2021-03-31, 08:48 PM
(tt) Sư Toại Khanh giảng Nhất Thiết Lậu Hoặc (1) (2-4)
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=5hKyhHElUK8&abt=Nh%E1%BA%A5t+Thi%E1%BA%BFt+L%E1%BA%ADu+Ho%E1%BA%B7c+%281%29
24/07/2020 - 02:24 - hongha7711
Tôi biết một chuyện đau lắm . Một ông đó ngày xưa ở Sài Gòn, coi như là đệ nhất hào hoa ở Chợ Lớn, Bát Đạt Đầu Khánh ra vào như hoàng tử vào cung . Chàng ngồi một cái là mấy cô xẩm, gái đẹp bu lại.
Tại sao tôi rành? Bởi người kể tôi nghe là người cháu ruột.
Đệ nhất hào hoa, đẹp trai nhất tiếng, tiền xài không đếm. Sau năm 85, ổng đi sang Thụy Điển, vợ chết, không có con, vô nhà già.
Chiều chiều, cái nhà già, ổng ngồi ổng nhìn ra một cái chỗ nào đó, mấy người bạn hỏi:
- "Ở đây đẹp hơn sao không nhìn mà nhìn ở đây?"
- "Chỗ này chỗ Parking hy vọng mấy đứa cháu bên Mỹ qua thăm".
Mà cái chuyện đó làm gì có, quý vị hiểu không? Cái chuyện mấy đứa cháu bên Mỹ qua thăm, cái chuyện đó không có . Thứ hai, nếu có thì nó đã báo trước khi nó qua chứ. Cứ chiều, ổng chín mấy tuổi cứ ngồi ngó, ngó vô cái chỗ xấu quắc . Bạn bè hỏi, nói: "Không, biết đâu tụi nó tới làm cho mình surprise thì sao".
Cuối cùng ổng chết. Khi ổng chết thì bên đây kéo nguyên sư đoàn qua. Nhờ vậy mới được nghe mấy cái chuyện đó.
Cho nên không phải tôi hù, tôi cho quý vị biết động trời lắm.
Có nghĩa là bây giờ đang khỏe không có gì hết, rồi nó xuống từ từ, từ từ, "down hill" cái tuổi xuống đồi đó, lúc đó nó kiếm chuyện đủ thứ, đau, rêm, sạn thận, tùm lum hết. Quá năm mươi là xương nó giòn, giòn thì trượt cái là nó gãy, gãy thì không có lành nữa. Có nhiều người ngộ lắm, về lớn tuổi, tai lãng, mắt mờ. Có nhà tôi biết có ba chữ lãng luôn: thằng con lãng tử, bà má lãng tai, ông già lãng trí, ba cái lãng đó ở chung với nhau nó lãng nhách à. Thằng con lãng tử nó đi suốt, một năm nó đi mười ba tháng, nó mượn luôn của năm tới nó đi luôn mà, nó về nhà thăm ba má giống như thăm lờ, thăm lờ là giống như nó dòm coi có cá không rồi nó dọt tiếp. Bà má thì lãng tai, ông già thì lãng trí cứ cười cười hoài. Nguyên cái nhà đó lãng xẹt, lãng nhách.
Mình học Đạo,
Nhiều người không hiểu nói theo Đạo là sống buồn, u ám. Không phải,
Còn người lớn cũng bị phỏng, cũng bị đứt, tại sao không khóc? Là bởi vì trước khi họ bị họ đã biết rồi. Họ đã biết đứt tay là cái gì, phỏng lửa là cái gì. Họ cầm con dao họ đã nghi rồi, lúc họ nại họ đã biết "Cái này duột một cái là đứt nha!", "Ối!", lúc đó họ đã biết rồi, họ không có khóc.
Còn con nít nó cứ cầm con dao nó chơi, nó chơi một cách hồn nhiên, nó giao phó cho con dao toàn bộ niềm tin của nó là con dao này chỉ là đồ chơi cho vui thôi. Mà nó không ngờ lúc nó đứt, nó kêu trời.
Bên Thụy Sĩ cách đây cũng một năm, có một ông cụ cũng chín mươi mấy. Thường tôi nghe nói thôi chứ tôi chưa chín mấy nên tôi không biết . Thường mình lớn mình mệt mỏi quá mình chỉ muốn chết thôi. Nhưng mà cái ông này lại khác, ổng quá khỏe đi. Cho nên, chiều nay bốn giờ ổng chết, thì buổi sáng ổng còn cầm tay bác sĩ "Làm ơn cứu tôi!".
Tôi nghe cái chuyện đó tôi sợ quá. Tôi không có sợ vì ổng chết mà tôi sợ cái trạng thái tâm lý. Đúng ra mình mệt mình phải buông còn đằng này ổng chưa chịu buông.
Còn một chuyện nữa cũng động trời nữa là, cái bà Việt kiều bên Cali về nước làm ăn . Trong thuyết pháp tôi hay kể đó. Bả về, tay hòm tay khóa, bả không tin người nhà, cho nên lúc nào bả cũng chùm chìa khóa trong tay hết. Tới hồi bả nghe mệt thì người nhà mới chở vô bệnh viện mà tay bả vẫn cầm cái chìa khóa. Bả nằm ở đó mười ba ngày bả chết mà tay cầm chìa khóa, không dám buông ra.
Còn bà nữa cũng độc lắm, bả làm ăn, biết không qua khỏi, bị ung thư mà, kêu đứa em làm giấy cam kết là "chị chết rồi phải chôn chị trong cái phòng khách này". Vì bả tiếc cái nhà đó quá, bả vừa cất chưa kịp ở, bắt đứa em nó phải ghi di chúc có sự làm chứng của nhiều người là "căn nhà này sẽ thuộc về em tôi là Nguyễn Văn Tèo. Em được toàn quyền sử dụng chỉ với một điều kiện duy nhất là thi hài của tôi là chị ruột của Tèo phải được chôn ngay giữa phòng khách của ngôi nhà này. Nếu Tèo không chịu thì thôi. Miễn nhận. Tôi viết di chúc này trong sự minh mẫn, với sự chứng minh của luật sư và bà con hai họ". Tại vì cái nhà đó quá đắt tiền, thứ hai là cũng thương chị nữa, nên ở luôn. Đi mà nó không có ngọt.
Những cái chuyện đó tôi biết không phải để chuyện vui mà là tôi oải.
