2018-02-03, 07:18 PM
6. Đoạn Thứ Sáu: XOAY HAI TAY THÀNH VÒNG TRƯỚC MẶT
CHUẨN BỊ: Sau khi thực hành xong động tác cuối cùng của đoạn 5, chân trái đưa về gần chân phải cho khoảng cách giữa hai bàn chân bằng một vai, hai tay buông xuôi ở phía trước đùi như Hình 84.
Động tác 1: Hai tay đưa vào trước hạ bộ tréo nhau, tay phải ngoài tay trái trong rồi từ từ đưa lên ngang trước ngực như hình 85.
Động tác 2: Tiếp tục đưa tay lên thẳng trên khỏi đỉnh đầu như hình 86…
Động tác 3: Tiếp tục gạt hai tay xuống hai bên như hình 87, rồi hai tay trở về thế chuẩn bị ban đầu. Rồi lại tiếp tục tréo nhau đưa lên… Đường đi của hai tay tạo thành hai vòng tròn trước mặt…. Quay từ dưới lên 8 vòng rồi từ trên xuống cũng 8 vòng.
YẾU LÝ: Động tác quay thành vòng nầy làm mềm dẻo đôi vai và quân bình bộ máy tuần hoàn ngoài ra còn gây nhiều kích động đến cơ quan trong Ba Tùng. Do đó nó được dùng để làm điều hòa cơ thể trong khi bắt đầu và sau một trận đấu trên sân tập hoặc đấu trường tranh giải.
Về điểm trọng yếu của thế nầy chú trọng điều hòa hơi thở, hễ hai tay quay lên thì hít hơi từ từ vào, tay tới chỗ cao nhất để bắt đầu xuống thì đầy phổi, khi tay xuống thì thở ra, thở cạn khi hai tay trở về vị trí chuẩn bị.
Quay chậm chậm đều đều và liên tục. Hai tay mềm dẻo tự nhiên trong khi quay. Vai mềm, mỗi lần quay lên tưởng như lồng ngực mở rộng, lớn thêm để hút khí trời, mỗi lần quay xuống thấy lồng ngực khép lại đuổi khí ra. Tập đã quen thì có thể quay hơi mau mà thở vẫn đều nhịp và đều đủ.
Mới tập chỉ nên quay hai tay mà chân thì bám chặt trên mặt đất, sau giỏi rồi có thể khi hai tay quay lên chân nhón theo, để khi tay hạ xuống hai gót nhẹ nhàng hạ xuống. Như vậy, xuống lên lên xuống nhịp nhàng, thở ra thở vào… thành một chu kỳ đều nhịp làm nhẹ nhàng mạch máu, thân thể khinh linh như muốn bay lên. Khi tới trình độ thuần quen để có cảm giác lâng lâng bay bổng khi hai cánh tay tạo những vòng tròn trong sương sớm thì thân thể từ đó có thể nói là đủ mềm dẻo trong các động tác cần thiết. Sự mềm dẻo rất cần thiết cho trình độ cao đẳng; một thứ mềm dẻo như sợi dây thun như chiếc lò xo.
Động tác 1: Hai tay đưa vào trước hạ bộ tréo nhau, tay phải ngoài tay trái trong rồi từ từ đưa lên ngang trước ngực như hình 85.
Động tác 2: Tiếp tục đưa tay lên thẳng trên khỏi đỉnh đầu như hình 86…
Động tác 3: Tiếp tục gạt hai tay xuống hai bên như hình 87, rồi hai tay trở về thế chuẩn bị ban đầu. Rồi lại tiếp tục tréo nhau đưa lên… Đường đi của hai tay tạo thành hai vòng tròn trước mặt…. Quay từ dưới lên 8 vòng rồi từ trên xuống cũng 8 vòng.
YẾU LÝ: Động tác quay thành vòng nầy làm mềm dẻo đôi vai và quân bình bộ máy tuần hoàn ngoài ra còn gây nhiều kích động đến cơ quan trong Ba Tùng. Do đó nó được dùng để làm điều hòa cơ thể trong khi bắt đầu và sau một trận đấu trên sân tập hoặc đấu trường tranh giải.
Về điểm trọng yếu của thế nầy chú trọng điều hòa hơi thở, hễ hai tay quay lên thì hít hơi từ từ vào, tay tới chỗ cao nhất để bắt đầu xuống thì đầy phổi, khi tay xuống thì thở ra, thở cạn khi hai tay trở về vị trí chuẩn bị.
Quay chậm chậm đều đều và liên tục. Hai tay mềm dẻo tự nhiên trong khi quay. Vai mềm, mỗi lần quay lên tưởng như lồng ngực mở rộng, lớn thêm để hút khí trời, mỗi lần quay xuống thấy lồng ngực khép lại đuổi khí ra. Tập đã quen thì có thể quay hơi mau mà thở vẫn đều nhịp và đều đủ.
Mới tập chỉ nên quay hai tay mà chân thì bám chặt trên mặt đất, sau giỏi rồi có thể khi hai tay quay lên chân nhón theo, để khi tay hạ xuống hai gót nhẹ nhàng hạ xuống. Như vậy, xuống lên lên xuống nhịp nhàng, thở ra thở vào… thành một chu kỳ đều nhịp làm nhẹ nhàng mạch máu, thân thể khinh linh như muốn bay lên. Khi tới trình độ thuần quen để có cảm giác lâng lâng bay bổng khi hai cánh tay tạo những vòng tròn trong sương sớm thì thân thể từ đó có thể nói là đủ mềm dẻo trong các động tác cần thiết. Sự mềm dẻo rất cần thiết cho trình độ cao đẳng; một thứ mềm dẻo như sợi dây thun như chiếc lò xo.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore