2020-08-03, 10:48 AM
ENU
Kỹ thuật tự trồng nấm sò (nấm bào ngư) tại nhà
5:45 chiều 17/02/2019 1011 lượt xem
Trồng nấm tại nhà đang là xu thế tất yếu cho mỗi gia đình và đặc biệt hơn những gia đình có trẻ nhỏ. Bạn cần tư vấn kỹ thuật liên hệ để tư vấn trực tiếp từ Facebook: Trại Nấm Nhật Minh hay zalo: 0979 861 397.
Nấm là một thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng vitamin chất chống ôxi hóa, lại không có chứa chất béo, hàm lượng calo thấp.
Gía bán nấm trên thị trường lại khá cao nên các món được chế biến từ nấm xuất hiện rất ít trong bữa ăn của mỗi gia đình. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách trồng nấm sò (nấm bào ngư) tại nhà đơn giản mà lại rất năng suất theo kinh nghiệm của Trại Nấm Nhật Minh dám chắc rằng bạn sẽ cảm thấy vô cùng thích thú và vui sướng khi ngày ngày chăm sóc và quan sát quá trình lớn lên của những cây nấm và được ăn những bữa nấm đầu tiên từ chính tay mình chăm sóc.
Hiện tại xu hướng trồng nấm tại nhà rất phát triển đặc biệt là nấm sò. Và cách trồng nấm sò tại nhà hiện nay ngày càng đơn giản hơn vì giống thì bạn có thể tìm mua một cách dễ dàng và chỉ có giá bán từ 15 – 20 nghìn đồng. Nó sẽ là những bịch nilon được cấy sẵn giống. trong quá trình mua và chọn giống bạn cần chú ý bịch giống phải căng tròn có độ nén vừa phải và sợi nấm đã ăn xuống đáy bịch. Sau khi đã mua được bịch nấm giống bạn cần thực hiện những công việc sau:
Rạch bịch
Dùng dao nhọn rạch 6-8 vệt xung quanh với chiều dài vết rạch từ 3-4 cm và sâu khoàng 2-3mm. Các vết rạch phải có khoảng cách đều nhau và phải so le với nhau hay bạn có thể cắt ở đầu miệng túi bịch nấm để nấm sẽ hướng mọc lên phía trên miệng bịch và có rất nhiều kỹ thuật khác, nhưng ở đây trang trại sẽ phổ biến bạn kỹ thuật đơn giản và dễ làm nhất.
Điều kiện sống
Sau khi đã rạch bịch bạn gỡ bỏ nút bông sau đó treo các bịch nấm lên để tiết kiệm diện tích khoảng cách mỗi bịch cách nhau từ 10 cm để tránh trường hợp nấm mọc lên chạm vào nhau. Chú ý treo nấm tại nơi khô thoáng, không bị gió lùa, ánh sáng nhẹ (như trong phòng khách khi mở cửa), ánh sáng đó không được mạnh quá mà vẫn đủ để đọc sách. Cách thứ 2 bạn xếp bịch vào thùng bìa caston nếu bạn làm kỹ thuật bằng cách cắt miệng túi bịch nấm.
Chăm sóc
Sau khi rạch bịch chưa cần tưới nước vội, nhưng bạn phải thường xuyên quan sát các bịch nấm trong vòng 4-6 ngày thấy nấm mọc ra từ những vết rạch rồi bắt đầu tưới nước, tùy theo lượng nấm mọc lên nhiều hay ít mà tưới lượng nước hợp lý, ngày bạn tưới 3-5 lần và tưới theo cách phun sương. Chú ý nếu tưới ít nước quá thì nấm mọc lên sẽ bị cằn nhẹ ăn bị dai không ngon, còn tưới nhiều quá thì nấm sẽ bị vàng và có thể bị chết do úng nước. Bạn chăm sóc thường xuyên và bạn sẽ thấy chúng dần dần lớn lên đến bất ngờ. Tầm 7-10 ngày là nấm sẽ thu hoạch được.
Thu hoạch
Thu hoạch nấm cũng cần có lưu ý đặc biệt và nghiêm ngặt. Cần thu hoạch nấm trước khi nấm phát tán bào tử, hái khi nấm còn hơi non đường kính mũ khoảng 3cm tâm nấm còn trũng chưa lồi lên. Hái nấm lúc này thì nấm của bạn tươi ngon và giữ lại được chất đnh dưỡng trong bịch trồng, đảm bả năng suất cho lứa sau.