Như hôm bữa tôi kể bà con nghe cái chuyện bà cụ bên Florida, bả cũng chín mấy, không dám ngủ, tại bả sợ ngủ "đi" luôn. Nên bả toàn ngủ ngồi như thiền sư vậy đó, bả cứ gục gục, cái bả giật mình thấy còn sống, mừng. Giật mình thấy còn sống, mừng, bả làm đâu mấy năm vậy đó. Cuối cùng, bả đuối quá, đứa con mới chở vô bệnh viện là lần này bả mới chịu chết nằm. Cuối cùng bả ngồi hết nỗi bả mới chịu chết nằm. Chứ còn ngủ bả không dám, bả sợ nằm êm quá nó đi luôn. Mà bả trong một nỗi niềm tuyệt vọng, bả chỉ hy vọng khi mình ngồi là mình gượng được. Bả sợ cái chết nó tới, mà hỏi làm sao, nó phải tới thôi.
Hỏi: Thưa Sư, con biết có người quen họ sẵn sàng chết . Họ vui vẻ, họ bình thường nhưng họ lại xin vị thầy tới thăm: "Thầy cho con về chùa". Trường hợp đó có thoát không Sư? Trường hợp đó có siêu được không?
Trả lời: Không . Đừng chỉ địa chỉ của tôi là được rồi! Cô nghe nè, giáo lý cô vững chút xíu thì cô sẽ không thắc mắc cái đó. Khi nào bả đòi về chùa với cái ý là học Đạo, nghe Pháp, thì cái đó là lòng lành, mà hễ lòng lành thì cái đó đi rất là xa. Còn nếu bả xin về chùa vì bả mến thầy, về chùa vì cái chỗ đó bả hay thường lui tới, bả muốn về gặp lại mấy người bạn cũ cũng đang nằm trong mấy cái hũ ở trong đó, muốn vô đó tám tiếp thì cái đó ở lâu. Hiểu không? Tại vì hồi đó bà Loan, bà Liên cũng đi với tôi. Loan, Liên, Nga, Cúc...nguyên đám, tám quen rồi, bây giờ dắt vô đó một phòng tối tám tiếp thì cái đó nó ở luôn, vô đó có visa luôn. Còn nếu mà, nhiều người họ hồn nhiên họ nghĩ về chùa được nghe kinh, thì nếu vì họ chỉ muốn được về chùa để tiếp tục tu hành nghe kinh thì cái đó quá tốt. Tuy nhiên, đó mới chỉ là lý thuyết, mới một tầng thôi, một slide 1 thôi. Slide 2, cô quên một chuyện vô cùng và vô cùng quan trọng. Đó là ước muốn của ta bây giờ chỉ là một khoảnh khắc, trong khi cái tiền nghiệp của mình trong vô số kiếp nó nhiều không kể xiết. Một vị thiền sư mà tu hành ghê gớm cấp mấy nếu chưa đắc Đạo thì khi chết rồi làm chó làm mèo, chuyện đó bình thường. Vì sao, vì cái nghiệp của vô số kiếp trước nó nhiều lắm. Cái vòng luân hồi của mình nó lâu đến mức mà Đức Phật nói cái sữa mẹ mình bú nhiều hơn nước trong bốn biển. Trong thời gian đó, cái thiện ác các vị biết nó nhiều cỡ nào. Thì cái chuyện mà mình gặp được Phật pháp, tu hành, tụng kinh, này nọ được bao nhiêu? Ngài nói sữa mẹ mà mình bú nó nhiều hơn nước trong bốn biển. Nước mắt mà mình khóc vì cái chuyện đau đớn, sanh ly, tử biệt nó nhiều hơn bốn biển. Máu mình đổ ra vì bệnh hoạn, tai nạn nhiều hơn bốn biển. Trong kinh nói rõ: máu, sữa mẹ, nước mắt, mồ hôi nó nhiều hơn nước bốn biển. Qúy vị nghĩ thời gian nó lâu cỡ nào. Thì tôi hỏi cô một cái ước muốn về chùa như vậy có đủ cho cô đi lên không? Khó. Nhưng có cái này, trong kinh nói là một người không biết Phật pháp, khi chết rồi cơ hội trở về cõi nhân thiên giống như con rùa mù ở dưới biển, một trăm năm nó mới trồi đầu lên một lần, nếu mà tình cờ nó chọt được cái đầu nó vô cái lỗ ván mà trôi trên biển, thì Ngài nói cái chuyện mà ngẫu nhiên nó chọt được cái đầu vô cái lỗ ván đó còn dễ hơn là cái chuyện được sanh làm người trở lại. Nhưng mà đó là dành cho người không biết Đạo. Còn người hành giả thì mỗi lần chánh niệm là một lần trồi đầu. Nếu không biết Đạo thì một trăm năm nó mới trồi đầu một lần, trồi lúc nào ta, trồi lúc cận tử. Thường thì con người cùng hung cực ác cấp mấy đến cận tử thường là họ nghĩ lại, đó chính là lúc trồi đầu. Có hiểu chữ "Trồi" không? Người không biết Đạo tối thiểu trong đời cũng có một vài lần trồi. Như những cái lần mà sanh ly, tử biệt, gặp chuyện mà đau buồn ghê gớm nào đó, họ có trồi mà mạnh nhất chính là giây phút cận tử. Gian ác bằng trời đi nữa, mà cuối cùng biết mình sắp đi đa phần đều biết nghĩ lại. Đó là giây phút trồi đầu. Còn riêng với người Phật tử khi mình tu Tứ Niệm Xứ, mỗi lần mình sống chánh niệm là mình trồi nên cơ hội làm người của người Phật tử nó cao hơn người bình thường, cao hơn hàng triệu lần. Nói như vậy không phải để dụ khị quý vị tu, tại quý vị tu tôi được cái gì. Nhưng mà đó là sự thật mình phải nhìn nhận. Sống chánh niệm, cứ tiếp tục đi làm đi, không ai kêu quý vị nghỉ làm hết nhưng kể từ bây giờ mình chánh niệm hơn một chút, mình sắp làm cái gì mình biết, sắp nói gì mình biết, mình đang bậy bạ trong bụng mình biết. Vậy thôi. Đó gọi là thiền, chứ thiền ở đây không phải là xếp bằng, lim dim, không làm gì hết. Ngồi thiền mà hiểu vậy là chết rồi.
25/07/2020 - 07:34 - hongha7711
Hôm qua cô này hỏi tôi chữ "tưởng", tôi nói chưa có hết. Chúng ta sống trong đời này chúng ta khác gỗ đá ở chỗ chúng ta có cái biết, còn gỗ đá được gọi là vô tri.
Cái biết gồm có ba.
I/ Biết bằng Thức
Cái biết thứ nhất là cái biết bằng thức. Một ngày như vậy các vị sống bằng các giác quan nhiều lắm phải không?
Trong kinh nói thế này, Đức Phật ngài nói giống như mình nhốt con cá, con chim, con rắn, con chồn vào chung một chỗ. Khi mở nắp ra thì sao? Con cá nó nhảy xuống nước, chim bay về trời, rắn rít, chồn cáo thì chui về hang hố, lùm bụi. Thì Ngài nói sáu cái giác quan của mình nó luôn luôn trong tình trạng canh me vậy đó.
