2020-07-04, 05:30 AM
(tt và hết) Sư Toại Khanh Giảng KTC (6.98 Vô Thường) 6.99 Khổ, và các Kinh khác (4-4)
https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=...h%E1%BB%95
1:32:38
20/08/2019 - 07:18 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]
Ở Việt nam mình nó có một cái chữ rất là kỳ, đó là cái chữ ngủ ngầm, cái chữ này không hề có trong tiếng Việt nam, ngủ ở đây là nằm ngủ, còn ngầm ở đây có nghĩa là kín khuất, cái chữ này chỉ có ở trong Phật giáo Nam tông Việt nam mà thôi. Bởi vì tiềm là kín đáo, giống như tiềm thủy đỉnh, hoặc là tiềm tàng, tiềm ẩn, còn miên là ngủ. Hai cái chữ tiềm miên này thật ra nó cũng không có trong văn chương thế tục, bởi vì sao? Vì nó được dịch sát từ cái chữ Anusayā, chỉ có trong kinh Phật mới có. Từ cái chữ Anusayā dịch qua tiếng Hán Việt đó là: tiềm miên, và từ cái chữ tiềm miên thì người Việt nam mình bèn dịch ra là ngủ ngầm. Những người đi chùa lâu năm họ tưởng cái chữ đó là tiếng Việt nam, tôi xin thưa với các bố, cái chữ đó là do những người trong Nam tông Việt nam mình xài thôi, nha. Chớ còn mà không có cái ngôn ngữ nào, từ ngữ nào trong tiếng Việt nam mình mà nó xài chữ ngủ ngầm hết trơn á, mặc dù bây giờ đi chùa quen nghe hiểu nói cái gì, mà đúng là cái đó phải dịch là phiền não tiềm tàng, chớ còn cái đó mình dịch là ngủ ngầm nghe nó kỳ dữ lắm, nó rất là kỳ.
Tôi thí dụ như cái y ông sư, bên ngoài là cái y lớn nầy nè, mấy ông sư có mặc cái nhỏ ở trong như áo lót vậy đó, mà nó chỉ che có một bên thôi, che bên trái còn bên phải bỏ trống thì các vị đi hỏi dùm tôi coi người Việt nam mình, ngay cả một số vị sư và đặc biệt là cư sĩ, các vị hỏi dùm tôi họ kêu cái đó bằng cái gì? Toàn là nghe nói không, không ai biết cái đó là cái gì, họ kêu là cái đó là cái hồng sắc, coi đã hôn? Có người kêu là cái hằng sắc, bây giờ hỏi xong rồi có một nhân vật trả lời là hồng sắc, tôi xin thưa chữ đó là chữ ăn sắt chớ hỏng phải là hồng sắc, ăn đây giống như ăn uống vậy, còn sắt ở đây như sắt thép vậy đó. Mà tại sao vậy? Tại sao kêu ăn sắt? Là bởi vì nó từ cái tiếng Phạn là amsaka tức là cái che vai, amsa là vai, là shoulder, là cái vai. Mà may cái đạo mình là các Ngài đem từ bên Miên về, bên Thái về, họ không có dịch chữ đó, họ đọc chữ đó amsaka theo tiếng Thái, theo tiếng Miên là amsak. Thế là Việt nam mình từ chư tăng tới phật tử là cứ nghe sao lặp lại như vậy, mà lặp riết từ cái amsak mà nó qua tới cái hằng sắc, rồi thấy hằng sắc nó hỏng có đã lắm, bởi vì nó màu hồng thôi kệ kêu nó là hồng sắc, cuối cùng đi đè Nguyễn Lân ra hỏi hồng sắc là gì, ông Đào Văn mà còn sống hỏi ổng,...hỏi đó là cái gì, hỏng có bố nào biết hết trơn, là bởi vì nó hoàn toàn hỏng có phải. Amsak là cái vai, ansaka là cái che vai, nhớ cái đó nha.
Cũng giống như cái bài Idam vo ñatinam hotu, Việt nam mình mỗi người đọc một cách, Idam vo ñatinam hotu sukhita hontu ñatayo: Những cái phước con làm đây xin hồi hướng cho quí bà con được an vui, Idam vo ñatinam hotu họ không có đọc như vậy, mà họ nhái tôi nghe là cây đàn vô giá cây đàn hotu hon cung nha ta yo, mà họ đọc suốt mùa thu, họ đọc từ năm này qua năm khác, đọc suốt như vậy. Cứ là cây đàn vô giá cây đàn ...
Rồi thì có một bà tu nữ trên Bửu long, bây giờ bả mất rồi, bà bị bịnh nặng cận tử, mấy sư xuống giống như là hộ niệm rồi có nhắc bà niệm Phật thì bà nói rằng: Con vững tâm lắm, con vững tâm đi lắm, vì mấy chục năm qua là không có giờ nào mà con quên niệm Phật, con cứ là hả ra ăn con niệm riết. Thì ông sư mới hỏi: Bà đọc kỹ cho tôi nghe coi bà niệm làm sao? Thì bà nói niệm Hả ra ăn, thì ông sư nói: Không, A ra hăn là A la hán. A ra hăn là 1 trong 9 hồng danh của Phật, mà bà đọc trong suốt nhiều năm, bà đọc: hả ra ăn, các vị nghĩ coi, động trời không?
Tôi kể ra những cái chuyện này tuyệt đối không phải để bôi bác, để bài xích, để dè bỉu ai hết, mà tôi muốn nhắm tới một chuyện thôi, đó là cẩn trọng đừng có làm cái chuyện là bắt chước mà bắt chước không giống. Như cái ông đó mà ổng nghe hàng xóm nói nho mà ổng bắt chước, ổng nghe hàng xóm la là: Tao không có thích la mày, tao biết là "giáo đa thành oán", tức là dạy riết nó thành thù, mà ảnh nghe hỏng rõ, ảnh về ảnh la con ảnh, ảnh nói: Bố hỏng muốn đánh con, bố cũng biết là "gáo tra dài cán" nhưng mà tại vì thương con thì bố phải dạy, đại khái như vậy. Lộn như vậy đó, hiểu hỏng có tới.