Nếu hái không đúng thời điểm để nấm quá già mật độ bào tử phát tán xung quanh nhiều có thể gây dị ứng và gây ra các hiện tượng ho, tức ngực, khó thở, gây ảnh hưởng đến đường hô hấp.
Khi thu hoạch thì hái cả cụm, và không được để lại gốc trên bịch nấm để đảm bảo cho nấm lứa sau mọc lên sẽ phát triển tốt. Mỗi lứa hái làm 3-4 lượt,và mỗi bịch nấm đó giúp bạn thu hoạch được 4-5 lần. Sau mỗi lượt hái dừng tưới nước khoảng 3-4 ngày khi thấy ở những vết rạch có xuất hiện quả thể nấm thì lại bắt đầu tiếp tục tưới nước.
Và đây là bữa ăn đầu tiên của bạn được chế biến từ nấm do tự tay mình trồng, cảm giác rất là vui và háo hức. Nấm do chính tay mình trồng và chăm sóc nên khi thưởng thức sẽ khác so với ăn ở ngoài chợ rất nhiều. Mỗi gia đình từ 4 thành viên bạn có thể trồng tối thiểu từ 20 bịch như vậy đã bổ sung dinh dưỡng cho gia đình trong thời gian tối thiểu từ 2,5 tháng trở lên.
Trong quá trình chăm sóc và qua các lứa thu hoạch nấm bạn cần kiểm tra quan sát xem nấm có còn tiếp tụ ra được ữa không bằng cách: quan sát bịch trồng nấm nếu còn chắc nịch, có màu trắng xung quanh bịch ninon thì nấm còn phát triển được. Tránh trường hợp bịch bị nhũn mà không thu dọn sạch sẽ khiến cho giá thể nuôi bị thối nhũn, gây nhiễm khuẩn lây lan nấm mốc xung quanh.
Đơn giản, và mình giám chắc rằng nếu các bạn đọc bài viết hướng dẫn cách trồng nấm sò (nấm bào ngư) tại nhà thì bạn sẽ muốn trồng nhanh những bịch nấm cho mình cho gia đình. Và bạn sẽ tìm được niềm vui và sự yêu thích và chăm sóc những bịch nấm của mình thật tốt mà không cần ai nhắc nhở gì. Chúc các bạn nội trợ thành công
Kỹ thuật tự trồng nấm sò (nấm bào ngư) tại nhà
5:45 chiều 17/02/2019 1011 lượt xem
Trồng nấm tại nhà đang là xu thế tất yếu cho mỗi gia đình và đặc biệt hơn những gia đình có trẻ nhỏ. Bạn cần tư vấn kỹ thuật liên hệ để tư vấn trực tiếp từ Facebook: Trại Nấm Nhật Minh hay zalo: 0979 861 397.
Nấm là một thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng vitamin chất chống ôxi hóa, lại không có chứa chất béo, hàm lượng calo thấp.
Gía bán nấm trên thị trường lại khá cao nên các món được chế biến từ nấm xuất hiện rất ít trong bữa ăn của mỗi gia đình. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách trồng nấm sò (nấm bào ngư) tại nhà đơn giản mà lại rất năng suất theo kinh nghiệm của Trại Nấm Nhật Minh dám chắc rằng bạn sẽ cảm thấy vô cùng thích thú và vui sướng khi ngày ngày chăm sóc và quan sát quá trình lớn lên của những cây nấm và được ăn những bữa nấm đầu tiên từ chính tay mình chăm sóc.
Hiện tại xu hướng trồng nấm tại nhà rất phát triển đặc biệt là nấm sò. Và cách trồng nấm sò tại nhà hiện nay ngày càng đơn giản hơn vì giống thì bạn có thể tìm mua một cách dễ dàng và chỉ có giá bán từ 15 – 20 nghìn đồng. Nó sẽ là những bịch nilon được cấy sẵn giống. trong quá trình mua và chọn giống bạn cần chú ý bịch giống phải căng tròn có độ nén vừa phải và sợi nấm đã ăn xuống đáy bịch. Sau khi đã mua được bịch nấm giống bạn cần thực hiện những công việc sau:
Rạch bịch
Dùng dao nhọn rạch 6-8 vệt xung quanh với chiều dài vết rạch từ 3-4 cm và sâu khoàng 2-3mm. Các vết rạch phải có khoảng cách đều nhau và phải so le với nhau hay bạn có thể cắt ở đầu miệng túi bịch nấm để nấm sẽ hướng mọc lên phía trên miệng bịch và có rất nhiều kỹ thuật khác, nhưng ở đây trang trại sẽ phổ biến bạn kỹ thuật đơn giản và dễ làm nhất.