Bây giờ nói ngồi thiền, nhắm mắt lại, nhưng mà lỗ tai mình có trong tình trạng sẵn sàng lắng nghe không? Nó canh cái gì "bùm" là nó nghe liền phải không? Lỗ mũi thì sao, có giống vậy không? Thấy hơi thở ra vô biết là ra vô, đã đã. Nhưng mấy "thằng quỷ" này nó luôn trong tình trạng tổng động viên. Đúng không cái đã? Thấy vậy đó, thấy hành thiền ghê gớm, thực ra "đứa nào" nó cũng đang trong tình trạng chầu chực hết. Trong một ngày như vậy mình sống bằng thức rất là nhiều.
Khi mình tu Tứ Niệm Xứ, cái chuyện "tụi nó" lăng xăng bớt đi.
II/ Sống bằng Tưởng
Thứ hai, sống bằng Tưởng. Tưởng ở đây có hồi ức, kiến thức và kinh nghiệm. Hôm qua tôi nói rồi, cái dùi chuông bằng gỗ, hình lăng trụ,mình nhìn mình biết, mấy cái đó đều là kiến thức, hồi ức và kinh nghiệm.
Trong tưởng có ba, đó là
Đó là những kiến thức, hồi ức, kinh nghiệm mà nó liên hệ đến ngũ dục.
Ngũ dục là những thứ mình thấy, nghe.
Thí dụ như, mình nhìn cái nhà đó mình biết đó là kiến trúc của Tây Ban Nha, cái đó là dục tưởng. Mình nhìn là mình biết đó là đàn bà không phải đàn ông, đó là dục tưởng. Rồi mình biết đây là đồ ăn của Mễ, mình biết đây là cái xe Nhật, Mình biết đây là phụ nữ, đây là người đẹp, đây là người xấu, biết đây là da trắng, đây là da đẹp, đây là da xấu, đây là bún riêu, đây là phở. Tất cả cái biết đó được gọi là dục tưởng.
B/ Thiền Tưởng:
Cái thứ hai là thiền tưởng. Dục tưởng thì nó đa dạng, vô số hình thái. Khi mình không có hành thiền, thế giới này nó nhiều thứ lắm, đến mấy chục ngàn tỷ thứ: cây cỏ, đất đá, đàn ông, đàn bà, tùm lum hết.
Còn người hành thiền thì thế giới này chỉ còn lại có mười thứ thôi:
Còn họ thì họ chỉ biết nước, nước, nước... học chỉ tập trung vào đó cái họ đắc thiền thôi. Nội cái nước thôi, mình không có tu thì nó rối biết bao nhiêu. Nói đến nước tôi còn nhớ đến một câu thơ hay vô cùng "Anh về cuối bến sông sâu. Bới tìm trong cát một câu gọi đò". Khi người xưa đi lấy chồng, ảnh quay lại cái làng xưa, ảnh nhớ hồi xưa cái chỗ này nè, nhà bả bên kia sông, bả hay gọi đò bả đi, sáng sáng bả lái đò bả đi.
Dục tưởng kinh khủng không? Chỉ vì một bến sông, một bờ cát nó lớn chuyện như vậy. "Anh về cuối bến sông sâu. Bới tìm trong cát một câu gọi đò",
"Giá như hôm ấy đừng mưa. Giá như hôm ấy đừng đưa em về".
Những cái lúc chúc, lúc chúc, một cái mái hiên mà đánh động trong đầu ảnh bao nhiêu thứ. Thứ không có tu nó như vậy đó. Còn đối với hành giả thì không. Nước chỉ là nước mà thôi. That's it, no more. Mình không có tu mình nhìn bụi lá mình nghĩ ra bao nhiều chuyện buồn vui, ký ức trong đó. Còn người hành giả họ nhìn cái bụi cây họ niệm xanh, xanh, xanh, xanh, lấy màu xanh làm đề mục tu thiền.
Mà khi đắc thiền bằng đề mục màu xanh mình có nhiều khả năng.
Thứ nhất, mình có thể tạo ra bóng tối như ý thích,
mình có thể biến mọi thứ thành màu xanh như ý thích,
có thể tạo ra hào quang màu xanh như ý thích.
Còn mình, mình nhìn cái nhà màu trắng, cái áo màu trắng, cái quần màu trắng, cái bông màu trắng, mình nhìn đủ thứ, mình còn phân biệt.
Còn đối với người hành thiền, quần trắng, áo trắng, bức tường trắng, cái gì đó không biết, đối với họ chỉ có một cái là trắng thôi. Họ cứ niệm trắng, trắng, trắng, trắng, họ tập trung trong đó.
Khi họ đắc thiền rồi, người đắc thiền bằng đề mục màu trắng họ làm được những chuyện sau đây.
Hỏi: Như vậy là Samatha phải không Sư?
Trả lời: Yes, cái đó là thiền tưởng, nguyên cái Samatha là thiền tưởng.
Khi mình chưa có tu thì chiếc xe màu trắng, cái quần màu trắng, bức tường màu trắng, cái áo màu trắng, cái kẹp, cái nơ màu trắng, cái bông màu trắng, tờ giấy màu trắng, bla bla bla...
Nhưng người tu thiền thì không còn cái vụ chiếc xe, cái nhà... mà chỉ còn một cái là màu trắng thôi. Cái đó gọi là thiền tưởng.
Còn mình không có tu thì nước sông, nước hồ, nước suối, nước biển, còn người tu thiền thì chỉ có nước thôi. Tại sao phải vậy, vì nó gọn như vậy họ mới tập trung được. Và khi họ có thể đắc thiền được rồi, họ có thể bằng cái tưởng tượng của họ, họ tạo ra nước ở chỗ không có nước và cái nước đó được tạo ra từ sự tưởng tượng luôn. Mà vì cái tưởng tượng của họ nó đến từ sự tập trung quá mạnh cho nên nó tạo ra nước thiệt.
Còn mình, mình ngồi tưởng tượng nó không có ra vì mình còn bị sống trong cái dục tưởng, không có được cái thiền tưởng.
Anh muốn làm được cái chuyện gì, anh phải có điều kiện tương ứng với công việc đó.