Bài kinh Phật y chang như vậy, tam sao thất bổn, có nghĩa là ba lần photo nó thành ra là 7 bản.
1:37:53
Rồi, như vậy thì:
1/ Cái thứ nhứt là tôi sẽ chán sợ vạn hữu như là người ta chán sợ cái kẻ sát thủ.
2/ Thứ hai, tôi sẽ để ba cõi ra ngoài sau lưng tôi, tôi là người phương ngoại, tôi không còn thuộc về thế giới này.
3/ Thứ ba, Nibbāne ca santadassāvī bhavissāmi: tôi sẽ cảm được sự yên tĩnh của cái gọi là cứu cánh niết bàn.
4/ Thứ tư, Anusayā ca me samugghātaṃ gacchissanti: các phiền não tiềm tàng của tôi sẽ được kết thúc.
5/ Kiccakārī ca bhavissāmi: cái chuyện cần làm tôi sẽ làm, tôi sẽ là người hoàn tất đạo nghiệp.
6/ Satthā ca me pariciṇṇo bhavissati mettāvatāyā: có nghĩa là tôi sẽ thờ kính Thế tôn theo cái cách của một người tri kỷ, theo cái cách của một người học trò hiểu thầy. Câu này rất là hay: mettāvatāyā là sao? Là bởi vì có hàng triệu người cũng mang tiếng là thờ Phật, tu Phật, học Phật, nhưng mà thương Thế tôn đúng mức thì không có mấy ai, các vị có hiểu không?
Mình có hiểu là vì đâu từ một cái người không là gì hết mà Ngài trở thành một vị bồ tát, tu trì bồ tát hạnh, hành trì Phật đạo để trở thành một vị vô thượng chánh đẳng chánh giác điều ngự thiên nhân sư, cha lành ba cõi, làm sao cái hành trình đó Ngài đã vượt qua bao nhiêu khổ nạn mình không có biết. Rồi khi mà Ngài đắc đạo thì Ngài thấy cái gì mà Ngài thành Phật và Ngài đã dạy cái gì sau khi Ngài thành Phật? Mình có chịu hiểu rằng Ngài đã bỏ đi bao nhiêu thứ để mà Ngài giúp cho mình hay không? Không có Thế tôn thì diện mạo thế giới hôm nay đã khác đi nhiều lắm, không có Thế tôn hôm nay trong đám chúng ta nhiều người đã tự sát, đã bị mất trí rồi.
Không có Thế Tôn thì lịch sử Trung hoa không có một Huyền trang bằng vạn dặm sa mạc để mang về một kho tàng minh triết, để đắp tô cho văn hóa, văn minh Trung hoa. Không có Thế tôn thì hôm nay không có nền văn hóa Phật giáo của Miến điện, của Thái, của Lào, của Campuchia, của Mông cổ, của Tây tạng, của Nhật bản, của Đài loan, của Triều tiên, nha. Không có Thế Tôn thì một phần tư nhân loại hôm nay không biết gì về cái gọi là con đường thoát khổ.
Cái chuyện mà người ta có đắc hay không, tôi không cần biết, tôi chỉ biết rằng cái gọi là con đường thoát khổ là phải nói chỉ đến từ đạo Phật. Đạo Phật là cái nơi chốn duy nhất mà nói rõ cho mình biết khổ là cái gì, bản chất thế giới là cái gì và con đường đi ra khỏi nó dầu ngay bây giờ, trong hình hài, trong thân phận, trong kiếp số của một phàm phu, thì anh vẫn hoàn toàn có thể tìm thấy một chốn về an lành cho anh, về cái khoảng này không ở đâu hơn được đạo Phật hết, và cái điều ấy lại do chính Đức Phật là tôn sư đã đem lại cho mình. Mình chỉ hiểu chừng đó thôi chưa có đủ đâu, phải hành trì thì chúng ta mới đúng là một người thờ cúng thế tôn theo cách của một người tri kỷ. Thờ kính Ngài vì hiểu Ngài chớ không phải thờ kính Ngài chỉ vì đơn giản tin Ngài như tin một ông thần. Các vị hiểu không?
Và ngay trước khi niết bàn, chư thiên muôn cõi đến rải hoa mạn đà cúng dường Thế tôn, lúc đó Thế tôn mới hỏi Ngài Anan, Ngài hỏi: "Anan có thấy trên người Như lai đầy những hoa do chư thiên cúng dường không? Những hoa này không có trong khu vườn, ở đây chỉ cơ bông sala thôi, cái hoa này hoa của chư thiên cúng, Anan có thấy là những hoa này đang rải đầy trên người Như lai?" Thì Ngài Anan mới;" Bạch Thế tôn, con có thấy" Ngài nói rằng: " Này Anan, trong các cái cách cúng dường lễ bái đối với Như lai mà ý nghĩa nhứt , mà đẹp nhứt, trang trọng nhứt, đó chính là hành trì lời dạy của Như lai."
Tôi nói rồi, tôi kể bà con nghe cái đoạn kinh này hoài. Hồi tôi con nhỏ, tôi nghĩ rằng là tại vì Ngài đại bi Ngài nói như vậy, Ngài kêu mình tu. Nhưng mà sau này tôi lớn lên, tôi hiểu thêm chuyện nữa, mình có cúng bái cho Ngài bằng cái gì đi nữa, bằng cái lễ phẩm kinh hoàng, hoành tráng cở nào đi nữa, mình cúng xong rồi năm ba bửa mình cũng quên sạch. Cái người mà nhớ Phật nhiều nhất, thương Phật nhiều nhất, kính Phật liên tục nhất, chính là cái kẻ hành trì lời Phật, cái đó mới đúng là thương Phật đó.
