2020-06-08, 12:45 PM
(tt) Sư Toại Khanh giảng KTC 6.60 Hatthisariputta 6.61 Con Đường Đi Đến Bờ Bên Kia và các Kinh Khác (4-6)
https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=...isariputta
22/07/2019 - 02:02 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]
Tôi ngửi cái mùi tôi ném cái vị tôi xúc chạm tôi suy tư, bất cứ lúc naog 6 căn tôi làm việc mà tôi có tâm lành hoặc tâm xấu, hoặc khó chịu hoặc dễ chụi. Cái lành cái xấu ấy được gọi là tư. Nhớ nhé. Như vậy toàn bộ đời sống này có thể nói là của 6 tư, 6 tưởng, 6 thọ, 6 xúc, 6 ái, 6 tư đều không sai. Các vị nghe kịp không. Mà tại sao phải xé nó ra như vậy. Bởi vì phải có xé ra chúng ta mới thấy được. Ồ thì ra mình là đồ ráp. Đó là điều thứ nhất. Đồ ráp chứ không phải đồ rác, chữ p với chữ c. Thứ hai là phải xé nó ra để mình dễ dàng nhận ra vấn đề. Như ngày hôm qua tôi đã nói rồi. Có 2 cách giải quyết vấn đề: một là bạch hoá cho nó sáng, rọi sáng nó ra đừng có một góc khuất một góc tù che kín nào hết. Thứ hai là chẻ nhỏ chia nhỏ vấn đề ra để giải quyết.
1. Rọi sáng từng góc khuất
2. Chia nhỏ vấn đề ra.
Đây là hai cách mà được dùng để giải quyết tất cả vấn đề trên toàn thế giới, trong vô lượng kiếp sanh tử. Có một điều là chúng ta làm được bao nhiêu mà thôi. Hành trình tu hành và chứng thánh cũng chỉ là hành trình thực hiện hai cái này. Một là bạch hoá vấn đề soi rọi mọi góc kín. Hai là chia nhỏ vấn đề ra để giải quyết. Ví dụ như: một vị tỳ kheo đắp y thì rõ ràng là đang thực hiện hai vấn đề này. Một là bách hoá vấn đề. Có nghĩa là kể từ bây giờ đi biết là đi, ngồi biết là ngồi, tâm tham biết là tâm thảm, sợ biết là sợ, giận biết là giận, thích biết là thích, tiếc biết là tiếc, thương biết là thương, đó là bạch hoá vấn đề. Và đồng thời đi xuất gia mình cũng chia nhỏ vấn đề. Chia nhỏ là sao? Hồi đó mình hay gom chung lắm, đời tôi thế này đời tôi thế kia, cắm đầu lo sự nghiệp, cắm đầu lo cho mái ấm, cắm đầu lo cho vợ chồng con cái. Rồi bây giờ, mình chia nhỏ nó ra. Khi đi sống hết mình với chuyện đi, ngoài ra không biết chuyện gì nữa hết. Khi sống hết mình với chuyện sống, ngoài ra mình không biết chuyện gì nữa hết. Khi ngồi hết mình với chuyện ngồi, ngoài ra không biết gì nữa hết. Có nghĩa là chia từng phần từng phân ra để giải quyết. Không biết quý vị có hiểu không. Hello! Các vị có hiểu không.
1. Bạch hoá vấn đề
2. Chia nhỏ vấn đề.
Rồi, thì ở trong kinh này, cái chuyện đầu tiên Ngài nói là chia nhỏ vấn đề ra. Đầu tiên Ngài nói các dục, toàn bộ thế giới này chỉ cần nói đến dục là đủ rồi. Dục là muốn. Thứ nhất là gì ta, dục là thích thú trong cái này cái kia đúng không.
Rồi, thế đầu tiên hiểu đến cái dục là toàn bộ đời sống nói đến chữ dục là đủ rồi. Mà bây giờ mình tu hành trong cái dục là sao ta. Tôi nói gom lại: vô lượng vũ trụ với tất cả chúng sanh cùng tất cả vấn đề ở trong đó chỉ tập trung vào chữ dục này mà thôi. Không sai. Vì sao? Vì chính cái dục là ước muốn. Chính ước muốn dẫn đến hành động, hành động dẫn đến kết quả và kết quả chính là toàn bộ vũ trụ mà mình nhìn thấy mỗi ngày, đang sống trong đó, sống cùng nó với nó, bên cạnh nó. Quý vị có hiểu không. Tại sao có kẻ sinh ra làm con dòi con bọ, con trùn con dế, con chó con heo. Tại sao sinh ra có kẻ làm ông hoàng bà chúa, công hầu khanh tước, thầy chùa đủ đãng, kỷ nữ thương gia. Ở đâu ra vậy. Cũng là nghiệp. Một phần là nghiệp, phần lớn là nghiệp.
Cho nên, cái chuyện đầu tiên là nói đến dục, trước hết là nói về dục. Dục ở đây là gì, dục là muốn này muốn kia. Trong đây ngài nói dục có 5 loại, 5 thứ trưởng dưỡng. Dục ở đây có nghĩa là cái mình muốn khi mình nhìn thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng. Nhưng dục sai biệt là sao. Dục sai biệt có nghĩa là, tôi đã nói nhiều lần, cái thích trong đời này nhiều kiểu lắm. Do tiền nghiệp quá khứ, rồi cái gì nữa ta, khuynh hướng tâm lý, môi trường sống hiện tại. Nhớ nhe. tiền nghiệp quá khứ, rồi cái gì nữa ta, khuynh hướng tâm lý, môi trường sống hiện tại chính 3 cái này nó mới khiến cho mình mạnh về cái phiền não nào trong tham, sân, si, ái, mạn, kiến, nghi. Mạnh về cái thiện nào trong tín, tấn, niệm, định, huệ. Thích nhiều về cái nào trong sắc, thinh, khí, vị, xúc. Các vị trong đây học toán chắc biết cái này. Chỉ cần xê dịch một cái nó sẽ ra một dạng. Dân giỏi toán làm cái này lẹ lắm. Thí dụ như do tiền nghiệp chúng ta phải làm người Việt Nam, chúng ta là nguyên cái room này nề, tổng cộng 50 người.
22/07/2019 - 08:00 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]
Đều do cái nghiệp gì đó giống nhau nên mình làm người Việt Nam. Nhưng vấn đề tiền nghiệp, mình giống nhau ở chỗ làm người Việt Nam. Nhưng mà sao, người Việt Nam ở miền nào, giới tính ra sao, nam hay nữ hay giới tính giữa. Có loại giới tính giữa nữa đó nghe. Giới tính vô danh đó, anh em..... Cho nên là người Việt Nam mà giới tính nào, vùng miền náo, lớn lên trong gia đình ra sao. Tới khuynh hướng tâm lý, có anh thì thích nhạc, có anh thì thích hoạ vẽ. Anh xài nhiều con mắt anh xài nhiều lỗ tai. Chưa kể trong cái đám anh mà thích con mắt thì có anh thích đi du lịch chụp ảnh, anh thì thích vẽ tranh, anh thì thích trồng hoa, anh thì thích chơi đồ cổ, anh thì thích chơi tiền xưa. Trong cái đám thích cảnh sắc là nó đã có 8 muôn 4 ngàn hạng trong đó rồi. Trong cái đám thích âm thanh nó lại cũng có 8 muôn 4 ngàn, có nghĩa là tôi muốn nói số nhiều đó. Vô số các trường hợp trong đó, nhé. Rồi thích mùi, thích vị, thích xúc, đó rồi thích suy tư. Đề tài thì có người thích văn hoá, xã hội, chính trị, tôn giáo, triết học. Các vị nghe kịp không. Xin lỗi! Cho nên từ cái chỗ 3 điều kiện tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý, môi trường sống hiện tại dẫn đến cái chuyện mình thích cái này thích cái kia. Mà chính từ cái thích đó các vị thấy dục trên các sắc, dục trên các thinh, dục trên các xúc. Và tôi đã nói không biết bao nhiêu lần, mỗi phút giây nhớ dùm tâm niệm dùm điều này: những gì ta đang thích đang ghét trong từng phút, nó đã lặng lẽ kín đáo mở ra một con đường về cho ta trong đời sau kiếp khác. Câu thần chú này phải xăm lên người chứ không phải viết xuống giấy đâu. Phải xăm lên người những gì ta đang thích đang ghét trong từng phút, nó đã lặng lẽ kín đáo mở ra một con đường về nơi chốn nào đó cho ta trong đời sau kiếp khác. Đừng coi thường nó. Đừng có nói là tôi thích cái đó kệ tôi, làm cái gì mà đời sau kiếp khác. Sai. Tôi đã nói rồi, anh thích cái gì, anh ghét cái gì nó chưa đủ nhưng những hành động thiện ác đi kèm với cái thích cái ghét đó nó mới tạo ra cái lộ trình tương lại cho anh. Nhớ cái đó nhé. Rất là quan trọng nghe chứ đừng có nói tôi thích trồng hoa nơi góc vườn nhà tôi, tôi thích dọn dẹp nhà tôi làm cái gì ổng nói thấy ghê vậy. Nhà tôi tôi dọn chứ không lẽ để nó dơ như ổ chuột, có dọn thấy hay hay vui vui, cuối tuần hay về tôi dành thời gian dọn. Tôi thích dọn dẹp nhà, tôi thích hút bụi, tôi thích chưng bông cửa sổ, lau dọn ngoài bâng công, hành lang chút vậy đó. Đó là đúng. Thích nấu ăn, tôi không nấu thì chồng con tôi lấy gì ăn. Bà mẹ già, bố tôi lớn tuổi họ lấy gì họ ăn. Từ đó tôi thích nấu ăn. Mà làm cái gì đến mức thích nấu ăn , thích làm vườn, thích dọn nhà mà chưng dọn nhà cửa là một lộ trình sinh tử gì ghê vậy. Dạ thưa đúng. Anh thích cái gì thì anh đã kín đáo tạo ra những cái ghét ngược lại. Trong room có hiểu cái đó không ta. Vấn đề kẹt ở đó. Khi anh thích cái gì thì anh đã kín đáo tạo ra những cái ghét ngược lại. Thí dụ như tôi thích mát mẻ thì tôi ghét nóng nực. Mặc dù lúc này tôi không có nói cái nóng nực tôi chỉ nói mát mẻ thôi. Quý vị biết không? Tôi thích mát mẻ, tôi thích cao ráo, tôi thích rộng rãi, tôi thích thông thoáng. Tôi kể toàn cái thích thì quý vị sẽ hiểu ngầm là cái gì ngược lại cao ráo, ngược lại thông thoáng, ngược lại rộng rãi là trẫm đều ghét hết nghe. Và để giải quyết cái thích giải quyết cái ghét đó tôi đã làm bao nhiêu việc thiện ác đó quý vị hiểu không.
23/07/2019 - 01:33 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]
Quý ví đâu có biết tôi làm bao nhiêu cái chuyện giàn ác để tôi có nhà cao cửa rộng tôi về tôi hầy vợ, hầu con, hầu chồng, quý vị đâu có biết. Cho nên quý vị đâu có ngờ cái chuyện tôi thích nấu ăn, cái chuyện tôi thích chưng dọn nhà cửa, cái chuyện tôi thích mặc đẹp, cái chuyện tôi thích đi shopping, kể cả cái chuyện là window shopping bên Mỹ kêu là window shopping nên Đức nó kêu là like cửa sổ đó, tức là đi nhìn thôi nhé. Thì đó cũng là một cái nghiệp. Bây giờ thích bản thân nó sẽ dẫn đến cái ghét. Mà thích ghét cộng lại nó sẽ hướng dẫn hành động chúng ta. Tin tôi đi. Mình nghe từng bước , chia nhỏ vấn đề mình mới giải quyết được. Bạch hoá vấn đề và chia nhỏ nó ra thì chuyện nào anh cũng giải quyết được. Bởi vì anh thấy thích ở đâu thì cái ghét núp lùm kế bên. Chính ghét và thích hướng dẫn hành động, hướng dẫn cảm xúc, hướng dẫn đời sống anh. Anh sẽ làm cái này cái kia để mà giải quyết cái ghét và cái thích đó. Theo đuổi cái thích và trốn chạy cái ghét.
Cho nên, chữ dục ở đây nó lớn chuyện lắm. Cho nên ở đây Ngài mới nói đầu tiên dục là đam mê trong các trần, chuyện thứ hai là các dục sai biệt. Sai biệt nghĩa là nó thô, nó very very.... nó đủ loại hết trơn. Người thích sắc, thinh, khí, vị, xúc. Rồi trong cái sắc đó nó có thiên hình vạn trạng. Người mà dùng con mắt để thưởng thức cuộc đời đó, anh thì thích nhìn cái này, anh thì thích nhìn cái kia. Lỗ tai cũng vậy, chỉ riêng trong cái đám nghe nhạc thôi thì mình đã thấy là trùng trùng trong đó rồi nghe. Nghe nhạc tây, nhạc tàu, hay nghe nhạc ta. Nhạc ta là nghe nhạc gì, nhạc buồn, dân ca, cải lương, hồ bản, hát bội, quan họ Bắc Ninh, mái nhì mái đẫy. Mình phải ý mình thích cái gì. Chỉ riêng nhạc không thôi đó thì mình đã thấy thiên hình vạn trạng. Cho nên dục sai biệt, mình phải biết dục sai biệt từ đâu ra. Từ cái suy tư sai biệt, sở thích sai biết dẫn đến các dục sai biệt.
Tiếp theo, dục dị thục là sao? Tôi mới nói, mới vừa nói xong, khi mà cái thích của chúng ta không giống nhau thì dục dị thục có nghĩa là cái quả báo do các ước muốn đem lại cũng không giống nhau. Tôi đã nói rồi do anh thích cái này thì đương nhiên anh sẽ có cái ghét ngược lại. Tôi thề như vậy. Tôi thề bảo đảm như vậy. Khi anh thích cái này thì có bao nhiêu cái ghét ngược lại nó cũng đi kèm theo. Giống như là bánh xèo nó quất đống rau theo rồi đó, nào nưics chấm, nào giá, nào ngò gai húng lủi, tía tô, nào là đọt xoài non đọt củ sắn, củ dền, nó quất cho nguyên một đống là nó đi kèm với bánh xèo đí chứ không phải ít đâu. Bánh pizzaza nó không có rau nhưng thật ra nó cũng đủ thứ trong đó. Một cục bột mì nó sẽ đi theo với bao nhiêu thứ nó mới ra được cái bánh pizza chứ. Tôi nhớ hồi đó tôi mới qua Mỹ.
