VietBest
CON ĐƯỜNG BƯỚC VÀO THIỀN VIPASSANA - Printable Version

+- VietBest (https://vietbestforum.com)
+-- Forum: Tôn Giáo (https://vietbestforum.com/forum-18.html)
+--- Forum: Phật Giáo (https://vietbestforum.com/forum-19.html)
+--- Thread: CON ĐƯỜNG BƯỚC VÀO THIỀN VIPASSANA (/thread-14601.html)



CON ĐƯỜNG BƯỚC VÀO THIỀN VIPASSANA - Nonregister - 2019-10-26

CON ĐƯỜNG BƯỚC VÀO  THIỀN VIPASSANA
Sư Tâm Pháp


 
[/url]Chào mừng các bạn đã đến với lớp học. Tôi rất vui khi gặp các bạn. Như tôi đã từng nói, hình ảnh đẹp nhất là hình ảnh một thiền sinh đang ngồi thiền, thật là đẹp. Từ khi còn là một cậu bé, mỗi lần nhìn thấy một người đang ngồi thiền là thế nào tôi cũng đứng nán lại một chút để xem; dáng ngồi thật tĩnh lặng, thân hình tĩnh lặng và cũng thật hài hoà và cao quý. Ñoùi vôùi toâi, dáng ngồi như vậy trông như một kim tự tháp, rất vững chãi, ổn định, không thể lay động; nó cũng thể hiện cả một chiều sâu nội tâm bên trong nữa: vững vàng và tĩnh lặng. Tư thế ngồi của thân cũng hỗ trợ cho tâm, nó làm cho bạn hướng về sự ổn định, tĩnh lặng và an bình.

Khi nhìn bức tượng Đức Phật đang ngồi thiền, hình ảnh đó làm tôi cảm thấy rất bình an. Tôi đã sưu tập được một số bức tranh, và một số hình ảnh về Đức Phật, trông voâ cuøng an lạc, thanh bình.

Trước khi nói về các đề mục hành thiền và các loại định khác nhau (samādhi), tôi muốn trả lời một số câu hỏi tuần trước, đó là những điều rất quan trọng cần phải ghi nhớ. Nó có ý nghĩa rất sâu sắc…nó đề cập đến bản chất của tâm …Tôi đã thử tìm trong một số sách thiền, một số hành giả có kinh nghiệm đã ghi chép lại. Họ đã khám phá ra sự tĩnh lặng trong thiền, nội tâm trở nên yên tĩnh, các tư tưởng hạ bớt dần, bạn không còn nhận biết được mọi thứ xung quanh nữa - tức là tâm đã ngày càng trở nên tập trung hơn…Sau đó, bạn đạt tới một trạng thái định tâm (samādhi) - nhưng cũng chỉ có thế. Bạn có biết điều gì xảy ra tiếp theo đối với một số người không? Chỉ là một trạng thái tâm tĩnh lặng mà thôi, họ chỉ là những người mới chập chững bước chân vào thiền… (Một người mới bước chân vào thiền không có nghĩa là một người mới tập hành thiền, một người còn chập chững trong thiền là người chưa vượt qua được ngưỡng đó. Như vậy, dù bạn đã tập thiền một thời gian rất lâu rồi, nhưng nếu chưa vượt qua được một trình độ nhất định thì bạn vẫn chỉ ở giai đoạn mới bắt đầu. Quả là xấu hổ khi ta hiểu được điều này, bởi vì chúng ta đã hành thiền rất lâu rồi và thích nghĩ là mình đã biết hết mọi thứ, rằng mình đã tiến được rất xa. Nếu vẫn chưa vượt qua được một trình độ nhất định nào đó, thì bạn vẫn còn đang chập chững ở giai đoạn mới bắt đầu mà thôi).
Như vậy, vừa khi sự tĩnh lặng trong thiền mới kịp đến với hành giả, bỗng nhiên người lính mới này đột ngột bị lôi tuột trở lại với thực tế. Thực tế ở đây là thực tại thông thường …như vậy…anh ta bị lôi tuột trở lại với thực tế phũ phàng bởi một cú sốc đột ngột toàn thân. Tại sao có hiện tượng này? Điều này xảy ra với một số người; trước đây nó cũng thường xảy ra với tôi. Đôi khi nó diễn ra như thế này…tâm tôi đang rất tĩnh lặng…thì đột nhiên tôi nghe thấy một tiếng động nào đó và bị sốc…rồi giật mình tỉnh dậy.

Khi hành thiền, bạn đi vào một thế giới khác, đi vào một thực tại khác và đây là điều bạn cần phải hiểu. Nó tương tự như trạng thái "xuất thần", một trạng thái thôi miên nhưng không phải là bị thôi miên thực sự. Nó rất giống như vậy. Một số bác sỹ hiểu rõ trạng thái này. Khi ngừng lại mọi suy nghĩ và tập trung chú ý vào một đối tượng, dần dần tâm bạn trở nên tập trung và bạn thể nhập vào một thực tại khác. Nhưng ở ngưỡng cửa thực tại đó, bạn sẽ thấy rất nhiều khó khăn. Tâm bạn cứ trở lui, trở tới hoài, bởi vì chúng ta đã quá quen với thực tại thông thường mất rồi. Chúng ta cảm thấy an toàn trong cái thực tại đó và muốn bám víu vào nó, không muốn buông bỏ …Đây chính là một loại phản ứng tự vệ. Chúng ta muốn bảo vệ bản thân mình.
 
Một trong những cách tự vệ của chúng ta là luôn duy trì ý thức về bản thân mình. Muốn biết hoàn cảnh xung quanh, biết những gì đang diễn ra quanh mình, biết tình trạng thân mình ra sao.
 
"Người tôi hiện giờ đang như thế nào nhỉ?". Khi bạn hành thiền và tâm trở nên rất tập trung, dần dần bạn sẽ quên mất mọi thứ xung quanh mình. Khi định lực đã mạnh, có lúc bạn còn mất ý thức về chính thân thể mình nữa. Tôi muốn nói là…bạn vẫn ý thức được các cảm giác, nhưng không ý thức được về hình dáng nữa. Có lúc hình dáng cơ thể biến mất vì hình dáng và kích cỡ cũng đều là khái niệm tục đế (paññatti). Tâm ta chỉ lắp ghép lại và gán cho nó một ý niệm; thực tại chân đế (paramattha) thì không có hình dạng, không có kích cỡ.
Nếu bạn thấy khó hiểu tôi sẽ cho bạn một ví dụ, ở trong vật lý học Newton. Khi đọc vật lý học Newton, bạn sẽ thấy trong đó có hình  dáng, kích thước và sự chuyển động, có tất cả mọi thứ trong đó. Dựa theo vật lý học Newton, bạn có thể dự đoán được mọi thứ: dự đoán được sự chuyển động của các hành tinh, có thể dự đoán được thời gian, chẳng hạn là 10 năm sau, một hành tinh nào đó sẽ ở một vị trí xác định nào đó. Chúng ta có thể dự báo trước được điều đó. Nó có hình dáng, kích thước và chuyển động theo quy ước thông thường. Nhưng khi nghiên cứu xuống các hạt hạ nguyên tử thì tất cả những quy ước đó không còn nữa. Ở đó không có hình dạng nào cả, bạn không thể đoan chắc về một điều gì mà chỉ có thể nói có một phần trăm xác xuất nào đó để cho một sự kiện nào đó có thể xảy ra. Chỉ là xác xuất có thể xảy ra, không có gì là chắc chắn cả.

Trong thiền, mọi việc cũng xảy ra y như vậy. Trong trạng thái ý thức thông thường, chúng ta ý thức được về mọi thứ xung quanh: hình dáng, kích cỡ, chúng sanh, con người, đông, tây, nam, bắc, thời gian, ngày tháng năm.
 
Khi hành thiền, chúng ta quên hết: bây giờ là mấy giờ, ngày nào, tháng nào, năm nào và đôi khi quên cả mình đang ở đâu nữa. Chúng ta không còn ý thức được về những điều đó nữa, bởi vì tất cả chúng chỉ là những khái niệm.
 
 Bạn không biết mình đang ngồi ở đâu; đang quay mặt hướng nào. Đôi khi rất lạ, bạn không biết mình đang ở đâu nữa, điều đó thật là đáng sợ, nó giống như một loại bệnh tâm thần. Có người không thể nhớ ra mình là ai bởi vì họ bị bệnh tâm thần, nhưng đôi khi ở trong trạng thái này cũng vậy, khi đã vượt ra ngoài thực tại thông thường, thì việc bạn là ai cũng không thành vấn đề nữa.
 
"Tôi" chỉ là một ý niệm, bạn cũng mất hết tất cả những ý niệm đó.
 
Khi thể nhập vào trạng thái đó, bạn phải dội lại nhiều lần vì sợ …Tôi phải biết mình là ai chứ…Tôi phải biết những gì đang diễn ra ở xung quanh tôi chứ, bởi nếu không biết tôi sợ rằng mình sẽ không được an toàn. Chúng ta cố gắng cảm thấy an toàn bằng cách hay biết tất cả những gì đang xảy ra quanh mình, cố biết tất cả những gì xảy ra đối với thân mình, ý thức về thân hay cái ngã của mình, đó thực ra chỉ là khái niệm tục đế paññatti mà thôi. Đây là điều rất quan trọng cần phải biết, nếu không bạn sẽ càng cảm thấy sợ hãi…"Tôi sợ hành thiền"…Điều này đã từng xảy ra với tôi, đột nhiện giật nảy mình, tôi bừng tỉnh và vô cùng sợ hãi! Chúng ta sợ phải vượt qua thực tại thông thường này, mặc dù vẫn muốn chứng nghiệm được một điều gì sâu sắc hơn, vượt ra ngoài khuôn khổ thông thường. Mặc dù chúng ta hành thiền để đạt tới chỗ đó, nhưng thời điểm vượt qua ngưỡng cửa của nó, chúng ta lại sợ và cảm thấy rất không an toàn.
 
Chúng ta cảm thấy an toàn bằng cách kiểm soát cơ thể mình và mọi thứ diễn ra xung quanh. Một cách để kiểm soát là phải hay biết những gì đang diễn ra, ở xung quanh và trong cơ thể mình. Đây chính là một loại phản ứng tự vệ.
 
Khi bị căng thẳng một thời gian dài, chúng ta trở nên quen với điều đó và bám víu vào nó. Điều này thường xảy ra hơn đối với những người hay lo lắng, hồi hộp và luôn cảm thấy bất an.
Hãy tưởng tượng bạn đang ở trong rừng sâu, có rất nhhiều hổ báo, rắn rết và các loài thú hoang. Tôi đã từng sống ở trong rừng, chỗ đó cũng có hổ. (Bây giờ thì những thợ săn nói là hổ lại sợ người và thấy bóng người là chúng chạy trốn). Khi đến những nơi chúng ta chưa bao giờ đặt chân tới, chúng ta cảm thấy rất không an toàn, vì ở đó có nhiều hiểm nguy thực sự: hổ, rắn…Đối với hổ thì chúng ta còn có thể tự bảo vệ bằng cách ở trong một chỗ được che kín xung quanh. Nhưng còn rắn thì rất khó bởi vì chúng quá nhỏ, có thể luồn vào trong cốc, vì cốc làm bằng tre và có nhiều khe hở. Khi đang ngồi, chợt nghe thấy tiếng shi…shis…, bạn bỗng nhiên giật mình tỉnh dậy, vô cùng sợ hãi, cơ thể bạn phản ứng ngay lập tức: "Cái gì thế nhỉ?". Bạn cảm thấy rất không an toàn. Khi phát hiện ra đó chỉ là một con thằn lằn thì OK, bạn quay trở lại hành thiền nhưng tâm vẫn không hoàn toàn tập trung vào thiền được, bạn vẫn phải cảnh giác. Nếu cứ phải giữ cảnh giác và cố gắng phát hiện những gì đang diễn ra xung quanh thì rất khó để phát triển được một tâm định thâm sâu (samādhi). Bạn vẫn phải tỉnh thức và chỉ có thể chánh niệm đến một mức độ nhất định nào đó mà thôi. Bạn không thể vượt qua được ngưỡng đó.
 
Để vượt qua được ngưỡng cửa đó, bạn cần có sự tin cậy và an toàn; điều này rất quan trọng.
 
Nếu được hành thiền cùng với một người mà bạn tin tưởng thì rất tốt: với thầy, một người trong gia đình hay một người bạn tốt chẳng hạn…Bạn cảm thấy an tâm "lỡ chẳng may có điều gì xảy đến với mình thì còn có người ở xung quanh để giúp", đối với những người mới hành thiền, điều này rất quan trọng. Ở Miến Điện, khi chúng tôi hành thiền, các thiền sư hay nói: hãy giao phó sinh mạng của mình cho Đức Phật. Bạn cúng dường sinh mạng của mình đến Đức Phật một cách tượng trưng; sinh mạng này không còn là của tôi nữa, khi đã không còn là của tôi thì chẳng cần phải lo lắng cho nó nữa. Đây là một cách cúng dường tượng trưng. Cố gắng tìm một cách nào đó làm cho mình cảm thấy an tâm và tin tưởng vào môi trường xung quanh. Ở nơi đây, bạn không phải sợ hãi điều gì cả. Tất cả mọi người ở đây đều là thiền sinh, chỗ này rất an toàn và đảm bảo. Trước khi ngồi thiền, điều quan trọng là phải rải tâm từ một chút, bởi vì tâm từ (mettā) sẽ làm cho bạn cảm thấy được an toàn.
Đôi khi tôi sống ở trong rừng mà không có một mái nhà nào để trú ngụ, không có một chỗ nào để ở. Khi thì ngồi dưới một gốc cây, khi thì ở trong một mái lều giản dị được quây lại bằng mấy tấm y. Chúng tôi hành thiền và tu tập một tâm từ thật mạnh; tâm từ mạnh mẽ đó làm cho chúng tôi cảm thấy rất an toàn. Tôi đã ở trong rừng hơn 20 năm mà chưa hề bị thương tổn bởi một cái gì, có khi ở trong rừng sâu thực sự, chỉ có một vài căn lều ở quanh quanh để tới khất thực. Tôi muốn đi thật sâu, thật sâu vào trong rừng già, cách xa với nền văn minh, bởi vì nền văn minh này quá xáo động.
 
Khi tin cậy chính mình, bạn sẽ cảm thấy được an toàn hơn…hãy tự tin vào chính mình, tin vào sự tu tập của mình. Đối với những người mới, thì điều quan trọng là phải tìm một nơi thật an toàn!
 
Chúng ta đã quá quen bám víu vào chính mình, dính mắc với chính bản thân mình, cố gắng bảo vệ mình trong mọi lúc…Chúng ta khư khư giữ chặt lấy bản thân …Thử xem bạn có thực sự cảm thấy như thế này không: "Tôi đang cố kiểm soát, làm chủ thân tâm mình". Tất cả chúng ta đều cố để kiểm soát, nhưng trong thiền, nếu làm như vậy bạn sẽ không thể phát triển được tuệ giác thâm sâu và tiến xa hơn nữa.
 
Bạn phải học cách buông bỏ…Để bất cứ việc gì đến thì đến, bởi vì những điều kinh nghiệm được trong thiền sẽ khác lạ đến mức nếu cố kiểm soát nó, bạn sẽ bị thụt lui lại ngay. Bạn sẽ không thể tiến lên một chút nào được nữa! "Khư khư ôm chặt bản thân mình", chúng ta làm việc này một cách vô thức, đó mới chính là khó khăn và vướng mắc của mình.
 
Bởi vì, về mặt ý thức bạn cố gắng từ bỏ sự kiểm soát, cố gắng buông bỏ, nhưng trong vô thức thì bạn lại sợ và cảm thấy không an toàn. Vì vậy, bạn vẫn cố kiểm soát, cố làm chủ vì nỗi sợ, nỗi lo lắng, bất an này đã ăn sâu trong xương tuỷ chúng ta. Không biết là đã bao lâu, có thể đã hàng triệu năm, nó ăn sâu trong cấu trúc gien ADN của chúng ta rồi, tôi nghĩ vậy; Đây không phải là một việc dễ làm: chúng ta luôn phòng vệ một cách vô thức để chống lại nguy cơ tan rã về mặt tâm lý.
"Sự tan rã về mặt tâm lý" nghĩa là sao? Sự tập hợp cho chúng ta ý niệm ta là ai. Tan rã có nghĩa là anatta, vô ngã, không có ai làm chủ. Bạn có sẵn lòng đạt đến chỗ ấy không?
 
Không có cái gì là tự ngã, không có cái gì
kiểm soát, làm chủ ta cả. Đó chỉ là tiến trình
thân tâm đang diễn tiến! Khi bạn cố gắng kiểm soát
là bạn đã ra khỏi nó. Bạn đã rớt ra khỏi thiền…
Thiền là một hình thức đầu hàng.

 
Chúng ta luôn luôn muốn kiểm soát và làm chủ mình: "Tôi phải biết mình là ai, phải biết mình đang làm gì chứ", với thái độ đó thì đừng hòng chúng ta vượt qua cửa thiền được! Không có một cái "Tôi" nào, không có một cái "Tôi" nào đang hành thiền cả, bạn thậm chí cũng không thể làm chủ được sự hành thiền của mình nữa. Bạn chỉ thuần quan sát những gì đang diễn ra, chỉ đơn thuần quan sát mà không kiểm soát. Cũng giống như khi bạn nhìn ra đường. Bạn ngồi ngoài hiên, nhìn ra con đường trước mặt, bạn không thể kiểm soát được một chiếc xe nào trên đường cả. Chúng chỉ đến và đi, bạn chỉ ngồi và quan sát…Tôi biết những gì đang diễn ra nhưng tôi cũng chẳng có chút quyền hành gì với chúng cả. Bạn cần phải phát triển một trạng thái tâm như vậy, không kiểm soát. Đó là lý do tại sao tôi cố gắng nói với các bạn là đừng kháng cự, đừng kiểm soát, chỉ buông bỏ, chỉ là một người quan sát hoàn toàn khách quan.

Vào lúc chúng ta thấy mình mất quyền kiểm soát, vào lúc không còn cảm thấy cái "Tôi" đâu nữa, chúng ta thấy một nỗi sợ đang nhen lên trong mình. Nhưng đây không phải là điều xảy ra với tất cả mọi người. Nó chỉ xảy ra đối với một số người mà thôi. Rồi chúng ta buông bỏ để vào thiền…Mỗi khi thấy điều này, bạn hãy cố gắng trấn tĩnh lại và tự nhủ rằng không có gì nguy hiểm cả, không việc gì phải sợ. Hãy tự tin vào chính mình, tự tin vào sự tu tập của mình và tiếp tục. Chúng ta không còn khư khư bám chặt lấy mình nữa. Khi hành thiền, chúng ta không chấp giữ, không bám víu vào bản thân mình. Hãy kiểm tra lại xem bạn có đang làm như vậy không, có cố kiểm soát hay cố làm gì đó không. Bỗng nhiên, tâm ta cảm thấy mình đang bị nguy hiểm và một cú sốc đột ngột trong một phản ứng tự vệ đã buộc ta trở lại canh giữ bản thân mình. Đúng thời điểm vượt sang một thực tại khác, chúng ta lại giật mình tỉnh lại, lại muốn lấy lại sự kiểm soát. Đây là một loại phản ứng tự vệ của thân tâm. Cú sốc đột ngột này không thường xảy ra lắm, nhưng có thể rất sợ hãi. Chỉ cần tự nhắc nhở và khích lệ mình rằng: rồi nó sẽ biến mất. Khi bạn đã rèn luyện được một sự bình an và trí tuệ uyên thâm hơn, nó sẽ tự biến mất. Điều này sẽ còn xảy ra, trở tới trở lui lại một vài lần nữa.

Đôi lúc, người mới hành thiền có thể bị xen ngang bởi một nỗi hoảng sợ đột ngột. Hốt nhiên bạn giật mình bàng hoàng, giật nảy mình, nhưng trong một số trường hợp, thân vẫn rất tĩnh tại, không giật lên như vậy. Thân vẫn giữ nguyên tư thế nhưng tâm có phản ứng. Có lúc, người mới hành thiền giật mình hoảng hốt bởi một cảm giác hoảng sợ đột ngột ngay khi sự tĩnh lặng trong tâm vừa mới kịp đến với mình. Thiền đột ngột bị ngắt quãng, dừng lại; bạn giật mình tỉnh dậy. Đó là một số những phản ứng tự vệ vô thức. Những người thường xuyên bị căng thẳng và hay lo lắng, hồi hộp thường có cảm giác rằng nếu buông bỏ như vậy, có thể một điều gì thật khủng khiếp sẽ xảy đến với mình. Người đó cảm thấy rằng: "Nếu buông bỏ tất cả, mình sẽ không biết điều gì sẽ xảy ra cả, có thể một sự việc lạ lùng nào đó sẽ xảy đến và mình sẽ không thể kiểm soát được. Có lẽ mình nên quay lại với cách sống bình thường trước kia thì hơn"; trong số chúng ta có rất nhiều người như vậy đấy.

Đó là lý do tại sao để phát triển lòng tự tin và dũng cảm chúng ta cần phải tu tập, phải giữ ngũ giới trong sạch, điều đó sẽ làm bạn can đảm hơn.
 
Giữ ngũ giới trong sạch, bạn sẽ ít bị lo sợ,
điều đó là sự thật. Nếu bạn tự tin mình là người
giới đức và nhân hậu, nó sẽ đem lại cho bạn
rất nhiều nghị lực và can đảm.

 
Bạn cũng nên tu tập tâm từ (mettā), khi bạn là người từ bi nó sẽ giúp tâm bạn trở nên rất tĩnh lặng và an bình. Chúng ta được bảo vệ bởi tấm lòng từ bi của chính mình. Đôi khi, bạn cảm thấy như có sự gia hộ nào đó bao phủ quanh mình, giống như những làn sóng radio hay một từ trường vậy. Bạn cảm thấy mình được bảo vệ bởi tâm từ của chính mình. Bất cứ người nào đến với ý định làm hại bạn, khi tiếp xúc với từ trường thiện tâm của bạn, họ sẽ thay đổi ý định…"Ồ, tôi sẽ không nói điều gì nữa, tôi sẽ không làm gì nữa", điều đó là sự thật! Hãy cố gắng tu tập tâm từ. Càng tu tập thiện tâm này, từ trường từ bi của bạn ngày càng mạnh và bạn sẽ được chính tâm từ của mình bảo vệ. Rất nhiều người hỏi tôi: "Làm cách nào để tôi có thể tự bảo vệ cho mình?"
 