Bây giờ tôi thương má tôi quá, tôi mới lấy cái hình của má tôi, tôi ra tiệm vàng tôi kêu họ làm một cái mặt dây chuyền tôi đeo tòng teng. Không, không được. Mà tôi nhớ má tôi bằng kiểu này nè: Đêm đêm tôi xài lại chiếc máy may của má tôi hồi xưa, đêm đêm tôi xài lại cái rổ may của má, đêm đêm tôi xài cặp kính lão của má, đêm đêm tôi mang lại đôi dép nhựa ngày xưa má mang, đêm đêm tôi đi ngủ tôi mặc vô mình tôi áo lụa ngày xưa má mặc mỗi khi đi ngủ, thí dụ như vậy. Và những gì má đối xử với láng giềng, chòm xóm, bà con, thân thuộc, tôi bây giờ tôi vẫn y chang như vậy. Năm nào cũng vậy, đến hẹn lại lên, tôi đi giỗ quảy nhà nào bà con tôi nhớ hết, y như ngày xưa má làm. Chùa làng ngày xưa má đi bây giờ tôi cũng đi ở đó. Ông thầy ngày xưa ổng chết rồi, bây giờ ông thầy trẻ khác lên, tôi vẫn đi như con đường xưa của má. Nói chung là mỗi ngày tôi thấy má trong nhà tắm, trong buồng ngủ, trong phòng khách, trong cái rổ may, trong cặp kính lão. Ngay lúc tôi đi ra làng, đi thăm bà con chòm xóm, lúc tôi đi ra chùa, ra miễu, cây đa, bến nước, ở đâu tôi cũng thấy má tôi hết. Là vì sao? Vì tôi đang đi lại con đường xưa mà má đã đi, tôi đang sống lại cái quảng đời, cái khung trời mà ngày xưa má đã sống. Do đó, má trong tôi là bất tử. Chớ còn tự nhiên tôi đi tôi kêu thợ nó làm, nó đem cái hình má tôi nhét vô trong cái mặt dây chuyền, tôi đeo tòng teng làm cái gì? Hả? Tôi đâu có nhớ má tôi đâu? Cái gì mà đeo lên người mình mà cái thường bị mình lãng quên nhứt, quí vị? Vì nó khuất tầm mắt. Đấy, nhớ nha.
Cho nên thờ Phật là thờ như vậy đấy quí vị. Satthā ca me pariciṇṇo bhavissati mettāvatāyā: Con sẽ thờ kính Thế tôn theo cái cách của một người tri kỷ, thờ theo cách của một người học trò hiểu thầy, thờ Phật bằng tất cả cái lòng thương, quí thật sự, nha.
1:44:39
21/08/2019 - 04:59 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]
Bây giờ mình chỉ còn lại một bài kinh nữa là hết giờ. Bài kinh này nó có một chữ nó hay không có tưởng tượng được. Có 3 cái chữ mà bà con phải học:
* Ahaṃkāra: có nghĩa là ý niệm ngả chấp, tin rằng tôi là thế này, thí dụ tôi là giỏi, tôi là đẹp, tôi thông minh, tôi đức hạnh, tôi là người hào sảng rộng rãi, tôi là người nổi tiếng, tôi là v v… , những ý niệm đó gọi là ahaṃkāra.
* Cái thứ hai là mamaṃkāra: là cái ý niệm ngã sở, tin rằng cái này là của tôi, tôi là chủ cái này.
* Ý niệm thứ ba, tammaya, bài kinh mình đang học đây, ý niệm cho rằng tôi là người hành động, thực hiện chuyện này, việc kia, tammaya là bởi tôi, nhưng mà đây là một cái chữ ghép của cái chữ cố định.
Nhớ nha, đây là ba chữ rất là quan trọng.
"Thấy được lợi ích này, này các tỳ kheo, thật là vừa đủ để tỳ kheo an trú trong vô ngã, không hạn chế́", đó, tức là không khoanh vùng. Không khoanh vùng là sao? Nãy tôi nói rồi, mình toàn là tu khoanh vùng không thôi.
Cái gì trên đời này cũng vô ngã trừ ra tôi, trừ ra mấy chục ký lô này, nó đụng tới tôi là chết cha nó, cái cục này là nó hỏng có vô ngã. Nhiều khi cái miệng mình hỏng dám nói ra nhưng trong bụng mình nó là như vậy. Mình nói đã lắm, cái gì cũng vô ngã, mình thấy chuyện người ta thì mình can đã lắm: "Thôi đi cô, thôi đi chị, Phật dạy đồ ráp, mình hỏng có gì để mình giận hết". Mà mình vừa nói xong, nó quay qua nó táng mình cái bốp một cái là mình quay lại quýnh nó hai cái, là tại vì sao? Là tại mình tu theo kiểu khoanh vùng. Nghĩa là cái gì cũng vô ngã trừ ra cái này. Đó, là chỗ đó, lẽ ra mình phải thấy mọi thứ là lắp ráp hết, còn đằng này riêng cái này lại khác, cái nào cũng vô ngã trừ ra cái này, trừ ra bản thân mình, trừ ra cái mình thích, trừ ra người mình thương. Cái chữ trừ ra đó có nghĩa là khoanh vùng, là odhim karoti. Mà người tu phải là anodhim karoti, có nghĩa không có khoanh vùng, nha.
Mọi thứ, mọi nơi, lúc nào, không gian, thời gian nào và vật chi nó cũng đều là vô ngã. Và tôi nhắc lại vô ngã ở đây là nobody, là không có ai, chớ không phải là nothing không có gì, làm ơn nhớ dùm cái đó, nha.
Cái chữ "không" trong đạo Phật không có nghĩa là không có gì. Mà nó là "mọi thứ không có chi mà nó tồn tại độc lập mà không cần đến vô số điều kiện", thì cái đó được gọi là không, chữ không này là vậy. Có nghĩa là không có chiếc xe trong một đống đồ phụ tùng và cũng không có đống phụ tùng trong chiếc xe, vì sao? Vì khi đã đem ráp thành chiếc xe thì đống phụ tùng mất sạch không còn một cái, mà khi rã chiếc xe ra thì nó chỉ còn là đống phụ tùng, chiếc xe biến mất. Chữ "không" đây là vậy, chữ "không" đây không phải phủ nhận mấy trăm ký lô đó là sai, nhớ nha.
Cho nên ở đây vị tỳ kheo quán niệm tánh vô ngã trong vạn hữu là sao?
