Posts: 6,616
Threads: 370
Likes Received: 2 in 2 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
116
2018-05-10, 10:34 AM
Chào tất cả các bạn VB,
Góc lượm lặt lỗi chính tả tiếng Việt chỉ nhằm mục đích cùng nhau học tiếng Việt trong lúc online nên tất cả các bạn cùng góp sức vào, nếu thấy từ nào chưa đúng thì mang vào cùng nhau sửa lỗi và giúp tiếng Việt rõ ràng, mạch lạc hơn.
Thế nên, không ai là Thầy giáo or cô giáo của ai, chúng ta cùng là thầy cô và cùng là học trò lẫn nhau nha. ...
Để Mm làm các dàn bài trước trước nha, rồi lượm từ từ thêm vào mỗi ngày.
Để xác định chức năng của chử, Mm xin dùng chử viết tắt Englíh cho dễ vì tiếng Việt dễ lầm lẫn trong Dt (N) với Đt(V)
Danh từ (Noun=N), Động từ (vẻrb=V), Trạng từ (Adverb=adv)
1/ Lỗi chính tả làm thay đổi nghĩa nhiều - Cần chú ý-
Mong,mông
- Mong (V) - mong chờ , mong đợi
- Mông (N) -
Háng, Hán (N)
- Háng
- Hán văn
Gái, gáy
- Con gái (N)
- Gáy (V)- Gà gáy, anh đó gáy quá (tiếng lóng)
Váy (dzái, váy), Vái
- Váy (dzái, váy) (N)
- Vái trời (V)
2/ Lỗi chính tả do sai chữ đầu
2a- Do giọng mien Nam không nói đúng chử "R"
- Chốn học ------> Trốn học
- Đi ga, đi dô ------> Đi ra, đi vô
- Ông chời ---------> ông trời
- Chở con đi học vs trở lại, trở qua trở lại
- Chông, trồng
-Chậu, trậu-
2b/ Do âm /d/ và /gi/
b1- Chấp nhận được cả 2 lối viết
- dòng sông vs giòng sông"
Ngày nay thường dùng "dòng" cho cái gì co thể trôi và chảy được ngay cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
Ví dụ : Dòng sông, dòng suối, dòng nước mắt, dòng sữa mẹ, dòng lệ rơi (nghĩa đen).
Dòng đời, dòng thời gian (nghĩa bóng)
- dùm vs giùm -
Làm giùm or dùm
b2- /d/ và /gi/ sai làm sai cả nghĩa.
Dấu, Giấu
- Dấu (danh từ), chỉ dấu vết, thí dụ: dấu chân, dấu vân tay, dấu sắc, dấu huyền ...
- Giấu (động từ,) để che đậy, che giấu cái gì đó. Thí dụ, giấu như mèo giấu c.
Dành, Giành (V)
- Dành, động từ, thí dụ: dành thời giờ (cho việc gì đó), chẳng hạn mỗi ngày dành ra vài tiếng để 888 trên VB. Dể dành tiền (saving), để dành thức ăn, bánh kẹo cho ai đó.
- Giành: tranh giành, giành giựt cái gì đó, thí dụ các thí sinh cố gắng tranh đua để giành hạng nhứt, vô địch.
G iơ , dơ (V)
Giơ tay
Tay dơ bẩn
dám vs giám.
- Dám nói, dám làm
- Giám khảo, giám đốc, giám thị, thái giám
Dây, Giây
3/ Lỗi chính tả do sai chữ cuối (rất phổ biến)
Nhưng, Nhưn
- Nhưn bánh (nhân bánh) vs nhưng mà
Ngang, Ngan
- con ngan vs hiên ngang
Hàng, Hàn
- Hàn quốc, cơ hàn vs hàng hoá, hàng ngày, sắp hàng.
4/ Lỗi chính tả do sai dấu hỏi ngã
Mấy chữ này cũng hay lẫn lộn.
