. Như có bà đó bả đi ngang nghĩa trang, bả đi một mình bả sợ lắm. Bả thấy đóm thuốc lá bả mừng bả chạy theo. Bả nói "Ông ơi ông, ông cho tôi đi chung". Ổng nói "Ừ, đi thì đi". Cái đi một đỗi, bả nói "Ông đàn ông sướng thiệt hỏng có sợ ma. Đàn bà sợ khổ quá". Ổng nói "Ừ, hồi còn sống tôi cũng sợ chứ!".
Đại khái là mình nghe những cái chuyện như vậy là tôi thích lắm. Tôi rất là thích. Mình nghe mình cũng tò mò coi cái chuyện này nó sẽ đi về đâu. Tôi lại thích cái chuyện là ông đó ổng chạy xe ra nghĩa trang ban đêm, gặp cái cô đó mặc nguyên bộ áo dài trắng mà mặt tái mét giống như trong bệnh viện mới ra vậy. Mà đứng ngoắc ngoắc tay, là ảnh biết không phải người nhà rồi, ảnh đạp hết ga luôn. Quá giang, ở ngoài nghĩa trang mà mặt tái mét, ngoắc ngoắc, mắt đứng tròng luôn. Ảnh đạp hết ga băng qua nghĩa trang đến khu dân cư. Ảnh thở dài, cái ảnh gặp một cô gái trẻ mặt quần jean, áo thun, trẻ trung, đeo balô, mang giày thể thao, nhảy tăng tăng tăng ngoắc ảnh, ảnh mừng lắm. Ảnh thắng cái kéc, cổ nhảy lên, cổ thở hổn hển "Hồi nãy hỏng ngừng làm người ta chạy mệt thấy bà!". Tức là bả luôn. Mà hồi nãy bả đứng ở chỗ đó bả xanh lè à. Tới hồi ảnh ra tới cái khu này ảnh thấy khỏe rồi, đêm hôm mà có gái đẹp, người trắng trẻo, trẻ trung, chịu quá. Ai ngờ bả lên bả thở "Hồi nãy hỏng chịu ngừng làm người ta chạy mệt thấy mồ!". Thì cái kiểu mình sợ ma mà mình cứ khoái lén lén nghe.
Hoặc là người Việt mình hay có biết cái đó hôi hay lén ngửi. Có cái đó không?
Mình sợ khổ mà mình cứ vòng vòng cái khổ mà mình không có cái gan mình dứt ra nó vì một lý do nào đó không rời được cái khổ. Giống như hồi nãy tôi nói biết đó là chốn nguy hiểm nhưng mà người ta cứ tìm mọi cách để quay ra quay vô.
Chỉ có cái hạng thứ tư này biết nó là độc không rớ . Giống như mình biết nó là chuyện ma đừng có ráng nghe vậy đó. Nghe nó rất là độc .
Tôi nói cái này nghe nó hơi vô thần. Tôi học Phật tôi tin có ma đó nhưng mà thường người ta kể chuyện ma tôi không có tin. Vì
Ở Houston có một cô Phật tử mỗi lần cổ đi dự đám tang về cổ đi tắm là bắt ông chồng đứng trước cửa. Bả tắm một hồi cái "Anh còn đó không?", mà hễ mời là bả đi, tại thành phố này nè, quý vị biết bả. Cứ hễ đám ma, nhất là mấy cái đám mà cái mặt thấy ghê, bả là đứng coi lâu nhất. Rồi tối về tắm, bắt ổng bắt cái ghế ngồi canh, ổng buồn ngủ muốn chết cứ gật gù, mà cứ lâu lâu:
- "Anh còn đó không?"
- "Còn"
là bả tắm tiếp. Mà mỗi lần đám ma là ổng phải có trách nhiệm canh cho bả, mà cái mặt càng ghê là ổng phải canh hơi gần chút, ngộ lắm.
Muốn thoát khổ là phải hiểu khổ toàn bộ . Không còn dây dưa một chút nào hết như người sợ ma mà cái lòng còn chút dây dưa là không nên.
Như hồi sáng tôi kể chuyện của ngài Ajahn Chah còn nhớ không, Ngài thử ngài đối phó với phiền não bằng cách bịt mắt trong mấy chục ngày không hiệu quả.
Cái quan trọng nhất là
Còn nếu như mình hiểu nó một cách mơ hồ thì cái sự chán sợ của mình đối với nó chỉ ở mức tương đối.
