Người về qua cõi phù vân ... Nghiêng vai trút gánh phong trần bỏ đi...

Căn Nhà Trên Cát ... của Quê ...
#91
(2018-08-07, 07:03 PM)anatta Wrote: Thank you, Quexua.

Qua những lời giải thích của bạn, thì hẳn chắc bạn cũng đã từng tiếp xúc với người Công giáo có được thần-khí.

anatta cũng được nghe biết thì trường phái Pháp môn Quán Âm sau khi thọ tâm ấn thì cũng giống như là nhập vào dòng thánh, được quả Nhập Lưu. Nhưng thật sự thế nào thì chỉ có người trong cuộc thành thật với chính mình, xem xét cõi lòng mình thì mới rõ là có hay không mà thôi.

Cách thức để có thể câu thông (tap) được với thần-khí thì anatta chưa nghe. Về việc hành thiện lành mà có được thân-khí đổ xuống, và  dù rằng bạn nói người có được thần khí tựa như đạt quả nhập lưu (hay đắc tam minh như bên nhà Phật) thì bạn Quexua có thể nói lên theo quan niệm của bạn, riêng anatta thì không đồng tình lắm. 

Theo nhà Phật, thì hành thiện lành (bao gồm giữ giới căn bản) giúp cho tâm được thanh thản, an ổn hiện thời, và được quả tái sanh tốt đẹp đời sống sau, hoặc có thể hiện tại, chứ không thể đưa đến chứng đạo quả nhập lưu. Đạo quả Nhập lưu (Tu đà hoàn) và các bậc kế tiếp, thì chỉ có hành thiền quán (tuệ) Tứ Niệm Xứ, thấu rõ tam pháp ấn, mới đạt được. Còn minh thứ ba trong tam minh là Lậu Tận Minh -- nhổ bật tận gốc các ô nhiễm tham sân si trong tâm -- cũng thế, chỉ có hành thiền tuệ quán TNX mới đắc được.

Cheer

Bạn Anatta,

 
Trước kia, QX tui đã từng là một seeker.  Trong quá trình lăn lộn trong giới đạo lâm giang hồ trên mạng cũng như ngoài đời. Đúng là tui đã có tiếp xúc với vài người Công Giáo có thần khí, .. À hèm. Tui cũng đã gặp hay nhận ra ít nhất là có một vài người được kiến tánh thật sự dù rằng mức độ cao thất khác nhau.
 
Trong cuộc đàm thoại của QX tui và bạn Anatta, cần phải nhận thức rằng đây chỉ là sự trao đổi quan niệm của mỗi người, giống như ngài Bồ Đề Đạt Ma đã nói trong Quán Tâm Pháp, "Ông hỏi tôi tức là tâm của ông, tôi trả lời với ông tức là tâm của tôi. Nếu tôi không có tâm thì lấy đâu biết để trả lời với ông ; ông nếu không có tâm làm sao ông biết hỏi tôi." 
 
Tui và bạn Annatta đang quán tâm của mình và quán tâm của ngưởi kia, chỉ là tâm quán tâm, nên không có ai đúng hay sai. Nếu điều tôi nói không hợp với quan niệm của bạn Anatta, thì bạn ấy bất đồng với tôi, và ngược lại nếu điều bạn Anatta nói không hợp với quan niệm của tui, thì tui cũng bất đồng. Dù sao thì đây cũng chỉ là quan niệm bất đồng với quan niệm. Còn sự thật ở ngoài kia nó như thế nào, chưa chắc những quan niệm này đã với tới sự thật đó. Chúng ta cần nhận thức rằng sự thật ở ngoài đời nó khác với lý thuyết và quan niệm.
 
Trở lại đề tài đang thảo luận bên trên, bạn Anatta đưa ra ba khái niệm hay keywords, mà tui nghĩ rằng nên phân tích từ keyword hay ý chính của mỗi đề tài. Ba keyword đó là …
  1. "Cầu thông" hay "hiệp nhất" với Thượng Đế, Chúa Thánh Thần.

  2. Tự Lực vs Tha Lực

  3. Người có thần khí, đạt được điều gì?  Và tại sao người hiền, thiện tâm lại dễ được thần khí Chúa Thánh Thần?

Cầu thông với Thượng Đế theo quan niệm của pháp môn Quán Âm thì tui không rành lắm, vì tui không có nghiên cứu hay theo dõi và không biết gì để nói. Nhưng người có được Thần Khí Chúa Thánh Thần, gọi là channeling, có thể gọi là nối kết, tiếp nhận, bắt chước imitate, support, hay đôi khi hiệp nhất với Chúa Thánh Thần ở mức độ cao nhất. Đây là người phải rất thiện lành, không có vết xấu bợn trong tâm hồn thì mới có thể hiệp nhất được với Chúa Thánh Thần. 
 
Người được thần khí Chúa Thánh Thần đổ xuống hay hiệp nhất với Chúa, có phải là tha lực hay không? Có phải rằng họ thụ động và thiếu tự lực hay không? Theo quan niệm của tui thì không!  Bời vì sao? Bởi vì tự lực và tha lực chỉ là một quan niệm của con người đặt ra trên lý thuyết, nhưng trong thực tế điều đó khó có thể phân biệt rõ ràng.
 
Chúng ta thường có câu ca dao rằng, "Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn." Bạn nghĩ sao? Nó nói lên cái sự tự lực, tự ái cá nhân, không muốn cầu cạnh vào tha lực, và người khác.  Câu này có hoàn toàn đúng không? Nhưng nếu ao nhà đục quá, có giun sán sên, hay gà vịt làm bậy dưới đó nhiều quá thì sao?  Vậy phải nói là ….  "Ta về ta tắm ao ta, nhưng níu mà ao đục quá thì ta đi tắm hồ, (mướn hotel sang có hồ infinity pool.) Rollin
 
Như tui đã bàn đến trong chuyện sống một mình trên hoang đảo, chúng ta ai cũng nghĩ rằng sống hay tu trên hoang đảo là một điều hay trên lý thuyết (Tự Lực.) Nhưng trên thực tế không ai muốn sống trên hoang đảo suốt đời nếu có sự lựa chọn. Vì sao? Vì con người ta không ai chịu tu một mình, đắc đạo một mình, nó boring lắm. Con người ta thích sống theo tập đoàn, sống theo nhóm. Con người ta thích belong to, là thành phần của một cái group nào đó, một tập đoàn, đoàn thể nào đó. Có người để họ thông cảm, có người để chia sẻ, có người để khóc và cười với nhau. Ngay cả khi chết cũng thế, con chó khi già sắp chết, nó thường đi tìm một cái góc vắng vẻ nào đó để chết một mình, không muốn ai biết. Nhưng con người thì luôn muốn có người thân ở kê bên tiễn đưa.
 
Nói tóm lại con người ta luôn luôn channeling, luôn luôn kết nối, luôn luôn hòa nhập với một đoàn thể nào đó. Và họ chia sẻ kiến thức, quan niệm, suy nghĩ như người trong đoàn thể đó. Cho nên, channeling, kết nối là chuyện thường tình không có gì xấu mà ngược lại, là điều tốt và cần thiết.
 