Mẫu, Mẩu
- Mẫu: người mẫu, gương mẫu, làm mẫu, mẫu mực, mẫu hậu, mẫu nghi thiên hạ ...
- Mẩu: chỉ 1 miếng, mảnh vụn vật gì đó, như mẩu bánh mì, mẩu chuyện ...
Ngã, Ngả
- Ngã: từ miền Bắc tức là té, vấp ngã ...
- Ngả: nẻo đường, hướng đi. Thí dụ: Ngả ba, đi về ngả nào ?
Gớm hay Ghớm
- Thỉnh thoảng thấy vài người ghi sai là ghê ghớm. Đúng ra là ghê gớm, gớm không có h.
Rủ, Rũ
- Rủ: mời mọc, lôi kéo người nào cùng làm gì đó như rủ bạn đi chơi...
- Rũ: thường dùng cho vật, thí dụ cành cây, hoa, lá rũ xuống. Ủ rũ: buồn rầu.
Sửa, Sữa
- Sửa : sửa chữa,
-Sữa; sữa bò, sữa mẹ
Cải, cãi
- Cải (N)- rau cải, của cải.
- Cãi (V) - cãi cọ, cãi nhau
Posts: 6,616
Threads: 370
Likes Received: 2 in 2 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
116
LUẬT HỎI NGÃ
(sưu tầm from Ecadao)
Trong tiếng Việt chúng ta xử dụng tất cả 1270 âm tiết với dấu hỏi hoặc với dấu ngã, trong đó có 793 âm tiết (chiếm 62%) viết dấu hỏi, 477 âm tiết (38%) viết dấu ngã. Việc nắm được quy luật dấu hỏi và dấu ngã của lớp từ láy và lớp từ Hán Việt sẽ giúp ta giảm được nhiều lỗi chính tả.
I. Từ láy và từ có dạng láy:
• Các thanh ngang (viết không có dấu) và sắc đi với thanh hỏi, ví dụ như: dư dả, lửng lơ, nóng nẩy, vất vả...
• Các thanh huyền và nặng đi với thanh ngã, ví dụ như: tầm tã, lững lờ, vội vã, gọn ghẽ...
Quy tắc từ láy chỉ cho phép viết đúng chính tả 44 âm tiết dấu ngã sau đây:
· ã -ầm ã, ồn ã
- sã-suồng sã
- thãi -thưà thãi
· ãnh-vặt vãnh
. ẵng -đằng đẵng
· ẫm -ẫm ờ
- dẫm -dựa dẫm, dọa dẫm, dò dẫm
- gẫm -gạ gẫm
- rẫm -rờ rẫm
· đẫn -đờ đẫn
- thẫn -thờ thẫn
· đẽ -đẹp đẽ
- ghẽ -gọn ghẽ
- quẽ -quạnh quẽ
· kẽo - kẽo kẹt
- nghẽo- ngặt nghẽo
· nghễ- ngạo nghễ
- nhễ -nhễ nhại
· chễm- chiễm chệ
· khễng - khập khễng
tễng - tập tễnh
· nghễu- nghễu nghện
· hĩ - hậu hĩ
· ĩ - ầm ĩ
- rĩ - rầu rĩ, rầm rĩ
· hĩnh - hậu hĩnh, hợm hĩnh
- trĩnh - tròn trĩnh
- xĩnh - xoàng xĩnh
· kĩu - kĩu kịt
- tĩu - tục tĩu
· nhõm- nhẹ nhõm
· long - lạc lõng
õng -õng ẹo
· ngỗ - ngỗ nghịch, ngỗ ngược
sỗ - sỗ sang
· chỗm - chồm chỗm
· sỡ - sặc sỡ, sàm sỡ
· cỡm - kệch cỡm
ỡm - ỡm ờ
· phỡn- phè phỡn
· phũ - phũ phàng
· gũi - gần gũi
· hững - hờ hững
(Hoàng Phê, 2).
