2020-02-01, 12:58 AM
CON ĐƯỜNG BƯỚC VÀO THIỀN VIPASSANA
Sư Tâm Pháp
Mùi cũng vậy; bạn có thể ngửi một mùi và nói "đây là hoa hồng", nhưng mùi thì không phải là hoa hồng. Hoa hồng là một ý niệm chúng ta tạo ra ở trong tâm. Mùi thì có thật, nhưng tên của nó là điều bạn học được ở đâu đó. Bạn gắn cái mùi này với hình dáng, màu sắc của hoa hồng, một bông hồng trong thực tại thông thường. Nếu không tập hợp các sự kiện lại, làm sao bạn hiểu được các cảm giác thuần tuý?. Đôi khi Sư phụ hỏi tôi "Đường có ngọt không?". Khi học thiền, Sư phụ thường hỏi đi hỏi lại tôi như vậy nhiều lần. Tôi nghĩ, đúng là một câu hỏi chỉ để mà hỏi…"Có chứ, đường thì phải ngọt chứ ạ"; Sư phụ hỏi: "Thật không?". Tôi nghĩ bụng: "Sư phụ muốn ám chỉ cái gì vậy nhỉ? Không hiểu Sư phụ hỏi cái gì, tại sao lại hỏi mình đường có ngọt không"; Sư phụ hỏi tiếp: "Danh từ “đường” là có thật hay chỉ là một khái niệm?". Tôi trả lời: "Tên gọi chỉ là tên gọi, là khái niệm". Khi ấy Sư phụ mới nói: "Cái tên gọi thì không ngọt…". Tôi nói "Đúng vậy, bạch thầy…tên gọi thì không thể ngọt được". Sư phụ hỏi tiếp: "Vậy thì cái gì ngọt?". Đương nhiên không phải là đường ngọt rồi. Bạn chỉ có thể nói là ngọt là ngọt, và thậm chí ngay cả ngọt cũng chỉ là một tên gọi mà thôi. Vậy nó là gì: nó chỉ là một cảm giác trên đầu lưỡi mà bạn gọi là ngọt, bạn chỉ tập hợp các khái niệm đó lại với nhau. Nếu bạn chỉ cho người khác thấy cái cảm giác đó, không nói cho họ biết tên gọi hay mùi vị của nó, rồi hỏi cái này có vị gì? Anh ta sẽ chịu chết không trả lời được.
Chúng ta tự tạo ra một thực tại của riêng mình,
điều đó là cần thiết và quan trọng để cuộc sống
của chúng ta được trôi chảy bình thường,
nhưng nó sẽ trở thành một chướng ngại
để hiểu biết về thực tại siêu thế.
Thực tại này cũng là một thực tại; tôi không phủ nhận thực tại thông thường đó. Đức Phật cũng thuyết giảng về nhiều cấp độ thực tại khác nhau. Trong đó có sự thật chế định hay là sự thật quy ước. Nó là sự thật, không phải điều giả mạo, nhưng muốn hiểu được paramattha (thực tại chân đế)-là một loại thực tại siêu thế, bạn phải vượt qua được sự thật chế định này. Song chúng ta lại thường bị mắc kẹt trong thực tại thông thường và không muốn buông bỏ nó. Chúng ta bị nhốt trong cái bẫy của sự thật chế định. Rất nhiều lần, nhiều vị thầy đã nói với tôi là chúng ta đang bị mắc kẹt trong các khái niệm, chúng ta bị cầm tù bởi các khái niệm. Lần đầu tiên nghe Sư phụ nói điều đó, tôi không hiểu được nghĩa của nó là gì. Chúng ta bị mắc bẫy, chúng ta bị cầm tù trong khái niệm…nhưng tôi cũng cố để hiểu…Sư phụ muốn ám chỉ cái gì nhỉ? Làm sao chúng ta lại bị cầm tù trong các khái niệm? Phải đến vài tháng sau tôi mới bắt đầu hiểu ra được…
Quả vậy, chúng ta bị cầm tù trong các khái niệm; chính khái niệm là thứ gây hạnh phúc hay đau khổ cho bạn. Nếu bạn thực sự tiếp cận được với paramattha, không gì có thể làm bạn
hạnh phúc hay đau khổ được nữa.
Tôi đã phát hiện ra một điều: tất cả các loại lý tưởng, tất cả các loại chủ nghĩa - chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa dân chủ và cả chủ nghĩa Phật giáo nữa – tất cả thực ra chỉ là một ngục tù. Bất cứ chủ nghĩa nào…bởi vì chúng ta bị dính mắc vào các ý tưởng; chúng ta bị cầm tù, chúng ta mất tự do. Bạn thậm chí còn có thế sống tốt đẹp hơn ngay trong chính thực tại thông thường này, bởi vì bạn không bị nó cầm tù nữa; bạn luôn hay biết được những gì đang diễn ra; bạn có thể sống tốt đẹp; thích nghi được với mọi hoàn cảnh, mọi nơi chốn. Mọi sự sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu bạn thấu hiểu được thực tại kia. Chúng ta quá coi trọng cái thực tại chế định này đến nỗi bị nó làm tổn thương; chúng ta không thể buông bỏ được nó vì nó làm chúng ta bị tổn thương.
Hãy cố gắng hiểu lý do tại sao chúng ta phải
hành thiền. Chúng ta hành thiền để hướng
đến mục đích gì, chúng ta đang cố hiểu
về loại thực tại nào đây.
Đây chỉ là một bước chuyển từ thực tại quy uớc sang loại thực tại khác…làm thế nào để diễn đạt điều đó được nhỉ…thực tại đích thực. Tôi không muốn dùng từ "thực tại tuyệt đối", bởi vì tôi đã thảo luận với Đại Đức Ñāṇavisuddhi về từ "tuyệt đối" này và chúng tôi cảm thấy rất rối, rồi cuối cùng phải bỏ không dùng nữa.
