2020-01-25, 03:21 PM
(tiếp theo - DIỆT TRỪ THÂN KIẾN)
Còn ở đây nói thêm về phần sở dĩ mà thấy do kiến điên đảo, tâm điên đảo, và tưởng điên đảo này thì nó ảnh hưởng ba phần nữa, ba phần này gọi là ảo tưởng: ái ảo tưởng, mạn ảo tưởng, hay kiến ảo tưởng, hay là ái tưởng, mạn tưởng, và kiến tưởng.
"Bần tăng trước khi đi tu bần tăng thấy sông là sông núi là núi." Thì đương nhiên rồi thì ai cũng nhìn thấy là sông và núi đó là sự thật ở đời. Nhưng khi lên thầy, thầy nói đây không là núi, không là sông, mà đây chỉ là đất, là nước, là lửa, là gió. Cũng giống như mình thấy ở đây là cái chén, cái ly, cái bát, cái tô, chén vàng chén bạc thì giống như ở đời người ta nói vậy nhưng bây giờ học rồi mình thấy đây là không cái chén gì hết mà nó chỉ là cái chất đất làm thành, thậm chí dầu cho vàng bạc ngọc ngà châu báu tất cả đều là đất, vàng bạc ngọc ngà cũng là đất, bởi qúi vị nên nhớ vì người ta tách riêng các nguyên tố ra người ta nói đây là vàng, tách ra nguyên tố gọi là bạc, tách ra nguyên tố gọi là đồng v.v... nhưng thật ra cái này nếu qúi vị nghiền nát nhỏ thì nó trở thành bụi đất chứ không ai nói bụi vàng bởi lúc bấy giờ nó trộn lẫn trong đất rồi người ta nhìn thấy đất thì người ta gọi là đất, chẳng qua qúi vị tinh chế loại đất ra đất, vàng ra vàng, ngọc ngà châu báu gì đó. Thì đó là trong cặp mắt của nhà khoa học hay những nhà phân tích về nguyên tố. Cũng như dưới cặp mắt của bậc thánh thì nhìn thấy đây là đất, đây là nước, đây là lửa, đây là gió, giống như ông thầy đang học thì thấy đây là đất nước lửa gió chứ không phải là sơn hà đại điạ núi non, tất cả là sự tập hợp đất nước lửa gió hình thành ra sơn hà đại địa. Thì sau khi ông học xong rồi thì xuống núi, giả xử gặp ai hỏi "Thưa thầy, thầy từ đâu thầy xuống vậy?" thì đương nhiên ông phải nói theo đời, sự thật thế gian chứ không thể nào nói theo pháp được, bởi vì nó có hai cách nói, nói theo đúng theo pháp thì mình không thể nào dùng pháp nói được đối với người chưa có học pháp, chẳng lẽ ông nói tôi từ trên đất nước lửa gió tôi đi xuống, mà ông phải nói là "tôi từ trên núi tôi đi xuống" bởi vì thế gian cho là núi thì mình cũng thuận theo núi.
Do đó Đức Phật thuyết giảng cho chúng sanh, Đức Phật biết đây là sắc, đây là thọ, đây là hành, đây là thức, hay đây là danh, đây là sắc, nhưng Đức Phật không phải nói về danh sắc, không phải danh sắc này giết danh sắc kia, danh sắc này bị đoạ địa ngục, danh sắc này lên thiên đàng, nói thế đó thế gian người ta nghe không được mà nói đây về người này hay người kia hay là chư tăng hay là Phật tử, hay là thiện tín, hay là chúng sanh làm ác thì đọa xuống bốn đường ác đạo, rồi khi làm thiện lên cõi trời chẳng hạn. Đức Phật cũng thuận theo sanh lên được làm người, sanh làm chư thiên, hay bị đoạ làm thú, chẳng hạn thì đó Đức Phật cũng thuận theo pháp của thế gian nói ngôn ngữ của thế gian. Nhưng cặp mắt của bậc thánh học hiểu, bậc thánh thì đây nó là đất, là nước, là lửa, là gió, là sắc, là thọ, là tưởng, là hành, là thức. Thì người ta cần phải có cái trí này, thì cái trí này ngày nay chúng ta có thể mượn nhà khoa học nói cũng được, với nhà khoa học thứ nước người ta uống thì chúng ta nói uống nước, nhưng nhà khoa học người ta học rồi thì người ta nói nước ở đây không phải là nước mà là thành phần tổ hợp của dạng H2O, hai phần hydro một phần oxy kết hợp thành nước, thì người ta nói "Dưới cặp mắt khoa học của tôi trong phòng thí nghiệm tôi thấy đây là H2O." Nhưng mà giả sử mời ông uống nước, người ta hỏi ông uống gì, ông không thể trả lời người ta là "tôi uống H2O," ông nói vậy dân bình thường không học thức không biết, người ta nói ông này điên.
