2020-08-12, 08:53 AM
Sư Toại Khanh giảng KTC Chương Hai 1.10-1.12 (post #321 ở trên)
(LTP ghi chép)
http://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=audio/Paltalk%202018/KTC.Kinh%20T%C4%83ng%20Chi%20s%E1%BB%91%20036
Khi chia xẻ, ... chúng ta có 2 cách:
Khi gặp nhau, thay vì nói chuyện mua sắm (khuyến khích tâm tham) hoặc ngồi lê đôi mách, chúng ta nên giúp nhau bằng Chánh Pháp, có nghĩa là nói điều gì để giúp bạn mình cảm thấy an lạc, và đời sống tâm linh của họ được nâng cấp.
Như vậy, chúng ta nên tự hỏi mỗi giờ, mỗi ngày: "Trong sinh hoạt hàng ngày thù tạc với mọi người, tôi nghiêng về vật chất hay tinh thần thuộc về Chánh Pháp? Tôi tích lũy được gì trong giờ qua, trong ngày qua?". Tự kiểm soát như vậy, lâu ngày, mình khá lúc nào không hay.
Tích lũy vật chất lâu ngày thì nhà ta thành kho. Tích lũy tinh thần thuộc về Chánh Pháp, có ngày ta trở nên Hiền Thánh.
Phát triển về vật chất giúp ta trở thành triệu phú, coi chừng là trọc phú.
Trọc phú có nghĩa là có tiền nhưng về văn hóa, tinh thần, đạo đức là nghèo xác xơ. Nói chung chung, có tiền gọi là triệu phú chưa biết tốt xấu ra sao.
Sự giàu có về tinh thần có những điểm lợi lạc sau đây:
1/ có thể mang đi sang kiếp khác.
2/ có thể chia xẻ với muôn người mà không sợ bị hao hụt mất mát.
3/ bảo đảm chúng ta được an lạc hiện tiền.
Sự giàu có về vật chất không được bà cái đó:
1/ không thể đem tài sản sang kiếp khác.
2/ khả năng chia xẻ vật chất không được bao nhiêu, vì vật chất có đặc tính giới hạn, cho dù là đến cả hàng ngàn tỷ dollars.
3/ không bảo đảm chúng ta có được sự an lạc hiện tiền.
Vì thế:
1/ giàu có về Chánh Pháp luôn luôn tốt hơn sự giàu có về vật chất.
2/ sự kỳ vọng, sự mong đợi về Chánh Pháp nhiều hơn là mong đợi có nhiều đất nhiều nhà hơn. (24:51)
3/ trao ra cho người khác bằng vật chất không bằng trao ra bằng tinh thần.
Dĩ nhiên, chúng ta không phủ nhận sự ích lợi của vật chất vì nếu không có phương tiện vật chất làm sao có thể nói pháp cho bà con nghe? Nhưng chúng ta nên nhớ nó chỉ là phụ thôi.
Không phải chỉ PHÁT TRIỂN, chúng ta còn phải TRAO RA CHO NGƯỜI KHÁC NỮA.
(26:27)
Bây giờ chúng ta đọc Kinh khác.
(LTP ghi chép)
http://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=audio/Paltalk%202018/KTC.Kinh%20T%C4%83ng%20Chi%20s%E1%BB%91%20036
Khi chia xẻ, ... chúng ta có 2 cách:
- Tài vật, hoặc
- Pháp.
Khi gặp nhau, thay vì nói chuyện mua sắm (khuyến khích tâm tham) hoặc ngồi lê đôi mách, chúng ta nên giúp nhau bằng Chánh Pháp, có nghĩa là nói điều gì để giúp bạn mình cảm thấy an lạc, và đời sống tâm linh của họ được nâng cấp.
Như vậy, chúng ta nên tự hỏi mỗi giờ, mỗi ngày: "Trong sinh hoạt hàng ngày thù tạc với mọi người, tôi nghiêng về vật chất hay tinh thần thuộc về Chánh Pháp? Tôi tích lũy được gì trong giờ qua, trong ngày qua?". Tự kiểm soát như vậy, lâu ngày, mình khá lúc nào không hay.
Tích lũy vật chất lâu ngày thì nhà ta thành kho. Tích lũy tinh thần thuộc về Chánh Pháp, có ngày ta trở nên Hiền Thánh.
Phát triển về vật chất giúp ta trở thành triệu phú, coi chừng là trọc phú.
Trọc phú có nghĩa là có tiền nhưng về văn hóa, tinh thần, đạo đức là nghèo xác xơ. Nói chung chung, có tiền gọi là triệu phú chưa biết tốt xấu ra sao.
Sự giàu có về tinh thần có những điểm lợi lạc sau đây:
1/ có thể mang đi sang kiếp khác.
2/ có thể chia xẻ với muôn người mà không sợ bị hao hụt mất mát.
3/ bảo đảm chúng ta được an lạc hiện tiền.
Sự giàu có về vật chất không được bà cái đó:
1/ không thể đem tài sản sang kiếp khác.
2/ khả năng chia xẻ vật chất không được bao nhiêu, vì vật chất có đặc tính giới hạn, cho dù là đến cả hàng ngàn tỷ dollars.
3/ không bảo đảm chúng ta có được sự an lạc hiện tiền.
Vì thế:
1/ giàu có về Chánh Pháp luôn luôn tốt hơn sự giàu có về vật chất.
2/ sự kỳ vọng, sự mong đợi về Chánh Pháp nhiều hơn là mong đợi có nhiều đất nhiều nhà hơn. (24:51)
3/ trao ra cho người khác bằng vật chất không bằng trao ra bằng tinh thần.
Dĩ nhiên, chúng ta không phủ nhận sự ích lợi của vật chất vì nếu không có phương tiện vật chất làm sao có thể nói pháp cho bà con nghe? Nhưng chúng ta nên nhớ nó chỉ là phụ thôi.
Không phải chỉ PHÁT TRIỂN, chúng ta còn phải TRAO RA CHO NGƯỜI KHÁC NỮA.
(26:27)
Bây giờ chúng ta đọc Kinh khác.
⏱️
Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật
Sư Toại Khanh (Giác Nguyên) Giảng Kinh
Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật
Sư Toại Khanh (Giác Nguyên) Giảng Kinh