Bạn bảo vệ chính mình bằng cách tu tập tâm từ,
 trau dồi chánh niệm. Cả hai đều có thể bảo vệ
được bạn. Hãy đặt lòng tin vào Đức Phật,
 đặt lòng tin vào sự tu tập của mình.

 
Trước khi nhập định sâu, hãy ngồi xuống và suy tưởng về các phẩm chất tốt đẹp của mình. Rải tâm từ và niệm ân đức Phật, rồi tự nói với mình: "Tôi sẽ thể nhập sâu vào thiền, nhưng khi có bất cứ sự nguy hiểm nào, tôi sẽ tỉnh thức lại ngay". Bạn có thể quyết định như vậy, làm một vài lần, bạn sẽ thấy khi có điều gì xảy đến, bạn tỉnh thức được ngay lập tức. Điều này rất thực, bởi vì khi đến sống ở một số nơi, chúng ta cần phải làm như vậy, không chỉ để đề phòng nguy hiểm mà nếu muốn xuất định vào một giờ nhất định nào đó, bạn cũng có thể làm theo cách này. Bạn nhìn đồng hồ và thấy vừa đúng giờ mình đã quyết định trước, chỉ chênh lệch khoảng 1-2 phút.

Ngay cả khi ngủ cũng vậy, nhiều thiền sinh có thể làm được điều đó…Hành thiền xong, bạn muốn đi ngủ, một giấc ngủ tự nhiên như thường lệ, bạn tự nhắc mình: "Bây giờ tôi sẽ đi ngủ, nhưng 4 hoặc 5 tiếng sau tôi sẽ thức dậy". Sau khi quyết định trong tâm như vậy, bạn dần dần rơi vào giấc ngủ và sẽ thức dậy vào đúng thời gian đã định. Có thể bạn đã từng nghe hay đọc đâu đó về điều này. Điều đó là có thực, bạn có thể làm được. Bạn cũng có thể làm như vậy trong trường hợp có nguy hiểm, "Tôi sẽ tỉnh thức và sẽ biết cần phải làm gì". Trong một số trường hợp, hành giả nhập thiền một thời gian dài, đôi khi họ có thể ngồi thiền cả ngày không đứng dậy, họ phải làm như vậy. Trong sách dạy thiền, người ta thường hướng dẫn bạn làm điều đó. Bạn phải quyết định trước như vậy, bởi vì rất có thể nhiều nguy hiểm thực sự sẽ xảy đến. Nếu bất chợt có cháy rừng thì sao? Đó là điều thường xảy ra, vì vậy bạn cần quyết định: "Nếu có điều gì nguy hiểm, tôi sẽ tỉnh thức lại ngay". Đây là một câu hỏi rất hay mà có người hỏi từ tuần trước. Hãy đặt những câu hỏi như vậy và cho tôi thời gian chuẩn bị để cho bạn một câu trả lời rõ ràng.
 Tuần này tôi sẽ nói thêm một chút về paññatti  paramattha, sau đó sẽ giảng tiếp về 3 loại định khác nhau.
 
Paramattha là cái bạn kinh nghiệm trực tiếp mà không suy nghĩ về nó. Paramattha là đặc tính
cố hữu của tiến trình thân tâm. Thực ra
 paramattha  chính  là các tính chất, bạn không thể biết bất cứ điều gì nằm ngoài các tính chất.

 
Hiện nay, các nhà khoa học đang cố khám phá xem cái gì là thực tại tuyệt đối. Cho đến tận giờ phút này, họ vẫn chưa tìm ra được nó, bởi vì càng đi sâu thì họ càng thấy việc đó là hão huyền; vật chất không có hình dạng, không kích thước. Hạt vật chất nhỏ nhất, hạt Photon chẳng hạn; ánh sáng cũng là các Photon, chỉ là những bó năng lượng không có khối lượng. Bạn có thể hình dung ra được một vật gì mà lại không có khối lượng không? Chỉ thuần túy là năng lượng, đó là ánh sáng; còn cái gì ở đằng sau nó nữa thì không một ai có thể nói được. Điều duy nhất chúng ta có thể biết về nó là các tính chất của nó, ngoài ra không thể biết được gì hơn.
 
Trong thiền cũng vậy, cái kinh nghiệm trực tiếp
được là các tính chất.

Còn tiếp




RE: CON ĐƯỜNG BƯỚC VÀO THIỀN VIPASSANA - Nonregister - 2019-11-16

CON ĐƯỜNG BƯỚC VÀO  THIỀN VIPASSANA

Sư Tâm Pháp

Chẳng hạn khi sờ một vật gì đó, bạn cảm giác thế nào? Bạn cảm thấy nóng, đó là tính chất. Cảm thấy mềm, đó cũng là tính chất. Bạn cảm thấy có sự rung động, một chuyển động nào đó, đó cũng là tính chất. Nhưng chúng ta không thể sờ cái chân được. Cái chân là một cái gì đó được bạn ráp nối, tập hợp lại trong tâm. Bạn không thể nói về tính chất của cái chân được. Thậm chí bạn cũng không thể thực sự sờ vào cái chân ấy được nữa. Hãy cố gắng hiểu được điều này. Mới đầu thì rất khó hiểu. "Cái gì? Tôi không thể sờ được cái chân của tôi sao? Đây, nó đây này!!!". Nhưng làm sao bạn biết được đấy là cái chân? Đó là vì bạn đã ráp nối từ nhiều ý niệm khác nhau lại mà thành ra cái chân. Nếu bạn sờ vào một vật gì đó, nhắm mắt lại… sờ vào cái gì đó… bạn có thể nói nó là cái gì không? Bạn có thể tả hình dáng của nó không? Không thể được, bạn chỉ có thể tả hình dạng của nó khi xúc chạm vào nó mà thôi…bạn thấy đó là một mặt phẳng…nhưng bạn không thể tả hình dạng của một quả bóng được! Làm thế nào để tả hình dạng một quả bóng?. Bởi vì bạn đã nhìn thấy nó và ráp nối, khâu kết các ý niệm lại với nhau, hoặc bạn có thể sờ và nói rằng…"Ồ, tôi biết hình dạng…nó là một quả cầu hình tròn… rỗng ở bên trong… dày chừng 1 cm…". Làm thế nào bạn có thể diễn tả được điều đó? Bạn phải tập hợp rất nhiều dữ kiện lại với nhau, nhưng nếu chỉ lấy một dữ kiện trong đó bạn sẽ không thể tả được về bất cứ cái gì, ngoại trừ các tính chất…Nó cứng…nó lạnh…không có gì hơn ngoài điều ấy.

 

Trong thiền chúng ta trở lại với cảm giác
 thuần tuý đơn giản này, không thêm bớt một điều gì.


 

Đó là điều tôi đã trình bày vào hôm thứ Sáu vừa qua, nhưng tôi cũng không hy vọng là mọi người có thể hiểu được một cách đúng đắn về nó…Không thêm bớt một điều gì cả, chỉ kinh nghiệm trực tiếp, đó là điều chúng ta đang cố gắng đạt đến, bởi vì đó cũng chính là điều đang thực sự diễn ra trong mọi lúc. Thời điểm chúng ta kinh nghiệm một điều gì đó, chúng ta cố gắng tập hợp, ráp nối lại nhiều ý niệm và xây dựng nên một khái niệm về nó từ những ký ức quá khứ, từ con mắt và từ các nguồn thông tin khác. Hãy cố gắng để hiểu được thế nào là thực tại chân đế paramattha, bởi vì đó là đề mục của thiền Vipassanā.


Trừ phi đặt tâm trên thực tại chân đế paramattha, còn không bạn sẽ không thể thực sự phát triển được một tuệ giác sâu sắc, uyên thâm. Bạn có thể phát triển định tâm thâm hậu bằng cách tập trung vào một đề mục nào đó: âm thanh hay hình dáng, màu sắc, một câu thiều nào đó, một ý niệm hoặc có thể tập trung vào đề mục hư không cũng được. Có lần, tôi cũng thử hành thiền với đề mục hư không, tập phát triển định tâm qua pháp hành ānāpāna (tập trung vào hơi thở ở mũi), rồi thử hành thiền định bằng cách nhìn dán mắt vào một cái đĩa đất màu nâu nhạt, cứ nhìn chằm chằm và an trú tâm vào đó, thậm chí khi nhắm mắt lại tôi vẫn thấy được cái đĩa đó trong tâm. Vì vậy, tôi thử nắm bắt hình ảnh hư không. Tôi lấy một mảnh ván và cắt một vòng tròn ở giữa và đặt nó lên trên cửa sổ, để không thể nhìn thấy cái gì bên ngoài nữa, không thấy cây cối, nhà cửa. Tôi nhìn vào cái lỗ đó và thấy một khoảng trống. Khoảng trống nghĩa là … không có gì ở đó cả…, cứ giữ tâm ở cái lỗ hổng đó và nghĩ rằng không có gì ở đó cả…

không có gì cả; và thật là lạ, tâm bạn bị hút sâu vào cái hư không đó và trở nên rất bình an, cực kỳ tĩnh lặng. Ngay cả đến bây giờ tôi vẫn thích thực hành theo cách đó; tuy nhiên tôi cũng không muốn tiếp tục nữa, bởi vì làm vậy sẽ không thể phát triển được tuệ giác thâm sâu; bạn chỉ có thể an trụ tâm ở đó và đạt được sự an lạc thôi. Bạn có biết tại sao nó lại an lạc thế không? Bởi vì chỗ đó không có cái gì cả, không có cái gì làm khuấy động tâm bạn cả…bạn không thể suy nghĩ về cái không có gì…nó là chỗ chấm hết của mọi thứ! Nó rất giống Niết Bàn nhưng không phải là Niết Bàn. Bạn chỉ nhìn vào hư không và cố gắng giữ ý niệm hư không đó trong tâm. Đôi khi bạn nhắm mắt lại và vẫn có thể nhìn thấy một cái lỗ sáng rực, bạn nghĩ về cái không…chỉ là không có gì cả…rất là khó nói về nó, nhưng thật sự rất an lạc. Điều tôi muốn nói ở đây là bạn có thể phát triển định (sāmadhi) bằng cách tập trung vào bất cứ một đề mục nào; có thể bạn chỉ cần ngồi và lẩm nhẩm tụng: "coca cola, coca cola…"…suốt cả ngày. Tâm bạn sẽ được an trụ…bất cứ câu nào, bất cứ âm thanh, hình dạng, hình ảnh hoặc một ý niệm nào; một khi đã an trụ tâm vào đó, bạn sẽ phát triển được định (sāmaddhi).

Ý nghĩa của định (sāmaddhi) là an trụ tâm
vào một khái niệm, một cảm giác không biến đổi
 nào đó, hay thậm chí vào một ý niệm.


 

Khi muốn phát triển tuệ giác sâu sắc về thực tại,
bạn phải tiếp xúc với thực tại đó.
Thực ra, chúng ta vẫn luôn tiếp xúc với nó,
luôn luôn tiếp xúc. Song chúng ta lại quy đổi cái
thực tại  ấy ra  thành khái niệm.
Chúng ta luôn làm việc đó trong mọi lúc.


 

Chúng ta thấy cái gì? Thực ra, chúng ta nhìn thấy thực tại, nhưng ngay lập tức lại hoán đổi nó ra thành khái niệm. Chúng ta chỉ nhìn thấy mỗi màu sắc: xanh, đó, tím, vàng- nhưng từ kinh nghiệm quá khứ, chúng ta biết đây là một con người và đây là một người mình quen. Nếu quên ký ức của mình, bạn sẽ không biết đó là ai; nếu nhìn một vật mà bạn chưa từng thấy bao giờ, bạn sẽ xây dựng nên một khái niệm nào đây? Chẳng hạn, mọi người mang đến đây rất nhiều loại hoa quả, bánh trái. Đôi khi, tôi không biết những thứ này là gì, tôi phải hỏi mọi người…Cái này là gì? Tôi muốn biết mình đang ăn thứ gì. Khi không biết điều gì đó, nó làm chúng ta cảm thấy không được an toàn lắm, chúng ta muốn biết xem…cái này là cái gì…cách làm như thế nào…không biết nó có hợp với bụng dạ tôi không, tôi muốn biết…Mọi người mang đến nhiều thứ đặt ở đây…hoa quả, bánh ngọt…rất nhiều loại bánh, trông rất đẹp…có loại trông như con tôm hùm. Tôi nhìn thấy nó…cái gì đây ấy nhỉ?. Có lúc họ mang thịt lợn lại, nhưng nếu họ không nói thì tôi cũng chẳng biết nó là cái gì. Tôi có thể đoán được mùi vị của nó không? Không có cách nào biết được!!! Tôi có thể ngồi đó và nghĩ xem mùi vị của nó như thế nào, và dù có ngồi cả ngày cũng chẳng thể nào nghĩ ra được. Tôi có thể hỏi người khác rằng "Hãy nói cho tôi biết mùi vị của nó thế nào?". Dù người đó có nói cả ngày về mùi vị của nó thì tôi cũng chỉ ngồi đó để nghe mà vẫn chẳng hiểu nổi mùi vị thực của nó như thế nào. Cách duy nhất là bỏ vào miệng và ăn, bạn sẽ biết nó là cái gì.



Chúng ta luôn luôn tiếp xúc với thực tại, nhưng ngay lập tức chúng ta lại chuyển đổi nó ra thành khái niệm. Tôi nhìn thấy một loại hoa quả rất lạ chưa hề thấy bao giờ, quả kiwi. Lần đầu tiên tôi được ăn trái kiwi là ở đây, tại Australia. Tôi không biết nó là quả gì, nhưng tôi có thể thấy các loại mầu sắc và khi tập hợp tất cả các loại mầu khác nhau đó lại, tôi biết được hình dáng của nó. Trong hội hoạ có một kỹ thuật vẽ tranh bằng các chấm nhỏ li ti gộp lại gọi là trường phái tranh chấm (pointillism); bạn dùng một đầu bút thật nhọn chấm một chấm nhỏ, rồi sau đó tập hợp những chấm nhỏ đó lại với nhau và tạo thành một bức tranh. Hãy lấy ngay việc này làm ví dụ. Chúng ta chỉ nhìn thấy những chấm nhỏ, sắp xếp chúng lại và tạo ra một bức hình trong tâm. Chính là tâm ta tạo nên các loại hình dạng. Mắt không thể thấy được hình dạng. Đây cũng là một điều rất khó hiểu. Nếu bỏ màu sắc đi, thì có gì để mà thấy? Chẳng còn lại gì, mọi thứ đều biến mất. Đối với âm thanh cũng vậy. Chúng ta nghe thấy âm thanh, điều đó là thực, nhưng chúng ta không nghe được câu nói. Câu nói là cái chúng ta tạo nên trong tâm; do chúng ta học…đó là một quá trình học hỏi, nó phụ thuộc vào trí nhớ của chúng ta. Khi bạn đến một nước, nơi đó người ta nói một thứ tiếng bạn không hiểu nổi, bạn chỉ nghe thấy âm thanh nhưng không hiểu được ý nghĩa của những âm thanh đó.

 

Âm thanh là cái có thực, nhưng ngôn từ và ý nghĩa của ngôn từ là do ta tạo ra…Điều đó rất lợi ích,
 tôi không nói nó là vô ích. Nhưng nếu muốn


phát triển được tuệ giác sâu sắc về thực tại chân đế, cái vượt ra ngoài thực tại thông thường, chúng ta cần phải vượt thoát ra khỏi ngôn từ
và ý nghĩa của nó.

 

Khi một hành giả đang hành thiền, rất chánh niệm và bắt đúng sát-na hiện tại, nếu có người bên cạnh nói điều gì đó, anh ta sẽ chỉ nghe thấy âm thanh mà không hiểu được ý nghĩa của lời nói, đây là một trong những cách kiểm tra.

Trong một số tu viện ở Miến Điện người ta cũng làm như vậy. Khi thiền sinh đã phát triển được một mức định tâm nào đó, thiền sư sẽ bảo: "Đi đến ngồi thiền ở giữa đám đông đang nói chuyện kia". Thiền sư cố ý đặt thiền sinh vào một nơi thật ồn ào, những chỗ như nhà bếp và nghe mọi người nói chuyện, nếu thật sự chánh niệm, bạn có thể nghe được âm thanh nhưng sẽ không hiểu được người ta đang nói gì. Điều đó không còn quấy rầy bạn được nữa, bởi vì nó không tạo nên được một ý niệm nào trong tâm bạn; chỉ có sự diệt…diệt mất…Đối với những người mới bắt đầu thì điều này rất khó. Thậm chí ở đây, khi có nhiều xe ô tô qua lại trên đường, bạn cũng bị quấy rầy: "Trời ạ, ở đâu ra mà lắm xe thế không biết". Khi thật sự chánh niệm, bạn vẫn nghe được tiếng động nhưng nó không thể quấy rầy bạn được nữa. Hãy cố gắng phát hiện điều đó nhiều hơn nữa, xem cái gì là paramattha, cái gì là paññatti.

 

Thậm chí bạn cũng không thể thấy được chuyển động. Đây cũng là một điều rất kỳ lạ và khó hiểu, bởi vì chúng ta thường nghĩ mình thấy được chuyển động. Chuyển động thuộc phạm vi nhận thức của cảm giác trong thân, không phải thuộc phạm vi nhận thức của con mắt.

 

Làm sao chúng ta lại nghĩ rằng mình thấy được sự chuyển động? Một cái gì đó hiện lên và biến mất, rồi một cái khác lại hiện lên và biến mất. Giả dụ như bạn có một màn hình máy tính và cài đặt một chương trình cho máy, sao cho khi một chấm rất nhỏ chợt sáng lên rồi biến mất, một chấm khác lại loé lên ở ngay bên cạnh chấm đó, cùng một chỗ đó nhưng ở sát bên cạnh chấm cũ; hiện lên rồi biến mất; một chấm khác lại hiện lên rồi biến mất. Nếu việc này xảy ra rất nhanh, khi đó bạn thấy gì? Bạn thấy một chấm nhỏ đang chuyển động, nhưng thực ra chấm sáng đó không hề chuyển động. Hãy cố hiểu điều này; không có cái gì chuyển động cả. Chúng ta không thể thấy được sự chuyển động; chỉ là một cái gì đó hiện lên rồi biến mất, rồi một cái khác hiện lên ở chỗ khác và biến mất. Bây giờ hãy lấy một ví dụ khác: thắp một ngọn nến. Bạn có thể di chuyển ngọn lửa từ nơi này đến nơi khác được không? Chỉ nghĩ về ngọn lửa thôi, đừng nghĩ về cây nến, đặt sự chú ý vào ngọn lửa. Ngọn lửa là một cái gì đó đang cháy và luôn diệt mất, bạn không thể di chuyển ngọn lửa của cây nến từ nơi này đến nơi khác. Khi bạn mang nó đến đây thì ngọn lửa cũ đã biến mất từ lâu rồi, nhưng vẫn có cái gì đó giữ được tính liên tục, vẫn tiếp tục cháy…Cố gắng tiếp cận gần hơn nữa với ý niệm vô  thường này.

 

Đó là lý do vì sao Đức Phật nói 
 "niccaṃ navāva sankhārā", tất cả các pháp hữu vi đều luôn luôn đổi mới, không có cái gì là cũ cả.


 

Cũ nghĩa là một cái y hệt như vậy, không có gì là cái y hệt như vậy cả. Có thể bạn đã từng đọc triết học, tôi không nhớ rõ ai đã nói điều đó, nhưng có một người nói rằng: "Bạn không thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông"; nhưng tôi thì tôi nói rằng: bạn thậm chí không thể tắm một lần trên cùng một dòng sông được. Đâu là dòng sông? Thế nào là con người? Khi chụp một tấm hình về dòng sông, bạn sẽ có được ý niệm về nó. Khi cho con người là một cái gì đó trường tồn thì bạn mới nói: người này lội xuống con sông ấy, anh ta lên bờ và không thể quay lại cùng một dòng sông đó nữa vì nước sông luôn trôi chảy. Ngay cả ý niệm về dòng sông cũng là một thứ được ráp nối, tập hợp lại trong tâm; ý niệm về con người cũng là thứ được bạn ráp nối, tập hợp lại và nó cũng luôn luôn biến đổi.



Lấy một ví dụ khác cho bạn hiểu rõ hơn. Hãy lấy một cái túi vải, bên trong đổ đầy cát mịn, buộc nó bằng một sợi dây và treo lên cao; khoét một lỗ dưới đáy. Điều gì sẽ xảy ra? Cát sẽ rơi xuống và bạn nhìn thấy gì? Bạn sẽ thấy một dòng cát thẳng. Cái dòng cát đó có thực không? Có phải thực sự có một dòng cát thẳng không?. Không, nó chỉ trông giống một dòng thẳng, khi đẩy túi cát lắc qua lắc lại thì bạn sẽ nhìn thấy gì? Bạn sẽ thấy một dòng chảy uốn qua uốn lại. Dòng chảy uốn lượn đó có thật không? Không, nó không có thật. Đó chỉ là những hạt cát rất mịn rơi xuống ở các điểm khác nhau, chỉ là một ảo ảnh về một dòng chảy uốn lượn qua lại, nhưng không có dòng chảy nào cả, chỉ có những hạt cát nhỏ li ti đang rơi…rơi…Nếu quên cái túi vải đựng cát đi và chỉ chăm chú nhìn vào dòng chảy thì bạn sẽ có một ý niệm rõ hơn, thực ra không có dòng chảy nào cả.

 
Thân thể chúng ta cũng y như vậy,
luôn luôn sanh và diệt. Hình dáng không thuộc
về phạm vi nhận thức của con mắt;
Nó là một thứ do tâm ráp nối lại mà thành.

Còn tiếp




RE: CON ĐƯỜNG BƯỚC VÀO THIỀN VIPASSANA - Nonregister - 2020-02-01

CON ĐƯỜNG BƯỚC VÀO  THIỀN VIPASSANA

Sư Tâm Pháp

Mùi cũng vậy; bạn có thể ngửi một mùi và nói "đây là hoa hồng", nhưng mùi thì không phải là hoa hồng. Hoa hồng là một ý niệm chúng ta tạo ra ở trong tâm. Mùi thì có thật, nhưng tên của nó là điều bạn học được ở đâu đó. Bạn gắn cái mùi này với hình dáng, màu sắc của hoa hồng, một bông hồng trong thực tại thông thường. Nếu không tập hợp các sự kiện lại, làm sao bạn hiểu được các cảm giác thuần tuý?. Đôi khi Sư phụ hỏi tôi "Đường có ngọt không?". Khi học thiền, Sư phụ thường hỏi đi hỏi lại tôi như vậy nhiều lần. Tôi nghĩ, đúng là một câu hỏi chỉ để mà hỏi…"Có chứ, đường thì phải ngọt chứ ạ"; Sư phụ hỏi: "Thật không?". Tôi nghĩ bụng: "Sư phụ muốn ám chỉ cái gì vậy nhỉ? Không hiểu Sư phụ hỏi cái gì, tại sao lại hỏi mình đường có ngọt không"; Sư phụ hỏi tiếp: "Danh từ “đường” là có thật hay chỉ là một khái niệm?". Tôi trả lời: "Tên gọi chỉ là tên gọi, là khái niệm". Khi ấy Sư phụ mới nói: "Cái tên gọi thì không ngọt…". Tôi nói "Đúng vậy, bạch thầy…tên gọi thì không thể ngọt được". Sư phụ hỏi tiếp: "Vậy thì cái gì ngọt?". Đương nhiên không phải là đường ngọt rồi. Bạn chỉ có thể nói là ngọt là ngọt, và thậm chí ngay cả ngọt cũng chỉ là một tên gọi mà thôi. Vậy nó là gì: nó chỉ là một cảm giác trên đầu lưỡi mà bạn gọi là ngọt, bạn chỉ tập hợp các khái niệm đó lại với nhau. Nếu bạn chỉ cho người khác thấy cái cảm giác đó, không nói cho họ biết tên gọi hay mùi vị của nó, rồi hỏi cái này có vị gì? Anh ta sẽ chịu chết không trả lời được.

 
Chúng ta tự tạo ra một thực tại của riêng mình,
điều đó là cần thiết và quan trọng để cuộc sống
của chúng ta được trôi chảy bình thường,
 nhưng nó sẽ trở thành một chướng ngại
để hiểu biết về thực tại siêu thế.

 
Thực tại này cũng là một thực tại; tôi không phủ nhận thực tại thông thường đó. Đức Phật cũng thuyết giảng về nhiều cấp độ thực tại khác nhau. Trong đó có sự thật chế định hay là sự thật quy ước. Nó là sự thật, không phải điều giả mạo, nhưng muốn hiểu được paramattha (thực tại chân đế)-là một loại thực tại siêu thế, bạn phải vượt qua được sự thật chế định này. Song chúng ta lại thường bị mắc kẹt trong thực tại thông thường và không muốn buông bỏ nó. Chúng ta bị nhốt trong cái bẫy của sự thật chế định. Rất nhiều lần, nhiều vị thầy đã nói với tôi là chúng ta đang bị mắc kẹt trong các khái niệm, chúng ta bị cầm tù bởi các khái niệm. Lần đầu tiên nghe Sư phụ nói điều đó, tôi không hiểu được nghĩa của nó là gì. Chúng ta bị mắc bẫy, chúng ta bị cầm tù trong khái niệm…nhưng tôi cũng cố để hiểu…Sư phụ muốn ám chỉ cái gì nhỉ? Làm sao chúng ta lại bị cầm tù trong các khái niệm? Phải đến vài tháng sau tôi mới bắt đầu hiểu ra được…
 
Quả vậy, chúng ta bị cầm tù trong các khái niệm; chính khái niệm là thứ gây hạnh phúc hay đau khổ cho bạn. Nếu bạn thực sự tiếp cận được với paramattha, không gì có thể làm bạn
hạnh phúc hay đau khổ được nữa.


Tôi đã phát hiện ra một điều: tất cả các loại lý tưởng, tất cả các loại chủ nghĩa - chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa dân chủ và cả chủ nghĩa Phật giáo nữa – tất cả thực ra chỉ là một ngục tù. Bất cứ chủ nghĩa nào…bởi vì chúng ta bị dính mắc vào các ý tưởng; chúng ta bị cầm tù, chúng ta mất tự do. Bạn thậm chí còn có thế sống tốt đẹp hơn ngay trong chính thực tại thông thường này, bởi vì bạn không bị nó cầm tù nữa; bạn luôn hay biết được những gì đang diễn ra; bạn có thể sống tốt đẹp; thích nghi được với mọi hoàn cảnh, mọi nơi chốn. Mọi sự sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu bạn thấu hiểu được thực tại kia. Chúng ta quá coi trọng cái thực tại chế định này đến nỗi bị nó làm tổn thương; chúng ta không thể buông bỏ được nó vì nó làm chúng ta bị tổn thương.

 

Hãy cố gắng hiểu lý do tại sao chúng ta phải
hành thiền. Chúng ta hành thiền để hướng
đến mục đích gì, chúng ta đang cố hiểu
 về loại thực tại nào đây.


 

Đây chỉ là một bước chuyển từ thực tại quy uớc sang loại thực tại khác…làm thế nào để diễn đạt điều đó được nhỉ…thực tại đích thực. Tôi không muốn dùng từ "thực tại tuyệt đối", bởi vì tôi đã thảo luận với Đại Đức Ñāṇavisuddhi về từ "tuyệt đối" này và chúng tôi cảm thấy rất rối, rồi cuối cùng phải bỏ không dùng nữa.

Tuyệt đối nghĩa là gì? rất khó để nói về nó. Nó là một thực tại sâu xa không do tâm tạo tác. Ngay cả khi đó, chúng ta cũng phải hiểu được thực tại này và thậm chí còn phải vượt qua nó nữa. Ở đó còn có một loại thực tại khác nữa nằm ngoài tiến trình tâm-vật lý này. Từ thực tại chế định này, chúng ta tiến tới thực tại chân đế paramattha, trong đó chỉ có các tiến trình, chỉ có các hiện tượng, không có gì tồn tại, không có chúng sanh nào. Từ đó, chúng ta tiến vào một thực tại khác nữa, nơi mọi hiện tượng không còn tồn tại…Đó cũng là một thực tại, rất khó hiểu và thật khó diễn tả, nhưng điều đó sau này mới đến. Tôi sẽ cố diễn tả về nó và hy vọng sẽ không làm các bạn rối trí, bởi vì đó là những điều nằm ngoài giới hạn của ngôn từ. Sau này chúng ta sẽ nói về thực tại chân đế paramattha này thêm nữa.


Bây giờ tôi sẽ nói về 3 loại định (sāmadhi) khác nhau.

Loại định đầu tiên tôi muốn nói đến là an chỉ định (jhāna). Bạn đã từng nghe nói đến từ an chỉ định. An chỉ định là an trụ tâm vào một ý niệm nào đó, như là tâm từ (mettā) chẳng hạn.

Bạn tu tập tâm từ bằng cách nuôi dưỡng những tư tưởng từ ái…"Cầu mong cho tôi được hạnh phúc…cầu mong cho tôi được hạnh phúc…cầu mong cho tôi được an lạc". Sau đó một lúc bạn sẽ cảm thấy thực sự như vậy…"Tôi thực sự muốn hạnh phúc". Nhưng cũng thật là lạ…con người thật lạ lùng…Bạn có thực sự muốn được hạnh phúc không?

 

Chúng ta cần phải hỏi lại câu hỏi này nhiều lần:
 bạn có thực sự muốn được hạnh phúc không?
Hạnh phúc theo bạn nghĩa là gì, và bạn có biết
 làm cách nào để đạt được hạnh phúc đó không?


 

Bất cứ việc gì chúng ta làm mỗi ngày đây, chúng ta làm bởi vì nghĩ nó sẽ đem lại hạnh phúc cho mình. Chúng ta đã làm điều đó từ rất lâu rồi. Đến giờ bạn đã tìm thấy hạnh phúc đó chưa? Chúng ta có thể tu tập cho được hạnh phúc đó… "Tôi muốn được hạnh phúc". Và bạn cũng có thể chia xẻ ước muốn đó với những người khác…"Cũng giống như tôi, anh ấy cũng muốn được hạnh phúc, chị ấy cũng mong có hạnh phúc". Bạn đặt mình ngang bằng với người khác, không phân biệt. "Cũng như tôi muốn được hạnh phúc…anh ấy cũng muốn hạnh phúc…chị ấy cũng muốn được hạnh phúc, không có gì khác nhau cả! Tôi có thể cũng cầu mong như vậy cho người khác, không hơn không kém được không?". Bạn không thể nói là: "tôi mong cho người khác được hạnh phúc hơn tôi". Không, đó không phải là tâm từ thực sự, chúng ta phải đi cùng với nhau. Như vậy, sau một thời gian bạn sẽ thực sự cảm thấy rằng: “Ồ…tôi thực sự muốn người đó cũng được hạnh phúc". Mới đầu thì khó có thể có loại tâm từ đó đối với những người xa lạ, hoàn toàn không quen biết. Vì vậy, trước hết hãy nghĩ đến cha mẹ mình, thầy tổ, bạn bè, anh em hay người bạn đời của mình.



Đến đây lại có một khó khăn nữa. Bởi vì, tôi đã từng dạy thiền tâm từ cho một số người và có người nói "Tôi không muốn nghĩ đến bản thân mình nữa". Tôi nói: "Hãy rải tâm từ đến cho chính mình; mong cho mình được hạnh phúc", người đó nói "Tôi muốn quên phứt bản thân tôi đi, tôi ghét chính tôi". Bởi vì trước kia bà ta đã làm nhiều việc rất kinh khủng…Bà ta là một người hung hăng và xấu tính xấu nết; bà ấy còn không thể tử tế với chính bản thân mình được nữa. Tôi hỏi bà ấy: "Bạn có thể rải tâm từ cho bố mẹ mình được không?". Bà ta đáp: "Tôi thù ghét ông bố tôi. Ông ta là kẻ rượu chè nghiện ngập. Ông ấy đã rời bỏ gia đình rồi chết, vì vậy chúng tôi phải sống rất nghèo khổ, khi còn nhỏ tôi cực khổ lắm; ông ta không hề quan tâm đến chúng tôi, không hề yêu thương chúng tôi". Tôi hỏi: "Thế còn mẹ bà thì sao?". "Ôi chào, bà ấy hả, sau khi bố tôi bỏ đi thì bà ta cũng cuốn gói chạy theo thằng nhân tình của mình luôn "…"Thế rồi điều gì đã xảy ra với bà sau đó?". "Tôi và em trai tôi đã phải cố vật lộn mà sống lay lắt qua ngày đoạn tháng, họa hoằn mẹ tôi cũng tạt qua và thí cho chút tiền ăn". Tôi nói "Thế còn thầy giáo thì sao?". Bà ta nói "Tôi không thể nghĩ gì về mấy ông thầy ấy cả, tôi không thể nghĩ họ đã làm điều gì tốt đẹp cho tôi cả". Đối với con người này, thật là khó để có thể rải tâm từ cho chính mình và người khác được; tôi cảm thấy thật sự nản lòng. Tôi nghĩ đây là một trường hợp rất lạ, bởi vì thường thì chúng ta nghĩ là mình yêu chính bản thân mình và ít nhất cũng yêu được một người nào đó. Ít nhất cũng có một người nào đó trên đời để chúng ta yêu thương, nhưng người đàn bà này nói không có ai trên đời mà bà ta có thể yêu thương được, bà ta không có tình thương với bất cứ một người nào trên đời. Cuối cùng, tôi hỏi bà ta: "Thế trên thế giới này, có một người nào bà có thể thực sự tử tế với họ được không?". Sau một lúc ngẫm nghĩ, bà ta đáp: "Ờ, có…tôi thương con chó của tôi, mà thực ra cũng không phải con chó của tôi, nó là con chó của người thuê nhà chung với tôi. Nó không phải là con chó của tôi thật, nhưng tôi thương con chó ấy". Tôi dần dần phát hiện ra rằng có một số người rất khó tu tập được tâm từ.

 
[b][i]Thiền tâm từ rất quan trọng đối với thiền Vipassanā. Đó là lý do tại sao tôi cố gắng nhấn mạnh đến nó.
 Không có tâm từ, trái tim bạn sẽ khô cằn,
hoang vắng, thậm chí còn không thể
thực hành nổi Vipassanā nữa.
[/i][/b]


Bạn cần phải có một nền tảng là tâm từ và cả đức tin, sự kính ngưỡng đối với Đức Phật, sự tự tin và tự trọng đối với chính mình, đối với thầy mình, tin  tưởng vào sự tu tập của mình và pháp hành mình đang theo đuổi. Không có những điều này thì sự tu tập của bạn sẽ rất khó mang lại kết quả. Có khi bạn tự lừa dối mình với sự tưởng tượng: "Tôi hạnh phúc, tôi an lạc", nhưng rồi cũng không thể đi xa hơn được nữa, bạn chỉ tưởng tượng; điều đó không có thực. Bạn có thể trụ tâm vào bất cứ ý niệm nào, ngay cả tâm từ.


Đối với Đức Phật cũng vậy, đôi khi suy tưởng về các ân đức của Ngài khiến tâm tôi an định, nó làm tôi cảm thấy rất hạnh phúc, rất an lạc. Bởi vì trạng thái và tính chất tâm của bạn phụ thuộc rất nhiều vào đối tượng của tâm. Khi nghĩ về người mình ghét, bạn cảm thấy sân hận, giận dữ, không cảm thấy an lạc chút nào; khác hẳn khi nghĩ về một người thật từ bi, nhân hậu và an bình, một người nào đó như Đức Phật…chỉ cần tưởng tượng về một người như vậy. Tôi không được trực tiếp gặp Đức Phật và cũng không có quan hệ họ hàng gì với Ngài cả, nhưng tôi có mối quan hệ riêng với thầy tôi, người thầy dạy thiền đầu tiên của tôi. Tôi không biết bây giờ ông có còn sống nữa hay không. Thầy tôi là một người cư sỹ, một nhạc sỹ và nghệ nhân chế tác dụng cụ âm nhạc. Tôi nghĩ đến thầy mỗi ngày, bởi vì thầy đã đem đến một bước ngoặt lớn lao cho cả cuộc đời tôi. Thầy thật là tĩnh lặng và an bình trong mọi lúc. Một nhà sư tĩnh lặng và an bình không phải là quá hiếm, không phải là một điều gì quá đặc biệt; nhưng thật hiếm hoi khi thấy một người cư sỹ thật tĩnh lặng, thật an bình và nhân hậu đến vậy. Tôi không bao giờ thấy thầy buồn bực hay cáu giận chuyện gì cả, không bao giờ thầy coi thường, nổi giận hay nói xấu người khác…Thầy giữ ngũ giới trong sạch mà không cần cố gắng, và cũng chẳng bao giờ nói với ai về điều đó cả. Thầy rất nhân hậu, tử tế với mọi người nhưng thầy cũng không bao giờ nói về tâm từ. Đó quả thật là một điều đặc biệt; thầy không nói "Tôi là một người từ bi". Tất cả mọi người đều rất yêu quý thầy, nhưng thầy chẳng bao giờ thiên vị một ai cả. Thật là một con người rất đặc biệt, một người có trình độ phát triển tâm linh rất cao; thầy không dính mắc với bất cứ một ai, dù già hay trẻ, thầy đối xử với mọi người rất bình đẳng.  Thầy không lập gia đình, sống một mình với bà mẹ già. Thầy nói: "chừng nào mẹ tôi còn sống tôi sẽ chăm sóc bà, sau khi bà mất tôi sẽ xuất gia". Thầy rất yêu thương mẹ, là con trai độc nhất của bà cụ, còn ông bố đã mất lâu rồi. Thầy chăm sóc mẹ một cách rất yêu thương, với tâm từ thực sự chứ không chỉ là một nghĩa vụ. Mẹ thầy cũng rất yêu thương thầy. Nhìn những con người như thế cũng làm cho bạn hiểu ra được một điều gì thật sâu sắc trong cuộc đời. Điều đó nằm ngoài ngôn từ. Ngay cả nói về tâm từ cũng là một việc khó. Quan hệ giữa tôi với cha mẹ tôi rất xấu, nhiều lần tôi đã thực sự thù ghét họ vì họ đã không làm đúng mức và đầy đủ cho tôi. Con người này, thầy của tôi, yêu thương mẹ mình với tất cả tấm lòng và bà cụ cũng yêu thương con trai với tất cả trái tim, họ rất hy sinh vì nhau nhưng không quá dính mắc, điều này thật lạ…không quá dính mắc. Mỗi khi nghĩ về thầy lại làm tâm tôi thật bình an…một con người rất đặc biệt.



Một người thầy khác của tôi là một vị Sayadaw lớn tuổi, Ngài mất năm 90 tuổi. Ngài là một người dịu dàng, tốt bụng và ngọt ngào không tưởng tượng được. Ngài không bao giờ đối xử với ai một cách thiếu tôn trọng cả. Tôi chưa bao giờ thấy ngài buồn bực hoặc lo lắng điều gì. Đôi khi tôi cũng bị lo lắng, khi tôi đi Mỹ cùng với Ngài, ngày đi đã gần kề, chúng tôi đã có vé máy bay và lịch bay nhưng vẫn chưa làm được hộ chiếu…Tôi nói với Ngài: "Sayadaw, một tuần nữa chúng ta khởi hành mà đến giờ này vẫn chưa có hộ chiếu"; Ngài nói "đừng lo", rất đơn giản - đừng lo. Làm sao Ngài có thể nói đơn giản như vậy chẳng hề vương chút âu lo nào được nhỉ? Mới đầu thì tôi rất khó hiểu được điều đó. Tất cả mọi người đều rất yêu quý Ngài. Ngài không nói được một chữ tiếng Anh. Rất nhiều người phương Tây khi nhìn thấy Ngài họ cảm thấy kinh ngạc…"Nhìn ông già kia kìa", rất dịu dàng, rất nhẹ nhàng, ngay cả giọng nói của Ngài cũng không hề có một chút căng thẳng nào, một giọng nói thật ngọt ngào và êm dịu, thật tĩnh lặng, nhưng có rất nhiều nội lực và sức mạnh, không hề yếu ớt. Sự dịu dàng và mềm mại của Ngài đi cùng với sức mạnh và sự tự tin. Bạn không thể học được những điều như thế ở trong sách vở. Bạn phải ở cùng con người đó thì mới có thể cảm nhận được điều đó, Sư phụ tôi là như vậy đó và tôi rồi cũng có thể sẽ giống như Ngài. Những điều này sẽ mang lại cho bạn rất nhiều nghị lực và hy vọng.

 
[b][b][i]Điều cực kỳ quan trọng là
bạn phải học thiền từ một người thầy.
[/b]
[/i][/b]


Mặc dù bạn có thể học những lời hướng dẫn hành thiền cơ bản từ bất cứ cuốn sách nào, những hướng dẫn cơ bản này cũng không khó lắm. Nhưng để thực sự tu tập được những phẩm chất cao thượng, bạn cần phải sống cùng một người thầy, người thầy đó thể hiện những đức tính sống động, một tấm gương sống về lòng từ bi, sự biết đủ, sự tĩnh lặng, bình an và giải thoát; người thầy đó là một người thật tự do, giải thoát. Bạn cần phải sống với một vị thầy như thế trong một thời gian dài. Tôi sống với Sư phụ khoảng 5 năm. Càng sống lâu bên cạnh một người thầy như vậy, bạn sẽ càng học hỏi được nhiều, điều đó là thực tế; thầy không hề đóng kịch. Bất cứ người nào cũng có thể đóng kịch được. Khi xem phim, bạn có thể thấy một nhân vật trong vai một người thật trầm tĩnh và phát triển cao về tâm linh, nhưng đó chỉ là đóng phim…Chỉ khi bạn đã sống cùng người đó trong nhiều năm, khi đó bạn mới thật sự nhận chân được điều đó.


Khi niệm tưởng đến Đức Phật, bạn hãy tìm hiểu về Ngài nhiều hơn nữa, về sự thanh tịnh, giải thoát, về trí tuệ, lòng từ bi, xả kỷ vị tha của Ngài. Thường xuyên niệm tưởng sâu sắc đến các ân đức Phật, dần dần bạn sẽ cảm nhận được chúng…Bởi vì tâm thức chúng ta phụ thuộc vào đối tượng, bạn giữ gìn một biểu tượng cho mình, Đức Phật là một biểu tượng, một ý niệm cho chúng ta niệm tưởng, suy tư đến. Chúng ta suy tư đến hình ảnh đó…hình ảnh Đức Phật, sự thanh tịnh, giải thoát, sự tĩnh lặng, trí tuệ và lòng từ bi của Ngài…Càng suy nghĩ nhiều đến các ân đức của Đức Phật, tâm bạn càng thấm nhuần với những phẩm chất đó và bạn cũng cảm nhận được những phẩm chất đó ở trong chính mình, bởi vì càng suy tư về tâm từ bi của Đức Phật, bạn sẽ càng cảm nhận được nó. Những phẩm chất đó đã trở thành của bạn, bạn cũng khát khao đạt được chúng …"Tôi muốn được như vậy"… bạn đặt ra một mục tiêu cho mình…"Đây là lý tưởng của tôi…dù không bao giờ đạt tới lý tưởng cao thượng như Đức Phật, song ít nhất tôi cũng sẽ đạt tới một mức độ nhất định nào đó".

 
Những người đã giác ngộ, ngay cả đệ tử của Đức Phật, đều là những người đi theo bước chân Ngài.
Ngài là bậc đạo sư và chúng ta là đệ tử.
Ngài là bậc đã giác ngộ và bạn cũng sẽ giác ngộ;
Khi đắc đạo, bạn cũng sẽ được giác ngộ như Ngài.


Có ý tưởng rõ ràng về điều mình muốn làm và mục đích của mình, điều đó là rất quan trọng. Còn cứ mơ mơ, hồ hồ: "Ồ, cũng được, tôi cũng muốn hành thiền, tôi cũng muốn hạnh phúc", bạn sẽ không có một ý tưởng rõ ràng và sẽ không có đủ nghị lực. Càng xác định rõ ràng mục đích và lý tưởng của mình, bạn sẽ càng có thêm nhiều nghị lực, sẽ càng đầu tư thêm thời gian và công sức vào việc mình làm. Hãy xác định rõ việc bạn muốn làm. Tôi chỉ đưa ra nhưng ý tưởng chung chung như vậy để bạn phát triển thêm.


Trước khi bạn hành thiền, hãy dành vài phút để suy tưởng về sự thanh tịnh, sự tĩnh lặng, bình an, giải thoát, trí tuệ và lòng từ bi của Đức Phật. Bạn sẽ an trụ tâm vào đó và sẽ cảm thấy thật tĩnh lặng và bình an. Sau đó, nếu hành thiền với một đề mục của thiền Vipassana, tâm bạn sẽ an trú trong đề mục được lâu hơn, bởi vì quán niệm về Đức Phật sẽ tạo điều kiện cho bạn buông bỏ những băn khoăn, lo nghĩ của thế gian. Bạn sẽ không còn cho những việc đó là quan trọng nữa… về chiếc xe ô tô của tôi, công việc của tôi, về chuyện này chuyện kia…những việc đó có thể đợi được…Có lúc, khi đang hành thiền bạn lại bắt đầu nghĩ…"Tôi phải trả tiền cho cái hoá đơn đó…tôi cần phải gọi điện, chuyện này rất quan trọng"…Đúng vào lúc bạn bắt đầu ngồi thiền là một cái gì đó quan trọng lại nảy ra trong đầu, phá rối và làm bạn bị xao lãng. Vì vậy tôi mới nói với các bạn là phải chuẩn bị cho tâm mình.

 

Sự chuẩn bị này rất quan trọng. Đừng nghĩ rằng
việc đó làm bạn mất thời gian, bởi vì càng chuẩn bị tốt thì hành thiền sẽ càng dễ dàng hơn.


 

Bạn hãy buông bỏ tất cả …cái hoá đơn đó không quan trọng, cuộc điện thoại đó cũng không quan trọng, việc ấy có để đợi 2 tiếng nữa cũng được, hoặc bất cứ chuyện gì cũng vậy…Bạn sẽ tìm được cách giải quyết tốt nhất cho những vấn đề ấy, nhưng bây giờ là lúc phải gác tất cả mọi việc sang một bên… hãy buông xả tất cả mọi thứ như vậy.

 
Nghĩ về một người nào đó như Đức Phật,
 một người thật tự do và giải thoát,
 điều đó sẽ làm cho bạn dễ xả bỏ hơn.


Còn tiếp.

TVHS


 



RE: CON ĐƯỜNG BƯỚC VÀO THIỀN VIPASSANA - Nonregister - 2020-02-07

CON ĐƯỜNG BƯỚC VÀO  THIỀN VIPASSANA

Sư Tâm Pháp


Trước khi nhập định sâu, hãy ngồi xuống và suy tưởng về các phẩm chất tốt đẹp của mình. Rải tâm từ và niệm ân đức Phật, rồi tự nói với mình: "Tôi sẽ thể nhập sâu vào thiền, nhưng khi có bất cứ sự nguy hiểm nào, tôi sẽ tỉnh thức lại ngay". Bạn có thể quyết định như vậy, làm một vài lần, bạn sẽ thấy khi có điều gì xảy đến, bạn tỉnh thức được ngay lập tức. Điều này rất thực, bởi vì khi đến sống ở một số nơi, chúng ta cần phải làm như vậy, không chỉ để đề phòng nguy hiểm mà nếu muốn xuất định vào một giờ nhất định nào đó, bạn cũng có thể làm theo cách này. Bạn nhìn đồng hồ và thấy vừa đúng giờ mình đã quyết định trước, chỉ chênh lệch khoảng 1-2 phút.

Ngay cả khi ngủ cũng vậy, nhiều thiền sinh có thể làm được điều đó…Hành thiền xong, bạn muốn đi ngủ, một giấc ngủ tự nhiên như thường lệ, bạn tự nhắc mình: "Bây giờ tôi sẽ đi ngủ, nhưng 4 hoặc 5 tiếng sau tôi sẽ thức dậy". Sau khi quyết định trong tâm như vậy, bạn dần dần rơi vào giấc ngủ và sẽ thức dậy vào đúng thời gian đã định. Có thể bạn đã từng nghe hay đọc đâu đó về điều này. Điều đó là có thực, bạn có thể làm được. Bạn cũng có thể làm như vậy trong trường hợp có nguy hiểm, "Tôi sẽ tỉnh thức và sẽ biết cần phải làm gì". Trong một số trường hợp, hành giả nhập thiền một thời gian dài, đôi khi họ có thể ngồi thiền cả ngày không đứng dậy, họ phải làm như vậy. Trong sách dạy thiền, người ta thường hướng dẫn bạn làm điều đó. Bạn phải quyết định trước như vậy, bởi vì rất có thể nhiều nguy hiểm thực sự sẽ xảy đến. Nếu bất chợt có cháy rừng thì sao? Đó là điều thường xảy ra, vì vậy bạn cần quyết định: "Nếu có điều gì nguy hiểm, tôi sẽ tỉnh thức lại ngay". Đây là một câu hỏi rất hay mà có người hỏi từ tuần trước. Hãy đặt những câu hỏi như vậy và cho tôi thời gian chuẩn bị để cho bạn một câu trả lời rõ ràng.

 Tuần này tôi sẽ nói thêm một chút về paññatti  paramattha, sau đó sẽ giảng tiếp về 3 loại định khác nhau.

 

Paramattha là cái bạn kinh nghiệm trực tiếp mà không suy nghĩ về nó. Paramattha là đặc tính
cố hữu của tiến trình thân tâm. Thực ra
 paramattha  chính  là các tính chất, bạn không thể biết bất cứ điều gì nằm ngoài các tính chất.


 

Hiện nay, các nhà khoa học đang cố khám phá xem cái gì là thực tại tuyệt đối. Cho đến tận giờ phút này, họ vẫn chưa tìm ra được nó, bởi vì càng đi sâu thì họ càng thấy việc đó là hão huyền; vật chất không có hình dạng, không kích thước. Hạt vật chất nhỏ nhất, hạt Photon chẳng hạn; ánh sáng cũng là các Photon, chỉ là những bó năng lượng không có khối lượng. Bạn có thể hình dung ra được một vật gì mà lại không có khối lượng không? Chỉ thuần túy là năng lượng, đó là ánh sáng; còn cái gì ở đằng sau nó nữa thì không một ai có thể nói được. Điều duy nhất chúng ta có thể biết về nó là các tính chất của nó, ngoài ra không thể biết được gì hơn.

 

Trong thiền cũng vậy, cái kinh nghiệm trực tiếp

được là các tính chất.

 

Chẳng hạn khi sờ một vật gì đó, bạn cảm giác thế nào? Bạn cảm thấy nóng, đó là tính chất. Cảm thấy mềm, đó cũng là tính chất. Bạn cảm thấy có sự rung động, một chuyển động nào đó, đó cũng là tính chất. Nhưng chúng ta không thể sờ cái chân được. Cái chân là một cái gì đó được bạn ráp nối, tập hợp lại trong tâm. Bạn không thể nói về tính chất của cái chân được. Thậm chí bạn cũng không thể thực sự sờ vào cái chân ấy được nữa. Hãy cố gắng hiểu được điều này. Mới đầu thì rất khó hiểu. "Cái gì? Tôi không thể sờ được cái chân của tôi sao? Đây, nó đây này!!!". Nhưng làm sao bạn biết được đấy là cái chân? Đó là vì bạn đã ráp nối từ nhiều ý niệm khác nhau lại mà thành ra cái chân. Nếu bạn sờ vào một vật gì đó, nhắm mắt lại… sờ vào cái gì đó… bạn có thể nói nó là cái gì không? Bạn có thể tả hình dáng của nó không? Không thể được, bạn chỉ có thể tả hình dạng của nó khi xúc chạm vào nó mà thôi…bạn thấy đó là một mặt phẳng…nhưng bạn không thể tả hình dạng của một quả bóng được! Làm thế nào để tả hình dạng một quả bóng?. Bởi vì bạn đã nhìn thấy nó và ráp nối, khâu kết các ý niệm lại với nhau, hoặc bạn có thể sờ và nói rằng…"Ồ, tôi biết hình dạng…nó là một quả cầu hình tròn… rỗng ở bên trong… dày chừng 1 cm…". Làm thế nào bạn có thể diễn tả được điều đó? Bạn phải tập hợp rất nhiều dữ kiện lại với nhau, nhưng nếu chỉ lấy một dữ kiện trong đó bạn sẽ không thể tả được về bất cứ cái gì, ngoại trừ các tính chất…Nó cứng…nó lạnh…không có gì hơn ngoài điều ấy.

 

Trong thiền chúng ta trở lại với cảm giác
 thuần tuý đơn giản này, không thêm bớt một điều gì.


 

Đó là điều tôi đã trình bày vào hôm thứ Sáu vừa qua, nhưng tôi cũng không hy vọng là mọi người có thể hiểu được một cách đúng đắn về nó…Không thêm bớt một điều gì cả, chỉ kinh nghiệm trực tiếp, đó là điều chúng ta đang cố gắng đạt đến, bởi vì đó cũng chính là điều đang thực sự diễn ra trong mọi lúc. Thời điểm chúng ta kinh nghiệm một điều gì đó, chúng ta cố gắng tập hợp, ráp nối lại nhiều ý niệm và xây dựng nên một khái niệm về nó từ những ký ức quá khứ, từ con mắt và từ các nguồn thông tin khác. Hãy cố gắng để hiểu được thế nào là thực tại chân đế paramattha, bởi vì đó là đề mục của thiền Vipassanā.



Trừ phi đặt tâm trên thực tại chân đế paramattha, còn không bạn sẽ không thể thực sự phát triển được một tuệ giác sâu sắc, uyên thâm. Bạn có thể phát triển định tâm thâm hậu bằng cách tập trung vào một đề mục nào đó: âm thanh hay hình dáng, màu sắc, một câu thiều nào đó, một ý niệm hoặc có thể tập trung vào đề mục hư không cũng được. Có lần, tôi cũng thử hành thiền với đề mục hư không, tập phát triển định tâm qua pháp hành ānāpāna (tập trung vào hơi thở ở mũi), rồi thử hành thiền định bằng cách nhìn dán mắt vào một cái đĩa đất màu nâu nhạt, cứ nhìn chằm chằm và an trú tâm vào đó, thậm chí khi nhắm mắt lại tôi vẫn thấy được cái đĩa đó trong tâm. Vì vậy, tôi thử nắm bắt hình ảnh hư không. Tôi lấy một mảnh ván và cắt một vòng tròn ở giữa và đặt nó lên trên cửa sổ, để không thể nhìn thấy cái gì bên ngoài nữa, không thấy cây cối, nhà cửa. Tôi nhìn vào cái lỗ đó và thấy một khoảng trống. Khoảng trống nghĩa là … không có gì ở đó cả…, cứ giữ tâm ở cái lỗ hổng đó và nghĩ rằng không có gì ở đó cả…không có gì cả; và thật là lạ, tâm bạn bị hút sâu vào cái hư không đó và trở nên rất bình an, cực kỳ tĩnh lặng. Ngay cả đến bây giờ tôi vẫn thích thực hành theo cách đó; tuy nhiên tôi cũng không muốn tiếp tục nữa, bởi vì làm vậy sẽ không thể phát triển được tuệ giác thâm sâu; bạn chỉ có thể an trụ tâm ở đó và đạt được sự an lạc thôi. Bạn có biết tại sao nó lại an lạc thế không? Bởi vì chỗ đó không có cái gì cả, không có cái gì làm khuấy động tâm bạn cả…bạn không thể suy nghĩ về cái không có gì…nó là chỗ chấm hết của mọi thứ! Nó rất giống Niết Bàn nhưng không phải là Niết Bàn. Bạn chỉ nhìn vào hư không và cố gắng giữ ý niệm hư không đó trong tâm. Đôi khi bạn nhắm mắt lại và vẫn có thể nhìn thấy một cái lỗ sáng rực, bạn nghĩ về cái không…chỉ là không có gì cả…rất là khó nói về nó, nhưng thật sự rất an lạc. Điều tôi muốn nói ở đây là bạn có thể phát triển định (sāmadhi) bằng cách tập trung vào bất cứ một đề mục nào; có thể bạn chỉ cần ngồi và lẩm nhẩm tụng: "coca cola, coca cola…"…suốt cả ngày. Tâm bạn sẽ được an trụ…bất cứ câu nào, bất cứ âm thanh, hình dạng, hình ảnh hoặc một ý niệm nào; một khi đã an trụ tâm vào đó, bạn sẽ phát triển được định (sāmaddhi).

 

Ý nghĩa của định (sāmaddhi) là an trụ tâm
vào một khái niệm, một cảm giác không biến đổi
 nào đó, hay thậm chí vào một ý niệm.


 

Khi muốn phát triển tuệ giác sâu sắc về thực tại,
bạn phải tiếp xúc với thực tại đó.
Thực ra, chúng ta vẫn luôn tiếp xúc với nó,
luôn luôn tiếp xúc. Song chúng ta lại quy đổi cái
thực tại  ấy ra  thành khái niệm.
Chúng ta luôn làm việc đó trong mọi lúc.


 

Chúng ta thấy cái gì? Thực ra, chúng ta nhìn thấy thực tại, nhưng ngay lập tức lại hoán đổi nó ra thành khái niệm. Chúng ta chỉ nhìn thấy mỗi màu sắc: xanh, đó, tím, vàng- nhưng từ kinh nghiệm quá khứ, chúng ta biết đây là một con người và đây là một người mình quen. Nếu quên ký ức của mình, bạn sẽ không biết đó là ai; nếu nhìn một vật mà bạn chưa từng thấy bao giờ, bạn sẽ xây dựng nên một khái niệm nào đây? Chẳng hạn, mọi người mang đến đây rất nhiều loại hoa quả, bánh trái. Đôi khi, tôi không biết những thứ này là gì, tôi phải hỏi mọi người…Cái này là gì? Tôi muốn biết mình đang ăn thứ gì. Khi không biết điều gì đó, nó làm chúng ta cảm thấy không được an toàn lắm, chúng ta muốn biết xem…cái này là cái gì…cách làm như thế nào…không biết nó có hợp với bụng dạ tôi không, tôi muốn biết…Mọi người mang đến nhiều thứ đặt ở đây…hoa quả, bánh ngọt…rất nhiều loại bánh, trông rất đẹp…có loại trông như con tôm hùm. Tôi nhìn thấy nó…cái gì đây ấy nhỉ?. Có lúc họ mang thịt lợn lại, nhưng nếu họ không nói thì tôi cũng chẳng biết nó là cái gì. Tôi có thể đoán được mùi vị của nó không? Không có cách nào biết được!!! Tôi có thể ngồi đó và nghĩ xem mùi vị của nó như thế nào, và dù có ngồi cả ngày cũng chẳng thể nào nghĩ ra được. Tôi có thể hỏi người khác rằng "Hãy nói cho tôi biết mùi vị của nó thế nào?". Dù người đó có nói cả ngày về mùi vị của nó thì tôi cũng chỉ ngồi đó để nghe mà vẫn chẳng hiểu nổi mùi vị thực của nó như thế nào. Cách duy nhất là bỏ vào miệng và ăn, bạn sẽ biết nó là cái gì.

Chúng ta luôn luôn tiếp xúc với thực tại, nhưng ngay lập tức chúng ta lại chuyển đổi nó ra thành khái niệm. Tôi nhìn thấy một loại hoa quả rất lạ chưa hề thấy bao giờ, quả kiwi. Lần đầu tiên tôi được ăn trái kiwi là ở đây, tại Australia. Tôi không biết nó là quả gì, nhưng tôi có thể thấy các loại mầu sắc và khi tập hợp tất cả các loại mầu khác nhau đó lại, tôi biết được hình dáng của nó. Trong hội hoạ có một kỹ thuật vẽ tranh bằng các chấm nhỏ li ti gộp lại gọi là trường phái tranh chấm (pointillism); bạn dùng một đầu bút thật nhọn chấm một chấm nhỏ, rồi sau đó tập hợp những chấm nhỏ đó lại với nhau và tạo thành một bức tranh. Hãy lấy ngay việc này làm ví dụ. Chúng ta chỉ nhìn thấy những chấm nhỏ, sắp xếp chúng lại và tạo ra một bức hình trong tâm. Chính là tâm ta tạo nên các loại hình dạng. Mắt không thể thấy được hình dạng. Đây cũng là một điều rất khó hiểu. Nếu bỏ màu sắc đi, thì có gì để mà thấy? Chẳng còn lại gì, mọi thứ đều biến mất. Đối với âm thanh cũng vậy. Chúng ta nghe thấy âm thanh, điều đó là thực, nhưng chúng ta không nghe được câu nói. Câu nói là cái chúng ta tạo nên trong tâm; do chúng ta học…đó là một quá trình học hỏi, nó phụ thuộc vào trí nhớ của chúng ta. Khi bạn đến một nước, nơi đó người ta nói một thứ tiếng bạn không hiểu nổi, bạn chỉ nghe thấy âm thanh nhưng không hiểu được ý nghĩa của những âm thanh đó.

 

Âm thanh là cái có thực, nhưng ngôn từ và ý nghĩa của ngôn từ là do ta tạo ra…Điều đó rất lợi ích,
 tôi không nói nó là vô ích. Nhưng nếu muốn
phát triển được tuệ giác sâu sắc về thực tại chân đế, cái vượt ra ngoài thực tại thông thường, chúng ta cần phải vượt thoát ra khỏi ngôn từ
và ý nghĩa của nó.


 

Khi một hành giả đang hành thiền, rất chánh niệm và bắt đúng sát-na hiện tại, nếu có người bên cạnh nói điều gì đó, anh ta sẽ chỉ nghe thấy âm thanh mà không hiểu được ý nghĩa của lời nói, đây là một trong những cách kiểm tra.



Trong một số tu viện ở Miến Điện người ta cũng làm như vậy. Khi thiền sinh đã phát triển được một mức định tâm nào đó, thiền sư sẽ bảo: "Đi đến ngồi thiền ở giữa đám đông đang nói chuyện kia". Thiền sư cố ý đặt thiền sinh vào một nơi thật ồn ào, những chỗ như nhà bếp và nghe mọi người nói chuyện, nếu thật sự chánh niệm, bạn có thể nghe được âm thanh nhưng sẽ không hiểu được người ta đang nói gì. Điều đó không còn quấy rầy bạn được nữa, bởi vì nó không tạo nên được một ý niệm nào trong tâm bạn; chỉ có sự diệt…diệt mất…Đối với những người mới bắt đầu thì điều này rất khó. Thậm chí ở đây, khi có nhiều xe ô tô qua lại trên đường, bạn cũng bị quấy rầy: "Trời ạ, ở đâu ra mà lắm xe thế không biết". Khi thật sự chánh niệm, bạn vẫn nghe được tiếng động nhưng nó không thể quấy rầy bạn được nữa. Hãy cố gắng phát hiện điều đó nhiều hơn nữa, xem cái gì là paramattha, cái gì là paññatti.

 

Thậm chí bạn cũng không thể thấy được chuyển động. Đây cũng là một điều rất kỳ lạ và khó hiểu, bởi vì chúng ta thường nghĩ mình thấy được chuyển động. Chuyển động thuộc phạm vi nhận thức của cảm giác trong thân, không phải thuộc phạm vi nhận thức của con mắt.

 

Làm sao chúng ta lại nghĩ rằng mình thấy được sự chuyển động? Một cái gì đó hiện lên và biến mất, rồi một cái khác lại hiện lên và biến mất. Giả dụ như bạn có một màn hình máy tính và cài đặt một chương trình cho máy, sao cho khi một chấm rất nhỏ chợt sáng lên rồi biến mất, một chấm khác lại loé lên ở ngay bên cạnh chấm đó, cùng một chỗ đó nhưng ở sát bên cạnh chấm cũ; hiện lên rồi biến mất; một chấm khác lại hiện lên rồi biến mất. Nếu việc này xảy ra rất nhanh, khi đó bạn thấy gì? Bạn thấy một chấm nhỏ đang chuyển động, nhưng thực ra chấm sáng đó không hề chuyển động. Hãy cố hiểu điều này; không có cái gì chuyển động cả. Chúng ta không thể thấy được sự chuyển động; chỉ là một cái gì đó hiện lên rồi biến mất, rồi một cái khác hiện lên ở chỗ khác và biến mất. Bây giờ hãy lấy một ví dụ khác: thắp một ngọn nến. Bạn có thể di chuyển ngọn lửa từ nơi này đến nơi khác được không? Chỉ nghĩ về ngọn lửa thôi, đừng nghĩ về cây nến, đặt sự chú ý vào ngọn lửa. Ngọn lửa là một cái gì đó đang cháy và luôn diệt mất, bạn không thể di chuyển ngọn lửa của cây nến từ nơi này đến nơi khác. Khi bạn mang nó đến đây thì ngọn lửa cũ đã biến mất từ lâu rồi, nhưng vẫn có cái gì đó giữ được tính liên tục, vẫn tiếp tục cháy…Cố gắng tiếp cận gần hơn nữa với ý niệm vô  thường này.

 

Đó là lý do vì sao Đức Phật nói 
 "niccaṃ navāva sankhārā", tất cả các pháp hữu vi đều luôn luôn đổi mới, không có cái gì là cũ cả.