Tôi kể các vị nghe một chuyện, có một anh lính trên đường về quê . Ảnh ghé lại nhà một bà cụ ngủ đêm. Ảnh hy vọng chắc người ta thấy lính, người ta cũng thương . Nghe nói người nông thôn người ta cũng rộng rãi lắm. Ảnh tính ngủ đêm ở đó, mai ảnh đi tiếp mà đêm ảnh đói quá, ảnh mới hỏi bà chủ: "Ở đây có gì ăn không bà?". Bả kẹo lắm "Trời, tôi ở nông thôn nghèo thấy bà, bộ không thấy sao?". Ảnh nhìn ảnh thấy bả có nhiều đồ ăn lắm mà bả kẹo, mà ảnh đói quá chịu không nổi. Trong cái ba lô của ảnh có cây búa, ảnh rửa cây búa thiệt sạch, ảnh nói: "Bà cho con mượn cái nồi". Bả hỏi "Để làm gì?" - "Để con nấu cái rìu này nè" - "Làm gì?" - "Đói bụng quá con nấu con ăn". Thì ảnh mới nấu nước sôi ảnh bỏ cái rìu vô. Xong rồi ảnh nếm: "Ngon quá! Cái này được chừng nắm gạo là được rồi". Bả nghe bả cũng tò mò, bả cho ảnh nắm gạo. "Bà cho con xin mấy con tôm khô được không?". Bả nói: "Được!". Bả ra đằng sau, "Bà có trồng hành lá không bà? Ngò rí cũng được" - "Có, ra hái đi". Bả cũng tò mò, ảnh nếm: "Con thấy hình như có cái hũ, tép mỡ phải không bà, con bỏ vô chút được không, máy hột thôi". Bả tò mò: "Được, được". Bỏ vô xong xuôi, "Cháu thì đi lính, đói chỉ có ăn cháo rìu thôi à". Nói xong ảnh rửa sạch cái rìu đem cất, "Thôi, mời bác làm với cháu một chén!". Bả húp, bả nói "Trời, bảy mươi mấy tuổi chưa bao giờ thấy rìu mà nó nấu ngon dữ tợn!".
Bây giờ các vị hiểu chưa? Câu chuyện này nghĩa gì? Là muốn có nồi cháo thì không thể lấy cái nồi, cái rìu mà nấu nó ra. Cái rìu, cái nồi, cộng với nước nó có ra nồi cháo không? Cũng vậy, sống bằng dục tưởng thì ta không có làm được những cái chuyện mà thằng cha đắc thiền họ làm được. Thằng cha đắc thiền là chả có gạo, tôm khô, hành, bột nêm, ngò rí thì chả mới làm được nhiều chuyện. Còn mình, mình chỉ có dục tưởng thôi, mình chỉ có cái rìu với cái nồi, mình nấu cái gì?
Cho nên mình nghe nói thần thông chỉ là tưởng tượng thôi, mình khoái . Mình ngồi mình tưởng tượng thôi thì nó ra cái gì? Mình tưởng tượng thì nó ra đến "tưởng voi" là cùng thôi. Mình nghe tưởng tượng rồi mình bắt chước mình tưởng tượng mà mình quên mình chỉ có cái rìu với cái nồi thôi thì mình tưởng cái gì?
Ngay cả ông Albert Einstein ổng nói đôi lúc trong đời sống tưởng tưởng 'Imagination' nó quan trọng hơn Knowledge. Bởi vì kiến thức là đóng khung, còn tưởng tượng là 'Unlimit'. Nhưng mà người có thẩm quyền, có tư cách nói câu đó là ai? Là người họ đã giỏi sẵn rồi, nghệ sỹ thứ thiệt chẳng hạn như nhà thơ, nhà văn, nhạc sỹ hoặc là một nhà khoa học, thì cái tưởng tượng nó có thể ra được những cái mới xuất sắc. Còn mình dốt đặc, viết văn không nổi, làm thơ không nổi, viết nhạc không nổi, kiến thức khoa học thì không có đầy lá me, cứ nghe tưởng tượng hay rồi cứ ngồi tưởng tượng hoài, thì không ra cái gì hết. Nghe kịp không?
Như anh chàng đó tự nhiên ảnh nổi hứng lên ảnh nói với vợ "Tự nhiên anh không muốn làm ruộng, anh muốn viết văn, muốn đọc sách!". Bả nghe bả cũng mừng, buôn gánh bán bưng ráng mua sách, mua mực về cho ổng học. Ổng đóng cửa ổng học. Mỗi ngày bả nấu ăn bả đưa qua cái lỗ cho ổng, bây giờ chàng nhập thất mà. Ba tháng sau, ổng mở cửa ra, bả mừng lắm, bả hỏi "Anh học được cái gì rồi?" - "Trước hết, anh phát hiện ra một điều là chữ in nó khác chữ viết". Bà vợ bả cũng buồn lắm nhưng mà thôi "Bây giờ anh muốn nữa không?" - "Được". Ảnh đóng cửa ba tháng nữa. Rồi ảnh mở cửa ra nữa, bả mừng lắm "Giờ sao, anh phát hiện ra gì?" - "Con người mà không có bàn chân đi nó sẽ bị lún". Ba tháng trời ảnh chỉ nghiên cứu được có hai điều. Ba tháng đầu là ảnh nghiên cứ được chữ in nó khác chữ viết. Ba tháng sau ảnh ngộ ra được một điều là con người đi không có bàn chân sẽ bị lún.
Cái chuyện đó không phải là chuyện cười. Mà ý tôi muốn nói ở đây là khi cái vốn liếng của mình nó nghèo quá thì mình có mất thời gian cũng không đi về đâu hết.
Không học giáo lý mà đòi tu thiền là tu cái gì. Chỉ có cái rìu và cái nồi mà đòi nấu cháo là nấu cái gì. Đến lớp này học là sao? Là để đi xin gạo nè, xin tôm khô, xin tép mỡ nè, cái lớp này nè. Chứ còn lúc quý vị bước vô, tôi thấy chỉ có cái rìu với cái nồi không làm sao mà nấu?
Mỗi ngày gia đình hỏi đi đâu, nói: "Tôi đi xin gạo". Nhà không hiểu, kể chuyện này cho nhà nghe . "Từ đó giờ tôi muốn đi tu, tôi muốn nấu cháo, mà tôi chỉ có cái rìu với cái nồi không là nấu cái gì?". Cho nên mỗi lần đi nghe Pháp, đừng có nói đi nghe Pháp, nói đi nghe Pháp là bị ghét, nói đi xin gạo là cho đi. Thấy mình đi xin gạo nhiều quá, lâu lâu mình đổi nói hôm nay đi xin tôm khô, ngò rí, kiểu vậy đó. Khi nào ông Sư ổng đi rồi thì: "Bữa nay mình nấu cháo được rồi nè". Các vị nghe kịp không?
(còn tiếp)
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=5hKyhHElUK8&abt=Nh%E1%BA%A5t+Thi%E1%BA%BFt+L%E1%BA%ADu+Ho%E1%BA%B7c+%281%29
24/07/2020 - 02:24 - hongha7711
Tôi biết một chuyện đau lắm . Một ông đó ngày xưa ở Sài Gòn, coi như là đệ nhất hào hoa ở Chợ Lớn, Bát Đạt Đầu Khánh ra vào như hoàng tử vào cung . Chàng ngồi một cái là mấy cô xẩm, gái đẹp bu lại.
Tại sao tôi rành? Bởi người kể tôi nghe là người cháu ruột.
