2020-07-19, 05:52 PM
Quote:Friedrick Nietzsche từng ca ngợi nghệ thuật như thế này: “Nghệ thuật là đối trọng mạnh mẽ duy nhất chống lại mọi ý định phủ nhận sự sống, nghệ thuật là phản- Chúa, phản - Đức Phật, và phản Hư Vô ”
Friedrich Wilhelm Nietzsche là triết gia người Đức vào thế kỷ 18 . Đây là lúc khoa học thực nghiệm qua mổ xẻ phân tích bởi trí năng đang lên ngôi . Nếu ông ta sống vào thế kỷ 21 thì ông ta sẽ không tuyên bố như thế vì khoa học thực nghiệm đi vào ngõ cụt trên con đường tìm chân lý, tìm bản thễ của vũ trụ .Ngày nay một số trí thức phương tây họ tỉnh ngộ ra rằng chính tâm thức mới là căn bản của mọi hiện tượng . Muốn tìm hiểu bản thể của thế giới thì trước tiên phải hiểu tâm thức ảnh hưởng thế nào đối với thế giới vật chất ?
Kinh Phật như Bát Nhã Tâm Kinh xử dụng thể phủ định để chỉ hành giả vào con đường thể nghiệm chân lý ; Friedrich Wilhelm Nietzsche không hiểu cái minh triết trong Kinh Phật nên ông ta cho rẳng Phật " phủ định đời sống " . Friedrich Wilhelm Nietzsche mới thể nghiệm được một góc của sự sống nên khi ai đó nói cái gì siêu việt trên trí thức, vượt quá tầm nhìn của ông thì ông ta hiểu sai là một điều dễ hiểu ....
Các tín đồ Phật Giáo nhiều người họ ngộ ra rẳng họ đang kinh nghiệm thế giới qua một cái ngã, cái ngã này sau hàng triệu năm tiến hoá vì ưu tiên cho survival nên mọi kinh nghiệm đã bị bóp méo theo bản năng không còn phản hồi hiện tượng trung thực đúng như là nó . Kinh Phật điển hình như kinh Bát Nhã kêu gọi chúng ta hãy vượt qua cái ngã của ta để sự thực hiển bày .
" Này Xá Lợi Tử, hãy vượt qua , hãy vượt qua bên kia ...Này Xá Lợi Tử, hãy vượt qua ... hãy vượt qua bên kia " được lập lại trong kinh như tiếng vang từ xa xưa vọng lại nhắc nhở cho những ai đang trên con đường tìm kiếm chân lý . Hãy vượt qua bên kia là hãy bõ định kiến, niềm tin, khái niệm, kiến thức ... etc ... để tâm thức hiển lộ sự tinh khôi vô nhiễm màu nhiệm sẵn có của nó .