 

Cũ nghĩa là một cái y hệt như vậy, không có gì là cái y hệt như vậy cả. Có thể bạn đã từng đọc triết học, tôi không nhớ rõ ai đã nói điều đó, nhưng có một người nói rằng: "Bạn không thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông"; nhưng tôi thì tôi nói rằng: bạn thậm chí không thể tắm một lần trên cùng một dòng sông được. Đâu là dòng sông? Thế nào là con người? Khi chụp một tấm hình về dòng sông, bạn sẽ có được ý niệm về nó. Khi cho con người là một cái gì đó trường tồn thì bạn mới nói: người này lội xuống con sông ấy, anh ta lên bờ và không thể quay lại cùng một dòng sông đó nữa vì nước sông luôn trôi chảy. Ngay cả ý niệm về dòng sông cũng là một thứ được ráp nối, tập hợp lại trong tâm; ý niệm về con người cũng là thứ được bạn ráp nối, tập hợp lại và nó cũng luôn luôn biến đổi.



Lấy một ví dụ khác cho bạn hiểu rõ hơn. Hãy lấy một cái túi vải, bên trong đổ đầy cát mịn, buộc nó bằng một sợi dây và treo lên cao; khoét một lỗ dưới đáy. Điều gì sẽ xảy ra? Cát sẽ rơi xuống và bạn nhìn thấy gì? Bạn sẽ thấy một dòng cát thẳng. Cái dòng cát đó có thực không? Có phải thực sự có một dòng cát thẳng không?. Không, nó chỉ trông giống một dòng thẳng, khi đẩy túi cát lắc qua lắc lại thì bạn sẽ nhìn thấy gì? Bạn sẽ thấy một dòng chảy uốn qua uốn lại. Dòng chảy uốn lượn đó có thật không? Không, nó không có thật. Đó chỉ là những hạt cát rất mịn rơi xuống ở các điểm khác nhau, chỉ là một ảo ảnh về một dòng chảy uốn lượn qua lại, nhưng không có dòng chảy nào cả, chỉ có những hạt cát nhỏ li ti đang rơi…rơi…Nếu quên cái túi vải đựng cát đi và chỉ chăm chú nhìn vào dòng chảy thì bạn sẽ có một ý niệm rõ hơn, thực ra không có dòng chảy nào cả.

 
Thân thể chúng ta cũng y như vậy,
luôn luôn sanh và diệt. Hình dáng không thuộc
về phạm vi nhận thức của con mắt;
Nó là một thứ do tâm ráp nối lại mà thành.

còn tiếp

TVHS


RE: CON ĐƯỜNG BƯỚC VÀO THIỀN VIPASSANA - Nonregister - 2020-03-31

CON ĐƯỜNG BƯỚC VÀO  THIỀN VIPASSANA

Sư Tâm Pháp


Mùi cũng vậy; bạn có thể ngửi một mùi và nói "đây là hoa hồng", nhưng mùi thì không phải là hoa hồng. Hoa hồng là một ý niệm chúng ta tạo ra ở trong tâm. Mùi thì có thật, nhưng tên của nó là điều bạn học được ở đâu đó. Bạn gắn cái mùi này với hình dáng, màu sắc của hoa hồng, một bông hồng trong thực tại thông thường. Nếu không tập hợp các sự kiện lại, làm sao bạn hiểu được các cảm giác thuần tuý?. Đôi khi Sư phụ hỏi tôi "Đường có ngọt không?". Khi học thiền, Sư phụ thường hỏi đi hỏi lại tôi như vậy nhiều lần. Tôi nghĩ, đúng là một câu hỏi chỉ để mà hỏi…"Có chứ, đường thì phải ngọt chứ ạ"; Sư phụ hỏi: "Thật không?". Tôi nghĩ bụng: "Sư phụ muốn ám chỉ cái gì vậy nhỉ? Không hiểu Sư phụ hỏi cái gì, tại sao lại hỏi mình đường có ngọt không"; Sư phụ hỏi tiếp: "Danh từ “đường” là có thật hay chỉ là một khái niệm?". Tôi trả lời: "Tên gọi chỉ là tên gọi, là khái niệm". Khi ấy Sư phụ mới nói: "Cái tên gọi thì không ngọt…". Tôi nói "Đúng vậy, bạch thầy…tên gọi thì không thể ngọt được". Sư phụ hỏi tiếp: "Vậy thì cái gì ngọt?". Đương nhiên không phải là đường ngọt rồi. Bạn chỉ có thể nói là ngọt là ngọt, và thậm chí ngay cả ngọt cũng chỉ là một tên gọi mà thôi. Vậy nó là gì: nó chỉ là một cảm giác trên đầu lưỡi mà bạn gọi là ngọt, bạn chỉ tập hợp các khái niệm đó lại với nhau. Nếu bạn chỉ cho người khác thấy cái cảm giác đó, không nói cho họ biết tên gọi hay mùi vị của nó, rồi hỏi cái này có vị gì? Anh ta sẽ chịu chết không trả lời được.

 

Chúng ta tự tạo ra một thực tại của riêng mình,
điều đó là cần thiết và quan trọng để cuộc sống
của chúng ta được trôi chảy bình thường,
 nhưng nó sẽ trở thành một chướng ngại
để hiểu biết về thực tại siêu thế.


 

Thực tại này cũng là một thực tại; tôi không phủ nhận thực tại thông thường đó. Đức Phật cũng thuyết giảng về nhiều cấp độ thực tại khác nhau. Trong đó có sự thật chế định hay là sự thật quy ước. Nó là sự thật, không phải điều giả mạo, nhưng muốn hiểu được paramattha (thực tại chân đế)-là một loại thực tại siêu thế, bạn phải vượt qua được sự thật chế định này. Song chúng ta lại thường bị mắc kẹt trong thực tại thông thường và không muốn buông bỏ nó. Chúng ta bị nhốt trong cái bẫy của sự thật chế định. Rất nhiều lần, nhiều vị thầy đã nói với tôi là chúng ta đang bị mắc kẹt trong các khái niệm, chúng ta bị cầm tù bởi các khái niệm. Lần đầu tiên nghe Sư phụ nói điều đó, tôi không hiểu được nghĩa của nó là gì. Chúng ta bị mắc bẫy, chúng ta bị cầm tù trong khái niệm…nhưng tôi cũng cố để hiểu…Sư phụ muốn ám chỉ cái gì nhỉ? Làm sao chúng ta lại bị cầm tù trong các khái niệm? Phải đến vài tháng sau tôi mới bắt đầu hiểu ra được…

 
Quả vậy, chúng ta bị cầm tù trong các khái niệm; chính khái niệm là thứ gây hạnh phúc hay đau khổ cho bạn. Nếu bạn thực sự tiếp cận được với paramattha, không gì có thể làm bạn
hạnh phúc hay đau khổ được nữa.

Tôi đã phát hiện ra một điều: tất cả các loại lý tưởng, tất cả các loại chủ nghĩa - chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa dân chủ và cả chủ nghĩa Phật giáo nữa – tất cả thực ra chỉ là một ngục tù. Bất cứ chủ nghĩa nào…bởi vì chúng ta bị dính mắc vào các ý tưởng; chúng ta bị cầm tù, chúng ta mất tự do. Bạn thậm chí còn có thế sống tốt đẹp hơn ngay trong chính thực tại thông thường này, bởi vì bạn không bị nó cầm tù nữa; bạn luôn hay biết được những gì đang diễn ra; bạn có thể sống tốt đẹp; thích nghi được với mọi hoàn cảnh, mọi nơi chốn. Mọi sự sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu bạn thấu hiểu được thực tại kia. Chúng ta quá coi trọng cái thực tại chế định này đến nỗi bị nó làm tổn thương; chúng ta không thể buông bỏ được nó vì nó làm chúng ta bị tổn thương.

 

Hãy cố gắng hiểu lý do tại sao chúng ta phải
hành thiền. Chúng ta hành thiền để hướng
đến mục đích gì, chúng ta đang cố hiểu
 về loại thực tại nào đây.


 

Đây chỉ là một bước chuyển từ thực tại quy uớc sang loại thực tại khác…làm thế nào để diễn đạt điều đó được nhỉ…thực tại đích thực. Tôi không muốn dùng từ "thực tại tuyệt đối", bởi vì tôi đã thảo luận với Đại Đức Ñāṇavisuddhi về từ "tuyệt đối" này và chúng tôi cảm thấy rất rối, rồi cuối cùng phải bỏ không dùng nữa.


Tuyệt đối nghĩa là gì? rất khó để nói về nó. Nó là một thực tại sâu xa không do tâm tạo tác. Ngay cả khi đó, chúng ta cũng phải hiểu được thực tại này và thậm chí còn phải vượt qua nó nữa. Ở đó còn có một loại thực tại khác nữa nằm ngoài tiến trình tâm-vật lý này. Từ thực tại chế định này, chúng ta tiến tới thực tại chân đế paramattha, trong đó chỉ có các tiến trình, chỉ có các hiện tượng, không có gì tồn tại, không có chúng sanh nào. Từ đó, chúng ta tiến vào một thực tại khác nữa, nơi mọi hiện tượng không còn tồn tại…Đó cũng là một thực tại, rất khó hiểu và thật khó diễn tả, nhưng điều đó sau này mới đến. Tôi sẽ cố diễn tả về nó và hy vọng sẽ không làm các bạn rối trí, bởi vì đó là những điều nằm ngoài giới hạn của ngôn từ. Sau này chúng ta sẽ nói về thực tại chân đế paramattha này thêm nữa.

Bây giờ tôi sẽ nói về 3 loại định (sāmadhi) khác nhau.


Loại định đầu tiên tôi muốn nói đến là an chỉ định (jhāna). Bạn đã từng nghe nói đến từ an chỉ định. An chỉ định là an trụ tâm vào một ý niệm nào đó, như là tâm từ (mettā) chẳng hạn.

Bạn tu tập tâm từ bằng cách nuôi dưỡng những tư tưởng từ ái…"Cầu mong cho tôi được hạnh phúc…cầu mong cho tôi được hạnh phúc…cầu mong cho tôi được an lạc". Sau đó một lúc bạn sẽ cảm thấy thực sự như vậy…"Tôi thực sự muốn hạnh phúc". Nhưng cũng thật là lạ…con người thật lạ lùng…Bạn có thực sự muốn được hạnh phúc không?

 

Chúng ta cần phải hỏi lại câu hỏi này nhiều lần:
 bạn có thực sự muốn được hạnh phúc không?
Hạnh phúc theo bạn nghĩa là gì, và bạn có biết
 làm cách nào để đạt được hạnh phúc đó không?


 

Bất cứ việc gì chúng ta làm mỗi ngày đây, chúng ta làm bởi vì nghĩ nó sẽ đem lại hạnh phúc cho mình. Chúng ta đã làm điều đó từ rất lâu rồi. Đến giờ bạn đã tìm thấy hạnh phúc đó chưa? Chúng ta có thể tu tập cho được hạnh phúc đó… "Tôi muốn được hạnh phúc". Và bạn cũng có thể chia xẻ ước muốn đó với những người khác…"Cũng giống như tôi, anh ấy cũng muốn được hạnh phúc, chị ấy cũng mong có hạnh phúc". Bạn đặt mình ngang bằng với người khác, không phân biệt. "Cũng như tôi muốn được hạnh phúc…anh ấy cũng muốn hạnh phúc…chị ấy cũng muốn được hạnh phúc, không có gì khác nhau cả! Tôi có thể cũng cầu mong như vậy cho người khác, không hơn không kém được không?". Bạn không thể nói là: "tôi mong cho người khác được hạnh phúc hơn tôi". Không, đó không phải là tâm từ thực sự, chúng ta phải đi cùng với nhau. Như vậy, sau một thời gian bạn sẽ thực sự cảm thấy rằng: “Ồ…tôi thực sự muốn người đó cũng được hạnh phúc". Mới đầu thì khó có thể có loại tâm từ đó đối với những người xa lạ, hoàn toàn không quen biết. Vì vậy, trước hết hãy nghĩ đến cha mẹ mình, thầy tổ, bạn bè, anh em hay người bạn đời của mình.


Đến đây lại có một khó khăn nữa. Bởi vì, tôi đã từng dạy thiền tâm từ cho một số người và có người nói "Tôi không muốn nghĩ đến bản thân mình nữa". Tôi nói: "Hãy rải tâm từ đến cho chính mình; mong cho mình được hạnh phúc", người đó nói "Tôi muốn quên phứt bản thân tôi đi, tôi ghét chính tôi". Bởi vì trước kia bà ta đã làm nhiều việc rất kinh khủng…Bà ta là một người hung hăng và xấu tính xấu nết; bà ấy còn không thể tử tế với chính bản thân mình được nữa. Tôi hỏi bà ấy: "Bạn có thể rải tâm từ cho bố mẹ mình được không?". Bà ta đáp: "Tôi thù ghét ông bố tôi. Ông ta là kẻ rượu chè nghiện ngập. Ông ấy đã rời bỏ gia đình rồi chết, vì vậy chúng tôi phải sống rất nghèo khổ, khi còn nhỏ tôi cực khổ lắm; ông ta không hề quan tâm đến chúng tôi, không hề yêu thương chúng tôi". Tôi hỏi: "Thế còn mẹ bà thì sao?". "Ôi chào, bà ấy hả, sau khi bố tôi bỏ đi thì bà ta cũng cuốn gói chạy theo thằng nhân tình của mình luôn "…"Thế rồi điều gì đã xảy ra với bà sau đó?". "Tôi và em trai tôi đã phải cố vật lộn mà sống lay lắt qua ngày đoạn tháng, họa hoằn mẹ tôi cũng tạt qua và thí cho chút tiền ăn". Tôi nói "Thế còn thầy giáo thì sao?". Bà ta nói "Tôi không thể nghĩ gì về mấy ông thầy ấy cả, tôi không thể nghĩ họ đã làm điều gì tốt đẹp cho tôi cả". Đối với con người này, thật là khó để có thể rải tâm từ cho chính mình và người khác được; tôi cảm thấy thật sự nản lòng. Tôi nghĩ đây là một trường hợp rất lạ, bởi vì thường thì chúng ta nghĩ là mình yêu chính bản thân mình và ít nhất cũng yêu được một người nào đó. Ít nhất cũng có một người nào đó trên đời để chúng ta yêu thương, nhưng người đàn bà này nói không có ai trên đời mà bà ta có thể yêu thương được, bà ta không có tình thương với bất cứ một người nào trên đời. Cuối cùng, tôi hỏi bà ta: "Thế trên thế giới này, có một người nào bà có thể thực sự tử tế với họ được không?". Sau một lúc ngẫm nghĩ, bà ta đáp: "Ờ, có…tôi thương con chó của tôi, mà thực ra cũng không phải con chó của tôi, nó là con chó của người thuê nhà chung với tôi. Nó không phải là con chó của tôi thật, nhưng tôi thương con chó ấy". Tôi dần dần phát hiện ra rằng có một số người rất khó tu tập được tâm từ.

 

Thiền tâm từ rất quan trọng đối với thiền Vipassanā. Đó là lý do tại sao tôi cố gắng nhấn mạnh đến nó.
 Không có tâm từ, trái tim bạn sẽ khô cằn,
hoang vắng, thậm chí còn không thể
thực hành nổi Vipassanā nữa.

 
Bạn cần phải có một nền tảng là tâm từ và cả đức tin, sự kính ngưỡng đối với Đức Phật, sự tự tin và tự trọng đối với chính mình, đối với thầy mình, tin  tưởng vào sự tu tập của mình và pháp hành mình đang theo đuổi. Không có những điều này thì sự tu tập của bạn sẽ rất khó mang lại kết quả. Có khi bạn tự lừa dối mình với sự tưởng tượng: "Tôi hạnh phúc, tôi an lạc", nhưng rồi cũng không thể đi xa hơn được nữa, bạn chỉ tưởng tượng; điều đó không có thực. Bạn có thể trụ tâm vào bất cứ ý niệm nào, ngay cả tâm từ.

Đối với Đức Phật cũng vậy, đôi khi suy tưởng về các ân đức của Ngài khiến tâm tôi an định, nó làm tôi cảm thấy rất hạnh phúc, rất an lạc. Bởi vì trạng thái và tính chất tâm của bạn phụ thuộc rất nhiều vào đối tượng của tâm. Khi nghĩ về người mình ghét, bạn cảm thấy sân hận, giận dữ, không cảm thấy an lạc chút nào; khác hẳn khi nghĩ về một người thật từ bi, nhân hậu và an bình, một người nào đó như Đức Phật…chỉ cần tưởng tượng về một người như vậy. Tôi không được trực tiếp gặp Đức Phật và cũng không có quan hệ họ hàng gì với Ngài cả, nhưng tôi có mối quan hệ riêng với thầy tôi, người thầy dạy thiền đầu tiên của tôi. Tôi không biết bây giờ ông có còn sống nữa hay không. Thầy tôi là một người cư sỹ, một nhạc sỹ và nghệ nhân chế tác dụng cụ âm nhạc. Tôi nghĩ đến thầy mỗi ngày, bởi vì thầy đã đem đến một bước ngoặt lớn lao cho cả cuộc đời tôi. Thầy thật là tĩnh lặng và an bình trong mọi lúc. Một nhà sư tĩnh lặng và an bình không phải là quá hiếm, không phải là một điều gì quá đặc biệt; nhưng thật hiếm hoi khi thấy một người cư sỹ thật tĩnh lặng, thật an bình và nhân hậu đến vậy. Tôi không bao giờ thấy thầy buồn bực hay cáu giận chuyện gì cả, không bao giờ thầy coi thường, nổi giận hay nói xấu người khác…Thầy giữ ngũ giới trong sạch mà không cần cố gắng, và cũng chẳng bao giờ nói với ai về điều đó cả. Thầy rất nhân hậu, tử tế với mọi người nhưng thầy cũng không bao giờ nói về tâm từ. Đó quả thật là một điều đặc biệt; thầy không nói "Tôi là một người từ bi". Tất cả mọi người đều rất yêu quý thầy, nhưng thầy chẳng bao giờ thiên vị một ai cả. Thật là một con người rất đặc biệt, một người có trình độ phát triển tâm linh rất cao; thầy không dính mắc với bất cứ một ai, dù già hay trẻ, thầy đối xử với mọi người rất bình đẳng.  Thầy không lập gia đình, sống một mình với bà mẹ già. Thầy nói: "chừng nào mẹ tôi còn sống tôi sẽ chăm sóc bà, sau khi bà mất tôi sẽ xuất gia". Thầy rất yêu thương mẹ, là con trai độc nhất của bà cụ, còn ông bố đã mất lâu rồi. Thầy chăm sóc mẹ một cách rất yêu thương, với tâm từ thực sự chứ không chỉ là một nghĩa vụ. Mẹ thầy cũng rất yêu thương thầy. Nhìn những con người như thế cũng làm cho bạn hiểu ra được một điều gì thật sâu sắc trong cuộc đời. Điều đó nằm ngoài ngôn từ. Ngay cả nói về tâm từ cũng là một việc khó. Quan hệ giữa tôi với cha mẹ tôi rất xấu, nhiều lần tôi đã thực sự thù ghét họ vì họ đã không làm đúng mức và đầy đủ cho tôi. Con người này, thầy của tôi, yêu thương mẹ mình với tất cả tấm lòng và bà cụ cũng yêu thương con trai với tất cả trái tim, họ rất hy sinh vì nhau nhưng không quá dính mắc, điều này thật lạ…không quá dính mắc. Mỗi khi nghĩ về thầy lại làm tâm tôi thật bình an…một con người rất đặc biệt.



Một người thầy khác của tôi là một vị Sayadaw lớn tuổi, Ngài mất năm 90 tuổi. Ngài là một người dịu dàng, tốt bụng và ngọt ngào không tưởng tượng được. Ngài không bao giờ đối xử với ai một cách thiếu tôn trọng cả. Tôi chưa bao giờ thấy ngài buồn bực hoặc lo lắng điều gì. Đôi khi tôi cũng bị lo lắng, khi tôi đi Mỹ cùng với Ngài, ngày đi đã gần kề, chúng tôi đã có vé máy bay và lịch bay nhưng vẫn chưa làm được hộ chiếu…Tôi nói với Ngài: "Sayadaw, một tuần nữa chúng ta khởi hành mà đến giờ này vẫn chưa có hộ chiếu"; Ngài nói "đừng lo", rất đơn giản - đừng lo. Làm sao Ngài có thể nói đơn giản như vậy chẳng hề vương chút âu lo nào được nhỉ? Mới đầu thì tôi rất khó hiểu được điều đó. Tất cả mọi người đều rất yêu quý Ngài. Ngài không nói được một chữ tiếng Anh. Rất nhiều người phương Tây khi nhìn thấy Ngài họ cảm thấy kinh ngạc…"Nhìn ông già kia kìa", rất dịu dàng, rất nhẹ nhàng, ngay cả giọng nói của Ngài cũng không hề có một chút căng thẳng nào, một giọng nói thật ngọt ngào và êm dịu, thật tĩnh lặng, nhưng có rất nhiều nội lực và sức mạnh, không hề yếu ớt. Sự dịu dàng và mềm mại của Ngài đi cùng với sức mạnh và sự tự tin. Bạn không thể học được những điều như thế ở trong sách vở. Bạn phải ở cùng con người đó thì mới có thể cảm nhận được điều đó, Sư phụ tôi là như vậy đó và tôi rồi cũng có thể sẽ giống như Ngài. Những điều này sẽ mang lại cho bạn rất nhiều nghị lực và hy vọng.

 

[b][i]Điều cực kỳ quan trọng là
bạn phải học thiền từ một người thầy.
[/b][/i]
 
Mặc dù bạn có thể học những lời hướng dẫn hành thiền cơ bản từ bất cứ cuốn sách nào, những hướng dẫn cơ bản này cũng không khó lắm. Nhưng để thực sự tu tập được những phẩm chất cao thượng, bạn cần phải sống cùng một người thầy, người thầy đó thể hiện những đức tính sống động, một tấm gương sống về lòng từ bi, sự biết đủ, sự tĩnh lặng, bình an và giải thoát; người thầy đó là một người thật tự do, giải thoát. Bạn cần phải sống với một vị thầy như thế trong một thời gian dài. Tôi sống với Sư phụ khoảng 5 năm. Càng sống lâu bên cạnh một người thầy như vậy, bạn sẽ càng học hỏi được nhiều, điều đó là thực tế; thầy không hề đóng kịch. Bất cứ người nào cũng có thể đóng kịch được. Khi xem phim, bạn có thể thấy một nhân vật trong vai một người thật trầm tĩnh và phát triển cao về tâm linh, nhưng đó chỉ là đóng phim…Chỉ khi bạn đã sống cùng người đó trong nhiều năm, khi đó bạn mới thật sự nhận chân được điều đó.