Tứ Niệm Xứ
Bây giờ mới đào sâu vô Tứ Niệm Xứ.
Tại sao phải tu Tứ Niệm Xứ? Tại sao hành giả thứ tư này phải tu Tứ Niệm Xứ? Tại sao? Là bởi vì Đức Phật ngài dạy như thế này "Không có gì trên đời này tồn tại quá một nháy mắt hết", đúng là Ngài nói chứ sát-na nhưng mà nói chữ sát-na mắc công giải thích mệt quá nên tôi dùng chữ nháy mắt.
Đức Phật dạy:
Mình chết đi sống lại trong từng phút, trong từng nháy mắt. Mình giống như một ngọn nến vậy . Ngọn nến trong tiếng Mỹ nó xài số ít 'Flame', thật ra trong từ điển nhà Phật không có gì là 'một' hết.
Được gọi là một ngọn lửa đó là một cái quy trình, một cái process tiêu thụ năng lượng, nó đốt cháy oxy tạo ra ngọn lửa, cái đó mình không thể gọi là 'một' được.
Chính vì mình không thấy được cái chỗ đó cho nên mình mới thích cái này và ghét cái kia.
Do không thấy mọi thứ là chớp nhoáng nên mới có thích và ghét.
Do có thích ghét nên mới có chuyện trốn cái này tìm cái kia.
Trốn một cách thành công là hạnh phúc,
tìm được một cách thành công là hạnh phúc.
Trốn không được là đau khổ,
tìm không được là đau khổ.
Do hiểu lầm mới có thích ghét.
Do có thích ghét mới có trốn chạy và kiếm tìm.
Mà trốn chạy thất bại là đau khổ,
trốn chạy thành công là hạnh phúc.
Kiếm tìm thành công là hạnh phúc,
kiếm tìm thất bại là đau khổ. Nó rất là sáng, sáng trưng.
Mà thấy cái này bằng cách
Còn đọc một ngàn trang nó tả mùi cà phê giống đậu rang, bắp rang, giống cơm cháy, trật lất hết, chỉ có uống cà phê thôi.
Để thấy mọi thứ là
Tôi nhắc lại một lần nữa cái công phu chánh niệm ấy không có gì ngoài hai chuyện sau đây. Đó là
học giáo lý và
sống tỉnh thức trong từng ngày, làm gì biết nấy .
Đừng có nghe người ta rù quến, tuyên truyền, nhồi sọ cho rằng thiền là quán chiếu. Tôi nói không hề có quán chiếu gì hết, cứ sống chánh niệm nhưng phải có học giáo lý. Rồi sẽ có một ngày cái giáo lý đó cộng với chánh niệm nó sẽ lòi ra một cái, tôi gọi là thực chứng.
Còn giờ bắt tôi nói thực chứng, nếu mà tôi nói thực chứng được thì Phật đã chứng dùm mình rồi.
Tôi đã nói một ly cà phê người ta không có uống dùm để tả cho mình được thì Đạo Quả làm sao mà tả, làm sao mà được. Quý vị có thể tả cái cảm giác mà quý vị nhức răng được không? Tả người ta không hiểu làm sao mà tả được, chỉ nói gượng vậy thôi, chứ bây giờ làm sao mà tả.
Bây giờ nói "Trời ơi, Sư qua bên chỗ tuyết nó đẹp lắm", tôi không biết tuyết nó đẹp ở chỗ nào chứ tôi mở cái ngăn đá tủ lạnh ra thấy nó lạnh muốn chết mà đẹp cái gì. Nhưng mà tôi phải đi qua xứ tuyết, tôi phải ăn mặc đàng hoàng, đứng giữa tuyết thì mới thấy nó đẹp.
Sẵn tôi bày luôn, muốn thưởng thức cái tuyết đẹp là phải nói là ý trời.
Tuyết rơi càng dày mà lúc không gió, cực đẹp.
Chứ còn tuyết rơi lúc gió mưa là mệt lắm.
Thứ hai, tuyết rơi dày, trời không gió, trong một đêm không trăng, thiên đường! Ánh sáng của tuyết nó phản quang đẹp lắm.
Cái chỗ tôi ở ban đêm nai nó ra, trăng nó treo mà mấy nhánh cây khô, rồi tuyết nó bám từng tảng, ở dưới là gỗ rồi nai trong rừng nó ra, mình nhìn mình chết được. Đẹp lắm, rất là yên bình. Mà nó mát, tuyết mà không có gió nó không có lạnh mà nó mát, mình thở nó xuống tới rốn luôn, nó qua phổi rồi nó xuống tới rốn mà nó mát và sạch lắm.
