2020-03-06, 11:39 AM
Thì theo tinh thần đó, "Không hề có một chiếc xe trong đống phụ tùng", có nghĩa là sao? Có nghĩa là đống phụ tùng mà đã tháo banh ta lông, nó rời ra hết, bù lon, con tán nó nằm một đống rồi tháo rời ra hết thì chiếc xe nó nằm ở đâu? Các vị hiểu chưa? Chiếc xe nó nằm ở đâu? Lý do nằm chỗ đó. Bây giờ các vị không tin tôi chứ gì thì các vị tháo cái xe ra một đống để đó đi, rồi các vị chụp hình. Thì người ra nhìn cái hình đó người ta nói "Ờ, thằng Tèo nó ngồi kế bên đống đồ parts, kế bên đống phụ tùng". Chứ không ai nói Thằng Tèo nó ngồi kế bên chiếc xe, theo tôi biết là như vậy. Nếu cái hình đó mà post lên facebook tôi nghĩ người ta sẽ nói "Cái thằng đó ngồi bên đống phụ tùng". Chứ không ai nói "Thằng này ngồi bên chiếc xe" hết.
Nhưng mà cũng cái đống đó bây giờ ráp ngược trở lại cho nó thành chiếc xe hoàn chỉnh đi, thì người ta sẽ nói là "Thằng Tèo nó ngồi bên chiếc xe" chứ không còn ai nói "Thằng Tèo nó ngồi bên đống phụ tùng" nữa hết. Là vì sao? Là vì chiếc xe nó được lắp ráp bởi đống phụ tùng, lắp ráp từ cái đống phụ tùng và cái đống phụ tùng nó được tháo ra từ chiếc xe.
Cho nên tháo rời nó ra thì cái cũ không còn nữa, lúc bấy giờ nó trở thành một cái mới. Nhớ cái đó đó, cái đó là cái quan trọng phải nhớ.
Kinh Tương Ưng 5. Tỷ-kheo-ni 10. Vajira (S.i. 135)
Ở tại Sàvatthi. Tỷ-kheo-ni Vajirà vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Sàvatthi để khất thực.
Khất thực xong, sau bữa ăn, trên con đường khất thực trở về, Tỷ-kheo-ni Vajirà đi đến rừng Andha để nghỉ ban ngày, đi sâu vào rừng Andha và ngồi dưới một gốc cây để nghỉ ban ngày.
Rồi Ác ma muốn làm Tỷ-kheo-ni Vajirà run sợ, hoảng sợ, lông tóc dựng ngược, muốn khiến nàng từ bỏ Thiền định, liền đi đến, nói lên bài kệ với Tỷ-kheo-ni Vajirà:
Do ai, hữu tình này,
Ðược sanh, được tạo tác?
Người tạo hữu tình này,
Hiện nay ở tại đâu?
Từ đâu hữu tình sanh?
Ði đâu hữu tình diệt?
Rồi Tỷ-kheo-ni Vajirà suy nghĩ: "Ai đã nói lên bài kệ này? Người hay không phải người?"
Rồi Tỷ-kheo-ni Vajirà lại suy nghĩ: "Chính là Ác ma muốn làm ta run sợ, hoảng sợ, lông tóc dựng ngược, muốn khiến ta từ bỏ Thiền định, nên đã nói lên bài kệ này".
Rồi Tỷ-kheo-ni Vajirà biết được: "Ðây là Ác ma", liền trả lời Ác ma với bài kệ:
Sao Ông lại nói hoài,
Ðến hai chữ chúng sanh?
Phải chăng, này Ác ma,
Ông rơi vào tà kiến?
Ðây quy tụ các hành,
Chúng sanh được hình thành,
Như bộ phận quy tụ,
Tên xe được nói lên.
Cũng vậy, uẩn quy tụ,
Thông tục gọi chúng sanh.
Chỉ có khổ được sanh,
Khổ tồn tại, khổ diệt,
Ngoài khổ, không gì sanh,
Ngoài khổ không gì diệt.