Ngoài ra còn có 19 âm tiết dấu ngã khác dùng như từ đơn tiết mà có dạng láy ví dụ như:
cãi cọ , giãy giụa, sẵn sàng, nẫu nà ,đẫy đà
vẫy vùng, bẽ bàng, dễ dàng, nghĩ ngợi, khập khiễng
rõ ràng, nõn nà, thõng thượt, ngỡ ngàng, cũ kỹ
nũng nịu, sững sờ, sừng sững, vững vàng, ưỡn ẹo
[*]- Cần phải nhớ cãi cọ khác với củ cải, nghĩ ngợi khác với nghỉ ngơi, nghỉ học.
Như vậy quy tắc hài thanh cho phép viết đúng chính tả 63 âm tiết dấu ngã.
[*]Ngoài ra còn có 81 âm tiết dấu ngã dưới đây thuộc loại ít dùng:
Ngãi, tãi, giãn (dãn), ngão, bẵm, đẵm (đẫm), giẵm (giẫm), gẵng, nhẵng, trẫm, nẫng, dẫy (dãy), gẫy (gãy), nẫy (nãy), dẽ, nhẽ (lẽ), thẽ, trẽ, hẽm (hẻm), trẽn, ẽo, xẽo, chễng, lĩ, nhĩ, quĩ, thĩ, miễu, hĩm, dĩnh, đĩnh, phĩnh, đõ, ngoã, choãi,doãi, doãn, noãn, hoãng, hoẵng, ngoẵng, chõm, tõm, trõm, bõng, ngõng, sõng, chỗi (trỗi), giỗi (dỗi), thỗn, nỗng, hỡ, xỡ, lỡi, lỡm, nỡm, nhỡn, rỡn (giỡn), xũ, lũa, rũa (rữa), chũi, lũi, hũm, tũm, vũm, lũn (nhũn), cuỗm, muỗm, đuỗn, luỗng, thưỡi, đưỡn, phưỡn, thưỡn, chưỡng, gưỡng, khưỡng, trưỡng, mưỡu (Hoàng Phê, 3).
Tôi để ý thấy rất nhiều lỗi chính tả ở những âm tiết rất thường dùng sau đây: đã (đã rồi), sẽ (mai sẽ đi), cũng (cũng thế), vẫn (vẫn thế), dẫu (dẫu sao), mãi (mãi mãi), mỗi, những, hễ (hễ nói là lam), hỡi (hỡi ai), hãy, hẵng.
[*] Cũng có những trường hợp ngoại lệ như:
1. Dấu ngã: đối đãi (từ Hán Việt), sư sãi (từ Hán Việt), vung vãi (từ ghép), hung hàn (từ Hán Việt), than vãn, ve vãn, nhão nhoét (so sánh: nhão nhẹt), minh mẫn (từ Hán Việt), khe khẽ (so sánh: khẽ khàng), riêng rẽ, ễng ương, ngoan ngoãn, nông nỗi, rảnh rỗi, ủ rũ . . .
2. Dấu hỏi: sàng sảy (từ ghép), lẳng lặng, mình mẩy, vẻn vẹn, bền bỉ, nài nỉ, viển vông, chò hỏ, nhỏ nhặt, nhỏ nhẹ, sừng sỏ, học hỏi, luồn lỏi, sành sỏi, vỏn vẹn, mềm mỏng, bồi bỏ, chồm hổm, niềm nở, hồ hởi . . . (Hoàng Phê, 4).
II. Từ Hán Việt:
a) Dùng dấu hỏi khi có phụ âm đầu là:
• Ch-: chuẩn, chỉ, chỉnh, chủ, chuẩn, chủng, chuyển, chưởng.
• Gi-: giả, giải, giảm, giản, giảng, giảo.
• Kh-: khả, khải, khảm, khảng, khảo, khẳng, khẩn, khẩu, khiển, khoả, khoản, khoảnh, khổ, khổng, khởi, khuẩn, khủng, khuyển, khử.