Tuyệt đối nghĩa là gì? rất khó để nói về nó. Nó là một thực tại sâu xa không do tâm tạo tác. Ngay cả khi đó, chúng ta cũng phải hiểu được thực tại này và thậm chí còn phải vượt qua nó nữa. Ở đó còn có một loại thực tại khác nữa nằm ngoài tiến trình tâm-vật lý này. Từ thực tại chế định này, chúng ta tiến tới thực tại chân đế paramattha, trong đó chỉ có các tiến trình, chỉ có các hiện tượng, không có gì tồn tại, không có chúng sanh nào. Từ đó, chúng ta tiến vào một thực tại khác nữa, nơi mọi hiện tượng không còn tồn tại…Đó cũng là một thực tại, rất khó hiểu và thật khó diễn tả, nhưng điều đó sau này mới đến. Tôi sẽ cố diễn tả về nó và hy vọng sẽ không làm các bạn rối trí, bởi vì đó là những điều nằm ngoài giới hạn của ngôn từ. Sau này chúng ta sẽ nói về thực tại chân đế paramattha này thêm nữa.
Bây giờ tôi sẽ nói về 3 loại định (sāmadhi) khác nhau.
Loại định đầu tiên tôi muốn nói đến là an chỉ định (jhāna). Bạn đã từng nghe nói đến từ an chỉ định. An chỉ định là an trụ tâm vào một ý niệm nào đó, như là tâm từ (mettā) chẳng hạn.
Bạn tu tập tâm từ bằng cách nuôi dưỡng những tư tưởng từ ái…"Cầu mong cho tôi được hạnh phúc…cầu mong cho tôi được hạnh phúc…cầu mong cho tôi được an lạc". Sau đó một lúc bạn sẽ cảm thấy thực sự như vậy…"Tôi thực sự muốn hạnh phúc". Nhưng cũng thật là lạ…con người thật lạ lùng…Bạn có thực sự muốn được hạnh phúc không?
Chúng ta cần phải hỏi lại câu hỏi này nhiều lần:
bạn có thực sự muốn được hạnh phúc không?
Hạnh phúc theo bạn nghĩa là gì, và bạn có biết
làm cách nào để đạt được hạnh phúc đó không?
Bất cứ việc gì chúng ta làm mỗi ngày đây, chúng ta làm bởi vì nghĩ nó sẽ đem lại hạnh phúc cho mình. Chúng ta đã làm điều đó từ rất lâu rồi. Đến giờ bạn đã tìm thấy hạnh phúc đó chưa? Chúng ta có thể tu tập cho được hạnh phúc đó… "Tôi muốn được hạnh phúc". Và bạn cũng có thể chia xẻ ước muốn đó với những người khác…"Cũng giống như tôi, anh ấy cũng muốn được hạnh phúc, chị ấy cũng mong có hạnh phúc". Bạn đặt mình ngang bằng với người khác, không phân biệt. "Cũng như tôi muốn được hạnh phúc…anh ấy cũng muốn hạnh phúc…chị ấy cũng muốn được hạnh phúc, không có gì khác nhau cả! Tôi có thể cũng cầu mong như vậy cho người khác, không hơn không kém được không?". Bạn không thể nói là: "tôi mong cho người khác được hạnh phúc hơn tôi". Không, đó không phải là tâm từ thực sự, chúng ta phải đi cùng với nhau. Như vậy, sau một thời gian bạn sẽ thực sự cảm thấy rằng: “Ồ…tôi thực sự muốn người đó cũng được hạnh phúc". Mới đầu thì khó có thể có loại tâm từ đó đối với những người xa lạ, hoàn toàn không quen biết. Vì vậy, trước hết hãy nghĩ đến cha mẹ mình, thầy tổ, bạn bè, anh em hay người bạn đời của mình.
Đến đây lại có một khó khăn nữa. Bởi vì, tôi đã từng dạy thiền tâm từ cho một số người và có người nói "Tôi không muốn nghĩ đến bản thân mình nữa". Tôi nói: "Hãy rải tâm từ đến cho chính mình; mong cho mình được hạnh phúc", người đó nói "Tôi muốn quên phứt bản thân tôi đi, tôi ghét chính tôi". Bởi vì trước kia bà ta đã làm nhiều việc rất kinh khủng…Bà ta là một người hung hăng và xấu tính xấu nết; bà ấy còn không thể tử tế với chính bản thân mình được nữa. Tôi hỏi bà ấy: "Bạn có thể rải tâm từ cho bố mẹ mình được không?". Bà ta đáp: "Tôi thù ghét ông bố tôi. Ông ta là kẻ rượu chè nghiện ngập. Ông ấy đã rời bỏ gia đình rồi chết, vì vậy chúng tôi phải sống rất nghèo khổ, khi còn nhỏ tôi cực khổ lắm; ông ta không hề quan tâm đến chúng tôi, không hề yêu thương chúng tôi". Tôi hỏi: "Thế còn mẹ bà thì sao?". "Ôi chào, bà ấy hả, sau khi bố tôi bỏ đi thì bà ta cũng cuốn gói chạy theo thằng nhân tình của mình luôn "…"Thế rồi điều gì đã xảy ra với bà sau đó?". "Tôi và em trai tôi đã phải cố vật lộn mà sống lay lắt qua ngày đoạn tháng, họa hoằn mẹ tôi cũng tạt qua và thí cho chút tiền ăn". Tôi nói "Thế còn thầy giáo thì sao?". Bà ta nói "Tôi không thể nghĩ gì về mấy ông thầy ấy cả, tôi không thể nghĩ họ đã làm điều gì tốt đẹp cho tôi cả". Đối với con người này, thật là khó để có thể rải tâm từ cho chính mình và người khác được; tôi cảm thấy thật sự nản lòng. Tôi nghĩ đây là một trường hợp rất lạ, bởi vì thường thì chúng ta nghĩ là mình yêu chính bản thân mình và ít nhất cũng yêu được một người nào đó. Ít nhất cũng có một người nào đó trên đời để chúng ta yêu thương, nhưng người đàn bà này nói không có ai trên đời mà bà ta có thể yêu thương được, bà ta không có tình thương với bất cứ một người nào trên đời. Cuối cùng, tôi hỏi bà ta: "Thế trên thế giới này, có một người nào bà có thể thực sự tử tế với họ được không?". Sau một lúc ngẫm nghĩ, bà ta đáp: "Ờ, có…tôi thương con chó của tôi, mà thực ra cũng không phải con chó của tôi, nó là con chó của người thuê nhà chung với tôi. Nó không phải là con chó của tôi thật, nhưng tôi thương con chó ấy". Tôi dần dần phát hiện ra rằng có một số người rất khó tu tập được tâm từ.
