Các học giả cảnh báo về nguy cơ nước Mỹ rơi vào chế độ độc tài Trump
#3
Các học giả cảnh báo về nguy cơ nước Mỹ rơi vào chế độ độc tài Trump



Translated from The Washington Post’s article “The United States is backsliding into autocracy under Trump, scholars warn”

Hàng trăm chỉ hiệu được đánh giá mỗi năm cho thấy sự suy giảm giá trị dân chủ của Mỹ đã bị tăng nhanh - và đây là một bước đi khó trở lại.

Christopher Ingraham, ngày 18 tháng 9 năm 2020

Theo một dự án theo dõi tình trạng chính quyền đại diện ở các quốc gia trên thế giới, nền dân chủ của Mỹ đã bị suy giảm đến mức nhiều lúc dẫn đến chế độ hoàn toàn độc tài sau ba năm trải qua chính quyền Trump.

Dự án được gọi là
V-Dem, hay Varieties of Democracy (Các loại Dân chủ khác nhau), là một nỗ lực định lượng mức độ dân chủ toàn cầu ở cấp quốc gia mà hàng năm được cả ngàn chuyên gia sử dụng hàng trăm chỉ số đánh giá. Đây là một trong số các dự án các nhà khoa học chính trị đang thực hiện và đã ghi nhận, trong những năm gần đây, giá trị dân chủ ở Mỹ đã bị suy giảm.


Những điều mà dự án V-Dem tìm ra thật mới mẻ: Mỹ đang trải qua quá trình “chuyển sang chế độ độc tài đáng kể” - được định nghĩa khi mất đi các đặc điểm dân chủ - đã tăng nhanh chóng dưới thời Tổng thống Trump. Theo dữ liệu lịch sử của nhóm cho thấy, việc này đặc biệt đáng sợ vì chỉ có 1 trong 5 nước dân chủ bắt đầu đi theo con đường này có thể đảo ngược thiệt hại trước khi sa vào chế độ độc tài hoàn toàn.



[Image: file.png]


Ông Staffan I. Lindberg, một nhà khoa học chính trị tại Trường đại học Gothenburg của Thụy Điển và là giám đốc sáng lập dự án, nói sự suy sụp của “Mỹ cũng không khác gì. Theo các dấu hiệu này, tất cả những điều chúng ta thấy đang bị giảm xuống là hoàn toàn giống như sự suy sụp” được chứng kiến với các nước xuôi theo chế độ độc tài khác, như Thổ Nhĩ Kỳ Hungary, cả hai nước đều không còn được xem như quốc gia dân chủ trong những năm gần đây.

Mỗi năm, dự án V-Dem yêu cầu các chuyên gia đánh giá hàng trăm tiêu chuẩn dân chủ cho quốc gia tương ứng của họ, chẳng hạn như sự kiểm tra lập pháp đối với quyền hành pháp, quyền tự do ngôn luận cá nhân, lễ độ trong diễn ngôn chính trị, bầu cử tự do và công khai, và tham nhũng trong ngành hành pháp, và các điều khác.


Tất cả các tiêu chuẩn đó của nước Mỹ lại đang sa ngã. Ông Michael Coppedge, một nhà khoa học chính trị ở Notre Dame và một trong những người điều tra chính của dự án cho biết, “Sự tôn trọng Hiến pháp trong khi hành pháp hiện đang ở mức thấp nhất kể từ năm 1865. Tham nhũng trong cơ quan hành pháp cũng tệ nhất kể từ chính quyền Harding." (*Các thành viên của chính quyền tổng thống Harding (1921-1923) đã dính vào vụ tham nhũng liên quan đến việc cho thuê dự trữ dầu bí mật củaliên bang.)


Chính quyền của
Warren G. Harding, bị bôi nhọ bởi tham nhũng và scandal, thường được xếp hạng điều hành tồi tệ nhất nước Mỹ.




[Image: 24d15c_c264c3b1b4a04294a6c1dd78c569bf64~mv2.webp]


Chẳng hạn, Trump đã nhiều lần đưa ra ý tưởng giữ chức vụ lâu hơn hai nhiệm kỳ được quy định trong hiến pháp. Các doanh nghiệp ông sở hữu đã thu được lợi nhuận từ các chuyến thăm nhiều lần của vị tổng thống, và các tòa án liên bang hiện đang cân nhắc xem liệu ông có vi phạm điều Hiến pháp cấm nhận tiền từ các chính phủ nước ngoài hay không. Và một số thành viên nội bộ hiện tại và trước đây của ông - bao gồm Stephen K. Bannon, Paul Manafort và Roger Stone - đã bị bắt hoặc bị truy tố kể từ khi ông nhậm chức.

Brendan Nyhan, nhà khoa học chính trị tại Trường Đại học Dartmouth, nói rằng “các chuyên gia đánh giá nền dân chủ Hoa Kỳ đang trở tệ ở mức trung bình.” Tuy nhiên, “mức độ nghiêm trọng của sự suy giảm mà chúng ta đã trải qua trước đây” khác biệt đáng kể  “những gì họ nghĩ rằng sẽ xảy ra trong tương lai.”


Nyhan cho biết anh lo ngại nhất về việc Trump liên tục tấn công sự liêm chính của cuộc bầu cử hoa Kỳ. Chẳng hạn,
gần đây Trump nói rằng “cách duy nhất chúng ta sẽ thua trong cuộc bầu cử này là nếu cuộc bầu cử bị gian lận,” và ông thường rêu rao việc bỏ phiếu qua thư vốn là gian lận. Cả hai điều đều sai.


