2020-02-07, 09:01 AM
Cha Và Con
I Tê-sa-lô-ni-ca 2:10-12
“Anh em cũng biết rằng chúng tôi đối đãi với mỗi người trong anh em, như cha đối với con, khuyên lơn, yên ủi, và nài xin anh em ăn ở một cách xứng đáng với Đức Chúa Trời, là Đấng gọi anh em đến nước Ngài và sự vinh hiển Ngài” (câu 11-12).
Câu hỏi suy ngẫm: Ngoài hình ảnh người vú, Sứ đồ Phao-lô còn dùng hình ảnh nào để mô tả cho việc chăm sóc các tín hữu tại Tê-sa-lô-ni-ca? Chúng ta nhận ra những đặc tính và trách nhiệm nào của người cha trong việc nuôi dạy con cái? Đâu là những điều bạn cần bổ sung cho việc chăm sóc con cái mình?
Ngoài hình ảnh người vú hay người mẹ trong câu 7, Sứ đồ Phao-lô dùng thêm hình ảnh người cha trong câu 10-12 để đưa ra những đặc tính và trách nhiệm khác. Cũng như người hầu việc Chúa, người cha có trách nhiệm phải sống gương mẫu, để không những được “anh em làm chứng” mà chính “Đức Chúa Trời cũng làm chứng” nữa (câu 10a). Nghĩa là người cha trước hết phải sống ngay thẳng trước mặt người khác và trước mặt Đức Chúa Trời.
Có ba điều người cha phải làm gương cho con, đó là “thánh sạch, công bình, không chỗ trách được” (câu 10b). “Thánh sạch” nghĩa là “cư xử thánh thiện, trong sạch,” nhấn mạnh đến cách sống trước mặt Chúa. “Công bình” hay “ngay thẳng” là đối xử công bằng theo luật thiêng liêng của Đức Chúa Trời. Và cuối cùng, “không chỗ trách được” nói đến tiếng tốt trước người khác. Nói chung, trong bất cứ lĩnh vực nào, người cha cũng cần phải sống cuộc đời gương mẫu cho con cái noi theo. Một người cha như vậy tỏ cho con mình thấy ông không chỉ nghiêm khắc với con nhưng cũng nghiêm khắc với chính mình khi cẩn trọng tuân theo những kỷ luật cho đời sống tâm linh.
Người cha không chỉ là gương mẫu nhưng cũng là người khích lệ con cái mình (câu 11), “khuyên lơn” con cái. “Khuyên lơn” trong nghĩa đen là “kêu gọi về một phía”, có nghĩa là thúc giục, khuyên nhủ. Từ ngữ này cho thấy trách nhiệm của người cha trong việc đến bên cạnh con cái với mục đích giúp đỡ, chỉ đạo, và hướng dẫn một cách khôn ngoan. Bên cạnh đó, người cha cũng phải “yên ủi” hay khích lệ con cái. Vì con cái luôn có những sai lầm hay thiếu sót, người cha không chỉ biết kỷ luật, sửa dạy con cái nhưng cũng cần có tấm lòng yêu thương, cảm thông, đỡ nâng khi con cái mình vấp ngã. Sau cùng, người cha cũng phải biết “nài xin”. Từ ngữ này trong nguyên nghĩa tiếng Hy Lạp thường được dịch là “chứng thực hay chứng kiến”. Tại đây, Sứ đồ Phao-lô cảnh báo các tín hữu tại Tê-sa-lô-ni-ca cần cẩn trọng trong đức tin và cách sống đạo, tránh xa những sai trật, cũng là lời khiển trách những tín hữu không vâng lời Chúa. Tương tự như vậy, người cha cần phải khuyên nài và cảnh báo con cái để chúng “ăn ở một cách xứng đáng với Đức Chúa Trời” (câu 12).
Bạn có phải là người cha gương mẫu, luôn quan tâm giúp đỡ và khích lệ con cái mình sống đẹp lòng Chúa không?
Lạy Chúa, xin cho con sống ngay thẳng và đẹp lòng Chúa, để con trở nên gương mẫu và có thể làm gương cho con cái mình cũng như các thế hệ con cháu noi theo, và giúp cho con cái con sống đẹp lòng Đức Chúa Trời.
Đọc Kinh Thánh trong ba năm: A-mốt 9.
Phòng Truyền Thông phối hợp UB. Cơ Đốc Giáo Dục thực hiện.