[b][i]Thiền tâm từ rất quan trọng đối với thiền Vipassanā. Đó là lý do tại sao tôi cố gắng nhấn mạnh đến nó.
Không có tâm từ, trái tim bạn sẽ khô cằn,
hoang vắng, thậm chí còn không thể
thực hành nổi Vipassanā nữa.[/i][/b]
Bạn cần phải có một nền tảng là tâm từ và cả đức tin, sự kính ngưỡng đối với Đức Phật, sự tự tin và tự trọng đối với chính mình, đối với thầy mình, tin tưởng vào sự tu tập của mình và pháp hành mình đang theo đuổi. Không có những điều này thì sự tu tập của bạn sẽ rất khó mang lại kết quả. Có khi bạn tự lừa dối mình với sự tưởng tượng: "Tôi hạnh phúc, tôi an lạc", nhưng rồi cũng không thể đi xa hơn được nữa, bạn chỉ tưởng tượng; điều đó không có thực. Bạn có thể trụ tâm vào bất cứ ý niệm nào, ngay cả tâm từ.
Đối với Đức Phật cũng vậy, đôi khi suy tưởng về các ân đức của Ngài khiến tâm tôi an định, nó làm tôi cảm thấy rất hạnh phúc, rất an lạc. Bởi vì trạng thái và tính chất tâm của bạn phụ thuộc rất nhiều vào đối tượng của tâm. Khi nghĩ về người mình ghét, bạn cảm thấy sân hận, giận dữ, không cảm thấy an lạc chút nào; khác hẳn khi nghĩ về một người thật từ bi, nhân hậu và an bình, một người nào đó như Đức Phật…chỉ cần tưởng tượng về một người như vậy. Tôi không được trực tiếp gặp Đức Phật và cũng không có quan hệ họ hàng gì với Ngài cả, nhưng tôi có mối quan hệ riêng với thầy tôi, người thầy dạy thiền đầu tiên của tôi. Tôi không biết bây giờ ông có còn sống nữa hay không. Thầy tôi là một người cư sỹ, một nhạc sỹ và nghệ nhân chế tác dụng cụ âm nhạc. Tôi nghĩ đến thầy mỗi ngày, bởi vì thầy đã đem đến một bước ngoặt lớn lao cho cả cuộc đời tôi. Thầy thật là tĩnh lặng và an bình trong mọi lúc. Một nhà sư tĩnh lặng và an bình không phải là quá hiếm, không phải là một điều gì quá đặc biệt; nhưng thật hiếm hoi khi thấy một người cư sỹ thật tĩnh lặng, thật an bình và nhân hậu đến vậy. Tôi không bao giờ thấy thầy buồn bực hay cáu giận chuyện gì cả, không bao giờ thầy coi thường, nổi giận hay nói xấu người khác…Thầy giữ ngũ giới trong sạch mà không cần cố gắng, và cũng chẳng bao giờ nói với ai về điều đó cả. Thầy rất nhân hậu, tử tế với mọi người nhưng thầy cũng không bao giờ nói về tâm từ. Đó quả thật là một điều đặc biệt; thầy không nói "Tôi là một người từ bi". Tất cả mọi người đều rất yêu quý thầy, nhưng thầy chẳng bao giờ thiên vị một ai cả. Thật là một con người rất đặc biệt, một người có trình độ phát triển tâm linh rất cao; thầy không dính mắc với bất cứ một ai, dù già hay trẻ, thầy đối xử với mọi người rất bình đẳng. Thầy không lập gia đình, sống một mình với bà mẹ già. Thầy nói: "chừng nào mẹ tôi còn sống tôi sẽ chăm sóc bà, sau khi bà mất tôi sẽ xuất gia". Thầy rất yêu thương mẹ, là con trai độc nhất của bà cụ, còn ông bố đã mất lâu rồi. Thầy chăm sóc mẹ một cách rất yêu thương, với tâm từ thực sự chứ không chỉ là một nghĩa vụ. Mẹ thầy cũng rất yêu thương thầy. Nhìn những con người như thế cũng làm cho bạn hiểu ra được một điều gì thật sâu sắc trong cuộc đời. Điều đó nằm ngoài ngôn từ. Ngay cả nói về tâm từ cũng là một việc khó. Quan hệ giữa tôi với cha mẹ tôi rất xấu, nhiều lần tôi đã thực sự thù ghét họ vì họ đã không làm đúng mức và đầy đủ cho tôi. Con người này, thầy của tôi, yêu thương mẹ mình với tất cả tấm lòng và bà cụ cũng yêu thương con trai với tất cả trái tim, họ rất hy sinh vì nhau nhưng không quá dính mắc, điều này thật lạ…không quá dính mắc. Mỗi khi nghĩ về thầy lại làm tâm tôi thật bình an…một con người rất đặc biệt.