Khi niệm tưởng đến Đức Phật, bạn hãy tìm hiểu về Ngài nhiều hơn nữa, về sự thanh tịnh, giải thoát, về trí tuệ, lòng từ bi, xả kỷ vị tha của Ngài. Thường xuyên niệm tưởng sâu sắc đến các ân đức Phật, dần dần bạn sẽ cảm nhận được chúng…Bởi vì tâm thức chúng ta phụ thuộc vào đối tượng, bạn giữ gìn một biểu tượng cho mình, Đức Phật là một biểu tượng, một ý niệm cho chúng ta niệm tưởng, suy tư đến. Chúng ta suy tư đến hình ảnh đó…hình ảnh Đức Phật, sự thanh tịnh, giải thoát, sự tĩnh lặng, trí tuệ và lòng từ bi của Ngài…Càng suy nghĩ nhiều đến các ân đức của Đức Phật, tâm bạn càng thấm nhuần với những phẩm chất đó và bạn cũng cảm nhận được những phẩm chất đó ở trong chính mình, bởi vì càng suy tư về tâm từ bi của Đức Phật, bạn sẽ càng cảm nhận được nó. Những phẩm chất đó đã trở thành của bạn, bạn cũng khát khao đạt được chúng …"Tôi muốn được như vậy"… bạn đặt ra một mục tiêu cho mình…"Đây là lý tưởng của tôi…dù không bao giờ đạt tới lý tưởng cao thượng như Đức Phật, song ít nhất tôi cũng sẽ đạt tới một mức độ nhất định nào đó".

 

Những người đã giác ngộ, ngay cả đệ tử của Đức Phật, đều là những người đi theo bước chân Ngài.
Ngài là bậc đạo sư và chúng ta là đệ tử.
Ngài là bậc đã giác ngộ và bạn cũng sẽ giác ngộ;
Khi đắc đạo, bạn cũng sẽ được giác ngộ như Ngài.


 

Có ý tưởng rõ ràng về điều mình muốn làm và mục đích của mình, điều đó là rất quan trọng. Còn cứ mơ mơ, hồ hồ: "Ồ, cũng được, tôi cũng muốn hành thiền, tôi cũng muốn hạnh phúc", bạn sẽ không có một ý tưởng rõ ràng và sẽ không có đủ nghị lực. Càng xác định rõ ràng mục đích và lý tưởng của mình, bạn sẽ càng có thêm nhiều nghị lực, sẽ càng đầu tư thêm thời gian và công sức vào việc mình làm. Hãy xác định rõ việc bạn muốn làm. Tôi chỉ đưa ra nhưng ý tưởng chung chung như vậy để bạn phát triển thêm.



Trước khi bạn hành thiền, hãy dành vài phút để suy tưởng về sự thanh tịnh, sự tĩnh lặng, bình an, giải thoát, trí tuệ và lòng từ bi của Đức Phật. Bạn sẽ an trụ tâm vào đó và sẽ cảm thấy thật tĩnh lặng và bình an. Sau đó, nếu hành thiền với một đề mục của thiền Vipassana, tâm bạn sẽ an trú trong đề mục được lâu hơn, bởi vì quán niệm về Đức Phật sẽ tạo điều kiện cho bạn buông bỏ những băn khoăn, lo nghĩ của thế gian. Bạn sẽ không còn cho những việc đó là quan trọng nữa… về chiếc xe ô tô của tôi, công việc của tôi, về chuyện này chuyện kia…những việc đó có thể đợi được…Có lúc, khi đang hành thiền bạn lại bắt đầu nghĩ…"Tôi phải trả tiền cho cái hoá đơn đó…tôi cần phải gọi điện, chuyện này rất quan trọng"…Đúng vào lúc bạn bắt đầu ngồi thiền là một cái gì đó quan trọng lại nảy ra trong đầu, phá rối và làm bạn bị xao lãng. Vì vậy tôi mới nói với các bạn là phải chuẩn bị cho tâm mình.

 

Sự chuẩn bị này rất quan trọng. Đừng nghĩ rằng
việc đó làm bạn mất thời gian, bởi vì càng chuẩn bị tốt thì hành thiền sẽ càng dễ dàng hơn.


 

Bạn hãy buông bỏ tất cả …cái hoá đơn đó không quan trọng, cuộc điện thoại đó cũng không quan trọng, việc ấy có để đợi 2 tiếng nữa cũng được, hoặc bất cứ chuyện gì cũng vậy…Bạn sẽ tìm được cách giải quyết tốt nhất cho những vấn đề ấy, nhưng bây giờ là lúc phải gác tất cả mọi việc sang một bên… hãy buông xả tất cả mọi thứ như vậy.

 

Nghĩ về một người nào đó như Đức Phật,
 một người thật tự do và giải thoát,
 điều đó sẽ làm cho bạn dễ xả bỏ hơn.


 

Đối với tôi, thì hình ảnh đó là Sư phụ của tôi. Khi nghĩ đến Sư phụ, tôi có thể buông bỏ được mọi thứ. Tôi cảm nhận được sự giải thoát của người, sự buông bỏ, không dính mắc, sự tri túc biết đủ và ít ham muốn của người. Hãy chuẩn bị tâm mình như vậy.



Khi bạn đã thực sự an trú tâm vào đề mục, dù là một cái đĩa màu trắng hay nâu, hay thậm chí chỉ là một lỗ hổng, hoặc thiền tâm từ hoặc niệm tưởng ân đức Phật…Khi tâm bạn đã thực sự thể nhập và an trú trong đó, không còn bị chi phối, xao lãng nữa, thì đó được gọi là an chỉ định (jhāna). Jhāna có hai nghĩa, một là an trụ và nghĩa thứ hai là thiêu đốt. Nó thiêu đốt phiền não, ít nhất cũng tạm thời.



Nếu bạn thực sự an trú tâm và quên hết mọi việc bên ngoài, tâm bạn thể nhập vào đề mục và an trú trong đó, nó không hề lay động. Đôi khi, bạn còn không thể hướng tâm mình đến một đề mục khác được nữa. Nó quay trở lại đề mục cũ và an trú tại đó, một mức định rất mạnh, nhưng để đạt được mức định như vậy là tương đối khó. Tuy nhiên, bạn có thể đạt được cận định khá dễ dàng. Cận có nghĩa là gần, bạn chưa nhập được vào an chỉ định nhưng đã đến rất gần. Khi đến đây, bạn chưa vào được trong phòng nhưng đã đến ngoài cửa. Cận định cũng như vậy, rất gần với an chỉ định, có nghĩa là tâm bạn có thể an trú liên tục trong đề mục vài phút rồi xao lãng một chút, rồi lại quay lại…chỉ xao lãng chút xíu…rồi quay lại… cứ tiếp tục như vậy. Đạt được mức định ấy là đủ để thực hành thiền Vipassanā.

 

Để thực hành thiền Vipassanā không nhất thiết phải đạt tới tận an chỉ định, song tâm bạn vẫn cần phải có một mức độ ổn định và yên tĩnh nhất định.

 

Thâm chí ngay cả khi không có được mức định đó, bạn vẫn có thể hành thiền với một đề mục Vipassanā. Ví dụ ta chú tâm vào hơi thở, một hơi…hai hơi…bạn có thể an trụ tâm như vậy một thời gian dài. Khi mới tập hành thiền, tôi thường cố thở thật sâu, rất không tự nhiên. Tôi biết thế là không tự nhiên, nhưng nó cũng có ích bởi vì khi thở sâu, tôi dễ an trú tâm vào hơi thở hơn. Bạn không thể chạy đi đâu được, bởi vì nó chiếm toàn bộ tâm trí bạn. Bạn an trụ trong hơi thở, nhưng cũng không thể làm như vậy lâu, bởi vì sau một lúc bạn sẽ mệt và người rất nóng. Khi mới hành thiền thì tôi chỉ ngồi tập thở sâu như vậy 10 phút. Lúc đầu thì rất mệt, nhưng sau một lúc thì không thấy mệt nữa. Thậm chí bạn còn không cảm thấy mình đang thở mạnh nữa. Rất tĩnh lặng, chỉ có cơ thể đang làm công việc hít thở. Tâm an trú cùng hơi thở. Bạn không còn nghĩ đến điều gì nữa. Không thể nghĩ được nữa.



Sau khi đã phát triển được một định tâm nhất định, bạn quay trở lại với hơi thở bình thường, bởi vì nếu cứ giữ hơi thở thô giả tạo này bạn sẽ chánh niệm trên các cảm giác thô rõ và định tâm của bạn cũng thô, vì định tâm cũng phụ thuộc vào đề mục. Khi đề mục thô thì định cũng thô. Khi thở bình thường, hơi thở của bạn trở nên rất nhẹ và nông. Nếu có thể an trú trên hơi thở êm nhẹ và nông đó, định tâm của bạn sẽ trở nên mạnh hơn. Đề mục càng vi tế và bạn an trụ được trong đó thì định của bạn sẽ càng mạnh. Hơi thở giả tạo, không tự nhiên cũng có ích nhưng sau một thời gian bạn phải buông bỏ nó. Với hơi thở mạnh, nếu không phát triển được định, thì bạn cũng luyện được một mức độ tập trung nào đó. Sau một thời gian, bạn sẽ cảm nhận được luồng không khí ra vào, thực sự cảm nhận được, có thể đó chỉ là những cảm giác đơn thuần. Lúc đầu bạn nghĩ "Tôi đang thở". Không khí đang đi vào, đi ra. Tôi cảm nhận được nó ở gần lỗ mũi. Sau một thời gian bạn quên mất mình đang thở. Không còn "tôi" và không còn hơi thở nữa. Không còn hơi thở ra, không còn hơi thở vào. Không có cả mũi nữa. Chỉ có cảm giác và chánh niệm, nó trở thành cảm giác thuần tuý và chánh niệm thuần tuý, bạn không còn nghĩ đến cảm giác nữa. Bạn tiếp xúc trực tiếp với cảm giác đó và nó chỉ là cảm giác, không còn là luồng không khí nữa. Không khí là một ý niệm, mũi là một ý niệm, “ra” là một ý niệm, “vào” là một ý niệm, "Tôi đang hành thiền" cũng là một ý niệm. Tất cả chúng sẽ biến mất, tâm bạn tiếp xúc trực tiếp với một cảm giác. Bạn có chánh niệm đơn thuần, không thêm một điều gì, không thêm vào một ý niệm nào nữa. Thậm chí bạn cũng không nghĩ đến sanh và diệt nữa, không nghĩ đến cảm giác và ngay cả chánh niệm nữa.



Đừng nghĩ bất cứ điều gì, bởi vì bạn có thói quen suy nghĩ, hãy cố gắng học hiểu bằng cách sử dụng chính tiến trình suy nghĩ này. Tiến trình suy nghĩ diễn ra ở bán cầu trái của não bộ chúng ta, muốn có một ý tưởng rõ ràng, thú vị, chúng ta phải suy nghĩ và sử dụng bán cầu não trái. Nhưng thiền là trực giác. Do đó, khi hành thiền chúng ta sử dụng bán cầu não phải. Nếu hiểu cách thức hoạt động của hai bán cầu não, bạn sẽ hiểu mình đang làm gì khi hành thiền. Hãy hiểu rõ vấn đề này, khi thực sự hành thiền chúng ta không cố hiểu bằng tri thức. Không có tiến trình tri thức nào nữa. Suy nghĩ là một tiến trình tri thức. Bạn phải vượt qua nó. Nếu vẫn sử dụng hay viện đến sự trợ giúp của tư duy tri thức này, chúng ta sẽ bị mắc kẹt trong thực tại thông thường, bởi vì suy nghĩ là một hành động rất thông thường. Nếu thực sự muốn chứng nghiệm thực tại siêu thế, chúng ta phải buông bỏ mọi suy nghĩ.



Trước khi bắt tay vào thiền, hãy đọc thêm sách Phật Pháp, cố gắng tìm hiểu định (samādhi) là gì, danh (nāma) là gì, sắc (rūpa) là gì,  vô thường (anicca) là gì, khổ (dukkha) là gì, vô ngã (anatta) là gì.

 

Nhưng khi thực sự hành thiền thì phải buông bỏ
 tất cả những điều đó. Chỉ tiếp xúc trực tiếp với những gì đang hiện hữu. Hãy trở nên thật đơn giản!


 

Bạn phải càng đơn giản càng tốt. Chỉ cần luôn hay biết các cảm giác, đừng nghĩ nó là sanh hay diệt, nó là khổ hay vô ngã, thậm chí cũng đừng nghĩ nó là danh hay sắc. Không có bất cứ suy nghĩ nào, nếu bạn có thể duy trì được như vậy trong một thời gian dài, nó sẽ tự động xuất hiện, một cách trực giác. Ta sẽ hiểu được cái đang là, và "cái đang là" đó là cái mà bạn không thể diễn tả thành lời được. Bạn cũng không thể thực sự nói về vô thường được.

 
Thực tế, bạn cũng không thể suy nghĩ về vô thường, bởi vì khi thực sự chứng nghiệm được nó, bạn sẽ
 thấy nó là cái không thể diễn tả bằng ngôn từ.

Còn tiếp.




RE: CON ĐƯỜNG BƯỚC VÀO THIỀN VIPASSANA - Nonregister - 2020-03-31

CON ĐƯỜNG BƯỚC VÀO  THIỀN VIPASSANA

Sư Tâm Pháp


Mùi cũng vậy; bạn có thể ngửi một mùi và nói "đây là hoa hồng", nhưng mùi thì không phải là hoa hồng. Hoa hồng là một ý niệm chúng ta tạo ra ở trong tâm. Mùi thì có thật, nhưng tên của nó là điều bạn học được ở đâu đó. Bạn gắn cái mùi này với hình dáng, màu sắc của hoa hồng, một bông hồng trong thực tại thông thường. Nếu không tập hợp các sự kiện lại, làm sao bạn hiểu được các cảm giác thuần tuý?. Đôi khi Sư phụ hỏi tôi "Đường có ngọt không?". Khi học thiền, Sư phụ thường hỏi đi hỏi lại tôi như vậy nhiều lần. Tôi nghĩ, đúng là một câu hỏi chỉ để mà hỏi…"Có chứ, đường thì phải ngọt chứ ạ"; Sư phụ hỏi: "Thật không?". Tôi nghĩ bụng: "Sư phụ muốn ám chỉ cái gì vậy nhỉ? Không hiểu Sư phụ hỏi cái gì, tại sao lại hỏi mình đường có ngọt không"; Sư phụ hỏi tiếp: "Danh từ “đường” là có thật hay chỉ là một khái niệm?". Tôi trả lời: "Tên gọi chỉ là tên gọi, là khái niệm". Khi ấy Sư phụ mới nói: "Cái tên gọi thì không ngọt…". Tôi nói "Đúng vậy, bạch thầy…tên gọi thì không thể ngọt được". Sư phụ hỏi tiếp: "Vậy thì cái gì ngọt?". Đương nhiên không phải là đường ngọt rồi. Bạn chỉ có thể nói là ngọt là ngọt, và thậm chí ngay cả ngọt cũng chỉ là một tên gọi mà thôi. Vậy nó là gì: nó chỉ là một cảm giác trên đầu lưỡi mà bạn gọi là ngọt, bạn chỉ tập hợp các khái niệm đó lại với nhau. Nếu bạn chỉ cho người khác thấy cái cảm giác đó, không nói cho họ biết tên gọi hay mùi vị của nó, rồi hỏi cái này có vị gì? Anh ta sẽ chịu chết không trả lời được.

 

Chúng ta tự tạo ra một thực tại của riêng mình,
điều đó là cần thiết và quan trọng để cuộc sống
của chúng ta được trôi chảy bình thường,
 nhưng nó sẽ trở thành một chướng ngại
để hiểu biết về thực tại siêu thế.


 

Thực tại này cũng là một thực tại; tôi không phủ nhận thực tại thông thường đó. Đức Phật cũng thuyết giảng về nhiều cấp độ thực tại khác nhau. Trong đó có sự thật chế định hay là sự thật quy ước. Nó là sự thật, không phải điều giả mạo, nhưng muốn hiểu được paramattha (thực tại chân đế)-là một loại thực tại siêu thế, bạn phải vượt qua được sự thật chế định này. Song chúng ta lại thường bị mắc kẹt trong thực tại thông thường và không muốn buông bỏ nó. Chúng ta bị nhốt trong cái bẫy của sự thật chế định. Rất nhiều lần, nhiều vị thầy đã nói với tôi là chúng ta đang bị mắc kẹt trong các khái niệm, chúng ta bị cầm tù bởi các khái niệm. Lần đầu tiên nghe Sư phụ nói điều đó, tôi không hiểu được nghĩa của nó là gì. Chúng ta bị mắc bẫy, chúng ta bị cầm tù trong khái niệm…nhưng tôi cũng cố để hiểu…Sư phụ muốn ám chỉ cái gì nhỉ? Làm sao chúng ta lại bị cầm tù trong các khái niệm? Phải đến vài tháng sau tôi mới bắt đầu hiểu ra được…

 
Quả vậy, chúng ta bị cầm tù trong các khái niệm; chính khái niệm là thứ gây hạnh phúc hay đau khổ cho bạn. Nếu bạn thực sự tiếp cận được với paramattha, không gì có thể làm bạn
hạnh phúc hay đau khổ được nữa.

Tôi đã phát hiện ra một điều: tất cả các loại lý tưởng, tất cả các loại chủ nghĩa - chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa dân chủ và cả chủ nghĩa Phật giáo nữa – tất cả thực ra chỉ là một ngục tù. Bất cứ chủ nghĩa nào…bởi vì chúng ta bị dính mắc vào các ý tưởng; chúng ta bị cầm tù, chúng ta mất tự do. Bạn thậm chí còn có thế sống tốt đẹp hơn ngay trong chính thực tại thông thường này, bởi vì bạn không bị nó cầm tù nữa; bạn luôn hay biết được những gì đang diễn ra; bạn có thể sống tốt đẹp; thích nghi được với mọi hoàn cảnh, mọi nơi chốn. Mọi sự sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu bạn thấu hiểu được thực tại kia. Chúng ta quá coi trọng cái thực tại chế định này đến nỗi bị nó làm tổn thương; chúng ta không thể buông bỏ được nó vì nó làm chúng ta bị tổn thương.

 

Hãy cố gắng hiểu lý do tại sao chúng ta phải
hành thiền. Chúng ta hành thiền để hướng
đến mục đích gì, chúng ta đang cố hiểu
 về loại thực tại nào đây.


 

Đây chỉ là một bước chuyển từ thực tại quy uớc sang loại thực tại khác…làm thế nào để diễn đạt điều đó được nhỉ…thực tại đích thực. Tôi không muốn dùng từ "thực tại tuyệt đối", bởi vì tôi đã thảo luận với Đại Đức Ñāṇavisuddhi về từ "tuyệt đối" này và chúng tôi cảm thấy rất rối, rồi cuối cùng phải bỏ không dùng nữa.


Tuyệt đối nghĩa là gì? rất khó để nói về nó. Nó là một thực tại sâu xa không do tâm tạo tác. Ngay cả khi đó, chúng ta cũng phải hiểu được thực tại này và thậm chí còn phải vượt qua nó nữa. Ở đó còn có một loại thực tại khác nữa nằm ngoài tiến trình tâm-vật lý này. Từ thực tại chế định này, chúng ta tiến tới thực tại chân đế paramattha, trong đó chỉ có các tiến trình, chỉ có các hiện tượng, không có gì tồn tại, không có chúng sanh nào. Từ đó, chúng ta tiến vào một thực tại khác nữa, nơi mọi hiện tượng không còn tồn tại…Đó cũng là một thực tại, rất khó hiểu và thật khó diễn tả, nhưng điều đó sau này mới đến. Tôi sẽ cố diễn tả về nó và hy vọng sẽ không làm các bạn rối trí, bởi vì đó là những điều nằm ngoài giới hạn của ngôn từ. Sau này chúng ta sẽ nói về thực tại chân đế paramattha này thêm nữa.

Bây giờ tôi sẽ nói về 3 loại định (sāmadhi) khác nhau.


Loại định đầu tiên tôi muốn nói đến là an chỉ định (jhāna). Bạn đã từng nghe nói đến từ an chỉ định. An chỉ định là an trụ tâm vào một ý niệm nào đó, như là tâm từ (mettā) chẳng hạn.

Bạn tu tập tâm từ bằng cách nuôi dưỡng những tư tưởng từ ái…"Cầu mong cho tôi được hạnh phúc…cầu mong cho tôi được hạnh phúc…cầu mong cho tôi được an lạc". Sau đó một lúc bạn sẽ cảm thấy thực sự như vậy…"Tôi thực sự muốn hạnh phúc". Nhưng cũng thật là lạ…con người thật lạ lùng…Bạn có thực sự muốn được hạnh phúc không?

 

Chúng ta cần phải hỏi lại câu hỏi này nhiều lần:
 bạn có thực sự muốn được hạnh phúc không?
Hạnh phúc theo bạn nghĩa là gì, và bạn có biết
 làm cách nào để đạt được hạnh phúc đó không?