Đệ nhất hào hoa, đẹp trai nhất tiếng, tiền xài không đếm. Sau năm 85, ổng đi sang Thụy Điển, vợ chết, không có con, vô nhà già.
Chiều chiều, cái nhà già, ổng ngồi ổng nhìn ra một cái chỗ nào đó, mấy người bạn hỏi:
- "Ở đây đẹp hơn sao không nhìn mà nhìn ở đây?"
- "Chỗ này chỗ Parking hy vọng mấy đứa cháu bên Mỹ qua thăm".
Mà cái chuyện đó làm gì có, quý vị hiểu không? Cái chuyện mấy đứa cháu bên Mỹ qua thăm, cái chuyện đó không có . Thứ hai, nếu có thì nó đã báo trước khi nó qua chứ. Cứ chiều, ổng chín mấy tuổi cứ ngồi ngó, ngó vô cái chỗ xấu quắc . Bạn bè hỏi, nói: "Không, biết đâu tụi nó tới làm cho mình surprise thì sao".
Cuối cùng ổng chết. Khi ổng chết thì bên đây kéo nguyên sư đoàn qua. Nhờ vậy mới được nghe mấy cái chuyện đó.
Cho nên không phải tôi hù, tôi cho quý vị biết động trời lắm.
Có nghĩa là bây giờ đang khỏe không có gì hết, rồi nó xuống từ từ, từ từ, "down hill" cái tuổi xuống đồi đó, lúc đó nó kiếm chuyện đủ thứ, đau, rêm, sạn thận, tùm lum hết. Quá năm mươi là xương nó giòn, giòn thì trượt cái là nó gãy, gãy thì không có lành nữa. Có nhiều người ngộ lắm, về lớn tuổi, tai lãng, mắt mờ. Có nhà tôi biết có ba chữ lãng luôn: thằng con lãng tử, bà má lãng tai, ông già lãng trí, ba cái lãng đó ở chung với nhau nó lãng nhách à. Thằng con lãng tử nó đi suốt, một năm nó đi mười ba tháng, nó mượn luôn của năm tới nó đi luôn mà, nó về nhà thăm ba má giống như thăm lờ, thăm lờ là giống như nó dòm coi có cá không rồi nó dọt tiếp. Bà má thì lãng tai, ông già thì lãng trí cứ cười cười hoài. Nguyên cái nhà đó lãng xẹt, lãng nhách.
Mình học Đạo,
- không phải để mình sống bi quan,
- mà học Đạo để mình chuẩn bị.
Nhiều người không hiểu nói theo Đạo là sống buồn, u ám. Không phải,
- theo Đạo để thấy ra sự thật,
- mà khi mình thấy ra sự thật thì mình lại sống thoải mái hơn.
Còn người lớn cũng bị phỏng, cũng bị đứt, tại sao không khóc? Là bởi vì trước khi họ bị họ đã biết rồi. Họ đã biết đứt tay là cái gì, phỏng lửa là cái gì. Họ cầm con dao họ đã nghi rồi, lúc họ nại họ đã biết "Cái này duột một cái là đứt nha!", "Ối!", lúc đó họ đã biết rồi, họ không có khóc.
Còn con nít nó cứ cầm con dao nó chơi, nó chơi một cách hồn nhiên, nó giao phó cho con dao toàn bộ niềm tin của nó là con dao này chỉ là đồ chơi cho vui thôi. Mà nó không ngờ lúc nó đứt, nó kêu trời.
Bên Thụy Sĩ cách đây cũng một năm, có một ông cụ cũng chín mươi mấy. Thường tôi nghe nói thôi chứ tôi chưa chín mấy nên tôi không biết . Thường mình lớn mình mệt mỏi quá mình chỉ muốn chết thôi. Nhưng mà cái ông này lại khác, ổng quá khỏe đi. Cho nên, chiều nay bốn giờ ổng chết, thì buổi sáng ổng còn cầm tay bác sĩ "Làm ơn cứu tôi!".
Tôi nghe cái chuyện đó tôi sợ quá. Tôi không có sợ vì ổng chết mà tôi sợ cái trạng thái tâm lý. Đúng ra mình mệt mình phải buông còn đằng này ổng chưa chịu buông.
Còn một chuyện nữa cũng động trời nữa là, cái bà Việt kiều bên Cali về nước làm ăn . Trong thuyết pháp tôi hay kể đó. Bả về, tay hòm tay khóa, bả không tin người nhà, cho nên lúc nào bả cũng chùm chìa khóa trong tay hết. Tới hồi bả nghe mệt thì người nhà mới chở vô bệnh viện mà tay bả vẫn cầm cái chìa khóa. Bả nằm ở đó mười ba ngày bả chết mà tay cầm chìa khóa, không dám buông ra.
Còn bà nữa cũng độc lắm, bả làm ăn, biết không qua khỏi, bị ung thư mà, kêu đứa em làm giấy cam kết là "chị chết rồi phải chôn chị trong cái phòng khách này". Vì bả tiếc cái nhà đó quá, bả vừa cất chưa kịp ở, bắt đứa em nó phải ghi di chúc có sự làm chứng của nhiều người là "căn nhà này sẽ thuộc về em tôi là Nguyễn Văn Tèo. Em được toàn quyền sử dụng chỉ với một điều kiện duy nhất là thi hài của tôi là chị ruột của Tèo phải được chôn ngay giữa phòng khách của ngôi nhà này. Nếu Tèo không chịu thì thôi. Miễn nhận. Tôi viết di chúc này trong sự minh mẫn, với sự chứng minh của luật sư và bà con hai họ". Tại vì cái nhà đó quá đắt tiền, thứ hai là cũng thương chị nữa, nên ở luôn. Đi mà nó không có ngọt.
Những cái chuyện đó tôi biết không phải để chuyện vui mà là tôi oải.
Như hôm bữa tôi kể bà con nghe cái chuyện bà cụ bên Florida, bả cũng chín mấy, không dám ngủ, tại bả sợ ngủ "đi" luôn. Nên bả toàn ngủ ngồi như thiền sư vậy đó, bả cứ gục gục, cái bả giật mình thấy còn sống, mừng. Giật mình thấy còn sống, mừng, bả làm đâu mấy năm vậy đó. Cuối cùng, bả đuối quá, đứa con mới chở vô bệnh viện là lần này bả mới chịu chết nằm. Cuối cùng bả ngồi hết nỗi bả mới chịu chết nằm. Chứ còn ngủ bả không dám, bả sợ nằm êm quá nó đi luôn. Mà bả trong một nỗi niềm tuyệt vọng, bả chỉ hy vọng khi mình ngồi là mình gượng được. Bả sợ cái chết nó tới, mà hỏi làm sao, nó phải tới thôi.