Cũng thế những kinh nghiệm và kiến thức của con người khác với loài vật ở chổ, loài vật cũng được bố mẹ chúng dạy những điều căn bản như bơi, ăn, đi tìm mồi. Nhưng những điều còn lại chúng phải tự học lấy hết cả đời nên không tiến xa được. Còn con người thì nhờ học được những kiến thức, kinh nghiệm tích lũy từ đời này qua đời kia, nên họ  có thể trở thành những người tài giỏi, nhà bác học, kỹ sư, đầu bếp giỏi, mà nếu một người thường tự học lấy thì sẽ không bao giờ có được một kiến thức hay khả năng cao như thế. Nói tóm lại cho dù bạn có muốn tự lực đốt đèn mà đi thì bạn cũng cần mua cái đèn, cái hộp quẹt và cái bản đồ, hoặc có người chỉ đường cho bạn cần phải đi đâu, làm gì. Nói tóm lại, tự lực và tha lực cần có nhau. Không thể tách ra được.
Reply
#92
(2018-08-12, 03:46 PM)quexua Wrote: Bạn Anatta,

 
Trước kia, QX tui đã từng là một seeker.  Trong quá trình lăn lộn trong giới đạo lâm giang hồ trên mạng cũng như ngoài đời. Đúng là tui đã có tiếp xúc với vài người Công Giáo có thần khí, .. À hèm. Tui cũng đã gặp hay nhận ra ít nhất là có một vài người được kiến tánh thật sự dù rằng mức độ cao thất khác nhau.
 
Trong cuộc đàm thoại của QX tui và bạn Anatta, cần phải nhận thức rằng đây chỉ là sự trao đổi quan niệm của mỗi người, giống như ngài Bồ Đề Đạt Ma đã nói trong Quán Tâm Pháp, "Ông hỏi tôi tức là tâm của ông, tôi trả lời với ông tức là tâm của tôi. Nếu tôi không có tâm thì lấy đâu biết để trả lời với ông ; ông nếu không có tâm làm sao ông biết hỏi tôi." 
 
Tui và bạn Annatta đang quán tâm của mình và quán tâm của ngưởi kia, chỉ là tâm quán tâm, nên không có ai đúng hay sai. Nếu điều tôi nói không hợp với quan niệm của bạn Anatta, thì bạn ấy bất đồng với tôi, và ngược lại nếu điều bạn Anatta nói không hợp với quan niệm của tui, thì tui cũng bất đồng. Dù sao thì đây cũng chỉ là quan niệm bất đồng với quan niệm. Còn sự thật ở ngoài kia nó như thế nào, chưa chắc những quan niệm này đã với tới sự thật đó. Chúng ta cần nhận thức rằng sự thật ở ngoài đời nó khác với lý thuyết và quan niệm.
 
Trở lại đề tài đang thảo luận bên trên, bạn Anatta đưa ra ba khái niệm hay keywords, mà tui nghĩ rằng nên phân tích từ keyword hay ý chính của mỗi đề tài. Ba keyword đó là …
  1. "Cầu thông" hay "hiệp nhất" với Thượng Đế, Chúa Thánh Thần.

  2. Tự Lực vs Tha Lực

  3. Người có thần khí, đạt được điều gì?  Và tại sao người hiền, thiện tâm lại dễ được thần khí Chúa Thánh Thần?

Cầu thông với Thượng Đế theo quan niệm của pháp môn Quán Âm thì tui không rành lắm, vì tui không có nghiên cứu hay theo dõi và không biết gì để nói. Nhưng người có được Thần Khí Chúa Thánh Thần, gọi là channeling, có thể gọi là nối kết, tiếp nhận, bắt chước imitate, support, hay đôi khi hiệp nhất với Chúa Thánh Thần ở mức độ cao nhất. Đây là người phải rất thiện lành, không có vết xấu bợn trong tâm hồn thì mới có thể hiệp nhất được với Chúa Thánh Thần. 
 
Người được thần khí Chúa Thánh Thần đổ xuống hay hiệp nhất với Chúa, có phải là tha lực hay không? Có phải rằng họ thụ động và thiếu tự lực hay không? Theo quan niệm của tui thì không!  Bời vì sao? Bởi vì tự lực và tha lực chỉ là một quan niệm của con người đặt ra trên lý thuyết, nhưng trong thực tế điều đó khó có thể phân biệt rõ ràng.
 
Chúng ta thường có câu ca dao rằng, "Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn." Bạn nghĩ sao? Nó nói lên cái sự tự lực, tự ái cá nhân, không muốn cầu cạnh vào tha lực, và người khác.  Câu này có hoàn toàn đúng không? Nhưng nếu ao nhà đục quá, có giun sán sên, hay gà vịt làm bậy dưới đó nhiều quá thì sao?  Vậy phải nói là ….  "Ta về ta tắm ao ta, nhưng níu mà ao đục quá thì ta đi tắm hồ, (mướn hotel sang có hồ infinity pool.) Rollin
 
Như tui đã bàn đến trong chuyện sống một mình trên hoang đảo, chúng ta ai cũng nghĩ rằng sống hay tu trên hoang đảo là một điều hay trên lý thuyết (Tự Lực.) Nhưng trên thực tế không ai muốn sống trên hoang đảo suốt đời nếu có sự lựa chọn. Vì sao? Vì con người ta không ai chịu tu một mình, đắc đạo một mình, nó boring lắm. Con người ta thích sống theo tập đoàn, sống theo nhóm. Con người ta thích belong to, là thành phần của một cái group nào đó, một tập đoàn, đoàn thể nào đó. Có người để họ thông cảm, có người để chia sẻ, có người để khóc và cười với nhau. Ngay cả khi chết cũng thế, con chó khi già sắp chết, nó thường đi tìm một cái góc vắng vẻ nào đó để chết một mình, không muốn ai biết. Nhưng con người thì luôn muốn có người thân ở kê bên tiễn đưa.
 
Nói tóm lại con người ta luôn luôn channeling, luôn luôn kết nối, luôn luôn hòa nhập với một đoàn thể nào đó. Và họ chia sẻ kiến thức, quan niệm, suy nghĩ như người trong đoàn thể đó. Cho nên, channeling, kết nối là chuyện thường tình không có gì xấu mà ngược lại, là điều tốt và cần thiết.
 
Cũng thế những kinh nghiệm và kiến thức của con người khác với loài vật ở chổ, loài vật cũng được bố mẹ chúng dạy những điều căn bản như bơi, ăn, đi tìm mồi. Nhưng những điều còn lại chúng phải tự học lấy hết cả đời nên không tiến xa được. Còn con người thì nhờ học được những kiến thức, kinh nghiệm tích lũy từ đời này qua đời kia, nên họ  có thể trở thành những người tài giỏi, nhà bác học, kỹ sư, đầu bếp giỏi, mà nếu một người thường tự học lấy thì sẽ không bao giờ có được một kiến thức hay khả năng cao như thế. Nói tóm lại cho dù bạn có muốn tự lực đốt đèn mà đi thì bạn cũng cần mua cái đèn, cái hộp quẹt và cái bản đồ, hoặc có người chỉ đường cho bạn cần phải đi đâu, làm gì. Nói tóm lại, tự lực và tha lực cần có nhau. Không thể tách ra được.



 
Có một chuyện ngẫu nhiên và khá thú vị đã xảy ra cho QX hôm qua. Câu chuyện là như vầy. Số là sau khi viết xong cái post như ở trên, trong đó qx chỉ nói đến điều 1, và 2 trong ba điều đã nêu ra.
 
  1. "Cầu thông" hay "hiệp nhất" với Thượng Đế, Chúa Thánh Thần.

  2. Tự Lực vs Tha Lực

  3. Người có thần khí, đạt được điều gì?  Và tại sao người hiền, thiện tâm lại dễ được thần khí Chúa Thánh Thần?
 
Nhưng QX chưa viết tới điều thứ ba , vì tới giờ đi lể nên QX đành tạm ngưng viết và thay đồ sửa soạn đi nhà thờ.
 
