2018-01-03, 12:42 PM
(2018-01-02, 03:51 PM)QuỷLệ Wrote: Thanks anh Anatta, Quỷ Lệ nào giờ lại hiểu định luật tự nhiên là tuỳ theo Thiên tánh và cũng nương theo hữu duyên mà hành...tức là hành nhưng không suy nghĩ đắn đo tính toán tạo nghiệp hay tạo quả lành, đúng không ạh??????????......please correct Quỷ Lệ if I am wrong......
Anatta nghĩ rằng danh từ "Thiên Tánh" được nói đến trong Khổng, Lão và Trang. Anatta không rõ Thiên tánh này có liên quan thế nào đến Nghiệp quả (nói theo nhà Phật), và hành động không tính toán, suy nghĩ có tạo nghiệp hay không, vì không đọc thấy Lão, Trang, hoặc Khổng giảng giải về Nghiệp (Kamma). Chẳng hạn như Trang cho rằng, giác ngộ được Thiên tánh thì hoàn toàn Tự do Tự tại. Như vậy, nếu người mà đạt được Thiên tánh này thì mới có thể biết rõ về tâm họ, có thể biết được chính họ có tạo nghiêp hay không với hành động không tính toán suy nghĩ đắn đo.
Nói theo nhà Phật, thì Nghiệp chỉ là một trong năm nguyên nhân ảnh hưởng đến chúng sanh hữu tình, như chúng ta đây chẳng hạn. Vậy thì, ngoài nghiệp ra chúng ta còn bị ảnh hưởng bởi bốn nguyên nhân khác nữa, nên phức tạp và rối rắm. Bốn nguyên nhân này có thể xem như là định luật tự nhiên. Nguyên nhân số 3 thuộc về Nghiệp.
Xin trích ra đây năm nguyên nhân đó để QL tham khảo thêm:
"Mặc dù, Phật giáo cho rằng nghiệp (Kamma) là nguyên nhân chính của mọi bất bình đẳng trong thế gian; tuy nhiên, Phật giáo không chủ trương thuyết định mệnh hay sự tiền định, vì đạo Phật không chấp giữ quan niệm cho rằng mọi thứ đều do nghiệp quá khứ mà ra cả. Luật nhân - quả (nghiệp) chỉ là (...) một trong năm định luật (Niyàmas) được xem là những định luật phát triển tự thân và vận hành trong vũ trụ. Năm định luật đó là:
1) Utu Niyàma: Ðịnh luật thuộc vật lý vô cơ, nghĩa là hiện tượng gió mưa theo mùa tiết. Ðịnh luật chính xác của các mùa trong năm, những thay đổi và những biến cố mùa tiết có tính đặc thù, tạo ra mưa, gió, bản chất của nhiệt v.v... đều thuộc về nhóm này.
2) Bìja Niyàma: Ðịnh luật về mầm và chủng tử (định luật vật lý hữu cơ) chẳng hạn như gạo từ hạt lúa sanh ra, vị ngọt của đường sinh ra từ cây mía và mật ong, những tính chất đặc biệt của vài loại trái cây v.v... lý thuyết của khoa học về tế bào và gen (genes), cũng như sự giống nhau trên phương diện vật lý của các cặp song sinh, có thể được sắp vào định luật này.
3) Kamma Nikàma: Ðịnh luật nhân - quả. Chẳng hạn như những hành động bất xứng ý tạo ra quả bất thiện và hành động xứng ý tạo ra quả thiện tương xứng; cũng như nước chắc chắn sẽ chảy xuống chỗ thấp. Nghiệp (Kamma) cũng thế, đã gieo nhân thì chắc chắn hậu quả của nó sẽ xảy ra, không phải bằng hình thức thưởng phạt mà như một chuỗi tương tục bẩm sinh. Chuỗi tương tục nhân quả này là điều tự nhiên và cần thiết như quỹ đạo của mặt trăng và các hành tinh vậy.
4) Dhamma Nikàma: Ðịnh luật về pháp. Chẳng hạn như hiện tượng tự nhiên xảy ra vào lúc đức Bồ Tát đản sanh trong kiếp chót. Lực hấp dẫn và những quy luật tương tự khác của thiên nhiên v.v... có thể sắp vào trong nhóm này.
5) Citta niyàma: Ðịnh luật về tâm hay quy luật tâm lý. Chẳng hạn như tiến trình tâm, sự sanh khởi và diệt mất của tâm, năng lực của tâm v.v... các hiện tượng thần giao cách cảm, khả năng dự cảm trước một việc và các loại thần thông... có thể được sắp xếp vào nhóm này.
Năm định luật này bao quát mọi sự việc trong thế gian, cũng như mọi hiện tượng tâm - sinh - vật lý đều có thể được giải thích bằng năm định luật này. Chúng là những luật nằm trong tự thân mỗi pháp, nên không đòi hỏi phải có người làm luật, và Nghiệp; như vậy chỉ là một trong số những định luật đó mà thôi."
(Cơ bản về Nghiệp, Chết và Tái Sanh - Đại Trưởng Lão U Thittila )
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore