Posts: 6,304
Threads: 98
Likes Received: 3,259 in 1,664 posts
Likes Given: 2,089
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Nhơn Vật Tuợng Trưng Cho Các Nước Thuộc Đệ Tam Thế Giới Nói Chung Và Nước Thái Lan Nói Riêng
Trong cuộc luận võ đầu tiên ở Hoa Sơn, ngoài Trung Thần Thông, Đông Tà, Tây Độc và Bắc Cái, lại cỏn có Nam Đế. Nhơn vật sau này đã được Kim Dung đem đối chiếu lại với Bắc Cái một cách đặc biệt. Về địa vi xã hội thì hai bên thật là khác nhau: một người tuy giữ chức vụ Bang Chủ một bang hội lớn nhưng dầu sao cũng là một kẻ ăn mày, còn một người thật sự là vua. Nhưng trong việc mô tả Nam Đế, tác giả VÕ LÂM NGŨ BÁ và ANH HÙNG XẠ ĐIÊU lại có một xuất lệ đáng để ý như khi mô tả Bắc Cái.
Trong vũ trụ quan của người Trung Hoa, giữa các phương hướng vả ngũ hành cùng các mẩu sắc, có sự liên hệ mật thiết với nhau. Các tiểu thuyết gia Trung Hoa viết truyện võ hiệp thường dùng các chi tiết biểu lộ sự liên hệ này trong các tác phẩm của họ. Đối với Trung Thần Thông, Đông Tà và Tây Độc, Kim Dung cũng đã làm như vậy.
Nhưng như ta đã thấy, ông đã không áp dụng nguyên tắc biểu lộ sự liên hệ giữa phương hướng, ngũ hành vả màu sắc khi mô tả Bắc Cái. Ông đã dùng cái hồ lô màu đỏ và cây gậy tre màu xanh lá cây làm tiêu biểu cho vị Bang Chủ Cái Bang mặc dầu phương bắc liên hệ hành thủy và màu đen. Đó là vì nhơn vật Bắc Cái đã được ông dùng để tượng trưng cho Liên Sô lãnh đạo Đảng Cộng Sản QuốcTế. Phương nam vốn liên hệ đến hành hỏa và màu đỏ, mà màu đỏ đã được dùng để mô tả Bắc Cái nên tác giã VÕ LÂM NGŨ BÁ và ANH HÙNG XẠ ĐIÊU không còn dùng nó và hành hoả để nói đến y phục và tài nghệ của Nam Đế. Điều này xác nhận rằng y như Bắc Cái, Nam Đế không phải là một cao thủ võ lâm thông thường mả là một nhơn vật tượng trưng cho một nước.
Nước được Nam Đế tượng trưng nói một cách tổng quát là nước đang mở mang trong Thế Giới Đệ Tam, và nói một cách đặc biệt hơn là nước Thái Lan.
Ta có thể nhận thấy rằng hiện nay, cuộc tranh chấp giữa các nước đã kỹ nghệ hóa một bên, và các nước đang mở mang một bên, đã được gọi là cuộc tranh chấp Bắc-Nam. Vậy, phương bắc là phương tập trung các nước kỹ nghệ hóa, còn phương nam thì tập trung các nước đang mở mang, và phương nam nói chung có thể dùng để chỉ các nước thuộc Thế Giới Đệ Tam.
Mặt khác, Nam Đế chính là vua nước Đại Lý, một nước được thành lập trong lãnh thổ của tỉnh Vân Nam ngày nay. Nước này đã có từ đời nhà Đường (618-907) và ban đầu gọi là nước Nam Chiếu. Nó đã có lúc rất cường thạnh và vào thế kỷ thứ 9, lúc đất nước ta còn bị nhà Đường cai trị dưới tên là An Nam, người Nam Chiếu đã nhiều lần đem binh lấn đánh. Nước Nam Chiếu về sau đổi tên lại là Đại Mông, rồi Đại Lễ, đến đầu đời nhà Tống (960-1276) ở Trung Quốc mới lấy tên là nước Đại Lý.
Nhơn dân nước Đại Lý này vốn thuộc nòi giống Thái. Khi người Mông Cổ quật khởi lên vào thế kỷ thứ 13, và đánh chiếm các nước thì nhà vua Mông Cổ tên Mông Kha, (về sau được gọi là Nguyên Hiến Tông, t.v. 1251-1259) đã sai em là Hốt Tất Liệt (về sau nối ngôi anh và được gọi là Nguyên Thế Tổ, t.v. 1260-1294) mở cuộc tấn công nhà Tống. Nhơn dịp này, Hốt Tất Liệt đã cho một bộ tướng của mình là Ngột Lương Hợp Thai vào nước Đại Lý và chiếm thủ đô nước ấy năm 1253. Sau đó, lãnh thổ Đại Lý bị sát nhập luôn vào bản đồ Trung Quốc thành tỉnh Vân Nam. Viên tướng đem binh đánh Đại Lý và con Hốt Tất Liệt là Hốt Kha Kích được phong làm Vân Nam Vương đều là những nhơn vật có liên hệ đến lịch sử Việt Nam. Chính Ngột Lương Hợp Thai đã đem binh sang đánh Việt Nam lần thứ nhứt dưới đời nhà Trần năm 1257, cỏn Vân Nam Vương thì đã nhiều lần lấy thế lực uy hiếp Việt Nam nên đã được Trần Hưng Đạo nói đến trong bài hịch khuyên răn các tướng sĩ ông viết năm 1284. Khi nước Đại Lý mất, một số người dân nước ấy đã di cư về phía nam, một bộ phận vào nước Lào, một bộ phận đến ở với người Thái trên đất Thái Lan hiện tại. Sự nhập cư của họ đã tăng cường lực lượng của người Thái và đưa đến việc thành lập tại đó một quốc gia cường thạnh, trước đây gọi là Xiêm La và ngày nay gọi là Thái Lan.
Về mặt khả năng thì Nam Đế sở dĩ có được một công lực siêu phàm không thua các cao thủ khác là vì lúc trẻ, ông đã hút được huyết của một con lươn thần. Việc này có thể đem đối chiếu với việc Trung Thần Thông và Tây Độc có được công lực siêu phàm nhờ ăn cái nấm mọc trên bã nhơn sâm hoặc uống huyết và ăn thịt con Bạch Long Xà. Nói chung thì nó dùng để ám chỉ ảnh hưởng của một nền văn hóa tối cổ đến tiềm lực một quốc gia đó làm cho quốc gia đó vững mạnh.
Nhưng Trung Quốc, các nước Tây Phương và các nước Thái Lan có những điểm giống nhau mà cũng có những điểm khác nhau về mặt này. Theo sự mô tả của Kín Dung, khi uống huyết và ăn thịt con Bạch Long Xà giữa lúc đói rét, Tây Độc đã thấy tinh thần và thể chất phấn chấn lên ngay. Điều này ám chỉ việc nền văn hóa cổ của các nước Tây Phương chỉ giúp vào sự tiến bộ của họ về mặt vật chất chớ không gây trở lực gì có thể làm nguy hại đến nền độc lập của họ. Trái lại, Nam Đế khi hút huyết con lươn thần cũng như Trung Thần Thông khi ăn cái nấm mọc trên bã nhơn sâm thì đã bị mê man ba ngày, tưởng đã phải bỏ mạng, chỉ nhờ có dị nhơn đến kịp mới cứu sống họ được và thâu nhận họ làm đệ tử. Sự kiện này đã được Kim Dung dùng để nói đến việc Trung Quốc cũng như Thái Lan tuy có nhờ nền văn hóa cổ mà có một sức mạnh tinh thần thâm hậu, nhưng cũng đã bị nền văn hóa đó ngăn trở trong việc canh tân và suýt làm cho mình bị mất nền độc lập.
Về bản chất thì thần vật đã giúp Nam Đế tăng thêm công lực là một con lươn chúa gọi là Kim Thiện Vương. Tuy là một trân vật, nó không phải thuộc loài thảo mộc tinh túy như cái nấm biểu tượng cho nền văn hóa cổ Trung Hoa, mà là một động vật còn mang thú tánh như con Bạch Long Xà biểu tượng cho nền văn hóa cổ của các nước Tây Phương. Tuy có khả năng siêu phàm nên được cho là có tánh thông linh, con lươn thần Kim Thiện Vương thật sự là một quái vật đã ăn thịt người. Quái vật này sống sâu dưới nước và được liệt vào loài cá. Điều này ám chỉ rằng nền văn hóa cổ của Thái Lan thuộc hệ thống văn hóa của các dân tộc Đông Nam Á Châu. Một phần người của các dân tộc này thuở trước đã sống ở Hoa Nam. Về sau, họ bị người Trung Hoa dồn về phía nam của Trung Quốc hiện tại, và những người còn ở lại và sống trên lãnh thổ Trung Quốc thì đã bị người Trung Hoa đồng hóa. Người của các dân tộc Đông Nam Á Châu này đã được người Việt Nam và người Trung Hoa thời được gọi chung là Bách Việt và được các học giả về nhơn chủng học gọi là nòi giống lndonesian, trong khi ông Bình Nguyên Lộc lại đặc biệt gọi họ là nòi giống Mã Lai. Họ có liên hệ ít nhiều ăn dân tộc Việt Nam ta, và nền văn hóa của họ là nền văn hóa của một giống dân sống về nông nghiệp và ngư nghiệp.
Trong bộ VÕ LÂM NGŨ BÁ, Kim Dung cho biết rằng sau khi hút được huyết con lươn thần, mình Nam Đế trừ ra ở tay chơn và đầu mặt, còn thì ở chỗ khác trong châu thân đều có mọc những mụt đỏ bầm, các mụt này khi mọc rồi thì biến thành cứng rắn như vảy cá rất dày, đao thương đâm không lủng được. Nhờ đó, Nam Đế có thể chịu đựng các đòn mãnh liệt của địch thủ mà không hề hấn gì. Hiện tượng mọc vảy cá biểu lộ tánh cách thô sơ thấp kém của công lực, vì công lực cao thì hội nhập hoàn toàn vào cơ thể và không thể hiện ra ngoài. Nó có thể được Kim Dung dùng đế ám chỉ rằng về mặt võ thuật, công lực của người Thái Lan không phải chỉ dựa vào sự luyện tập mà còn dựa vào một số yếu tố ngoại lai như bùa, phép, gồng, ngải v.v... Nó cũng cho thấy rằng trong con mắt Kim Dung, nền văn hóa cổ của Thái Lan chưa đạt mực cao siêu của nền văn hóa cổ Tây Phương và dĩ nhiên là còn thua nền văn hoá cổ của Trung Hoa nhiều hơn.
Nhưng ngoài nền văn hóa cổ của mình, Thái Lan còn tiếp nhận văn hóa nước khác. Theo Kim Dung, họ Đoàn làm vua nước Đại Lý vốn là hậu duệ của một nhơn vật trong giới võ lâm Trung Hoa. Mặt khác, vị thầy đầu tiên của Nam Đế là một đạo sĩ hiệu Ngọc Động Chơn Nhơn. Như chúng tôi đã trình bày trong đoạn nói về Trung Thần Thông, Đạo Giáo đã được hai triều Đường và Tống xem như là quốc giáo, và có thể biểu tượng cho tài nghệ Trung Hoa. Vậy, với các chi tiết trên đây, Kim Dung đã cho chúng ta biết rằng Thái Lan đã có chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa.
Tuy nhiên, khi đã lớn tuổi rồi. Nam Đế lại thoái vị và xuống tóc đi tu theo Phật Giáo, với pháp danh là Nhứt Đăng Đại Sư. Người thế độ cho ông không phải là một cao tăng Trung Hoa mà là một nhà sư Thiên Trúc tức là Ấn Độ. Kim Dung đã dùng việc này để nói lên việc mặc dầu có chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa, Thái Lan cốt yếu lại là một nước theo Phật Giáo, mà Phật Giáo Thái Lan là Phật Giáo Tiểu Thừa từ Ấn Độ truyền sang, chớ không phải là Phật Giáo Đại Thừa thạnh hành ở Trung Quốc. Một chi tiết khác xác nhận điều này là việc Nhứt Đăng Đại Sư rất thông hiểu Phạn ngữ. Chính ông đã dịch hộ Quách Tĩnh các câu tiếng Phạn mà Đạt Ma Tổ Sư đã viết trong CỬU ÂM CHƠN KINH.