23/07/2019 - 03:35 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]
Tôi nhớ hồi tôi mới qua Mỹ, tôi gặp cái bánh pizza đó tôi đâu có dám nói, tôi nghĩ trong bụng, trời ơi sao nó giống cái đống mửa của ai đem đi nướng lại, nói thiệt như vậy đó. Tôi từng nghĩ như vậy, nhìn cái bánh pizza trời ơi nó giống cái đống mấy thằng xỉn mửa ra xong đem đi nướng lại đó, lút chút lút chút vậy đó. Ái da. Rồi, cho nên cái dục sai biệt hễ mình muốn tùm lum thì quả báo nó cũng tùm lum. Tôi đã nói rồi thích ăn ngon mà không tu hành sanh ra làm loài ăn tạp. Thích giữ của mà không tu tập sanh làm loài có hang có ổ có tổ chức có quần thể. Không biết có hiểu không ta. Thí dụ như có những loài bạ đâu sống đó, nhưng có những loài nó phải có hang, có loài phải có tổ. Quý vị có thấy loài chim, trong đó có những tổ chim mà nó làm công phu cực kỳ. Con chuột hải ly nó là bậc thầy kiến trúc. Có nghĩa là tất cả kiến trúc sư thế giới đều phải ngã nón cúi chào kính cẩn trước đồng chí hải ly một thứ chuột nước. Nó tầm tầm khoảng 1, 2 ký thôi mà nó giỏi cực kỳ. Và những công trình của nó đáng được xem là huyền thoại là hoang đường trong trí tưởng tượng của kiến trúc sư toàn hành tinh, là vì sao. Là vì khích thước, trọng lượng, điều kiện làm việc của nó không là gì so với những gì nó làm được, khi nó dựng tổ ở dưới nước. Nó lấy cây nó đóng cọc rồi nó làm tổ, phải nói là cái tổ của nó con người có đầu óc thông minh mà kêu làm cái tổ hải ly giống như vậy thì hầu hết phải quỳ lạy hết. Trời lạnh như cắt thì tôi hỏi nó làm kiểu gì thì không biết mà nó tha gỗ rồi nó làm sao mà nó ghim sâu cắm chặt ở trong sình để nó làm tổ. Cho nên, hoặc là tổ chim giòn giọt. Tôi nói cái này bà con muốn tò mò vô Google tìm tổ chim giòn giọt, ổ con hải ly, hoặc tổ chức từng đoàn quần thể bầy đàn của con ong con kiến con mối đó mới khiếp. Có nghĩa là thích sở hữu bất động sản nhà đất mà không tu đời đời sanh ra làm loài thích hang thích ổ thích tổ chức quần thể. Chứ không phải khơi khơi mà sanh vào loài đó. Không phải khơi khơi, nó phải có những cái thích cái ghét như thế nào đó nó mới dẫn tới cái nghiệp tương ứng. Từ cái nghiệp tương ứng cho nên nó mới có cái chỗ đi về tương ứng. Có những người họ khéo tay cực kỳ mà họ không tu hành gì hết họ làm những loài động vật cũng khéo cực kỳ. Tin tôi đi. Ở đây không biết trong room mình, khổ quá trong room bị cái hội chứng sợ sách đó. Khổ, không biết đọc sách. Chứ có nhiều loài trong thiên nhiên nó khéo cực kỳ, nó khéo mà mình chỉ có lạy nó thôi. Hoặc là do nhiều đời mình rất khéo tay nhưng không tu hành gì hết nên sanh làm cái loài nào đi nữa mình cũng tiếp tục khéo tay. Nhớ nhé. Đó gọi là quả dị thục. Mình thích cái gì thì chính cái đó là quả dị thục, nó sẽ dẫn đến, thích cái gì đó là dục, mà cái quả do nó đem lại gọi là quả dị thục. Dục dị thục. Thích tu thiền định thì về Phạm thiên đó chính là dục dị thục. Thích về các cõi dục thiên thì làm các hạnh lành thập thiện để đời đời sanh ra hưởng quả nhân thiên đẹp trai con nhà giàu, học giỏi, có nhan sắc, có quần là áo lụa, có lộc ăn, có quyền lực, có đời sống tình cảm như ý. Thì tất thảy những thứ này đều là dục dị thục. Có nghĩa là anh có muốn cái này cái nọ và anh có tạo công đức đính kèm. Còn không nữa là giống như bánh xèo không có rau vậy đó, chỉ là cục bột gạo thôi. Mà không có bột nghệ nữa thì thôi không biết lấy gì để ra bánh xèo nữa. Nó chỉ là cục bột gạo vậy thôi. Có người khá khá chút thì có thêm miếng nghệ, khá khá nữa thêm miếng dầu bỏ vào chảo. Nhưng quý vị biết không, cái bánh xèo mà không rau không nhân thì nó kỳ dữ lắm, dù bánh xèo chay đi nữa nó cũng phải có cái tùm bậy tùm bạ bỏ vô cho nó giống người ta nhé. Thì mình thích mà mình không có công đức thì giống như làm báng xèo thiếu gia vị, thiếu nguyên liệu vậy đó. Nó kỳ cục vậy đó, nó kỳ cục dữ lắm.
Rồi, tiếp theo là xúc đoạn diệt. Xúc đoạn diệt là sao? Xúc đoạn diệt nghĩa là từ đồng nghĩa với sự chấm dứt sanh tử. Vì sao? Vì tôi đã nói rồi, sanh tử là sự có mặt của 6 căn, 6 trần. Sự gặp gỡ của 6 căn, 6 trần chính là 6 xúc. Cho nên khi nói xúc đoạn diệt cũng có nghĩa là sự vắng mặt của 6 căn, 6 trần. Không biết trong room có hiểu không ta. Hello! Khổ thiệt chứ, các vị có hiểu không? Con đường dẫn đến sự kết thúc 6 xúc chính là con đường bát chánh đạo (tiếng pali). Đó là đoạn chú giải cô Giọt Mưa mới đưa lên, tôi liếc mắt tôi thấy. Đúng rồi. Có nghĩa là do các dục anh tạo tùm lum nghiệp. Rồi từ đó anh mới có 6 căn, 6 trần. Từ sự gặp gỡ của 6 căn, 6 trần nó làm nên 6 xúc. Đúng chưa.
Rồi, bây giờ nói rằng tu là để diệt trừ 6 xúc đúng không? Đúng.
24/07/2019 - 10:04 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]
Có nghĩa là, ý nói gọn của cái gọi là sự biến mất của 6 căn và 6 trần. Mà anh muốn chấm dứt 6 căn và 6 trần thì sao ta. Chuyện đầu tiên là anh phải dẹp 6 ái, anh không còn thích nữa. Khi anh còn thích, các vị ghi dùm tôi câu này: khi ta còn thích trong 6 trần thì đời sau ta tiếp tục có 6 căn. Ghi dùm tôi câu này đi, tôi lười quá, lười rồi, sắp hết giờ rồi. Khi ta còn thích trong 6 trần thì ta còn có 6 căn. Tôi chờ thử có ai viết không, tôi ghét viết quá. Khi ta còn thích trong 6 trần thì ta còn, nó bị gào quá chừng, gì mà ép quay phim khổ thiệt. Khi 6 căn còn thích trong 6 trần thì ta tiếp tục tạo ra 6 căn trong kiếp sau. Thêm vô chữ kiếp sau. Khi kiếp sau ta có 6 căn thì coi như ta có hình hài đúng không, 6 căn là hình hài. Vì nghiệp tham ái kiếp này mà ta có 6 căn, còn 6 trần của kiếp sau là gì thì tùy thuộc kiếp này ta phước hay tội nhiều. Quý vị hiểu không ta. Chắc phải ghi rồi. Do 6 ái trong 6 trần đời này mà kiếp sau ta có 6 căn mới, còn 6 trần của kiếp sau là bất toại hay như ý thì tùy thuộc phước tội cá nhân. Xong chưa ta. Thí dụ như là thích ăn ngon nhưng mà không có phước thì phải ăn cái món không ra gì. Quý vị hiểu chưa. Quý vị thấy có nhiều người trên hành tinh này cứ đến giờ đói hả chỉ có mì gói thôi. Đến lúc đói chỉ có như bên châu phi, bên, Eritrea, Uganda.... Hoặc ngay bên bắc hàn của tôi nề, ông Uganda, somaliland... Nhất là châu phi nó đói nó chỉ có con trùng vỏ cây củ rễ mà nó quơ được. Tức là nó ăn cả những thứ có độc nữa. Quý vị biết không. Nó ăn cả những thứ có độc, cái rễ nào ngọt ngọt chua chua là ăn, con gì mà đưa cái lưng lên trời, ăn vô không cay, không khó nuốt là cứ nuốt. Nướng được là nướng, ăn sống được là ăn sống, các vị có tin không. Con người mình đó, minh khai mà vậy đó. Vì kiếp xưa cũng có 6 căn cũng có đam mê 6 trần nhưng không có cái phước tu tập. Cho nên bây giờ sinh ra cũng có 6 căn nhưng 6 trần của mình nó trục trặc, nó bị thiếu thốn nghiêm trọng, nghiêm trọng. Còn có nhiều người, mỗi người tùy đời sống vui lắm. Có nhiều người kiếp trước họ sống như thế nào đó bây giờ họ sanh ra giàu có mà hưởng không được. Kẻ thì ăn được mà không có gì ăn, kẻ được đồ ăn mà không ăn được. Tôi biết nhiều cái cảnh tang thương lắm. Ngày xưa ở Việt Nam nó đói như quỷ vậy đó ăn cái gì cũng ngon mà không có gì để ăn. Lúc đi ra nước ngoài rồi muốn cái gì cũng có thì bác sĩ bảo calettoron nghe_nhịn, tiểu đường nghe_nhịn, cao máu nghe_nhịn. Coi như cấm hồi thằng nhỏ chỉ còn rau sống thôi. Mà cái thứ này tôi gặp một tỷ người. Tôi gặp một tỷ người rồi nó đông như vậy đó. Trong đám Việt Nam mình đó rất là nhiều, từ bên Mỹ con cháu toàn bác sĩ kỷ sư không mà bà già thì cứ tới giờ là cơm mà cơm không được gạo Thái, ........., ăn loại gạo tiểu đường á. Ăn rau luộc với nước chấm, nước tương phải pha loãng ra chứ ăn mà nó mặn quá ăn vô chết đó, bị lên máu mà đi luôn. Mà trước nhà thì nó đậu toàn xe Mercedes, Cadillac, rolls Royce, Lamborghini, Porsche, thứ dữ không, nội nhìn cái dàn xe là mình đã thấy cộng lại cả triệu rồi đó mà bà già không ....... rau luộc chấm với nước tương pha loãng, các vị nghĩ coi có động trời không. Ăn mà ta nói nghẹn nghẹn, trợn trạo trợn trạo vậy đó. Đủ thứ loại hết trơn, mà là do nguyên thủy là gì. Là kiếp xưa cũng có 6 căn như người ta nhưng không khéo tu tập đấy. Vấn đề là ở chỗ đó cho nên đam mê trong 6 trần mà thiếu công đức đời sau sanh ra cũng tiếp tục có 6 căn để có thân mạng mắt, tai, mũi lưỡi như người ta vậy đó nhưng mà 6 trần có vấn đề. 6 trần mà không được như ý có nhiều lý do lắm. Một là không có cái để hưởng phải hưởng cái tầm bậy. Còn hai là có cái ngon lành nhưng sao ta, nhưng có thể nó trục trặc. Khổ quá, cơ thể nó trục trặc, coi như cũng xong luôn nghe. Còn bấy giờ là đã đúng 4h chiều, phải xin bà con cho tôi đi nghĩ. Tôi có một cái phước cũng là một cái tội. Phước là tôi có bị tận thế, có bị suy dinh dưỡng cùng cực nhưng mà ngộ lắm khi tôi dạy học, tôi thuyết pháp, tôi rất khoẻ. Cái hơi, cái phổi của tôi nó rất mạnh. Cho nên khi tôi có nghe một người quen nói là nhìn sư lờ đờ, khi mà ngồi giảng nó sẽ bật dậy giống như là, bật dậy giống như là người khoẻ mạnh vậy đó. Nhưng sau khi giảng xong đó, bà con về rồi thì tôi lê lết cái tấm thân tàn lụi đi về phòng nằm thoi thóp. Chuyện đó xảy ra nhiều năm nay rồi nhé. Bây giờ sẽ sửa soạn tôi lê cái thân già về phòng tôi thoi thóp đây. Chúc các vị một ngày vui. Và hẹn gặp lại ngày mai.
============================================
============================================
============================================
[Từ đây cho đến hai posts tiếp theo (#276-277) lặp lại từ post # 272, post đầu tiên, của bài giảng.]
Nhóm thứ ba là - cực hiếm. Chính vì có vô minh trong bốn đế mới có các nghiệp thiện ác. Từ các nghiệp thiện ác mới có các tâm đầu thai vào các cõi. Có nghĩa là khi mình làm các nghiệp ác là mình đã tạo ra một lô tâm đầu thai về các cõi khổ, súc sanh ngạ quỷ, địa ngục, A tu la. Khi làm các việc lành là chuẩn bị tâm đầu thai vào các cõi vui, ví dụ như cõi người, cõi dục thiên hay cõi Phạm thiên. Như vâỵ nghiệp thiện ác dẫn đến tâm đầu thai về các cõi. Từ cái chuyện mình có tâm đầu thai mình mới có mặt ở các cõi. Khi mình có mặt ở các cõi thì mới có chuyện mình sở hữu các căn, có nghĩa là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Bây giờ mới có vấn đề, càng lúc nó càng mở sâu và mở rộng ra.
Bây giờ trở lại kinh này, xúc là một phần riêng biệt, trong chú giải có nói xúc là một phần riêng biệt, xúc tập khởi là một phần riêng biệt, xúc diệt là chặn giữa cũng là một phần riêng biệt. Vấn đề ở đây ái là sự kết nối giữa ba phần riêng biệt ấy. Trong bản tiếng Việt: Ái là người thợ dệt. Dịch như vậy hoàn toàn không sai nhưng làm cái nghĩa nó tối đi. mà ở đây mình phải hiểu xúc là một phần riêng biệt, xúc tập khởi là một phần riêng biệt, xúc diệt là một phần riêng biệt, vì sao có cách nói này, lẽ ra chúng ta phải biết hễ có sáu căn mắt tai mũi lưỡi... thì không thể tránh sáu xúc hết, có con mắt thì phải có sự tiếp xúc với cái mình thấy. Có lỗ tai thì phải có cái để mình nghe. Cái để mình thấy là hình ảnh, là hình dáng là màu sắc, cái để tai nó biết đó là tiếng động hay âm thanh xa gần, dễ nghe hay khó nghe, rõ hay không rõ v.v. Như vậy có sáu căn đương nhiên là phải có sự tiếp xúc giữa sáu căn với sáu xúc. Vị Phật cũng vậy ngài cũng có sáu căn mà cũng có sáu xúc. Nhưng vấn đề ở ngài và mình khác nhau ở chỗ này. Ở Ngài, cái nào ra cái đó. Có nghĩa là ở Ngài, Ngài đang đi trên đường thì Ngài biết là mình đang đi, một cái lá rớt xuống, thì Ngài biết là cái lá rớt xuống, Ngài không có đi xa hơn mình. Còn mình thì từ cái chuyện chiếc lá rớt xuống mình thích hoặc là ghét, mình nghĩ đến bao nhiêu chuyện để mình thích để mình ghét. Thich là sao? Mình thấy trong một buổi chiều vàng nắng hạ có một chiếc lá vàng rơi trong một cơn gió chiều mát mát hiu hiu, nó gợi nhớ cho mình bao nhiêu là chuyện xưa, chuyện cũ, hoặc nó làm cho mình miên man hoài vọng vào một ngày mai trùng phùng tái ngộ với ai đó. Hoặc là mình đang đắm đuối miên man trong một buổi chiều vàng thiệt đẹp. Chỉ là một chiếc lá thôi mà nó dắt mình về một phương trời xô dạt. Phải nói là rối rắm như vậy, nhưng đức Phật thì không, Ngài đi chỉ là đi thôi, Ngài thấy chỉ là thấy thôi, cái lá chỉ là cái lá thôi, Ngài không có đi xa biền biệt như mình. Cho nên đối với Ngài, xúc là một chuyện rất là riêng. Xúc tập khởi có nghĩa là gì? Chữ "tập khởi" ở đây ám chỉ cho sự đam mê ở trong xúc. Giới có nghĩa là gì? Thật ra mình nói giới luật có thể nói tu xúc cũng được mà tu thọ cũng được. Tu xúc là hạn chế không để cho sáu căn làm việc, nó phải đối mặt với quá nhiều cảnh trần. Thí dụ như trong luật cấm, Tỷ kheo không nên gặp gỡ những hạng người nào, không nên xuất hành ra khỏi trú xứ vào những thời điểm nào, không nên lui tới những nơi chốn nào, nơi chốn, đối tượng, thời điểm. Trong thực phẩm, Tỷ kheo cũng vậy, có những món, tỷ kheo được ăn, có những món tỷ kheo không được ăn. Vào thời điểm nào Tỷ kheo được ăn, vào thời điểm nào Tỷ kheo không được ăn. Loại thực phẩm nào Tỷ kheo được ăn, và loại thực phẩm nào Tỷ kheo không được ăn. Nhớ kỹ, nơi chốn, thời điểm, đối tượng gặp gỡ, ăn, mặc cũng vậy, loại y áo nào Tỷ kheo được phép mặc, loại y áo nào Tỷ kheo không được phép mặc. Rất là kỹ, chỗ ở, trú xứ cũng vậy. Trú xứ có chỗ Tỳ kheo nên ở, có chỗ Tỳ kheo không nên ở. Như vậy toàn bộ giới luật nếu cần mình có thể nói gọn lại nó là một lộ trình làm việc với sáu xúc không có gì hơn hết. Có nghĩa là không để mắt của mình tiếp xúc với những cái không cần thiết, nó có thể gây phương hại cho đời sống tâm tư. Cho nên mình nói tu là tám muôn bốn ngàn pháp môn, là tam tạng, là ba bảy bồ đề phần, là bát chánh đạo, la tam học v.v. Nhưng mà nói gọn lại tu học là một lộ trình là một hành trình làm việc với sáu xúc.