Vừa đi vao nhà thờ QX vừa suy nghĩ về đề tài tại sao người hiền lành và thiện tâm lại dể được ân điển của Chúa Thánh Thần?  Không ngờ lúc vào lể ngồi nghe bài đọc 2 thì QX bổng giậc mình vì chợt nghe bài đọc này nói đúng vào đề tài mình đang suy nghĩ và đồng thời cũng đã trả lời thẳng cho câu hỏi của QX.
 
Đây là nội dung bài đọc 2 Chúa Nhật 08-12

------------------------------------------
 

BÀI ĐọC II          Eph 4: 30; 5: 2

Bài trích thơ Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Êphêsô.

29 Anh em đừng bao giờ thốt ra những lời độc địa, nhưng nếu cần, hãy nói những lời tốt đẹp, để xây dựng và làm ích cho người nghe.30 Anh em chớ làm phiền lòng Thánh Thần của Thiên Chúa, vì chính Người là dấu ấn ghi trên anh em, để chờ ngày cứu chuộc.31 Đừng bao giờ chua cay gắt gỏng, nóng nảy giận hờn, hay la lối thoá mạ, và hãy loại trừ mọi hành vi gian ác.32 Trái lại, phải đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Ki-tô. 5:1 Vậy, anh em hãy bắt chước Thiên Chúa, vì anh em là con cái được Người yêu thương,2 và hãy sống trong tình bác ái, như Đức Ki-tô đã yêu thương chúng ta, và vì chúng ta, đã tự nộp mình làm hiến lễ, làm hy lễ dâng lên Thiên Chúa tựa hương thơm ngào ngạt.

 29 Do not let any unwholesome talk come out of your mouths, but only what is helpful for building others up according to their needs, that it may benefit those who listen. 30 And do not grieve the Holy Spirit of God,with whom you were sealed for the day of redemption. 31 Get rid of all bitterness, rage and anger, brawling and slander, along with every form of malice. 32 Be kind and compassionate to one another, forgiving each other, just as in Christ God forgave you.

5:1 Follow God’s example, therefore, as dearly loved children and walk in the way of love, just as Christ loved us and gave himself up for us as a fragrant offering and sacrifice to God.
 
 ------------------------------------------

Những câu trả lời QX rút tỉa được:

Thế người hiền lành và thiện tâm thì ứng xử như thế nào? 

31 Đừng bao giờ chua cay gắt gỏng, nóng nảy giận hờn, hay la lối thoá mạ, và hãy loại trừ mọi hành vi gian ác.32 Trái lại, phải đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Ki-tô.
 
Channeling Nối kết với Thiên Chúa là gì? 

Trả lời …  5:1 Vậy, anh em hãy bắt chước Thiên Chúa, vì anh em là con cái được Người yêu thương. 2 và hãy sống trong tình bác ái, như Đức Ki-tô đã yêu thương chúng ta
 
Reply
#93
Anatta:  Theo nhà Phật, thì hành thiện lành (bao gồm giữ giới căn bản) giúp cho tâm được thanh thản, an ổn hiện thời, và được quả tái sanh tốt đẹp đời sống sau, hoặc có thể hiện tại, chứ không thể đưa đến chứng đạo quả nhập lưu. Đạo quả Nhập lưu (Tu đà hoàn) và các bậc kế tiếp, thì chỉ có hành thiền quán (tuệ) Tứ Niệm Xứ, thấu rõ tam pháp ấn, mới đạt được. Còn minh thứ ba trong tam minh là Lậu Tận Minh -- nhổ bật tận gốc các ô nhiễm tham sân si trong tâm -- cũng thế, chỉ có hành thiền tuệ quán TNX mới đắc được. 
 
QX:
 
Tại sao người Thiện Lành lại được ân điển Chúa Thánh Thần đổ xuống (tương đương với thánh quả nhập lưu?)
 
Người thiện lành ở đây QX nói đến là ở bản chất chứ không phải là người thi hành thiện lành. Người bản chất thiện lành không cần phải thi hành thiện lành vì tự họ đã thiện lành.
 
Bạn có bao giờ gặp những người mà người ta nói là "beautiful inside out?" Người thiện lành là như thế đó.  Dưới đây là một số bản chất của người thiện lành:
 

  1. Họ chỉ có một lòng, một mặt, chứ không hai mặt. Giống như Chúa và Phật, hay các thánh nhân, thường chỉ có một mặt. Họ không làm hại hay chửi bới sau lưng bạn, nhưng trước mặt thì làm ra vẻ hiền lành.

  2. Họ không bao giờ làm hại, đã kích người khác, hay tôn giáo vì thù ghét.

  3. Họ muốn làm việc ích lợi cho mọi người.
 
Vì sao những người bản chất thiện lành lại được ân Chúa Thánh Thần?
 

  1. Người thiện lành là kết quả của sự luyện tập, học tập các điều được dạy dổ ở gia đình tốt lành và tôn giáo. Đây không phải là sự ngẫu nhiên. Nếu bạn thực hành Bát Chánh Đạo hoặc các điều Chúa dạy một cách sốt sắng trong thời gian lâu dài thì mới được cái bản chất thiện lành như trên.

  2. Người học thiền hay luyện tập để mong được chứng quả thì sẽ không chứng quả. Lý do giản dị là vì lòng ham muốn, mong được thần thông hay quả vị. Trong khi đó, mục đích của Đạo không phải là để đạt quả vị mà là để có tâm Thiện Lành.

  3. Những người bản chất thiện lành bây giờ là hàng hiếm và sắp tuyệt chủng. Đây mới là hàng xịn của các tôn giáo mà không phải dễ tìm. Bạn có thể đốt đèn đi ra chợ tìm đỏ con mắt chưa chắc đã gặp được một người.

  4. Tất cả các tôn giáo tốt và thiện trên thế gian này nói tóm lại đều là tài sản chung của nhân loại, và là phương tiện để giúp đỡ cuộc sống, xã hội và con người trờ nên thiện lành. Đó là ý chính.

  5. Thế cho nên những người có bản chất thiện lành, không phải là sự tình cờ ngẫu nhiên, và do đó, họ sẽ được Chúa bless và đổ ân phúc thần khí xuống.

  6. Ngài Huệ Năng cũng có nói, những người tâm sáng thì không cần phải thiền, cũng là ý này. Khi người có tâm thiện lành tâm sáng thì giống như trái đã chín muồi, chỉ cần chờ cơ hội là nó rụng, ủa lộn, bùng phát. Đó là lý do bên PG có nhiều người chỉ cần một câu là ngộ, chứng quả. Còn có người thì thiền cả đời mà vẫn hoàn không.
 
 
 
Reply
#94
(2018-08-13, 04:25 PM)quexua Wrote: Có một chuyện ngẫu nhiên và khá thú vị đã xảy ra cho QX hôm qua. Câu chuyện là như vầy. Số là sau khi viết xong cái post như ở trên, trong đó qx chỉ nói đến điều 1, và 2 trong ba điều đã nêu ra.
 
  1. "Cầu thông" hay "hiệp nhất" với Thượng Đế, Chúa Thánh Thần.

  2. Tự Lực vs Tha Lực

  3. Người có thần khí, đạt được điều gì?  Và tại sao người hiền, thiện tâm lại dễ được thần khí Chúa Thánh Thần?
 
Nhưng QX chưa viết tới điều thứ ba , vì tới giờ đi lể nên QX đành tạm ngưng viết và thay đồ sửa soạn đi nhà thờ.
 