Thứ nhất, cái bản tiếng Việt ghi thế này: "Trong tất cả thế giới, tôi không dự phần vào trong ấy", đó là bản tiếng Việt. Còn ở trong bản Pali thì để thế này: Sabbaloke ca atammayo bhavissāmi, hồi nãy tôi nói rồi đó, trong vô lượng thế giới, nói chung là trong cả cuộc đời này, atammayo bhavissāmi tôi sẽ không thấy mình là ai trong đó, mình không phải là kẻ hành động, tammayo là kẻ hành động, mà atammayo là không phải kẻ hành động. Như vậy, Sabbaloke ca atammayo bhavissāmi: Tôi không phải là kẻ hành động, đó là dịch sát, nghe nó kỳ lắm, mà phải dịch thế này:
1/ Sabbaloke ca atammayo bhavissāmi : Tôi chẳng là ai trong cái cuộc đời này. Hay quá, ghi như vậy nó sáng trưng.
2/ ahaṅkārā ca me uparujjhissanti,: tôi sẽ dẹp bỏ mọi ý niệm ngã chấp: "tôi là", tôi là thế này, tôi là thế kia, tôi như thế này, tôi như thế kia, cái chữ "tôi là" là một cái chữ mà mình phải nhớ, tôi sẽ dẹp bỏ mọi ý niệm ngã chấp "tôi là".
3/ mamaṅkārā ca me uparujjhissanti: tôi sẽ dẹp bỏ mọi ý niệm ngã sở của tôi, cái này là của tôi, tôi là chủ cái này, dẹp bỏ mọi ý niệm ngã sở.
4/ asādhāraṇena ca ñāṇena samannāgato bhavissāmi, bản dịch Ngài Minh Châu tối mịt mù luôn: "tôi không cùng chia xẻ với người khác", các vị nghe động trời không? Bản tiếng Việt để như vậy đó: "Tôi sẽ thành tựu trí, không cùng chia xẻ với người khác". Trong room này có ai có bản tiếng Việt trước mặt không? Tôi nói là muốn nghe giảng cái này, các vị nên có cái bản tiếng Việt trong tay, chứ còn bây giờ có một mình tôi la làng lên thì quí vị đâu có thấy tại sao mà tôi chỉnh tùm lum, là sao? Các vị có bản tiếng Việt trong tay hay không? Rồi, xong. Tôi giảng giống như tôi giảng cho nghĩa trang vậy, thấy vắng hoe, ngộ quá đi, lạ thiệt, khi tôi giảng trong room này quí vị biết, tôi rùng mình từng cơn quí vị biết hôn, da gà nó nổi từng chập vậy đó, nó rợn người, vắng qua đi.
"Tôi sẽ thành tựu trí không cùng chia xẻ với người khác" là sao? Hỏng phải như vậy, mà cái chữ này nó có nghĩa như thế này nè:
Asādhāraṇena ca ñāṇena samannāgato bhavissāmi: Tôi sẽ thành tựu thánh nhân biệt trí, tức là trí tuệ không có ở phàm phu.
Asādhāraṇena có nghĩa là not general, không phải là trí phổ thông.
Mà ở đây bản tiếng Việt dịch phải nói là dịch ác như thế này: "Tôi sẽ thành tựu trí không cùng chia xẻ với người khác". Là sao? Rất là kỳ. Mà trong khi bản Pali sáng chói mắt luôn, bản Pali nè: Asādhāraṇena ca ñāṇena samannāgato bhavissāmi: Tôi sẽ thành tựu thánh nhân biệt trí, tức là trí tuệ không có ở phàm phu. Và tôi cũng nói luôn, tôi chẳng là cái gì để bà con tin tôi, bà con đọc được tiếng Anh phải không, tiếng Pháp, tiếng Đức phải không, tiếng Thái phải không? Cứ vào trong đó đọc coi có phải như vậy không, nha. Đừng có tin một người nào hết.
5/ hetu ca me sudiṭṭho bhavissati: Tôi sẽ hiểu tận cùng, triệt để cái gọi là nhân.
6/ hetusamuppannā ca dhammā: Tôi sẽ hiểu tận cùng, triệt để cái gọi là quả.
Nhân ở đây có nghĩa là gì? Tôi sẽ hiểu tận cùng cái điều kiện có mặt cho mọi thứ ở đời và tôi cũng sẽ hiểu tận cùng những gì mà được sanh ra từ các điều kiện, tức là quả. Tôi sẽ hiểu tận cùng những gì gọi là điều kiện có mặt của mọi thứ. Tôi sẽ liễu tri tận cùng cái gì là điều kiện có mặt của vạn hữu.
Tôi cũng sẽ liễu tri tận cùng những gì phải do các điều kiện tác động mà có mặt, tức là nhân và quả.
Thì một người quán niệm vô ngã là phải quán như vậy đó, thưa quí vị.
Quán niệm rằng:
1- Sabbaloke ca atammayo bhavissāmi: Tôi chẳng là ai trong cuộc đời này.
2- ahaṅkārā ca me uparujjhissanti: Ý niệm ngã chấp «tôi là» sẽ được tôi lìa bỏ.
3- mamaṅkārā ca me uparujjhissanti: Tôi sẽ lìa bỏ ý niệm ngã sở, chấp rằng cái này là của tôi, tôi là chủ của cái này.
4- asādhāraṇena ca ñāṇena samannāgato bhavissāmi: Tôi sẽ thành tựu thánh nhân biệt trí.
5- hetu ca me sudiṭṭho bhavissati: Tôi sẽ hiểu rốt ráo, tận cùng triệt để cái gì gọi là điều kiện cho mọi hiện hữu có mặt.
6- hetusamuppannā ca dhamma sudiṭṭho bhavissati: Tôi sẽ hiểu tận cùng rốt ráo cái gì là được do các điều kiện tạo nên.
Hai cái này rất là quan trọng:
Cái số 5, tôi sẽ hiểu rõ điều kiện trợ sinh và trợ lực cho vạn hữu ở đời.
Cái số 6, tôi sẽ hiểu rõ mọi thứ ở đời đều do các điều kiện trợ sinh, trợ lực mà có.
Bây giờ đã đúng 4 giờ, xin hẹn gặp lại bà con ngày chủ nhật. Chúc các vị một ngày vui.