Một người thầy khác của tôi là một vị Sayadaw lớn tuổi, Ngài mất năm 90 tuổi. Ngài là một người dịu dàng, tốt bụng và ngọt ngào không tưởng tượng được. Ngài không bao giờ đối xử với ai một cách thiếu tôn trọng cả. Tôi chưa bao giờ thấy ngài buồn bực hoặc lo lắng điều gì. Đôi khi tôi cũng bị lo lắng, khi tôi đi Mỹ cùng với Ngài, ngày đi đã gần kề, chúng tôi đã có vé máy bay và lịch bay nhưng vẫn chưa làm được hộ chiếu…Tôi nói với Ngài: "Sayadaw, một tuần nữa chúng ta khởi hành mà đến giờ này vẫn chưa có hộ chiếu"; Ngài nói "đừng lo", rất đơn giản - đừng lo. Làm sao Ngài có thể nói đơn giản như vậy chẳng hề vương chút âu lo nào được nhỉ? Mới đầu thì tôi rất khó hiểu được điều đó. Tất cả mọi người đều rất yêu quý Ngài. Ngài không nói được một chữ tiếng Anh. Rất nhiều người phương Tây khi nhìn thấy Ngài họ cảm thấy kinh ngạc…"Nhìn ông già kia kìa", rất dịu dàng, rất nhẹ nhàng, ngay cả giọng nói của Ngài cũng không hề có một chút căng thẳng nào, một giọng nói thật ngọt ngào và êm dịu, thật tĩnh lặng, nhưng có rất nhiều nội lực và sức mạnh, không hề yếu ớt. Sự dịu dàng và mềm mại của Ngài đi cùng với sức mạnh và sự tự tin. Bạn không thể học được những điều như thế ở trong sách vở. Bạn phải ở cùng con người đó thì mới có thể cảm nhận được điều đó, Sư phụ tôi là như vậy đó và tôi rồi cũng có thể sẽ giống như Ngài. Những điều này sẽ mang lại cho bạn rất nhiều nghị lực và hy vọng.
[b][b][i]Điều cực kỳ quan trọng là
bạn phải học thiền từ một người thầy.[/b][/i][/b]
Mặc dù bạn có thể học những lời hướng dẫn hành thiền cơ bản từ bất cứ cuốn sách nào, những hướng dẫn cơ bản này cũng không khó lắm. Nhưng để thực sự tu tập được những phẩm chất cao thượng, bạn cần phải sống cùng một người thầy, người thầy đó thể hiện những đức tính sống động, một tấm gương sống về lòng từ bi, sự biết đủ, sự tĩnh lặng, bình an và giải thoát; người thầy đó là một người thật tự do, giải thoát. Bạn cần phải sống với một vị thầy như thế trong một thời gian dài. Tôi sống với Sư phụ khoảng 5 năm. Càng sống lâu bên cạnh một người thầy như vậy, bạn sẽ càng học hỏi được nhiều, điều đó là thực tế; thầy không hề đóng kịch. Bất cứ người nào cũng có thể đóng kịch được. Khi xem phim, bạn có thể thấy một nhân vật trong vai một người thật trầm tĩnh và phát triển cao về tâm linh, nhưng đó chỉ là đóng phim…Chỉ khi bạn đã sống cùng người đó trong nhiều năm, khi đó bạn mới thật sự nhận chân được điều đó.
Khi niệm tưởng đến Đức Phật, bạn hãy tìm hiểu về Ngài nhiều hơn nữa, về sự thanh tịnh, giải thoát, về trí tuệ, lòng từ bi, xả kỷ vị tha của Ngài. Thường xuyên niệm tưởng sâu sắc đến các ân đức Phật, dần dần bạn sẽ cảm nhận được chúng…Bởi vì tâm thức chúng ta phụ thuộc vào đối tượng, bạn giữ gìn một biểu tượng cho mình, Đức Phật là một biểu tượng, một ý niệm cho chúng ta niệm tưởng, suy tư đến. Chúng ta suy tư đến hình ảnh đó…hình ảnh Đức Phật, sự thanh tịnh, giải thoát, sự tĩnh lặng, trí tuệ và lòng từ bi của Ngài…Càng suy nghĩ nhiều đến các ân đức của Đức Phật, tâm bạn càng thấm nhuần với những phẩm chất đó và bạn cũng cảm nhận được những phẩm chất đó ở trong chính mình, bởi vì càng suy tư về tâm từ bi của Đức Phật, bạn sẽ càng cảm nhận được nó. Những phẩm chất đó đã trở thành của bạn, bạn cũng khát khao đạt được chúng …"Tôi muốn được như vậy"… bạn đặt ra một mục tiêu cho mình…"Đây là lý tưởng của tôi…dù không bao giờ đạt tới lý tưởng cao thượng như Đức Phật, song ít nhất tôi cũng sẽ đạt tới một mức độ nhất định nào đó".
Những người đã giác ngộ, ngay cả đệ tử của Đức Phật, đều là những người đi theo bước chân Ngài.
Ngài là bậc đạo sư và chúng ta là đệ tử.
Ngài là bậc đã giác ngộ và bạn cũng sẽ giác ngộ;
Khi đắc đạo, bạn cũng sẽ được giác ngộ như Ngài.
Có ý tưởng rõ ràng về điều mình muốn làm và mục đích của mình, điều đó là rất quan trọng. Còn cứ mơ mơ, hồ hồ: "Ồ, cũng được, tôi cũng muốn hành thiền, tôi cũng muốn hạnh phúc", bạn sẽ không có một ý tưởng rõ ràng và sẽ không có đủ nghị lực. Càng xác định rõ ràng mục đích và lý tưởng của mình, bạn sẽ càng có thêm nhiều nghị lực, sẽ càng đầu tư thêm thời gian và công sức vào việc mình làm. Hãy xác định rõ việc bạn muốn làm. Tôi chỉ đưa ra nhưng ý tưởng chung chung như vậy để bạn phát triển thêm.
Trước khi bạn hành thiền, hãy dành vài phút để suy tưởng về sự thanh tịnh, sự tĩnh lặng, bình an, giải thoát, trí tuệ và lòng từ bi của Đức Phật. Bạn sẽ an trụ tâm vào đó và sẽ cảm thấy thật tĩnh lặng và bình an. Sau đó, nếu hành thiền với một đề mục của thiền Vipassana, tâm bạn sẽ an trú trong đề mục được lâu hơn, bởi vì quán niệm về Đức Phật sẽ tạo điều kiện cho bạn buông bỏ những băn khoăn, lo nghĩ của thế gian. Bạn sẽ không còn cho những việc đó là quan trọng nữa… về chiếc xe ô tô của tôi, công việc của tôi, về chuyện này chuyện kia…những việc đó có thể đợi được…Có lúc, khi đang hành thiền bạn lại bắt đầu nghĩ…"Tôi phải trả tiền cho cái hoá đơn đó…tôi cần phải gọi điện, chuyện này rất quan trọng"…Đúng vào lúc bạn bắt đầu ngồi thiền là một cái gì đó quan trọng lại nảy ra trong đầu, phá rối và làm bạn bị xao lãng. Vì vậy tôi mới nói với các bạn là phải chuẩn bị cho tâm mình.