02/07/2019 - 02:17 - chanvinghiem - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]
Làm việc bằng cách nào? Cái nào để yên cái đó, thấy chỉ là thấy, đừng có suy diễn thêm nữa. Mình khổ là bởi vì mình suy diễn nhiều quá. Chỉ nghe một câu nói của ai đó mình về mình tơ tưởng, dệt mộng, thương nhớ, để mà tương tư, để hoài vọng ...Chỉ một câu nói để mình sống nhiều với tham. và có đôi khi chỉ vì một câu nói mình sống nhiều với sân. Có nghĩa là một câu nói mà người ta vô tình hay hữu ý mà tối mình về mình gặm nhấm, mình thấm thía, mình tiêu hóa một mình mình, nghĩ rằng họ nói như vậy là họ đã xúc phạm mình, họ làm tổn thương mình, họ đã coi thường mình, họ đã hạ bệ mình, v.v và v.v. Chỉ một câu nói thôi mình đi quá xa. Cho nên ở đây mới nói rằng, xúc là một cái rất riêng biệt, cái niềm đam mê trong xúc rất là riêng biệt. Xúc diệt là gì? Xúc diệt chính là mình tu làm sao để mai mốt đừng có sáu căn. Không có sáu căn làm gì có sáu xúc. Cho nên, xúc diệt ở đây chính là hành trình bát chánh đạo. Sẵn đây tôi cũng nói luôn, là tùy văn cảnh, tùy cái bài kinh mà ta hiểu có chỗ xúc diệt ở đây là sự biến mất của sáu xúc, có chỗ xúc diệt ở đây chính là Niết Bàn, tùy chỗ mà hiểu. Nhưng mà cái gì đã nối kết tất cả các thứ này lại? Cái gì là sự nối kết mấy cái này? Có nghĩa là chính vì chúng ta không có hiểu được mỗi thứ là riêng biệt mà chúng ta gom chung lại, chúng ta gắn lên đó một cái mark, một cái nhãn, đây là ông A, đây là bà B. Thay vì mình hiểu cá nhân nào, nam phụ lão ấu, đẹp xấu giàu nghèo, tất thảy đều là những phần riêng biệt cộng ghép nhau mà ra. Tôi nói không biết là bao nhiêu lần không hề có một chiếc xe trong đống phụ tùng và không hề có một đống phụ tùng nào trong một chiếc xe. Có nghĩa là sao? Khi đã gọi là xe thì tất cả món phụ tùng đã được ráp lại hoàn chỉnh. Lúc đó, không được gọi là đống phụ tùng mà phải gọi nó là chiếc xe. Nhưng khi mình tháo rời nó ra từng phần thì chiếc xe biến mất, lúc đó chỉ còn đống phụ tùng. Ở đây cũng vậy, ở đây lẽ ra mình cũng hiểu từng phần, nhãn xúc nhĩ xúc từng phần riêng biệt, còn mình thì gom chung nó lại thành một đống, mình gọi nó là ông A, bà B, là tôi, là ta, là chúng tôi, là chúng ta. Ai mà đụng đến khối này tức là họ đã xúc phạm, họ đã làm tổn thương mình, lớn chuyện là ở chỗ đó. Và cái gì dẫn đến nhận thức đó? Chính là do Vô Minh trong Bốn Đế, từ vô minh trong bốn đế cho nên mới dẫn đến tà kiến, dẫn đến tham ái, tà kiến là thấy sai, tham ái là sự chấp chặt, đam mê, đắm đuối, mà hễ mà có đam mê đắm đuối thì đương nhiên phải có bất mãn. Bất mãn chính là tâm sân, bất mãn là một tên gọi khác của khổ. Chính vì vô minh trong bốn đến cho nên chúng ta mới hiểu lầm này nọ, và chính vì có hiểu lầm nên mới có ghét thương, mới có đam mê và bất mãn. Trong khi mình phải hiểu rằng mọi thứ nó là một phần riêng biệt. Ai? Cái gì đã gắn kết mọi thứ? Đó chính là ái. Nói vắn tắt, ở đâu có ái ở đó có vô minh, ở đâu có ái ở đó phải đương nhiên còn khả năng sanh tử. Cho nên sự kết nối ở đây có 2 nghĩa:
1. là kết nối giữa sáu căn vốn dĩ không tội lỗi với sáu trần vốn dĩ không tội lỗi, nhưng chính vì cái ái nó gắn kết hai cái này lại nó trở thành ra tội lỗi, thích một cái gì đó là một tội lỗi, bất mãn trong một cái gì đó cũng là một tội lỗi. Mặc dù nói theo ngôn ngữ thế gian thường tình, tội lỗi ngoài đời nó khác, tội lỗi là cái gì đó mà xã hội lên án, đạo đức lên án, pháp luật lên án, dư luận, quan điểm của quần chúng, thiên hạ lên án, cái đó mới gọi là tội lỗi. Nhưng riêng trong Phật pháp, cái gì mà nó do phiền não thúc đẩy, cái gì mà có thể tạo ra quả xấu ở đời sau thì cái đó được gọi là tội lỗi gọi là Bawa kamma, Akusala kamma. Ở trong đạo Phật rốt ráo như vậy đó. Theo như trong kinh Phật một ruộng muối cũng là muối, một lu muối cũng là muối, một muỗng muối cũng là muối, một hạt muối cũng là muối. Đó là Phật pháp, còn cái kiểu ngoài đời họ nói chữ tội lỗi phải là một tô muối, một thùng muối, một lu muối, một ruộng muối mới là muối, còn một muỗng muối, một hạt muối thì họ không kể. Nhưng đừng có coi thường một muỗng muối, có vị nào coi thường, các vị hãy tưởng tượng, trong một ly nước lọc, người ta bỏ vô một muỗng muối, đối vơi mình một muỗng muối nó nhiều hay ít? khó nói lắm. Ly nước lọc mà bỏ một muỗng muối vô thì hình như hơi nhiều, còn một hạt muối nhiều hay ít? Tôi nghĩ cũng tùy chỗ, có nhiều chỗ cũng lớn lắm không phải nhỏ. Thí dụ các vị đang ngủ, mà tôi bỏ một miếng muối hột trong miệng các vị, thì một miếng muối hột là hơi nhiều. Hoặc trong con mắt của mình, mình chỉ dính một xíu muối bột thôi là mình thấy 12 ông trời. Cho nên muối muôn thuở đều là muối, dù ít cách mấy, dù nhiều cách mấy cũng là muối. Tội lỗi dầu ít hay dầu nhiều cũng là tội lỗi. Nhớ rõ điều đó. Từ nay về sau mình khỏi hoang mang thắc mắc, mình không biết mình đi chùa mà tôi bực mình như vậy có tội hay không? Khỏi cần thắc mắc chỉ cần nhớ: "một muỗng muối để cạnh một lu đường thì muỗng muối ấy vẫn cứ là muỗng muối, một muỗng đường nằm cạnh một lu muối thì muỗng đường ấy vẫn cứ là muỗng đường." Đây là công thức rất là khoa học. Cho nên chính vì không có trí tuệ nhận thức hiểu biết trong bốn đế, không biết được mọi sự đều là khổ, không biết thích cái gì cũng là thích trong khổ, nên người ta mới tiếp tục đầu tư trong khổ. Chẳng qua là người ta trốn cái khổ này đi tìm một lối thoát bằng cách là đến với một cái khổ khác mà thôi. Điều này nếu không học Phật pháp thì ta không có biết. Cho nên xúc là một phần riêng biệt, và cái niềm đam mê trong ấy cũng là một phần riêng biệt. Mà sao có niềm đam mê ấy chính là vì có tham ái kết nối mọi thứ với nhau.
03/07/2019 - 03:16 - chanvinghiem - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]
Cho nên trong kinh mới có cái giai thoại. Ngày kia có hai vị Tỳ kheo ngồi nói chuyện với nhau, một vị thì nói rằng tội lỗi trầm luân là do mắt tai mũi lưỡi mà ra, do sáu căn mà ra. Một vị thì nói tội khổ trầm luân là do sáu trần sắc thanh hương vị... mà ra, hai vị đó đều là phàm tăng. Có một vị cư sĩ thánh nhân đắc quả Thánh tình cờ nghe được vị đó mới xin góp ý: " Thưa ngài, mắt tai mũi lưỡi không có tội, sắc thanh khí vị xúc, những gì ta nghe thấy nếm ngửi đụng cũng không có tội. Cái tội ở chỗ chính là chúng ta khi mắt thấy tai nghe mà ta đem lòng đam mê, tội khổ trầm luân. Giống như con bò trắng rất là riêng biệt, con bò đen rất là riêng biệt. Sở dĩ hai con bò này dính chùm với nhau là vì nó bị kết nối bằng một sợi dây thưa hai vị". Câu chuyện này na ná bên Thiền Tông Bắc truyền có câu chuyện ngày kia Tổ Huệ Năng trong thuở cơ hàn vô danh, nghe hai vị tăng nói chuyện với nhau một vị nói lá cờ lá phướng phất phơ, vị kia nói do gió thổi phất phơ. Ngài Huệ Năng nói không phải phướng động hay gió động mà tâm các vị động. Các vị thấy nó động là nó động.
Thì ở đây mình thấy bài kinh này, xuống phía dưới cũng vậy, ở trên nói về xúc ở dưới nói về ba thời quá khứ hiện tại vị lai. Quá khứ đã đi qua hãy để nói trôi vào dĩ vãng, tương lai nó chưa đến hãy để tương lai ngủ yên, đừng quấy động tương lai. Hãy sống hết mình với hiện tại, nghĩa là sống chánh niệm. Tôi nói thiệt với bà con, khi bà con là một hành giả rốt ráo, bà con sẽ thấy chúng ta không có nhiều thời giờ để tưởng tiếc quá khứ, chúng ta không dư thời gian để hoài vọng tương lai. Chúng ta chỉ làm việc với hiện tại đã bở hơi tai rồi quý vị. Chúng ta chỉ ghi nhận hơi thở vào ra, ghi nhận cảm giác buồn vui, dễ chịu khó chịu, ghi nhận tâm thiện, tâm ác, ghi nhận mình đang muốn gì, mình đang bực mình với cái gì, mình đang đi đứng nằm ngồi, mình đang ăn uống nhai nuốt tắm rửa, co tay duỗi tay, mình đang mặc áo, mặc quần, tắm rửa, tiểu tiện, chỉ sống chánh niệm là mình đã hết thời gian rồi. Mình không có nhiều thời gian để tưởng tiếc quá khứ hay hoài vọng tương lai đâu quý vị. Nhưng chính vì kẻ phàm phu không có tu tập không có học hỏi giáo pháp, không có hiểu được cái đó, cho nên chúng ta làm mất cái hiện tại, bằng cách là đợi nó thành quá khứ mới quan tâm, hoặc là quan tâm quá sớm khi nó chưa đến. Cứ nghĩ nhiều về tương lai và tiếc nuối quá khứ. Một đời chúng ta là một đời lầm lỡ,một đời lỡ làng, một đời dỡ dang. Cái hiện tại để nó trôi đi, qua rồi thì tưởng tiếc, mà chuyện này xảy ra nhiều lắm quý vị. Khi chúng ta có nhau, chúng ta coi thường nhau, chà đạp nhau, xúc xiểm, báng bổ, chúng ta là tổn thương nhau, xúc phạm nhau. Khi mất nhau rồi chúng ta mới tiếc thương nhau, thì khi đó hình như đã muộn. Có bao nhiêu người con biết quý mẹ, biết quý cha, biết quý ông bà, khi mà các bậc trưởng thượng ấy còn sống. Đợi họ khuất núi rồi mới bắt đầu thấy tiếc. Tại sao bữa đó không chịu khó đi chuyến tàu trể hơn về để gặp, tại sao buổi đó sợ trời tối, tại sao hôm đó sợ tuyết rơi, tại sao hôm đó giận chi câu nói của mẹ, tại sao buồn phiền chi lời nói của cha mà không về, để rồi bây giờ họ đã về đất. Bây giờ có ra mộ nằm đó mà khóc ba ngày đêm thì có được gì đâu. Tại sao ngày xưa ngoại còn mình không thương ngoại, tại sao ngày xưa chị còn, anh còn, em gái mình còn mình không thương, để bây giờ mình đã mất họ, tại sao ngày xưa mình nói chi câu nói đó, tại sao ngày xưa mình nghĩ bậy về nhau như vậy. Tại sao ngày xưa mình có hành động kỳ cục như vậy. Chúng ta toàn là sống như vậy không thưa quý vị. Đa phần chúng ta dành phần lớn thời gian cho chuyện cũ, tiếp theo chúng ta dành thời gian cho trù hoặc toan tính cho tương lai. Không có ai mà sống hết mình cho hiện tại. Trong khi đó chúng ta biết rằng thời gian để mình sống chỉ là những gì đang diễn ra trước mắt, và khoảng thời gian ấy chỉ là từng tích tắc, tích tắc. Các vị nhớ cái này mới thấy run, ở đây trong đây phân tích rất là rõ, tương lai là cái gì đó rất riêng, hiện tại là cái gì đó rất riêng và quá khứ là cái gì đó rất riêng. Những gì ta thấy rất là riêng...