• Và các từ không có phụ âm đầu như: ải, ảm, ảnh, ảo, ẩm, ấn, ẩu, ổn, uẩn, ủng, uổng, uỷ, uyển, ỷ, yểm, yểu.
b) Dùng dấu ngã khi có phụ âm đầu là:
• D-: dã, dẫn, dĩ, diễm, diễn, diễu, dĩnh, doãn, dõng, dũng, dữ, dưỡng.
• L-: lãm, lãn, lãng, lãnh, lão, lẫm, lễ, liễm, liễu, lĩnh, lõa, lỗi, lỗ, lũ, lũng, luỹ, lữ, lưỡng.
• M-: mã, mãi, mãn, mãng, mãnh, mão, mẫn, mẫu, mỹ, miễn.
• N-(kể cả NH-NG): nã, não, ngã, ngãi, ngẫu, nghĩa, nghiễm, ngỗ, ngũ, ngữ, ngưỡng, nhã, nhãn, nhẫn, nhĩ, nhiễm, nhiễu, nhỡn, nhũ, nhũng, nhuyễn, nhưỡng, noãn, nỗ, nữ.
• V-: vãn, vãng, vẫn, vĩ, viễn, vĩnh, võ, võng, vũ.
c) 33 từ tố Hán-Việt có dấu ngã cần ghi nhớ (đối chiếu với bản dấu hỏi bên cạnh):
Bãi: bãi công, bãi miễn.
[*] Bảo,Bão
[*] Bảo: bảo quản, bảo thủ.
Bão: hoài bão, bão ho
[*] Bỉ: bỉ ổi, thô bỉ
Bĩ: vận bĩ, bĩ cực thái lai
Cưỡng: cưỡng bức, miễn cưỡng
[*] Cửu: cửu trùnh, vĩnh cửu
Cữu: linh cữu
Đãi: đối đãi, đãi ngộ
[*] Đảng: đảng phái
Đãng: quang đãng, dâm đãng
[*] Để: đại để, đáo để, triệt để
Đễ: hiếu đễ
Đỗ: đỗ quyên
[*] Hải: hải cảng, hàng hải
Hãi: kinh hãi
Hãm: kìm hãm, hãm hại
Hãn: hãn hữu, hung hãn
Hãnh: hãnh diện, kiêu hãnh
Hoãn: hoãn binh, hoà hoãn
[*] Hổ: hổ cốt, hổ phách
Hỗ: hỗ trợ
Hỗn: hỗn hợp, hỗn độn
Huyễn: huyễn hoặc
Hữu: tả hữu, hữu ích
[*] Kỷ: kỷ luật, kỷ niệm, ích kỷ, thế kỷ
Kỹ: kỹ thuật, kỹ nữ
Phẫn: phẫn nộ
Phẫu: giải phẫu
Quẫn: quẫn bách, quẫn trí
[*] Quỷ: quỷ quái, quỷ quyệt
Quỹ: công quỹ, quỹ đạo
[*] Sỉ: sỉ nhục, liêm sỉ
Sĩ: sĩ diện, chiến sĩ, nghệ sĩ
[*] Tể: tể tướng, chúa tể, đồ tể
Tễ: dịch tễ
Thuẫn: hậu thuẫn, mâu thuẩn
Tiễn: tiễn biệt, thực tiễn, hoả tiễn
[*] Tiểu: tiểu đội, tiểu học
Tiễu: tuần tiễu, tiễu phỉ
[*] Tỉnh: tỉnh ngộ, tỉnh thành
Tĩnh: bình tĩnh, yên tĩnh
Trĩ: ấu trĩ
Trữ: tích trữ, trữ tình
Tuẫn: tuẫn nạn, tuẫn tiết
[*] Xả: xả thân
Xã: xã hội, xã giao, thị xã
(Hoàng Phê, 6-7).