Nói chung thì trong việc xây dựng cơ cấu quốc gia và trong chánh sách giữ nước, ban đầu Thái Lan đã chịu ảnh hưởng của nền văn hóa cổ trong nước và của Phật Giáo nhiều hơn của nền văn hóa Trung Hoa. Điều này được thể hiện trong các môn công phu của Nam Đế. Theo Kim Dung cho biết thì nhơn vật này chuyên sử dụng Tiên Thiên Công và Kim Cương Quyền. Tiên Thiên vốn có nghĩa là tự nhiên, bẩm sinh. Danh hiệu Tiên Thiên của môn công phu hàm ý rằng tiềm lực Thái Lan dựa vào các tin tưởng cổ truyền đã có từ khi dân Thái xuất hiện trên địa cầu. Kim Cương theo nghĩa đen là chất đá quí cứng rắn và trong suốt. Nhưng trong Phật Giáo, đó còn là tên của một bộ Kinh, và đồng thời là danh hiệu của các vi thần hộ pháp.
Qua việc Nam Đế sử dụng Tiên Thiên Công và Kim Cương quyền, Kim Dung muốn ám chỉ rằng nền chánh trị Thái Lan còn giữ rất nhiều yếu tố cổ truyền riêng của người Thái, đồng thời bị sự chi phối rất mạnh của Phật Giáo Tiểu Thừa. Đạo này được xem là quốc giáo, Giáo Hội có một ảnh hưởng rất lớn đối với nhơn dân cũng như đối với chánh quyền và các nhà sư được mọi người, kể cả nhà vua, rất mực kính trọng. Mặt khác, những người trong giới thượng lưu, ngay đến nhà vua, đều phải vào chùa tu một thời gian. Phong tục trên đây của Thái Lan đã được Kim Dung nói đến qua việc Đoàn Nam Đế cuối cùng đã xuống tóc đi tu. Chính vì sự kiện này và vì vai tuồng cốt yếu của Phật Giáo đối với Thái Lan mà trong cuộc luận võ kỳ chót ở Hoa Sơn, Nam Đế đã được đặt cho một ngoại hiệu mới là Nam Tăng.
Tuy nhiên, về sau, Nam Đế lại học công phu Nhứt Dương Chỉ với Trung Thần Thông, lúc ông này thấy rằng mình sắp chết và muốn truyền công phu này lại cho Nam Đế để Nam Đế đối phó với Tây Độc. Sự kiện này có thể dùng để ám chỉ việc người Thái Lan đã tiếp nhận thêm ảnh hưởng của Trung Hoa hồi thế kỷ thứ 18. Lúc ấy, một số người Trung Hoa đã được triều đình Thái Lan trọng dụng, và họ đã đóng một vai tuồng quan trọng về mặt chánh trị. Năm 1767, nước Thái Lan (thời ẩy còn gọi là nước Xiêm La) đã bị người Miến Điện tấn công và đã thảm bại. Trong cuộc tấn công này, người Miến Điện đã bắt được nhà vua Thái Lan đem về nước họ. Khi ấy, một tướng lãnh gốc Trung Hoa tên là Trịnh Quốc Anh, và mang tên Thái là Phya Taksin, đã cứu được nước Thái Lan khỏi mất. Ông đã lên làm vua nước ấy từ đó cho đến năm 1782 mới bị dòng vua hiện đang trị vì ở Thái Lan thay thế. Trong thời kỳ làm vua Thái Lan, dĩ nhiên là Trịnh Quốc Anh đã áp dụng một số kỹ thuật chánh trị của người Trung Hoa ở nước Thái Lan.
Mặt khác, chúng ta có thề nhận thấy rằng mặc dầu Trung Thần Thông là người đầu tiên luyện được Nhứt Dương Chỉ, môn đệ ông đã không học được công phu này và Nhứt Dương Chỉ cuối cùng đã trở thành công phu độc đáo của Nam Đế và môn đồ họ Đoàn. Như chúng tôi đã trình bày trong đoạn nói về Trung Thần Thông, Nhứt Dương Chỉ biểu tượng cho lý tưởng thế giới đại đồng làm cho cả thiên hạ sống yên vui hòa mục và dùng sự nhân nghĩa mà đối xử với nhau. Đó là lý tưởng của nước Trung Hoà cổ điển, nhưng nó không còn được Trung Công áp dụng khi đã nắm được chánh quyền, mà lại được các nước thuộc Đệ Tam Thế Giới hiện tại đề cao. Sự kiện này đã được Kim Dung ám chỉ qua việc phái Toàn Chân không còn biết nền công phu Nhứt Dương Chỉ vả công phu này trở thành bí quyết riêng của Hoàng Gia họ Đoàn ở nước Đại Lý.
còn tiếp...
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 4,612
Threads: 153
Likes Received: 1,726 in 807 posts
Likes Given: 489
Joined: Nov 2021
Reputation:
55
(2022-08-10, 12:57 PM)vô_danh Wrote: chính xác
tôi đọc bài bình của Cao Tuấn cũng hay
Có dịp Jay cô nương, thầy VD, Bạch y cô nương thử đọc quyển này cũng lý thú. Quyển này giáo sư lần sang thuyết trình ở Đức tại Stuttgart có tặng tôi. Lúc đó là thập niên 80, Liên Sô chưa tan rã, nhưng rất cận kề rồi.
Sách viết bằng Anh ngữ, tuy vào thập niên 80 nhưng vẫn còn có giá trị hiện thực. Lúc đó ấn loát của người Việt bên Hoa Kỳ; Thanh Phương Thư Quán còn thô sơ, sử dụng bản chữ đánh máy tay.
(PS: lý do muốn ẩn danh nên che lại. Xin thông cảm )
Posts: 6,304
Threads: 98
Likes Received: 3,259 in 1,664 posts
Likes Given: 2,089
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Các Nhơn Vật Và Đoàn Thể Tượng Trưng Cho Các Nước Theo Chế Độ Độc Tài Hữu Phái: Thiết Chưởng Bang Và Anh Em Họ Cừu Cùng Công Tôn Chỉ
Ngoài Trung Thần Thông, Đông Tà, Tây Độc, Bắc Cái và Nam Đế, các bộ VÔ LÂM NGŨ BÁ, ANH HÙNG XẠ ĐIÊU và THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP còn nói đến anh em nhà họ Cừu là những nhơn vật có võ công siêu tuyệt. Nói chung thì các nhơn vật này đã được Kim Dung dùng để ám chỉ các nước theo chế độ độc tài hữu phái.
Khi mở cuộc luận võ ở Hoa Sơn lần đầu tiên, Trung Thần Thông đã có mời Bang Chủ Thiết Chưởng Bang đến dự, nhưng lúc ấy ông này nhận thấy công lực mình còn kém nên lo luyện Ngũ Độc Thần Chưởng và không đáp ứng lời mời. Do đó, ông không có tỷ thí với Võ Lâm Ngũ Bá để phân hơn kém. Tuy nhiên, ông vẫn được giới võ lâm nói chung xem như là một nhơn vật có tài nghệ tương đương với Trung Thần Thông, Đông Tà, Tây Độc. Bắc Cái và Nam Đế. Mặt khác, Bang Chủ Thiết Chưởng Bang lại có một người anh song sinh giống ông như hệt, nhưng tài nghệ kém ông rất xa. Chúng ta có thể xem hai nhơn vật này như là biểu tượng của hai nước Đức Quốc Xã và Ý Phát Xít và thể hiện bằng hai nhà lãnh tụ Hitler và Mussolini.
a. Điều chúng ta có thể nhận thấy trước nhất là Thiết Chưởng Bang là một môn phái chuyên dùng rắn độc để tập luyện võ công, y như Tây Độc. Mặt khác, danh hiệu cũng như công phu căn bản của họ là Thiết Chưởng, mà thiết lại có nghĩa là sắt, tức là một chất thuộc kim loại. Đó là những dấu hiệu cho thấy rằng các nhơn vật của đoàn thể này đã được Kim Dung dùng để tượng trưng cho những nước âu Châu, thuộc khối Tây Phương. Lề lối làm việc hung bạo, cũng như việc đưa người ra làm quan để bóc lột và đàn áp dân chúng, giết người cướp của, và xem mạng người dân như cỏ rác có thể so sánh với chánh sách độc tài toàn diện hữu phái mà các nhà lãnh tụ Quốc Xã và Phát Xít đã áp dụng khi cầm quyền ở Đức và Ý.
b. Mặt khác, theo sự mô tả của Kim Dung, Thiết Chưởng Bang lúc đầu là một bang hội do những nhà ái quốc thành lập với mục đích chống sự xâm lấn của nước ngoài, về sau mới lầm lạc đi vào con đường hung bạo, làm hại cho đất nước và nhơn dân. Những điều này phù hợp với lịch sử chung của hai phong trào Quốc Xã và Phát Xít.
Các nước Đức và Ý vốn là những nước có một nền văn minh lâu đời và thco Thiên Chúa Giáo. Sau Thế Chiến I, hai nước này đã bị thương tổn nặng về mặt tinh thần. Nước Đức đã thua trận và phải ký Hiệp Uớc Versaillcs nhận chịu những điều kiện bất lợi và nhục nhã. Phần nước Ý thì đứng về phía lực lượng Đồng Minh thắng trận, nhưng vì yếu hơn các nước Đồng Minh khác nên bi họ xem thường. Nước Ý chỉ tham chiến vì hai nước Anh và Pháp đã hứa hẹn là nếu thắng trận thì Ý sẽ được chia cho một phần đất Áo. Nhưng khi Thế Chiến l chấm dứt, vị Tổng Thống Wilson nuớc Mỹ theo chủ trương Dân Tộc Tự Quyết nên ông không chấp nhận các yêu sách của nước Ý đối với lãnh thổ Áo và hai nước Anh Pháp đã nuốt bỏ lời hứa của mình để theo lập trường của Tổng Thống Wilson. Do đó, người Ý rất bất mãn các nước Đồng Minh và có cảm giác là bị khinh thường.
Phong trào Quốc Xã Và Phát Xít đã khai thác sự bất mãn của hai dân tộc Đức và Ý, nhứt là lúc họ gặp khó khăn trong đời sống vì khủng hoảng kinh tế. Việc đề cao tinh thần dân tộc đã được người Đức và người Ý hoan nghinh nên hai Đảng Quốc Xã Và Phát Xít đã nắm được chánh quyền bằng những cuộc bầu cử tự do và hợp pháp.
Nhưng sau khi nắm được chánh quyền, họ đã áp dụng chánh sách độc tài toàn diện hữu phái và thiết lập một chế độ chuyên chế khắc nghiệt. Riêng người Đức đã thực hiện chủ trương bài trừ Do Thái và sát hại hàng triệu nguời Do Thái vô tội.
a.. Chế độ Quốc Xã và Phát Xít chỉ mới xuất hiện sau Thế Chiến I và điều này đã được Kim Dung ám chỉ qua việc Bang Chủ Thiết Chưởng Bang không tham dự cuộc luận võ đầu tiên ở Hoa Sơn. Hai phong trào Quốc Xã và Phát Xít vốn phân biệt nhau và xuất hiện ở hai nước khác nhau. Tuy nhiên, nó có những điểm tương đồng lớn lao đến mức người ta đã xem nó như nhau. Phong trào Phát Xít xuất hiện trước phong trào Quốc Xã một thời gian ngắn, và
khi gây ra phong trào Quốc Xã, Hitlcr đã bắt chước lề lối tổ chúc và hành động của phong trào Phát Xít do Mussolini lãnh đạo. Nhưng về sau, Đảng Quốc Xã lại mạnh mẽ hữu hiệu hơn Đảng Phát Xít nhiều, vì dân tộc Đức vốn siêng năng và làm việc có phương pháp, trong khi dân Ý tánh tình dễ dãi và ham vui chơi chớ không cần cù làm việc. Bởi đó, trong khi Đức Quốc Xã đã thắng được nhiều trận lớn và Iàm cho thế giới hãi hùng thì Ý Phát Xít lại rất yếu kém và thường thua trận. Ngay đến việc chinh phục một nước nhược tiểu ở Phi Châu như Abyssinia (nay là Ethiopia), Ý Phát Xít cũng đã chật vật lắm mới thắng, và khi đánh một nước nhỏ ở Âu Châu là Hy Lạp, Ý Phát Xít đã thất bại nặng, phải nhờ Đức Quốc Xã tiếp tay. Tuy nhiên, vì phong trào Phát Xít xuất hiện trước nên trên thế giới, danh từ Phát Xít đã được dùng để nói đến chế độ độc tài toàn diện hữu phái một cách tổng quát, chỉ khi nào phải minh đinh rằng chế độ được nói đến là chế độ áp dụng ở Đức, người ta mới dùng danh từ Quốc Xã.
b. Những điều trên đây đã đuợc Kim Dung ám chỉ trong một số chi tiết liên hệ đến Thiết Chuởng Bang. Mặc dầu hai nước Đức Quốc Xã và Ý Phát Xít khác nhau, các nhơn vật biểu tượng cho họ là Cừu Thiên Nhận và Cừu Thiên Lý được xem là thuộc một bang hội với nhau, và sự tương đồng lớn lao giữa hai phong trào Quốc Xã và Phát Xít cũng như việc hai phong trào ấy xuất hiện hầu như đồng thời với nhau đã được Kim Dung ám chỉ bằng việc trình bày hai nhơn vật trên đây như là hai anh em song sinh. Các chi tiết về hai nhơn vật này cũng phù hợp với sụ thật về hai phong trào Phát Xít và Quốc Xã. Cừu Thiên Lý biểu tượng cho nước Ý Phát Xít được xem là anh, nhưng vì biếng nhác nên võ công rất tầm thường, chỉ dùng sự điêu ngoa bip bợm mà lòe người. Trong khi đó, Cừu Thiên Nhận biểu tượng cho nước Đức Quốc Xã tuy là em nhưng lại siêng năng cần mẫn, cố công luyện tập võ nghệ nên đã có một võ công siẽu tuyệt làmp cho mọi nguời hãi sợ, và cầm quyền điều khiển cả Thiết Chuởng Bang, thành ra anh là Cừu Thiên Lý phải ở vào địa vị thuộc hạ.
a. Công phu Thủy Thượng Phiêu của Cừu Thiên Nhận và các chủ nghĩa siêu nhơn và siêu tộc của Đảng Quốc Xã Đức.