Lạc khổ cũng vậy, lạc là cái gì đó dễ chịu và khổ là cái gì đó khó chịu. Do quả lành đời trước bây giờ ta được hỷ lạc, do quả khổ đời trước bây giờ ta bị khổ ưu. Cái dễ chịu chỉ là dễ chịu đừng đi xa hơn nữa, cái khó chịu chỉ là cái khó chịu đừng đi xa hơn nữa. Đừng tiếp tục tạo nghiệp mới trên cái quả cũ. Câu này đáng để xăm lên người. Đừng tạo nhân mới qua quả cũ nữa, dầu quả này là quả lành hay quả ác. Bởi vì sao? Bởi vì chúng sanh không có tu tập thích làm ác hơn làm thiện, nhưng tới lúc chịu quả thì thích quả thiện hơn là quả ác. Đây là cái ngu thứ nhất. Cái ngu thứ nhất là thích làm ác hơn làm thiện. Cái ngu thứ hai là thích hưởng quả thiện và sợ quả ác. Bậc Thánh không có cái dụ thích quả thiện và sợ quả ác. Làm thì thích làm ác không thích làm thiện, tạo nhân thì thích nhân ác hơn là nhân thiện mà lúc hưởng quả thì khoái hưởng cái quả thiện hơn là quả ác. Cái này thì đương nhiên rồi. Cái ngu thứ ba là chúng ta đón nhận quả thiện bằng tâm tham và đón nhận quả ác bằng tâm sân. Tức là ngu triple, ba lần ngu. Cho nên ở đây ngài nói rất là rõ, Lạc hãy để nó là lạc, nó là một phần rất riêng. Khổ hãy để nó là khổ, nó là một cái rất là riêng, đừng nên dệt nó thành một cái gì đó hay ho là nó lớn chuyện lắm. Mình may mắn mình sinh ra mình đẹp, hãy để đẹp dừng ở đó đừng dùng nhan sắc làm các tội ác. Cho nên mình giàu có, thông minh, khỏe mạnh. Ok giàu thì giàu, hãy dùng cái giàu để tiếp tục làm việc thiện mới, chứ không phải dùng cái giàu đó để hưởng thụ để tiếp tục đam mê, chìm đắm, gục mặt cúi đầu trong đó để rồi tiếp tục vay thêm nợ mới cho đời sau. Cho nên ở đây nói rất rõ, quá khứ là cái đã qua, bỏ nó đi để tập trung vào hiện tại, tương lai là cái chưa đến quên nó đi để tập trung vào cái hiện tại. Nhiều người hiểu lầm cái này lắm. Tưởng đâu Phật là người chủ trương tu hành phủ nhận quá khứ không phải. Chúng ta quên quá khứ ở đây phải hiểu như thế này, đừng nghĩ về quá khứ một cách không cần thiết, nghĩ về quá khứ để mà tham để mà giận thì không nên, nghĩ về quá khứ để mà đau khổ thì không nên. Khi cần thiết chúng ta nhắc đến quá khứ vì đó là kinh nghiệm quan trọng, vì đó là một bài học quan trọng thì nên nhắc về quá khứ. Còn nếu nhắc về quá khứ để mà phiền não, để mà giận để mà sợ để mà ghen tuông, tị hiềm thì không nên. Tương lai cũng vậy, chúng ta tu Phật không phải là phủ nhận tương lai. Nhưng mà chúng ta không nên nghĩ về tương lai bằng cái kiểu hoài vọng, u mê, mù quáng của người không biết đạo. Đầu tư cho một cái mù mờ không thấy rõ thì cái đó không có nên, nhưng mà nếu chúng ta có những trù hoạch, những kế sách thông minh cho tương lai một cách cần thiết, đặc biệt ở đây tôi đang nói đến đạo giải thoát chứ tôi không nói đến chuyện làm ăn ngoài đời. Mặc dầu ở ngoài đời cũng vậy, chúng ta chỉ nghĩ hoài vọng về tương lai một cách cần thiết, chứ không thể nào một tay cầm một cập vé số mà cứ nhìn cái villa, một ngày nào đó mình có chiếc xe hơi đắt tiền, mình có một cái resort riêng tư thì cái đó thì hơi đi quá xa. Cho nên hãy nhớ ở đây bài kinh này rất sâu, đây dạy rõ rằng: sáu căn là sáu căn, sáu xúc là sáu xúc, sáu trần là sáu trần, đừng kết nối nó lại bằng niềm đam mê trong đó, chỉ là gieo khổ mà thôi. Tôi nói đi nói lại không biết bao nhiêu lần, đạo không phải là bôi tro trét trấu cuộc đời, đức Phật không nói xấu cuộc đời, ngài không có bi quan hóa cuộc đời, ngài không nói cuộc đời này là máu lệ, ngài chỉ nói rằng mọi thứ không bền. Chúng ta có đầu tư bao nhiêu thứ, chúng ta có giàu có, thông minh, có nhan sắc... thì rồi ngày sau chúng ta vẫn phải sống bằng tâm trạng của người lờ đờ tám mươi, một trăm tuổi, đó là chuyện trước mắt. Chưa kể chúng ta cú đam mê trong đó, một khi tắt thở rồi chúng ta về đâu chỉ có trời mới biết. Để làm con giun con dế. Dân xứ lạnh họ không biết nhiều về cõi trầm luân bằng dân xứ nóng. Bên Thụy Sỹ bây giờ kêu tôi kiếm được con trùn để mà bốc hai ba con làm mẫu rất là khó. Lạnh quá mà, lạnh mà nó sạch hết. Khi về Châu Á, cầm cái xuổng, cái bay xúc xuống đất là có biết bao nhiêu con. Ồ thì ra cõi trầm luân nó rùng rợn như thế này.
08/07/2019 - 02:56 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]
Bên Thụy Sĩ làm gì mà có chuyện nhìn xuống cống mà thấy lúc nhà lúc nhúc mà bên châu âu châu á đặc biệt sài Gòn bà cái thứ như còn ruồi con nhẹng lăn quăn trùn chỉ nó dày đặc ở dưới còn trên khô trên cạn thì chọt cái cái may cái thuỗng xuống đất moi lên là đủ thứ con, một đống lá mục, một đống phân là biết bao nhiêu con lúc nhúc loi nhoi ở dưới. Mình nhìn nó thôi mình mới thấy sợ. Tui nhắc lại: đam mê mà k tạo công đức thì chỉ có thể về những cảnh giới thấp kém tương ứng với niềm đam mê ấy. Có đam mê và có tu hành thì đời sau sinh ra được về các cõi nhân thiên tương ứng . Tui nói không biết bao nhiêu lần. Thích ăn ngon mà có tu hành sẽ sinh làm người có lộc ăn. Thích ăn ngon mà không có tu hành sẽ làm các loài ăn tạp. Không biết trong rom có hiểu cái này không. Làm cái loài sống trong đống rác đống phân cái gì hôi là nó đều đậu lên hết. Cái gì hôi hôi, cái gì ẩm ẩm, cái gì tanh tanh, cái gì nhớt nhớt, cái gì dơ dơ là nó đều đậu lên hết, sống chui rúc ở trong đó. Có nghĩa là nó cũng thích thú đam mê nó ăn trong cái mùi vị đó chứ, nhưng vì nó không có tu cho nên nó làm cái loài như vậy đó.
08/07/2019 - 03:03 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]
Con người có tu hành, nếu có cái tập khí thích ăn ngon thì nó đưa họ về các cõi nhân thiên làm người có lộc ăn. Thích ăn ngon thích mặc đẹp, thích trang điểm thích vẻ bề ngoài mà có từ hành thì sẽ sanh làm người có nhan sắc có quần là áo lụa. Còn người thích đẹp thích chưng diện mà không tu hành thì làm các loài sặc sở diêm dúa loè loặc như vậy thôi. Cho nên bài kinh này dạy cho mình nhớ cái nào để y cái đó đừng có kết nối nó với nhau bằng cái niềm đam mê đắm đuối trong đó chỉ là chuốc khổ mà thôi nhé. Cái chữ cực đoan phải hiểu nó là một phần riêng biệt, và cái người dệt vải ở đây là sự kết nối. Bài kinh này rất sáng.
08/07/2019 - 04:42 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]
Mỗi thứ phải hiểu nó từng phần riêng biệt thì chúng ta không thấy lớn chuyện mà khi chúng ta nghĩ nó một khối, một đống, một tổng hợp thì lúc đó nó mới ra chuyện. Tôi nói hôm qua đó có hai cách để giải quyết vấn đề: một là bạch hoá vấn đề, là soi rọi không để lại góc khuất. Hai là chia nhỏ nó ra, vì mình không chia nhỏ nó ra thì rất lớn chuyện. Bởi vì ông ấy ác ý với mình, ổng ghét mình lâu lắm rồi, đây là cơ hội để ổng phan vào mặt mình , ổng phun vào mặt mình cái câu nói xúc phạm tổn thương như vậy, đó là mình không chịu chẻ nhỏ nó ra như thế này. Ai không có lúc lỡ lời. Cái thứ hai con người mà có lúc làm con có lúc làm người mà phần con thường nhiều hơn phần người nhé. Mặc dù được gọi chung là con người nhưng phần người thường ít hơn phần con. Khi nào phần con làm chủ thì nói bậy, khi nào phần người làm chủ thì ảnh nói đàng hoàng, vậy thôi. Mình chia nhỏ vấn đề đó ra nhé. Nó bớt điên đi, chưa kể mình nói theo a tỳ đàm rốt ráo thì trong từng phút trôi qua thân và tâm chúng ta luôn luôn biến diễn trôi chảy không ngừng từ tình trạng này sang tình trạng khác, chúng ta luôn luôn trở thành một cái mới nhé. Cho nên cái chữ puttha trong kinh có nghĩa rất hay. Putta có nghĩa là trở thành, chúng ta luôn luôn trở thành một cái gì đó. Rồi cái ái có nghĩa là thisari (k biết đúng không) là người dệt vải. Chính từng cọng chỉ rời nhau nhưng được gọi là một tấm vải là bởi vì từng cọng chỉ ấy được gom lại, được kết lại được nối lại, được đan lại, được khâu lại, được gắn lại với nhau thành ra cái mà ta gọi là tấm vải. Ở đây cũng vậy, ở đời mỗi sự đều rời rạc, chúng do các duyên mà có, có rồi phải mất. Nhưng sở dĩ chúng ta có thích có ghét có thấy cái này quan trọng, cái kia nó lớn chuyện là bởi vì chính vì chúng ta đã đem cái nhìn phiền não của mình mà kết nó lại với nhau, chúng ta đem cái ngộ nhận của mình mà kết nó lại với nhau. Cho nên chúng trở thành quan trọng, chúng trở thành lớn chuyện. Và cái anh đầu dân trong sự kết nối ấy chính là tham ái. Ở đâu có có ghét có bất mãn ở đó có đau khổ. Như vậy, từ đó suy ra tham ái chính là cội nguồn đau khổ.
08/07/2019 - 07:51 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]
Tôi nói không biết bao nhiêu lần mà bửa nay ôn lại trước khi qua bài kinh mới. Tại sao nói tham ái là gốc của khổ. Có tới 1001 cái định nghĩa.
Do tham ái tức là do có thích nó mới dẫn đến một loạt cái khổ sau đây:
1. Do có thích nên mới đầu thai các cõi, do có thích nên có tạo các nghiệp thiện ác, từ đó đi về các cõi tương ứng. Đó là nghĩa 1: tham ái tạo ra tái sinh.
2. Chính do tham ái nó mới dẫn tới chuyện muốn mà không được. Bởi vì các vị tưởng tượng trong đời có bao nhiêu thứ các vị thích vậy, có rất nhiều, ít nhất là một triệu mà cái mình được thì được bao nhiêu trong 1 triệu ấy. Bao nhiêu trong 1 triệu tự quý vị hiểu nhé. Tui ghét nhất là mấy người mở miệng ra như thánh. Kỳ rồi tui giảng ở (..........k rõ) có cái bà nớ bã nói: con không thích cái gì hết sư ơi. Không thích cái gì hết thì một là bã xạo bậc thầy, 2 là bã ngủ bậc thầy bã không có thấy ra được. Thích chớ, mình thích tùm lum hết, ngay cả tu sĩ, các vị hỏi vị đó muốn sở hữu cái này, muốn sở hữu cái kia không. Giới luật đôi khi không cho phép sở hữu này nọ, quan điểm xã hội và cái nhìn của phật tử đúng là không đồng ý cho vị sa môn sở hữu cái đó. Nhưng bấy giờ hỏi thiệt, đóng cửa lại hỏi nhỏ ổng, coi ổng có khuấy cái đó không. Nếu mà gan thì ổng thích chứ, may mà tu sĩ đó. Như vậy trong đời này chúng ta biết đó vì tham ái nên chúng ta mới thích tùm lum. Trong bao nhiêu cái thích ấy chúng ta được bao nhiêu cái bất toại, chúng ta có bao nhiêu cái như ý. Chúng ta nghĩ kỷ lại đi.
Cho nên ái ở đâu là khổ ở đó. Thích là phải đi tìm, cái hành trình tìm kiếm là một hành trình khổ đau; tìm được rồi phải bảo quản gìn giữ nó lại là một hành trình gian khổ; bảo quản gìn giữ không được lại là một hành trình gian khổ; giữ được rồi nhưng mà mình lại không còn thích nó nữa lại là một hành trình gian khổ nữa. Tin tui đi, mấy cái đó là rờ đâu khổ đó. Muốn không được là khổ, muốn mà phải kiếm tìm là khổ, kiếm tìm không được là khổ, tìm được rồi phải giữ là khổ, giữ được rồi mà không còn muốn nó nữa cũng là khổ. Yes! Có trường hợp nớ: có được rồi vò ra nhìn nó ơn quá, là cái nhà mình không muốn ở nữa, cái xe mình không muốn nữa, cái người mà mình không muốn sống cùng nữa. Đôi giày đôi dép mình lỡ mua thì đem liệng được nhưng có nhiều thứ trên đời này mình chán nó rồi mà không biết làm sao giải quyết nó. Nhiều khi vác cái bản mặt của mình. Mình soi gương mình thấy trời ơi sao mà xấu dữ thần vậy. Bây giờ làm sao đây lấy dao mà gọt nó hà. Cho nên, chúng ta cứ tưởng tượng cái cõi này hễ ái ở đâu là khổ ở đó.
Cái cuối cùng là, nó nhiều lắm tui chỉ làm gọn lại thôi. Tại sao thích là gốc của khổ, là bởi vì cứ một cái thích thì nó sẽ tạo ra vài ba cái ghét đối lập. Không biết trong rom có hiểu cái này không ta. Cứ một cái thích là nó luôn luôn đính kèm theo vài ba cái ghét. Tôi ví dụ: tôi thích êm ấm đây thì tôi sẽ ghét bất cứ cái gì không được êm ấm: chỗ ngồi, chỗ nằm, chiếc xe, chiếc tàu, bất cứ chỗ nào của tôi mà nó không được êm không được ấm như tôi muốn thì nó trở thành cái nguồn khổ cho tôi thôi. Mà chính là do tôi thích êm ấm. Tôi thích mát mẽ tôi không thích nực nội, tôi thích rộng rãi thông thoáng cho nên tôi không thích chật chội tù túng. Tôi thích ấm áp nên tôi không thích lạnh lẽo. Tôi thích cao ráo nên tôi không thích thấp lùn. Đại khái như vậy, tôi có thích cái gì đó thì đương nhiên tôi sẽ có cái ghét đối lập. Cái ghét không phải 1 đâu nghe. Tôi thích một cái gì đó thì tôi có 10 cái ghét đối ngược. Tin tôi đi. 10, 15,:20,25, 30, 45. Nhớ vậy đó. Cho nên hễ ái ở đâu là khổ ở đó. Phải xé nhỏ nó ra banh chành như vậy thì mình mới hiểu, ồ thì ra ái là gốc của khổ. Trong kinh gọi ái là người dệt vải. Ảnh về ảnh kết hết lại, kết cái này kết cái kia kết gom hết lại, dựng lên một cái tượng đài để mình thấy trong đó có tôi, có chúng tôi; có ta, có chúng ta; nó, chúng nó. Từ chỗ có bỉ thử mới bắt đầu có phe phái có biên giới: biên giới về địa dư lãnh thổ, biên giới dân tộc, biên giới về chủng tộc giống nòi, biên giới về văn hoá, về tôn giáo, về chính trị, về xã hội, vê tư tưởng. Và từ khi chúng ta nghe từ biên giới, các vị biết rồi biên giới đồng nghĩa với ngăn cách, mà ngăn cách là bắt đầu tương tranh. Nhẹ thì mâu thuẩn, nặng là chiến tranh là máu lửa là can qua, là binh biến nhé. Đấy, mọi sự từ đó mà ra, học cái kinh này là( nghe k rỏ.....) Hiểu sâu nó run gớm.
