2020-02-03, 09:05 AM
Dạy Con Từ Thuở Còn Thơ
Xuất Ê-díp-tô Ký 2:1-10
“Hãy dạy cho trẻ thơ con đường nó phải theo; Dầu khi nó trở về già, cũng không hề lìa khỏi đó” (Châm Ngôn 22:6).
Câu hỏi suy ngẫm: Cậu bé Môi-se ra đời trong hoàn cảnh nào? Mẹ của cậu đã cố gắng bảo vệ con bằng cách nào? Kết quả ra sao? Cậu bé Môi-se được mẹ dạy những gì? Việc dạy dỗ con trẻ ngay từ lúc ấu thơ quan trọng như thế nào?
Kinh Thánh mô tả sự ra đời của cậu bé Môi-se, lãnh tụ của dân Do Thái sau này, rất đặc biệt. Cậu được sinh ra dưới sắc lệnh tàn bạo của Pha-ra-ôn là tiêu diệt hết bé trai sơ sinh của người Hê-bơ-rơ (Xuất Ê-díp-tô Ký 1:22). Mẹ cậu thấy con mình kháu khỉnh nên đem đi giấu trong ba tháng. Khi không thể giấu được nữa, bà nghĩ ra cách đặt con mình trong cái thúng cói rồi thả giữa đám sậy ven sông. Để bảo đảm an toàn, bà sai chị của cậu bé đứng xa xa trông chừng. Câu chuyện được tiếp diễn khi Công chúa Pha-ra-ôn ra sông tắm và đã tìm thấy cái thúng có cậu bé Môi-se trong đó. Rồi chị của cậu đã tình nguyện đi tìm một vú nuôi cho cậu bé, và cuối cùng trong chương trình của Chúa, cậu bé Môi-se được giao về cho mẹ ruột mình nuôi dưỡng theo lệnh của công chúa. Thế là mẹ của cậu Môi-se được nuôi con trong sự an toàn.
Kinh Thánh không ghi lại cụ thể cậu bé Môi-se được mẹ mình nuôi dạy như thế nào, nhưng qua những diễn biến trong cuộc đời ông Môi-se, chúng ta tin chắc rằng cậu đã được nuôi dạy rất tốt, và được truyền lại đức tin của tổ phụ và dân tộc mình. Câu 10 cho biết mẹ của cậu đem cậu vào cung giao cho công chúa khi cậu “lớn khôn”, tức cậu đã đủ lớn để nhận thức danh phận của mình là ai dù sau đó cậu trở thành con nuôi của Công chúa Pha-ra-ôn. Nhờ sự dạy dỗ chu đáo của cha mẹ mà ông Môi-se sẵn sàng đứng ra bênh vực “anh em mình” khi thấy người Ai Cập hà hiếp người Hê-bơ-rơ (2:11-12), rồi ông sẵn sàng từ bỏ địa vị “hoàng tử” để chạy vào đồng vắng, được Chúa tôi luyện và được Ngài chọn để giải phóng dân Do Thái.
Khoảng thời gian từ lúc mới sinh cho đến 5-6 tuổi là giai đoạn rất quan trọng đối với một đứa trẻ. Đó chính là thời gian trẻ cần được dạy dỗ thật tốt vì sẽ ảnh hưởng đến tính cách và cuộc đời trẻ sau này. Cha mẹ đừng đánh đổi bất cứ điều gì để bỏ mất khoảng thời gian quý báu đó với con cái mình. Lời Chúa khẳng định điều này trong lời khuyên của Vua Sa-lô-môn: “Hãy dạy cho trẻ thơ con đường nó phải theo; Dầu khi nó trở về già, cũng không hề lìa khỏi đó” (Châm Ngôn 22:6). Những gì cha mẹ dạy con cái từ thơ ấu sẽ in đậm trong tâm trí trẻ cho đến lớn cũng không phai mờ.
Bạn có dành thời gian dạy dỗ con cái mình ngay khi chúng còn thơ ấu không? Bạn có dạy chúng con đường tin kính Chúa để dù khi chúng lớn, rời khỏi vòng tay cha mẹ, chúng vẫn giữ được đức tin nơi Chúa không?
Lạy Chúa, xin nhắc nhở con biết nuôi dạy con cháu mình thật cẩn thận ngay khi chúng còn thơ ấu để chúng biết tin cậy Chúa và lớn lên trong sự nhận biết Ngài.
Đọc Kinh Thánh trong ba năm: A-mốt 5.
Phòng Truyền Thông phối hợp UB. Cơ Đốc Giáo Dục thực hiện.
Xuất Ê-díp-tô Ký 2:1-10
“Hãy dạy cho trẻ thơ con đường nó phải theo; Dầu khi nó trở về già, cũng không hề lìa khỏi đó” (Châm Ngôn 22:6).
Câu hỏi suy ngẫm: Cậu bé Môi-se ra đời trong hoàn cảnh nào? Mẹ của cậu đã cố gắng bảo vệ con bằng cách nào? Kết quả ra sao? Cậu bé Môi-se được mẹ dạy những gì? Việc dạy dỗ con trẻ ngay từ lúc ấu thơ quan trọng như thế nào?
Kinh Thánh mô tả sự ra đời của cậu bé Môi-se, lãnh tụ của dân Do Thái sau này, rất đặc biệt. Cậu được sinh ra dưới sắc lệnh tàn bạo của Pha-ra-ôn là tiêu diệt hết bé trai sơ sinh của người Hê-bơ-rơ (Xuất Ê-díp-tô Ký 1:22). Mẹ cậu thấy con mình kháu khỉnh nên đem đi giấu trong ba tháng. Khi không thể giấu được nữa, bà nghĩ ra cách đặt con mình trong cái thúng cói rồi thả giữa đám sậy ven sông. Để bảo đảm an toàn, bà sai chị của cậu bé đứng xa xa trông chừng. Câu chuyện được tiếp diễn khi Công chúa Pha-ra-ôn ra sông tắm và đã tìm thấy cái thúng có cậu bé Môi-se trong đó. Rồi chị của cậu đã tình nguyện đi tìm một vú nuôi cho cậu bé, và cuối cùng trong chương trình của Chúa, cậu bé Môi-se được giao về cho mẹ ruột mình nuôi dưỡng theo lệnh của công chúa. Thế là mẹ của cậu Môi-se được nuôi con trong sự an toàn.
Kinh Thánh không ghi lại cụ thể cậu bé Môi-se được mẹ mình nuôi dạy như thế nào, nhưng qua những diễn biến trong cuộc đời ông Môi-se, chúng ta tin chắc rằng cậu đã được nuôi dạy rất tốt, và được truyền lại đức tin của tổ phụ và dân tộc mình. Câu 10 cho biết mẹ của cậu đem cậu vào cung giao cho công chúa khi cậu “lớn khôn”, tức cậu đã đủ lớn để nhận thức danh phận của mình là ai dù sau đó cậu trở thành con nuôi của Công chúa Pha-ra-ôn. Nhờ sự dạy dỗ chu đáo của cha mẹ mà ông Môi-se sẵn sàng đứng ra bênh vực “anh em mình” khi thấy người Ai Cập hà hiếp người Hê-bơ-rơ (2:11-12), rồi ông sẵn sàng từ bỏ địa vị “hoàng tử” để chạy vào đồng vắng, được Chúa tôi luyện và được Ngài chọn để giải phóng dân Do Thái.
Khoảng thời gian từ lúc mới sinh cho đến 5-6 tuổi là giai đoạn rất quan trọng đối với một đứa trẻ. Đó chính là thời gian trẻ cần được dạy dỗ thật tốt vì sẽ ảnh hưởng đến tính cách và cuộc đời trẻ sau này. Cha mẹ đừng đánh đổi bất cứ điều gì để bỏ mất khoảng thời gian quý báu đó với con cái mình. Lời Chúa khẳng định điều này trong lời khuyên của Vua Sa-lô-môn: “Hãy dạy cho trẻ thơ con đường nó phải theo; Dầu khi nó trở về già, cũng không hề lìa khỏi đó” (Châm Ngôn 22:6). Những gì cha mẹ dạy con cái từ thơ ấu sẽ in đậm trong tâm trí trẻ cho đến lớn cũng không phai mờ.
Bạn có dành thời gian dạy dỗ con cái mình ngay khi chúng còn thơ ấu không? Bạn có dạy chúng con đường tin kính Chúa để dù khi chúng lớn, rời khỏi vòng tay cha mẹ, chúng vẫn giữ được đức tin nơi Chúa không?
Lạy Chúa, xin nhắc nhở con biết nuôi dạy con cháu mình thật cẩn thận ngay khi chúng còn thơ ấu để chúng biết tin cậy Chúa và lớn lên trong sự nhận biết Ngài.
Đọc Kinh Thánh trong ba năm: A-mốt 5.
Phòng Truyền Thông phối hợp UB. Cơ Đốc Giáo Dục thực hiện.