Rồi Ác ma biết được: "Tỷ-kheo-ni Vajirà đã biết ta", nên buồn khổ, thất vọng, liền biến mất tại chỗ ấy.
Saṃyuttanikāyo Sagāthāvaggo 10. Vajirāsuttaṃ 171. Sāvatthinidānaṃ.
Atha kho vajirā bhikkhunī pubbaṇhasamayaṃ nivāsetvā pattacīvaramādāya sāvatthiṃ piṇḍāya pāvisi. Sāvatthiyaṃ piṇḍāya caritvā pacchābhattaṃ piṇḍapātapaṭikkantā yena andhavanaṃ tenupasaṅkami divāvihārāya. Andhavanaṃ ajjhogāhetvā aññatarasmiṃ rukkhamūle divāvihāraṃ nisīdi. Atha kho māro pāpimā vajirāya bhikkhuniyā bhayaṃ chambhitattaṃ lomahaṃsaṃ uppādetukāmo samādhimhā cāvetukāmo yena vajirā bhikkhunī tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā vajiraṃ bhikkhuniṃ gāthāya ajjhabhāsi –
‘‘Kenāyaṃ pakato satto, kuvaṃ sattassa kārako; Kuvaṃ satto samuppanno, kuvaṃ satto nirujjhatī’’ti.
Atha kho vajirāya bhikkhuniyā etadahosi – ‘‘ko nu khvāyaṃ manusso vā amanusso vā gāthaṃ bhāsatī’’ti?
Atha kho vajirāya bhikkhuniyā etadahosi – ‘‘māro kho ayaṃ pāpimā mama bhayaṃ chambhitattaṃ lomahaṃsaṃ uppādetukāmo samādhimhā cāvetukāmo gāthaṃ bhāsatī’’ti.
Atha kho vajirā bhikkhunī ‘‘māro ayaṃ pāpimā’’ iti viditvā, māraṃ pāpimantaṃ gāthāhi paccabhāsi –
‘‘Kiṃ nu sattoti paccesi, māra diṭṭhigataṃ nu te; Suddhasaṅkhārapuñjoyaṃ, nayidha sattupalabbhati.
‘‘Yathā hi aṅgasambhārā, hoti saddo ratho iti; Evaṃ khandhesu santesu, hoti sattoti sammuti.
‘‘Dukkhameva hi sambhoti, dukkhaṃ tiṭṭhati veti ca; Nāññatra dukkhā sambhoti, nāññaṃ dukkhā nirujjhatī’’ti.
Atha kho māro pāpimā ‘‘jānāti maṃ vajirā bhikkhunī’’ti dukkhī dummano tatthevantaradhāyīti.
Nhưng mà cũng cái đống đó bây giờ ráp ngược trở lại cho nó thành chiếc xe hoàn chỉnh đi, thì người ta sẽ nói là "Thằng Tèo nó ngồi bên chiếc xe" chứ không còn ai nói "Thằng Tèo nó ngồi bên đống phụ tùng" nữa hết. Là vì sao? Là vì chiếc xe nó được lắp ráp bởi đống phụ tùng, lắp ráp từ cái đống phụ tùng và cái đống phụ tùng nó được tháo ra từ chiếc xe.
Cho nên tháo rời nó ra thì cái cũ không còn nữa, lúc bấy giờ nó trở thành một cái mới. Nhớ cái đó đó, cái đó là cái quan trọng phải nhớ.
Kinh Tương Ưng 5. Tỷ-kheo-ni 10. Vajira (S.i. 135)
Ở tại Sàvatthi. Tỷ-kheo-ni Vajirà vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Sàvatthi để khất thực.
Khất thực xong, sau bữa ăn, trên con đường khất thực trở về, Tỷ-kheo-ni Vajirà đi đến rừng Andha để nghỉ ban ngày, đi sâu vào rừng Andha và ngồi dưới một gốc cây để nghỉ ban ngày.
Rồi Ác ma muốn làm Tỷ-kheo-ni Vajirà run sợ, hoảng sợ, lông tóc dựng ngược, muốn khiến nàng từ bỏ Thiền định, liền đi đến, nói lên bài kệ với Tỷ-kheo-ni Vajirà:
Do ai, hữu tình này,
Ðược sanh, được tạo tác?