Hỏi: Thưa Sư, con biết có người quen họ sẵn sàng chết . Họ vui vẻ, họ bình thường nhưng họ lại xin vị thầy tới thăm: "Thầy cho con về chùa". Trường hợp đó có thoát không Sư? Trường hợp đó có siêu được không?
Trả lời: Không . Đừng chỉ địa chỉ của tôi là được rồi! Cô nghe nè, giáo lý cô vững chút xíu thì cô sẽ không thắc mắc cái đó. Khi nào bả đòi về chùa với cái ý là học Đạo, nghe Pháp, thì cái đó là lòng lành, mà hễ lòng lành thì cái đó đi rất là xa. Còn nếu bả xin về chùa vì bả mến thầy, về chùa vì cái chỗ đó bả hay thường lui tới, bả muốn về gặp lại mấy người bạn cũ cũng đang nằm trong mấy cái hũ ở trong đó, muốn vô đó tám tiếp thì cái đó ở lâu. Hiểu không? Tại vì hồi đó bà Loan, bà Liên cũng đi với tôi. Loan, Liên, Nga, Cúc...nguyên đám, tám quen rồi, bây giờ dắt vô đó một phòng tối tám tiếp thì cái đó nó ở luôn, vô đó có visa luôn. Còn nếu mà, nhiều người họ hồn nhiên họ nghĩ về chùa được nghe kinh, thì nếu vì họ chỉ muốn được về chùa để tiếp tục tu hành nghe kinh thì cái đó quá tốt. Tuy nhiên, đó mới chỉ là lý thuyết, mới một tầng thôi, một slide 1 thôi. Slide 2, cô quên một chuyện vô cùng và vô cùng quan trọng. Đó là ước muốn của ta bây giờ chỉ là một khoảnh khắc, trong khi cái tiền nghiệp của mình trong vô số kiếp nó nhiều không kể xiết. Một vị thiền sư mà tu hành ghê gớm cấp mấy nếu chưa đắc Đạo thì khi chết rồi làm chó làm mèo, chuyện đó bình thường. Vì sao, vì cái nghiệp của vô số kiếp trước nó nhiều lắm. Cái vòng luân hồi của mình nó lâu đến mức mà Đức Phật nói cái sữa mẹ mình bú nhiều hơn nước trong bốn biển. Trong thời gian đó, cái thiện ác các vị biết nó nhiều cỡ nào. Thì cái chuyện mà mình gặp được Phật pháp, tu hành, tụng kinh, này nọ được bao nhiêu? Ngài nói sữa mẹ mà mình bú nó nhiều hơn nước trong bốn biển. Nước mắt mà mình khóc vì cái chuyện đau đớn, sanh ly, tử biệt nó nhiều hơn bốn biển. Máu mình đổ ra vì bệnh hoạn, tai nạn nhiều hơn bốn biển. Trong kinh nói rõ: máu, sữa mẹ, nước mắt, mồ hôi nó nhiều hơn nước bốn biển. Qúy vị nghĩ thời gian nó lâu cỡ nào. Thì tôi hỏi cô một cái ước muốn về chùa như vậy có đủ cho cô đi lên không? Khó. Nhưng có cái này, trong kinh nói là một người không biết Phật pháp, khi chết rồi cơ hội trở về cõi nhân thiên giống như con rùa mù ở dưới biển, một trăm năm nó mới trồi đầu lên một lần, nếu mà tình cờ nó chọt được cái đầu nó vô cái lỗ ván mà trôi trên biển, thì Ngài nói cái chuyện mà ngẫu nhiên nó chọt được cái đầu vô cái lỗ ván đó còn dễ hơn là cái chuyện được sanh làm người trở lại. Nhưng mà đó là dành cho người không biết Đạo. Còn người hành giả thì mỗi lần chánh niệm là một lần trồi đầu. Nếu không biết Đạo thì một trăm năm nó mới trồi đầu một lần, trồi lúc nào ta, trồi lúc cận tử. Thường thì con người cùng hung cực ác cấp mấy đến cận tử thường là họ nghĩ lại, đó chính là lúc trồi đầu. Có hiểu chữ "Trồi" không? Người không biết Đạo tối thiểu trong đời cũng có một vài lần trồi. Như những cái lần mà sanh ly, tử biệt, gặp chuyện mà đau buồn ghê gớm nào đó, họ có trồi mà mạnh nhất chính là giây phút cận tử. Gian ác bằng trời đi nữa, mà cuối cùng biết mình sắp đi đa phần đều biết nghĩ lại. Đó là giây phút trồi đầu. Còn riêng với người Phật tử khi mình tu Tứ Niệm Xứ, mỗi lần mình sống chánh niệm là mình trồi nên cơ hội làm người của người Phật tử nó cao hơn người bình thường, cao hơn hàng triệu lần. Nói như vậy không phải để dụ khị quý vị tu, tại quý vị tu tôi được cái gì. Nhưng mà đó là sự thật mình phải nhìn nhận. Sống chánh niệm, cứ tiếp tục đi làm đi, không ai kêu quý vị nghỉ làm hết nhưng kể từ bây giờ mình chánh niệm hơn một chút, mình sắp làm cái gì mình biết, sắp nói gì mình biết, mình đang bậy bạ trong bụng mình biết. Vậy thôi. Đó gọi là thiền, chứ thiền ở đây không phải là xếp bằng, lim dim, không làm gì hết. Ngồi thiền mà hiểu vậy là chết rồi.
25/07/2020 - 07:34 - hongha7711
Hôm qua cô này hỏi tôi chữ "tưởng", tôi nói chưa có hết. Chúng ta sống trong đời này chúng ta khác gỗ đá ở chỗ chúng ta có cái biết, còn gỗ đá được gọi là vô tri.
Cái biết gồm có ba.
- Là cái biết của Thức tức là gồm cái biết của giác quan.
- Thứ hai, là cái biết của Tưởng, là cái biết của ký ức, của memories, của experience, của knowledge, cái biết của hồi ức, của kinh nghiệm, của kiến thức, thì cái biết này được gọi là cái biết của tưởng.
- Cái biết thứ ba, là cái biết của trí tuệ, biết cái gì nên, cái gì không nên, cái gì phải, cái gì quấy.
- Thứ nhất là cái biết bằng thức,
- thứ hai là cái biết bằng tưởng,
- còn cái biết bằng trí thì hiếm.
I/ Biết bằng Thức
Cái biết thứ nhất là cái biết bằng thức. Một ngày như vậy các vị sống bằng các giác quan nhiều lắm phải không?
Trong kinh nói thế này, Đức Phật ngài nói giống như mình nhốt con cá, con chim, con rắn, con chồn vào chung một chỗ. Khi mở nắp ra thì sao? Con cá nó nhảy xuống nước, chim bay về trời, rắn rít, chồn cáo thì chui về hang hố, lùm bụi. Thì Ngài nói sáu cái giác quan của mình nó luôn luôn trong tình trạng canh me vậy đó.