III. Tóm lại:
1. Từ láy: Các thanh ngang và sắc đi với thanh hỏi. Các thanh huyền và nặng đi với thanh ngã. Để cho dễ nhớ chúng ta có thể tóm gọn trong hai câu thơ sau:
Chị Huyền vác nặng ngã đau
Anh Sắc không hỏi một câu được là (Hoàng Anh Tuấn).
2. Từ Hán Việt phần lớn viết với dấu hỏi (trong tổng số yếu tố Hán-Việt, có 176 yếu tố viết dấu hỏi, chiếm 62%; 107 yếu tố viết dấu ngã, chiếm 38%), (Hoàng Phê, 6).
• Dùng dấu hỏi khi có phụ âm đầu là CH, GI, KH và các từ khởi đầu bằng nguyên âm hoặc bán nguyên âm như ải, ảm, ảnh, ảo, ẩm, ấn, ẩu, ổn, uẩn, ủng, uổng, uỷ, uyển, ỷ, yểm, yểu.
• Dùng dấu ngã khi có phụ âm đầu là M, N(NH-NG), V, L, D, N (cho dễ nhớ tôi viết thành Mình Nên Viết Là Dãu Ngã) (Hoàng Anh Tuấn).
Như vậy chỉ cần nắm các qui tắc trên và nhớ 33 trường hợp đặc biệt viết với dấu ngã là có thể viết đúng chính tả toàn bộ 283 yếu tố Hán-Việt có vấn đề hỏi ngã cũng coi như nắm được căn bản chính tả DẤU HỎI HAY DẤU NGÃ trong tiếng Việt (Hoàng Phê, 1).
http://www.e-cadao.com/ngonngu/Luathoinga.htm
Luật Hỏi Ngã (dễ nhớ)
_______________________________________
Đa số tiếng Việt mình dùng chữ gốc Hán tự, có lẽ lên đến khoảng 80%, lâu dần thành chữ Việt và mình gọi là: Hán Việt. Giáo sư Nguyễn tài Cẩn có đưa ra một nguyên tắc rất tiện, đó là:
" Mình Nên NHớ Viết Là Dấu NGã "
Nghĩa là nếu gặp một chữ Hán Việt nào bắt đầu bằng một trong những âm chữ ... màu đỏ của câu trên thì... cứ hiên ngang bỏ dấu ngã . Chỉ có 1 ngoại lệ, chữ : ngải cứu ( như trong bùa ngải !! ) . Sau đây là một số thí dụ :
- M : Mỹ mãn , mãnh hổ , mẫu số , mãng xà , miễn dịch , mã lực , mãn khoá, giờ mão , kiểu mẫu ...
- N : truy nã , nỗ lực .... nam nữ , trí não ...
- NH : Nhũng nhiễu , nhã nhặn , nhẫn nại ,nhiễm thể ,nhiễm độc ,nhãn hiệu , thổ nhưỡng ...
- V : vũ lực , vãng lai , vãn cảnh , vĩnh viễn , vĩ tuyến .. hùng vĩ ....
- L : lữ khách , lễ độ , lãnh đạm , lãng mạn, nguyệt liễm , kết liễu ...
- D : dã man , dũng cảm , dĩ nhiên , diễn viên ... dung dưỡng ...
- NG : ngưỡng mộ , nghĩa cử , ngũ sắc , Nguyễn Du .. ngôn ngữ , tín ngưỡng , vị ngã ....
[*] Còn ngoài ra cứ bỏ dấu hỏi
Chỉ trừ ra một số ít các chữ sau đây là... ngoại lệ -- dấu ngã (có việc gì mà không có ... exception !) :
gồm có 24 chữ.....Khoảng .. 24 chữ ... biệt lệ !!
Bãi (bãi chức , bãi khoá) - Bĩ (bĩ cực , vận bĩ)
Cưỡng (cưỡng ép) - Cữu (linh cữu) .. chữ này có rất nhiều người dùng sai là : linh cửu !!!
