2019-06-24, 09:10 AM
Giới – Định – Tuệ là ba hay một?
“Đối với vị chánh kiến, chánh tư duy sinh. Đối với vị chánh tư duy, chánh ngữ sinh… Đối với vị chánh niệm, chánh định sinh”
Và: “Này các Tỳ khưu, Tỳ khưu tu tập Chánh tri kiến liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn kiến, hướng đến từ bỏ… tu tập Chánh định liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn kiến, hướng đến từ bỏ.”
Hai đoạn kinh văn trên cho thấy: Giới – định – tuệ chỉ là một, vì rằng : Tuy chánh tư duy sinh từ chánh kiến, chánh ngữ sinh từ chánh tư duy…nhưng chẳng phải trước sau mà là “đồng sinh”, tuy một nhưng là ba, như nói: “Người có ba phần: Đầu,mình và tay chân”. Đoạn kinh văn thứ hai cho thấy “duy nhất chỉ có một mục đích”.
Con đường có tám nhánh, tuy là tám nhưng chỉ là một, tuy là một nhưng lại là tám.Ví như tám sợi dây kết xoắn vào nhau trở thành một (sợi dây).
Đó là ý nghĩa “con đường duy nhất: Ekāyano maggo”. Chỉ duy nhất có một mục đích “thoát khổ”.
“Đối với vị chánh kiến, chánh tư duy sinh. Đối với vị chánh tư duy, chánh ngữ sinh… Đối với vị chánh niệm, chánh định sinh”
Và: “Này các Tỳ khưu, Tỳ khưu tu tập Chánh tri kiến liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn kiến, hướng đến từ bỏ… tu tập Chánh định liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn kiến, hướng đến từ bỏ.”
Hai đoạn kinh văn trên cho thấy: Giới – định – tuệ chỉ là một, vì rằng : Tuy chánh tư duy sinh từ chánh kiến, chánh ngữ sinh từ chánh tư duy…nhưng chẳng phải trước sau mà là “đồng sinh”, tuy một nhưng là ba, như nói: “Người có ba phần: Đầu,mình và tay chân”. Đoạn kinh văn thứ hai cho thấy “duy nhất chỉ có một mục đích”.
Con đường có tám nhánh, tuy là tám nhưng chỉ là một, tuy là một nhưng lại là tám.Ví như tám sợi dây kết xoắn vào nhau trở thành một (sợi dây).
Đó là ý nghĩa “con đường duy nhất: Ekāyano maggo”. Chỉ duy nhất có một mục đích “thoát khổ”.
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Buông tay bỏ lại một đời phù vân