Posts: 8,198
Threads: 117
Likes Received: 442 in 315 posts
Likes Given: 160
Joined: Jan 2018
Reputation:
105
Thiết quan âm và long tỉnh thì hơi nhẹ đô cho tôi , ở nhà tôi uống bich la xuân, có khách tới thì mời ten ren . Mấy bà mấy chị thich ten ren lắm .
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
Posts: 1,956
Threads: 1
Likes Received: 1 in 1 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
88
(2018-02-05, 12:17 AM)RungHoang Wrote: Thiết quan âm và long tỉnh thì hơi nhẹ đô cho tôi , ở nhà tôi uống bich la xuân, có khách tới thì mời ten ren . Mấy bà mấy chị thich ten ren lắm .
Đúng là mỗi người một ý, tôi uống Bích Loa Xuân đúng 1 lần, do cái tên nghe "kêu" nên thử, nhưng sao hương lẫn vị khg bằng Long Tỉnh. Trà móc câu Thái Nguyên của VN cũng khá.
Posts: 393
Threads: 61
Likes Received: 32 in 25 posts
Likes Given: 44
Joined: Dec 2017
Reputation:
18
Hoa đẹp. Chòi đẹp. Cảnh trí đẹp. Nên ghé qua. :full-moon-with-face4:
"Sáng nay thức dậy choàng thêm áo
Vũ trụ muôn đời vẫn mới tinh".
Posts: 3,793
Threads: 527
Likes Received: 164 in 123 posts
Likes Given: 64
Joined: Dec 2017
Reputation:
73
QueQua Wrote: Wrote:....
Như vậy thì sự khác biệt giữa thiền Nguyên Thủy và Thiền Tông ra sao?
Chúng ta nên nhớ rằng Phật TC không giác ngộ qua pháp thiền mính sát hay tứ niệm xứ. Ngài đã qua một quá trình riêng, và chỉ dạy cho các môn đệ những phương pháp mà ngài nghĩ rằng "hay nhất" sau đó. Ý muốn nói rằng pháp thiền Nguyên Thủy tuy hay, nhưng không phải là pháp "duy nhất."
.....
Nói tóm lại, cách thiền nào có thể mang đến sự "giác ngộ" thì đó là điều tốt miễn là không bị "tẩu hỏa nhập ma" hay theo tà đạo hoặc đi ngược với giáo lý Phật pháp.
Giáo lý PG Nguyên Thủy dựa vào Tứ Diệu Đế, 8 Chánh Đạo để hướng dẫn người thiền ý thức được hành động, tư tưởng, lời nói, để họ luôn làm và suy nghĩ "chánh" trong mọi lúc, đi đứng, nằm, ngồi ...
Giáo lý Đại Thừa dựa vào kinh Đại Thừa như Kim Cang, kinh Bát Nhã, và nhiều kinh khác như kinh Duy Ma Cật, phát triển giáo lý đi vào chiều hướng tâm thức cao hơn, như về "Vô," về những điều sâu xa hơn bên trong tâm thức con người và thế giới, vũ trụ theo quan điểm Phật giáo.
Thiền Tông dựa vào những kinh Đại Thừa này để mang con người đến "Ngộ" nhanh hơn qua những nhận thức về bản chất của "Tánh"
Kiến Tánh là gì? Kiến Tánh có nhiều cấp bậc cao thấp khác nhau, như bước đầu của Kiến Tánh tương đương với thánh quả "Nhập Lưu" bên phái Nguyên Thủy.
Người kiến tánh là người đã được ký nhận, và sẽ không bị mất hay quên về pháp, cho dù họ có ngưng và luân hồi, họ cũng sẽ trở lại và tiếp tục con đường Đạo.
Nguyên Tắc của Thiền Tông là gì? Làm sao để "thổi gạo thành cơm?"
Giáo Ngoại Biệt Truyền,
Bất lập văn tự,
Trực chỉ nhân tâm,
Kiến tánh thành Phật.
Trong bài kệ "tôn chỉ" của Thiền Tông này, ba câu trên rắc rối nên qq sẽ nói sau nhưng câu cuối có thể giải thích như vầy...