Mà nói tả không được . Cái em nào chưa từng ở trong đó thì tối nay nó về nó mở cái tủ lạnh đúc cái đầu vô nó cũng không có thấy được trời tuyết trong đó nữa. Hoặc là vô Vĩnh Phước nan nỉ cái bà kia cho vô "phòng lạnh" nằm nó cũng không giống nữa.
21/08/2020 - 01:10 - hongha7711
(còn tiêp)
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=EjWLaqSFRGM&abt=C%E1%BA%A5u+Tr%C3%BAc+v%C3%A0+V%E1%BA%ADn+H%C3%A0nh+c%E1%BB%A7a+Th%E1%BA%BF+Gi%E1%BB%9Bi+%283%29
Cấu Trúc và Vận Hành của Thế Giới (3)
Quote:Kalama xin tri ân bạn hongha7711 ghi chép
17/08/2020 - 09:56 - hongha7711
Tôi đang nói đến hạng người thứ 4.
Hạng thứ 3 là phàm phu tu thiền để giải quyết cái khổ trước mắt bằng cách là an lạc ngay đời này rồi chết sanh về cõi Phạm Thiên.
Chúng sanh ở đời chia làm ba tầng.
- Tầng một là sống chết trong dục,
- tầng thứ hai là sống chết trong thiền,
- tầng thứ ba là nhàm chán cả dục cả thiền.
Quý vị có nhớ vụ World Trade Center (9/11/2001 ở New York) không? Có người chọn giải pháp là nhảy xuống, mà nghe nói không có người nào sống hết, khoảng bảy, tám chục tầng cái đó chết sạch à. Mà cũng không cần nghe nói, mình đoán cũng ra. Lúc đó họ cũng hoảng loạn rồi.
Tôi nhắc lại, nhà đang cháy, chui xuống sàn, hay là vô nhà tắm, hay là vô closet, hay là leo lên nóc đều là những cái chọn lựa không thông minh. Chọn lựa thông minh nhất đó là phải đi ra ngoài căn nhà đó thôi.
Hạng bốn họ thấy như vậy. Họ thấy hạng một là chui xuống sàn, hạng hai là chui vô nhà tắm. Bây giờ họ thấy leo lên nóc là "an toàn" nhất, nó cháy sau, chết sau. Chỉ có cái ông hạng thứ tư này, ổng thấy không được, chui xuống sàn, gầm giường, vô nhà tắm hay là leo lên nóc, không có cái nào được, nên ổng mới mở cửa ổng dọt. Nhưng mà trong cái đám mở cửa dọt đó có một số ra tới cửa rồi tiếc đồ quay trở lại, đó là chúng ta.
Biết Phật pháp, biết hết đó, biết hành thiền là gì, biết tại sao phải hành thiền, hành thiền thế nào, biết hết, nhưng khi vừa chớm chớm có lòng tu thì tiếc quay trở lại.
Cho nên trong hướng dẫn an toàn trên máy bay họ có ghi rõ là khi có chuyện thì phải tuân theo hướng dẫn của tiếp viên, mọi người thứ lớp trật tự tìm về ngõ thoát hiểm và điều đặc biệt là đừng tiếc nuối tài sản.
Cách đây hai năm có một chiếc máy bay của Iran, nó hạ cánh khẩn cấp vì trục trặc máy móc, kỹ thuật. Khi hạ xuống như vậy nó phải cho mọi người đi ra bằng cửa thoát hiểm tức là nó bung cái cầu thang hơi. Người ta nói nếu mà ở Âu Mỹ thì không có điều gì đáng tiếc nhưng riêng cái vụ đó xảy ra ở Châu Á. Mấy bà mấy cô đang đi quay trở lại lượm mấy cái túi Lvis với Witchy. Khi bả quay lại như vậy đâm ra nó rối. Người ta đang nhảy xuống thì bả quay trở lại chỉ vì tiếc hành lý.
Trong Kinh nói rất rõ .
- Có trường hợp chúng ta phải biết hy sinh cái lợi nhỏ để được cái lợi lớn.
- Có lúc chúng ta phải bỏ đi vật chất để giữ lấy tứ chi. Tứ chi là tay chân.
- Có lúc phải hy sinh tay chân để mà giữ cái mạng.
Còn người biết Đạo .
- Nếu cần thì phải bỏ cả cái mạng để mà giữ lấy Pháp.