Mục lục các bài giảng
(Hết)
https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=...h%E1%BB%95
1:32:38
20/08/2019 - 07:18 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]
Ở Việt nam mình nó có một cái chữ rất là kỳ, đó là cái chữ ngủ ngầm, cái chữ này không hề có trong tiếng Việt nam, ngủ ở đây là nằm ngủ, còn ngầm ở đây có nghĩa là kín khuất, cái chữ này chỉ có ở trong Phật giáo Nam tông Việt nam mà thôi. Bởi vì tiềm là kín đáo, giống như tiềm thủy đỉnh, hoặc là tiềm tàng, tiềm ẩn, còn miên là ngủ. Hai cái chữ tiềm miên này thật ra nó cũng không có trong văn chương thế tục, bởi vì sao? Vì nó được dịch sát từ cái chữ Anusayā, chỉ có trong kinh Phật mới có. Từ cái chữ Anusayā dịch qua tiếng Hán Việt đó là: tiềm miên, và từ cái chữ tiềm miên thì người Việt nam mình bèn dịch ra là ngủ ngầm. Những người đi chùa lâu năm họ tưởng cái chữ đó là tiếng Việt nam, tôi xin thưa với các bố, cái chữ đó là do những người trong Nam tông Việt nam mình xài thôi, nha. Chớ còn mà không có cái ngôn ngữ nào, từ ngữ nào trong tiếng Việt nam mình mà nó xài chữ ngủ ngầm hết trơn á, mặc dù bây giờ đi chùa quen nghe hiểu nói cái gì, mà đúng là cái đó phải dịch là phiền não tiềm tàng, chớ còn cái đó mình dịch là ngủ ngầm nghe nó kỳ dữ lắm, nó rất là kỳ.
Tôi thí dụ như cái y ông sư, bên ngoài là cái y lớn nầy nè, mấy ông sư có mặc cái nhỏ ở trong như áo lót vậy đó, mà nó chỉ che có một bên thôi, che bên trái còn bên phải bỏ trống thì các vị đi hỏi dùm tôi coi người Việt nam mình, ngay cả một số vị sư và đặc biệt là cư sĩ, các vị hỏi dùm tôi họ kêu cái đó bằng cái gì? Toàn là nghe nói không, không ai biết cái đó là cái gì, họ kêu là cái đó là cái hồng sắc, coi đã hôn? Có người kêu là cái hằng sắc, bây giờ hỏi xong rồi có một nhân vật trả lời là hồng sắc, tôi xin thưa chữ đó là chữ ăn sắt chớ hỏng phải là hồng sắc, ăn đây giống như ăn uống vậy, còn sắt ở đây như sắt thép vậy đó. Mà tại sao vậy? Tại sao kêu ăn sắt? Là bởi vì nó từ cái tiếng Phạn là amsaka tức là cái che vai, amsa là vai, là shoulder, là cái vai. Mà may cái đạo mình là các Ngài đem từ bên Miên về, bên Thái về, họ không có dịch chữ đó, họ đọc chữ đó amsaka theo tiếng Thái, theo tiếng Miên là amsak. Thế là Việt nam mình từ chư tăng tới phật tử là cứ nghe sao lặp lại như vậy, mà lặp riết từ cái amsak mà nó qua tới cái hằng sắc, rồi thấy hằng sắc nó hỏng có đã lắm, bởi vì nó màu hồng thôi kệ kêu nó là hồng sắc, cuối cùng đi đè Nguyễn Lân ra hỏi hồng sắc là gì, ông Đào Văn mà còn sống hỏi ổng,...hỏi đó là cái gì, hỏng có bố nào biết hết trơn, là bởi vì nó hoàn toàn hỏng có phải. Amsak là cái vai, ansaka là cái che vai, nhớ cái đó nha.
Cũng giống như cái bài Idam vo ñatinam hotu, Việt nam mình mỗi người đọc một cách, Idam vo ñatinam hotu sukhita hontu ñatayo: Những cái phước con làm đây xin hồi hướng cho quí bà con được an vui, Idam vo ñatinam hotu họ không có đọc như vậy, mà họ nhái tôi nghe là cây đàn vô giá cây đàn hotu hon cung nha ta yo, mà họ đọc suốt mùa thu, họ đọc từ năm này qua năm khác, đọc suốt như vậy. Cứ là cây đàn vô giá cây đàn ...
Rồi thì có một bà tu nữ trên Bửu long, bây giờ bả mất rồi, bà bị bịnh nặng cận tử, mấy sư xuống giống như là hộ niệm rồi có nhắc bà niệm Phật thì bà nói rằng: Con vững tâm lắm, con vững tâm đi lắm, vì mấy chục năm qua là không có giờ nào mà con quên niệm Phật, con cứ là hả ra ăn con niệm riết. Thì ông sư mới hỏi: Bà đọc kỹ cho tôi nghe coi bà niệm làm sao? Thì bà nói niệm Hả ra ăn, thì ông sư nói: Không, A ra hăn là A la hán. A ra hăn là 1 trong 9 hồng danh của Phật, mà bà đọc trong suốt nhiều năm, bà đọc: hả ra ăn, các vị nghĩ coi, động trời không?
Tôi kể ra những cái chuyện này tuyệt đối không phải để bôi bác, để bài xích, để dè bỉu ai hết, mà tôi muốn nhắm tới một chuyện thôi, đó là cẩn trọng đừng có làm cái chuyện là bắt chước mà bắt chước không giống. Như cái ông đó mà ổng nghe hàng xóm nói nho mà ổng bắt chước, ổng nghe hàng xóm la là: Tao không có thích la mày, tao biết là "giáo đa thành oán", tức là dạy riết nó thành thù, mà ảnh nghe hỏng rõ, ảnh về ảnh la con ảnh, ảnh nói: Bố hỏng muốn đánh con, bố cũng biết là "gáo tra dài cán" nhưng mà tại vì thương con thì bố phải dạy, đại khái như vậy. Lộn như vậy đó, hiểu hỏng có tới.
Bài kinh Phật y chang như vậy, tam sao thất bổn, có nghĩa là ba lần photo nó thành ra là 7 bản.
1:37:53
Rồi, như vậy thì:
1/ Cái thứ nhứt là tôi sẽ chán sợ vạn hữu như là người ta chán sợ cái kẻ sát thủ.
2/ Thứ hai, tôi sẽ để ba cõi ra ngoài sau lưng tôi, tôi là người phương ngoại, tôi không còn thuộc về thế giới này.