Vừa đi vao nhà thờ QX vừa suy nghĩ về đề tài tại sao người hiền lành và thiện tâm lại dể được ân điển của Chúa Thánh Thần?  Không ngờ lúc vào lể ngồi nghe bài đọc 2 thì QX bổng giậc mình vì chợt nghe bài đọc này nói đúng vào đề tài mình đang suy nghĩ và đồng thời cũng đã trả lời thẳng cho câu hỏi của QX.
 

Phương Vy chào làm quen với Quê Xưa nhé!  Tulip4

Rất vui khi đọc những điều Quê Xưa chia sẻ trên kia. Phương Vy thường hay gặp như vậy lắm. Ban đầu Phương Vy cũng giật mình và thấy cao siêu lạ lùng, rất thiêng liêng. :full-moon-with-face4:

Một thời gian bước đi với Chúa, có Chúa đồng hành với mình, Phương Vy thấy thật là bình thường luôn đấy Quê Xưa. Vì thế cho nên càng ngày niềm tin của Phương Vy càng mạnh mẽ lên là thế. 

Khi chúng ta có mối quan hệ mật thiết với Chúa Jesus, Chúa sẽ là người bạn tốt nhất mà bạn được ban tặng trong cuộc đời này. Bạn dâng hết những ưu tư phiền muộn thắc mắc trong cuộc đời lên cho Chúa. Chúa Jesus sẽ có cách giải toả những thắc mắc cho bạn bằng những phương tiện mà bạn không ngờ tới.  Thật là amazing phải không Quê Xưa? 

Phương Vy ước gì những người Phương Vy thương mến đều cảm nhận và thấy rõ được điều này. Cuộc đời sẽ đơn giản và tươi sáng hơn nhiều lắm. Quê Xưa có đồng ý với Phương Vy không?  Tulip4

Mến chúc Quê Xưa bước đi vững vàng, có Chúa đồng hành luôn luôn với Quê Xưa trong cuộc đời nhé!  Tulip4
Live in harmony with one another. Romans 12:16 
Reply
#95
(2018-08-12, 03:46 PM)quexua Wrote: Bạn Anatta,

 
Trước kia, QX tui đã từng là một seeker.  Trong quá trình lăn lộn trong giới đạo lâm giang hồ trên mạng cũng như ngoài đời. Đúng là tui đã có tiếp xúc với vài người Công Giáo có thần khí, .. À hèm. Tui cũng đã gặp hay nhận ra ít nhất là có một vài người được kiến tánh thật sự dù rằng mức độ cao thất khác nhau.
 
Trong cuộc đàm thoại của QX tui và bạn Anatta, cần phải nhận thức rằng đây chỉ là sự trao đổi quan niệm của mỗi người, giống như ngài Bồ Đề Đạt Ma đã nói trong Quán Tâm Pháp, "Ông hỏi tôi tức là tâm của ông, tôi trả lời với ông tức là tâm của tôi. Nếu tôi không có tâm thì lấy đâu biết để trả lời với ông ; ông nếu không có tâm làm sao ông biết hỏi tôi." 
 
Tui và bạn Annatta đang quán tâm của mình và quán tâm của ngưởi kia, chỉ là tâm quán tâm, nên không có ai đúng hay sai. Nếu điều tôi nói không hợp với quan niệm của bạn Anatta, thì bạn ấy bất đồng với tôi, và ngược lại nếu điều bạn Anatta nói không hợp với quan niệm của tui, thì tui cũng bất đồng. Dù sao thì đây cũng chỉ là quan niệm bất đồng với quan niệm. Còn sự thật ở ngoài kia nó như thế nào, chưa chắc những quan niệm này đã với tới sự thật đó. Chúng ta cần nhận thức rằng sự thật ở ngoài đời nó khác với lý thuyết và quan niệm.
 
Trở lại đề tài đang thảo luận bên trên, bạn Anatta đưa ra ba khái niệm hay keywords, mà tui nghĩ rằng nên phân tích từ keyword hay ý chính của mỗi đề tài. Ba keyword đó là …
  1. "Cầu thông" hay "hiệp nhất" với Thượng Đế, Chúa Thánh Thần.

  2. Tự Lực vs Tha Lực

  3. Người có thần khí, đạt được điều gì?  Và tại sao người hiền, thiện tâm lại dễ được thần khí Chúa Thánh Thần?

Cầu thông với Thượng Đế theo quan niệm của pháp môn Quán Âm thì tui không rành lắm, vì tui không có nghiên cứu hay theo dõi và không biết gì để nói. Nhưng người có được Thần Khí Chúa Thánh Thần, gọi là channeling, có thể gọi là nối kết, tiếp nhận, bắt chước imitate, support, hay đôi khi hiệp nhất với Chúa Thánh Thần ở mức độ cao nhất. Đây là người phải rất thiện lành, không có vết xấu bợn trong tâm hồn thì mới có thể hiệp nhất được với Chúa Thánh Thần. 
 
Người được thần khí Chúa Thánh Thần đổ xuống hay hiệp nhất với Chúa, có phải là tha lực hay không? Có phải rằng họ thụ động và thiếu tự lực hay không? Theo quan niệm của tui thì không!  Bời vì sao? Bởi vì tự lực và tha lực chỉ là một quan niệm của con người đặt ra trên lý thuyết, nhưng trong thực tế điều đó khó có thể phân biệt rõ ràng.
 
Chúng ta thường có câu ca dao rằng, "Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn." Bạn nghĩ sao? Nó nói lên cái sự tự lực, tự ái cá nhân, không muốn cầu cạnh vào tha lực, và người khác.  Câu này có hoàn toàn đúng không? Nhưng nếu ao nhà đục quá, có giun sán sên, hay gà vịt làm bậy dưới đó nhiều quá thì sao?  Vậy phải nói là ….  "Ta về ta tắm ao ta, nhưng níu mà ao đục quá thì ta đi tắm hồ, (mướn hotel sang có hồ infinity pool.) Rollin
 
Như tui đã bàn đến trong chuyện sống một mình trên hoang đảo, chúng ta ai cũng nghĩ rằng sống hay tu trên hoang đảo là một điều hay trên lý thuyết (Tự Lực.) Nhưng trên thực tế không ai muốn sống trên hoang đảo suốt đời nếu có sự lựa chọn. Vì sao? Vì con người ta không ai chịu tu một mình, đắc đạo một mình, nó boring lắm. Con người ta thích sống theo tập đoàn, sống theo nhóm. Con người ta thích belong to, là thành phần của một cái group nào đó, một tập đoàn, đoàn thể nào đó. Có người để họ thông cảm, có người để chia sẻ, có người để khóc và cười với nhau. Ngay cả khi chết cũng thế, con chó khi già sắp chết, nó thường đi tìm một cái góc vắng vẻ nào đó để chết một mình, không muốn ai biết. Nhưng con người thì luôn muốn có người thân ở kê bên tiễn đưa.
 
Nói tóm lại con người ta luôn luôn channeling, luôn luôn kết nối, luôn luôn hòa nhập với một đoàn thể nào đó. Và họ chia sẻ kiến thức, quan niệm, suy nghĩ như người trong đoàn thể đó. Cho nên, channeling, kết nối là chuyện thường tình không có gì xấu mà ngược lại, là điều tốt và cần thiết.
 
Cũng thế những kinh nghiệm và kiến thức của con người khác với loài vật ở chổ, loài vật cũng được bố mẹ chúng dạy những điều căn bản như bơi, ăn, đi tìm mồi. Nhưng những điều còn lại chúng phải tự học lấy hết cả đời nên không tiến xa được. Còn con người thì nhờ học được những kiến thức, kinh nghiệm tích lũy từ đời này qua đời kia, nên họ  có thể trở thành những người tài giỏi, nhà bác học, kỹ sư, đầu bếp giỏi, mà nếu một người thường tự học lấy thì sẽ không bao giờ có được một kiến thức hay khả năng cao như thế. Nói tóm lại cho dù bạn có muốn tự lực đốt đèn mà đi thì bạn cũng cần mua cái đèn, cái hộp quẹt và cái bản đồ, hoặc có người chỉ đường cho bạn cần phải đi đâu, làm gì. Nói tóm lại, tự lực và tha lực cần có nhau. Không thể tách ra được.