Sự chuẩn bị này rất quan trọng. Đừng nghĩ rằng
việc đó làm bạn mất thời gian, bởi vì càng chuẩn bị tốt thì hành thiền sẽ càng dễ dàng hơn.
Bạn hãy buông bỏ tất cả …cái hoá đơn đó không quan trọng, cuộc điện thoại đó cũng không quan trọng, việc ấy có để đợi 2 tiếng nữa cũng được, hoặc bất cứ chuyện gì cũng vậy…Bạn sẽ tìm được cách giải quyết tốt nhất cho những vấn đề ấy, nhưng bây giờ là lúc phải gác tất cả mọi việc sang một bên… hãy buông xả tất cả mọi thứ như vậy.
Nghĩ về một người nào đó như Đức Phật,
một người thật tự do và giải thoát,
điều đó sẽ làm cho bạn dễ xả bỏ hơn.
Còn tiếp.
TVHS
Chúng ta tự tạo ra một thực tại của riêng mình,
điều đó là cần thiết và quan trọng để cuộc sống
của chúng ta được trôi chảy bình thường,
nhưng nó sẽ trở thành một chướng ngại
để hiểu biết về thực tại siêu thế.
Thực tại này cũng là một thực tại; tôi không phủ nhận thực tại thông thường đó. Đức Phật cũng thuyết giảng về nhiều cấp độ thực tại khác nhau. Trong đó có sự thật chế định hay là sự thật quy ước. Nó là sự thật, không phải điều giả mạo, nhưng muốn hiểu được paramattha (thực tại chân đế)-là một loại thực tại siêu thế, bạn phải vượt qua được sự thật chế định này. Song chúng ta lại thường bị mắc kẹt trong thực tại thông thường và không muốn buông bỏ nó. Chúng ta bị nhốt trong cái bẫy của sự thật chế định. Rất nhiều lần, nhiều vị thầy đã nói với tôi là chúng ta đang bị mắc kẹt trong các khái niệm, chúng ta bị cầm tù bởi các khái niệm. Lần đầu tiên nghe Sư phụ nói điều đó, tôi không hiểu được nghĩa của nó là gì. Chúng ta bị mắc bẫy, chúng ta bị cầm tù trong khái niệm…nhưng tôi cũng cố để hiểu…Sư phụ muốn ám chỉ cái gì nhỉ? Làm sao chúng ta lại bị cầm tù trong các khái niệm? Phải đến vài tháng sau tôi mới bắt đầu hiểu ra được…
Quả vậy, chúng ta bị cầm tù trong các khái niệm; chính khái niệm là thứ gây hạnh phúc hay đau khổ cho bạn. Nếu bạn thực sự tiếp cận được với paramattha, không gì có thể làm bạn
hạnh phúc hay đau khổ được nữa.
Tôi đã phát hiện ra một điều: tất cả các loại lý tưởng, tất cả các loại chủ nghĩa - chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa dân chủ và cả chủ nghĩa Phật giáo nữa – tất cả thực ra chỉ là một ngục tù. Bất cứ chủ nghĩa nào…bởi vì chúng ta bị dính mắc vào các ý tưởng; chúng ta bị cầm tù, chúng ta mất tự do. Bạn thậm chí còn có thế sống tốt đẹp hơn ngay trong chính thực tại thông thường này, bởi vì bạn không bị nó cầm tù nữa; bạn luôn hay biết được những gì đang diễn ra; bạn có thể sống tốt đẹp; thích nghi được với mọi hoàn cảnh, mọi nơi chốn. Mọi sự sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu bạn thấu hiểu được thực tại kia. Chúng ta quá coi trọng cái thực tại chế định này đến nỗi bị nó làm tổn thương; chúng ta không thể buông bỏ được nó vì nó làm chúng ta bị tổn thương.
Hãy cố gắng hiểu lý do tại sao chúng ta phải
hành thiền. Chúng ta hành thiền để hướng
đến mục đích gì, chúng ta đang cố hiểu
về loại thực tại nào đây.
Đây chỉ là một bước chuyển từ thực tại quy uớc sang loại thực tại khác…làm thế nào để diễn đạt điều đó được nhỉ…thực tại đích thực. Tôi không muốn dùng từ "thực tại tuyệt đối", bởi vì tôi đã thảo luận với Đại Đức Ñāṇavisuddhi về từ "tuyệt đối" này và chúng tôi cảm thấy rất rối, rồi cuối cùng phải bỏ không dùng nữa.
Tuyệt đối nghĩa là gì? rất khó để nói về nó. Nó là một thực tại sâu xa không do tâm tạo tác. Ngay cả khi đó, chúng ta cũng phải hiểu được thực tại này và thậm chí còn phải vượt qua nó nữa. Ở đó còn có một loại thực tại khác nữa nằm ngoài tiến trình tâm-vật lý này. Từ thực tại chế định này, chúng ta tiến tới thực tại chân đế paramattha, trong đó chỉ có các tiến trình, chỉ có các hiện tượng, không có gì tồn tại, không có chúng sanh nào. Từ đó, chúng ta tiến vào một thực tại khác nữa, nơi mọi hiện tượng không còn tồn tại…Đó cũng là một thực tại, rất khó hiểu và thật khó diễn tả, nhưng điều đó sau này mới đến. Tôi sẽ cố diễn tả về nó và hy vọng sẽ không làm các bạn rối trí, bởi vì đó là những điều nằm ngoài giới hạn của ngôn từ. Sau này chúng ta sẽ nói về thực tại chân đế paramattha này thêm nữa.
Bây giờ tôi sẽ nói về 3 loại định (sāmadhi) khác nhau.
Loại định đầu tiên tôi muốn nói đến là an chỉ định (jhāna). Bạn đã từng nghe nói đến từ an chỉ định. An chỉ định là an trụ tâm vào một ý niệm nào đó, như là tâm từ (mettā) chẳng hạn.