Điều kiện sống
Sau khi đã rạch bịch bạn gỡ bỏ nút bông sau đó treo các bịch nấm lên để tiết kiệm diện tích khoảng cách mỗi bịch cách nhau từ 10 cm để tránh trường hợp nấm mọc lên chạm vào nhau. Chú ý treo nấm tại nơi khô thoáng, không bị gió lùa, ánh sáng nhẹ (như trong phòng khách khi mở cửa), ánh sáng đó không được mạnh quá mà vẫn đủ để đọc sách. Cách thứ 2 bạn xếp bịch vào thùng bìa caston nếu bạn làm kỹ thuật bằng cách cắt miệng túi bịch nấm.
Chăm sóc
Sau khi rạch bịch chưa cần tưới nước vội, nhưng bạn phải thường xuyên quan sát các bịch nấm trong vòng 4-6 ngày thấy nấm mọc ra từ những vết rạch rồi bắt đầu tưới nước, tùy theo lượng nấm mọc lên nhiều hay ít mà tưới lượng nước hợp lý, ngày bạn tưới 3-5 lần và tưới theo cách phun sương. Chú ý nếu tưới ít nước quá thì nấm mọc lên sẽ bị cằn nhẹ ăn bị dai không ngon, còn tưới nhiều quá thì nấm sẽ bị vàng và có thể bị chết do úng nước. Bạn chăm sóc thường xuyên và bạn sẽ thấy chúng dần dần lớn lên đến bất ngờ. Tầm 7-10 ngày là nấm sẽ thu hoạch được.
Thu hoạch
Thu hoạch nấm cũng cần có lưu ý đặc biệt và nghiêm ngặt. Cần thu hoạch nấm trước khi nấm phát tán bào tử, hái khi nấm còn hơi non đường kính mũ khoảng 3cm tâm nấm còn trũng chưa lồi lên. Hái nấm lúc này thì nấm của bạn tươi ngon và giữ lại được chất đnh dưỡng trong bịch trồng, đảm bả năng suất cho lứa sau.
Nếu hái không đúng thời điểm để nấm quá già mật độ bào tử phát tán xung quanh nhiều có thể gây dị ứng và gây ra các hiện tượng ho, tức ngực, khó thở, gây ảnh hưởng đến đường hô hấp.
Khi thu hoạch thì hái cả cụm, và không được để lại gốc trên bịch nấm để đảm bảo cho nấm lứa sau mọc lên sẽ phát triển tốt. Mỗi lứa hái làm 3-4 lượt,và mỗi bịch nấm đó giúp bạn thu hoạch được 4-5 lần. Sau mỗi lượt hái dừng tưới nước khoảng 3-4 ngày khi thấy ở những vết rạch có xuất hiện quả thể nấm thì lại bắt đầu tiếp tục tưới nước.
Và đây là bữa ăn đầu tiên của bạn được chế biến từ nấm do tự tay mình trồng, cảm giác rất là vui và háo hức. Nấm do chính tay mình trồng và chăm sóc nên khi thưởng thức sẽ khác so với ăn ở ngoài chợ rất nhiều. Mỗi gia đình từ 4 thành viên bạn có thể trồng tối thiểu từ 20 bịch như vậy đã bổ sung dinh dưỡng cho gia đình trong thời gian tối thiểu từ 2,5 tháng trở lên.
Trong quá trình chăm sóc và qua các lứa thu hoạch nấm bạn cần kiểm tra quan sát xem nấm có còn tiếp tụ ra được ữa không bằng cách: quan sát bịch trồng nấm nếu còn chắc nịch, có màu trắng xung quanh bịch ninon thì nấm còn phát triển được. Tránh trường hợp bịch bị nhũn mà không thu dọn sạch sẽ khiến cho giá thể nuôi bị thối nhũn, gây nhiễm khuẩn lây lan nấm mốc xung quanh.
Đơn giản, và mình giám chắc rằng nếu các bạn đọc bài viết hướng dẫn cách trồng nấm sò (nấm bào ngư) tại nhà thì bạn sẽ muốn trồng nhanh những bịch nấm cho mình cho gia đình. Và bạn sẽ tìm được niềm vui và sự yêu thích và chăm sóc những bịch nấm của mình thật tốt mà không cần ai nhắc nhở gì. Chúc các bạn nội trợ thành công
Be Vegan, make peace.