Đãng (phóng đãng , quang đãng) - Đễ (hiếu đễ
Hãm (giam hãm) - Hỗ (hỗ trợ)
Hoãn (trì hoãn) - Hữu (bằng hữu , hữu ích , hữu khuynh)
Huyễn (huyễn hoặc) - Kỹ (kỹ thuật , kỹ nữ)
Phẫu (giải phẫu) - Quẫn (khốn quẫn , quẫn bách)
Quĩ (quĩ tích , thủ quĩ) - Sĩ (kẻ sĩ)
Suyễn (bệnh suyễn) - Tiễn (tiễn biệt , tống tiễn , hoả tiễn)
Tiễu (tiễu trừ , tiễu phỉ) .. chữ này cũng hay dùng sai là : tiểu trừ !!!
Trẫm ( tiếng của .. hì .. hì ... Cả Ngố xưng với các anh chị trong DT .. j/k )
Trĩ (ấu trĩ , chim trĩ) - Trữ (tích trữ)
Tuẫn (tuẫn nạn) - Xã (xã hội)
(Hồng Phượng & Cao Chánh Cương )
A. Dấu hỏi ngã cho từ láy theo [b]LUẬT BẰNG TRẮC[/b]
Qui luật bằng trắc phải được hiểu theo ba qui ước sau.
1. Luật lập láy
Danh từ lập láy tức là một chữ có nghĩa nhưng chữ ghép đi theo chữ kia không có nghĩa gì cả.
Thí dụ: vui vẻ, chữ vui có nghĩa mà chữ vẻ lại không nghĩa, chữ mạnh mẽ, chữ mạnh có nghĩa nhưng chữ mẽ lại không hề mang một ý nghĩa nào hết, hoặc chữ lặng lẽ, vẻ vang...
2. Luật trắc
Không dấu và dấu sắc đi theo với danh từ lập láy thì chữ đó viết bằng dấu hỏi (ngang sắc hỏi).
Thí dụ:
Hớn hở: chữ hớn có dấu sắc, thì chữ hở phải là dấu hỏi.
Vui vẻ: chữ vui không dấu, thì chữ vẻ đương nhiên phải dấu hỏi.
Hỏi han: chữ han không dấu, như thế chữ hỏi phải có dấu hỏi.
Vớ vẩn: chữ vớ là dấu sắc thì chữ vẩn phải có dấu hỏi.
Tương tự như mắng mỏ, ngớ ngẩn, hở hang, ...
3. Luật bằng
Dấu huyền và dấu nặng đi theo một danh từ lập láy thì được viết bằng dấu ngã (huyền nặng ngã).
Thí dụ:
Sẵn sàng: chữ sàng có dấu huyền thì chữ sẵn phải là dấu ngã.
Ngỡ ngàng: chữ ngàng với dấu huyền thì chữ ngỡ phải để dấu ngã.
Mạnh mẽ: chữ mãnh có dấu nặng, do đó chữ mẽ phải viết dấu ngã.
Tương tự như các trường hợp lặng lẽ, vững vàng,...
(Sưu tầm từ bài viết của Hồng Phượng và Cao Chánh Cương)
Posts: 890
Threads: 55
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Apr 2018
Reputation:
27
không biết thì làm sao chỉ hihihihi
Mimo nho*' theo CB và giúp chính tả cho mình nhé, mình thuộc dạng không biết viết vậy là đúng hay sai nua*~ hihihihi
cảm on* truoc*'
:78: A Di Đà Phật :78:
Posts: 366
Threads: 0
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Mar 2018
Reputation:
17
Thanks Mimo ... Ace for thí thread ...
Quoc Ngu is important for Viets
Posts: 1,459
Threads: 115
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
42
Nói ngọng cố ý có tính hay không ? Chẳng hạn như: mệt qué ... tới giờ ổng giảng đạo roài
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Posts: 6,616
Threads: 370
Likes Received: 2 in 2 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
116
(2018-05-10, 10:37 AM)catbui Wrote: không biết thì làm sao chỉ hihihihi
Mimo nho*' theo CB và giúp chính tả cho mình nhé, mình thuộc dạng không biết viết vậy là đúng hay sai nua*~ hihihihi
cảm on* truoc*'
Chị CB viết rất đúng lỗi chính tả VN...