08/07/2019 - 01:29 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]
(còn tiếp)
https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=...isariputta
22/07/2019 - 02:02 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]
Tôi ngửi cái mùi tôi ném cái vị tôi xúc chạm tôi suy tư, bất cứ lúc naog 6 căn tôi làm việc mà tôi có tâm lành hoặc tâm xấu, hoặc khó chịu hoặc dễ chụi. Cái lành cái xấu ấy được gọi là tư. Nhớ nhé. Như vậy toàn bộ đời sống này có thể nói là của 6 tư, 6 tưởng, 6 thọ, 6 xúc, 6 ái, 6 tư đều không sai. Các vị nghe kịp không. Mà tại sao phải xé nó ra như vậy. Bởi vì phải có xé ra chúng ta mới thấy được. Ồ thì ra mình là đồ ráp. Đó là điều thứ nhất. Đồ ráp chứ không phải đồ rác, chữ p với chữ c. Thứ hai là phải xé nó ra để mình dễ dàng nhận ra vấn đề. Như ngày hôm qua tôi đã nói rồi. Có 2 cách giải quyết vấn đề: một là bạch hoá cho nó sáng, rọi sáng nó ra đừng có một góc khuất một góc tù che kín nào hết. Thứ hai là chẻ nhỏ chia nhỏ vấn đề ra để giải quyết.
1. Rọi sáng từng góc khuất
2. Chia nhỏ vấn đề ra.
Đây là hai cách mà được dùng để giải quyết tất cả vấn đề trên toàn thế giới, trong vô lượng kiếp sanh tử. Có một điều là chúng ta làm được bao nhiêu mà thôi. Hành trình tu hành và chứng thánh cũng chỉ là hành trình thực hiện hai cái này. Một là bạch hoá vấn đề soi rọi mọi góc kín. Hai là chia nhỏ vấn đề ra để giải quyết. Ví dụ như: một vị tỳ kheo đắp y thì rõ ràng là đang thực hiện hai vấn đề này. Một là bách hoá vấn đề. Có nghĩa là kể từ bây giờ đi biết là đi, ngồi biết là ngồi, tâm tham biết là tâm thảm, sợ biết là sợ, giận biết là giận, thích biết là thích, tiếc biết là tiếc, thương biết là thương, đó là bạch hoá vấn đề. Và đồng thời đi xuất gia mình cũng chia nhỏ vấn đề. Chia nhỏ là sao? Hồi đó mình hay gom chung lắm, đời tôi thế này đời tôi thế kia, cắm đầu lo sự nghiệp, cắm đầu lo cho mái ấm, cắm đầu lo cho vợ chồng con cái. Rồi bây giờ, mình chia nhỏ nó ra. Khi đi sống hết mình với chuyện đi, ngoài ra không biết chuyện gì nữa hết. Khi sống hết mình với chuyện sống, ngoài ra mình không biết chuyện gì nữa hết. Khi ngồi hết mình với chuyện ngồi, ngoài ra không biết gì nữa hết. Có nghĩa là chia từng phần từng phân ra để giải quyết. Không biết quý vị có hiểu không. Hello! Các vị có hiểu không.
1. Bạch hoá vấn đề
2. Chia nhỏ vấn đề.
Rồi, thì ở trong kinh này, cái chuyện đầu tiên Ngài nói là chia nhỏ vấn đề ra. Đầu tiên Ngài nói các dục, toàn bộ thế giới này chỉ cần nói đến dục là đủ rồi. Dục là muốn. Thứ nhất là gì ta, dục là thích thú trong cái này cái kia đúng không.
Rồi, thế đầu tiên hiểu đến cái dục là toàn bộ đời sống nói đến chữ dục là đủ rồi. Mà bây giờ mình tu hành trong cái dục là sao ta. Tôi nói gom lại: vô lượng vũ trụ với tất cả chúng sanh cùng tất cả vấn đề ở trong đó chỉ tập trung vào chữ dục này mà thôi. Không sai. Vì sao? Vì chính cái dục là ước muốn. Chính ước muốn dẫn đến hành động, hành động dẫn đến kết quả và kết quả chính là toàn bộ vũ trụ mà mình nhìn thấy mỗi ngày, đang sống trong đó, sống cùng nó với nó, bên cạnh nó. Quý vị có hiểu không. Tại sao có kẻ sinh ra làm con dòi con bọ, con trùn con dế, con chó con heo. Tại sao sinh ra có kẻ làm ông hoàng bà chúa, công hầu khanh tước, thầy chùa đủ đãng, kỷ nữ thương gia. Ở đâu ra vậy. Cũng là nghiệp. Một phần là nghiệp, phần lớn là nghiệp.
Cho nên, cái chuyện đầu tiên là nói đến dục, trước hết là nói về dục. Dục ở đây là gì, dục là muốn này muốn kia. Trong đây ngài nói dục có 5 loại, 5 thứ trưởng dưỡng. Dục ở đây có nghĩa là cái mình muốn khi mình nhìn thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng. Nhưng dục sai biệt là sao. Dục sai biệt có nghĩa là, tôi đã nói nhiều lần, cái thích trong đời này nhiều kiểu lắm. Do tiền nghiệp quá khứ, rồi cái gì nữa ta, khuynh hướng tâm lý, môi trường sống hiện tại. Nhớ nhe. tiền nghiệp quá khứ, rồi cái gì nữa ta, khuynh hướng tâm lý, môi trường sống hiện tại chính 3 cái này nó mới khiến cho mình mạnh về cái phiền não nào trong tham, sân, si, ái, mạn, kiến, nghi. Mạnh về cái thiện nào trong tín, tấn, niệm, định, huệ. Thích nhiều về cái nào trong sắc, thinh, khí, vị, xúc. Các vị trong đây học toán chắc biết cái này. Chỉ cần xê dịch một cái nó sẽ ra một dạng. Dân giỏi toán làm cái này lẹ lắm. Thí dụ như do tiền nghiệp chúng ta phải làm người Việt Nam, chúng ta là nguyên cái room này nề, tổng cộng 50 người.
22/07/2019 - 08:00 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]
Đều do cái nghiệp gì đó giống nhau nên mình làm người Việt Nam. Nhưng vấn đề tiền nghiệp, mình giống nhau ở chỗ làm người Việt Nam. Nhưng mà sao, người Việt Nam ở miền nào, giới tính ra sao, nam hay nữ hay giới tính giữa. Có loại giới tính giữa nữa đó nghe. Giới tính vô danh đó, anh em..... Cho nên là người Việt Nam mà giới tính nào, vùng miền náo, lớn lên trong gia đình ra sao. Tới khuynh hướng tâm lý, có anh thì thích nhạc, có anh thì thích hoạ vẽ. Anh xài nhiều con mắt anh xài nhiều lỗ tai. Chưa kể trong cái đám anh mà thích con mắt thì có anh thích đi du lịch chụp ảnh, anh thì thích vẽ tranh, anh thì thích trồng hoa, anh thì thích chơi đồ cổ, anh thì thích chơi tiền xưa. Trong cái đám thích cảnh sắc là nó đã có 8 muôn 4 ngàn hạng trong đó rồi. Trong cái đám thích âm thanh nó lại cũng có 8 muôn 4 ngàn, có nghĩa là tôi muốn nói số nhiều đó. Vô số các trường hợp trong đó, nhé. Rồi thích mùi, thích vị, thích xúc, đó rồi thích suy tư. Đề tài thì có người thích văn hoá, xã hội, chính trị, tôn giáo, triết học. Các vị nghe kịp không. Xin lỗi! Cho nên từ cái chỗ 3 điều kiện tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý, môi trường sống hiện tại dẫn đến cái chuyện mình thích cái này thích cái kia. Mà chính từ cái thích đó các vị thấy dục trên các sắc, dục trên các thinh, dục trên các xúc. Và tôi đã nói không biết bao nhiêu lần, mỗi phút giây nhớ dùm tâm niệm dùm điều này: những gì ta đang thích đang ghét trong từng phút, nó đã lặng lẽ kín đáo mở ra một con đường về cho ta trong đời sau kiếp khác. Câu thần chú này phải xăm lên người chứ không phải viết xuống giấy đâu. Phải xăm lên người những gì ta đang thích đang ghét trong từng phút, nó đã lặng lẽ kín đáo mở ra một con đường về nơi chốn nào đó cho ta trong đời sau kiếp khác. Đừng coi thường nó. Đừng có nói là tôi thích cái đó kệ tôi, làm cái gì mà đời sau kiếp khác. Sai. Tôi đã nói rồi, anh thích cái gì, anh ghét cái gì nó chưa đủ nhưng những hành động thiện ác đi kèm với cái thích cái ghét đó nó mới tạo ra cái lộ trình tương lại cho anh. Nhớ cái đó nhé. Rất là quan trọng nghe chứ đừng có nói tôi thích trồng hoa nơi góc vườn nhà tôi, tôi thích dọn dẹp nhà tôi làm cái gì ổng nói thấy ghê vậy. Nhà tôi tôi dọn chứ không lẽ để nó dơ như ổ chuột, có dọn thấy hay hay vui vui, cuối tuần hay về tôi dành thời gian dọn. Tôi thích dọn dẹp nhà, tôi thích hút bụi, tôi thích chưng bông cửa sổ, lau dọn ngoài bâng công, hành lang chút vậy đó. Đó là đúng. Thích nấu ăn, tôi không nấu thì chồng con tôi lấy gì ăn. Bà mẹ già, bố tôi lớn tuổi họ lấy gì họ ăn. Từ đó tôi thích nấu ăn. Mà làm cái gì đến mức thích nấu ăn , thích làm vườn, thích dọn nhà mà chưng dọn nhà cửa là một lộ trình sinh tử gì ghê vậy. Dạ thưa đúng. Anh thích cái gì thì anh đã kín đáo tạo ra những cái ghét ngược lại. Trong room có hiểu cái đó không ta. Vấn đề kẹt ở đó. Khi anh thích cái gì thì anh đã kín đáo tạo ra những cái ghét ngược lại. Thí dụ như tôi thích mát mẻ thì tôi ghét nóng nực. Mặc dù lúc này tôi không có nói cái nóng nực tôi chỉ nói mát mẻ thôi. Quý vị biết không? Tôi thích mát mẻ, tôi thích cao ráo, tôi thích rộng rãi, tôi thích thông thoáng. Tôi kể toàn cái thích thì quý vị sẽ hiểu ngầm là cái gì ngược lại cao ráo, ngược lại thông thoáng, ngược lại rộng rãi là trẫm đều ghét hết nghe. Và để giải quyết cái thích giải quyết cái ghét đó tôi đã làm bao nhiêu việc thiện ác đó quý vị hiểu không.
23/07/2019 - 01:33 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]
Quý ví đâu có biết tôi làm bao nhiêu cái chuyện giàn ác để tôi có nhà cao cửa rộng tôi về tôi hầy vợ, hầu con, hầu chồng, quý vị đâu có biết. Cho nên quý vị đâu có ngờ cái chuyện tôi thích nấu ăn, cái chuyện tôi thích chưng dọn nhà cửa, cái chuyện tôi thích mặc đẹp, cái chuyện tôi thích đi shopping, kể cả cái chuyện là window shopping bên Mỹ kêu là window shopping nên Đức nó kêu là like cửa sổ đó, tức là đi nhìn thôi nhé. Thì đó cũng là một cái nghiệp. Bây giờ thích bản thân nó sẽ dẫn đến cái ghét. Mà thích ghét cộng lại nó sẽ hướng dẫn hành động chúng ta. Tin tôi đi. Mình nghe từng bước , chia nhỏ vấn đề mình mới giải quyết được. Bạch hoá vấn đề và chia nhỏ nó ra thì chuyện nào anh cũng giải quyết được. Bởi vì anh thấy thích ở đâu thì cái ghét núp lùm kế bên. Chính ghét và thích hướng dẫn hành động, hướng dẫn cảm xúc, hướng dẫn đời sống anh. Anh sẽ làm cái này cái kia để mà giải quyết cái ghét và cái thích đó. Theo đuổi cái thích và trốn chạy cái ghét.
Cho nên, chữ dục ở đây nó lớn chuyện lắm. Cho nên ở đây Ngài mới nói đầu tiên dục là đam mê trong các trần, chuyện thứ hai là các dục sai biệt. Sai biệt nghĩa là nó thô, nó very very.... nó đủ loại hết trơn. Người thích sắc, thinh, khí, vị, xúc. Rồi trong cái sắc đó nó có thiên hình vạn trạng. Người mà dùng con mắt để thưởng thức cuộc đời đó, anh thì thích nhìn cái này, anh thì thích nhìn cái kia. Lỗ tai cũng vậy, chỉ riêng trong cái đám nghe nhạc thôi thì mình đã thấy là trùng trùng trong đó rồi nghe. Nghe nhạc tây, nhạc tàu, hay nghe nhạc ta. Nhạc ta là nghe nhạc gì, nhạc buồn, dân ca, cải lương, hồ bản, hát bội, quan họ Bắc Ninh, mái nhì mái đẫy. Mình phải ý mình thích cái gì. Chỉ riêng nhạc không thôi đó thì mình đã thấy thiên hình vạn trạng. Cho nên dục sai biệt, mình phải biết dục sai biệt từ đâu ra. Từ cái suy tư sai biệt, sở thích sai biết dẫn đến các dục sai biệt.
Tiếp theo, dục dị thục là sao? Tôi mới nói, mới vừa nói xong, khi mà cái thích của chúng ta không giống nhau thì dục dị thục có nghĩa là cái quả báo do các ước muốn đem lại cũng không giống nhau. Tôi đã nói rồi do anh thích cái này thì đương nhiên anh sẽ có cái ghét ngược lại. Tôi thề như vậy. Tôi thề bảo đảm như vậy. Khi anh thích cái này thì có bao nhiêu cái ghét ngược lại nó cũng đi kèm theo. Giống như là bánh xèo nó quất đống rau theo rồi đó, nào nưics chấm, nào giá, nào ngò gai húng lủi, tía tô, nào là đọt xoài non đọt củ sắn, củ dền, nó quất cho nguyên một đống là nó đi kèm với bánh xèo đí chứ không phải ít đâu. Bánh pizzaza nó không có rau nhưng thật ra nó cũng đủ thứ trong đó. Một cục bột mì nó sẽ đi theo với bao nhiêu thứ nó mới ra được cái bánh pizza chứ. Tôi nhớ hồi đó tôi mới qua Mỹ.