 

Bất cứ việc gì chúng ta làm mỗi ngày đây, chúng ta làm bởi vì nghĩ nó sẽ đem lại hạnh phúc cho mình. Chúng ta đã làm điều đó từ rất lâu rồi. Đến giờ bạn đã tìm thấy hạnh phúc đó chưa? Chúng ta có thể tu tập cho được hạnh phúc đó… "Tôi muốn được hạnh phúc". Và bạn cũng có thể chia xẻ ước muốn đó với những người khác…"Cũng giống như tôi, anh ấy cũng muốn được hạnh phúc, chị ấy cũng mong có hạnh phúc". Bạn đặt mình ngang bằng với người khác, không phân biệt. "Cũng như tôi muốn được hạnh phúc…anh ấy cũng muốn hạnh phúc…chị ấy cũng muốn được hạnh phúc, không có gì khác nhau cả! Tôi có thể cũng cầu mong như vậy cho người khác, không hơn không kém được không?". Bạn không thể nói là: "tôi mong cho người khác được hạnh phúc hơn tôi". Không, đó không phải là tâm từ thực sự, chúng ta phải đi cùng với nhau. Như vậy, sau một thời gian bạn sẽ thực sự cảm thấy rằng: “Ồ…tôi thực sự muốn người đó cũng được hạnh phúc". Mới đầu thì khó có thể có loại tâm từ đó đối với những người xa lạ, hoàn toàn không quen biết. Vì vậy, trước hết hãy nghĩ đến cha mẹ mình, thầy tổ, bạn bè, anh em hay người bạn đời của mình.


Đến đây lại có một khó khăn nữa. Bởi vì, tôi đã từng dạy thiền tâm từ cho một số người và có người nói "Tôi không muốn nghĩ đến bản thân mình nữa". Tôi nói: "Hãy rải tâm từ đến cho chính mình; mong cho mình được hạnh phúc", người đó nói "Tôi muốn quên phứt bản thân tôi đi, tôi ghét chính tôi". Bởi vì trước kia bà ta đã làm nhiều việc rất kinh khủng…Bà ta là một người hung hăng và xấu tính xấu nết; bà ấy còn không thể tử tế với chính bản thân mình được nữa. Tôi hỏi bà ấy: "Bạn có thể rải tâm từ cho bố mẹ mình được không?". Bà ta đáp: "Tôi thù ghét ông bố tôi. Ông ta là kẻ rượu chè nghiện ngập. Ông ấy đã rời bỏ gia đình rồi chết, vì vậy chúng tôi phải sống rất nghèo khổ, khi còn nhỏ tôi cực khổ lắm; ông ta không hề quan tâm đến chúng tôi, không hề yêu thương chúng tôi". Tôi hỏi: "Thế còn mẹ bà thì sao?". "Ôi chào, bà ấy hả, sau khi bố tôi bỏ đi thì bà ta cũng cuốn gói chạy theo thằng nhân tình của mình luôn "…"Thế rồi điều gì đã xảy ra với bà sau đó?". "Tôi và em trai tôi đã phải cố vật lộn mà sống lay lắt qua ngày đoạn tháng, họa hoằn mẹ tôi cũng tạt qua và thí cho chút tiền ăn". Tôi nói "Thế còn thầy giáo thì sao?". Bà ta nói "Tôi không thể nghĩ gì về mấy ông thầy ấy cả, tôi không thể nghĩ họ đã làm điều gì tốt đẹp cho tôi cả". Đối với con người này, thật là khó để có thể rải tâm từ cho chính mình và người khác được; tôi cảm thấy thật sự nản lòng. Tôi nghĩ đây là một trường hợp rất lạ, bởi vì thường thì chúng ta nghĩ là mình yêu chính bản thân mình và ít nhất cũng yêu được một người nào đó. Ít nhất cũng có một người nào đó trên đời để chúng ta yêu thương, nhưng người đàn bà này nói không có ai trên đời mà bà ta có thể yêu thương được, bà ta không có tình thương với bất cứ một người nào trên đời. Cuối cùng, tôi hỏi bà ta: "Thế trên thế giới này, có một người nào bà có thể thực sự tử tế với họ được không?". Sau một lúc ngẫm nghĩ, bà ta đáp: "Ờ, có…tôi thương con chó của tôi, mà thực ra cũng không phải con chó của tôi, nó là con chó của người thuê nhà chung với tôi. Nó không phải là con chó của tôi thật, nhưng tôi thương con chó ấy". Tôi dần dần phát hiện ra rằng có một số người rất khó tu tập được tâm từ.

 

Thiền tâm từ rất quan trọng đối với thiền Vipassanā. Đó là lý do tại sao tôi cố gắng nhấn mạnh đến nó.
 Không có tâm từ, trái tim bạn sẽ khô cằn,
hoang vắng, thậm chí còn không thể
thực hành nổi Vipassanā nữa.

 
Bạn cần phải có một nền tảng là tâm từ và cả đức tin, sự kính ngưỡng đối với Đức Phật, sự tự tin và tự trọng đối với chính mình, đối với thầy mình, tin  tưởng vào sự tu tập của mình và pháp hành mình đang theo đuổi. Không có những điều này thì sự tu tập của bạn sẽ rất khó mang lại kết quả. Có khi bạn tự lừa dối mình với sự tưởng tượng: "Tôi hạnh phúc, tôi an lạc", nhưng rồi cũng không thể đi xa hơn được nữa, bạn chỉ tưởng tượng; điều đó không có thực. Bạn có thể trụ tâm vào bất cứ ý niệm nào, ngay cả tâm từ.

Đối với Đức Phật cũng vậy, đôi khi suy tưởng về các ân đức của Ngài khiến tâm tôi an định, nó làm tôi cảm thấy rất hạnh phúc, rất an lạc. Bởi vì trạng thái và tính chất tâm của bạn phụ thuộc rất nhiều vào đối tượng của tâm. Khi nghĩ về người mình ghét, bạn cảm thấy sân hận, giận dữ, không cảm thấy an lạc chút nào; khác hẳn khi nghĩ về một người thật từ bi, nhân hậu và an bình, một người nào đó như Đức Phật…chỉ cần tưởng tượng về một người như vậy. Tôi không được trực tiếp gặp Đức Phật và cũng không có quan hệ họ hàng gì với Ngài cả, nhưng tôi có mối quan hệ riêng với thầy tôi, người thầy dạy thiền đầu tiên của tôi. Tôi không biết bây giờ ông có còn sống nữa hay không. Thầy tôi là một người cư sỹ, một nhạc sỹ và nghệ nhân chế tác dụng cụ âm nhạc. Tôi nghĩ đến thầy mỗi ngày, bởi vì thầy đã đem đến một bước ngoặt lớn lao cho cả cuộc đời tôi. Thầy thật là tĩnh lặng và an bình trong mọi lúc. Một nhà sư tĩnh lặng và an bình không phải là quá hiếm, không phải là một điều gì quá đặc biệt; nhưng thật hiếm hoi khi thấy một người cư sỹ thật tĩnh lặng, thật an bình và nhân hậu đến vậy. Tôi không bao giờ thấy thầy buồn bực hay cáu giận chuyện gì cả, không bao giờ thầy coi thường, nổi giận hay nói xấu người khác…Thầy giữ ngũ giới trong sạch mà không cần cố gắng, và cũng chẳng bao giờ nói với ai về điều đó cả. Thầy rất nhân hậu, tử tế với mọi người nhưng thầy cũng không bao giờ nói về tâm từ. Đó quả thật là một điều đặc biệt; thầy không nói "Tôi là một người từ bi". Tất cả mọi người đều rất yêu quý thầy, nhưng thầy chẳng bao giờ thiên vị một ai cả. Thật là một con người rất đặc biệt, một người có trình độ phát triển tâm linh rất cao; thầy không dính mắc với bất cứ một ai, dù già hay trẻ, thầy đối xử với mọi người rất bình đẳng.  Thầy không lập gia đình, sống một mình với bà mẹ già. Thầy nói: "chừng nào mẹ tôi còn sống tôi sẽ chăm sóc bà, sau khi bà mất tôi sẽ xuất gia". Thầy rất yêu thương mẹ, là con trai độc nhất của bà cụ, còn ông bố đã mất lâu rồi. Thầy chăm sóc mẹ một cách rất yêu thương, với tâm từ thực sự chứ không chỉ là một nghĩa vụ. Mẹ thầy cũng rất yêu thương thầy. Nhìn những con người như thế cũng làm cho bạn hiểu ra được một điều gì thật sâu sắc trong cuộc đời. Điều đó nằm ngoài ngôn từ. Ngay cả nói về tâm từ cũng là một việc khó. Quan hệ giữa tôi với cha mẹ tôi rất xấu, nhiều lần tôi đã thực sự thù ghét họ vì họ đã không làm đúng mức và đầy đủ cho tôi. Con người này, thầy của tôi, yêu thương mẹ mình với tất cả tấm lòng và bà cụ cũng yêu thương con trai với tất cả trái tim, họ rất hy sinh vì nhau nhưng không quá dính mắc, điều này thật lạ…không quá dính mắc. Mỗi khi nghĩ về thầy lại làm tâm tôi thật bình an…một con người rất đặc biệt.



Một người thầy khác của tôi là một vị Sayadaw lớn tuổi, Ngài mất năm 90 tuổi. Ngài là một người dịu dàng, tốt bụng và ngọt ngào không tưởng tượng được. Ngài không bao giờ đối xử với ai một cách thiếu tôn trọng cả. Tôi chưa bao giờ thấy ngài buồn bực hoặc lo lắng điều gì. Đôi khi tôi cũng bị lo lắng, khi tôi đi Mỹ cùng với Ngài, ngày đi đã gần kề, chúng tôi đã có vé máy bay và lịch bay nhưng vẫn chưa làm được hộ chiếu…Tôi nói với Ngài: "Sayadaw, một tuần nữa chúng ta khởi hành mà đến giờ này vẫn chưa có hộ chiếu"; Ngài nói "đừng lo", rất đơn giản - đừng lo. Làm sao Ngài có thể nói đơn giản như vậy chẳng hề vương chút âu lo nào được nhỉ? Mới đầu thì tôi rất khó hiểu được điều đó. Tất cả mọi người đều rất yêu quý Ngài. Ngài không nói được một chữ tiếng Anh. Rất nhiều người phương Tây khi nhìn thấy Ngài họ cảm thấy kinh ngạc…"Nhìn ông già kia kìa", rất dịu dàng, rất nhẹ nhàng, ngay cả giọng nói của Ngài cũng không hề có một chút căng thẳng nào, một giọng nói thật ngọt ngào và êm dịu, thật tĩnh lặng, nhưng có rất nhiều nội lực và sức mạnh, không hề yếu ớt. Sự dịu dàng và mềm mại của Ngài đi cùng với sức mạnh và sự tự tin. Bạn không thể học được những điều như thế ở trong sách vở. Bạn phải ở cùng con người đó thì mới có thể cảm nhận được điều đó, Sư phụ tôi là như vậy đó và tôi rồi cũng có thể sẽ giống như Ngài. Những điều này sẽ mang lại cho bạn rất nhiều nghị lực và hy vọng.

 

[b][i]Điều cực kỳ quan trọng là
bạn phải học thiền từ một người thầy.
[/b][/i]
 
Mặc dù bạn có thể học những lời hướng dẫn hành thiền cơ bản từ bất cứ cuốn sách nào, những hướng dẫn cơ bản này cũng không khó lắm. Nhưng để thực sự tu tập được những phẩm chất cao thượng, bạn cần phải sống cùng một người thầy, người thầy đó thể hiện những đức tính sống động, một tấm gương sống về lòng từ bi, sự biết đủ, sự tĩnh lặng, bình an và giải thoát; người thầy đó là một người thật tự do, giải thoát. Bạn cần phải sống với một vị thầy như thế trong một thời gian dài. Tôi sống với Sư phụ khoảng 5 năm. Càng sống lâu bên cạnh một người thầy như vậy, bạn sẽ càng học hỏi được nhiều, điều đó là thực tế; thầy không hề đóng kịch. Bất cứ người nào cũng có thể đóng kịch được. Khi xem phim, bạn có thể thấy một nhân vật trong vai một người thật trầm tĩnh và phát triển cao về tâm linh, nhưng đó chỉ là đóng phim…Chỉ khi bạn đã sống cùng người đó trong nhiều năm, khi đó bạn mới thật sự nhận chân được điều đó.

Khi niệm tưởng đến Đức Phật, bạn hãy tìm hiểu về Ngài nhiều hơn nữa, về sự thanh tịnh, giải thoát, về trí tuệ, lòng từ bi, xả kỷ vị tha của Ngài. Thường xuyên niệm tưởng sâu sắc đến các ân đức Phật, dần dần bạn sẽ cảm nhận được chúng…Bởi vì tâm thức chúng ta phụ thuộc vào đối tượng, bạn giữ gìn một biểu tượng cho mình, Đức Phật là một biểu tượng, một ý niệm cho chúng ta niệm tưởng, suy tư đến. Chúng ta suy tư đến hình ảnh đó…hình ảnh Đức Phật, sự thanh tịnh, giải thoát, sự tĩnh lặng, trí tuệ và lòng từ bi của Ngài…Càng suy nghĩ nhiều đến các ân đức của Đức Phật, tâm bạn càng thấm nhuần với những phẩm chất đó và bạn cũng cảm nhận được những phẩm chất đó ở trong chính mình, bởi vì càng suy tư về tâm từ bi của Đức Phật, bạn sẽ càng cảm nhận được nó. Những phẩm chất đó đã trở thành của bạn, bạn cũng khát khao đạt được chúng …"Tôi muốn được như vậy"… bạn đặt ra một mục tiêu cho mình…"Đây là lý tưởng của tôi…dù không bao giờ đạt tới lý tưởng cao thượng như Đức Phật, song ít nhất tôi cũng sẽ đạt tới một mức độ nhất định nào đó".

 

Những người đã giác ngộ, ngay cả đệ tử của Đức Phật, đều là những người đi theo bước chân Ngài.
Ngài là bậc đạo sư và chúng ta là đệ tử.
Ngài là bậc đã giác ngộ và bạn cũng sẽ giác ngộ;
Khi đắc đạo, bạn cũng sẽ được giác ngộ như Ngài.


 

Có ý tưởng rõ ràng về điều mình muốn làm và mục đích của mình, điều đó là rất quan trọng. Còn cứ mơ mơ, hồ hồ: "Ồ, cũng được, tôi cũng muốn hành thiền, tôi cũng muốn hạnh phúc", bạn sẽ không có một ý tưởng rõ ràng và sẽ không có đủ nghị lực. Càng xác định rõ ràng mục đích và lý tưởng của mình, bạn sẽ càng có thêm nhiều nghị lực, sẽ càng đầu tư thêm thời gian và công sức vào việc mình làm. Hãy xác định rõ việc bạn muốn làm. Tôi chỉ đưa ra nhưng ý tưởng chung chung như vậy để bạn phát triển thêm.



Trước khi bạn hành thiền, hãy dành vài phút để suy tưởng về sự thanh tịnh, sự tĩnh lặng, bình an, giải thoát, trí tuệ và lòng từ bi của Đức Phật. Bạn sẽ an trụ tâm vào đó và sẽ cảm thấy thật tĩnh lặng và bình an. Sau đó, nếu hành thiền với một đề mục của thiền Vipassana, tâm bạn sẽ an trú trong đề mục được lâu hơn, bởi vì quán niệm về Đức Phật sẽ tạo điều kiện cho bạn buông bỏ những băn khoăn, lo nghĩ của thế gian. Bạn sẽ không còn cho những việc đó là quan trọng nữa… về chiếc xe ô tô của tôi, công việc của tôi, về chuyện này chuyện kia…những việc đó có thể đợi được…Có lúc, khi đang hành thiền bạn lại bắt đầu nghĩ…"Tôi phải trả tiền cho cái hoá đơn đó…tôi cần phải gọi điện, chuyện này rất quan trọng"…Đúng vào lúc bạn bắt đầu ngồi thiền là một cái gì đó quan trọng lại nảy ra trong đầu, phá rối và làm bạn bị xao lãng. Vì vậy tôi mới nói với các bạn là phải chuẩn bị cho tâm mình.

 

Sự chuẩn bị này rất quan trọng. Đừng nghĩ rằng
việc đó làm bạn mất thời gian, bởi vì càng chuẩn bị tốt thì hành thiền sẽ càng dễ dàng hơn.


 

Bạn hãy buông bỏ tất cả …cái hoá đơn đó không quan trọng, cuộc điện thoại đó cũng không quan trọng, việc ấy có để đợi 2 tiếng nữa cũng được, hoặc bất cứ chuyện gì cũng vậy…Bạn sẽ tìm được cách giải quyết tốt nhất cho những vấn đề ấy, nhưng bây giờ là lúc phải gác tất cả mọi việc sang một bên… hãy buông xả tất cả mọi thứ như vậy.

 

Nghĩ về một người nào đó như Đức Phật,
 một người thật tự do và giải thoát,
 điều đó sẽ làm cho bạn dễ xả bỏ hơn.


 

Đối với tôi, thì hình ảnh đó là Sư phụ của tôi. Khi nghĩ đến Sư phụ, tôi có thể buông bỏ được mọi thứ. Tôi cảm nhận được sự giải thoát của người, sự buông bỏ, không dính mắc, sự tri túc biết đủ và ít ham muốn của người. Hãy chuẩn bị tâm mình như vậy.



Khi bạn đã thực sự an trú tâm vào đề mục, dù là một cái đĩa màu trắng hay nâu, hay thậm chí chỉ là một lỗ hổng, hoặc thiền tâm từ hoặc niệm tưởng ân đức Phật…Khi tâm bạn đã thực sự thể nhập và an trú trong đó, không còn bị chi phối, xao lãng nữa, thì đó được gọi là an chỉ định (jhāna). Jhāna có hai nghĩa, một là an trụ và nghĩa thứ hai là thiêu đốt. Nó thiêu đốt phiền não, ít nhất cũng tạm thời.



Nếu bạn thực sự an trú tâm và quên hết mọi việc bên ngoài, tâm bạn thể nhập vào đề mục và an trú trong đó, nó không hề lay động. Đôi khi, bạn còn không thể hướng tâm mình đến một đề mục khác được nữa. Nó quay trở lại đề mục cũ và an trú tại đó, một mức định rất mạnh, nhưng để đạt được mức định như vậy là tương đối khó. Tuy nhiên, bạn có thể đạt được cận định khá dễ dàng. Cận có nghĩa là gần, bạn chưa nhập được vào an chỉ định nhưng đã đến rất gần. Khi đến đây, bạn chưa vào được trong phòng nhưng đã đến ngoài cửa. Cận định cũng như vậy, rất gần với an chỉ định, có nghĩa là tâm bạn có thể an trú liên tục trong đề mục vài phút rồi xao lãng một chút, rồi lại quay lại…chỉ xao lãng chút xíu…rồi quay lại… cứ tiếp tục như vậy. Đạt được mức định ấy là đủ để thực hành thiền Vipassanā.

 

Để thực hành thiền Vipassanā không nhất thiết phải đạt tới tận an chỉ định, song tâm bạn vẫn cần phải có một mức độ ổn định và yên tĩnh nhất định.

 

Thâm chí ngay cả khi không có được mức định đó, bạn vẫn có thể hành thiền với một đề mục Vipassanā. Ví dụ ta chú tâm vào hơi thở, một hơi…hai hơi…bạn có thể an trụ tâm như vậy một thời gian dài. Khi mới tập hành thiền, tôi thường cố thở thật sâu, rất không tự nhiên. Tôi biết thế là không tự nhiên, nhưng nó cũng có ích bởi vì khi thở sâu, tôi dễ an trú tâm vào hơi thở hơn. Bạn không thể chạy đi đâu được, bởi vì nó chiếm toàn bộ tâm trí bạn. Bạn an trụ trong hơi thở, nhưng cũng không thể làm như vậy lâu, bởi vì sau một lúc bạn sẽ mệt và người rất nóng. Khi mới hành thiền thì tôi chỉ ngồi tập thở sâu như vậy 10 phút. Lúc đầu thì rất mệt, nhưng sau một lúc thì không thấy mệt nữa. Thậm chí bạn còn không cảm thấy mình đang thở mạnh nữa. Rất tĩnh lặng, chỉ có cơ thể đang làm công việc hít thở. Tâm an trú cùng hơi thở. Bạn không còn nghĩ đến điều gì nữa. Không thể nghĩ được nữa.



Sau khi đã phát triển được một định tâm nhất định, bạn quay trở lại với hơi thở bình thường, bởi vì nếu cứ giữ hơi thở thô giả tạo này bạn sẽ chánh niệm trên các cảm giác thô rõ và định tâm của bạn cũng thô, vì định tâm cũng phụ thuộc vào đề mục. Khi đề mục thô thì định cũng thô. Khi thở bình thường, hơi thở của bạn trở nên rất nhẹ và nông. Nếu có thể an trú trên hơi thở êm nhẹ và nông đó, định tâm của bạn sẽ trở nên mạnh hơn. Đề mục càng vi tế và bạn an trụ được trong đó thì định của bạn sẽ càng mạnh. Hơi thở giả tạo, không tự nhiên cũng có ích nhưng sau một thời gian bạn phải buông bỏ nó. Với hơi thở mạnh, nếu không phát triển được định, thì bạn cũng luyện được một mức độ tập trung nào đó. Sau một thời gian, bạn sẽ cảm nhận được luồng không khí ra vào, thực sự cảm nhận được, có thể đó chỉ là những cảm giác đơn thuần. Lúc đầu bạn nghĩ "Tôi đang thở". Không khí đang đi vào, đi ra. Tôi cảm nhận được nó ở gần lỗ mũi. Sau một thời gian bạn quên mất mình đang thở. Không còn "tôi" và không còn hơi thở nữa. Không còn hơi thở ra, không còn hơi thở vào. Không có cả mũi nữa. Chỉ có cảm giác và chánh niệm, nó trở thành cảm giác thuần tuý và chánh niệm thuần tuý, bạn không còn nghĩ đến cảm giác nữa. Bạn tiếp xúc trực tiếp với cảm giác đó và nó chỉ là cảm giác, không còn là luồng không khí nữa. Không khí là một ý niệm, mũi là một ý niệm, “ra” là một ý niệm, “vào” là một ý niệm, "Tôi đang hành thiền" cũng là một ý niệm. Tất cả chúng sẽ biến mất, tâm bạn tiếp xúc trực tiếp với một cảm giác. Bạn có chánh niệm đơn thuần, không thêm một điều gì, không thêm vào một ý niệm nào nữa. Thậm chí bạn cũng không nghĩ đến sanh và diệt nữa, không nghĩ đến cảm giác và ngay cả chánh niệm nữa.