3/ Thứ ba, Nibbāne ca santadassāvī bhavissāmi: tôi sẽ cảm được sự yên tĩnh của cái gọi là cứu cánh niết bàn.
4/ Thứ tư, Anusayā ca me samugghātaṃ gacchissanti: các phiền não tiềm tàng của tôi sẽ được kết thúc.
5/ Kiccakārī ca bhavissāmi: cái chuyện cần làm tôi sẽ làm, tôi sẽ là người hoàn tất đạo nghiệp.
6/ Satthā ca me pariciṇṇo bhavissati mettāvatāyā: có nghĩa là tôi sẽ thờ kính Thế tôn theo cái cách của một người tri kỷ, theo cái cách của một người học trò hiểu thầy. Câu này rất là hay: mettāvatāyā là sao? Là bởi vì có hàng triệu người cũng mang tiếng là thờ Phật, tu Phật, học Phật, nhưng mà thương Thế tôn đúng mức thì không có mấy ai, các vị có hiểu không?
Mình có hiểu là vì đâu từ một cái người không là gì hết mà Ngài trở thành một vị bồ tát, tu trì bồ tát hạnh, hành trì Phật đạo để trở thành một vị vô thượng chánh đẳng chánh giác điều ngự thiên nhân sư, cha lành ba cõi, làm sao cái hành trình đó Ngài đã vượt qua bao nhiêu khổ nạn mình không có biết. Rồi khi mà Ngài đắc đạo thì Ngài thấy cái gì mà Ngài thành Phật và Ngài đã dạy cái gì sau khi Ngài thành Phật? Mình có chịu hiểu rằng Ngài đã bỏ đi bao nhiêu thứ để mà Ngài giúp cho mình hay không? Không có Thế tôn thì diện mạo thế giới hôm nay đã khác đi nhiều lắm, không có Thế tôn hôm nay trong đám chúng ta nhiều người đã tự sát, đã bị mất trí rồi.
Không có Thế Tôn thì lịch sử Trung hoa không có một Huyền trang bằng vạn dặm sa mạc để mang về một kho tàng minh triết, để đắp tô cho văn hóa, văn minh Trung hoa. Không có Thế tôn thì hôm nay không có nền văn hóa Phật giáo của Miến điện, của Thái, của Lào, của Campuchia, của Mông cổ, của Tây tạng, của Nhật bản, của Đài loan, của Triều tiên, nha. Không có Thế Tôn thì một phần tư nhân loại hôm nay không biết gì về cái gọi là con đường thoát khổ.
Cái chuyện mà người ta có đắc hay không, tôi không cần biết, tôi chỉ biết rằng cái gọi là con đường thoát khổ là phải nói chỉ đến từ đạo Phật. Đạo Phật là cái nơi chốn duy nhất mà nói rõ cho mình biết khổ là cái gì, bản chất thế giới là cái gì và con đường đi ra khỏi nó dầu ngay bây giờ, trong hình hài, trong thân phận, trong kiếp số của một phàm phu, thì anh vẫn hoàn toàn có thể tìm thấy một chốn về an lành cho anh, về cái khoảng này không ở đâu hơn được đạo Phật hết, và cái điều ấy lại do chính Đức Phật là tôn sư đã đem lại cho mình. Mình chỉ hiểu chừng đó thôi chưa có đủ đâu, phải hành trì thì chúng ta mới đúng là một người thờ cúng thế tôn theo cách của một người tri kỷ. Thờ kính Ngài vì hiểu Ngài chớ không phải thờ kính Ngài chỉ vì đơn giản tin Ngài như tin một ông thần. Các vị hiểu không?
Và ngay trước khi niết bàn, chư thiên muôn cõi đến rải hoa mạn đà cúng dường Thế tôn, lúc đó Thế tôn mới hỏi Ngài Anan, Ngài hỏi: "Anan có thấy trên người Như lai đầy những hoa do chư thiên cúng dường không? Những hoa này không có trong khu vườn, ở đây chỉ cơ bông sala thôi, cái hoa này hoa của chư thiên cúng, Anan có thấy là những hoa này đang rải đầy trên người Như lai?" Thì Ngài Anan mới;" Bạch Thế tôn, con có thấy" Ngài nói rằng: " Này Anan, trong các cái cách cúng dường lễ bái đối với Như lai mà ý nghĩa nhứt , mà đẹp nhứt, trang trọng nhứt, đó chính là hành trì lời dạy của Như lai."
Tôi nói rồi, tôi kể bà con nghe cái đoạn kinh này hoài. Hồi tôi con nhỏ, tôi nghĩ rằng là tại vì Ngài đại bi Ngài nói như vậy, Ngài kêu mình tu. Nhưng mà sau này tôi lớn lên, tôi hiểu thêm chuyện nữa, mình có cúng bái cho Ngài bằng cái gì đi nữa, bằng cái lễ phẩm kinh hoàng, hoành tráng cở nào đi nữa, mình cúng xong rồi năm ba bửa mình cũng quên sạch. Cái người mà nhớ Phật nhiều nhất, thương Phật nhiều nhất, kính Phật liên tục nhất, chính là cái kẻ hành trì lời Phật, cái đó mới đúng là thương Phật đó.