(còn tiếp)
Còn ở đây nói thêm về phần sở dĩ mà thấy do kiến điên đảo, tâm điên đảo, và tưởng điên đảo này thì nó ảnh hưởng ba phần nữa, ba phần này gọi là ảo tưởng: ái ảo tưởng, mạn ảo tưởng, hay kiến ảo tưởng, hay là ái tưởng, mạn tưởng, và kiến tưởng.
Thế nào là ái tưởng? là lúc bấy giờ chúng ta dính mắc với thân tâm ta, chúng ta cho rằng có một cái ta nào đó ở trong thân tâm này từ đó chúng ta mới ái luyến đến cái tôi và cái của tôi v.v... Đó là do cái ái chúng ta dính mắc. Thực ra thì không có cái ta nào trong đây nhưng chẳng qua là do cái tưởng nên chúng ta tưởng rằng đang có cái ta nên ta mới dính mắc vào. Do chính vì người ta cho rằng có cái ta nơi thân này nên người ta mới chấp vào cái ta đó, và khi mà đã có cái ta rồi vậy thì đương nhiên những gì liên quan đến đó là cái của ta, và còn những gì không liên quan đến của ta thì cái đó không phải của ta.
Trong kinh Đức Phật nói là đây là tôi, đây là của tôi và đây không phải là tôi, đó là theo Đức Phật thuyết giảng ba loại, thì trong ba loại này nếu nói về cái ái, do chúng ta ái vào trong cái này thì chúng ta thấy rõ ràng chúng ta sẽ tự hào về cái ta. Giả xử như chúng ta có cái ta tốt đẹp hơn người, chúng ta có cái ái luyến và chúng ta có tự hào, đó là chúng ta có ngã mạn về cái ta đó hơn người khác. Sở dĩ có như vậy là tại vì chúng ta có cái kiến về tưởng, và chúng ta tưởng nó là cái ta. Thì trong ba loại này tưởng là của ta rất là quan trọng, bởi vì chính nó sẽ làm cho chúng ta xa rời bản chất thật, chúng ta sẽ không thấy được sự thật của các pháp, và muốn diệt trừ thân kiến thì chúng ta phải nắm được pháp thứ ba này rất là quan trọng. Bởi chúng ta phải diệt trừ được nó rồi thì cái ái tưởng cái mạn tưởng đó sẽ không còn.
Đây là mượn một thí dụ, giống như chất đất là một bản thể, từ một cục đất làm thành một cái bình thì người ta gọi nó là cái bình, và rồi cục đất đó người ta làm cái ly, cái chén, cái tô thậm trí người ta có thể sơn màu vàng màu bạc thì người ta nói đây là cái chén vàng, đây là chén bạc, do sài lâu ngày người ta chỉ nói đây là chén vàng, đây là chén bạc chứ thật tế của nó chỉ là chất đất mà thôi, chứ không có cái bình nào cả không có cái ly nào cả, không có cái chén vàng chén bạc nào cả mà do chúng ta chấp lầm cái điểm chén vàng chén bạc. Điều ấy như thế nào giống như bản thể chúng sanh có năm uẩn, năm uẩn này mới hình thành ra đây là con người, giống như cái chén, con thú giống như cái bình, hay là giống đây là chư thiên thì giống như là cái ly vậy, người ta chấp vào cái chén cái bình cái ly mà không thấy bản chất thực của nó. Làm sao mà thấy bản chất thật sự của nó, đây là sắc, đây là thọ, đây là tưởng đây là hành, đây là thức, chúng ta phải thấy rõ bản chất của nó thì chúng ta sẽ diệt trừ cái ảo tưởng về kiến, tức là cái thấy sai của chúng ta đối với sự vật.
Thì sau khi chúng ta thấy cái này rồi thì sau này người ta có nói đây là cái bình, cái ly, cũng tùy thuận vì người ta nói cũng đúng trên khía cạnh khác, đúng trên sự thật của cái thế gian, còn sự thật của pháp siêu thế gian gọi là tục đế và chân đế, dùng như vậy thì qúi vị dễ hiểu hơn như là nói siêu lý đế hay chế định đế thì qúi vị nghe cũng hơi khó. Tục đế là sự thật ở đời, còn chân đế là (chữ chân chưa đủ hiểu nghĩa, có thể chúng ta gọi là siêu lý đế cũng vậy) là sự thật về bản thể tột cùng của các pháp, bản thể gốc của các pháp, con người thú chư thiên này có thể nói một cách khác hơn nó là bản thể pháp, nó gồm có tâm, tâm sở sắc pháp chẳng hạn, và nghĩa là hình thành nếu mà về phần tục đế chính là phần về chế định. Trong kinh ngày xưa bên Bắc Tông người ta có lý này rất hay nhưng người ta xử dụng chẳng qua chưa có đúng, câu chuyện người ta nói rằng có một người lên núi tu sau khi đi xuống núi rồi thì ông mới phát biểu một câu "Bần tăng 30 năm trước chưa đi tu thì bần tăng thấy sông là sông thấy núi là núi, sau khi bần tăng lên núi học đạo với Thầy rồi thì bần tăng thấy núi không phải là núi sông không phải là sông, và sau khi học đạo với Thầy xong rồi bần tăng xuống núi thì bần tăng vẫn thấy sông là sông núi là núi." Thì câu nói đó cũng rất là hay nếu mà áp dụng cho Phật Pháp, nhưng người ta nói vẫn chưa đúng cái lý của Phật Pháp.