23/07/2019 - 03:35 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]
Tôi nhớ hồi tôi mới qua Mỹ, tôi gặp cái bánh pizza đó tôi đâu có dám nói, tôi nghĩ trong bụng, trời ơi sao nó giống cái đống mửa của ai đem đi nướng lại, nói thiệt như vậy đó. Tôi từng nghĩ như vậy, nhìn cái bánh pizza trời ơi nó giống cái đống mấy thằng xỉn mửa ra xong đem đi nướng lại đó, lút chút lút chút vậy đó. Ái da. Rồi, cho nên cái dục sai biệt hễ mình muốn tùm lum thì quả báo nó cũng tùm lum. Tôi đã nói rồi thích ăn ngon mà không tu hành sanh ra làm loài ăn tạp. Thích giữ của mà không tu tập sanh làm loài có hang có ổ có tổ chức có quần thể. Không biết có hiểu không ta. Thí dụ như có những loài bạ đâu sống đó, nhưng có những loài nó phải có hang, có loài phải có tổ. Quý vị có thấy loài chim, trong đó có những tổ chim mà nó làm công phu cực kỳ. Con chuột hải ly nó là bậc thầy kiến trúc. Có nghĩa là tất cả kiến trúc sư thế giới đều phải ngã nón cúi chào kính cẩn trước đồng chí hải ly một thứ chuột nước. Nó tầm tầm khoảng 1, 2 ký thôi mà nó giỏi cực kỳ. Và những công trình của nó đáng được xem là huyền thoại là hoang đường trong trí tưởng tượng của kiến trúc sư toàn hành tinh, là vì sao. Là vì khích thước, trọng lượng, điều kiện làm việc của nó không là gì so với những gì nó làm được, khi nó dựng tổ ở dưới nước. Nó lấy cây nó đóng cọc rồi nó làm tổ, phải nói là cái tổ của nó con người có đầu óc thông minh mà kêu làm cái tổ hải ly giống như vậy thì hầu hết phải quỳ lạy hết. Trời lạnh như cắt thì tôi hỏi nó làm kiểu gì thì không biết mà nó tha gỗ rồi nó làm sao mà nó ghim sâu cắm chặt ở trong sình để nó làm tổ. Cho nên, hoặc là tổ chim giòn giọt. Tôi nói cái này bà con muốn tò mò vô Google tìm tổ chim giòn giọt, ổ con hải ly, hoặc tổ chức từng đoàn quần thể bầy đàn của con ong con kiến con mối đó mới khiếp. Có nghĩa là thích sở hữu bất động sản nhà đất mà không tu đời đời sanh ra làm loài thích hang thích ổ thích tổ chức quần thể. Chứ không phải khơi khơi mà sanh vào loài đó. Không phải khơi khơi, nó phải có những cái thích cái ghét như thế nào đó nó mới dẫn tới cái nghiệp tương ứng. Từ cái nghiệp tương ứng cho nên nó mới có cái chỗ đi về tương ứng. Có những người họ khéo tay cực kỳ mà họ không tu hành gì hết họ làm những loài động vật cũng khéo cực kỳ. Tin tôi đi. Ở đây không biết trong room mình, khổ quá trong room bị cái hội chứng sợ sách đó. Khổ, không biết đọc sách. Chứ có nhiều loài trong thiên nhiên nó khéo cực kỳ, nó khéo mà mình chỉ có lạy nó thôi. Hoặc là do nhiều đời mình rất khéo tay nhưng không tu hành gì hết nên sanh làm cái loài nào đi nữa mình cũng tiếp tục khéo tay. Nhớ nhé. Đó gọi là quả dị thục. Mình thích cái gì thì chính cái đó là quả dị thục, nó sẽ dẫn đến, thích cái gì đó là dục, mà cái quả do nó đem lại gọi là quả dị thục. Dục dị thục. Thích tu thiền định thì về Phạm thiên đó chính là dục dị thục. Thích về các cõi dục thiên thì làm các hạnh lành thập thiện để đời đời sanh ra hưởng quả nhân thiên đẹp trai con nhà giàu, học giỏi, có nhan sắc, có quần là áo lụa, có lộc ăn, có quyền lực, có đời sống tình cảm như ý. Thì tất thảy những thứ này đều là dục dị thục. Có nghĩa là anh có muốn cái này cái nọ và anh có tạo công đức đính kèm. Còn không nữa là giống như bánh xèo không có rau vậy đó, chỉ là cục bột gạo thôi. Mà không có bột nghệ nữa thì thôi không biết lấy gì để ra bánh xèo nữa. Nó chỉ là cục bột gạo vậy thôi. Có người khá khá chút thì có thêm miếng nghệ, khá khá nữa thêm miếng dầu bỏ vào chảo. Nhưng quý vị biết không, cái bánh xèo mà không rau không nhân thì nó kỳ dữ lắm, dù bánh xèo chay đi nữa nó cũng phải có cái tùm bậy tùm bạ bỏ vô cho nó giống người ta nhé. Thì mình thích mà mình không có công đức thì giống như làm báng xèo thiếu gia vị, thiếu nguyên liệu vậy đó. Nó kỳ cục vậy đó, nó kỳ cục dữ lắm.
Rồi, tiếp theo là xúc đoạn diệt. Xúc đoạn diệt là sao? Xúc đoạn diệt nghĩa là từ đồng nghĩa với sự chấm dứt sanh tử. Vì sao? Vì tôi đã nói rồi, sanh tử là sự có mặt của 6 căn, 6 trần. Sự gặp gỡ của 6 căn, 6 trần chính là 6 xúc. Cho nên khi nói xúc đoạn diệt cũng có nghĩa là sự vắng mặt của 6 căn, 6 trần. Không biết trong room có hiểu không ta. Hello! Khổ thiệt chứ, các vị có hiểu không? Con đường dẫn đến sự kết thúc 6 xúc chính là con đường bát chánh đạo (tiếng pali). Đó là đoạn chú giải cô Giọt Mưa mới đưa lên, tôi liếc mắt tôi thấy. Đúng rồi. Có nghĩa là do các dục anh tạo tùm lum nghiệp. Rồi từ đó anh mới có 6 căn, 6 trần. Từ sự gặp gỡ của 6 căn, 6 trần nó làm nên 6 xúc. Đúng chưa.
Rồi, bây giờ nói rằng tu là để diệt trừ 6 xúc đúng không? Đúng.
24/07/2019 - 10:04 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]
Có nghĩa là, ý nói gọn của cái gọi là sự biến mất của 6 căn và 6 trần. Mà anh muốn chấm dứt 6 căn và 6 trần thì sao ta. Chuyện đầu tiên là anh phải dẹp 6 ái, anh không còn thích nữa. Khi anh còn thích, các vị ghi dùm tôi câu này: khi ta còn thích trong 6 trần thì đời sau ta tiếp tục có 6 căn. Ghi dùm tôi câu này đi, tôi lười quá, lười rồi, sắp hết giờ rồi. Khi ta còn thích trong 6 trần thì ta còn có 6 căn. Tôi chờ thử có ai viết không, tôi ghét viết quá. Khi ta còn thích trong 6 trần thì ta còn, nó bị gào quá chừng, gì mà ép quay phim khổ thiệt. Khi 6 căn còn thích trong 6 trần thì ta tiếp tục tạo ra 6 căn trong kiếp sau. Thêm vô chữ kiếp sau. Khi kiếp sau ta có 6 căn thì coi như ta có hình hài đúng không, 6 căn là hình hài. Vì nghiệp tham ái kiếp này mà ta có 6 căn, còn 6 trần của kiếp sau là gì thì tùy thuộc kiếp này ta phước hay tội nhiều. Quý vị hiểu không ta. Chắc phải ghi rồi. Do 6 ái trong 6 trần đời này mà kiếp sau ta có 6 căn mới, còn 6 trần của kiếp sau là bất toại hay như ý thì tùy thuộc phước tội cá nhân. Xong chưa ta. Thí dụ như là thích ăn ngon nhưng mà không có phước thì phải ăn cái món không ra gì. Quý vị hiểu chưa. Quý vị thấy có nhiều người trên hành tinh này cứ đến giờ đói hả chỉ có mì gói thôi. Đến lúc đói chỉ có như bên châu phi, bên, Eritrea, Uganda.... Hoặc ngay bên bắc hàn của tôi nề, ông Uganda, somaliland... Nhất là châu phi nó đói nó chỉ có con trùng vỏ cây củ rễ mà nó quơ được. Tức là nó ăn cả những thứ có độc nữa. Quý vị biết không. Nó ăn cả những thứ có độc, cái rễ nào ngọt ngọt chua chua là ăn, con gì mà đưa cái lưng lên trời, ăn vô không cay, không khó nuốt là cứ nuốt. Nướng được là nướng, ăn sống được là ăn sống, các vị có tin không. Con người mình đó, minh khai mà vậy đó. Vì kiếp xưa cũng có 6 căn cũng có đam mê 6 trần nhưng không có cái phước tu tập. Cho nên bây giờ sinh ra cũng có 6 căn nhưng 6 trần của mình nó trục trặc, nó bị thiếu thốn nghiêm trọng, nghiêm trọng. Còn có nhiều người, mỗi người tùy đời sống vui lắm. Có nhiều người kiếp trước họ sống như thế nào đó bây giờ họ sanh ra giàu có mà hưởng không được. Kẻ thì ăn được mà không có gì ăn, kẻ được đồ ăn mà không ăn được. Tôi biết nhiều cái cảnh tang thương lắm. Ngày xưa ở Việt Nam nó đói như quỷ vậy đó ăn cái gì cũng ngon mà không có gì để ăn. Lúc đi ra nước ngoài rồi muốn cái gì cũng có thì bác sĩ bảo calettoron nghe_nhịn, tiểu đường nghe_nhịn, cao máu nghe_nhịn. Coi như cấm hồi thằng nhỏ chỉ còn rau sống thôi. Mà cái thứ này tôi gặp một tỷ người. Tôi gặp một tỷ người rồi nó đông như vậy đó. Trong đám Việt Nam mình đó rất là nhiều, từ bên Mỹ con cháu toàn bác sĩ kỷ sư không mà bà già thì cứ tới giờ là cơm mà cơm không được gạo Thái, ........., ăn loại gạo tiểu đường á. Ăn rau luộc với nước chấm, nước tương phải pha loãng ra chứ ăn mà nó mặn quá ăn vô chết đó, bị lên máu mà đi luôn. Mà trước nhà thì nó đậu toàn xe Mercedes, Cadillac, rolls Royce, Lamborghini, Porsche, thứ dữ không, nội nhìn cái dàn xe là mình đã thấy cộng lại cả triệu rồi đó mà bà già không ....... rau luộc chấm với nước tương pha loãng, các vị nghĩ coi có động trời không. Ăn mà ta nói nghẹn nghẹn, trợn trạo trợn trạo vậy đó. Đủ thứ loại hết trơn, mà là do nguyên thủy là gì. Là kiếp xưa cũng có 6 căn như người ta nhưng không khéo tu tập đấy. Vấn đề là ở chỗ đó cho nên đam mê trong 6 trần mà thiếu công đức đời sau sanh ra cũng tiếp tục có 6 căn để có thân mạng mắt, tai, mũi lưỡi như người ta vậy đó nhưng mà 6 trần có vấn đề. 6 trần mà không được như ý có nhiều lý do lắm. Một là không có cái để hưởng phải hưởng cái tầm bậy. Còn hai là có cái ngon lành nhưng sao ta, nhưng có thể nó trục trặc. Khổ quá, cơ thể nó trục trặc, coi như cũng xong luôn nghe. Còn bấy giờ là đã đúng 4h chiều, phải xin bà con cho tôi đi nghĩ. Tôi có một cái phước cũng là một cái tội. Phước là tôi có bị tận thế, có bị suy dinh dưỡng cùng cực nhưng mà ngộ lắm khi tôi dạy học, tôi thuyết pháp, tôi rất khoẻ. Cái hơi, cái phổi của tôi nó rất mạnh. Cho nên khi tôi có nghe một người quen nói là nhìn sư lờ đờ, khi mà ngồi giảng nó sẽ bật dậy giống như là, bật dậy giống như là người khoẻ mạnh vậy đó. Nhưng sau khi giảng xong đó, bà con về rồi thì tôi lê lết cái tấm thân tàn lụi đi về phòng nằm thoi thóp. Chuyện đó xảy ra nhiều năm nay rồi nhé. Bây giờ sẽ sửa soạn tôi lê cái thân già về phòng tôi thoi thóp đây. Chúc các vị một ngày vui. Và hẹn gặp lại ngày mai.
============================================
============================================
============================================
[Từ đây cho đến hai posts tiếp theo (#276-277) lặp lại từ post # 272, post đầu tiên, của bài giảng.]
Nhóm thứ ba là - cực hiếm. Chính vì có vô minh trong bốn đế mới có các nghiệp thiện ác. Từ các nghiệp thiện ác mới có các tâm đầu thai vào các cõi. Có nghĩa là khi mình làm các nghiệp ác là mình đã tạo ra một lô tâm đầu thai về các cõi khổ, súc sanh ngạ quỷ, địa ngục, A tu la. Khi làm các việc lành là chuẩn bị tâm đầu thai vào các cõi vui, ví dụ như cõi người, cõi dục thiên hay cõi Phạm thiên. Như vâỵ nghiệp thiện ác dẫn đến tâm đầu thai về các cõi. Từ cái chuyện mình có tâm đầu thai mình mới có mặt ở các cõi. Khi mình có mặt ở các cõi thì mới có chuyện mình sở hữu các căn, có nghĩa là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Bây giờ mới có vấn đề, càng lúc nó càng mở sâu và mở rộng ra.
Bây giờ trở lại kinh này, xúc là một phần riêng biệt, trong chú giải có nói xúc là một phần riêng biệt, xúc tập khởi là một phần riêng biệt, xúc diệt là chặn giữa cũng là một phần riêng biệt. Vấn đề ở đây ái là sự kết nối giữa ba phần riêng biệt ấy. Trong bản tiếng Việt: Ái là người thợ dệt. Dịch như vậy hoàn toàn không sai nhưng làm cái nghĩa nó tối đi. mà ở đây mình phải hiểu xúc là một phần riêng biệt, xúc tập khởi là một phần riêng biệt, xúc diệt là một phần riêng biệt, vì sao có cách nói này, lẽ ra chúng ta phải biết hễ có sáu căn mắt tai mũi lưỡi... thì không thể tránh sáu xúc hết, có con mắt thì phải có sự tiếp xúc với cái mình thấy. Có lỗ tai thì phải có cái để mình nghe. Cái để mình thấy là hình ảnh, là hình dáng là màu sắc, cái để tai nó biết đó là tiếng động hay âm thanh xa gần, dễ nghe hay khó nghe, rõ hay không rõ v.v. Như vậy có sáu căn đương nhiên là phải có sự tiếp xúc giữa sáu căn với sáu xúc. Vị Phật cũng vậy ngài cũng có sáu căn mà cũng có sáu xúc. Nhưng vấn đề ở ngài và mình khác nhau ở chỗ này. Ở Ngài, cái nào ra cái đó. Có nghĩa là ở Ngài, Ngài đang đi trên đường thì Ngài biết là mình đang đi, một cái lá rớt xuống, thì Ngài biết là cái lá rớt xuống, Ngài không có đi xa hơn mình. Còn mình thì từ cái chuyện chiếc lá rớt xuống mình thích hoặc là ghét, mình nghĩ đến bao nhiêu chuyện để mình thích để mình ghét. Thich là sao? Mình thấy trong một buổi chiều vàng nắng hạ có một chiếc lá vàng rơi trong một cơn gió chiều mát mát hiu hiu, nó gợi nhớ cho mình bao nhiêu là chuyện xưa, chuyện cũ, hoặc nó làm cho mình miên man hoài vọng vào một ngày mai trùng phùng tái ngộ với ai đó. Hoặc là mình đang đắm đuối miên man trong một buổi chiều vàng thiệt đẹp. Chỉ là một chiếc lá thôi mà nó dắt mình về một phương trời xô dạt. Phải nói là rối rắm như vậy, nhưng đức Phật thì không, Ngài đi chỉ là đi thôi, Ngài thấy chỉ là thấy thôi, cái lá chỉ là cái lá thôi, Ngài không có đi xa biền biệt như mình. Cho nên đối với Ngài, xúc là một chuyện rất là riêng. Xúc tập khởi có nghĩa là gì? Chữ "tập khởi" ở đây ám chỉ cho sự đam mê ở trong xúc. Giới có nghĩa là gì? Thật ra mình nói giới luật có thể nói tu xúc cũng được mà tu thọ cũng được. Tu xúc là hạn chế không để cho sáu căn làm việc, nó phải đối mặt với quá nhiều cảnh trần. Thí dụ như trong luật cấm, Tỷ kheo không nên gặp gỡ những hạng người nào, không nên xuất hành ra khỏi trú xứ vào những thời điểm nào, không nên lui tới những nơi chốn nào, nơi chốn, đối tượng, thời điểm. Trong thực phẩm, Tỷ kheo cũng vậy, có những món, tỷ kheo được ăn, có những món tỷ kheo không được ăn. Vào thời điểm nào Tỷ kheo được ăn, vào thời điểm nào Tỷ kheo không được ăn. Loại thực phẩm nào Tỷ kheo được ăn, và loại thực phẩm nào Tỷ kheo không được ăn. Nhớ kỹ, nơi chốn, thời điểm, đối tượng gặp gỡ, ăn, mặc cũng vậy, loại y áo nào Tỷ kheo được phép mặc, loại y áo nào Tỷ kheo không được phép mặc. Rất là kỹ, chỗ ở, trú xứ cũng vậy. Trú xứ có chỗ Tỳ kheo nên ở, có chỗ Tỳ kheo không nên ở. Như vậy toàn bộ giới luật nếu cần mình có thể nói gọn lại nó là một lộ trình làm việc với sáu xúc không có gì hơn hết. Có nghĩa là không để mắt của mình tiếp xúc với những cái không cần thiết, nó có thể gây phương hại cho đời sống tâm tư. Cho nên mình nói tu là tám muôn bốn ngàn pháp môn, là tam tạng, là ba bảy bồ đề phần, là bát chánh đạo, la tam học v.v. Nhưng mà nói gọn lại tu học là một lộ trình là một hành trình làm việc với sáu xúc.