Bây giờ nói ngồi thiền, nhắm mắt lại, nhưng mà lỗ tai mình có trong tình trạng sẵn sàng lắng nghe không? Nó canh cái gì "bùm" là nó nghe liền phải không? Lỗ mũi thì sao, có giống vậy không? Thấy hơi thở ra vô biết là ra vô, đã đã. Nhưng mấy "thằng quỷ" này nó luôn trong tình trạng tổng động viên. Đúng không cái đã? Thấy vậy đó, thấy hành thiền ghê gớm, thực ra "đứa nào" nó cũng đang trong tình trạng chầu chực hết. Trong một ngày như vậy mình sống bằng thức rất là nhiều.
Khi mình tu Tứ Niệm Xứ, cái chuyện "tụi nó" lăng xăng bớt đi.
II/ Sống bằng Tưởng
Thứ hai, sống bằng Tưởng. Tưởng ở đây có hồi ức, kiến thức và kinh nghiệm. Hôm qua tôi nói rồi, cái dùi chuông bằng gỗ, hình lăng trụ,mình nhìn mình biết, mấy cái đó đều là kiến thức, hồi ức và kinh nghiệm.
Trong tưởng có ba, đó là
- dục tưởng,
- thiền tưởng và
- quán tưởng.
Đó là những kiến thức, hồi ức, kinh nghiệm mà nó liên hệ đến ngũ dục.
Ngũ dục là những thứ mình thấy, nghe.
Thí dụ như, mình nhìn cái nhà đó mình biết đó là kiến trúc của Tây Ban Nha, cái đó là dục tưởng. Mình nhìn là mình biết đó là đàn bà không phải đàn ông, đó là dục tưởng. Rồi mình biết đây là đồ ăn của Mễ, mình biết đây là cái xe Nhật, Mình biết đây là phụ nữ, đây là người đẹp, đây là người xấu, biết đây là da trắng, đây là da đẹp, đây là da xấu, đây là bún riêu, đây là phở. Tất cả cái biết đó được gọi là dục tưởng.
B/ Thiền Tưởng:
Cái thứ hai là thiền tưởng. Dục tưởng thì nó đa dạng, vô số hình thái. Khi mình không có hành thiền, thế giới này nó nhiều thứ lắm, đến mấy chục ngàn tỷ thứ: cây cỏ, đất đá, đàn ông, đàn bà, tùm lum hết.
Còn người hành thiền thì thế giới này chỉ còn lại có mười thứ thôi:
- xanh, vàng, đỏ, trắng, (4)
- đất, nước, lửa, gió, (4)
- hư không và ánh sáng. (2)
Còn họ thì họ chỉ biết nước, nước, nước... học chỉ tập trung vào đó cái họ đắc thiền thôi. Nội cái nước thôi, mình không có tu thì nó rối biết bao nhiêu. Nói đến nước tôi còn nhớ đến một câu thơ hay vô cùng "Anh về cuối bến sông sâu. Bới tìm trong cát một câu gọi đò". Khi người xưa đi lấy chồng, ảnh quay lại cái làng xưa, ảnh nhớ hồi xưa cái chỗ này nè, nhà bả bên kia sông, bả hay gọi đò bả đi, sáng sáng bả lái đò bả đi.
Dục tưởng kinh khủng không? Chỉ vì một bến sông, một bờ cát nó lớn chuyện như vậy. "Anh về cuối bến sông sâu. Bới tìm trong cát một câu gọi đò",
"Giá như hôm ấy đừng mưa. Giá như hôm ấy đừng đưa em về".
Những cái lúc chúc, lúc chúc, một cái mái hiên mà đánh động trong đầu ảnh bao nhiêu thứ. Thứ không có tu nó như vậy đó. Còn đối với hành giả thì không. Nước chỉ là nước mà thôi. That's it, no more. Mình không có tu mình nhìn bụi lá mình nghĩ ra bao nhiều chuyện buồn vui, ký ức trong đó. Còn người hành giả họ nhìn cái bụi cây họ niệm xanh, xanh, xanh, xanh, lấy màu xanh làm đề mục tu thiền.
Mà khi đắc thiền bằng đề mục màu xanh mình có nhiều khả năng.
Thứ nhất, mình có thể tạo ra bóng tối như ý thích,
mình có thể biến mọi thứ thành màu xanh như ý thích,
có thể tạo ra hào quang màu xanh như ý thích.
Còn mình, mình nhìn cái nhà màu trắng, cái áo màu trắng, cái quần màu trắng, cái bông màu trắng, mình nhìn đủ thứ, mình còn phân biệt.
Còn đối với người hành thiền, quần trắng, áo trắng, bức tường trắng, cái gì đó không biết, đối với họ chỉ có một cái là trắng thôi. Họ cứ niệm trắng, trắng, trắng, trắng, họ tập trung trong đó.
Khi họ đắc thiền rồi, người đắc thiền bằng đề mục màu trắng họ làm được những chuyện sau đây.
- Một, họ có thể tạo ra ánh sáng.
- Hai, có thể biến mọi thứ thành màu trắng như họ muốn.
- Ba, người đó có khả năng đối phó với buồn ngủ rất là tốt.
Hỏi: Như vậy là Samatha phải không Sư?
Trả lời: Yes, cái đó là thiền tưởng, nguyên cái Samatha là thiền tưởng.
Khi mình chưa có tu thì chiếc xe màu trắng, cái quần màu trắng, bức tường màu trắng, cái áo màu trắng, cái kẹp, cái nơ màu trắng, cái bông màu trắng, tờ giấy màu trắng, bla bla bla...
Nhưng người tu thiền thì không còn cái vụ chiếc xe, cái nhà... mà chỉ còn một cái là màu trắng thôi. Cái đó gọi là thiền tưởng.
Còn mình không có tu thì nước sông, nước hồ, nước suối, nước biển, còn người tu thiền thì chỉ có nước thôi. Tại sao phải vậy, vì nó gọn như vậy họ mới tập trung được. Và khi họ có thể đắc thiền được rồi, họ có thể bằng cái tưởng tượng của họ, họ tạo ra nước ở chỗ không có nước và cái nước đó được tạo ra từ sự tưởng tượng luôn. Mà vì cái tưởng tượng của họ nó đến từ sự tập trung quá mạnh cho nên nó tạo ra nước thiệt.
Còn mình, mình ngồi tưởng tượng nó không có ra vì mình còn bị sống trong cái dục tưởng, không có được cái thiền tưởng.
Anh muốn làm được cái chuyện gì, anh phải có điều kiện tương ứng với công việc đó.