Bạn tu tập tâm từ bằng cách nuôi dưỡng những tư tưởng từ ái…"Cầu mong cho tôi được hạnh phúc…cầu mong cho tôi được hạnh phúc…cầu mong cho tôi được an lạc". Sau đó một lúc bạn sẽ cảm thấy thực sự như vậy…"Tôi thực sự muốn hạnh phúc". Nhưng cũng thật là lạ…con người thật lạ lùng…Bạn có thực sự muốn được hạnh phúc không?
Chúng ta cần phải hỏi lại câu hỏi này nhiều lần:
bạn có thực sự muốn được hạnh phúc không?
Hạnh phúc theo bạn nghĩa là gì, và bạn có biết
làm cách nào để đạt được hạnh phúc đó không?
Bất cứ việc gì chúng ta làm mỗi ngày đây, chúng ta làm bởi vì nghĩ nó sẽ đem lại hạnh phúc cho mình. Chúng ta đã làm điều đó từ rất lâu rồi. Đến giờ bạn đã tìm thấy hạnh phúc đó chưa? Chúng ta có thể tu tập cho được hạnh phúc đó… "Tôi muốn được hạnh phúc". Và bạn cũng có thể chia xẻ ước muốn đó với những người khác…"Cũng giống như tôi, anh ấy cũng muốn được hạnh phúc, chị ấy cũng mong có hạnh phúc". Bạn đặt mình ngang bằng với người khác, không phân biệt. "Cũng như tôi muốn được hạnh phúc…anh ấy cũng muốn hạnh phúc…chị ấy cũng muốn được hạnh phúc, không có gì khác nhau cả! Tôi có thể cũng cầu mong như vậy cho người khác, không hơn không kém được không?". Bạn không thể nói là: "tôi mong cho người khác được hạnh phúc hơn tôi". Không, đó không phải là tâm từ thực sự, chúng ta phải đi cùng với nhau. Như vậy, sau một thời gian bạn sẽ thực sự cảm thấy rằng: “Ồ…tôi thực sự muốn người đó cũng được hạnh phúc". Mới đầu thì khó có thể có loại tâm từ đó đối với những người xa lạ, hoàn toàn không quen biết. Vì vậy, trước hết hãy nghĩ đến cha mẹ mình, thầy tổ, bạn bè, anh em hay người bạn đời của mình.
Đến đây lại có một khó khăn nữa. Bởi vì, tôi đã từng dạy thiền tâm từ cho một số người và có người nói "Tôi không muốn nghĩ đến bản thân mình nữa". Tôi nói: "Hãy rải tâm từ đến cho chính mình; mong cho mình được hạnh phúc", người đó nói "Tôi muốn quên phứt bản thân tôi đi, tôi ghét chính tôi". Bởi vì trước kia bà ta đã làm nhiều việc rất kinh khủng…Bà ta là một người hung hăng và xấu tính xấu nết; bà ấy còn không thể tử tế với chính bản thân mình được nữa. Tôi hỏi bà ấy: "Bạn có thể rải tâm từ cho bố mẹ mình được không?". Bà ta đáp: "Tôi thù ghét ông bố tôi. Ông ta là kẻ rượu chè nghiện ngập. Ông ấy đã rời bỏ gia đình rồi chết, vì vậy chúng tôi phải sống rất nghèo khổ, khi còn nhỏ tôi cực khổ lắm; ông ta không hề quan tâm đến chúng tôi, không hề yêu thương chúng tôi". Tôi hỏi: "Thế còn mẹ bà thì sao?". "Ôi chào, bà ấy hả, sau khi bố tôi bỏ đi thì bà ta cũng cuốn gói chạy theo thằng nhân tình của mình luôn "…"Thế rồi điều gì đã xảy ra với bà sau đó?". "Tôi và em trai tôi đã phải cố vật lộn mà sống lay lắt qua ngày đoạn tháng, họa hoằn mẹ tôi cũng tạt qua và thí cho chút tiền ăn". Tôi nói "Thế còn thầy giáo thì sao?". Bà ta nói "Tôi không thể nghĩ gì về mấy ông thầy ấy cả, tôi không thể nghĩ họ đã làm điều gì tốt đẹp cho tôi cả". Đối với con người này, thật là khó để có thể rải tâm từ cho chính mình và người khác được; tôi cảm thấy thật sự nản lòng. Tôi nghĩ đây là một trường hợp rất lạ, bởi vì thường thì chúng ta nghĩ là mình yêu chính bản thân mình và ít nhất cũng yêu được một người nào đó. Ít nhất cũng có một người nào đó trên đời để chúng ta yêu thương, nhưng người đàn bà này nói không có ai trên đời mà bà ta có thể yêu thương được, bà ta không có tình thương với bất cứ một người nào trên đời. Cuối cùng, tôi hỏi bà ta: "Thế trên thế giới này, có một người nào bà có thể thực sự tử tế với họ được không?". Sau một lúc ngẫm nghĩ, bà ta đáp: "Ờ, có…tôi thương con chó của tôi, mà thực ra cũng không phải con chó của tôi, nó là con chó của người thuê nhà chung với tôi. Nó không phải là con chó của tôi thật, nhưng tôi thương con chó ấy". Tôi dần dần phát hiện ra rằng có một số người rất khó tu tập được tâm từ.
[b][i]Thiền tâm từ rất quan trọng đối với thiền Vipassanā. Đó là lý do tại sao tôi cố gắng nhấn mạnh đến nó.
Không có tâm từ, trái tim bạn sẽ khô cằn,
hoang vắng, thậm chí còn không thể
thực hành nổi Vipassanā nữa.[/i][/b]
Bạn cần phải có một nền tảng là tâm từ và cả đức tin, sự kính ngưỡng đối với Đức Phật, sự tự tin và tự trọng đối với chính mình, đối với thầy mình, tin tưởng vào sự tu tập của mình và pháp hành mình đang theo đuổi. Không có những điều này thì sự tu tập của bạn sẽ rất khó mang lại kết quả. Có khi bạn tự lừa dối mình với sự tưởng tượng: "Tôi hạnh phúc, tôi an lạc", nhưng rồi cũng không thể đi xa hơn được nữa, bạn chỉ tưởng tượng; điều đó không có thực. Bạn có thể trụ tâm vào bất cứ ý niệm nào, ngay cả tâm từ.