Bạn Quexua,

Vấn đề tư tưởng bất đồng thì bạn đừng lo anatta hiểu được. Bạn nêu lên quan niệm của bạn, tôi nêu lên cái nhìn của tôi về cùng một vấn đề, nhưng không có nghĩa là tôi muốn QX phải nghĩ như tôi. Mà những suy nghĩ hay quan niệm tôi đưa ra đa phần là theo khuynh hướng nhà Phật.

Khi tôi nói câu-thông trong PMQA thì nó có nghĩa như connection, chứ không phải là cầu-thông. Tôi nghĩ nó cũng có nghĩa như channeling. Hồi năm ngoái, tôi có làm research sơ sơ về trường phái PMQA (có đăng bên trang THTG VietFun), và thấy có những điểm chánh tương đồng với đạo Công giáo hay đạo Chúa nói chung về Thượng Đế, Ngôi Lời, về Năng Lực tối cao.


Quote:Chúng ta thường có câu ca dao rằng, "Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn." Bạn nghĩ sao? Nó nói lên cái sự tự lực, tự ái cá nhân, không muốn cầu cạnh vào tha lực, và người khác.  Câu này có hoàn toàn đúng không? Nhưng nếu ao nhà đục quá, có giun sán sên, hay gà vịt làm bậy dưới đó nhiều quá thì sao?  Vậy phải nói là ….  "Ta về ta tắm ao ta, nhưng níu mà ao đục quá thì ta đi tắm hồ, (mướn hotel sang có hồ infinity pool.) Rollin


Câu ca dao trên, tôi nhớ có lần đọc báo Tuổi trẻ VN, họ viết vui thế này: "Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn có nước". Lol 

Vậy mỗi người đều có cái ao cho chính mình. Nhưng, nước ao mà bị đục dơ là do ai? Tôi nghĩ cái ao là của mình, dơ hay sạch là do chính mình tạo ra, mình không chăm sóc nó kỹ, bởi vì nơi tâm của mỗi người chúng ta đều đã được programmed sẵn có các tâm (pháp) thiện và bất-thiện. Nếu ta hành động hay suy nghĩ hướng nhiều về sự thiện lành, thì các pháp (tâm) thiện sanh khởi khiến cho ao trong nhiều hơn đục dơ. Ngược lại ta hành động, tính toán, gian tham nhiều quá thì các pháp bất thiện sẽ thống lãnh cái ao (tâm) của ta, cái ao sẽ dơ... ồm. Giờ đây, mình thành thật với chính mình thấy rằng, cái ao mình sao bị dơ quá, giun sán lễnh nghễnh đục ngầu, thì muốn thay đổi cho cái ao nó trong sạch, không còn có giun sán nữa là chính cá nhân mình mà thôi. 

Không sai, đời sống là tương giao (cái mà bạn Quexua gọi là channeling), giữa người với nguời và người với sự vật. Nếu chúng ta tương giao với nhau bằng thiện ý, tình huynh đệ, tương thân tuơng ái, chân thật thì cuộc tương giao này khả dĩ mang đến yên bình, vui vẻ. Ngược lại, tương giao với nhau trong tinh thần ích kỷ, chỉ biết tinh toán hơn thua, nghĩ đến lợi lộc cá nhân thì quan hệ đó sẽ mang đến bất bình, bất mãn, gây tổn thương lẫn nhau.

Tha lực mà anatta đề cập là có khuynh hướng về đạo lý, sự giải thoát tinh thần, để mình được tự do tự tại thực sự, thì có cái đèn (bản đồ) là cần thiết, nhưng bản thân mình phải tự hành trì cất bước. Vì trong mỗi người đều có sẵn tiềm năng để giác ngộ, để giải thoát và tự do. Khi mình nhờ vả năng lực của ai, thì mình chưa được tự do mà còn nô lệ tinh thần (năng lực) cho họ. Mai này mình phải trả lại cái quả cho họ. Anatta không nói đến tha lực về đời sống vât chất xã hội, sự tương trợ lẫn nhau: một miêng khi đói bằng một gói khi no chẳng hạn. Hoặc anh giúp tôi, mai này tôi giúp anh lại .v.v...

Về kiến thức, khoa học kỹ thuật mà Quexua đề cập cũng vậy. Dù kiến thức sẵn đó, nhưng mình phải nỗ lực học tập, tức là tự lực. Muốn học bác sĩ hay kỹ sư thì mình cũng phải nỗ lực học hỏi mới hiểu biết và thi đậu lấy bằng cấp hành nghề. Đâu thể tự dưng không học hỏi y khoa mà tự nhiên làm bác sĩ chữa bệnh được, thì về ngành nghề kỹ sư cũng vậy. Ngay cả như thần đồng học một biết mười đi nữa họ cũng cần phải đi đến trường học.

Cheer
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#96
(2018-08-13, 05:31 PM)Phương Vy Wrote: Mến chúc Quê Xưa bước đi vững vàng, có Chúa đồng hành luôn luôn với Quê Xưa trong cuộc đời nhé!  Tulip4

Chào Phương Vy,

Lâu quá không gặp, Phương Vy dạo này khoẻ không?

Ông bạn Quexua hiểu biết sâu rộng về đạo lý và có cả kinh nghiệm tâm linh nữa, nên có lẽ PVy không cần phải lo xa. Lo rằng mai này không chừng PVy phải vịn vai Quexua để được trợ giúp mà kiên định hơn. :-))
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#97
(2018-08-13, 05:31 PM)Phương Vy Wrote: Phương Vy chào làm quen với Quê Xưa nhé!  Tulip4

Rất vui khi đọc những điều Quê Xưa chia sẻ trên kia. Phương Vy thường hay gặp như vậy lắm. Ban đầu Phương Vy cũng giật mình và thấy cao siêu lạ lùng, rất thiêng liêng. :full-moon-with-face4:

Một thời gian bước đi với Chúa, có Chúa đồng hành với mình, Phương Vy thấy thật là bình thường luôn đấy Quê Xưa. Vì thế cho nên càng ngày niềm tin của Phương Vy càng mạnh mẽ lên là thế. 

Khi chúng ta có mối quan hệ mật thiết với Chúa Jesus, Chúa sẽ là người bạn tốt nhất mà bạn được ban tặng trong cuộc đời này. Bạn dâng hết những ưu tư phiền muộn thắc mắc trong cuộc đời lên cho Chúa. Chúa Jesus sẽ có cách giải toả những thắc mắc cho bạn bằng những phương tiện mà bạn không ngờ tới.  Thật là amazing phải không Quê Xưa? 

Phương Vy ước gì những người Phương Vy thương mến đều cảm nhận và thấy rõ được điều này. Cuộc đời sẽ đơn giản và tươi sáng hơn nhiều lắm. Quê Xưa có đồng ý với Phương Vy không?  Tulip4

Mến chúc Quê Xưa bước đi vững vàng, có Chúa đồng hành luôn luôn với Quê Xưa trong cuộc đời nhé!  Tulip4

Quê Xưa cũng hân hạnh được làm quen với Phương Vy. Đọc thấy Phương Vy đi xa mới về hèn chi QX mới gặp Phương Vy mấy hôm nay.