Tôi kể các vị nghe một chuyện, có một anh lính trên đường về quê . Ảnh ghé lại nhà một bà cụ ngủ đêm. Ảnh hy vọng chắc người ta thấy lính, người ta cũng thương . Nghe nói người nông thôn người ta cũng rộng rãi lắm. Ảnh tính ngủ đêm ở đó, mai ảnh đi tiếp mà đêm ảnh đói quá, ảnh mới hỏi bà chủ: "Ở đây có gì ăn không bà?". Bả kẹo lắm "Trời, tôi ở nông thôn nghèo thấy bà, bộ không thấy sao?". Ảnh nhìn ảnh thấy bả có nhiều đồ ăn lắm mà bả kẹo, mà ảnh đói quá chịu không nổi. Trong cái ba lô của ảnh có cây búa, ảnh rửa cây búa thiệt sạch, ảnh nói: "Bà cho con mượn cái nồi". Bả hỏi "Để làm gì?" - "Để con nấu cái rìu này nè" - "Làm gì?" - "Đói bụng quá con nấu con ăn". Thì ảnh mới nấu nước sôi ảnh bỏ cái rìu vô. Xong rồi ảnh nếm: "Ngon quá! Cái này được chừng nắm gạo là được rồi". Bả nghe bả cũng tò mò, bả cho ảnh nắm gạo. "Bà cho con xin mấy con tôm khô được không?". Bả nói: "Được!". Bả ra đằng sau, "Bà có trồng hành lá không bà? Ngò rí cũng được" - "Có, ra hái đi". Bả cũng tò mò, ảnh nếm: "Con thấy hình như có cái hũ, tép mỡ phải không bà, con bỏ vô chút được không, máy hột thôi". Bả tò mò: "Được, được". Bỏ vô xong xuôi, "Cháu thì đi lính, đói chỉ có ăn cháo rìu thôi à". Nói xong ảnh rửa sạch cái rìu đem cất, "Thôi, mời bác làm với cháu một chén!". Bả húp, bả nói "Trời, bảy mươi mấy tuổi chưa bao giờ thấy rìu mà nó nấu ngon dữ tợn!".
Bây giờ các vị hiểu chưa? Câu chuyện này nghĩa gì? Là muốn có nồi cháo thì không thể lấy cái nồi, cái rìu mà nấu nó ra. Cái rìu, cái nồi, cộng với nước nó có ra nồi cháo không? Cũng vậy, sống bằng dục tưởng thì ta không có làm được những cái chuyện mà thằng cha đắc thiền họ làm được. Thằng cha đắc thiền là chả có gạo, tôm khô, hành, bột nêm, ngò rí thì chả mới làm được nhiều chuyện. Còn mình, mình chỉ có dục tưởng thôi, mình chỉ có cái rìu với cái nồi, mình nấu cái gì?
Cho nên mình nghe nói thần thông chỉ là tưởng tượng thôi, mình khoái . Mình ngồi mình tưởng tượng thôi thì nó ra cái gì? Mình tưởng tượng thì nó ra đến "tưởng voi" là cùng thôi. Mình nghe tưởng tượng rồi mình bắt chước mình tưởng tượng mà mình quên mình chỉ có cái rìu với cái nồi thôi thì mình tưởng cái gì?
Ngay cả ông Albert Einstein ổng nói đôi lúc trong đời sống tưởng tưởng 'Imagination' nó quan trọng hơn Knowledge. Bởi vì kiến thức là đóng khung, còn tưởng tượng là 'Unlimit'. Nhưng mà người có thẩm quyền, có tư cách nói câu đó là ai? Là người họ đã giỏi sẵn rồi, nghệ sỹ thứ thiệt chẳng hạn như nhà thơ, nhà văn, nhạc sỹ hoặc là một nhà khoa học, thì cái tưởng tượng nó có thể ra được những cái mới xuất sắc. Còn mình dốt đặc, viết văn không nổi, làm thơ không nổi, viết nhạc không nổi, kiến thức khoa học thì không có đầy lá me, cứ nghe tưởng tượng hay rồi cứ ngồi tưởng tượng hoài, thì không ra cái gì hết. Nghe kịp không?
Như anh chàng đó tự nhiên ảnh nổi hứng lên ảnh nói với vợ "Tự nhiên anh không muốn làm ruộng, anh muốn viết văn, muốn đọc sách!". Bả nghe bả cũng mừng, buôn gánh bán bưng ráng mua sách, mua mực về cho ổng học. Ổng đóng cửa ổng học. Mỗi ngày bả nấu ăn bả đưa qua cái lỗ cho ổng, bây giờ chàng nhập thất mà. Ba tháng sau, ổng mở cửa ra, bả mừng lắm, bả hỏi "Anh học được cái gì rồi?" - "Trước hết, anh phát hiện ra một điều là chữ in nó khác chữ viết". Bà vợ bả cũng buồn lắm nhưng mà thôi "Bây giờ anh muốn nữa không?" - "Được". Ảnh đóng cửa ba tháng nữa. Rồi ảnh mở cửa ra nữa, bả mừng lắm "Giờ sao, anh phát hiện ra gì?" - "Con người mà không có bàn chân đi nó sẽ bị lún". Ba tháng trời ảnh chỉ nghiên cứu được có hai điều. Ba tháng đầu là ảnh nghiên cứ được chữ in nó khác chữ viết. Ba tháng sau ảnh ngộ ra được một điều là con người đi không có bàn chân sẽ bị lún.
Cái chuyện đó không phải là chuyện cười. Mà ý tôi muốn nói ở đây là khi cái vốn liếng của mình nó nghèo quá thì mình có mất thời gian cũng không đi về đâu hết.
Không học giáo lý mà đòi tu thiền là tu cái gì. Chỉ có cái rìu và cái nồi mà đòi nấu cháo là nấu cái gì. Đến lớp này học là sao? Là để đi xin gạo nè, xin tôm khô, xin tép mỡ nè, cái lớp này nè. Chứ còn lúc quý vị bước vô, tôi thấy chỉ có cái rìu với cái nồi không làm sao mà nấu?
Mỗi ngày gia đình hỏi đi đâu, nói: "Tôi đi xin gạo". Nhà không hiểu, kể chuyện này cho nhà nghe . "Từ đó giờ tôi muốn đi tu, tôi muốn nấu cháo, mà tôi chỉ có cái rìu với cái nồi không là nấu cái gì?". Cho nên mỗi lần đi nghe Pháp, đừng có nói đi nghe Pháp, nói đi nghe Pháp là bị ghét, nói đi xin gạo là cho đi. Thấy mình đi xin gạo nhiều quá, lâu lâu mình đổi nói hôm nay đi xin tôm khô, ngò rí, kiểu vậy đó. Khi nào ông Sư ổng đi rồi thì: "Bữa nay mình nấu cháo được rồi nè". Các vị nghe kịp không?
(còn tiếp)
⏱️
Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật
Sư Toại Khanh (Giác Nguyên) Giảng Kinh
Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật
Sư Toại Khanh (Giác Nguyên) Giảng Kinh