Trong PG Nguyên Thủy, từ thánh quả "Nhập Lưu" cho đến thánh quả "A La Hán" là một con đường dài nhiều kiếp.
Làm thế nào Thiền Tông lại có thể đi từ "Nhập Lưu" cho đến "A La Hán" trong một kiếp?
Trả lời, theo qq nhận xét, thường thường là không đi hết được. Ngài Huệ Năng trong sách được nói chỉ là Bồ Tát, chứ chưa phải là Phật.
Bởi vì lâu lắm mới có một vị Phật ra đời ...
Tuy vậy được lên hàng Bồ Tát cũng là quá đã rồi, phải không bạn?
Thế thì làm sao từ "Nhập Lưu" lên đến "Bồ Tát" chỉ trong một kiếp?
Xin thưa, nếu bạn đọc trong sách, thường thường tất cả những người tu đều là "tăng" có nghĩa là những người chuyên tu 24/24 cho nên họ tiến, tinh tấn rất nhanh, nhất là sau khi kiến tánh.
Còn kiến tánh mà ở đời thường thì cũng xìu xìu như bạn Nguyễn Sầu Riêng mà bạn Anatta có nhắc đến.
Như vậy nếu kiến tánh mà bạn là người thường, thì bạn cần phải có một chương trình tu học, hay một con đường vạch sẳn rất rõ ràng, nếu như muốn "Kiến Tánh thành Phật."
Quote: Wrote:Thiền theo Phật pháp Nguyên Thủy, cũng giống như cách nấu cơm hay pha cà phê truyền thống nói trên.
Còn thiền theo pháp Đại Thừa hay Thiền Tông cũng giống như nấu bằng nồi cơm điện hay pha cà phê tân tiến. Do đó Đại Thừa, Thiền Tông còn gọi là Phật Giáo phát triển.
Anh Annata:
Trong khi chờ QQ viết tiếp, thì anatta nghĩ rằng nên trình bày những quan điểm của mình từ 2 posts vừa qua của bạn. Viết post này tôi trích ra những lời Phật thuyết để chứng minh, có hơi dài dòng một tí.
1. Theo Phật pháp Nguyên thủy (PPNT) thì Bồ Tát là người chưa chứng đạo, chưa nhập vào dòng thánh Nhập Lưu. Vân còn là phàm nhân và đang hành hạnh nguyện các Ba La Mật. Bậc Nhập lưu thì đã là thánh rồi, không còn là phàm tục (tâm). Xin trích lời Phật để chứng minh:
"Này Mahànàma, thuở xưa, khi Ta còn là vị Bồ-tát, chưa chứng được Bồ-đề, chưa thành Chánh đẳng, Chánh giác, Ta khéo thấy như thật chánh kiến: "Các dục, vị ít, khổ nhiều, não nhiều, sự nguy hiểm ở đây nhiều hơn". (Trung Bộ Kinh)
Kẻ chứng Nhập lưu thì chỉ trải qua trong vòng 7 kiếp sẽ chứng ngộ Niết Bàn giải thoát. Có nghĩa là tùy theo căn duyên sâu cạn mà kẻ đó có thể giác ngộ từ nhập lưu cho đến A La Hán được ngay trong kiếp hiện tại, hoặc nhập lưu kiếp hiện tại và từ kiếp thứ hai đến thứ 7 họ sẽ giác ngộ quả vị A La Hán (Phật). Trong Trưởng Lão Tăng Ni Kệ của PPNT có ghi lại rấ nhiều vị đã có quá trình chứng ngộ như vậy (1).
