2019-02-13, 04:20 PM
(2019-02-11, 06:07 PM)anatta Wrote: Văn là người
Hình thì chưa thấy đâu cả mà khiến cho tóc anatta đã chớm bạc thêm vài sợi. :-)
Văn là người. Đây là một đề tài lớn mà hoạ chăng chỉ có thầy cô dạy văn học, những nhà văn thật sự, những tư tưởng gia mới có thể giải thích cặn kẻ, chu đáo được. Thế nên, anatta cố gắng nói theo sự hiểu biết hạn hẹp của mình, thu gọn nhỏ lại theo chủ đề của thread này -- mà cô thầy Phương Vy xem chữ viết để phỏng đoán tâm tính mọi người cho vui những ngày xuân đâu năm. Và cũng nhờ Phương Vy góp ý thêm bài viết ngắn này của anatta.
Văn có nghĩa là lời nói, chữ viết (có thể thêm vào cử chỉ và thái độ). Tâm hồn, sở thích, tánh khí của ta ra sao thì lời nói và chữ viết biểu hiện ta ra thế ấy. Nên mới nói "Văn là người." Tâm tư con người thì phức tạp, đa dạng, biến đổi, và không ai giống ai. Tuy nhiên có điểm chung, đó là mỗi người chúng ta đều hàm chứa Thiện và Ác trong tâm. Vì thế một cách tổng quát tâm hồn ta, tánh khí ta là tập hợp thiện-ác: xấu tốt, thật thà - gian trá, hiền hậu - hung dữ, thanh cao - hạ tiện, tham lam - rộng lượng, sân hận - nhân ái, si mê - sáng suốt .v.v... Như vậy, tuỳ theo cường độ hay mức độ nhiều hay ít của các phẩm chất thiện-ác này mà mỗi người có một tâm tánh khác nhau.
Do sự tương giao giữa người với người, người với thiên nhiên, môi trường, xã hội, ta dùng lời nói, hay chữ viết để diễn đạt, những gì ta cảm nghĩ. Thí dụ khi anatta đọc được một bài viết hay post của ai đó trên VB này, do sự tiếp xúc (tương giao) đó sẽ nảy sinh cái tình ưa thích hay không thích, tán đồng hay bất đồng nội dung post đó, và trí óc (ý) sẽ suy nghĩ, phán đoán để viết trả lời hay góp ý cho cái post đó. Như vậy tâm tánh một người sẽ hiển hiện ra ở giai đoạn "tình cảm, cảm xúc, cảm giác" và sự suy tư (ý), từ đó sẽ biểu lộ ra chữ viết hay lời nói. Vì thế để phỏng đoán được tâm tánh của một người qua lời nói hay văn viết thì dễ mà khó. Nói chung những người tánh tình bộc trực có sao nói vậy thì mình dễ đoán, còn những người có tâm sâu sắc, kín đáo, thì khó đoán hơn. Tuy nhiên, dù cho người nào cố tình khéo léo che giấu lời nói hay văn viết của họ bực nào đi nữa, nếu mình theo dõi đọc nhiều những gì họ viết hay nói thì dần dà mình cũng có thể nhận ra được phần nào tánh tình, tâm tư của họ. Nếu khả năng quan sát của mình tinh tế hơn nữa thì có thể nhận thức khá nhiều tánh tình của người nói hay viết.
Để kết thúc bài post này anatta thuật lại một câu chuyện có thật đã được ghi lại trong Đại Việt Sử Ký toàn thư.
*******
Văn tức là người
Nguyễn Giản Thanh, người làng Ông Mặc (làng Me), huyện Ðông Ngàn (nay là Từ Sơn), Bắc Ninh. Sống vào khoảng đầu thế kỷ XVI; sinh năm 1482, mất năm nào không rõ. Ông lúc nhỏ rất thông minh, mới 16 tuổi đã thông hiểu rất nhiều sách vở, sau đỗ Trạng Nguyên; nên tục gọi là Trạng Me.
Một hôm đang đi học ở trường, thầy học là Thượng thư Ðàm Thận Huy vừa giảng bài song thì trời sập mưa, học trò đều phải ngồi lại. Ông thầy Huy nhân thấy vậy, bèn ra một câu đối để học trò cùng đối cho vui:
Vũ vô kiềm toả năng lưu khách.
Nghĩa là:
Mưa không có then khoá mà giữ được khách
Nguyễn Giản Thanh đối ngay rằng:
Sắc bất ba đào dị nịch nhân
Nghĩa là:
Sắc đẹp chẳng phải sóng gió mà làm đắm đuối người ta.
Ông Huy xem xong khen rằng: "Câu đối này hay lắm, giọng văn này có thể đỗ Trạng được, nhưng sau tất mê đắm vào vòng sắc dục làm hại lây đến sự nghiệp!".
Tiếp đó, một người học trò tên là Nguyễn Chiêu Huấn lại đối:
Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân
Nghĩa là:
Mặt trăng giống cái cung mà chẳng bắn ai
Ông Huy phê: "Câu này kém sắc sảo, không hay bằng câu kia, nhưng tỏ ra khí chất hiền hoà, sau này sẽ làm nên, cuộc sống sẽ chu toàn!"
Sau đó, lại có một người học trò khác đối rằng:
Phân bất uy quyền dị sử nhân
Nghĩa là:
Phân cứt chẳng uy quyền gì mà dễ sai khiến người
Ông thầy Huy phê: "Sau giàu sang nhưng là hạng bỉ lậu!"
Qủa nhiên, mấy năm sau, Nguyễn Giản Thanh thi đỗ thủ khoa, rồi đỗ Trạng Nguyên đời Vua Lê Uy Mục (1508), làm quan lễ bộ Thượng thư, nhưng vì say đắm cô gái đẹp ở kinh thành mà đến ô danh bại giá. Còn Chiêu Huấn chỉ đỗ Bảng Nhãn nhưng làm quan và sống yên ổn, không xảy ra chuyện gì cả. Riêng người học trò kia sau cũng vào bậc hào phú trong vùng, nhưng ai cũng chê là hạng thô lỗ, bỉ ổi. Thầy mà hiểu được trò đến như vậy thì thử hỏi hậu thế thời nay có được mấy người?
(http://vuhuu.edu.vn/null/Ebook/Giai_Thoa...3_11-1.htm)
Anh Anatta,
Cám ơn anh đã dành thời gian chia sẽ đề tài này.
Lời giải thích sâu sắc và súc tích như Thầy giáo dạy văn.
Bé 3 thích những câu đối rất hay
Hình như cũng có câu " Cái gì nó đầy trong lòng thì mới tràn ra ngoài"
để nhìn thấy được tâm tính con người.
Người nào mà đọc được tâm tư của người khác thì cũng đáng đươc gọi bằng Thầy rồi..phải không ?..