02/07/2019 - 02:17 - chanvinghiem - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]
Làm việc bằng cách nào? Cái nào để yên cái đó, thấy chỉ là thấy, đừng có suy diễn thêm nữa. Mình khổ là bởi vì mình suy diễn nhiều quá. Chỉ nghe một câu nói của ai đó mình về mình tơ tưởng, dệt mộng, thương nhớ, để mà tương tư, để hoài vọng ...Chỉ một câu nói để mình sống nhiều với tham. và có đôi khi chỉ vì một câu nói mình sống nhiều với sân. Có nghĩa là một câu nói mà người ta vô tình hay hữu ý mà tối mình về mình gặm nhấm, mình thấm thía, mình tiêu hóa một mình mình, nghĩ rằng họ nói như vậy là họ đã xúc phạm mình, họ làm tổn thương mình, họ đã coi thường mình, họ đã hạ bệ mình, v.v và v.v. Chỉ một câu nói thôi mình đi quá xa. Cho nên ở đây mới nói rằng, xúc là một cái rất riêng biệt, cái niềm đam mê trong xúc rất là riêng biệt. Xúc diệt là gì? Xúc diệt chính là mình tu làm sao để mai mốt đừng có sáu căn. Không có sáu căn làm gì có sáu xúc. Cho nên, xúc diệt ở đây chính là hành trình bát chánh đạo. Sẵn đây tôi cũng nói luôn, là tùy văn cảnh, tùy cái bài kinh mà ta hiểu có chỗ xúc diệt ở đây là sự biến mất của sáu xúc, có chỗ xúc diệt ở đây chính là Niết Bàn, tùy chỗ mà hiểu. Nhưng mà cái gì đã nối kết tất cả các thứ này lại? Cái gì là sự nối kết mấy cái này? Có nghĩa là chính vì chúng ta không có hiểu được mỗi thứ là riêng biệt mà chúng ta gom chung lại, chúng ta gắn lên đó một cái mark, một cái nhãn, đây là ông A, đây là bà B. Thay vì mình hiểu cá nhân nào, nam phụ lão ấu, đẹp xấu giàu nghèo, tất thảy đều là những phần riêng biệt cộng ghép nhau mà ra. Tôi nói không biết là bao nhiêu lần không hề có một chiếc xe trong đống phụ tùng và không hề có một đống phụ tùng nào trong một chiếc xe. Có nghĩa là sao? Khi đã gọi là xe thì tất cả món phụ tùng đã được ráp lại hoàn chỉnh. Lúc đó, không được gọi là đống phụ tùng mà phải gọi nó là chiếc xe. Nhưng khi mình tháo rời nó ra từng phần thì chiếc xe biến mất, lúc đó chỉ còn đống phụ tùng. Ở đây cũng vậy, ở đây lẽ ra mình cũng hiểu từng phần, nhãn xúc nhĩ xúc từng phần riêng biệt, còn mình thì gom chung nó lại thành một đống, mình gọi nó là ông A, bà B, là tôi, là ta, là chúng tôi, là chúng ta. Ai mà đụng đến khối này tức là họ đã xúc phạm, họ đã làm tổn thương mình, lớn chuyện là ở chỗ đó. Và cái gì dẫn đến nhận thức đó? Chính là do Vô Minh trong Bốn Đế, từ vô minh trong bốn đế cho nên mới dẫn đến tà kiến, dẫn đến tham ái, tà kiến là thấy sai, tham ái là sự chấp chặt, đam mê, đắm đuối, mà hễ mà có đam mê đắm đuối thì đương nhiên phải có bất mãn. Bất mãn chính là tâm sân, bất mãn là một tên gọi khác của khổ. Chính vì vô minh trong bốn đến cho nên chúng ta mới hiểu lầm này nọ, và chính vì có hiểu lầm nên mới có ghét thương, mới có đam mê và bất mãn. Trong khi mình phải hiểu rằng mọi thứ nó là một phần riêng biệt. Ai? Cái gì đã gắn kết mọi thứ? Đó chính là ái. Nói vắn tắt, ở đâu có ái ở đó có vô minh, ở đâu có ái ở đó phải đương nhiên còn khả năng sanh tử. Cho nên sự kết nối ở đây có 2 nghĩa:
1. là kết nối giữa sáu căn vốn dĩ không tội lỗi với sáu trần vốn dĩ không tội lỗi, nhưng chính vì cái ái nó gắn kết hai cái này lại nó trở thành ra tội lỗi, thích một cái gì đó là một tội lỗi, bất mãn trong một cái gì đó cũng là một tội lỗi. Mặc dù nói theo ngôn ngữ thế gian thường tình, tội lỗi ngoài đời nó khác, tội lỗi là cái gì đó mà xã hội lên án, đạo đức lên án, pháp luật lên án, dư luận, quan điểm của quần chúng, thiên hạ lên án, cái đó mới gọi là tội lỗi. Nhưng riêng trong Phật pháp, cái gì mà nó do phiền não thúc đẩy, cái gì mà có thể tạo ra quả xấu ở đời sau thì cái đó được gọi là tội lỗi gọi là Bawa kamma, Akusala kamma. Ở trong đạo Phật rốt ráo như vậy đó. Theo như trong kinh Phật một ruộng muối cũng là muối, một lu muối cũng là muối, một muỗng muối cũng là muối, một hạt muối cũng là muối. Đó là Phật pháp, còn cái kiểu ngoài đời họ nói chữ tội lỗi phải là một tô muối, một thùng muối, một lu muối, một ruộng muối mới là muối, còn một muỗng muối, một hạt muối thì họ không kể. Nhưng đừng có coi thường một muỗng muối, có vị nào coi thường, các vị hãy tưởng tượng, trong một ly nước lọc, người ta bỏ vô một muỗng muối, đối vơi mình một muỗng muối nó nhiều hay ít? khó nói lắm. Ly nước lọc mà bỏ một muỗng muối vô thì hình như hơi nhiều, còn một hạt muối nhiều hay ít? Tôi nghĩ cũng tùy chỗ, có nhiều chỗ cũng lớn lắm không phải nhỏ. Thí dụ các vị đang ngủ, mà tôi bỏ một miếng muối hột trong miệng các vị, thì một miếng muối hột là hơi nhiều. Hoặc trong con mắt của mình, mình chỉ dính một xíu muối bột thôi là mình thấy 12 ông trời. Cho nên muối muôn thuở đều là muối, dù ít cách mấy, dù nhiều cách mấy cũng là muối. Tội lỗi dầu ít hay dầu nhiều cũng là tội lỗi. Nhớ rõ điều đó. Từ nay về sau mình khỏi hoang mang thắc mắc, mình không biết mình đi chùa mà tôi bực mình như vậy có tội hay không? Khỏi cần thắc mắc chỉ cần nhớ: "một muỗng muối để cạnh một lu đường thì muỗng muối ấy vẫn cứ là muỗng muối, một muỗng đường nằm cạnh một lu muối thì muỗng đường ấy vẫn cứ là muỗng đường." Đây là công thức rất là khoa học. Cho nên chính vì không có trí tuệ nhận thức hiểu biết trong bốn đế, không biết được mọi sự đều là khổ, không biết thích cái gì cũng là thích trong khổ, nên người ta mới tiếp tục đầu tư trong khổ. Chẳng qua là người ta trốn cái khổ này đi tìm một lối thoát bằng cách là đến với một cái khổ khác mà thôi. Điều này nếu không học Phật pháp thì ta không có biết. Cho nên xúc là một phần riêng biệt, và cái niềm đam mê trong ấy cũng là một phần riêng biệt. Mà sao có niềm đam mê ấy chính là vì có tham ái kết nối mọi thứ với nhau.
03/07/2019 - 03:16 - chanvinghiem - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]
Cho nên trong kinh mới có cái giai thoại. Ngày kia có hai vị Tỳ kheo ngồi nói chuyện với nhau, một vị thì nói rằng tội lỗi trầm luân là do mắt tai mũi lưỡi mà ra, do sáu căn mà ra. Một vị thì nói tội khổ trầm luân là do sáu trần sắc thanh hương vị... mà ra, hai vị đó đều là phàm tăng. Có một vị cư sĩ thánh nhân đắc quả Thánh tình cờ nghe được vị đó mới xin góp ý: " Thưa ngài, mắt tai mũi lưỡi không có tội, sắc thanh khí vị xúc, những gì ta nghe thấy nếm ngửi đụng cũng không có tội. Cái tội ở chỗ chính là chúng ta khi mắt thấy tai nghe mà ta đem lòng đam mê, tội khổ trầm luân. Giống như con bò trắng rất là riêng biệt, con bò đen rất là riêng biệt. Sở dĩ hai con bò này dính chùm với nhau là vì nó bị kết nối bằng một sợi dây thưa hai vị". Câu chuyện này na ná bên Thiền Tông Bắc truyền có câu chuyện ngày kia Tổ Huệ Năng trong thuở cơ hàn vô danh, nghe hai vị tăng nói chuyện với nhau một vị nói lá cờ lá phướng phất phơ, vị kia nói do gió thổi phất phơ. Ngài Huệ Năng nói không phải phướng động hay gió động mà tâm các vị động. Các vị thấy nó động là nó động.
Thì ở đây mình thấy bài kinh này, xuống phía dưới cũng vậy, ở trên nói về xúc ở dưới nói về ba thời quá khứ hiện tại vị lai. Quá khứ đã đi qua hãy để nói trôi vào dĩ vãng, tương lai nó chưa đến hãy để tương lai ngủ yên, đừng quấy động tương lai. Hãy sống hết mình với hiện tại, nghĩa là sống chánh niệm. Tôi nói thiệt với bà con, khi bà con là một hành giả rốt ráo, bà con sẽ thấy chúng ta không có nhiều thời giờ để tưởng tiếc quá khứ, chúng ta không dư thời gian để hoài vọng tương lai. Chúng ta chỉ làm việc với hiện tại đã bở hơi tai rồi quý vị. Chúng ta chỉ ghi nhận hơi thở vào ra, ghi nhận cảm giác buồn vui, dễ chịu khó chịu, ghi nhận tâm thiện, tâm ác, ghi nhận mình đang muốn gì, mình đang bực mình với cái gì, mình đang đi đứng nằm ngồi, mình đang ăn uống nhai nuốt tắm rửa, co tay duỗi tay, mình đang mặc áo, mặc quần, tắm rửa, tiểu tiện, chỉ sống chánh niệm là mình đã hết thời gian rồi. Mình không có nhiều thời gian để tưởng tiếc quá khứ hay hoài vọng tương lai đâu quý vị. Nhưng chính vì kẻ phàm phu không có tu tập không có học hỏi giáo pháp, không có hiểu được cái đó, cho nên chúng ta làm mất cái hiện tại, bằng cách là đợi nó thành quá khứ mới quan tâm, hoặc là quan tâm quá sớm khi nó chưa đến. Cứ nghĩ nhiều về tương lai và tiếc nuối quá khứ. Một đời chúng ta là một đời lầm lỡ,một đời lỡ làng, một đời dỡ dang. Cái hiện tại để nó trôi đi, qua rồi thì tưởng tiếc, mà chuyện này xảy ra nhiều lắm quý vị. Khi chúng ta có nhau, chúng ta coi thường nhau, chà đạp nhau, xúc xiểm, báng bổ, chúng ta là tổn thương nhau, xúc phạm nhau. Khi mất nhau rồi chúng ta mới tiếc thương nhau, thì khi đó hình như đã muộn. Có bao nhiêu người con biết quý mẹ, biết quý cha, biết quý ông bà, khi mà các bậc trưởng thượng ấy còn sống. Đợi họ khuất núi rồi mới bắt đầu thấy tiếc. Tại sao bữa đó không chịu khó đi chuyến tàu trể hơn về để gặp, tại sao buổi đó sợ trời tối, tại sao hôm đó sợ tuyết rơi, tại sao hôm đó giận chi câu nói của mẹ, tại sao buồn phiền chi lời nói của cha mà không về, để rồi bây giờ họ đã về đất. Bây giờ có ra mộ nằm đó mà khóc ba ngày đêm thì có được gì đâu. Tại sao ngày xưa ngoại còn mình không thương ngoại, tại sao ngày xưa chị còn, anh còn, em gái mình còn mình không thương, để bây giờ mình đã mất họ, tại sao ngày xưa mình nói chi câu nói đó, tại sao ngày xưa mình nghĩ bậy về nhau như vậy. Tại sao ngày xưa mình có hành động kỳ cục như vậy. Chúng ta toàn là sống như vậy không thưa quý vị. Đa phần chúng ta dành phần lớn thời gian cho chuyện cũ, tiếp theo chúng ta dành thời gian cho trù hoặc toan tính cho tương lai. Không có ai mà sống hết mình cho hiện tại. Trong khi đó chúng ta biết rằng thời gian để mình sống chỉ là những gì đang diễn ra trước mắt, và khoảng thời gian ấy chỉ là từng tích tắc, tích tắc. Các vị nhớ cái này mới thấy run, ở đây trong đây phân tích rất là rõ, tương lai là cái gì đó rất riêng, hiện tại là cái gì đó rất riêng và quá khứ là cái gì đó rất riêng. Những gì ta thấy rất là riêng...