Người tạo hữu tình này,
Hiện nay ở tại đâu?
Từ đâu hữu tình sanh?
Ði đâu hữu tình diệt?
Rồi Tỷ-kheo-ni Vajirà suy nghĩ: "Ai đã nói lên bài kệ này? Người hay không phải người?"
Rồi Tỷ-kheo-ni Vajirà lại suy nghĩ: "Chính là Ác ma muốn làm ta run sợ, hoảng sợ, lông tóc dựng ngược, muốn khiến ta từ bỏ Thiền định, nên đã nói lên bài kệ này".
Rồi Tỷ-kheo-ni Vajirà biết được: "Ðây là Ác ma", liền trả lời Ác ma với bài kệ:
Sao Ông lại nói hoài,
Ðến hai chữ chúng sanh?
Phải chăng, này Ác ma,
Ông rơi vào tà kiến?
Ðây quy tụ các hành,
Chúng sanh được hình thành,
Như bộ phận quy tụ,
Tên xe được nói lên.
Cũng vậy, uẩn quy tụ,
Thông tục gọi chúng sanh.
Chỉ có khổ được sanh,
Khổ tồn tại, khổ diệt,
Ngoài khổ, không gì sanh,
Ngoài khổ không gì diệt.
Rồi Ác ma biết được: "Tỷ-kheo-ni Vajirà đã biết ta", nên buồn khổ, thất vọng, liền biến mất tại chỗ ấy.
Saṃyuttanikāyo Sagāthāvaggo 10. Vajirāsuttaṃ 171. Sāvatthinidānaṃ.
Atha kho vajirā bhikkhunī pubbaṇhasamayaṃ nivāsetvā pattacīvaramādāya sāvatthiṃ piṇḍāya pāvisi. Sāvatthiyaṃ piṇḍāya caritvā pacchābhattaṃ piṇḍapātapaṭikkantā yena andhavanaṃ tenupasaṅkami divāvihārāya. Andhavanaṃ ajjhogāhetvā aññatarasmiṃ rukkhamūle divāvihāraṃ nisīdi. Atha kho māro pāpimā vajirāya bhikkhuniyā bhayaṃ chambhitattaṃ lomahaṃsaṃ uppādetukāmo samādhimhā cāvetukāmo yena vajirā bhikkhunī tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā vajiraṃ bhikkhuniṃ gāthāya ajjhabhāsi –
‘‘Kenāyaṃ pakato satto, kuvaṃ sattassa kārako; Kuvaṃ satto samuppanno, kuvaṃ satto nirujjhatī’’ti.
Atha kho vajirāya bhikkhuniyā etadahosi – ‘‘ko nu khvāyaṃ manusso vā amanusso vā gāthaṃ bhāsatī’’ti?
Atha kho vajirāya bhikkhuniyā etadahosi – ‘‘māro kho ayaṃ pāpimā mama bhayaṃ chambhitattaṃ lomahaṃsaṃ uppādetukāmo samādhimhā cāvetukāmo gāthaṃ bhāsatī’’ti.
Atha kho vajirā bhikkhunī ‘‘māro ayaṃ pāpimā’’ iti viditvā, māraṃ pāpimantaṃ gāthāhi paccabhāsi –
‘‘Kiṃ nu sattoti paccesi, māra diṭṭhigataṃ nu te; Suddhasaṅkhārapuñjoyaṃ, nayidha sattupalabbhati.
‘‘Yathā hi aṅgasambhārā, hoti saddo ratho iti; Evaṃ khandhesu santesu, hoti sattoti sammuti.
‘‘Dukkhameva hi sambhoti, dukkhaṃ tiṭṭhati veti ca; Nāññatra dukkhā sambhoti, nāññaṃ dukkhā nirujjhatī’’ti.
Atha kho māro pāpimā ‘‘jānāti maṃ vajirā bhikkhunī’’ti dukkhī dummano tatthevantaradhāyīti.