Về mặt kỹ thuật chiến đấu thì ngoài việc dùng rắn như Tây Độc, và công phu Thiết Chưởng, Bang Chủ Thiết Chưởng Bang còn một công phu khinh công độc đáo: ông có thể đi trên tuyết mà không để dấu chơn, và có thể đi dưới sông như trên bờ. Do đó, người ta đã gọi ông bằng ngoại hiệu Thủy Thượng Phiêu. Như ta đã thấy, việc anh em Cừu Thiên Lý và Cừu Thiên Nhận chuyên dùng rắn độc và luyện công phu Thiết Chưởng hàm ý rằng các nước mà họ biểu tượng là những nước Âu Châu. Riêng danh từ Thủy Thượng Phiêu, nó có nghĩa là nổi trên mặt nước. Với danh hiệu này, công phu độc đáo của Bang Chủ Thiết Chưởng Bang có lẽ đã được Kim Dung dùng để ám chỉ chủ nghĩ siêu nhơn và siêu tộc của Đảng Quốc Xã Đức.
Theo chủ nghĩa siêu nhơn thì trong nhơn loại, có những người tài giỏi vượt lên trên những kẻ khác, và làm được những công việc vĩ đại, phi thưởng mà phàm nhơn không làm được. Sự tiến bộ của nhơn loại trên con đường văn minh hoàn toàn do nơi các siêu nhơn này mà có. Quần chúng chỉ hưởng các công trình của họ và muốn cho nhơn loại tiến bộ, quần chúng phải hoàn toàn tùng phục và tuân lịnh họ. Quan niệm siêu nhơn đặt nền tảng trên sự bất bình đẳng giữa loài người. Nhưng theo Đảng Quốc Xã Đức, sự bất bình đẳng này không phải chỉ xuất hiện giữa các cá nhân, mà còn xuất hiện giữa các chủng tộc. Đảng này cho rằng chủng tộc tài giỏi nhất trong cả nhơn loại là chủng tộc Aryan. Đó là một siêu tộc đã tạo lập văn minh ở khắp nơi trên thế giới. Nhưng vì bị lai giống với các chủng tộc thấp kém hơn bị họ chinh phục nên nhiều nhánh dân Aryan đã bị thoái hóa và không duy trì nổi nền văn minh mình đã xây dựng. Riêng dân Đức là nhánh dân Aryan thuần túy duy nhất còn sót lại, và xứng đáng làm chủ cả địa cầu. Nhưng muốn thực hiện sứ mạng lãnh đạo cả nhơn loại, người Đúc phải giữ cho chủng tộc mình thuần túy và do đó mà phải diệt trừ người Do Thái đang sống chung lộn với dân Đức.
b- Tài nghệ và xảo thuật của Cừu Thiên Lý so với tài nghệ và xảo thuật của Mussolini
Đảng Phát Xít Ý không theo chủ nghĩa siêu tộc như Đảng Quốc Xã Đức mà theo chủ nghĩa sùng thượng Quốc Gìa. Mộng tưởng của Đảng này là làm cho nước Ý cường thạnh và khôi phục lại địa vị bá chủ của Đế Quốc La Mã xưa kia. Nhưng vì khả năng quá kém, nên nước Ý Phát Xít đã phải chật vật lắm mới chinh phục được nước Abyssinia. Do đó. những lời tuyên bố nẩy lửa của nhà lãnh tụ Mussolini về sự cường mạnh của nước Ý Phát Xít chỉ có tánh cách khoa trương, và nước Ý Phát Xít không phải là một đe dọa thật sự cho các nước khác. Điều này đã được Kim Dung ám chỉ qua việc Cừu Thiên Lý biểu diễn trò mang cái chum sắt đựng đầy nước để lội qua sông. Bên ngoài trông vào, người ta tưởng là cái chum nước ấy nặng đến cả ngàn cân, mà khi lội qua sông, Cừu Thiên Lý lại nổi lên hêu hểu như là nước chỉ ngập đến đầu gối. Người không biết việc thấy như vậy thì rất sợ Cừu Thiên Lý. Nhưng thật sự thì cái chum chỉ có một vỏ sắt mỏng và bên trên gần miệng chum, lại có dán giấy mỏng và láng làm cái đáy để chum có thể chỉ đựng một chút nước mà thấy như đầy. Ở dưới đáy sông thì Cừu Thiên Lý đã lén đặt trước những cái chậu chìm để ông đặt chân mà đi.
Mặt khác, khi gặp những địch thủ mạnh hơn mình, Cừu Thiên Lý đã thường giả đau bụng để xin đi cầu và nhơn cơ hội này mà lẩn trốn. Việc này có liên hệ đến một cổ sự đặc biệt của nước Ý Phát Xít. Lúc mới lên cầm quyền và áp dụng chánh sách độc tài, Mussolini đã bị nhiều dân biểu đối lập chống lại. Mussolini vốn không tàn ác bằng Hitlcr nên không giết hại những người này. Để làm cho họ hoảng sợ mà chấm dứt sự chống đối, ông chỉ sai thủ hạ đến nhà họ rồi bắt họ uống dầu đu đủ tía. Họ bị đi cầu đến lả người và không dám chống đối ông nữa. Tuy việc đi cầu được áp dụng cho đối lập, nhưng ý kiến dùng dầu đu đủ tía là của Mussolini nên trong ANH HÙNG XẠ ĐIÊU Cừu Thiên Lý tiêu biểu cho Mussolini đã giở trò xin đi cầu để né tránh cường địch.
c- Tổ chức của Thiết Chưởng Bang so với tổ chức của hai Đảng Quốc Xã và Phát Xít nói chung.
Tổ chức của Thiết Chưởng Bang rất chặt chẽ và bủa ra ở nhiều nơi. Lúc Quảch Tĩnh và Hoàng Dung lên vào căn cứ họ ở núi Thiết Chưởng, Thiết Chưởng Bang đã huy động người bao vây vả khi thấy Quách Tĩnh và Hoàng Dung chạy lên trên cái hang trên đầu núi là nơi họ không có quyền lên, họ đã dùng xà trận để tần công. Những điều này nhắc lại việc các Đảng Phát Xít và Quốc Xã đã có tổ chức rất chặt chẽ và có hành động rất mạnh mẽ cương quyết, không khác Cái Bang biểu tượng cho Đảng Cộng Sản Quốc Tế.
Ngoài các điểm chung cho cả hai phong trào Phát Xít Ý và Quốc Xã Đức, lại có một vài điểm chỉ liên hệ đến Quốc Xã Đức.
a. Bội tinh Thập Tự Sắt của Quốc Gia Đức so với hai bàn tay sắt, tín hiệu của Bang Chủ Thiết Chưởng Bang.
Tín hiệu của Bang Chủ Thiết Chưởng Bang là hai bàn tay sắt. Đối với người Đức, sắt hàm ý cương kiên anh dũng. Năm 1813, vua nước Phổ (một quốc gia về sau trở thành một tỉnh bang nồng cốt của nước Đức) đã tạo ra một bội tinh mang tên là Thập Tự Sắt và bội tinh này về sau đã trở thành huy chương cao quí nhứt của dân tộc Đức về mặt quân công.
b. Chữ Vạn của Quốc Gia Đức so với hai bàn tay sắt, tín hiệu của Bang Chủ Thiết Chưởng Bang.
Mặt khác, trong bộ ANH HÙNG XẠ ĐIÊU, khi đến dự cuộc luận võ kỳ hai ở Hoa Sơn, Cừu Thiên Nhận lại thình lình hối cải sau khi bi Bắc Cái mắng, và xin theo làm đồ đệ của Nam Đế lúc ấy đã trở thành Nhút Đăng Đại Sư. Từ đó, Cừu Thiên Nhận chỉ còn được biết dưới pháp danh Từ Ân Đại Sư. Có thể Kim Dung đã dùng hình ảnh này để nói lên sự hối hận của người Đức sau trận Thé Chiến II về việc làm của nước họ thời Quốc Xã. Các Chánh Phủ Tây Đức sau này có chánh sách rất hòa dịu đối với nước Do Thái và với các nước Đông Âu. Nhưng cũng có thể Kim Dung dùng việc Cừu Thiên Nhận trở thành Từ Ân Đại Sư để ám chỉ việc Hitler dùng chữ Vạn để làm biểu hiệu cho Đảng Quốc Xã.
Chữ Vạn vốn là một dấu hiệu đã xuất hiện từ thiên niên kỳ thứ ba tr. C. N. ở nhiều nơi trên thế giới, kể cả Á Châu và Âu Châu. Ở các nước Bắc Âu, nó được xem như là hình vẽ cái búa của Thần Thor là Thần Sấm Sét, biểu tượng cho chiến tranh. Nhưng chữ Vạn được biết nhiều hơn là chữ Vạn ở Ấn Độ. Tên mà các nước Tây Phương dùng ít chỉ chữ Vạn là Swatiska vốn phải xuất từ chữ Phạn Svatiska có nghĩa là kiết tường an lạc. Hình chữ Vạn ở ấn Độ là biểu tượng của mặt trời hay là của lửa, tức là một nguyên tắc mang sự ấm áp sáng sủa và nghị lực đến cho muôn loài. Theo sự giải thích của một số học giả thì chữ Vạn này là hình vẽ đường quĩ đạo của mặt trời nhìn tử Bắc Bán Cầu. Ở bán cầu này, chúng ta thấy buổi sáng mặt trời mọc ở hướng đông, đến trưa thì ném về hướng nam, rồi chiều thì lặn ở hướng tây, cứ như thế mãi ngày này sang ngày khác. Bởi đó, chữ Vạn vẽ lại quĩ đạo của mặt trời bắt đầu từ hướng đông để đi về hướng nam rồi quay về hướng tây và sau cùng quặt xuống để trở lại đi từ hướng đông về hướng nam. Hai đường vẽ này gác tréo lên nhau biểu lộ sự liên tục triền miên của quá trình được mô tả. Vì thế chữ Vạn hàm ý liên tục và tái tạo không ngừng.