- lúc đó tập trung chánh niệm coi coi nó chết kiểu nào, chứ
- lúc đó có cuống quýt cũng vậy thôi.
- mọi tình huống khẩn cấp, những người bình tĩnh có cơ hội sống sót cao hơn những người hoảng loạn.
Có ông đó bị bệnh tim ổng vô bệnh viện nằm. Trước khi ổng vô ổng có mua được tờ vé số trúng độc đắc. Người nhà muốn báo cho ổng biết để ổng vui mà sợ báo ổng nghe rồi ổng lên cơn ổng chết, mới suy nghĩ tới lui nhờ ông linh mục nói dùm. Ông linh mục mới vô nói ổng thế này "Ông có biết mọi thành tựu, mất mất ở đời này là do Chúa ban không?" - "Dạ con biết" - "Bây giờ ông bị mất mát tài sản ông có buồn không?" - "Dạ, Chúa cho, Chúa đòi là bình thường" - "Bây giờ ông trúng độc đắc ông có mừng lắm không? - "Dạ thì cũng mừng vì đó là Chúa cho. Mà nếu con trúng con hiến cho nhà thờ để sửa lại nhà thờ mới". Ông Cha chết! Chết lãng nhách vậy đó. Đúng ra là thằng cha trúng số chả chết, mà chả không chết, chả xui hứa cho nhà thờ thì ông linh mục ổng "đứt bóng".
Đối với người biết Đạo thì
- cái quan trọng nhất vẫn là lợi nhỏ sao bì được lợi lớn. Đó là nói về vật chất.
- Còn đem so với tinh thần, lợi lớn về vật chất sao bì được cái lợi tinh thần.
Vì một lý do rất là technical đó là những gì mà ta hiện có bây giờ mà ta thấy nó hay hay là nó đều do ngày xưa ta từng tu hành.
Tất cả những gì mà bây giờ quý vị thấy nó hay hay, thí dụ như
- được mang thân người,
- được ở một xứ tự do,
- có được một tí tiền,
- cái mặt mũi ngó cũng được được
Các vị có biết mình rất là may mắn không?
Người ta nói nếu mà các bạn trừ hết mọi thứ nợ nần mà các bạn có trong túi một trăm đô la là các bạn đã giàu hơn hàng trăm triệu người trên thế giới rồi các bạn có biết không? Một trăm đô la thôi .
- Mỗi một tháng, trừ hết mọi thứ mà các bạn còn dư đúng một trăm đô la là các bạn đã giàu hơn mấy trăm triệu người trên hành tinh này.
- Rồi chưa hết, các bạn chỉ cần có hàm răng mà không cần đi nha sỹ các bạn đã may mắn hơn mấy trăm triệu người trên thế giới này, trong đó có tôi.
- Các bạn có một cái thận không có vấn đề đã hơn mấy trăm triệu người.
- Các bạn có một cái bao tử không cần phải mổ, các bạn có một trái tim không cần phải mổ, các bạn biết đọc biết viết, các bạn có thể communicate bằng một ngoại ngữ nào đó dầu dở ẹc miễn nó hiểu thôi.
Những gì mình có bây giờ là do mình có tu, mặc dù cái tiếng Anh của mình nó cà chớn thiệt, nhưng mà ít ra có tu, mặc dù tu cà chớn.
Tại sao mình hiểu trọng Pháp hơn trọng cái mạng? Là vì cái tôi đang có là do Pháp mang lại. Pháp ở đây là tu hành.
Mà con người mình nó rất là bậy, thích sống sướng mà gieo toàn là nhân khổ. Thích ăn sầu riêng mà trồng toàn khổ qua. Đứa nào cũng khoái ăn sầu riêng, măng cụt mà trồng toàn là mắt mèo không.
Cho nên, các vị Tu Đà Hoàn họ thấy cái đó họ chán, họ thấy hễ ngày nào còn sống trong cuộc đời này là còn phải bị dính mắc trong cái thương cái ghét . Mà cái thương cái ghét là do vô minh, do không thấy những cái điều nãy giờ tôi nói. Và họ thấy rằng dầu có sanh về cảnh giới nào đi nữa thì cũng chỉ quẩn quanh trong sướng và khổ. Không sướng nào là bền mà cũng không có khổ nào là thiên thu, không sướng nào là vĩnh cửu, sướng khổ nó đắp đổi cho nhau, siêu rồi đọa, đọa rồi siêu, cuối cùng lại đi về đâu? Rồi cứ lặp lại một điệp khúc tẻ nhạt như vậy. Nó lâu đến mức mà số sữa mẹ mình bú trong vòng luân hồi nó nhiều hơn bốn biển. Cái lệ, máu mình đổ ra trong vòng luân hồi nó nhiều hơn nước trong bốn biển.