Bây giờ tôi thương má tôi quá, tôi mới lấy cái hình của má tôi, tôi ra tiệm vàng tôi kêu họ làm một cái mặt dây chuyền tôi đeo tòng teng. Không, không được. Mà tôi nhớ má tôi bằng kiểu này nè: Đêm đêm tôi xài lại chiếc máy may của má tôi hồi xưa, đêm đêm tôi xài lại cái rổ may của má, đêm đêm tôi xài cặp kính lão của má, đêm đêm tôi mang lại đôi dép nhựa ngày xưa má mang, đêm đêm tôi đi ngủ tôi mặc vô mình tôi áo lụa ngày xưa má mặc mỗi khi đi ngủ, thí dụ như vậy. Và những gì má đối xử với láng giềng, chòm xóm, bà con, thân thuộc, tôi bây giờ tôi vẫn y chang như vậy. Năm nào cũng vậy, đến hẹn lại lên, tôi đi giỗ quảy nhà nào bà con tôi nhớ hết, y như ngày xưa má làm. Chùa làng ngày xưa má đi bây giờ tôi cũng đi ở đó. Ông thầy ngày xưa ổng chết rồi, bây giờ ông thầy trẻ khác lên, tôi vẫn đi như con đường xưa của má. Nói chung là mỗi ngày tôi thấy má trong nhà tắm, trong buồng ngủ, trong phòng khách, trong cái rổ may, trong cặp kính lão. Ngay lúc tôi đi ra làng, đi thăm bà con chòm xóm, lúc tôi đi ra chùa, ra miễu, cây đa, bến nước, ở đâu tôi cũng thấy má tôi hết. Là vì sao? Vì tôi đang đi lại con đường xưa mà má đã đi, tôi đang sống lại cái quảng đời, cái khung trời mà ngày xưa má đã sống. Do đó, má trong tôi là bất tử. Chớ còn tự nhiên tôi đi tôi kêu thợ nó làm, nó đem cái hình má tôi nhét vô trong cái mặt dây chuyền, tôi đeo tòng teng làm cái gì? Hả? Tôi đâu có nhớ má tôi đâu? Cái gì mà đeo lên người mình mà cái thường bị mình lãng quên nhứt, quí vị? Vì nó khuất tầm mắt. Đấy, nhớ nha.
Cho nên thờ Phật là thờ như vậy đấy quí vị. Satthā ca me pariciṇṇo bhavissati mettāvatāyā: Con sẽ thờ kính Thế tôn theo cái cách của một người tri kỷ, thờ theo cách của một người học trò hiểu thầy, thờ Phật bằng tất cả cái lòng thương, quí thật sự, nha.
1:44:39
21/08/2019 - 04:59 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]
Bây giờ mình chỉ còn lại một bài kinh nữa là hết giờ. Bài kinh này nó có một chữ nó hay không có tưởng tượng được. Có 3 cái chữ mà bà con phải học:
* Ahaṃkāra: có nghĩa là ý niệm ngả chấp, tin rằng tôi là thế này, thí dụ tôi là giỏi, tôi là đẹp, tôi thông minh, tôi đức hạnh, tôi là người hào sảng rộng rãi, tôi là người nổi tiếng, tôi là v v… , những ý niệm đó gọi là ahaṃkāra.
* Cái thứ hai là mamaṃkāra: là cái ý niệm ngã sở, tin rằng cái này là của tôi, tôi là chủ cái này.
* Ý niệm thứ ba, tammaya, bài kinh mình đang học đây, ý niệm cho rằng tôi là người hành động, thực hiện chuyện này, việc kia, tammaya là bởi tôi, nhưng mà đây là một cái chữ ghép của cái chữ cố định.
Nhớ nha, đây là ba chữ rất là quan trọng.
- Thứ nhứt là ahaṃkāra, tôi là thế này, tôi là thế kia, tôi như thế này, tôi như thế kia.
- Thứ hai, mamaṃkāra cái này là của tôi nè, tôi là chủ cái này nè.
- Thứ ba, tamamaya có nghĩa là tôi là người thực hiện cái đó, tôi là thế này, tôi thông minh, tôi đẹp, tôi giàu, tôi giỏi, tôi đức hạnh, v v...
"Thấy được lợi ích này, này các tỳ kheo, thật là vừa đủ để tỳ kheo an trú trong vô ngã, không hạn chế́", đó, tức là không khoanh vùng. Không khoanh vùng là sao? Nãy tôi nói rồi, mình toàn là tu khoanh vùng không thôi.
Cái gì trên đời này cũng vô ngã trừ ra tôi, trừ ra mấy chục ký lô này, nó đụng tới tôi là chết cha nó, cái cục này là nó hỏng có vô ngã. Nhiều khi cái miệng mình hỏng dám nói ra nhưng trong bụng mình nó là như vậy. Mình nói đã lắm, cái gì cũng vô ngã, mình thấy chuyện người ta thì mình can đã lắm: "Thôi đi cô, thôi đi chị, Phật dạy đồ ráp, mình hỏng có gì để mình giận hết". Mà mình vừa nói xong, nó quay qua nó táng mình cái bốp một cái là mình quay lại quýnh nó hai cái, là tại vì sao? Là tại mình tu theo kiểu khoanh vùng. Nghĩa là cái gì cũng vô ngã trừ ra cái này. Đó, là chỗ đó, lẽ ra mình phải thấy mọi thứ là lắp ráp hết, còn đằng này riêng cái này lại khác, cái nào cũng vô ngã trừ ra cái này, trừ ra bản thân mình, trừ ra cái mình thích, trừ ra người mình thương. Cái chữ trừ ra đó có nghĩa là khoanh vùng, là odhim karoti. Mà người tu phải là anodhim karoti, có nghĩa không có khoanh vùng, nha.
Mọi thứ, mọi nơi, lúc nào, không gian, thời gian nào và vật chi nó cũng đều là vô ngã. Và tôi nhắc lại vô ngã ở đây là nobody, là không có ai, chớ không phải là nothing không có gì, làm ơn nhớ dùm cái đó, nha.
Cái chữ "không" trong đạo Phật không có nghĩa là không có gì. Mà nó là "mọi thứ không có chi mà nó tồn tại độc lập mà không cần đến vô số điều kiện", thì cái đó được gọi là không, chữ không này là vậy. Có nghĩa là không có chiếc xe trong một đống đồ phụ tùng và cũng không có đống phụ tùng trong chiếc xe, vì sao? Vì khi đã đem ráp thành chiếc xe thì đống phụ tùng mất sạch không còn một cái, mà khi rã chiếc xe ra thì nó chỉ còn là đống phụ tùng, chiếc xe biến mất. Chữ "không" đây là vậy, chữ "không" đây không phải phủ nhận mấy trăm ký lô đó là sai, nhớ nha.
Cho nên ở đây vị tỳ kheo quán niệm tánh vô ngã trong vạn hữu là sao?