Trump nói sau nhiệm kỳ hai, ông sẽ "thương lượng"

Vào ngày 12 tháng 9, tổng thống Trump đã báo trước là ông sẽ thắng cuộc tái cử vào Tháng 11 và tuyên bố rằng ông “được phép [làm tổng thống] thêm bốn năm nữa” sau nhiệm kỳ thứ nhì. (The Washington Post)Anh Nyhan là đồng giám đốc của nhóm Bright Line Watch, một tổ chức chuyên khảo sát hàng trăm các nhà khoa học chính trị, với mục tiêu kiểm tra sức khỏe của thể chế Dân chủ của Hoa Kỳ. Các đánh giá nêu trên đã cho thấy một sự giảm sụt trong hoạt động Dân chủ sau năm 2016 giống như dữ liệu của dự án V-Dem.

Theo anh Nyhan: “Nền Dân chủ phụ thuộc vào việc hai bên, cánh tả và cánh hữu, chấp nhận kết quả của cuộc bầu cử tự do và công bằng. Hai bên đều phải sẵn sàng chuyển giao quyền lực khi thua cuộc. Chúng ta chưa từng có một Tổng thống phỉ báng hệ thống bầu cử của chúng ta như thế này.”


Giáo sư Lindberg cho rằng các lời tấn công của Tổng thống đối với nền móng của Dân chủ này là một sự “Tha hóa đến Độc tài”. Theo giáo sư, đây là một đặc điểm thường thấy của các lãnh đạo chuyên chế/độc tài trên toàn thế giới.

Theo ông, sự tha hóa này “giống như Erdogan ở Thổ Nhĩ Kỳ, Lukashenko ở Belarus, Orban ở Hungary hay hàng loạt các độc tài châu Phi.”



[Image: 24d15c_1cd4d87ff90047b4b9d50b5725845e70~mv2.webp]


Đối với giáo sư Lindberg, ông đang lo ngại sự trỗi dậy của một cấu trúc quyền lực “tối cao” trong đảng Cộng hòa, khi đảng từ bỏ các nguyên tắc cốt lõi để tuân theo lời nói của lãnh đạo. Theo ông, dấu hiệu rõ nhất cho thấy hành vi này là quyết định của đảng Cộng hòa năm 2020 không tạo chương trình nền tảng chính trị. Thay vì đó, Đảng đã ban hành một nghị quyết tuyên bố rằng, trong số nhiều điều khác, “mục tiêu chính của đảng Cộng hòa sẽ và đã là việc tiếp tục ủng hộ hết sức chủ chương “nước Mỹ trên hết” của Tổng thống.”

Ông Coppedge thì lo ngại đặc biệt về sự gia tăng bạo lực liên quan đến bầu cử. Ông nói: “Điều tôi lo nghĩ nhiều nhất là một kịch bản khi Tổng thống đương nhiệm tuyên bố chiến thắng trước khi mọi phiếu bầu được kiểm, và những người ủng hộ của ông ấy tin rằng lá phiếu qua thư là gian lận và họ đổ ra đường.”


Ông nói thêm: “Tôi tin rằng sẽ có bạo lực liên quan đến bầu cử, và tôi mong rằng điều này sẽ không thành phổ biến hay kéo dài.”


Trong buổi họp báo ngày 19/8, thư ký báo chí của Nhà Trắng Kayleigh McEnany đã từ chối bảo đảm rằng Tổng thống Trump sẽ chấp nhận kết quả bầu cử năm 2020 (The Washington Post)

Giáo sư Lindberg cũng vô cùng lo lắng về lịch sử của Tổng thống Trump ủng hộ bạo lực đối với các đối thủ chính trị. Theo ông: “Đây là bước đầu của một cuộc nội chiến. Hãy tưởng tượng ông Trump đang thua với tỷ số không thuyết phục được tất cả những người ủng hộ. Ông ấy từ chối rời văn phòng và khuyến khích người ủng hộ ‘ra đường và bảo vệ Hiến pháp.’"


Theo anh Nyhan, đây là những “trường hợp xấu nhất vẫn khó xảy ra,” cho dù chúng ta đang sống trong “một thời kỳ chưa từng có”, người dân Mỹ nên “luôn cảnh giác”.


Đối với ông Coppedge, bất cứ ai lo ngại về các hậu quả này nên tham gia vào quá trình bầu cử để cải thiện hệ thống chính trị. Theo ông: “Hãy tình nguyện giúp đỡ nỗi lực bầu cử, trở thành nhân viên thăm dò ý kiến, hay làm việc với một đảng chính trị để khuyến khích đảng bạn ủng hộ chiến thắng với tỷ số cách biệt rõ ràng.


Ông nói: “Tôi nghĩ rằng nước Mỹ trong thời gian trung hạn và dài hạn sẽ có cơ hội tốt đẹp. Nhưng, từ giờ đến tháng Giêng sẽ là một thời gian gập ghềnh.”


Giáo sư Lindberg lại thiếu lạc quan hơn.


Theo ông, “Nếu Trump lại thắng cuộc bầu cử tháng 11 này, nền Dân chủ Mỹ sẽ biến mất”. Đối với giáo sư, nước Mỹ như ta biết sẽ chỉ có 2 năm. Ông nói: “Đây là lúc mọi người phải bừng tỉnh trước khi quá muộn.”


Christopher Ingraham
Christopher Ingraham viết về mọi các dữ liệu. Anh đã từng làm việc tại Brookings Institution và Pew Research Center.


The Interpreter.
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply


Messages In This Thread
RE: Lời tuyên bố “12 năm nữa” của Trump cho thấy ông chẳng khác gì các nhà lãnh đạo độc - by Xí Xọn - 2020-09-23, 09:32 PM