Các vị đó nghĩ tới các vị ngán quá đi. Khi mà ổng thấy rằng sướng khổ là do các điều kiện, chính vì chỗ đó ổng mới thấu suốt, chính vì thấu suốt mới buông được.
Cái thoát khổ của ông thứ tư này mới đặc biệt, mới là cần thiết nhất.
Như vậy trong cuộc đời này chúng sanh chia làm bốn hạng.
Trước hết, hạng nào đi nữa khi mà lọt lòng đều có số 3 trong người dầu đó là con giun, con dế hay là một ông Giáo Hoàng, tổng thống Mỹ đều có số 3 đó hết.
Ta làm gì với số 3 đó thì đó là chuyện của mỗi người.
- Do tiền nghiệp ta sanh ra bây giờ ta được cái này cái kia. Có đủ chưa? Chưa.
- Mình còn xét tới cái thứ hai nữa, khuynh hướng tâm lý của mình nó như thế nào? Đủ chưa? Chưa.
- Còn cái thứ ba là môi trường sống.
- Một là do mình lựa chọn. do khuynh hướng tâm lý mà mình tìm đến môi trường sống nào.
- Hai, khi mà chỗ ở đó không do ta lựa mà do hoàn cảnh thì coi chừng chính cái môi trường sống đó nó tác động ngược lại khuynh hướng tâm lý.
- Tiền nghiệp nó đưa mình tới một cái chỗ nào đó,
- còn cái thứ hai và thứ ba có thể đứa này tác động đứa kia, hay đứa kia tác động đứa này: Một là do khuynh hướng tâm lý nó dẫn mình đến môi trường sống, hai là do môi trường sống nó tác động tâm lý.
Có nhiều khi cái chỗ ở đó mình không có lựa được nhưng mà mình về đó để mà mình tìm cách để vươn lên.
- Có nhiều người nghịch cảnh đối với họ lại là điều kiện tốt.
- Còn đối với nhiều người cái thuận duyên lại là điều kiện xấu.
Cái đó do tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống cứ tác động qua lại như vậy.
Môi trường sống ở đây nó gồm
- Sống ở đâu?
- Thường gặp ai?
- Thường làm gì?
- Thường nghĩ gì?.
- Một là chìm sâu trong số 3.
- Hai là có chọn lọc, có nghĩa là buồn vui, sướng khổ có chọn lọc. Cái loại này là 50-50, nửa thiện nửa ác.
- Loại thứ ba là thuần thiện, nhưng mà cái thiện của người này chưa phải chí thiện. Tuy là thuần thiện nhưng mà nó còn mang tính tạm bợ, sau cái sân thiện này nó còn có lối mòn dẫn về chỗ cũ.
Cái nhóm thứ ba này là cái loại cất nhà chừa cửa hậu.
Bậc Thánh họ dòm cái nhà đó họ ngán lắm.
Thấy cái nhà mà có lối thoát phía sau. Quý vị nên nhớ lối thoát nó có hai ý nghĩa.
- Nghĩa tốt là lối thoát cho người ở trong.
- Nghĩa xấu là cho người ở ngoài nó vô.
Thì ông chủ nhà ổng nói
- "Tại sao to dữ vậy?".
Ổng nói
- "Tôi đã quan sát kỹ. Cái gì cũng phải thiên thời, địa lợi, nhân hòa hết. Ông sợ vợ mà ông để cho làng xóm biết, nó dở lắm. Làm bự vậy để mỗi lần bả rượt ông, không biết ai chạy trước ai chạy sau ."
Tại vì bả rượt ổng, ổng cứ nói:
- "Tao cho mày chết, tao cho mày chết..." thì người ta tưởng là ổng rượt bả .
Thật ra là ổng chạy. Mà ổng vừa chạy ổng vừa nói: "Tao cho mày chết, tao cho mày chết, tao bắt được tao cho mày chết". Mà thật ra bả cầm cây chổi lông gà bả đi đằng sau.
Tôi lại nhớ câu chuyện nữa. Có một cái trang trại, cái ông đó nuôi một con gà trống mà hai chục con gà mái. Nuôi một thời gian thì con gà trống nó già quá đi, ổng mới đem một con gà trống trẻ về thế. Mà hễ thế con trẻ là phải giết con già.