Ngạc nhiên thấy PV cũng suy nghĩ , nghiền ngẫm nghiên cứu về đạo như giống tui. Đúng là khi vào nhà thờ nghe mấy bài đọc cũng là một trong những điều mình thấy linh ứng há. Cho nên QX thường hay để ý lắng nghe xem bài đọc mỗi tuần nói điều gì, hay là message của Chúa gởi cho mình tuần này là gì. Mặc dù tất nhiên là ngoài bài đọc có lẻ bạn còn thấy những điều khác?

Có điều gì hay về đạo PV nhớ chia sẻ với các bạn nhé. Chúc PV sẽ đồng hành cùng với Thiên Chúa và Đức Mẹ luôn.

Tulip4 Innocent Tulip4 Hello :face-with-tears-of-joy4:
Reply
#98
(2018-08-13, 06:04 PM)quexua Wrote: Có điều gì hay về đạo PV nhớ chia sẻ với các bạn nhé. Chúc PV sẽ đồng hành cùng với Thiên Chúa và Đức Mẹ luôn.

Tulip4 Innocent Tulip4 Hello :face-with-tears-of-joy4:

Cổ là tín hữu Tin Lành đó bạn Quexua.

Biggrin
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#99
(2018-08-13, 06:04 PM)anatta Wrote: Chào Phương Vy,

Lâu quá không gặp, Phương Vy dạo này khoẻ không?

Ông bạn Quexua hiểu biết sâu rộng về đạo lý và có cả kinh nghiệm tâm linh nữa, nên có lẽ PVy không cần phải lo xa. Lo rằng mai này không chừng PVy phải vịn vai mà Quexua để được trợ giúp mà kiên định hơn. :-))

Cám ơn ông bạn quá khen, tui còn đang định hỏi PV đi học lớp gì đó có gì hay không? Có phải là đi học phất ... nhịp không?

:thinking-face4: Grinning-face-with-smiling-eyes4
Reply
(2018-08-13, 06:05 PM)anatta Wrote: Cổ là tín hữu Tin Lành đó bạn Quexua.

Biggrin

Ồ vậy hả? Cám ơn bạn Anatta thông báo. Vậy xin lổi PV nhé, tui xin chúc lại bạn PV đồng hành với Thiên Chúa nhé.

:slightly-smiling-face4:
Reply
(2018-08-13, 06:06 PM)quexua Wrote: Cám ơn ông bạn quá khen, tui còn đang định hỏi PV đi học lớp gì đó có gì hay không? Có phải là đi học phất ... nhịp không?

:thinking-face4: Grinning-face-with-smiling-eyes4

What is "phất nhịp"? :-)

Ah, tôi mới thấy cái post sau của Quexua nói về sự thiện lành, sẽ trao đổi sau.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
Chào anh QueXua!  Tulip4

Mém chút Phương Vy gọi là sis rồi.  Biggrin  Nick Quê Xưa nghe hay hay, hiền hiền và buồn buồn.  :full-moon-with-face4:

Phương Vy cũng có thắc mắc giống anh Anatta đó anh QX. 

"What is "..."?" 

Không biết tại vì đầu óc Phương Vy đen tối hay sao mà đọc hai chữ đó kí thấy ghê quá à. Không dám nhắc lại luôn. Biggrin Lol


Hello Anh Anatta! Phương Vy khoẻ, cảm ơn anh Anatta hỏi thăm và cảm ơn anh Anatta cho biết thêm về nội công thâm hậu của anh Quê Xưa. Phương Vy sẽ đón đọc những gì anh ấy viết để học hỏi thêm.
Live in harmony with one another. Romans 12:16 
Reply
(2018-08-13, 05:04 PM)quexua Wrote: Anatta:  Theo nhà Phật, thì hành thiện lành (bao gồm giữ giới căn bản) giúp cho tâm được thanh thản, an ổn hiện thời, và được quả tái sanh tốt đẹp đời sống sau, hoặc có thể hiện tại, chứ không thể đưa đến chứng đạo quả nhập lưu. Đạo quả Nhập lưu (Tu đà hoàn) và các bậc kế tiếp, thì chỉ có hành thiền quán (tuệ) Tứ Niệm Xứ, thấu rõ tam pháp ấn, mới đạt được. Còn minh thứ ba trong tam minh là Lậu Tận Minh -- nhổ bật tận gốc các ô nhiễm tham sân si trong tâm -- cũng thế, chỉ có hành thiền tuệ quán TNX mới đắc được. 
 
QX:
 
Tại sao người Thiện Lành lại được ân điển Chúa Thánh Thần đổ xuống (tương đương với thánh quả nhập lưu?)
 
Người thiện lành ở đây QX nói đến là ở bản chất chứ không phải là người thi hành thiện lành. Người bản chất thiện lành không cần phải thi hành thiện lành vì tự họ đã thiện lành.
 
Bạn có bao giờ gặp những người mà người ta nói là "beautiful inside out?" Người thiện lành là như thế đó.  Dưới đây là một số bản chất của người thiện lành:
 
  1. Họ chỉ có một lòng, một mặt, chứ không hai mặt. Giống như Chúa và Phật, hay các thánh nhân, thường chỉ có một mặt. Họ không làm hại hay chửi bới sau lưng bạn, nhưng trước mặt thì làm ra vẻ hiền lành.

  2. Họ không bao giờ làm hại, đã kích người khác, hay tôn giáo vì thù ghét.

  3. Họ muốn làm việc ích lợi cho mọi người.
 
Vì sao những người bản chất thiện lành lại được ân Chúa Thánh Thần?
 
  1. Người thiện lành là kết quả của sự luyện tập, học tập các điều được dạy dổ ở gia đình tốt lành và tôn giáo. Đây không phải là sự ngẫu nhiên. Nếu bạn thực hành Bát Chánh Đạo hoặc các điều Chúa dạy một cách sốt sắng trong thời gian lâu dài thì mới được cái bản chất thiện lành như trên.

  2. Người học thiền hay luyện tập để mong được chứng quả thì sẽ không chứng quả. Lý do giản dị là vì lòng ham muốn, mong được thần thông hay quả vị. Trong khi đó, mục đích của Đạo không phải là để đạt quả vị mà là để có tâm Thiện Lành.

  3. Những người bản chất thiện lành bây giờ là hàng hiếm và sắp tuyệt chủng. Đây mới là hàng xịn của các tôn giáo mà không phải dễ tìm. Bạn có thể đốt đèn đi ra chợ tìm đỏ con mắt chưa chắc đã gặp được một người.

  4. Tất cả các tôn giáo tốt và thiện trên thế gian này nói tóm lại đều là tài sản chung của nhân loại, và là phương tiện để giúp đỡ cuộc sống, xã hội và con người trờ nên thiện lành. Đó là ý chính.

  5. Thế cho nên những người có bản chất thiện lành, không phải là sự tình cờ ngẫu nhiên, và do đó, họ sẽ được Chúa bless và đổ ân phúc thần khí xuống.

  6. Ngài Huệ Năng cũng có nói, những người tâm sáng thì không cần phải thiền, cũng là ý này. Khi người có tâm thiện lành tâm sáng thì giống như trái đã chín muồi, chỉ cần chờ cơ hội là nó rụng, ủa lộn, bùng phát. Đó là lý do bên PG có nhiều người chỉ cần một câu là ngộ, chứng quả. Còn có người thì thiền cả đời mà vẫn hoàn không.
 