Đối với Đức Phật cũng vậy, đôi khi suy tưởng về các ân đức của Ngài khiến tâm tôi an định, nó làm tôi cảm thấy rất hạnh phúc, rất an lạc. Bởi vì trạng thái và tính chất tâm của bạn phụ thuộc rất nhiều vào đối tượng của tâm. Khi nghĩ về người mình ghét, bạn cảm thấy sân hận, giận dữ, không cảm thấy an lạc chút nào; khác hẳn khi nghĩ về một người thật từ bi, nhân hậu và an bình, một người nào đó như Đức Phật…chỉ cần tưởng tượng về một người như vậy. Tôi không được trực tiếp gặp Đức Phật và cũng không có quan hệ họ hàng gì với Ngài cả, nhưng tôi có mối quan hệ riêng với thầy tôi, người thầy dạy thiền đầu tiên của tôi. Tôi không biết bây giờ ông có còn sống nữa hay không. Thầy tôi là một người cư sỹ, một nhạc sỹ và nghệ nhân chế tác dụng cụ âm nhạc. Tôi nghĩ đến thầy mỗi ngày, bởi vì thầy đã đem đến một bước ngoặt lớn lao cho cả cuộc đời tôi. Thầy thật là tĩnh lặng và an bình trong mọi lúc. Một nhà sư tĩnh lặng và an bình không phải là quá hiếm, không phải là một điều gì quá đặc biệt; nhưng thật hiếm hoi khi thấy một người cư sỹ thật tĩnh lặng, thật an bình và nhân hậu đến vậy. Tôi không bao giờ thấy thầy buồn bực hay cáu giận chuyện gì cả, không bao giờ thầy coi thường, nổi giận hay nói xấu người khác…Thầy giữ ngũ giới trong sạch mà không cần cố gắng, và cũng chẳng bao giờ nói với ai về điều đó cả. Thầy rất nhân hậu, tử tế với mọi người nhưng thầy cũng không bao giờ nói về tâm từ. Đó quả thật là một điều đặc biệt; thầy không nói "Tôi là một người từ bi". Tất cả mọi người đều rất yêu quý thầy, nhưng thầy chẳng bao giờ thiên vị một ai cả. Thật là một con người rất đặc biệt, một người có trình độ phát triển tâm linh rất cao; thầy không dính mắc với bất cứ một ai, dù già hay trẻ, thầy đối xử với mọi người rất bình đẳng. Thầy không lập gia đình, sống một mình với bà mẹ già. Thầy nói: "chừng nào mẹ tôi còn sống tôi sẽ chăm sóc bà, sau khi bà mất tôi sẽ xuất gia". Thầy rất yêu thương mẹ, là con trai độc nhất của bà cụ, còn ông bố đã mất lâu rồi. Thầy chăm sóc mẹ một cách rất yêu thương, với tâm từ thực sự chứ không chỉ là một nghĩa vụ. Mẹ thầy cũng rất yêu thương thầy. Nhìn những con người như thế cũng làm cho bạn hiểu ra được một điều gì thật sâu sắc trong cuộc đời. Điều đó nằm ngoài ngôn từ. Ngay cả nói về tâm từ cũng là một việc khó. Quan hệ giữa tôi với cha mẹ tôi rất xấu, nhiều lần tôi đã thực sự thù ghét họ vì họ đã không làm đúng mức và đầy đủ cho tôi. Con người này, thầy của tôi, yêu thương mẹ mình với tất cả tấm lòng và bà cụ cũng yêu thương con trai với tất cả trái tim, họ rất hy sinh vì nhau nhưng không quá dính mắc, điều này thật lạ…không quá dính mắc. Mỗi khi nghĩ về thầy lại làm tâm tôi thật bình an…một con người rất đặc biệt.
Một người thầy khác của tôi là một vị Sayadaw lớn tuổi, Ngài mất năm 90 tuổi. Ngài là một người dịu dàng, tốt bụng và ngọt ngào không tưởng tượng được. Ngài không bao giờ đối xử với ai một cách thiếu tôn trọng cả. Tôi chưa bao giờ thấy ngài buồn bực hoặc lo lắng điều gì. Đôi khi tôi cũng bị lo lắng, khi tôi đi Mỹ cùng với Ngài, ngày đi đã gần kề, chúng tôi đã có vé máy bay và lịch bay nhưng vẫn chưa làm được hộ chiếu…Tôi nói với Ngài: "Sayadaw, một tuần nữa chúng ta khởi hành mà đến giờ này vẫn chưa có hộ chiếu"; Ngài nói "đừng lo", rất đơn giản - đừng lo. Làm sao Ngài có thể nói đơn giản như vậy chẳng hề vương chút âu lo nào được nhỉ? Mới đầu thì tôi rất khó hiểu được điều đó. Tất cả mọi người đều rất yêu quý Ngài. Ngài không nói được một chữ tiếng Anh. Rất nhiều người phương Tây khi nhìn thấy Ngài họ cảm thấy kinh ngạc…"Nhìn ông già kia kìa", rất dịu dàng, rất nhẹ nhàng, ngay cả giọng nói của Ngài cũng không hề có một chút căng thẳng nào, một giọng nói thật ngọt ngào và êm dịu, thật tĩnh lặng, nhưng có rất nhiều nội lực và sức mạnh, không hề yếu ớt. Sự dịu dàng và mềm mại của Ngài đi cùng với sức mạnh và sự tự tin. Bạn không thể học được những điều như thế ở trong sách vở. Bạn phải ở cùng con người đó thì mới có thể cảm nhận được điều đó, Sư phụ tôi là như vậy đó và tôi rồi cũng có thể sẽ giống như Ngài. Những điều này sẽ mang lại cho bạn rất nhiều nghị lực và hy vọng.