Rồi con già nó buồn lắm, nó mới kêu con trẻ nó nói
- "Tao nghĩ sớm muộn tao cũng chết, mày chìu tao một lần được không?".
Con trẻ nó nói
- "Một lần thì được mà chiều cái gì?".
Cái nó nói
- "Bây giờ tao chạy trước mày chạy sau. Mày nhớ phải giữ khoảng cách. Mày chạy ba vòng ngày mai tao chết tao cũng nhắm mắt".
Con gà trẻ nó nói
- "Được, ông chạy trước tôi chạy sau mà giữ khoảng cách đúng không? Được!".
Ngày mai ông chủ ổng đang ngồi cho gà ăn thì con gà già nó chạy đằng trước, con gà trẻ nó rượt đằng sau. Nó chạy vòng vòng, ông chủ nhà mới nói
- "Trời ơi, kiếm nhầm con gà bê đê. Đã gà trống mà gà già nó còn không tha nữa".
Ổng giết con trẻ liền, con gà già nó tiếp tục ở lại. Tại vì đem con gà bê đê về làm được cái gì. Nó hay ở chỗ đó. Tui giỡn với quý vị mà tôi quên mất tôi giảng cái gì.
18/08/2020 - 04:12 - hongha7711
Khi mình hiểu hết vấn đề mình mới buông xuống một cách triệt để được. Còn mà lấy tay che giống như mấy bà mấy cô sợ quá lấy tay che, có cái gì mà sợ, mắc cỡ, hoặc đi ngang thấy mấy ông làm bộ che "Ghê quá, ghê quá" mà che toàn là hở ngón tay ra chứ không có ai khép lại. Che như vậy nó thấy còn kĩ hơn cái thằng không che nữa. Cho nên tu thiền là che tạm thời, che mà còn muốn thấy.
Giống như hồi nhỏ tôi sợ ma, nhưng mà tôi rất là khoái nghe chuyện ma các vị biết không? Cái thứ mà sợ ma biết thân thì tránh đi nhưng mà không, cứ trùm mền mà lắng tai nghe kể, nghe những chuyện ma trời ơi. Như có bà đó bả đi ngang nghĩa trang, bả đi một mình bả sợ lắm. Bả thấy đóm thuốc lá bả mừng bả chạy theo. Bả nói "Ông ơi ông, ông cho tôi đi chung". Ổng nói "Ừ, đi thì đi". Cái đi một đỗi, bả nói "Ông đàn ông sướng thiệt hỏng có sợ ma. Đàn bà sợ khổ quá". Ổng nói "Ừ, hồi còn sống tôi cũng sợ chứ!".
Đại khái là mình nghe những cái chuyện như vậy là tôi thích lắm. Tôi rất là thích. Mình nghe mình cũng tò mò coi cái chuyện này nó sẽ đi về đâu. Tôi lại thích cái chuyện là ông đó ổng chạy xe ra nghĩa trang ban đêm, gặp cái cô đó mặc nguyên bộ áo dài trắng mà mặt tái mét giống như trong bệnh viện mới ra vậy. Mà đứng ngoắc ngoắc tay, là ảnh biết không phải người nhà rồi, ảnh đạp hết ga luôn. Quá giang, ở ngoài nghĩa trang mà mặt tái mét, ngoắc ngoắc, mắt đứng tròng luôn. Ảnh đạp hết ga băng qua nghĩa trang đến khu dân cư. Ảnh thở dài, cái ảnh gặp một cô gái trẻ mặt quần jean, áo thun, trẻ trung, đeo balô, mang giày thể thao, nhảy tăng tăng tăng ngoắc ảnh, ảnh mừng lắm. Ảnh thắng cái kéc, cổ nhảy lên, cổ thở hổn hển "Hồi nãy hỏng ngừng làm người ta chạy mệt thấy bà!". Tức là bả luôn. Mà hồi nãy bả đứng ở chỗ đó bả xanh lè à. Tới hồi ảnh ra tới cái khu này ảnh thấy khỏe rồi, đêm hôm mà có gái đẹp, người trắng trẻo, trẻ trung, chịu quá. Ai ngờ bả lên bả thở "Hồi nãy hỏng chịu ngừng làm người ta chạy mệt thấy mồ!". Thì cái kiểu mình sợ ma mà mình cứ khoái lén lén nghe.
Hoặc là người Việt mình hay có biết cái đó hôi hay lén ngửi. Có cái đó không?