Thì nói theo nghĩa là:
"Bần tăng trước khi đi tu bần tăng thấy sông là sông núi là núi." Thì đương nhiên rồi thì ai cũng nhìn thấy là sông và núi đó là sự thật ở đời. Nhưng khi lên thầy, thầy nói đây không là núi, không là sông, mà đây chỉ là đất, là nước, là lửa, là gió. Cũng giống như mình thấy ở đây là cái chén, cái ly, cái bát, cái tô, chén vàng chén bạc thì giống như ở đời người ta nói vậy nhưng bây giờ học rồi mình thấy đây là không cái chén gì hết mà nó chỉ là cái chất đất làm thành, thậm chí dầu cho vàng bạc ngọc ngà châu báu tất cả đều là đất, vàng bạc ngọc ngà cũng là đất, bởi qúi vị nên nhớ vì người ta tách riêng các nguyên tố ra người ta nói đây là vàng, tách ra nguyên tố gọi là bạc, tách ra nguyên tố gọi là đồng v.v... nhưng thật ra cái này nếu qúi vị nghiền nát nhỏ thì nó trở thành bụi đất chứ không ai nói bụi vàng bởi lúc bấy giờ nó trộn lẫn trong đất rồi người ta nhìn thấy đất thì người ta gọi là đất, chẳng qua qúi vị tinh chế loại đất ra đất, vàng ra vàng, ngọc ngà châu báu gì đó. Thì đó là trong cặp mắt của nhà khoa học hay những nhà phân tích về nguyên tố. Cũng như dưới cặp mắt của bậc thánh thì nhìn thấy đây là đất, đây là nước, đây là lửa, đây là gió, giống như ông thầy đang học thì thấy đây là đất nước lửa gió chứ không phải là sơn hà đại điạ núi non, tất cả là sự tập hợp đất nước lửa gió hình thành ra sơn hà đại địa. Thì sau khi ông học xong rồi thì xuống núi, giả xử gặp ai hỏi "Thưa thầy, thầy từ đâu thầy xuống vậy?" thì đương nhiên ông phải nói theo đời, sự thật thế gian chứ không thể nào nói theo pháp được, bởi vì nó có hai cách nói, nói theo đúng theo pháp thì mình không thể nào dùng pháp nói được đối với người chưa có học pháp, chẳng lẽ ông nói tôi từ trên đất nước lửa gió tôi đi xuống, mà ông phải nói là "tôi từ trên núi tôi đi xuống" bởi vì thế gian cho là núi thì mình cũng thuận theo núi.
Do đó Đức Phật thuyết giảng cho chúng sanh, Đức Phật biết đây là sắc, đây là thọ, đây là hành, đây là thức, hay đây là danh, đây là sắc, nhưng Đức Phật không phải nói về danh sắc, không phải danh sắc này giết danh sắc kia, danh sắc này bị đoạ địa ngục, danh sắc này lên thiên đàng, nói thế đó thế gian người ta nghe không được mà nói đây về người này hay người kia hay là chư tăng hay là Phật tử, hay là thiện tín, hay là chúng sanh làm ác thì đọa xuống bốn đường ác đạo, rồi khi làm thiện lên cõi trời chẳng hạn. Đức Phật cũng thuận theo sanh lên được làm người, sanh làm chư thiên, hay bị đoạ làm thú, chẳng hạn thì đó Đức Phật cũng thuận theo pháp của thế gian nói ngôn ngữ của thế gian. Nhưng cặp mắt của bậc thánh học hiểu, bậc thánh thì đây nó là đất, là nước, là lửa, là gió, là sắc, là thọ, là tưởng, là hành, là thức. Thì người ta cần phải có cái trí này, thì cái trí này ngày nay chúng ta có thể mượn nhà khoa học nói cũng được, với nhà khoa học thứ nước người ta uống thì chúng ta nói uống nước, nhưng nhà khoa học người ta học rồi thì người ta nói nước ở đây không phải là nước mà là thành phần tổ hợp của dạng H2O, hai phần hydro một phần oxy kết hợp thành nước, thì người ta nói "Dưới cặp mắt khoa học của tôi trong phòng thí nghiệm tôi thấy đây là H2O." Nhưng mà giả sử mời ông uống nước, người ta hỏi ông uống gì, ông không thể trả lời người ta là "tôi uống H2O," ông nói vậy dân bình thường không học thức không biết, người ta nói ông này điên.
(còn tiếp)
⏱️
Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật
Sư Toại Khanh (Giác Nguyên) Giảng Kinh
Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật
Sư Toại Khanh (Giác Nguyên) Giảng Kinh