Theo kinh Phật thì trên ngực Đức Như Lai có hình chữ Vạn và đó là một trong 32 tướng tốt của Ngài. Bởi đó, từ xưa, Phật Giáo đã lấy chữ Vạn làm một trong những biểu tượng của mình. Đến thế kỷ thứ 20, một số người quốc gia quá khích ở Âu Châu lại cho rằng chữ Vạn là một dấu hiệu biểu tượng cho chủng tộc Aryan, và vì Hitlcr cho rằng dân Đức là nhánh thuần túy duy nhất của chủng tộc Aryan hiện cỏn sót lại nên ông đã lấy chữ Vạn làm biểu hiệu cho Đảng Quốc Xã. Thật ra, chữ Vạn mà Hitler dùng có các nhánh đi ngược chiều so với chữ Vạn cổ của ấn Độ được Phật Giáo dùng. Dầu vậy việc Hitler dùng chữ Vạn đã làm cho dấu hiệu này bị cả thế giới thù ghét nên sau Thế Chiến II, Phật Giáo không còn dùng chữ Vạn nhiều như trước. Trong bộ ANH HÙNG XẠ ĐIÊU, Nhứt Đăng Đại Sư là một vị cao tăng theo phái Tiểu Thừa và thông thuộc tiếng Phạn nên việc Cừu Thiên Nhận xin theo ông đã được Kim Dung dùng để ám chỉ việc Hitler lấy chữ Vạn mà ông ta cho là phát xuất từ nhánh dân Aryan ở ấn Độ làm biểu hiệu cho Đảng Quốc Xã của mình.
Trong bộ ANH HÙNG XẠ ĐIÊU, Kim Dung chỉ nói đến hai anh em Cừu Thiên Nhận và Cừu Thiên Lý. Nhưng trong bộ THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP, ta lại thấy xuất hiện người em gái của hai nhơn vật ẩy là Cừu Thiên Xích cùng với chồng là Công Tôn Chỉ.
Chúng ta có thể xem cặp vợ chồng này là tiêu biểu cho các quốc gia nhỏ yếu theo chế độ độc tài hữu phái, và đặc bộ là nước Tây Ban Nha thời ông Franco nắm chánh quyền.
a. Theo sự mô tả của Kim Dung, Cừu Thiên Xích tuy là phụ nữ, nhưng võ công rất cao vì bà đã được Bang Chủ Thiết Chưởng Bang là Cừu Thiên Nhận tận tâm truyền thọ võ công. Tuy nhiên, về mặt cảm tình thì bà lại mến người anh cả là Cừu Thiên Lý nhiều hơn. Bà thường đứng về phía Cừu Thiên Lý khi ông này bị Cừu Thiên Nhận trách mắng. Chính vì binh vực Cừu Thiên Lý mà bà đã cãi nhau với Cừu Thiên Nhận rồi bỏ nhà ra đi. Bà gặp Công Tôn Chỉ và kết hôn với ông này rồi truyền dạy thêm võ công cho ông này làm cho ông này trở thành một cao thủ võ lâm. Nhưng về sau, Công Tôn Chỉ đã gạt cho bà uống thuốc mê rồi cắt hết gân chơn của bà và quăng bà xuống đáy Tuyệt Tình Cốc. Bà phải sống cô độc trong một cảnh giam hãm rất khổ sở suốt mười năm mới được Dương Quá và con gái bà là Công Tôn Lục Ngạc cứu ra. Bà đã tìm mọi cách báo thù Công Tôn Chỉ. Nhưng cuối cùng, hai vợ chồng đã vì đánh nhau mà rơi xuống đáy Tuyệt Tình Cốc và chết một lượt với nhau.
b. Các chi tiết trên đây rất phù hợp với các quốc gia nhỏ yếu hơn Đức Quốc Xã và Ý Phát Xít, nhưng cũng theo chế độ độc tài hữu phái, và đặc biệt hơn họ là nước Tây Ban Nha. Cừu Thiên Xích vốn là em gái của Cừu Thiên Lý và Cừu Thiên Nhận và lúc nào cũng đề cao Thiết Chưởng Bang nên có thể xem như là tượng trưng cho nhánh nhỏ yếu nhất của phong trào Phát Xít trên thế giới. Trong lịch sử thì sau khi Mussolini thực hiện chế độ Phát Xít ở Ý và Hitler thực hiện chế độ Quốc Xã ở Đức thì hữu phái Tây Ban Nha đã nổi lên chống lại chánh quyền thiên tả của nước mình. Trong cuộc nội chiến này, hữu phái Tây Ban Nha đã được Ý Phát Xít và Đức Quốc Xã tận lực giúp đỡ. Đức Quốc Xã có lực lượng hùng hậu hơn và có kỹ thuật chiến đấu cao hơn nên đã giúp hữu phái Tây Ban Nha một cách đắc lực hơn. Tuy nhiên, vì người Tây Ban Nha cùng thuộc nòi giống La Tinh như người Ý nên hữu phái Tây Ban Nha đã có cảm tình với Ý Phát Xít nhiều hơn với Đức Quốc Xã. Sự kiện này đã được Kim Dung ám chỉ khi cho biết rằng Cừu Thiên Xích học võ với Cừu Thiên Nhận, nhưng thương Cừu Thiên Lý nhiều hơn.
a. Về phần Công Tôn Chỉ là người đã cưới Cừu Thiên Xích làm vợ, ông có thể xem như là tiêu biểu của cánh hữu tương đối ôn hòa hơn ở các nước nhỏ yếu. Họ Công Tôn vốn phát xuất từ các dòng vua đã làm chủ các nước chư hầu ở Trung Quốc thời cổ. Khi dùng họ đó để đặt cho người chồng của Cừu Thiên Xích, Kim Dung đã có dụng ý cho biết rằng ông này thuộc hạng sang cả của một quốc gia.
b. Điều trên đây và một số chi tiết khác liên hệ đến Công Tôn Chỉ cho thấy rằng nhà chánh khách cận đại có sự tích phù hợp nhứt với nhơn vật kể trên đây là Tướng Franco.
Tướng Franco vốn là một trong những người lãnh đạo cuộc tranh đấu do quân đội Tây Ban Nha khởi xưởng chống lại chánh phủ tả phái. Với sự giúp đỡ của Đức Quốc Xã và Ý Phát Xít, ông đã nắm phần thắng lợi rồi trở thành Quốc Trưởng Tây Ban Nha năm 1936. Ông đã tổ chức một chánh đảng độc tài để cai tri nước mình và đứng về phía các nước Phát Xít cho đến khi Thế Chiến II nổ bùng. Tuy nhiên, Franco đã không chịu gia nhập cuộc chiến đấu của phe Phát Xít chống lại các nước Đồng Minh theo chế độ dân chủ tự do. Ở hội nghi với Hitler tại Hendaye (một thành phổ Pháp ở sát biên giới Tây Ban Nha) năm 1941, Tướng Franco đã nhứt quyết không chấp nhận việc cho phép quân Đức Quốc Xã kéo ngang lãnh thổ Tây Ban Nha để sang tác chiến ở Bắc Phi. Điều này rất lợi cho các nước Đồng Minh, vì nếu được chuyển quân qua lãnh thổ Tây Ban Nha, Đức Quốc Xã đã có thế mạnh hơn ở Bắc Phi và lực lượng Đồng Minh đã khó có thể thắng nổi họ. Đến năm 1944, Tướng Franco lại thỏa thuận với Hoa Kỳ: để Hoa Kỳ hủy bỏ lịnh cấm bán dầu lửa cho Tây Ban Nha, ông đã chấp nhận giảm bớt việc cho chở các khoáng sản sang Đức Quốc Xã, đồng thời hạn chế hoạt động của các cán bộ Đức Quốc Xã và Ý Phát Xít tại Tây Ban Nha.
Sau khi trận Thế Chiến II chấm dứt, Tưởng Franco vẫn duy trì chế độ độc tài ở Tây Ban Nha, nhưng đã vì xu hướng chung của thế giới mà bỏ chủ trương Phát Xít. Về mặt đối ngoại, ông đã tìm cách kết thân với các nước trong Khối Tự Do. Năm 1953, ông đã ký với Hoa Kỳ một thỏa ước cho Hoa Kỳ được dùng một số căn cứ Hải Quân và Không Quân của Tây Ban Nha để bù lại, Hoa Kỳ viện trợ cho Tây Ban Nha về kinh tế và quân sự. Về mặt nội bộ thì từ năm 1945, Tướng Franco đã ngỏ ý là chế độ quân chủ sẽ được khôi phục. Năm 1947, ông cho ban hành đạo luật ấn định rằng sau khi ông chết người kế vị ông làm Quốc Trưởng sẽ là một nhà vua. Đến năm 1969 ông chỉ định Hoàng Tử Juan Carlos De Bourbon làm người kế vị này. Mặt khác, năm 1964, ông đã ban hành một Hiến Pháp mới tương đối cởi mở hơn.
Nói chung lại, ông Franco gốc là người độc tài hữu phái thuộc phe Phát Xít nhưng đã vì tình thế mà nghiêng lần về phía các nước theo chế độ dân chủ tự do. Ông đã dọn đường cho việc thiết lập chế độ quân chủ lập hiến theo chánh thể dân chủ tự do và sau khi ông chết năm 1975, chế độ và chánh thể này đã thật sự thiết lập được ở Tây Ban Nha. Khi nói đến việc Công Tôn Chỉ cắt đứt gân chơn của Cừu Thiên Xích và quăng bà này xuống đáy Tuyệt Tình Cốc, Kim Dung có lẽ đã muốn mô tả việc Franco công khai từ bỏ phong trào Phát Xít sau Thế Chiến II. Và khi mô tả cảnh Công Tôn Chỉ và Cừu Thiên Xích đánh nhau rồi cùng chết một lượt, tác giả của bộ THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP có thể đã muốn bảo rằng khi Tướng Franco chết thì nước Tây Ban Nha cũng hoàn toàn từ bỏ ý thức hệ Phát Xít và chế độ độc tài hữu phái.
còn tiếp...
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,304
Threads: 98
Likes Received: 3,259 in 1,664 posts
Likes Given: 2,089
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Phần II: Sự Giao Thiệp Giữa Các Nước Được Các Cao Thủ Võ Lâm Biểu Tượng, Theo Cái Nhìn Của Kim Dung
Kim Dung là người Trung Hoa nên trong các tác phẩm của ông, nhơn vật tượng trưng cho nước Trung Hoa cổ điển được mô tả như là một bực tài đức song toàn. Đó là việc dĩ nhiên nên chúng ta không cần phải bàn đến nó. Điều cần phải lưu ý là khi viết các bộ VÕ LÂM NGŨ BÁ và ANH HÙNG XẠ ĐIÊU, Kim Dung hãy còn thiên tả và có cảm tình nồng hậu với phe xã hội chủ nghĩa mà lại rất thù ghét phe hữu, nhất là phe hữu quá khích. Đến lúc ông viết bộ THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP, ông bắt đầu bớt ghét phe hữu, nhưng vẫn còn cảm tình với phe xã hội chủ nghĩa. Tình cảm của ông cùng với một số cố sự liên hệ đến sự giao thiệp giữa các nước đã được diễn tả trong thái độ của các cao thủ võ lâm đối với nhau.
Trong lịch sử, các nước Tây Phương, nhứt là các nước Au Châu, đã nhiều lần lấn hiếp khinh thị dân Trung Hoa. Thế kỷ thứ 19, người Tây Phương đã bắt triều đình nhà Thanh cắt những phần đất Trung Quốc cho họ muốn gọi là tô giới. Các tô giới này đặt dưới sự quản trị của người Tây Phương và người Trung Hoa sống ở đó bị xem là thuộc dân. Do đó, người Tây Phương nhiều khi đã có thái độ rất trịch thượng đối với người Trung Hoa. Người Anh đã dựng một tấm bảng cấm chó và người Trung Hoa vào một công viên mà họ thiết lập trong tô giới của họ. Người Trung Hoa đã xem việc này là một đại sỉ nhục cho dân tộc họ và mỗi khi nhắc lại nó, họ không thể nén được lòng căm hận. Mặt khác, nếp sống theo lý tưởng Tự Do và Dân Chủ của người Tây Phương lại trái ngược với nền văn hóa cổ Trung Hoa mà cơ sở được đặt trên sự tự tu tự chế và sự tôn trọng thứ bực tôn ty một cách nghiêm khắc. Bởi đó, Tây Độc biểu tượng cho các nước Âu Châu nói riêng và khối Tây Phương nói chung, đã bị Kim Dung mô tả như là một nhơn vật xấu xa, đáng khinh đáng ghét. Nhơn vật này chỉ nghĩ đến quyền lợi riêng của mình, không biết gì đến đạo lý, cũng không có chút nhơn tình nào.
Lần đầu tiên gặp Trung Thần Thông, Tây Độc đã dùng những đòn độc hại chí tử để đánh Trung Thần Thông. Mặt khác, ông đã nhiều lần đến căn cứ của phái Toàn Chân để toan cướp CỬU ÂM CHƠN KINH. Lúc nghe tin Trung Thần Thông chết, ông đến nơi để lợi dụng cơ hội phái Toàn Chân bối rối vì mất kẻ cầm đầu mà thực hiện ý nguyện. Nhưng Trung Thần Thông đã dự liệu trước việc đó và đã giả chết, dụ cho Tây Độc đến gần quan tài mình rồi dùng Nhứt Dương Chỉ đánh cho ông bị trọng thương phải bỏ chạy, sau đó Trung Thần Thông mới thật sự lìa trần. Đối với các đệ tử của Trung Thần Thông, Tây Độc cũng đã có đụng độ. Ông đã đánh cho Đàm Xứ Đoan làm cho Thiên Cương Bắc Đẩu Trận của phái Toàn Chân bị rối loạn khi phái này đang tranh đấu với Đông Tà. Nói chung thì phái Toàn Chân không hề đến Bạch Đà Sơn là căn cứ của Tây Độc để tranh đấu với chú cháu Tây Độc, chỉ có việc Tây Độc đi tìm các nhơn vật của phái Toàn Chân đề gây sự. Điều này ám chỉ việc Trung Quốc không hề xâm lấn các nước Âu Châu, chỉ có các nước Âu Châu đến Trung Quốc để uy hiếp Trung Quốc.
Khi viết bộ THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP, Kim Dung đã phần nào bớt ác cảm đối với các nước Tây Phương. Do đó trong tác phẩm này, ông không còn biểu lộ sự khinh miệt và thù ghét Tây Độc thái quá như trong hai bộ VÕ LÂM NGŨ BÁ và ANH HÙNG XẠ ĐIÊU. Riêng đối với Dương Quá, tượng trưng cho nước Mỹ, Kim Dung đã có một cái nhìn khác hơn cái nhìn đối với Tây Độc. Tuy vẫn có nêu ra các tánh xẩu của Dương Quá, nói chung thì hình ảnh mà tác giả bộ THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP tạo ra về Dương Quá là hình ảnh của một con người đáng kính trọng. Việc đem ngoại hiệu Tây Cuồng thay cho Tây Độc để gọi nhơn vật tượng trưng cho các nước Tây Phương nói chung làm bộc lộ rõ rệt sự thay đổi quan điểm của Kim Dung về các nước này.
Về phần dân Nhựt thì đã có nhiều mối liên hệ với Trung Quốc từ ngàn xưa. Người Nhựt đã học nơi người Trung Hoa rất nhiều và nền văn hóa của họ đã chịu ảnh hưởng sâu rộng của nền văn hóa Trung Quốc. Nhưng nước Nhựt không theo hẳn văn hóa Trung Quốc mà có những điểm đặc thù. Hơn nữa, người Nhựt đã nhiều lần gây hấn với Trung Quốc ngay từ thời trước. Đến lúc tiếp xúc với nền văn hóa Tây Phương và canh tân tự cường, nước Nhựt đã cùng với các nước Tây Phương lấn hiếp Trung Quốc. Vậy giữa Trung Quốc với Nhựt, một mặt có mối thân tình do sự tương đồng văn hóa mà ra, một mặt lại có sự hiềm khích vì sự xung đột quyền lợi, mà sự hiềm khích này phần lớn lại do Nhựt mà ra. Bởi đó. Kim Dung đã gọi nhơn vật tượng trưng cho nước nhựt là Đông Tà. Danh hiệu này hàm ý rằng nước Nhựt không phải quá tệ hại như các nước Âu Châu do Tây Độc tượng trưng vì dầu sao dân Nhựt cũng vẫn còn giữ được phần nào những đức tánh cao quí do nền văn hóa Trung Hoa mà ra, nhưng nước Nhựt cũng không phải là một nước có chánh sách tốt và là thân hữu của Trung Quốc. Điều này đã được Kim Dung nói đến khi ông cho biết rằng đối với Trung Thần Thông và phái Toàn Chân, Đông Tà ở giữa ranh giới bạn và địch.
Lúc mới gặp nhau lần đầu tiên trên hoang đảo. Đông Tà đã có ý hại Trung Thần Thông với tiếng tiêu tàn độc của mình. Trong việc tìm cách lấy CỬU ÂM CHƠN KINH hay học các môn võ của phái Toàn Chân, ông không đến nỗi quá tệ hại như Tây Độc, nhưng cũng có những thủ đoạn không chánh đáng, như việc bắt giam hay dùng mưu gạt gẫm Châu Bá Thông chẳng hạn. Đối với những người kế vị Trung Thần Thông để lãnh đạo phái Toàn Chân, Đông Tà nhiều khi đã tỏ ra thiếu sự kính trọng và đã có ý muốn lấn áp họ. Khi các đạo sĩ kế vị Trung Thần Thông lãnh đạo phái Toàn Chân lầm tưởng rằng ông đã giam sư thúc họ là Châu Bả Thông và tấn công ông, Đông Tà không thèm giải thích ngay để giải tỏa sự hiểu lầm và sự thù hận. Ông đã tận lực giao đấu với họ và có dụng ý phá tan Thiên Cương Bắc Đẩu Trận của họ rồi mới nói sự thật cho họ biết. Điều này hàm ý rằng người Nhựt không phải xem Trung Quốc như bạn và ngay đến những lúc không có chủ trương làm hại cho Trung Quốc, họ cũng muốn áp đảo Trung Quốc về mặt tinh thần. Tuy nhiên, Đông Tà cũng có khi giúp phái Toàn Chân. Ông đã cứu Châu Bá Thông thoát khỏi sự hãm hại của hai anh em Âm Trường Giang và Âm Trường Hà trên đảo Lục Hoành. Tuy mục đích cuối cùng của ông là đưa Châu Bả Thông về đảo Đào Hoa để dùng Châu Bá Thông trong việc nghiên cứu võ cõng của phái Toàn Chân, ông cũng đã làm một điều có lợi cho phái này.
Đối với các nước Tây Phương, nước Nhựt cũng vừa theo vừa chống. Khi áp dụng chánh sách canh tân tự cường vào hậu bán thế kỷ thứ 19, người Nhựt đã học hỏi nhiều nơi các nước Tây Phương. Họ đã thâu nhận một số lề lối làm việc của người Tây Phương. Nhưng ngay đến lúc nước họ đã kỹ nghệ hóa, họ vẫn duy trì một số phong tục cổ truyền của họ và vẫn tự phân biệt với người Tây Phương. Điều này đã được Kim Dung ám chỉ qua một số chi tiết trong hai bộ VÕ LÂM NGŨ BÁ và ANH HÙNG XẠ ĐIÊU. Đông Tà tượng trưng cho nước Nhựt có lúc đã muốn gả con gái là Hoàng Dung cho Âu Dương Công Tử là cháu của Tây Độc, tượng trưng cho các nước Tây Phương. Tuy nhiên, Đông Tà cũng đã nhiều lần chống lại Tây Độc. Cuối cùng, ông đã cho Tây Độc biết rõ rằng ông không phải thuộc loại người của Tây Độc. Tuy có tánh cao ngạo, hay nói và làm ngược lại thế tục, ông vẫn kính trọng các anh hùng liệt sĩ và tôn trọng lẽ phải chớ không phải tàn ngược như Tây Độc. Tây Độc đã giết một ông thầy đồ chỉ vì ông này giảng dạy những điều mà Tây Độc bảo là đạo đức giả, nhưng Đông Tà đã đem chôn cái đầu của ông đồ ấy và tỏ vẻ cảm thương về cái chết của ông ta.
còn tiếp...
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,304
Threads: 98
Likes Received: 3,259 in 1,664 posts
Likes Given: 2,089
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Trong bộ THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP, tuy vẫn duy trì ngoại hiệu Đông Tà cho nhơn vật tượng trưng cho nước Nhựt, Kim Dung đã nói đến ông với nhiều thiện cảm hơn. Mặt khác, Đông Tà đã tỏ ra rất ưa thích Dương Quá. Ông đã dạy cho Dương Quá các môn công phu độc đáo của ông và đã kết bạn với Dương Quá mặc dầu tuổi tác hai người cách biệt nhau xa. Điều này đã được Kim Dung dùng để ám chỉ việc Nhựt và Mỹ đã trở thành hai nước thân hữu sau trận Thế Chiến II, mặc dầu một bên có nền văn hóa cổ truyền lâu đời, một bên là một quốc gia mới được xây dựng trong hai thế kỷ sau này.
Về Liên Sô thì lúc mới thành lập, nước ấy đã có một chánh sách thân hữu với Trung Quốc và đã giúp Trung Quốc tự tổ chức để chống lại các nước Tây phương. Liên Sô đã gởi sang Trung Quốc một phái bộ do Borodin cầm đầu và phái bộ này đã có một vai tuồng đáng kể trong việc xây dựng các cơ cấu của Trung Hoa Dân Quốc thời ông Tôn Văn cầm quyền. Phần Kim Dung thì khi viết các bộ VÕ LÂM NGŨ BÁ, ANH HÙNG XẠ ĐIÊU, THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP, ông hãy còn thiên tả. Bởi đó, ông đã mô tả Bắc Cái, nhơn vật tượng trung cho Liên Sô và Đảng Cộng Sản Quốc Tế như lả một bực anh hùng cái thế và giàu lỏng nghĩa hiệp. Tuy có tỷ thí với Trung Thần Thông để phân hơn kém, Bắc Cái không nuôi ỳ đồ cướp đoạt CỬU ÂM CHÂN KINH trong tay phái Toàn Chân như Tây Độc, Đông Tà. Ông và Trung Thần Thông đã tỏ ra rất tôn trọng nhau và đã có giúp đỡ nhau. Trung Thần Thông đã từng cứu Bắc Cái khỏi thuật Chiêu Hồn và ngón đòn độc hại của Ô Vưu Đạo Nhơn. Trong cuộc luận võ đầu tiên ở Hoa Sơn, Bắc Cái lại nói khéo cho Trung Thần Thông lưu ý đến các âm mưu gian hiểm của Tây Độc, đồng thời dùng tiếng hú để nhắc Trung Thần Thông là phải có thái độ tích cực chớ không thể ngồi yên mà nghe tiếng đàn tranh của Tây Độc và tiếng tiêu của Đông Tà, vì hai loại âm thanh này phụ họa với nhau làm cho thần trí Trung Thần Thông khó tránh được sự dao động thành ra phải thua trận.
Đổi vớt Đông Tà, Bắc Cái không thân như đối với Trung Thần Thông, nhưng Bắc Cái vẫn có sự tôn trọng Đông Tà. Riêng đối với Tây Độc thì Bắc Cái ra mặt chống đối mạnh mẽ và liên tục. Phần Tây Độc cũng rất ghét Bắc Cái. Khi hai bên từ đảo Đào Hoa về đất liền và cùng ở trên một chiếc thuyền, họ đã gây sự đánh nhau. Bắc Cái đã tha cho cho Tây Độc một lần và đã cứu Tây Độc hai lần khỏi chết. Nhưng liền theo đó, Tây Độc lại thừa lúc Bắc Cái ơ hờ để tấn công Bắc Cái bằng công phu Cấp Mô Công làm cho Bắc Cái bị trọng thương đến mất hết công lực. Khi cho thấy Bắc Cái và Tây Độc luôn luôn xung đột và kích bác lẫn nhau, Kim Dung đã có ý làm nổi bật việc sau Thế Chiến II, Liên Sô và các nước Tây Phương đã trực diện đối đầu nhau về mọi phương diện và phản tuyên truyền nhau một cách mạnh mẽ. Nhưng trong bộ THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP, Kim Dung đã cho ta thấy Bắc Cái và Tây Độc ôm nhau cười và chết một lượt với nhau sau khi đã đấu võ với nhau và cảm phục tài nhau. Với hình ảnh này. tác giả bộ THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP có thể muốn bảo rằng Liên Sô và các nước Tây Phương không bên nào nắm phần thắng lợi được trong cuộc tranh đấu với nhau. Nếu khinh suất gây chiến tranh hạch tâm để triệt hạ nhau thì cả hai bên đều sẽ bi tiêu diệt hết. Vậy, hai bên đã bị dồn vào cái thế phải chịu chung sổng hay là cùng chết với nhau. Đó là một thông điệp liên hệ đến chủ trương “Giảm Bớt Căng Thẳng” đã lưu hành trên thế giới từ cuối thập niên 1960.
Trong chủ nghĩa Tam Dân, Tôn Văn đã bảo rằng Trung Quốc cần phải có thái độ thân hữu đối với các nước nhược tiểu và phải tận lực giúp đỡ các nước nhược tiểu. Riêng đối với Thái Lan, Trung Quốc đã có những liên hệ văn hóa trong quá khứ. Bởi đó, Nam Đế là nhơn vật tượng trưng cho các nước thuộc Đệ Tam Thế Giới nói chung và nước Thái Lan nói riêng, cũng được Kim Dung mô tả như là một thân hữu của Trung Thần Thông và có chịu ơn Trung Thần Thông. Trung Thần Thông đã giúp Nam Đế cứu được cha mẹ và lấy lại được ngôi báu đã bị người chú cướp đoạt. Vì vậy, mặc dầu có đến Hoa Sơn luận võ theo lời mời của Trung Thần Thông, Nam Đế đã tỏ vẻ rất kính trọng Trung Thần Thông và không có ý muốn giành lấy CỬU ÂM CHƠN KINH. Nam Đế và phái Toàn Chân không hề có sự xung đột với nhau, mặc dầu Châu Bá Thông đã tư tình với một vương phi của Nam Đế là bà Anh Cô. Đã thế, khi cảm thấy mình đã già yếu, Trung Thần Thông đã đến nước Đại Lý và dạy Nam Đế công phu Nhứt Dương Chỉ để Nam Đế có khả năng chống lại Tây Độc hầu giữ cho CỬU ÂM CHƠN KINH không lọt vào tay Tây Độc.
Đối với Đông Tà và Tây Độc, Nam Đế không có sự hiềm khích, và ngoài lần tỷ thí ở Hoa Sơn, ông không có dịp đấu võ với họ. Tuy nhiên, ông đã tỏ ra kính trọng Đông Tà hơn Tây Độc. Điều này có thể được Kim Dung dùng để ám chỉ việc giữa hai trận Thế Chiến, Thái Lan đã thân cận với Nhựt nhiều hơn các nước Tây Phương. Riêng đối với Bắc Cái, Nam Đế đã có nhiều cảm tình. Ông đã mời Bắc Cái đến vùng nước Đại Lý và khi xuống tóc đi tu, ông đã mời Bắc Cái dự kiến. Nói chung thì các chi tiết trên đây biểu lộ ý kiến của Kim Dung trong thời kỳ còn thiên tả. Vì lập trường thiên tả này, ông xem Liên Xô là thân hữu của các dân tộc nhược tiểu và có chủ trương giúp đỡ các dân tộc nhược tiểu chống lại các nước đế quốc thực dân.
Trong bộ THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP, Nam Đế đã trở thành Nam Tăng và đã được kính trọng nhiều hơn trước. Điều này hàm ý là các nước thuộc Đệ Tam Thế Giới sau này đã có một vị thế quan trọng hơn trên chánh trường quốc tế.
Về phần Cừu Thiên Nhận, Bang Chủ Thiết Chưởng Bang, ông không có đụng độ với Trung Thần Thông. Nhưng người tiền nhiệm của ông đã hai lần xung đột với vị Giáo Chủ phái Toàn Chân mà lần xung đột sau đã xảy ra ngay tại căn cứ của phái này. Điều này có thể được dùng để ám chỉ việc nước Đức trước thời kỳ Hitler cầm quyền, đã lấn hiếp Trung Quốc và bắt Trung Quốc nhường đất Thanh Đảo cho mình làm tô giới.
Trong bộ ANH HÙNG XẠ ĐIÊU, Cửu Thiên Nhận đã hợp tác với Hoàn Nhan Liệt là một thân vương nước Đại Kim, một quốc gia đã từng lấn hiếp Trung Quốc và có thể xem như là tượng trưng của chủ nghĩa đế quốc. Tây Độc cũng đã được Hoàn Nhan Liệt mời hợp tác để tìm bộ Vũ Mục Di Thư và do đó mà cũng đứng về một phe với Cừu Thiên Nhận trong một cuộc đụng độ với phái Toàn Chân, Bắc Cái và Đông Tà. Các sư kiện này được dùng nói lên việc Đức Quốc Xã và Ý Phát Xít tuy có xung đột với các nước Tây Phương khác, nhưng vẫn áp dụng chánh sách đế quốc xâm lược như các nước ấy. Mặt khác, một số người trong Cái Bang đã vì binh vực dân chúng bị áp bức mà chọi lại hành động của Thiết Chưởng Bang. Sau đó lúc Cái Bang hội họp lại để chỉ định người làm Bang Chủ, Cừu Thiên Nhận đã đến nơi hội họp và khuyến dụ Cái Bang nên nhận lễ vật của Hoàn Nhan Liệt mà dời hết về phương nam để nhường phương bắc lại cho nước Đại Kim. Sau khi Cái Bang đã nhận Hoàng Dung làm quyền Bang Chủ, Cừu Thiên Nhận đã gặp lại Hoàng Dung và đánh bà này một đòn rất nặng làm cho bà bị trọng thương suýt chết. Với các việc này,Kim Dung đã nhắc lại một số biến cố thời Thế Chiến II. Hai phe Phải Xít và Cộng Sản vốn là kẻ thù của nhau. Nhưng trước khi mở cuộc tấn công các nước Tây âu, Đức Quốc Xã đã ký hiệp ước với Liên Sô để chia vùng ảnh hưởng ở Đông Âu, rồi sau đó, lại thình lình mở cuộc tấn công Liên Sô làm cho nước này suýt chút nữa là bị lâm nguy. Chúng ta nên lưu ý chỗ Hitler đã mở cuộc tấn công Liên Sô lúc nước ấy nằm dưới quyền lãnh đạo của Stalin, mà trong bộ ANH HÙNG XẠ ĐIÊU, nhơn vật tượng trưng cho Stalin chính là Hoàng Dung.
Trong bộ THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP, Bang Chủ Thiết Chưởng Bang đã trở thành Từ Ân Đại Sư và đã cố gắng tranh đấu với bản chất hung ác của mình để theo đúng lời thầy là Nhứt Đăng Đại Sư dạy. Điều này có thể đã được dùng để ám chỉ việc Tây Đức hiện nay đã theo chế độ dân chủ tự do và có thái độ thân hữu, sẵn sàng viện trợ cho các nước khác, nhất là các nước thuộc Đệ Tam Thế Giới.
Nói chung lại thì sự giao thiệp giữa Trung Thần Thông, Đông Tà, Tây Độc, Bắc Cái, Nam Đế và Bang Chủ Thiết Chưởng Bang với nhau cũng như với các nhơn vật liên hệ đến họ không phải mô tả hết lịch sử bang giao thật sự giữa Trung Quốc, Nhựt, các nước Tây Phương, Liên Sô, các nước thuộc Thế Giới Đệ Tam và các nước Đức Quốc Xã và Ý Phát Xít. Ta phải công nhận rằng nếu Kim Dung theo sát lịch sử bang giao thật sự đó thì ông rất khó có thể làm cho các bộ truyện võ hiệp của ông hấp dẫn được. Bởi đó, ông chỉ dùng một số chi tiết trong sự giao thiệp giữa các cao thủ võ lâm để ám chỉ các biến cố quan trọng trên trường chánh trị quốc tế và chúng tôi chỉ nêu các chi tiết này ra để cho quí vị độc giả suy nghiệm.
còn tiếp...
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,304
Threads: 98
Likes Received: 3,259 in 1,664 posts
Likes Given: 2,089
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
(2022-08-10, 11:50 PM)005 Wrote: Có dịp Jay cô nương, thầy VD, Bạch y cô nương thử đọc quyển này cũng lý thú. Quyển này giáo sư lần sang thuyết trình ở Đức tại Stuttgart có tặng tôi. Lúc đó là thập niên 80, Liên Sô chưa tan rã, nhưng rất cận kề rồi.
Sách viết bằng Anh ngữ, tuy vào thập niên 80 nhưng vẫn còn có giá trị hiện thực. Lúc đó ấn loát của người Việt bên Hoa Kỳ; Thanh Phương Thư Quán còn thô sơ, sử dụng bản chữ đánh máy tay.
(PS: lý do muốn ẩn danh nên che lại. Xin thông cảm )
Dạ cám ơn ngũ ca, chúc mừng ngũ ca còn giữ được quyển sách quý này. Nhìn quyển sách cũ được ngũ ca trân trọng và gìn giữ kỹ lưỡng thật là đáng quý biết bao, salut to you.
Muội nhớ man máng hình như hồi xưa anh hai của muội đọc quyển này mà version tiếng Pháp thì phải.
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,304
Threads: 98
Likes Received: 3,259 in 1,664 posts
Likes Given: 2,089
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Phần này hơi dài, sẽ chia ra từng đoạn để dễ đọc.
...
MỤC II:CÁC NHƠN VẬT ĐƯỢC DÙNG ĐỂ MÔ TẢ MỘT VÀI CHÁNH KHÁCH NỔI TIẾNG TRONG LỊCH SỬ TRUNG QUỐC CẬN ĐẠI
Khi viết bộ VÕ LÂM NGŨ BÁ, ANH HÙNG XẠ ĐIÊU và THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP, Kim Dung đã dùng một số cao thủ võ lâm để ám chỉ một vài quốc gia đặc biệt trên thế giới. Trong khuôn khổ tổng quát đó, một vài chánh khách nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc cận đại đã được đề cập đến rồi. Như chúng tôi đã trình bày trong Mục 1 của Chương này, Trung Thần Thông có thể xem như là nhơn vật biểu tượng cho Tôn Văn, còn Quách Tĩnh với Dương Khang thì một người biểu tượng cho Mao Trạch Đông, một người biểu tượng cho Uông Tinh Vệ. Về sau lúc viết bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ và LỘC ĐỈNH KÝ, Kim Dung lại đặc biệt dùng một số nhơn vật để ám chỉ các chánh khách Trung Quốc cận đại trong cả hai phe Cộng Sản và Quốc Gia .
I – CÁC CHÁNH KHÁCH TRUNG QUỐC VỀ PHÍA CỘNG SẢN.
Trong thời kỳ sáng tác ba bộ VÕ LÂM NGŨ BÁ, ANH HÙNG XẠ ĐIÊU và THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP, Kim Dung hãy còn thiên tả và có cảm tình nồng hậu với phe xã hội chủ nghĩa. Do đó, các nhơn vật biểu tượng cho phong trào Cộng Sản Quốc Tế đã được ông trình bày như là những bực anh hùng nghĩa hiệp, giàu lòng thương nước thương dân. Điều này biểu lộ rõ rệt trong việc ông dùng Quách Tĩnh để ám chỉ nhà lãnh tụ Trung Cộng là Mao Trạch Đông. Qua nhơn vật Quách Tĩnh, Mao Trạch Đông được xem như là một người hoàn toàn đáng cho chúng ta mến phục. Nhung đến khi viết hai bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ và LỘC ĐỈNH KÝ, Kim Dung đã nhận chân được sự thật về Cộng Sản Quốc Tế nói chung và Trung Cộng nói riêng. bởi đó, trong hai bộ truyện võ hiệp này, ông đã dùng những nhơn vật đáng sợ hãi hơn là đáng trọng để ám chỉ các lãnh tụ Trung Cộng
A. CÁC NHƠN VẬT BIỂU TƯỢNG CHO CÁCH LÃNH TỤ TRUNG CỘNG TRONG BỘ TIẾU NGẠO GIANG HỒ
Trong bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ, đề tài chánh yếu là cuộc xưng đột đẫm máu giữa Triêu Dương Thần Giáo và các phe được gọi chung là bạch đạo. Đọc kỹ tác phẩn này, ta có thể tìm thấy nhiều dữ kiện chứng tỏ rằng Kim Dung đã dùng tổ chức Triêu Dương Thần Giáo để ám chi Đảng Trung Cộng và hai vị Giáo Chủ Nhậm Ngã Hành và Đông Phương Bất Bại để biểu tượng cho hai nhà lãnh tụ quan trọng nhút của Trung Cộng là Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ.
1 – Các điểm tương đồng giữa Triêu Dưong Thần Giáo và Đảng Trung Cộng
a. Điều đáng lưu ý trước hết là tên của Triêu Dương Thần Giáo. Triêu Dương vốn có nghĩa là buổi sớm mai, tức là lúc mặt trời đã mọc, nhưng vẫn còn ở phía đông. Danh hiệu của Trung Cộng không hàm ý mặt trời mọc, cũng không có một liên hệ gì đến hướng đông. Nhưng bản quốc thiều của Trung Hoa Nhơn Dân Cộng Hòa Quốc do Trung Cộng thiết lập lại là bản Đông Phương Hồng. Nó bộc lộ rõ rệt ý kiến của các nhà lãnh đạo Trung Cộng xem Trung Quốc dưới sự điều khiển của họ là một nước lớn ở phương Đông và có chánh nghĩa sáng rực, lại đang lúc hưng thạnh như mặt trời mọc, làm cho nước ấy cuối cùng sẽ thắng các nước Tây Phương theo chế độ tư bản. Khẩu hiệu mà các nhà lãnh tụ Trung Cộng tung ra để khẳng đinh việc này là “Gió đông thắng gió tây”.
Mặt khác, Đảng Trung Cộng được tổ chức theo các nguyên tắc chung của Cộng Sản Quốc Tế do Lenin nêu ra và được Stalin cải thiện. Với các nguyên tắc này, Cộng Sản tuy là một chánh đảng, nhưng không khác một đoàn thế tôn giáo . Đoàn thể tôn giáo thường đòi hỏi giáo đồ tuyệt đối tin tưởng nơi giáo lý, tuyệt đối phục tùng Giáo Hội và sẵn sàng làm mọi việc theo mạng linh của Giáo Hội. Đảng Cộng Sản tuy không dựa vào thần quyền, nhưng cũng đòi hỏi đảng viên phải tuyệt đối tin tưởng nơi chủ nghĩa cộng sản, tuyệt đối phục tùng cấp chỉ huy và sẵn sàng làm mọi việc theo mạng lịnh cấp chỉ huy. Bởi đó, mặc dầu không phải là một Giáo Hội trên danh nghĩa, Đảng Cộng Sản trong thực tế vẫn không khác một Giáo Hội. Điều này đã được các nhà chánh trị học và xã hội học xác nhận. Phần Triêu Dương Thần Giáo thì tuy mang danh nghĩa là tôn giáo, nhưng trong bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ, ta không thấy nó thờ phụng vị thần nào. Với các dữ kiện trên đây, ta có thể xác nhận rằng Triêu Dương Thần Giáo đã được dùng để ám chỉ Trung Cộng.
b. Nghiên cứu kỹ hơn cách Kim Dung mô tả Triêu Dương Thần Giáo, chúng ta có thể tìm thấy thêm nhiều chi tiết làm bộc lộ sự tương đồng giữa tổ chức này với Đảng Trung Cộng.
- Theo Kim Dung thì từ khi thành lập, Triêu Dương Thần Giáo đã tự đứng vào thế thù nghịch với các đoàn thể và nhơn vật thuộc giới bạch đạo. Chẳng những có nguyên tắc làm việc hoàn toàn trái với đạo lý thông thường đương hữu, Triêu Dương Thần Giáo lại còn có chủ trương trừ diệt các nhơn vật và đoàn thể bạch đạo hoặc bắt buộc các nhơn vật và đoàn thể này phải thần phục mình để có thể thống trị cả giới võ lâm. Bởi đó, các nhơn vật và đoàn thể thuộc giới bạch đạo đều hết sức thù hận Triêu Dương Thần Giáo mà họ gọi là Ma Giáo. Ta có thể xem các nhơn vật và đoàn thể được Kim Dung gọi là bạch đạo như là các nhơn vật và đoàn thể theo xu hướng quốc gia, chánh thức tôn trọng nền luân lý cổ truyền và nếp sinh hoạt đương hữu của dân tộc Trung Hoa. Phần Trung Cộng được Triêu Dương Thần Giáo biểu tượng thì theo đường lối cách mạng, chống lại nền luân lý cổ truyền và chủ trương cải tạo xã hội Trung Hoa theo quan niệm của mình. Muốn đạt mục đích này, Trung Cộng phải trừ diệt hay chế ngự các nhơn vật và đoàn thể quốc gia nên bị họ thù hận và gọi là cộng phỉ, tức là bọn giặc cướp theo chủ nghĩa cộng sản.
- Trong sự tổ chức và hành động, Trung Cộng đã theo kỹ thuật chung của Cộng Sản Quốc Tế do Lenin sáng chế và được Stalin cải thiện. Đó là một kỹ thuật rất khoa học, nhưng cũng rất tàn nhẫn vì nó sẵn sàng chà đạp trên các tình cảm sâu đậm nhất của con người. Điều này đã được Kim Dung ám chỉ khi ông mô tả lề lối tổ chức và hoạt động của Triêu Dương Thần Giáo.
Theo Kim Dung, Triêu Dương Thần Giáo là một đoàn thể tổ chức rất chặt chẽ và theo lối quyền uy. Nhà lãnh đạo tối cao là một Giáo Chủ nắm trọn quyền quyết đinh, kế đó là hai vị Quang Minh Tả Sứ và Quang Minh Hữu Sứ, dưới nữa là mười vị Trưởng Lão rồi mới đến các cấp chỉ huy thấp hơn và giáo chúng. Ngoài những người chánh thức gia nhập, Triêu Dương Thần Giáo lại cỏn có những cá nhơn và đoàn thể vì bị chế ngự hay vì sợ uy thế mà phải theo phụ lực cho nó. Nói chung thì trong thời kỳ ông Mao Trạch Đông còn sống, nhà lãnh tụ cao cấp nhứt của Trung Cộng là Chủ Tich của Trung Ương Ủy Viên Hội tức là Chủ Tịch của Đảng, kế đó, có một hay nhiều Phó Chủ Tịch, và Tổng Thư Ký của Trung Uơng Thư Ký Xứ. Dưới họ là các Ủy Viên trong Trung Uơng Chánh Trị Cục, Trung Ương Thư Ký Xứ; dưới nữa là các Ủy Viên trong Trung Ương Ủy Viên Hội, rồi đến các cấp chỉ huy và cán bộ ở các địa phương và các đảng viên. Ngoài các nhơn viên chánh thức của Đảng, lại còn có những người tùy thuộc và những đoàn thể ngoại vi vì cảm tình hay vì sự uy hiếp mà hoạt động cho Đảng. Nguyên tắc làm việc của Trung Cộng được gọi là dân chủ tập quyền và thật sự dành cho Chủ Tịch Đảng một uy quyền rất lớn.
Về kỹ thuật tranh đấu, Kim Dung cho biết rằng người của Triều Dương Thần Giáo luyện nội ngoại công theo một đường lối riêng biệt nên các nhơn vật danh môn chánh phái tuy võ nghệ cao cường mà vẫn không địch lại. Đáng lưu ý hơn hết là các công phu về võ thuật của hai nhơn vật đã thay nhau làm Giáo Chủ của Triêu Dương Thần Giáo là Đông Phương Bất Bại và Nhậm Ngã Hành.
- Đông Phương Bất Bại đã được Kim Dung trình bày như là nhơn vật có võ công cao diệu nhất trong bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ. Tên Bất Bại của ông hàm ý là ông không thua ai trong những trận chiến đấu. Cả tên và họ của ông hợp lại có nghĩa là phương đông nhất định sẽ thắng y như khẳng định của các nhà lãnh đạo Trung Cộng. Vậy, tên họ của vị Giáo Chủ Triêu Dương Thần Giáo xác nhận thêm dụng ý của Kim Dung muốn ám chỉ Trung Cộng khi nói đến giáo phái này. Mặt khác, công phu độc đáo làm cho Giáo Chủ Triêu Dương Thần Giáo trở thành vô địch lại được ghi chép trong một bí kíp mang tên là QUÌ HOA BẢO ĐIỂN và được xem là vật chí bảo trấn sơn của Triêu Dương Thần Giáo. Trong ngôn ngữ Trung Hoa và Việt Nam, hoa quì cũng được gọi là hoa hướng dương vì nó luôn luôn quay về phía mặt trời. Danh hiệu của bí kíp ghi chép công phu độc đáo nói trên đây rõ rệt là có liên hệ với danh hiệu của giáo phái và tên họ vi Giáo Chủ của giáo phái này. Với các chi tiết trên đây Kim Dung đã có ý cho chúng ta biết rằng công phu được ông nói đến biểu tượng cho kỹ thuật làm việc đặc biệt của Trung Cộng.
còn tiếp...
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,304
Threads: 98
Likes Received: 3,259 in 1,664 posts
Likes Given: 2,089
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Cứ theo sự mô tả của Kim Dung thì người muốn luyện vô công theo QUÌ HOA BẢO ĐIỂN trước hết phải tự thiến; nếu không làm như vậy thì khi luyện, lửa dục thiêu đốt ruột gan thành tẩu hỏa nhập ma khiến người cứng đơ ra mà chết. Do chỗ phải tự thiến này mà người luyện võ công theo QUÌ HOA BẢO ĐIỂN lần lần hóa ra ái nam ái nữ. Râu họ mỗi ngày rụng bớt đi một ít, cho đến khi không còn sợi nào; cử chỉ họ mất tính cách cứng rắn của người đàn ông; thanh âm họ cũng thành ra đàn bà.
Luyện đến mức tuyệt đỉnh như Đông Phương Bất Bại thì người hoàn toàn cư xử giống hệt một phụ nữ . Đông Phương Bất Bại ở một chỗ giống như chốn thâm khuê, ăn mặc diêm dúa y như đàn bà. Ông đã mê say một thanh niên trẻ tuổi và to lớn vặm vỡ là Dương Liên Đình. Chẳng những tin cậy người thanh niên này và để cho anh ta trọn quyền quản lãnh hết mọi công việc của Triêu Dương Thần Giáo, ông còn hết sức chiều chuộng anh ta y như người vợ đối với chồng. Ông không ngần ngại biểu lộ sự thương yêu và tùng phục của ông đối với Dương Liên Đình ngay trong lúc những người thù địch của ông đang đứng trước mặt ông và sẵn sàng tấn công để giết ông. Vậy theo Kim Dung, muốn trở thành một cao thủ vô địch trong võ lâm xứng đáng với tên Bất Bại, Giáo Chủ của Triêu Dương Thần Giáo đã phải chấp nhận tự thiến và trở thành một con người quái đản, có hình thái và tâm lý trái với người thường. Với hình ảnh này, tác giả bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ đã có ý đưa ra một nhận xét về kỹ thuật làm việc của Cộng Sản do Lenin sáng chế và được Stalin cải thiện thêm. Kỹ thuật này đã làm cho Cộng Sản Quốc Tế trở thành một đoàn thể chánh trị hữu hiệu đủ sức đánh bại các đối thủ của mình để cướp đoạt và duy trì chánh quyền ở nhiều nước, đồng thời chống chọi lại các cường quốc Tây Phương một cách hữu hiệu.
Nhưng muốn đạt mức độ hiệu lực này, Cộng Sản Quốc Tế đã áp dụng một phương pháp rất đặc biệt để huấn luyện các đảng viên của mình, làm cho họ hoàn toàn khác với người thường.
Người đảng viên cộng sản được hướng dẫn đến chỗ có một lòng tin tưởng tuyệt đối nơi chánh nghĩa và sự tất thắng của chủ nghĩa cộng sản và sẵn sàng làm mọi việc theo quyết định của cấp trên. Họ phải trừ bỏ hết mọi ý kiến, tư tưởng và tình cảm cá nhơn. Họ phải xem là đúng bất cứ quyết định nào của cấp trên, dầu nó trái với lẽ phải thông thường, mâu thuẫn với một quyết định đã có trước, hay đụng chạm nặng nề đến những tình cảm sâu đậm nhất, thiêng liêng nhất trong lòng họ. Khi Đảng ra lịnh tố cáo, nguyền rủa hay sát hại các thân nhơn ngay cả đến cha mẹ ông bà mình, người đảng viên cũng phải cương quyết và mạnh bạo thi hành. Những người không chấp nhận làm như vậy thì bị trừ diệt hay ít nhất cũng bị loại ra khỏi Đảng. Chỉ có các đảng viên hoàn toàn chấp nhận tùng phục Đảng và được uốn nắn theo khuôn khổ Đảng đưa ra mới được trọng dụng và lần lần thăng cấp để leo lên địa vi lãnh đạo trong Đảng.
Nhờ kỹ thuật này mà Đảng Cộng Sản có một sức mạnh lớn lao và đã nắm phần chiến thắng trong cuộc tranh đấu nó đeo đuổi. Nhưng muốn đi đến mục đích này, nó đã phải làm cho các đảng viên của nó bị thương tổn nặng nề về mặt tâm lý. Việc hủy diệt các ý kiến, tư tưởng và nhứt là tình cảm cá nhơn đến mức tố cáo, nguyền rủa hay sát hại cha mẹ ông bà mình là một hành động làm cho người bị mất nhơn tránh. Nó giúp người đạt mức “bất bại” trong cuộc tranh đấu chánh tri, nhưng cũng làm cho người không cỏn hoàn toàn là người. Nó đã được Kim Dung so sánh với việc tự thiến để luyện võ công theo QÙI HOA BẢO ĐIỂN, làm cho người đạt mức “bất bại” trong cuộc tranh đấu bằng võ công, nhưng cũng đồng thời làm cho người trở thành ái nam ái nữ tức là một con người tàn tật, bất cụ. Qua các dữ kiện trên đây, ta cỏ thể bảo rằng Kim Dung đã dùng QÙI HOA BẢO ĐIỂN để ám chỉ chủ nghĩa Lenin-Stalin đã được Trung Cộng áp dụng trong việc tổ chức và hoạt động của mình.