Mình sợ khổ mà mình cứ vòng vòng cái khổ mà mình không có cái gan mình dứt ra nó vì một lý do nào đó không rời được cái khổ. Giống như hồi nãy tôi nói biết đó là chốn nguy hiểm nhưng mà người ta cứ tìm mọi cách để quay ra quay vô.
Chỉ có cái hạng thứ tư này biết nó là độc không rớ . Giống như mình biết nó là chuyện ma đừng có ráng nghe vậy đó. Nghe nó rất là độc .
Tôi nói cái này nghe nó hơi vô thần. Tôi học Phật tôi tin có ma đó nhưng mà thường người ta kể chuyện ma tôi không có tin. Vì
- một là người ta bịa để người ta nhát người khác,
- hai là do người sợ họ hay thường có cái ảo giác.
Ở Houston có một cô Phật tử mỗi lần cổ đi dự đám tang về cổ đi tắm là bắt ông chồng đứng trước cửa. Bả tắm một hồi cái "Anh còn đó không?", mà hễ mời là bả đi, tại thành phố này nè, quý vị biết bả. Cứ hễ đám ma, nhất là mấy cái đám mà cái mặt thấy ghê, bả là đứng coi lâu nhất. Rồi tối về tắm, bắt ổng bắt cái ghế ngồi canh, ổng buồn ngủ muốn chết cứ gật gù, mà cứ lâu lâu:
- "Anh còn đó không?"
- "Còn"
là bả tắm tiếp. Mà mỗi lần đám ma là ổng phải có trách nhiệm canh cho bả, mà cái mặt càng ghê là ổng phải canh hơi gần chút, ngộ lắm.
Muốn thoát khổ là phải hiểu khổ toàn bộ . Không còn dây dưa một chút nào hết như người sợ ma mà cái lòng còn chút dây dưa là không nên.
Như hồi sáng tôi kể chuyện của ngài Ajahn Chah còn nhớ không, Ngài thử ngài đối phó với phiền não bằng cách bịt mắt trong mấy chục ngày không hiệu quả.
Cái quan trọng nhất là
- hiểu nó là cái gì để buông nó
- không phải không nhìn nó . Không nhìn nó là chưa giải quyết được.
- muốn giải quyết cái gì
- phải bạch hóa nó, mình
- phải biết rõ nó mười mươi
Còn nếu như mình hiểu nó một cách mơ hồ thì cái sự chán sợ của mình đối với nó chỉ ở mức tương đối.
Tứ Niệm Xứ
Bây giờ mới đào sâu vô Tứ Niệm Xứ.
Tại sao phải tu Tứ Niệm Xứ? Tại sao hành giả thứ tư này phải tu Tứ Niệm Xứ? Tại sao? Là bởi vì Đức Phật ngài dạy như thế này "Không có gì trên đời này tồn tại quá một nháy mắt hết", đúng là Ngài nói chứ sát-na nhưng mà nói chữ sát-na mắc công giải thích mệt quá nên tôi dùng chữ nháy mắt.
Đức Phật dạy:
- "Không có cái gì trên đời này tồn tại quá một nháy mắt".
- Nhưng mà do nó sanh diệt tiếp nối quá nhanh, cái cũ và cái mới nó thừa tiếp với nhau liên tục không gián đoạn, cho nên mình ngó vào mình tưởng chừng như là có một.
Mình chết đi sống lại trong từng phút, trong từng nháy mắt. Mình giống như một ngọn nến vậy . Ngọn nến trong tiếng Mỹ nó xài số ít 'Flame', thật ra trong từ điển nhà Phật không có gì là 'một' hết.
Được gọi là một ngọn lửa đó là một cái quy trình, một cái process tiêu thụ năng lượng, nó đốt cháy oxy tạo ra ngọn lửa, cái đó mình không thể gọi là 'một' được.
- Nó vô số biến động hóa chất trong một ngọn lửa.
- Chính vì mình không hiểu cái đó nên đi đến ngộ nhận là cái này dễ thương, cái kia dễ ghét, cái này dơ cái kia sạch. Chứ nói rốt ráo theo nhà Phật, nếu nói về vật chất thì chỉ có đất, nước, lửa, gió liên tục sinh diệt dựa vào các điều kiện tác động.
- Còn nói về danh pháp, tâm tư, linh hồn, tinh thần của mình thì ở đó chỉ là sự kết hợp, hợp tác cộng sinh của thiện, ác, buồn, vui.