 
 

Chào buổi chiều, bạn Quexua... :-)

Trước khi nói lên suy tư của mình qau cái post ở trên của Qx, thì anatta cảm thấy nên rào đón một chút lý do vào thread này chuyện trò trao đổi với Qx. Đôi khi tôi vào thread này và thấy bạn đặt ra đôi câu hỏi, nêu ra vài vấn đề, nhưng ít thấy ai tham dự. Và Qx ngoài việc hiểu biết về tôn giáo của bạn, thì cũng có hiểu biết các đạo lý khác, thì dụ như Phật đạo. Vì lý do đó, nên tôi vào trao đổi với bạn. Có nhiều khi, anatta tìm những từ ngữ trình bày ý kiến của mình cho rõ ràng, để tránh hiểu lầm, thì không có ý chỉ trích gì đến bạn, xin bạn Quexua thông cảm giùm.


Quote:Người thiện lành ở đây QX nói đến là ở bản chất chứ không phải là người thi hành thiện lành. Người bản chất thiện lành không cần phải thi hành thiện lành vì tự họ đã thiện lành.

Có lẽ đây là quan niệm về bản chất thiện lành của đạo Chúa hay Công giáo, nên anatta không có ý kiến.

Tuy nhiên, khi bạn nói đến tương đương như quả Nhập Lưu (của nhà Phật) thì anatta thấy nó lại mâu thuẩn. Bậc thánh Nhập Lưu họ chỉ mới diệt trừ được 3 kiết sử là Thân Kiến, Hoài Nghi, và Giới Cấm Thủ. Họ vẫn còn tham, sân, si... tức là các phẩm chất bất thiện, nhưng ít hơn người phàm tục như anatta nhiều lắm.

Bản thân Đức Phật Thích Ca cũng thế, trước khi ngài thành đạo dưới cội bồ đề, thì vẫn còn chút vô minh tức là bất thiện, dù như hơi sương mờ nhạt trong tâm, chỉ sau khi giác ngộ thì ngài hoàn toàn diệt hẳn gốc rễ vô minh (si).

Về Bát Chánh Đạo, với người phàm tục thực hành dù cho tinh tấn cỡ nào đi nữa, chỉ là ngoài da, cạn cợt hời hợt. Không thể nào hoàn bị được. Giây phút trước tập được, thì vài giây phút sau đã biến mất. :-) Tuy nhiên, khi nhập vào dòng thánh Nhập Lưu, tầng thánh đầu tiên, thì Bát Chánh Đạo này sinh khởi và hiện hữu luôn luôn trong tâm vị ấy, vì thế tám chi phần của tâm này còn được gọi là Bát Thánh Đạo.

Đề cập đến việc tập thiền, thì hiện tại cá nhân anatta chẳng bao giờ nghĩ đến đắc quả chứng đạo. Nó xa xôi quá. :-) Chỉ là tập chánh niệm tâm mình thế nào thì nhận biết thế đó mà thôi. Cái cảnh giới chứng ngộ nó cao xa quá,  tôi chẳng bao giờ nghĩ đến. Vì làm thế, càng sinh ra vọng tưởng. Có lần tôi đã nói như thế bên THTG Vietfun năm vừa qua, thì một người quen trách tôi không có ý cầu tiến học hỏi. Tôi cũng nín thin, biết nói gì đây? :-)

Theo nhà Phật, không có cái gì mà tự nhiên mà thành, mà có. Sự sự vật vật đều do các duyên tạo thành... nhà Phật gọi đó là chánh kiến. Vì thế, sự thiện lành cũng vậy, đều là đã do thực hành các hạnh lành, huân tập mà sinh khởi hiện hành. Theo anatta, người mà đã có bản chất thiện lành hầu như từ trong ra ngoài như bạn diễn tả, thì họ đã hành thiện từ lâu lắm rồi -- theo nhà Phật, từ rất nhiều kiếp sống đã qua. Vì thế, lời của Lục Tổ Huệ Năng mà bạn nhắc lại, hay có những người nghe một câu thì ngộ liền là có, nhưng là do họ đã tu tập nhiều lắm rồi trong nhiều kiếp sống đã qua. Anatta có đọc tài liệu ghi chép lại từ Phật pháp nguyên thỉ, thì có những trường hợp kỳ thú là vài vị sa di chỉ mới 7-8 tuổi đầu đã đắc qủa A La Hán giải thoát hoàn toàn (tức là Phật) chỉ mới sau khi được nghe giáo huấn thọ giới cạo đầu xuất gia. Và nhiều trường hợp khác nữa. Cho nên, không có gì xảy đến tự nhiên, mà là sau một quá trình tự đào luyện bản thân. Hoa có trổ, trái có chín thì cũng cần thời gian vun phân, tưới nước.

Anatta nhận thấy, làm thiện tránh dữ, thì Phật đạo và Công giáo hay các tôn giáo khác giống nhau. Nhưng nhà Phậtlại khuyên dạy thêm một điều nữa là phải thanh lọc tâm ý, tức là thiền quán. Có câu kệ sau đây mà anatta nhận thấy là tinh hoa, tóm gọn lại giáo pháp của Phật trong 40 năm ngài hoằng pháp.

Hãy làm các điều lành.
Tránh xa các việc ác.
Thanh lọc tâm, tịnh ý.
Giáo huấn chư Phật dạy.

(Kinh Pháp Cú)

Cheer
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
(2018-08-14, 07:32 PM)anatta Wrote: Chào buổi chiều, bạn Quexua... :-)

Trước khi nói lên suy tư của mình qau cái post ở trên của Qx, thì anatta cảm thấy nên rào đón một chút lý do vào thread này chuyện trò trao đổi với Qx. Đôi khi tôi vào thread này và thấy bạn đặt ra đôi câu hỏi, nêu ra vài vấn đề, nhưng ít thấy ai tham dự. Và Qx ngoài việc hiểu biết về tôn giáo của bạn, thì cũng có hiểu biết các đạo lý khác, thì dụ như Phật đạo. Vì lý do đó, nên tôi vào trao đổi với bạn. Có nhiều khi, anatta tìm những từ ngữ trình bày ý kiến của mình cho rõ ràng, để tránh hiểu lầm, thì không có ý chỉ trích gì đến bạn, xin bạn Quexua thông cảm giùm.



Có lẽ đây là quan niệm về bản chất thiện lành của đạo Chúa hay Công giáo, nên anatta không có ý kiến.

Tuy nhiên, khi bạn nói đến tương đương như quả Nhập Lưu (của nhà Phật) thì anatta thấy nó lại mâu thuẩn. Bậc thánh Nhập Lưu họ chỉ mới diệt trừ được 3 kiết sử là Thân Kiến, Hoài Nghi, và Giới Cấm Thủ. Họ vẫn còn tham, sân, si... tức là các phẩm chất bất thiện, nhưng ít hơn người phàm tục như anatta nhiều lắm.

Bản thân Đức Phật Thích Ca cũng thế, trước khi ngài thành đạo dưới cội bồ đề, thì vẫn còn chút vô minh tức là bất thiện, dù như hơi sương mờ nhạt trong tâm, chỉ sau khi giác ngộ thì ngài hoàn toàn diệt hẳn gốc rễ vô minh (si).

Về Bát Chánh Đạo, với người phàm tục thực hành dù cho tinh tấn cỡ nào đi nữa, chỉ là ngoài da, cạn cợt hời hợt. Không thể nào hoàn bị được. Giây phút trước tập được, thì vài giây phút sau đã biến mất. :-) Tuy nhiên, khi nhập vào dòng thánh Nhập Lưu, tầng thánh đầu tiên, thì Bát Chánh Đạo này sinh khởi và hiện hữu luôn luôn trong tâm vị ấy, vì thế tám chi phần của tâm này còn được gọi là Bát Thánh Đạo.