2. Phật Thích Ca đã giác ngộ qua thiền Chánh Định -- tứ thiền -- và ngài giác ngộ do tri kiến và đoạn tận được lậu hoặc phiền não đau khổ, vô minh. Ở tứ thiền, ngài đã hướng tâm và đạt được Tam Minh: túc mệnh minh, thiên nhãn minh, và lậu tận minh cũng gọi là Lậu Tận Trí. Ở Minh thứ 3 này ngài giác ngộ được Tứ Diệu Đế và đoạn tận vô minh:
"Ta dẫn tâm, hướng tâm đến Lậu tận trí. Ta biết như thật: "Ðây là Khổ", biết như thật: "Ðây là Nguyên nhân của khổ", biết như thật: "Ðây là sự Diệt khổ", biết như thật: "Ðây là Con đường đưa đến diệt khổ", biết như thật: "Ðây là những lậu hoặc", biết như thật: "Ðây là nguyên nhân của lậu hoặc", biết như thật: "Ðây là sự diệt trừ các lậu hoặc", biết như thật: "Ðây là con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc". Nhờ biết như vậy, nhận thức như vậy, tâm của Ta thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, Ta khởi lên sự hiểu biết: "Ta đã giải thoát." Ta đã biết: "Sanh đã diệt, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, sau đời hiện tại không có đời sống nào khác nữa". Này Aggivessana, đó là minh thứ ba mà Ta đã chứng được trong canh cuối, vô minh diệt, minh sanh, ám diệt, ánh sáng sanh, do Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần." (Trung bộ Kinh: Đại kinh Saccaka)
Trước đó thì Phật tu học với hai vị thầy khác, và ngài đạt được Phi Tưởng Phi phi tưởng định. Dù định này đem lại sự an tịnh thù thắng, nhưng ngài thấy nó vẫn còn nguy hại, và khổ, không hướng đến giải thoát: "Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ: "Pháp này không hướng đến yểm ly, không hướng đến ly tham, không hướng đến đoạn diệt, không hướng đến an tịnh, không hướng đến thượng trí, không hướng đến giác ngộ, không hướng đến Niết-bàn..." (Đại kinh Saccaka - Trung bộ kinh)
3. Pháp mà Phật Thích Ca tu tập từ trước giác ngộ là Thiền Quán Hơi Thở (ứng dụng trên 4 niệm xứ). Từ đó mà ngài đi vào Định và Tuệ. Tôi nghĩ rằng nên trích lời Phật để chứng minh, dù rằng có hơi dài dòng:
"Này các Tỷ-kheo, Ta trước khi giác ngộ, chưa chứng Chánh đẳng giác, khi còn là Bồ-tát, Ta trú nhiều với an trú này (Niệm hơi thở vô hơi thở ra); Do Ta trú nhiều với an trú nầy, thân Ta và con mắt không có mệt nhọc, và tâm Ta được giải thoát các lậu hoặc, không có chấp thủ. Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Mong rằng thân và mắt khỏi bị mệt mỏi và mong rằng tâm tôi được giải thoát khỏi các lậu hoặc không có chấp thủ, thời định niệm hơi thở vô hơi thở ra này cần phải khéo tác ý". (Kinh Ngọn đèn, Tương Ưng V).
4. Bạn QQ cũng đã biết rồi, thiền tông thoát thai từ các kinh điển đại thừa. Mà các kinh đại thừa được trước tác bởi các luận sư khoảng một hai thế kỷ trước CN. Và các kinh đại thừa được dịch và du nhập vào Trung Hoa khoảng từ thế kỷ thừ 2 sau CN trở về sau. Như vậy các kinh đại thừa được sáng tác sau khi Phật nhập diệt khoảng 400 năm. Lý thuyết về Tánh Không (Long Thọ), hay Bát Nhã và từ các kinh đại thừa về Như Lai Tạng, hay Chân Tâm, Phật Tánh (kiến Tánh) từ các kinh luận này được kiến giải bởi các thiền sư Trung Hoa và trở thành một đường lối đặc thù thực hành tâm linh (Thiền Tông) của người Trung Hoa. Pháp thiền Tứ Niệm Xứ nguyên thủy của Phật cũng biến mất. Hãy nghe Phật nói thế nào về pháp Tứ Niệm Xứ:
"Này Bà-la-môn, do bốn niệm xứ không được tu tập, không được làm cho sung mãn sau khi Như lai nhập diệt, nên diệu pháp không tồn tại lâu dài. Do bốn niệm xứ được tu tập, được làm cho sung mãn, này Bà-la-môn, sau khi Như lai nhập diệt, diệu pháp được tồn tại lâu dài". (Tương Ưng V, tr. 183)
5. Về 4 câu Kệ mà người ta cho là của Bồ Đề Đạt Ma, thì thực ra là không phải. Kệ đó được xuất xứ từ thiền sư Nam Truyền Phổ Nguyện (738-897) (*), đệ tử của ngài Mã Tổ (thuộc đời thừ hai từ Lục Tổ Huệ Năng). Hệ thống 28 vị Tổ Ấn Độ và 6 vị Tổ thiền tông của Trung Hoa là Thần Hội đệ tử của ngài Huệ Năng giả lập nên để hệ thống hóa cho chính danh. Và trong Thiền Luận của Suzuki thì : "toàn là sáng tạo lông bông của những sử gia thiền đầu tiên, hẳn vì khích lệ bởi lòng tin quá nhiệt thành đối với mối đạo chánh thống nên đã luyện ngòi bút tưởng tượng đến cao độ như vậy." (Suzuki, Thiền luận - Tập Thượng).
Thật ra, Thiền tông, hay PPNT, là do tùy theo sự lựa chọn của mỗi cá nhân, chọn con đường tâm linh cho nào để tu học cho hợp với mình. Nhưng, nếu chọn Thiền Tông thì cũng cần biết xuất xứ của nó.
Posts: 3,793
Threads: 527
Likes Received: 164 in 123 posts
Likes Given: 64
Joined: Dec 2017
Reputation:
73
(2018-02-04, 12:11 PM)RungHoang Wrote: Xixon em, nếu em post ở 1 chỗ có nhiều người đọc thi câu 4 "Nối đôi bờ" sửa lại thành "Nối tiếp bờ" nha
Anh RH ui!
Vì XX đang bận học thi, nhưng muốn làm cho đẹp một chút thì phải cần có thời gian á. Thơ của anh,
XX sẽ giứ ở đó, rồi khi có thời gian làm cho đẹp để treo tronq quá nhe anh?
sẽ sửa thư như ý của anh nhe?
Posts: 3,793
Threads: 527
Likes Received: 164 in 123 posts
Likes Given: 64
Joined: Dec 2017
Reputation:
73
THẾ VẬN HỘI - ĐỈNH CAO NGHỆ THUẬT
Yuzuru Hanyu: Michael Jackson trên băng
Posts: 3,793
Threads: 527
Likes Received: 164 in 123 posts
Likes Given: 64
Joined: Dec 2017
Reputation:
73
>QueQua Wrote:
Bạn Anatta,
Giống như qq đã viết ở post của TM, PGNT và Thiền Tông, tuy có khác nhau về tông môn, nhưng cũng từ một Phật mà ra ... do đó, các quả vị cũng giống nhau, vì thành Phật và giác ngộ cũng giống nhau. Đúng không nè?
Cho nên những gì PGNT có đạt được, thì Thiền Tông cũng có xêm xêm ... Đó là nói trên lý thuyết. Còn bạn có đồng ý hay không đứng trên tông môn và truyền thống mà nói thì khác.
Bạn giải thích về đừng lựa chọn, rất đúng, nói trên văn và thiền lý, bạn đang dùng mindful awareness chăng? Để hiểu những việc mình làm và ý thức lấy nó?
...
Bạn QueQua,
Bạn hỏi đúng không nè? Thì anatta đành trả lời thật lòng rằng: không đúng theo hiểu biết bản thân.
Tôi cũng không muốn thường phải xen vào những kiến giải của QQ về thiền tông, vì tôi đã nói rồi vài posts trước đây với bạn, nhưng đôi khi bạn đề cập đôi điều không phải về Phật pháp nguyên sơ tinh tuyền của Đức Phật, nên tôi nói lên đôi lời để tránh hiểu lầm về giáo pháp nguyên thủy của Phật, cũng như tránh sự hiểu lầm nếu có, đến tôi.
Theo tôi, thiền tông từ nền tảng đã khác với đường lối tu tập của Phật pháp Nguyên thủy.
- Thiền tông lấy sự Kiến Tánh để bước vào cánh cửa giác ngộ. Mà TÁNH là gì? Là Chân Tâm (và nhiều tên gọi khác -- được du nhập từ các kinh điển đại thừa do các vị luận sư trước tác sau khi Phật nhập diệt 400 năm) không sanh không diệt bất cấu bất nhiễm.... nơi thân tâm của mỗi người. Các thiền sư Trung Hoa sáng chế ra kiểu thiền tham công án/thoại đầu. Từ công án, nghi tình nảy sinh vì trí óc không biết ý nghĩa của công án hay câu thoại, nên nó dừng bặt lý luận, mà có người gọi là "tâm không biết". Có nhiều lý giải về "nghi tình", nhưng tựu trung đưa tâm vào nơi dừng bặt lý luận, vọng tưởng. Miên mật ngày đêm với nghi tình, một niệm chưa sanh, hố thẳm vô minh, đầu sào trăm trượng, .v.v... đến một ngày nào đó, do cơ duyên tác động sẽ bùng nổ, cả cái tâm trí biết và không-biết bị quét sạch, khi đó Phật tánh/tánh giác/chơn tâm quang minh hiển lô thì gọi là Kiến Tánh. Như vậy, thiền quán dựa trên ngôn ngữ của công án/thoại đầu là dạng quy định.
- Thiền thep PPNT lấy KHỔ làm nền tảng, nguyên nhân của nó (Tập Đế) -- vô thường và vô ngã của nó. Vì các vị được gọi là Phật/A La Hán theo nguyên thủy đều phải chứng ngộ hoàn toàn về nó (nói rộng thêm một chút là Tứ Diệu Đế). Vì Khổ là một sự thực, tức là Chân đế, nó đang hiện hữu, trôi chảy và diễn ra mọi lúc trong đời sống của chúng sanh. Thiền quán của PPNT là quán chiếu trên các trạng thái Khổ nơi thân tâm (bốn Niệm Xứ). Khi liễu tri Khổ thì tự nhiên giác ngộ 3 Diệu đế còn lại. Theo giáo pháp nguyên thủy, thân tâm này là Vô Ngã, không có cái Tánh nào trường tồn bất sinh bất diệt để mà Kiến cả.
Hẳn bạn QQ đã từng đọc qua 12 Nhân Duyên (duyên khởi) là căn cội nền tảng của giáo pháp nguyên thủy. Là dòng chảy luân hồi thống khổ vô tận của chúng sanh hữu tình. Và Phật cũng chỉ ra 12 nhân duyên đưa đến giác ngộ, thoát Khổ:
... Này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên danh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; (sanh duyên lão-tử) --> sanh duyên khổ; khổ duyên tín; tín duyên hân hoan; hân hoan duyên hỷ; hỷ duyên khinh an; khinh an duyên lạc; lạc duyên định; định duyên tri kiến như chân; tri kiến như chân duyên yếm ly; yếm ly duyên ly tham; ly tham duyên giải thoát; giải thoát duyên trí về đoạn diệt.
[Kinh Tương Ưng Bộ - tập II - Chương 12 (a)]
Đoạn diệt, là đoạn tận vô minh, tham ái, chấp thủ -- > chứng ngộ Niết Bàn.
Posts: 2,693
Threads: 148
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
160
(2018-02-01, 09:43 PM)Xí Xọn Wrote: 1. Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này được che giấu khi thực hành, không có hiển lộ. Thế nào là ba?
Sở hành của nữ nhân, này các Tỷ-kheo, được che giấu khi thực hành, không có hiển lộ.
Chú thuật của Bà-la-môn, này các Tỷ-kheo, được che giấu khi thực hành, không có hiển lộ.
Tà kiến, này các Tỷ-kheo, được che giấu khi thực hành, không có hiển lộ.
Ba pháp này, này các Tỷ-kheo, được che giấu khi thực hành, không có hiển lộ.
2. Này các Tỷ-kheo, ba pháp này chói sáng, được hiển lộ, không có che giấu. Vành tròn của mặt trăng, này các Tỷ-kheo, chói sáng, được hiển lộ, không có che giấu. Vành tròn của mặt trời, này các Tỷ-kheo, chói sáng, được hiển lộ, không có che giấu. Pháp và Luật được Thế Tôn tuyên thuyết, này các Tỷ-kheo, chói sáng, được hiển lộ, không có che giấu. Ba pháp này chói sáng, được hiển lộ, không có che giấu.
Kinh TĂNG CHI BỘ, Chương 3 Pháp - 129: Che Giấu
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tan...chi03-1116.htm
Hello Xí Xọn,
Trong bài Kinh Đại Bát Niết Bàn thuộc Trường Bộ kinh nguyên thủy, trước khi Đức Phật nhập Niết Bàn ngài cũng có nói với Ananda về sự tuyên thuyết giáo pháp của ngài một cách hoàn toàn minh bạch mà không che giấu lưu giữ gì hết. Khi Ananda hỏi Phật có phó chúc hay di giáo gì để lại cho chúng sanh hậu học hay không thì Phật trả lời:
25. Này Ananda, chúng Tỷ-kheo còn mong mỏi gì nữa ở Ta! Này Ananda, Ta đã giảng Chánh pháp, không có phân biệt trong ngoài (mật giáo và không phải mật giáo), vì này Ananda, đối với các Pháp, Như Lai không bao giờ là vị Ðạo sư còn nắm tay (còn giữ lại một ít mật giáo chưa giảng dạy).
Này Ananda, những ai nghĩ rằng: "Như Lai là vị cầm đầu chúng Tỷ-kheo"; hay "chúng Tỷ-kheo chịu sự giáo huấn của Như Lai" thời này Ananda, người ấy sẽ có lời di giáo cho chúng Tỷ-kheo. Này Ananda, Như Lai không nghĩ rằng: "Ta là vị cầm đầu chúng Tỷ-kheo; hay "chúng Tỷ-kheo chịu sự giáo huấn của Ta" thời này Ananda, làm sao Như Lai lại có lời di giáo cho chúng Tỷ-kheo? Này Ananda, Ta nay đã già, đã thành bậc trưởng thượng, đã đến tuổi lâm chung, đã đến tám mươi tuổi. Này Ananda, như cỗ xe đã già mòn, sở dĩ còn chạy được là nhờ dây thắng chằng chịt, cũng vậy thân Như Lai được duy trì sự sống giống như chính nhờ chống đỡ dây chằng. Này Ananda, chỉ trong khi Như Lai không tác ý đến tất cả tướng, với sự diệt trừ một số cảm thọ, chứng và an trú vô tướng tâm định, chính khi ấy thân Như Lai được thoải mái.
(Kinh 16: Đại Bát Niết Bàn - Trường bộ kinh)
https://www.budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong16.htm
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 3,793
Threads: 527
Likes Received: 164 in 123 posts
Likes Given: 64
Joined: Dec 2017
Reputation:
73
Điều thiện, dù nhỏ mấy cũng làm.
Điều ác, dù nhỏ mấy cũng cố gắng tránh.
- Lời Phật dạy.
:78: :78: :78:
Hoa sen con xin kính dâng Đức Phật.
:78: :78: :78:
Posts: 3,793
Threads: 527
Likes Received: 164 in 123 posts
Likes Given: 64
Joined: Dec 2017
Reputation:
73
:78: :78: :78:
Hoa sen con xin kính dâng Đức Phật.
:78: :78: :78:
Posts: 3,793
Threads: 527
Likes Received: 164 in 123 posts
Likes Given: 64
Joined: Dec 2017
Reputation:
73
:78: :78: :78:
Hoa sen con xin kính dâng Đức Phật.
:78: :78: :78:
Posts: 3,793
Threads: 527
Likes Received: 164 in 123 posts
Likes Given: 64
Joined: Dec 2017
Reputation:
73
:78: :78: :78:
Hoa sen con xin kính dâng Đức Phật.
:78: :78: :78:
Posts: 2,693
Threads: 148
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
160
Xí Xọn đăng những lời Phật dạy hay và hữu ích.
Những lời dạy hiền thiện đơn giản, dễ hiểu, thực tế. :78:
Là phàm tục, chúng ta cố gắng thực hành được bao nhiêu thì hay bấy nhiêu.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 3,793
Threads: 527
Likes Received: 164 in 123 posts
Likes Given: 64
Joined: Dec 2017
Reputation:
73
:78: :78: :78:
Hoa sen con xin kính dâng Đức Phật.
:78: :78: :78:
Posts: 3,793
Threads: 527
Likes Received: 164 in 123 posts
Likes Given: 64
Joined: Dec 2017
Reputation:
73
:78: :78: :78:
Hoa sen con xin kính dâng Đức Phật.
:78: :78: :78:
|