- Và bốn thứ thiện, ác, buồn vui đó luôn luôn sanh diệt trong từng nháy mắt mà mình không có nhận ra.
Chính vì mình không thấy được cái chỗ đó cho nên mình mới thích cái này và ghét cái kia.
Do không thấy mọi thứ là chớp nhoáng nên mới có thích và ghét.
Do có thích ghét nên mới có chuyện trốn cái này tìm cái kia.
Trốn một cách thành công là hạnh phúc,
tìm được một cách thành công là hạnh phúc.
Trốn không được là đau khổ,
tìm không được là đau khổ.
Do hiểu lầm mới có thích ghét.
Do có thích ghét mới có trốn chạy và kiếm tìm.
Mà trốn chạy thất bại là đau khổ,
trốn chạy thành công là hạnh phúc.
Kiếm tìm thành công là hạnh phúc,
kiếm tìm thất bại là đau khổ. Nó rất là sáng, sáng trưng.
Mà thấy cái này bằng cách
- nghe người ta nói, đọc ở trong sách không xài được.
- Anh phải sống trong đó.
Còn đọc một ngàn trang nó tả mùi cà phê giống đậu rang, bắp rang, giống cơm cháy, trật lất hết, chỉ có uống cà phê thôi.
Để thấy mọi thứ là
- vô ngã,
- vô thường
Tôi nhắc lại một lần nữa cái công phu chánh niệm ấy không có gì ngoài hai chuyện sau đây. Đó là
học giáo lý và
sống tỉnh thức trong từng ngày, làm gì biết nấy .
Đừng có nghe người ta rù quến, tuyên truyền, nhồi sọ cho rằng thiền là quán chiếu. Tôi nói không hề có quán chiếu gì hết, cứ sống chánh niệm nhưng phải có học giáo lý. Rồi sẽ có một ngày cái giáo lý đó cộng với chánh niệm nó sẽ lòi ra một cái, tôi gọi là thực chứng.
Còn giờ bắt tôi nói thực chứng, nếu mà tôi nói thực chứng được thì Phật đã chứng dùm mình rồi.
Tôi đã nói một ly cà phê người ta không có uống dùm để tả cho mình được thì Đạo Quả làm sao mà tả, làm sao mà được. Quý vị có thể tả cái cảm giác mà quý vị nhức răng được không? Tả người ta không hiểu làm sao mà tả được, chỉ nói gượng vậy thôi, chứ bây giờ làm sao mà tả.
Bây giờ nói "Trời ơi, Sư qua bên chỗ tuyết nó đẹp lắm", tôi không biết tuyết nó đẹp ở chỗ nào chứ tôi mở cái ngăn đá tủ lạnh ra thấy nó lạnh muốn chết mà đẹp cái gì. Nhưng mà tôi phải đi qua xứ tuyết, tôi phải ăn mặc đàng hoàng, đứng giữa tuyết thì mới thấy nó đẹp.
Sẵn tôi bày luôn, muốn thưởng thức cái tuyết đẹp là phải nói là ý trời.
Tuyết rơi càng dày mà lúc không gió, cực đẹp.
Chứ còn tuyết rơi lúc gió mưa là mệt lắm.
Thứ hai, tuyết rơi dày, trời không gió, trong một đêm không trăng, thiên đường! Ánh sáng của tuyết nó phản quang đẹp lắm.
Cái chỗ tôi ở ban đêm nai nó ra, trăng nó treo mà mấy nhánh cây khô, rồi tuyết nó bám từng tảng, ở dưới là gỗ rồi nai trong rừng nó ra, mình nhìn mình chết được. Đẹp lắm, rất là yên bình. Mà nó mát, tuyết mà không có gió nó không có lạnh mà nó mát, mình thở nó xuống tới rốn luôn, nó qua phổi rồi nó xuống tới rốn mà nó mát và sạch lắm.
Mà nói tả không được . Cái em nào chưa từng ở trong đó thì tối nay nó về nó mở cái tủ lạnh đúc cái đầu vô nó cũng không có thấy được trời tuyết trong đó nữa. Hoặc là vô Vĩnh Phước nan nỉ cái bà kia cho vô "phòng lạnh" nằm nó cũng không giống nữa.
21/08/2020 - 01:10 - hongha7711
(còn tiêp)
⏱️
Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật
Sư Toại Khanh (Giác Nguyên) Giảng Kinh
Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật
Sư Toại Khanh (Giác Nguyên) Giảng Kinh