Có chử nào thắc mắc, chị cứ đem vào bàn luận
Posts: 6,616
Threads: 370
Likes Received: 2 in 2 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
116
(2018-05-10, 10:37 AM)Odysseusa Wrote: Thanks Mimo ... Ace for thí thread ...
Quoc Ngu is important for Viets
Không có chi Ody...
Ody giúp một tay nha...
(2018-05-10, 10:40 AM)caothang Wrote: Nói ngọng cố ý có tính hay không ? Chẳng hạn như: mệt qué ... tới giờ ổng giảng đạo roài
Kể như không tính anh CT bởi vì writer biết nhưng cố tình cho vui thôi ... :full-moon-with-face4:
Posts: 890
Threads: 55
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Apr 2018
Reputation:
27
(2018-05-10, 10:42 AM)Mimo Wrote: Chị CB viết rất đúng lỗi chính tả VN...
Có chử nào thắc mắc, chị cứ đem vào bàn luận
mình hay lộn g and d, n and ng, ~ and ?, ie and e, hihihihihi
:78: A Di Đà Phật :78:
Posts: 6,616
Threads: 370
Likes Received: 2 in 2 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
116
Không biết VB có làm Table như bên Word- MS Office.
Làm table bỏ vô bên Từ sai, bên từ đúng...cho nhanh ???
Posts: 6,616
Threads: 370
Likes Received: 2 in 2 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
116
(2018-05-10, 10:51 AM)catbui Wrote: mình hay lộn g and d, n and ng, ~ and ?, ie and e, hihihihihi
Chị CB cho ví dụ cho dễ sửa nha chị..
Posts: 890
Threads: 55
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Apr 2018
Reputation:
27
(2018-05-10, 10:51 AM)Mimo Wrote: Không biết VB có làm Table như bên Word- MS Office.
Làm table bỏ vô bên Từ sai, bên từ đúng...cho nhanh ???
nếu có cái đó đo*? lắm Mino ha
:78: A Di Đà Phật :78:
Posts: 6,616
Threads: 370
Likes Received: 2 in 2 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
116
(2018-05-10, 10:53 AM)catbui Wrote: nếu có cái đó đo*? lắm Mino ha
Có table mình bỏ vô lẹ hơn là làm mũi tên như vậy đó chị CB ( --->) :full-moon-with-face4:
Posts: 2,691
Threads: 148
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
160
(2018-05-10, 10:35 AM)Mimo Wrote: 4/ Lỗi chính tả do sai dấu hỏi ngã
Chị Mimo,
2/ Lỗi chính tả do thiếu hay dư chử
Chữ thay vì Chử.
Từ ngữ = chữ, chữ nghĩa .v.v...
Chử có dấu hỏi thì anatta thấy nói về họ của người: Chử đồng Tử.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 6,616
Threads: 370
Likes Received: 2 in 2 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
116
(2018-05-10, 12:29 PM)anatta Wrote: Chị Mimo,
2/ Lỗi chính tả do thiếu hay dư chử
Chữ thay vì Chử.
Từ ngữ = chữ, chữ nghĩa .v.v...
Chử có dấu hỏi thì anatta thấy nói về họ của người: Chử đồng Tử.
Thanks Anatta
Nhớ hồi nhỏ Co giáo cũng nói Vd về Chử Đông Tử mà sao mm viết " chữ" dáu hỏi hoài
Có một số rule về dấu hỏi ngã, để Mm đi tìm.
Thanks again.
Posts: 4,794
Threads: 95
Likes Received: 1 in 1 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
152
chị Mm,
Hom qua e viết chữ Nghiền đúng hay sai?
Nghiền ....nghiện ?
|