Đề cập đến việc tập thiền, thì hiện tại cá nhân anatta chẳng bao giờ nghĩ đến đắc quả chứng đạo. Nó xa xôi quá. :-) Chỉ là tập chánh niệm tâm mình thế nào thì nhận biết thế đó mà thôi. Cái cảnh giới chứng ngộ nó cao xa quá,  tôi chẳng bao giờ nghĩ đến. Vì làm thế, càng sinh ra vọng tưởng. Có lần tôi đã nói như thế bên THTG Vietfun năm vừa qua, thì một người quen trách tôi không có ý cầu tiến học hỏi. Tôi cũng nín thin, biết nói gì đây? :-)

Theo nhà Phật, không có cái gì mà tự nhiên mà thành, mà có. Sự sự vật vật đều do các duyên tạo thành... nhà Phật gọi đó là chánh kiến. Vì thế, sự thiện lành cũng vậy, đều là đã do thực hành các hạnh lành, huân tập mà sinh khởi hiện hành. Theo anatta, người mà đã có bản chất thiện lành hầu như từ trong ra ngoài như bạn diễn tả, thì họ đã hành thiện từ lâu lắm rồi -- theo nhà Phật, từ rất nhiều kiếp sống đã qua. Vì thế, lời của Lục Tổ Huệ Năng mà bạn nhắc lại, hay có những người nghe một câu thì ngộ liền là có, nhưng là do họ đã tu tập nhiều lắm rồi trong nhiều kiếp sống đã qua. Anatta có đọc tài liệu ghi chép lại từ Phật pháp nguyên thỉ, thì có những trường hợp kỳ thú là vài vị sa di chỉ mới 7-8 tuổi đầu đã đắc qủa A La Hán giải thoát hoàn toàn (tức là Phật) chỉ mới sau khi được nghe giáo huấn thọ giới cạo đầu xuất gia. Và nhiều trường hợp khác nữa. Cho nên, không có gì xảy đến tự nhiên, mà là sau một quá trình tự đào luyện bản thân. Hoa có trổ, trái có chín thì cũng cần thời gian vun phân, tưới nước.

Anatta nhận thấy, làm thiện tránh dữ, thì Phật đạo và Công giáo hay các tôn giáo khác giống nhau. Nhưng nhà Phậtlại  khuyên dạy thêm một điều nữa là phải thanh lọc tâm ý, tức là thiền quán. Có câu kệ sau đây mà anatta nhận thấy là tinh hoa, tóm gọn lại giáo pháp của Phật trong 40 năm ngài hoằng pháp.

Hãy làm các điều lành.
Tránh xa các việc ác.
Thanh lọc tâm, tịnh ý.
Giáo huấn chư Phật dạy.

(Kinh Pháp Cú)

Cheer

Bạn Anatta,

Trước hết, xin cám ơn bạn đã vào trang CG nói chuyện với QX. Thật ra khi QX cũng biết rằng khi Qx tui viết về đạo, ít có ai tham gia, lý do giản dị, là những người post về Đạo thường độc thoại. Tự mình post và tự mình trả lời.   Winking-face4 Bởi vì khi các bạn đọc về Đạo, chỉ có hai lý do để bạn trả lời, một là người đó viết cái gì chọc tức bạn, giống như lưởi câu để câu, và bạn là cá cắn câu bị tức nên phải vào nói .... hì hì.

Lý do thứ hai là để đọc kinh cầu nguyện, hỏi han,  loan báo tin tức, v.v ...

Còn sinh hoạt bình thường về tôn giáo thì thường ít kéo dài được lâu, lý do cũng giản dị, là vì mỗi người có một cách hiểu khác nhau, nên dễ sinh ra xích mích. Người hiểu cách này, người hiểu cách khác, rồi lại có người chọc, thế là gây rồi giận.

Ngoài ra còn sự khác biệt về cách suy nghĩ, cách sống đạo. Phần lớn người ta có đạo và giữ đạo như là một phong tục, thói quen, nhưng ít ai thật sự sống dạo và đào sâu. Ai cũng bận rộn với cuộc sống hằng ngày, lâu lâu đi lể, đi chùa, rồi ăn chay là hay lắm rồi.

QX post những điều cốt ý là làm một hạt giống gieo vào tâm khảm người đọc, gọi là tạo duyên. Có thể họ đọc đó, để đó, chẳng nói gì cả, nhưng sau này một lúc nào đó có dịp thì họ sẽ nhớ mang máng là oh yeah, hồi xưa có cái ông đó ổng nói điều đó, tui hiểu vậy đó. 

Cốt ý QX post là thế, ... Cho nên tui nghĩ gì nhớ gì thì nói điều đó, vậy thồi.

Thêm vào cũng là đẻ mình tự học, những gì mình chợt nghĩ đến hôm này, ngày mai mình có thể bận rộn và quên mất, nhưng nếu QX tìm cách trình bày rành mạch và viết ra đây, thì mình sẽ nhớ vì đã làm homework, và sau này nếu cần thì có thể vào tìm lại điều đó. ...

Sẽ bàn tiếp với bạn về người Thiện Tâm, và quả nhập lưu, bát chánh đạo sau, sự giác ngộ  ...

Hello Cheer
Reply
Ngày xưa, hồi QX mới vừa bắt đầu chập chững đi học đạo, tui thường mong ước, .... Wow, nếu mình có thể xuất hồn đi ngao du thiên hạ, đi qua Mỹ, qua Pháp không cần máy bay thì thích nhỉ?

Hay là mình có con mắt thứ ba, mình có thể thấy hết mọi việc chung quanh, thấy bên trong cơ thể, thấy được bịnh tật, hoặc là thấy được hồn ma, quỷ? Super power ... Ôi thích quá ....

Hoặc là mình đắc ngộ, ... có được sự hiểu biết giống như Chúa Phật, khi mà là người giác ngộ thì không biết mình sẽ nhìn cuộc đời ra sao?  Không biết Chúa và Phật nghĩ gì nhỉ? Chúa Phật có suy nghĩ giống như mình không? Cảm giác đó như thế nào? ... chắc là sướng, và hạnh phúc lắm?


Thế rồi sau đó tui lại nghĩ,  Ê, mà những điều này có thật trên thế gian không hay chỉ là những lời đồn, và chỉ nói trong kinh sách?  Còn thực tế thì sao? Có ai làm được không?

Sau đó QX tui bắt đầu đi học thiền, và đọc đủ thứ sách cũng như kinh để tìm hiểu xem những điều trên có làm được không?

To make the story short ... sau khi thiền một thời gian và nghiên cứu, tôi chợt nhận ra một điều ...  đó là ... Không phải dể!

Cả mấy ngàn năm nay, bao nhiêu người theo Phật Giáo và Công Giáo. Có được bao nhiêu người đắc ngộ hoặc là trở nên thánh?

Cái tỷ lệ được cứu độ hay giải thoát đó so với dân số thế giới là bao nhiêu?  1 in a billion? over thousand year?

Mà không phải là người ta không cố gắng. Có biết bao nhiêu người thực tâp thiền trong các thiền đường, họ ngồi 8 đến 10 tiếng một ngày, spent thousand hours to meditate. Result?  Nope!

Nếu mình cũng làm giống như họ thì kết quả sẽ ra sao?  Cũng giống họ mà thôi! Đã bao nhiêu triệu người đi qua con đường đó và vô hiệu.

Cho nên mình phải smart và thực tế, hãy nhìn nhận sự thật, research và go on your own, những gì sách vỡ dạy đã không có tác dụng.

Suy nghĩ thế cho nên QX bắt đầu làm cuộc hành trình của riêng mình ....
Reply