I Tê-sa-lô-ni-ca 2:10-12
“Anh em cũng biết rằng chúng tôi đối đãi với mỗi người trong anh em, như cha đối với con, khuyên lơn, yên ủi, và nài xin anh em ăn ở một cách xứng đáng với Đức Chúa Trời, là Đấng gọi anh em đến nước Ngài và sự vinh hiển Ngài” (câu 11-12).
Câu hỏi suy ngẫm: Ngoài hình ảnh người vú, Sứ đồ Phao-lô còn dùng hình ảnh nào để mô tả cho việc chăm sóc các tín hữu tại Tê-sa-lô-ni-ca? Chúng ta nhận ra những đặc tính và trách nhiệm nào của người cha trong việc nuôi dạy con cái? Đâu là những điều bạn cần bổ sung cho việc chăm sóc con cái mình?
Ngoài hình ảnh người vú hay người mẹ trong câu 7, Sứ đồ Phao-lô dùng thêm hình ảnh người cha trong câu 10-12 để đưa ra những đặc tính và trách nhiệm khác. Cũng như người hầu việc Chúa, người cha có trách nhiệm phải sống gương mẫu, để không những được “anh em làm chứng” mà chính “Đức Chúa Trời cũng làm chứng” nữa (câu 10a). Nghĩa là người cha trước hết phải sống ngay thẳng trước mặt người khác và trước mặt Đức Chúa Trời.
Có ba điều người cha phải làm gương cho con, đó là “thánh sạch, công bình, không chỗ trách được” (câu 10b). “Thánh sạch” nghĩa là “cư xử thánh thiện, trong sạch,” nhấn mạnh đến cách sống trước mặt Chúa. “Công bình” hay “ngay thẳng” là đối xử công bằng theo luật thiêng liêng của Đức Chúa Trời. Và cuối cùng, “không chỗ trách được” nói đến tiếng tốt trước người khác. Nói chung, trong bất cứ lĩnh vực nào, người cha cũng cần phải sống cuộc đời gương mẫu cho con cái noi theo. Một người cha như vậy tỏ cho con mình thấy ông không chỉ nghiêm khắc với con nhưng cũng nghiêm khắc với chính mình khi cẩn trọng tuân theo những kỷ luật cho đời sống tâm linh.
Người cha không chỉ là gương mẫu nhưng cũng là người khích lệ con cái mình (câu 11), “khuyên lơn” con cái. “Khuyên lơn” trong nghĩa đen là “kêu gọi về một phía”, có nghĩa là thúc giục, khuyên nhủ. Từ ngữ này cho thấy trách nhiệm của người cha trong việc đến bên cạnh con cái với mục đích giúp đỡ, chỉ đạo, và hướng dẫn một cách khôn ngoan. Bên cạnh đó, người cha cũng phải “yên ủi” hay khích lệ con cái. Vì con cái luôn có những sai lầm hay thiếu sót, người cha không chỉ biết kỷ luật, sửa dạy con cái nhưng cũng cần có tấm lòng yêu thương, cảm thông, đỡ nâng khi con cái mình vấp ngã. Sau cùng, người cha cũng phải biết “nài xin”. Từ ngữ này trong nguyên nghĩa tiếng Hy Lạp thường được dịch là “chứng thực hay chứng kiến”. Tại đây, Sứ đồ Phao-lô cảnh báo các tín hữu tại Tê-sa-lô-ni-ca cần cẩn trọng trong đức tin và cách sống đạo, tránh xa những sai trật, cũng là lời khiển trách những tín hữu không vâng lời Chúa. Tương tự như vậy, người cha cần phải khuyên nài và cảnh báo con cái để chúng “ăn ở một cách xứng đáng với Đức Chúa Trời” (câu 12).
Bạn có phải là người cha gương mẫu, luôn quan tâm giúp đỡ và khích lệ con cái mình sống đẹp lòng Chúa không?
Lạy Chúa, xin cho con sống ngay thẳng và đẹp lòng Chúa, để con trở nên gương mẫu và có thể làm gương cho con cái mình cũng như các thế hệ con cháu noi theo, và giúp cho con cái con sống đẹp lòng Đức Chúa Trời.
Đọc Kinh Thánh trong ba năm: A-mốt 9.
Phòng Truyền Thông phối hợp UB. Cơ Đốc Giáo Dục thực hiện.