Thứ nhất, cái bản tiếng Việt ghi thế này: "Trong tất cả thế giới, tôi không dự phần vào trong ấy", đó là bản tiếng Việt. Còn ở trong bản Pali thì để thế này: Sabbaloke ca atammayo bhavissāmi, hồi nãy tôi nói rồi đó, trong vô lượng thế giới, nói chung là trong cả cuộc đời này, atammayo bhavissāmi tôi sẽ không thấy mình là ai trong đó, mình không phải là kẻ hành động, tammayo là kẻ hành động, mà atammayo là không phải kẻ hành động. Như vậy, Sabbaloke ca atammayo bhavissāmi: Tôi không phải là kẻ hành động, đó là dịch sát, nghe nó kỳ lắm, mà phải dịch thế này:
1/ Sabbaloke ca atammayo bhavissāmi : Tôi chẳng là ai trong cái cuộc đời này. Hay quá, ghi như vậy nó sáng trưng.
2/ ahaṅkārā ca me uparujjhissanti,: tôi sẽ dẹp bỏ mọi ý niệm ngã chấp: "tôi là", tôi là thế này, tôi là thế kia, tôi như thế này, tôi như thế kia, cái chữ "tôi là" là một cái chữ mà mình phải nhớ, tôi sẽ dẹp bỏ mọi ý niệm ngã chấp "tôi là".
3/ mamaṅkārā ca me uparujjhissanti: tôi sẽ dẹp bỏ mọi ý niệm ngã sở của tôi, cái này là của tôi, tôi là chủ cái này, dẹp bỏ mọi ý niệm ngã sở.
4/ asādhāraṇena ca ñāṇena samannāgato bhavissāmi, bản dịch Ngài Minh Châu tối mịt mù luôn: "tôi không cùng chia xẻ với người khác", các vị nghe động trời không? Bản tiếng Việt để như vậy đó: "Tôi sẽ thành tựu trí, không cùng chia xẻ với người khác". Trong room này có ai có bản tiếng Việt trước mặt không? Tôi nói là muốn nghe giảng cái này, các vị nên có cái bản tiếng Việt trong tay, chứ còn bây giờ có một mình tôi la làng lên thì quí vị đâu có thấy tại sao mà tôi chỉnh tùm lum, là sao? Các vị có bản tiếng Việt trong tay hay không? Rồi, xong. Tôi giảng giống như tôi giảng cho nghĩa trang vậy, thấy vắng hoe, ngộ quá đi, lạ thiệt, khi tôi giảng trong room này quí vị biết, tôi rùng mình từng cơn quí vị biết hôn, da gà nó nổi từng chập vậy đó, nó rợn người, vắng qua đi.
"Tôi sẽ thành tựu trí không cùng chia xẻ với người khác" là sao? Hỏng phải như vậy, mà cái chữ này nó có nghĩa như thế này nè:
Asādhāraṇena ca ñāṇena samannāgato bhavissāmi: Tôi sẽ thành tựu thánh nhân biệt trí, tức là trí tuệ không có ở phàm phu.
Asādhāraṇena có nghĩa là not general, không phải là trí phổ thông.
Mà ở đây bản tiếng Việt dịch phải nói là dịch ác như thế này: "Tôi sẽ thành tựu trí không cùng chia xẻ với người khác". Là sao? Rất là kỳ. Mà trong khi bản Pali sáng chói mắt luôn, bản Pali nè: Asādhāraṇena ca ñāṇena samannāgato bhavissāmi: Tôi sẽ thành tựu thánh nhân biệt trí, tức là trí tuệ không có ở phàm phu. Và tôi cũng nói luôn, tôi chẳng là cái gì để bà con tin tôi, bà con đọc được tiếng Anh phải không, tiếng Pháp, tiếng Đức phải không, tiếng Thái phải không? Cứ vào trong đó đọc coi có phải như vậy không, nha. Đừng có tin một người nào hết.
5/ hetu ca me sudiṭṭho bhavissati: Tôi sẽ hiểu tận cùng, triệt để cái gọi là nhân.
6/ hetusamuppannā ca dhammā: Tôi sẽ hiểu tận cùng, triệt để cái gọi là quả.
Nhân ở đây có nghĩa là gì? Tôi sẽ hiểu tận cùng cái điều kiện có mặt cho mọi thứ ở đời và tôi cũng sẽ hiểu tận cùng những gì mà được sanh ra từ các điều kiện, tức là quả. Tôi sẽ hiểu tận cùng những gì gọi là điều kiện có mặt của mọi thứ. Tôi sẽ liễu tri tận cùng cái gì là điều kiện có mặt của vạn hữu.
Tôi cũng sẽ liễu tri tận cùng những gì phải do các điều kiện tác động mà có mặt, tức là nhân và quả.
Thì một người quán niệm vô ngã là phải quán như vậy đó, thưa quí vị.
Quán niệm rằng:
1- Sabbaloke ca atammayo bhavissāmi: Tôi chẳng là ai trong cuộc đời này.
2- ahaṅkārā ca me uparujjhissanti: Ý niệm ngã chấp «tôi là» sẽ được tôi lìa bỏ.
3- mamaṅkārā ca me uparujjhissanti: Tôi sẽ lìa bỏ ý niệm ngã sở, chấp rằng cái này là của tôi, tôi là chủ của cái này.
4- asādhāraṇena ca ñāṇena samannāgato bhavissāmi: Tôi sẽ thành tựu thánh nhân biệt trí.
5- hetu ca me sudiṭṭho bhavissati: Tôi sẽ hiểu rốt ráo, tận cùng triệt để cái gì gọi là điều kiện cho mọi hiện hữu có mặt.
6- hetusamuppannā ca dhamma sudiṭṭho bhavissati: Tôi sẽ hiểu tận cùng rốt ráo cái gì là được do các điều kiện tạo nên.
Hai cái này rất là quan trọng:
Cái số 5, tôi sẽ hiểu rõ điều kiện trợ sinh và trợ lực cho vạn hữu ở đời.
Cái số 6, tôi sẽ hiểu rõ mọi thứ ở đời đều do các điều kiện trợ sinh, trợ lực mà có.
Bây giờ đã đúng 4 giờ, xin hẹn gặp lại bà con ngày chủ nhật. Chúc các vị một ngày vui.
Mục lục các bài giảng
(Hết)
⏱️
Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật
Sư Toại Khanh (Giác Nguyên) Giảng Kinh
Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật
Sư Toại Khanh (Giác Nguyên) Giảng Kinh