Lạc khổ cũng vậy, lạc là cái gì đó dễ chịu và khổ là cái gì đó khó chịu. Do quả lành đời trước bây giờ ta được hỷ lạc, do quả khổ đời trước bây giờ ta bị khổ ưu. Cái dễ chịu chỉ là dễ chịu đừng đi xa hơn nữa, cái khó chịu chỉ là cái khó chịu đừng đi xa hơn nữa. Đừng tiếp tục tạo nghiệp mới trên cái quả cũ. Câu này đáng để xăm lên người. Đừng tạo nhân mới qua quả cũ nữa, dầu quả này là quả lành hay quả ác. Bởi vì sao? Bởi vì chúng sanh không có tu tập thích làm ác hơn làm thiện, nhưng tới lúc chịu quả thì thích quả thiện hơn là quả ác. Đây là cái ngu thứ nhất. Cái ngu thứ nhất là thích làm ác hơn làm thiện. Cái ngu thứ hai là thích hưởng quả thiện và sợ quả ác. Bậc Thánh không có cái dụ thích quả thiện và sợ quả ác. Làm thì thích làm ác không thích làm thiện, tạo nhân thì thích nhân ác hơn là nhân thiện mà lúc hưởng quả thì khoái hưởng cái quả thiện hơn là quả ác. Cái này thì đương nhiên rồi. Cái ngu thứ ba là chúng ta đón nhận quả thiện bằng tâm tham và đón nhận quả ác bằng tâm sân. Tức là ngu triple, ba lần ngu. Cho nên ở đây ngài nói rất là rõ, Lạc hãy để nó là lạc, nó là một phần rất riêng. Khổ hãy để nó là khổ, nó là một cái rất là riêng, đừng nên dệt nó thành một cái gì đó hay ho là nó lớn chuyện lắm. Mình may mắn mình sinh ra mình đẹp, hãy để đẹp dừng ở đó đừng dùng nhan sắc làm các tội ác. Cho nên mình giàu có, thông minh, khỏe mạnh. Ok giàu thì giàu, hãy dùng cái giàu để tiếp tục làm việc thiện mới, chứ không phải dùng cái giàu đó để hưởng thụ để tiếp tục đam mê, chìm đắm, gục mặt cúi đầu trong đó để rồi tiếp tục vay thêm nợ mới cho đời sau. Cho nên ở đây nói rất rõ, quá khứ là cái đã qua, bỏ nó đi để tập trung vào hiện tại, tương lai là cái chưa đến quên nó đi để tập trung vào cái hiện tại. Nhiều người hiểu lầm cái này lắm. Tưởng đâu Phật là người chủ trương tu hành phủ nhận quá khứ không phải. Chúng ta quên quá khứ ở đây phải hiểu như thế này, đừng nghĩ về quá khứ một cách không cần thiết, nghĩ về quá khứ để mà tham để mà giận thì không nên, nghĩ về quá khứ để mà đau khổ thì không nên. Khi cần thiết chúng ta nhắc đến quá khứ vì đó là kinh nghiệm quan trọng, vì đó là một bài học quan trọng thì nên nhắc về quá khứ. Còn nếu nhắc về quá khứ để mà phiền não, để mà giận để mà sợ để mà ghen tuông, tị hiềm thì không nên. Tương lai cũng vậy, chúng ta tu Phật không phải là phủ nhận tương lai. Nhưng mà chúng ta không nên nghĩ về tương lai bằng cái kiểu hoài vọng, u mê, mù quáng của người không biết đạo. Đầu tư cho một cái mù mờ không thấy rõ thì cái đó không có nên, nhưng mà nếu chúng ta có những trù hoạch, những kế sách thông minh cho tương lai một cách cần thiết, đặc biệt ở đây tôi đang nói đến đạo giải thoát chứ tôi không nói đến chuyện làm ăn ngoài đời. Mặc dầu ở ngoài đời cũng vậy, chúng ta chỉ nghĩ hoài vọng về tương lai một cách cần thiết, chứ không thể nào một tay cầm một cập vé số mà cứ nhìn cái villa, một ngày nào đó mình có chiếc xe hơi đắt tiền, mình có một cái resort riêng tư thì cái đó thì hơi đi quá xa. Cho nên hãy nhớ ở đây bài kinh này rất sâu, đây dạy rõ rằng: sáu căn là sáu căn, sáu xúc là sáu xúc, sáu trần là sáu trần, đừng kết nối nó lại bằng niềm đam mê trong đó, chỉ là gieo khổ mà thôi. Tôi nói đi nói lại không biết bao nhiêu lần, đạo không phải là bôi tro trét trấu cuộc đời, đức Phật không nói xấu cuộc đời, ngài không có bi quan hóa cuộc đời, ngài không nói cuộc đời này là máu lệ, ngài chỉ nói rằng mọi thứ không bền. Chúng ta có đầu tư bao nhiêu thứ, chúng ta có giàu có, thông minh, có nhan sắc... thì rồi ngày sau chúng ta vẫn phải sống bằng tâm trạng của người lờ đờ tám mươi, một trăm tuổi, đó là chuyện trước mắt. Chưa kể chúng ta cú đam mê trong đó, một khi tắt thở rồi chúng ta về đâu chỉ có trời mới biết. Để làm con giun con dế. Dân xứ lạnh họ không biết nhiều về cõi trầm luân bằng dân xứ nóng. Bên Thụy Sỹ bây giờ kêu tôi kiếm được con trùn để mà bốc hai ba con làm mẫu rất là khó. Lạnh quá mà, lạnh mà nó sạch hết. Khi về Châu Á, cầm cái xuổng, cái bay xúc xuống đất là có biết bao nhiêu con. Ồ thì ra cõi trầm luân nó rùng rợn như thế này.
08/07/2019 - 02:56 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]
Bên Thụy Sĩ làm gì mà có chuyện nhìn xuống cống mà thấy lúc nhà lúc nhúc mà bên châu âu châu á đặc biệt sài Gòn bà cái thứ như còn ruồi con nhẹng lăn quăn trùn chỉ nó dày đặc ở dưới còn trên khô trên cạn thì chọt cái cái may cái thuỗng xuống đất moi lên là đủ thứ con, một đống lá mục, một đống phân là biết bao nhiêu con lúc nhúc loi nhoi ở dưới. Mình nhìn nó thôi mình mới thấy sợ. Tui nhắc lại: đam mê mà k tạo công đức thì chỉ có thể về những cảnh giới thấp kém tương ứng với niềm đam mê ấy. Có đam mê và có tu hành thì đời sau sinh ra được về các cõi nhân thiên tương ứng . Tui nói không biết bao nhiêu lần. Thích ăn ngon mà có tu hành sẽ sinh làm người có lộc ăn. Thích ăn ngon mà không có tu hành sẽ làm các loài ăn tạp. Không biết trong rom có hiểu cái này không. Làm cái loài sống trong đống rác đống phân cái gì hôi là nó đều đậu lên hết. Cái gì hôi hôi, cái gì ẩm ẩm, cái gì tanh tanh, cái gì nhớt nhớt, cái gì dơ dơ là nó đều đậu lên hết, sống chui rúc ở trong đó. Có nghĩa là nó cũng thích thú đam mê nó ăn trong cái mùi vị đó chứ, nhưng vì nó không có tu cho nên nó làm cái loài như vậy đó.
08/07/2019 - 03:03 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]
Con người có tu hành, nếu có cái tập khí thích ăn ngon thì nó đưa họ về các cõi nhân thiên làm người có lộc ăn. Thích ăn ngon thích mặc đẹp, thích trang điểm thích vẻ bề ngoài mà có từ hành thì sẽ sanh làm người có nhan sắc có quần là áo lụa. Còn người thích đẹp thích chưng diện mà không tu hành thì làm các loài sặc sở diêm dúa loè loặc như vậy thôi. Cho nên bài kinh này dạy cho mình nhớ cái nào để y cái đó đừng có kết nối nó với nhau bằng cái niềm đam mê đắm đuối trong đó chỉ là chuốc khổ mà thôi nhé. Cái chữ cực đoan phải hiểu nó là một phần riêng biệt, và cái người dệt vải ở đây là sự kết nối. Bài kinh này rất sáng.
08/07/2019 - 04:42 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]
Mỗi thứ phải hiểu nó từng phần riêng biệt thì chúng ta không thấy lớn chuyện mà khi chúng ta nghĩ nó một khối, một đống, một tổng hợp thì lúc đó nó mới ra chuyện. Tôi nói hôm qua đó có hai cách để giải quyết vấn đề: một là bạch hoá vấn đề, là soi rọi không để lại góc khuất. Hai là chia nhỏ nó ra, vì mình không chia nhỏ nó ra thì rất lớn chuyện. Bởi vì ông ấy ác ý với mình, ổng ghét mình lâu lắm rồi, đây là cơ hội để ổng phan vào mặt mình , ổng phun vào mặt mình cái câu nói xúc phạm tổn thương như vậy, đó là mình không chịu chẻ nhỏ nó ra như thế này. Ai không có lúc lỡ lời. Cái thứ hai con người mà có lúc làm con có lúc làm người mà phần con thường nhiều hơn phần người nhé. Mặc dù được gọi chung là con người nhưng phần người thường ít hơn phần con. Khi nào phần con làm chủ thì nói bậy, khi nào phần người làm chủ thì ảnh nói đàng hoàng, vậy thôi. Mình chia nhỏ vấn đề đó ra nhé. Nó bớt điên đi, chưa kể mình nói theo a tỳ đàm rốt ráo thì trong từng phút trôi qua thân và tâm chúng ta luôn luôn biến diễn trôi chảy không ngừng từ tình trạng này sang tình trạng khác, chúng ta luôn luôn trở thành một cái mới nhé. Cho nên cái chữ puttha trong kinh có nghĩa rất hay. Putta có nghĩa là trở thành, chúng ta luôn luôn trở thành một cái gì đó. Rồi cái ái có nghĩa là thisari (k biết đúng không) là người dệt vải. Chính từng cọng chỉ rời nhau nhưng được gọi là một tấm vải là bởi vì từng cọng chỉ ấy được gom lại, được kết lại được nối lại, được đan lại, được khâu lại, được gắn lại với nhau thành ra cái mà ta gọi là tấm vải. Ở đây cũng vậy, ở đời mỗi sự đều rời rạc, chúng do các duyên mà có, có rồi phải mất. Nhưng sở dĩ chúng ta có thích có ghét có thấy cái này quan trọng, cái kia nó lớn chuyện là bởi vì chính vì chúng ta đã đem cái nhìn phiền não của mình mà kết nó lại với nhau, chúng ta đem cái ngộ nhận của mình mà kết nó lại với nhau. Cho nên chúng trở thành quan trọng, chúng trở thành lớn chuyện. Và cái anh đầu dân trong sự kết nối ấy chính là tham ái. Ở đâu có có ghét có bất mãn ở đó có đau khổ. Như vậy, từ đó suy ra tham ái chính là cội nguồn đau khổ.
08/07/2019 - 07:51 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]
Tôi nói không biết bao nhiêu lần mà bửa nay ôn lại trước khi qua bài kinh mới. Tại sao nói tham ái là gốc của khổ. Có tới 1001 cái định nghĩa.
Do tham ái tức là do có thích nó mới dẫn đến một loạt cái khổ sau đây:
1. Do có thích nên mới đầu thai các cõi, do có thích nên có tạo các nghiệp thiện ác, từ đó đi về các cõi tương ứng. Đó là nghĩa 1: tham ái tạo ra tái sinh.
2. Chính do tham ái nó mới dẫn tới chuyện muốn mà không được. Bởi vì các vị tưởng tượng trong đời có bao nhiêu thứ các vị thích vậy, có rất nhiều, ít nhất là một triệu mà cái mình được thì được bao nhiêu trong 1 triệu ấy. Bao nhiêu trong 1 triệu tự quý vị hiểu nhé. Tui ghét nhất là mấy người mở miệng ra như thánh. Kỳ rồi tui giảng ở (..........k rõ) có cái bà nớ bã nói: con không thích cái gì hết sư ơi. Không thích cái gì hết thì một là bã xạo bậc thầy, 2 là bã ngủ bậc thầy bã không có thấy ra được. Thích chớ, mình thích tùm lum hết, ngay cả tu sĩ, các vị hỏi vị đó muốn sở hữu cái này, muốn sở hữu cái kia không. Giới luật đôi khi không cho phép sở hữu này nọ, quan điểm xã hội và cái nhìn của phật tử đúng là không đồng ý cho vị sa môn sở hữu cái đó. Nhưng bấy giờ hỏi thiệt, đóng cửa lại hỏi nhỏ ổng, coi ổng có khuấy cái đó không. Nếu mà gan thì ổng thích chứ, may mà tu sĩ đó. Như vậy trong đời này chúng ta biết đó vì tham ái nên chúng ta mới thích tùm lum. Trong bao nhiêu cái thích ấy chúng ta được bao nhiêu cái bất toại, chúng ta có bao nhiêu cái như ý. Chúng ta nghĩ kỷ lại đi.
Cho nên ái ở đâu là khổ ở đó. Thích là phải đi tìm, cái hành trình tìm kiếm là một hành trình khổ đau; tìm được rồi phải bảo quản gìn giữ nó lại là một hành trình gian khổ; bảo quản gìn giữ không được lại là một hành trình gian khổ; giữ được rồi nhưng mà mình lại không còn thích nó nữa lại là một hành trình gian khổ nữa. Tin tui đi, mấy cái đó là rờ đâu khổ đó. Muốn không được là khổ, muốn mà phải kiếm tìm là khổ, kiếm tìm không được là khổ, tìm được rồi phải giữ là khổ, giữ được rồi mà không còn muốn nó nữa cũng là khổ. Yes! Có trường hợp nớ: có được rồi vò ra nhìn nó ơn quá, là cái nhà mình không muốn ở nữa, cái xe mình không muốn nữa, cái người mà mình không muốn sống cùng nữa. Đôi giày đôi dép mình lỡ mua thì đem liệng được nhưng có nhiều thứ trên đời này mình chán nó rồi mà không biết làm sao giải quyết nó. Nhiều khi vác cái bản mặt của mình. Mình soi gương mình thấy trời ơi sao mà xấu dữ thần vậy. Bây giờ làm sao đây lấy dao mà gọt nó hà. Cho nên, chúng ta cứ tưởng tượng cái cõi này hễ ái ở đâu là khổ ở đó.
Cái cuối cùng là, nó nhiều lắm tui chỉ làm gọn lại thôi. Tại sao thích là gốc của khổ, là bởi vì cứ một cái thích thì nó sẽ tạo ra vài ba cái ghét đối lập. Không biết trong rom có hiểu cái này không ta. Cứ một cái thích là nó luôn luôn đính kèm theo vài ba cái ghét. Tôi ví dụ: tôi thích êm ấm đây thì tôi sẽ ghét bất cứ cái gì không được êm ấm: chỗ ngồi, chỗ nằm, chiếc xe, chiếc tàu, bất cứ chỗ nào của tôi mà nó không được êm không được ấm như tôi muốn thì nó trở thành cái nguồn khổ cho tôi thôi. Mà chính là do tôi thích êm ấm. Tôi thích mát mẽ tôi không thích nực nội, tôi thích rộng rãi thông thoáng cho nên tôi không thích chật chội tù túng. Tôi thích ấm áp nên tôi không thích lạnh lẽo. Tôi thích cao ráo nên tôi không thích thấp lùn. Đại khái như vậy, tôi có thích cái gì đó thì đương nhiên tôi sẽ có cái ghét đối lập. Cái ghét không phải 1 đâu nghe. Tôi thích một cái gì đó thì tôi có 10 cái ghét đối ngược. Tin tôi đi. 10, 15,:20,25, 30, 45. Nhớ vậy đó. Cho nên hễ ái ở đâu là khổ ở đó. Phải xé nhỏ nó ra banh chành như vậy thì mình mới hiểu, ồ thì ra ái là gốc của khổ. Trong kinh gọi ái là người dệt vải. Ảnh về ảnh kết hết lại, kết cái này kết cái kia kết gom hết lại, dựng lên một cái tượng đài để mình thấy trong đó có tôi, có chúng tôi; có ta, có chúng ta; nó, chúng nó. Từ chỗ có bỉ thử mới bắt đầu có phe phái có biên giới: biên giới về địa dư lãnh thổ, biên giới dân tộc, biên giới về chủng tộc giống nòi, biên giới về văn hoá, về tôn giáo, về chính trị, về xã hội, vê tư tưởng. Và từ khi chúng ta nghe từ biên giới, các vị biết rồi biên giới đồng nghĩa với ngăn cách, mà ngăn cách là bắt đầu tương tranh. Nhẹ thì mâu thuẩn, nặng là chiến tranh là máu lửa là can qua, là binh biến nhé. Đấy, mọi sự từ đó mà ra, học cái kinh này là( nghe k rỏ.....) Hiểu sâu nó run gớm.
08/07/2019 - 01:29 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]
(còn tiếp)
⏱️
Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật
Sư Toại Khanh (Giác Nguyên) Giảng Kinh
Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật
Sư Toại Khanh (Giác Nguyên) Giảng Kinh