[b][b][i]Điều cực kỳ quan trọng là
bạn phải học thiền từ một người thầy.[/b][/i][/b]
Mặc dù bạn có thể học những lời hướng dẫn hành thiền cơ bản từ bất cứ cuốn sách nào, những hướng dẫn cơ bản này cũng không khó lắm. Nhưng để thực sự tu tập được những phẩm chất cao thượng, bạn cần phải sống cùng một người thầy, người thầy đó thể hiện những đức tính sống động, một tấm gương sống về lòng từ bi, sự biết đủ, sự tĩnh lặng, bình an và giải thoát; người thầy đó là một người thật tự do, giải thoát. Bạn cần phải sống với một vị thầy như thế trong một thời gian dài. Tôi sống với Sư phụ khoảng 5 năm. Càng sống lâu bên cạnh một người thầy như vậy, bạn sẽ càng học hỏi được nhiều, điều đó là thực tế; thầy không hề đóng kịch. Bất cứ người nào cũng có thể đóng kịch được. Khi xem phim, bạn có thể thấy một nhân vật trong vai một người thật trầm tĩnh và phát triển cao về tâm linh, nhưng đó chỉ là đóng phim…Chỉ khi bạn đã sống cùng người đó trong nhiều năm, khi đó bạn mới thật sự nhận chân được điều đó.
Khi niệm tưởng đến Đức Phật, bạn hãy tìm hiểu về Ngài nhiều hơn nữa, về sự thanh tịnh, giải thoát, về trí tuệ, lòng từ bi, xả kỷ vị tha của Ngài. Thường xuyên niệm tưởng sâu sắc đến các ân đức Phật, dần dần bạn sẽ cảm nhận được chúng…Bởi vì tâm thức chúng ta phụ thuộc vào đối tượng, bạn giữ gìn một biểu tượng cho mình, Đức Phật là một biểu tượng, một ý niệm cho chúng ta niệm tưởng, suy tư đến. Chúng ta suy tư đến hình ảnh đó…hình ảnh Đức Phật, sự thanh tịnh, giải thoát, sự tĩnh lặng, trí tuệ và lòng từ bi của Ngài…Càng suy nghĩ nhiều đến các ân đức của Đức Phật, tâm bạn càng thấm nhuần với những phẩm chất đó và bạn cũng cảm nhận được những phẩm chất đó ở trong chính mình, bởi vì càng suy tư về tâm từ bi của Đức Phật, bạn sẽ càng cảm nhận được nó. Những phẩm chất đó đã trở thành của bạn, bạn cũng khát khao đạt được chúng …"Tôi muốn được như vậy"… bạn đặt ra một mục tiêu cho mình…"Đây là lý tưởng của tôi…dù không bao giờ đạt tới lý tưởng cao thượng như Đức Phật, song ít nhất tôi cũng sẽ đạt tới một mức độ nhất định nào đó".
Những người đã giác ngộ, ngay cả đệ tử của Đức Phật, đều là những người đi theo bước chân Ngài.
Ngài là bậc đạo sư và chúng ta là đệ tử.
Ngài là bậc đã giác ngộ và bạn cũng sẽ giác ngộ;
Khi đắc đạo, bạn cũng sẽ được giác ngộ như Ngài.
Có ý tưởng rõ ràng về điều mình muốn làm và mục đích của mình, điều đó là rất quan trọng. Còn cứ mơ mơ, hồ hồ: "Ồ, cũng được, tôi cũng muốn hành thiền, tôi cũng muốn hạnh phúc", bạn sẽ không có một ý tưởng rõ ràng và sẽ không có đủ nghị lực. Càng xác định rõ ràng mục đích và lý tưởng của mình, bạn sẽ càng có thêm nhiều nghị lực, sẽ càng đầu tư thêm thời gian và công sức vào việc mình làm. Hãy xác định rõ việc bạn muốn làm. Tôi chỉ đưa ra nhưng ý tưởng chung chung như vậy để bạn phát triển thêm.
Trước khi bạn hành thiền, hãy dành vài phút để suy tưởng về sự thanh tịnh, sự tĩnh lặng, bình an, giải thoát, trí tuệ và lòng từ bi của Đức Phật. Bạn sẽ an trụ tâm vào đó và sẽ cảm thấy thật tĩnh lặng và bình an. Sau đó, nếu hành thiền với một đề mục của thiền Vipassana, tâm bạn sẽ an trú trong đề mục được lâu hơn, bởi vì quán niệm về Đức Phật sẽ tạo điều kiện cho bạn buông bỏ những băn khoăn, lo nghĩ của thế gian. Bạn sẽ không còn cho những việc đó là quan trọng nữa… về chiếc xe ô tô của tôi, công việc của tôi, về chuyện này chuyện kia…những việc đó có thể đợi được…Có lúc, khi đang hành thiền bạn lại bắt đầu nghĩ…"Tôi phải trả tiền cho cái hoá đơn đó…tôi cần phải gọi điện, chuyện này rất quan trọng"…Đúng vào lúc bạn bắt đầu ngồi thiền là một cái gì đó quan trọng lại nảy ra trong đầu, phá rối và làm bạn bị xao lãng. Vì vậy tôi mới nói với các bạn là phải chuẩn bị cho tâm mình.
Sự chuẩn bị này rất quan trọng. Đừng nghĩ rằng
việc đó làm bạn mất thời gian, bởi vì càng chuẩn bị tốt thì hành thiền sẽ càng dễ dàng hơn.
Bạn hãy buông bỏ tất cả …cái hoá đơn đó không quan trọng, cuộc điện thoại đó cũng không quan trọng, việc ấy có để đợi 2 tiếng nữa cũng được, hoặc bất cứ chuyện gì cũng vậy…Bạn sẽ tìm được cách giải quyết tốt nhất cho những vấn đề ấy, nhưng bây giờ là lúc phải gác tất cả mọi việc sang một bên… hãy buông xả tất cả mọi thứ như vậy.
Nghĩ về một người nào đó như Đức Phật,
một người thật tự do và giải thoát,
điều đó sẽ làm cho bạn dễ xả bỏ hơn.
Còn tiếp.
TVHS
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!