Đừng nghĩ bất cứ điều gì, bởi vì bạn có thói quen suy nghĩ, hãy cố gắng học hiểu bằng cách sử dụng chính tiến trình suy nghĩ này. Tiến trình suy nghĩ diễn ra ở bán cầu trái của não bộ chúng ta, muốn có một ý tưởng rõ ràng, thú vị, chúng ta phải suy nghĩ và sử dụng bán cầu não trái. Nhưng thiền là trực giác. Do đó, khi hành thiền chúng ta sử dụng bán cầu não phải. Nếu hiểu cách thức hoạt động của hai bán cầu não, bạn sẽ hiểu mình đang làm gì khi hành thiền. Hãy hiểu rõ vấn đề này, khi thực sự hành thiền chúng ta không cố hiểu bằng tri thức. Không có tiến trình tri thức nào nữa. Suy nghĩ là một tiến trình tri thức. Bạn phải vượt qua nó. Nếu vẫn sử dụng hay viện đến sự trợ giúp của tư duy tri thức này, chúng ta sẽ bị mắc kẹt trong thực tại thông thường, bởi vì suy nghĩ là một hành động rất thông thường. Nếu thực sự muốn chứng nghiệm thực tại siêu thế, chúng ta phải buông bỏ mọi suy nghĩ.



Trước khi bắt tay vào thiền, hãy đọc thêm sách Phật Pháp, cố gắng tìm hiểu định (samādhi) là gì, danh (nāma) là gì, sắc (rūpa) là gì,  vô thường (anicca) là gì, khổ (dukkha) là gì, vô ngã (anatta) là gì.

 

Nhưng khi thực sự hành thiền thì phải buông bỏ
 tất cả những điều đó. Chỉ tiếp xúc trực tiếp với những gì đang hiện hữu. Hãy trở nên thật đơn giản!


 

Bạn phải càng đơn giản càng tốt. Chỉ cần luôn hay biết các cảm giác, đừng nghĩ nó là sanh hay diệt, nó là khổ hay vô ngã, thậm chí cũng đừng nghĩ nó là danh hay sắc. Không có bất cứ suy nghĩ nào, nếu bạn có thể duy trì được như vậy trong một thời gian dài, nó sẽ tự động xuất hiện, một cách trực giác. Ta sẽ hiểu được cái đang là, và "cái đang là" đó là cái mà bạn không thể diễn tả thành lời được. Bạn cũng không thể thực sự nói về vô thường được.

 
Thực tế, bạn cũng không thể suy nghĩ về vô thường, bởi vì khi thực sự chứng nghiệm được nó, bạn sẽ
 thấy nó là cái không thể diễn tả bằng ngôn từ.

Còn tiếp.




RE: CON ĐƯỜNG BƯỚC VÀO THIỀN VIPASSANA - Nonregister - 2020-05-07

CON ĐƯỜNG BƯỚC VÀO  THIỀN VIPASSANA

Sư Tâm Pháp



Khi bạn cố suy nghĩ về nó thì nó đã không còn ở đó nữa. Vì vậy, khi hành thiền, bạn không thể nói: "Ồ, có một cái gì đó đang sanh và diệt, cái đó là vô thường". Lúc đó bạn không còn hành thiền nữa, mà đang sử dụng tiến trình suy nghĩ. Bạn đã bị rơi trở lại thực tại thông thường.

Điều này sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần một cách tự nhiên trong quá trình thực hành của bạn, bởi vì chúng ta đã quá quen với suy nghĩ và phân tích mất rồi. Chúng ta cứ nghĩ rằng chỉ khi nào chúng ta suy nghĩ, tư duy về một điều gì đó thì ta mới có thể hiểu được nó. Chúng ta cố gắng để quay lại với suy nghĩ, quay lại với thói quen phân tích và tìm hiểu. Điều đó sẽ còn xảy ra nhiều lần nữa, mỗi khi nó quay lại, bạn chỉ cần nhìn và nói …"suy nghĩ"…Ngay cả khi bạn nghĩ: "đây là danh" thì đó cũng là một suy nghĩ, khi bạn nghĩ "đây là sắc", đó cũng là một suy nghĩ. Bạn nghĩ "đây là sanh và diệt, đây là vô thường", thì thực ra đó cũng là một suy nghĩ nữa mà thôi.
 
Hãy quan sát những tia suy nghĩ chợt xuất hiện trong tâm bạn. Càng quan sát bạn sẽ càng buông bỏ được chúng. Chúng sẽ không đi ngay lập tức, điều đó rất khó, nhưng dần dần chúng sẽ biến mất cho đến khi không còn một câu một từ nào khởi lên trong tâm nữa. Bạn có thể tiếp cận trực tiếp với cái đang là, hiểu được nó mà không cần phải khái niệm hoá nó.
 
Một khi đã có thể làm được điều đó, phần còn lại sẽ tương đối dễ dàng. Cái khó ở đây là chúng ta luôn cố suy  nghĩ về nó để rồi lại bị xao lãng, phân tán. Nếu chúng ta luôn luôn nắm bắt được các cảm giác, nắm bắt được tâm hay biết, thì những thứ còn lại sẽ đến tương đối dễ dàng.

Dần dần tôi sẽ giảng kỹ về các tầng tuệ của thiền Vipassanā (vipassanā ñāṇa) và cách thức chúng phát triển, chín muồi. Nó rất thú vị, rất tự nhiên, mặc dù tốt hơn cả là bạn không cần biết đến nó mà cứ tiếp tục hành thiền. Trước khi tập thiền, tôi cũng chưa từng đọc những điều này. Tôi chỉ vào rừng để hành thiền và Sư phụ tôi nói rằng không được đọc bất cứ một cuốn sách nào. Tôi thường xuyên đến nghe Sư phụ giảng pháp, sau một thời gian Sư phụ nói: "Từ giờ trở đi không đến nghe pháp nữa". Sư phụ thậm chí còn không cho tôi nghe pháp, "hãy đi đi và chỉ hành thiền thôi, nếu có câu hỏi nào thì hãy đến, còn không có điều gì cần hỏi thì cứ tiếp tục hành thiền". Đôi khi, tôi cố kiếm được một cuốn sách bởi vì tôi rất thích đọc sách, và dấm dúi giấu nó vào một góc nào đó, nhưng rồi một hôm Sư phụ chợt hỏi: "Con đang đọc sách đấy phải không?" "Dạ…dạ…chỉ đọc một chút…một chút thôi ạ"…Bởi vì tôi rất sợ bị Sư phụ hỏi. Sư phụ nói: "Không được đọc sách, con còn có rất nhiều việc để làm, rồi sau này sẽ có khối thời gian để mà đọc, bỏ sách đi, chỉ hành thiền thôi, luôn luôn hay biết thân tâm mình". Sau khi hành thiền được 3 năm, tôi mới bắt đầu đọc kinh điển Phật Pháp và tôi phát hiện ra rằng nó thực sự đúng…Những điều trong kinh điển nói, tôi đã chứng nghiệm được tất cả những điều đó và bây giờ tôi tìm thấy nó trong kinh điển. Tôi đã có thêm đức tin trong giáo pháp…điều đó là sự thực!
 
Khi hành thiền tôi làm gì?
 Thực ra, tôi chỉ làm một việc hết sức đơn giản.
Tôi chẳng làm gì cả. Chỉ luôn cố gắng hay biết
những gì đang diễn ra ngay trong hiện tại.

 
Khi phát hiện ra mình đang suy nghĩ, tôi cố gắng hay biết những suy nghĩ đó. Mới đầu thì tôi thường miên man nghĩ ngợi rất lâu rồi mới chợt nhớ ra: "Mình đang suy nghĩ"… tôi nghĩ bụng: "không biết mình bắt đầu nghĩ từ lúc nào nhỉ", rồi cố gắng truy ngược lại dòng suy nghĩ. Điều đó thật thú vị, xem một sự việc này kết nối với một sự việc khác ra sao, các suy nghĩ và ý tưởng nối liền với nhau. Tôi lần ngược trở lại được điểm bắt đầu: "Mình bắt đầu suy nghĩ lan man từ đây, và kết thúc ở chỗ này, hai việc đó chẳng có liên quan gì với nhau cả!". Rồi dần dần khi mới bắt đầu suy nghĩ là tôi đã bắt được mình đang suy nghĩ ngay và nó liền dừng lại…Rất khó duy trì được trạng thái ấy! Phải hay biết về một cảm giác nào đó ngay lập tức, nếu không thì lại tiếp tục suy nghĩ về một việc khác nữa. Rồi dần dần về sau, tôi thấy được ngôn từ đang chầm chậm thành hình trong tâm. Rất thú vị, các ngôn từ, ý tưởng cứ chầm chậm xuất hiện trong tâm, câu này tiếp nối câu kia và rồi lại chấm dứt suy nghĩ!.

Sau đó tôi phát hiện ra rằng: mỗi khi nghĩ đến một câu, lại có một cảm xúc xuất hiện đi kèm với nó, điều này nằm ngoài ngôn từ. Sau đó, tôi lại phát hiện thêm: trước khi tôi nghĩ đến một điều gì đó thì trong tâm đã có một ý tưởng mơ hồ về điều đó rồi, dù là nghĩ về một người nào, về đồ ăn thức uống hoặc về một việc nào đó sẽ làm. Trước khi thành hình nên một câu chữ trong tâm, tôi đã có một cảm nhận mơ hồ rằng nó là gì rồi, có một cái gì đó đang đến, rất vi tế. Khi tôi hay biết được rằng có một cái gì đó đang trồi lên trên bề mặt ý thức, thì nó lại biến mất…và tâm tôi lại bình ổn trở lại. Bởi vì có một cái gì đó luôn đang nổi lên, nên tôi không ở trong trạng thái ổn định thực sự được. Luôn có một trạng thái trạo cử, bất an nào đó trong tâm. Có một cái gì đó luôn thúc đẩy, ba động ở bên trong. Khi hay biết được cảm giác này, hay biết cảm xúc hay một ý định làm cái gì đó, ngay cả uống một cốc nước thôi chẳng hạn, tôi có thể nhìn thấy tác ý muốn làm đó và rồi nó biết mất. Đôi khi, tôi còn thấy được cả hình ảnh một cốc nước ở trong tâm nữa. Khi muốn uống nước, tôi nhìn thấy hình ảnh một bình nước, cái cốc, cảm nhận được cảm giác khát và tôi chánh niệm hay biết điều đó. Khi đó nó biến mất và tâm tôi bình ổn trở lại. Suốt ngày, lúc nào cũng có một cái gì đó cuồn cuộn bên trong như một bình nước đang sôi. Bạn càng hay biết thì nó càng ổn định trở lại và rồi tôi chấm dứt mọi suy nghĩ, không làm gì nữa cả.
 
Chánh niệm luôn có ở đó.
Bạn không cần phải cố gắng chánh niệm
về một cái gì…nó luôn luôn hiện hữu.
 Như một tấm gương lớn, tất cả mọi thứ đi qua
 phía trước sẽ được phản chiếu trên mặt gương.
 Tấm gương không phải cố nắm bắt
bất cứ đối tượng nào cả.

 
Đối tượng trôi ngang qua, cảm giác xảy ra và tâm tự động chánh niệm, hay biết nó, rồi nó lại biến mất. Chánh niệm luôn có ở đó. Bạn không phải làm gì cả. Đến giai đoạn này, thiền không còn là một công việc bạn đang phải tiến hành nữa. Thiền là một cái gì đó diễn ra một cách tự động. Nhưng phải cần một thời gian để đạt được đến mức đó. Một người nói với tôi: "Ngài đã hành thiền từ rất lâu rồi và có lẽ Ngài đã quên rằng, đối với một người mới bắt đầu thì sẽ khó khăn đến mức nào"; tôi nghĩ đúng là như thế. Khi nghĩ lại, tôi mới nhớ ra rằng: khi mới tập thiền, tôi cũng đã từng muốn bỏ cuộc. Tôi cảm thấy rất thất vọng và nghĩ rằng: "Việc này có lẽ không phải là công việc dành cho mình mặc dù mình thực sự muốn làm". Tôi có thói quen suy nghĩ quá nhiều; tôi thích đọc tâm lý học, triết học, so sánh các loại tôn giáo, nó làm tôi trở nên suy nghĩ quá nhiều. Tôi cũng từng ước muốn mình sẽ trở thành một nhà văn nữa cơ. Đôi khi, tôi cũng ngồi vào bàn và viết một đoạn văn, một bài pháp, khi đó rất nhiều tư tưởng kỳ diệu nảy sinh trong óc tôi, nhiều dòng tư tưởng thật hay, thật tuyệt vời. Tôi nghĩ: "Ồ, điều này hay quá, mình phải viết về chủ đề này. Không ai có được những ý nghĩ ấy như mình! Mình có thể diễn giải khúc triết vấn đề này, mình đang rất có hứng viết". Thế rồi Sư phụ tôi nói: "Đừng có viết lách gì hết, ngay cả ghi chép trong quá trình hành thiền cũng thôi đi". Bởi vì, nếu bạn ghi chép, khi hành thiền bạn sẽ nghĩ: "A ha…điều này thật kỳ diệu, mình phải ghi lại mới được", và lúc đó thì thiền của bạn đã chạy đi đâu mất tiêu rồi. Bạn không thể vượt qua được mức ấy.
 
Thậm chí bạn còn phải buông bỏ cả chính tuệ giác của mình nữa."Đang có sự việc này diễn ra, OK, buông bỏ thôi!". Bạn có thấy mình đã buông bỏ  bao nhiêu rồi không? Chúng ta bị dính mắc vào chính những hiểu biết của mình, vào chính những tuệ giác sâu sắc ấy.
 
Hỏi & đáp: Từ khaṇika samādhi (sát-na định) rất khó dịch. Hầu hết mọi người đều không hiểu rõ nghĩa của nó, bởi vì khi dịch là định trong từng sát na, thì từ “trong từng sát na” nghĩa là gì? Nó có cái tên là khaṇika samādhi, nhờ vậy chúng ta mới có thể nói về 3 loại định khác nhau. Trong thiền chỉ tịnh (jhāna samādhi), an chỉ định (apppanā samādhi) hay cận định (upacāra samādhi), tâm tập trung vào một khái niệm không đổi nào đó. Đề mục của thiền định là một cái gì đó không thay đổi. Đề mục của Vipassanā là một tiến trình, không phải là một sự vật, điều đó có nghĩa đề mục Vipassanā là một cái gì đó luôn biến đổi. Một cái gì đó biến đổi nghĩa là nó ở lại một chút rồi biến mất. Trong thời điểm hiện tại thì đề mục có mặt ở đó và chánh niệm cũng có mặt ở đó. Chánh niệm về đề mục có mặt bởi vì chánh niệm và đề mục sanh khởi cùng lúc. Khi đề mục không còn thì chánh niệm cũng không còn nữa. Nhưng khi một đề mục mới sanh khởi thì tâm cũng chánh niệm hay biết đề mục đó. Bởi vì đề mục chỉ tồn tại trong một khoảnh khắc ngắn ngủi nên một cách tự nhiên, chánh niệm hay định trên đề mục đó cũng chỉ tồn tại trong một khảnh khắc. Chánh niệm này lặp đi lặp lại nhiều lần trên các đề mục khác nhau; nó có thể rất ngắn nhưng liên tục biết đề mục.

Hơi thở ra và hơi thở vào là hai sự kiện khác nhau. Thậm chí ngay cả cảm giác trong cùng một hơi thở cũng luôn thay đổi. Mỗi hơi thở dài khoảng 2 đến 3 giây và nó có rất nhiều thay đổi. Mặc dù cùng là một sự việc lặp đi lặp lại nhiều lần, song vẫn có sự thay đổi. Ví dụ bạn sờ như thế này nhiều lần. Mặc dù lần nào bạn cũng cảm nhận như nhau, nhưng thực ra mỗi cảm giác đều mới. Nếu chánh niệm mỗi lần đụng vào thân mình như thế, bạn sẽ phát triển được sát na định (khaṇika samādhi), hãy cố gắng duy trì sát na định này trong một thời gian dài. Nó có thể vài giây rồi kéo dài đến vài phút, thậm chí vài giờ. Một số người khi đạt được một mức định thâm sâu trong thiền Vipassana, chánh niệm và đề mục dính liền với nhau như keo; nó giống như một thứ gì đó rất dính, khi ném vào tường nó dính chặt ở đó. Khi mới hành thiền thì giống như ném một quả bóng tenis vào tường. Nó chạm vào đề mục rồi bật trở lại. Nhưng sau một thời gian, khi ném nó vào dính lại luôn ở đó. Mặc dù đề mục luôn sanh diệt, nhưng chánh niệm liên tục hay biết sự sanh diệt đó. Bởi vì đề mục luôn thay đổi nên gọi là sát na định (khaṇika samādhi).

Điều đó không có nghĩa là chỉ nhờ có được vài phút định tâm mà đã có thể đạt được trí tuệ thâm sâu hay giải thoát. Nhưng chúng ta bắt đầu với chỉ một vài giây định tâm này và nới rộng thêm vài giây nữa, rồi thành một phút, hai phút, ba phút và hơn nữa. Duy trì được 1, 2 phút, bạn lại xao lãng đi vài giây, khi ý thức được điều đó thì lại quay lại; nó cứ diễn ra như vậy. Trong thiền chỉ tịnh (jhāna samaddhi), bạn có thể quyết định: "Tôi sẽ an trú trong đề mục này một tiếng không hề xao lãng". Giống như tự thôi miên và tự tạo một ý tưởng gợi ý, sau đó bạn có thể an trụ trong đề mục suốt cả một giờ không hề lay động. Nhưng đề mục thiền Vipassana thì luôn luôn biến đổi. Đề mục thay đổi bao nhiêu lần không thành vấn đề, miễn là bạn luôn luôn hay biết là được, thế là OK.
Khi đạt đến một trình độ nhất định trong thiền vipasana, bạn sẽ hay biết được nhiều đề mục tiếp nối nhau sanh diệt trước mắt, giống như ngồi trong nhà nhìn ra, bạn thấy nhiều chiếc ô tô nối đuôi nhau, từng cái một đi qua. Bạn không phải cố nhìn xem đó là xe Toyota, Mazda, xe màu xanh hay màu trắng. Bạn chỉ chánh niệm hay biết điều đó, cái này tiếp cái khác đi qua, không lựa chọn.
 
Trong giai đoạn đầu hành thiền, bạn chọn một đề mục thích hợp với mình -hơi thở, phồng xẹp (của thành bụng) hoặc cảm giác xúc chạm trong thân, bất cứ cái gì thích hợp- sau một thời gian bạn sẽ không còn lựa chọn nữa. Chỉ luôn hay biết! Đề mục có thể luôn thay đổi, nhưng chánh niệm của bạn liên tục không gián đoạn. Trong thiền mọi thứ đều luôn biến đổi. Kinh nghiệm thiền không bao giờ giữ nguyên xi trong mọi lúc.
 
Đôi khi tâm bạn an trụ vào một đề mục và bạn thấy cùng một loại cảm giác-không phải là một cảm giác duy nhất, nhưng cùng một loại -chẳng hạn đụng chạm thế này, dù không phải là một cảm giác duy nhất, nhưng đều là một loại cảm giác sanh diệt. Bạn có thể biết đề mục, bạn có thể thấy cả tâm chánh niệm, cả hai đều sanh diệt rất nhanh. Đôi khi bạn hay biết được nhiều đề mục sanh và diệt, không phải cùng một loại cảm giác, mà là nhiều loại cảm giác sanh diệt rất nhanh. Nhưng dù nó sanh diệt nhanh đến đâu, bạn vẫn có thể bắt kịp, như một nghệ sỹ xiếc làm trò tung hứng, cùng một lúc tung và hứng nhiều quả bóng, nhiều chiếc vòng khác nhau. Chánh niệm cũng sẽ trở nên giống như vậy.

Đừng mong đợi sự hành thiền của bạn phải luôn giống hệt nhau. Có lúc chánh niệm rất rộng, lúc lại thu hẹp, trở về một đề mục duy nhất, một đề mục rất vi tế nào đó. Đôi khi, bạn cần phải hiểu là phạm vi chánh niệm của mình quá rộng, bạn không bắt kịp được nó và đánh mất định tâm của mình. Bạn bị phân tán, xao lãng. Lúc đó bạn phải biết rằng: "Bây giờ là lúc mình cần thu hẹp chánh niệm lại". Khi thu hẹp dần phạm vi chánh niệm về một đề mục duy nhất, càng chú tâm đề mục ngày càng trở nên vi tế hơn và đến một lúc nào đó nó dường như biến mất, bạn không còn hay biết nó nữa. Điều này thỉnh thoảng sẽ xảy ra, định tâm quá mạnh, đề mục không còn hiện rõ nữa. Trong trường hợp đó, bạn cần phải chọn thêm một đề mục khác, chánh niệm trên hai đề mục một lúc sẽ giúp bạn tỉnh thức hơn. Lúc khác tâm bạn lại bị thâu liễm, an trụ vào một đề mục duy nhất như thiền chỉ (samatha). Bạn không còn thấy sanh diệt nữa, tâm an trụ và dính lại đó.

Trong định của thiền Vipassana, chỉ có tâm an trú, tĩnh lặng và an lạc thì không đủ. Chúng ta cần phải thấy được các đặc tướng của đối tượng.
 
Đề mục thiền có hai đặc tướng. Một là đặc tướng tự nhiên và hai là đặc tướng phổ quát.
 
Đặc tính tự nhiên, chẳng hạn như cứng, mềm, nóng, lạnh. Cái nóng và cái lạnh không giống tính chất nóng và tính chất lạnh, chúng khác nhau, nhưng có cái chung là đều sanh diệt. Đó là điểm chung. Đặc tính tự nhiên cố hữu này là đặc tính chung, dù là bất cứ cái gì, mọi thứ đều sanh diệt, chúng có cùng một đặc tính chung về phương diện đó.

Sư Tâm Pháp
Thư Viện Hoa Sen[/url]

Hết