- Về phần Nhậm Ngã Hành, công phu độc đáo của ông là Hấp Tinh Đại Pháp. Luyện được công phu này rồi thì khi thân thể minh đụng chạm với thân thể người khác, mình có thể thâu hút công lực của họ vào thân thể mình. Nếu không chấm dứt sự đụng chạm thì sự thâu hút công lực này vần tiếp tục cho đến khi người mà công lực bị thâu hút hoàn toàn kiệt quệ.
Đây là một công phu kỳ diệu làm cho người luyện nó lấy được công phu luyện tập của kẻ khác, kể cả của địch thủ để làm sức mạnh của chính mình. Nhưng sau khi thâu hút được công lực một kẻ khác vào thân thể mình, người luyện Hấp Tinh Đại Pháp phải hóa tán nó và đưa nó vào các kinh mạch của mình để sử dụng. Nếu các luồng công lực mình thâu hút được vốn thuộc những người luyện tập theo những cách thức khác nhau thì người luyện tập Hấp Tinh Đại Pháp phải có khả năng dung hợp nó làm một công tác thuần nhất. Không dung hợp nổi các công lực dị biệt mà mình thâu hút được thì nó sẽ phản lại để cấu xê mình và mình phải dùng công lực của chính mình để đối phó. Trong trưởng hợp công lực của mình không đủ mạnh để chế ngự các luồng công lực dị biệt mình đã thâu hút vào người mà không dung hợp nổi thì mình phải lâm nguy. Nhậm Ngã Hành cuối cùng đã chết một cách đột ngột vì mặc dầu đã cố công nghiên cứu tìm tòi ông vẫn không thành công trong việc dung hợp một cách êm xuôi các công lực ông đã thâu hút và phải dùng đến một nội công cực kỳ bá đạo để khử trừ các công lực ấy.
Mặt khác, nếu kẻ địch có một công lực quá đặc biệt và có thể gây hại cho thân thể người thâu hút nó thì người sử dụng công phu Hấp Tinh Đại Pháp phải lâm nguy. Việc này đã xảy ra cho Nhậm Ngã Hành sau khi ông thâu hút công lực của Tả Lãnh Thiền. Luồng công lực đặc biệt này đã được luyện theo phép Hàn Ngọc Chơn Khí nên làm cho người thâu hút nó vào thân thể mình phải bị lạnh cóng.
Nhậm Ngã Hành đã suýt bị thiệt mạng vì luồng công lực âm hàn này. Nhậm Ngã Hành làm Giáo Chủ Triêu Dương Thần Giáo trước và sau Đông Phương Bất Bại, mà như ta đã thấy, Triêu Dương Thần Giáo là biểu tượng của Trung Cộng. Vậy, Hấp Tinh Đại Pháp cũng đã được Kim Dung dùng để ám chỉ một kỹ thuật làm việc đã được Trung Cộng áp dụng. Qua cách thức ông mô tả Hấp Tinh Đại Pháp, ta có thể nghĩ rằng ông đã muốn nói đến một kỹ thuật đặc biệt của Trung Cộng nói riêng và Cộng Sản các nước nói chung trong việc đối phó với các đoàn thể chánh trị khác.
Nói chung thì Đảng Cộng Sản nhắm mục đích nắm độc quyền chánh trị trong quốc gia nên phải đối phó với tất cả các đoàn thể chánh trị khác. Nhưng lúc còn yếu, họ không thể đồng thời đương đầu lại tất cả các đoàn thể chánh trị khác. Bởi đó, họ phải sắp hạng các đoàn thể cần phải trừ diệt theo một thứ tự trước sau rất rõ rệt. Thường thì họ chĩa mũi dùi vào đoàn thể bị xem là kẻ thủ số một và sẵn sàng liên minh với các đoàn thể khác, hoặc thành lập một Mặt Trận với các đoàn thể khác này để triệt hạ kẻ thù bị đặt lên hàng số một. Khi kẻ thù số một này đã bị hạ rồi thì đoàn thể trước đây bị xem là kẻ thù số hai và đang liên minh với họ hay đang ở trong một Mặt Trận với họ bị họ nâng lên hàng kẻ thù số một và tìm cách triệt hạ. Nếu có sự thay đổi trong tình thế quốc gia làm xuất hiện một mối nguy lớn cho tất cả, người cộng sản có thể quay lại liên minh hay lập Mặt Trận với kẻ thù sổ một của họ. Đó là việc xảy ra ở Trung Quốc sau khi nước này bị người Nhựt tấn công. Lúc ấy, Trung Quốc đã quay lại bắt tay với Trung Hoa Quốc Dân Đảng để chống lại Nhựt mặc dầu trước đó, hai bên đã xem nhau như thù địch và đã tìm cách triệt hạ nhau.
Đối với kẻ thù đang đối địch với họ, cũng như đối với các đoàn thể đang liên minh với họ hoặc cùng đứng chung với họ trong một Mặt Trận, người cộng sản đều áp dụng kỹ thuật vận động để lôi kéo người của đoàn thể khác theo mình. Kỹ thuật địch vận của họ nhầm mục đích khuyến dụ hoặc cưỡng bách người trong lực lượng kẻ địch ngầm theo họ và giúp họ chống lại địch. Việc ngầm vận động cho người của các đoàn thể chánh tri khác theo mình mà chống lại đoàn thể gốc của họ cũng được áp dụng đối với các đoàn thể đang liên minh với người cộng sản hoặc cùng đứng chung với người cộng sản trong một Mặt Trận. Vậy, dầu là địch hay bạn, hễ có sự tiếp xúc liên lạc với Cộng Sản thì đều bị Cộng Sản dùng kỹ thuật vận động đặc biệt của họ để lôi kéo người của mình đi theo họ làm cho mình mất dần tiềm lực đến mức phải kiệt quệ và bị tiêu diệt. Điều này đã được Kim Dung nói lên một cách bóng bẩy qua hình ảnh của Nhậm Ngã Hành dùng Hấp Tinh Đại Pháp để thâu hút công lực của những người đụng đến thân thể ông.
Về mối nguy phát xuất tử việc thâu hút nội lực kẻ khác, nó có thể được dùng để ám chỉ nhiều việc. Trước hết là việc kẻ địch lợi dụng cách hoạt động của Cộng Sản để cho người nội tuyến Đảng này và gây những lủng củng nội bộ, hoặc cố tình đưa ra những tin tức sai lạc để lái Đảng Cộng Sản theo một đường lối cuối cùng bất lợi cho Đảng ấy. Kế đó, là việc chinh phục các nhóm người có văn hóa và nếp sống khác nhau có thể gây những khó khăn lớn cho nhà cầm quyền cộng sản. Ta có thể lấy làm thí dụ cho tình trạng này, việc Cộng Sản Việt Nam bị khủng hoảng trầm trọng từ khi chinh phục được Miền Nam Việt Nam năm 1975. Trước đó, chánh quyền Cộng Sản Việt Nam không gặp trở ngại gì nhiều trong việc thống tri nhơn dân Miền Bắc Vie75t Nam. Nhưng từ năm 1975, nó đã phải đương đầu với nhiều vấn đề phát xuất từ chỗ nhơn dân Miền Nam Việt Nam đã quen với nếp sống tự do nên chống chọi lại nó, và việc nhơn dân Miền Bắc Việt Nam sau khi tiếp xúc với nhơn dân Miền Nam Việt Nam và biết được sự thật về Miền này cũng đã quay ra mất tin cậy nơi nó và chống chọi lại nó.
còn tiếp...
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,304
Threads: 98
Likes Received: 3,259 in 1,664 posts
Likes Given: 2,089
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
- Theo sự mô tả của Kim Dung thì về mục đích tối hậu và quan niệm căn bản cùng các hệ luận tất yếu của mục đích và quan niệm này, Triêu Dương Thần Giáo thật sự cũng giống như Cộng Sản nói chung và Trung Cộng nói riêng.
* Triêu Dương Thần Giáo đã tìm mọi cách để triệt hạ tất cả các môn phái võ lâm và bắt quần hào tùng phục mình. Mưu đồ này đã được nói lên rõ rệt qua câu của giáo chủng chúc tụng Giáo Chủ Triêu Dương Thần Giáo “trường trị thiên thu, nhất thống giang hồ”, nghĩa là lãnh đạo đền hàng ngàn năm và họp tập tất cả anh hùng trong thiên hạ dưới quyền điều khiển của mình. Giấc mộng của Triều Dương Thần Giáo như Kim Dung nêu ra thật chẳng khác nào lý tưởng chánh thức của người cộng sản, được các lãnh tụ Trung Cộng công khai chấp nhận, là thực hiện cảnh thể giới đại đồng vô sản, tức là làm cho toàn thể nhơn loại đều theo chế độ cộng sản và đặt dưới quyền điều khiển của các nhà lãnh đạo cộng sản.
* Để thực hiện giấc mộng của mình, người của Triều Dương Thần Giáo đã áp dụng nguyên tắc “cứu cánh biện minh cho phương tiện”. Bởi đó, họ không ngần ngại thi hành mọi biện pháp, dầu cho tàn độc đến đâu cũng được, nếu các biện pháp đó cần thiết cho sự thắng lợi của họ. Kim Dung cho biết rằng người của Triều Dương Thần Giáo chẳng những dùng võ lực với những công phu âm độc, mà còn thi hành nhiều ngụy kế đa đoan, làm cho đối thủ của họ không biết đâu mà đề phòng. Họ đã tìm mọi cách chiêu dụ, mua chuộc, cưỡng bách người của các đoàn thể khác theo họ, và dùng kỹ thuật ly gián để làm phân hóa các đoàn thể đó . Đối với những kẻ hiếu sắc họ dùng mỹ nhơn kế. Đối với người ưa thích một môn nào, thí dụ như đối với người say mê âm nhạc chẳng hạn, họ sai kẻ có tài về môn đó đến làm quen rồi gây cảm tình và kết bạn, để cuối cùng lôi kéo người ấy theo họ, hay làm cho người ấy bị người cùng đoàn thể nghi kỵ mà xa lánh hoặc xua đuổi. Nguyên tắc làm việc cũng như các biện pháp cụ thể mà Triêu Dương Thần Giáo áp dụng kể trên đây thật sự cũng không khác gì nguyên tắc căn bản đã được Lenin nêu ra và được Stalin cùng các nhà lãnh đạo cộng sản các nước áp dụng.
* Một trong các biện pháp mà Triêu Dương Thần Giáo áp dụng là sự khủng bổ để làm cho mọi người phải sợ hãi mà tùng phục mình. Theo Kim Dung thì giới giang hồ đã kể cho nhau nghe những việc kinh khủng mà người theo Triêu Dương Thần Giáo đã làm: nào là bắt người đóng đinh vào cột, nào là trong một đám cưới cắt đầu hai vợ chồng tân nhơn đặt giữa tiệc và bảo đó là lễ mừng; nào là đặt chất nổ trong một bữa tiệc khánh thọ làm cho nhiều người thiệt mạng .. . . Những người bị liệt vào hạng thù địch của Triều Dương Thần Giao có thể bị chặt đứt tay chân hay móc mắt hoặc sát hại. Ngoài ra, tất cả già trẻ gái trai trong nhà những người ấy đều bị giết sạch không chừa một mạng, theo nguyên tắc “nhổ cỏ phải trừ rễ”. Việc dùng sự khủng bố để cho mọi người sợ hãi cũng như việc tàn sát những người bị liệt vào hạng thù địch, đồng thời trừng phạt luôn đến cả thân nhơn những người ấy như Triêu Dương Thần Giáo chủ trương thật sự cũng là những việc mà người cộng sản đã làm ở mọi nơi. Cộng Sản Việt Nam đã bắt người ra mổ bụng dồn trấu, hoặc chôn sống, hoặc quăng xuống sông, gọi là cho “mò tôm”. Họ cũng đã áp dụng sự trừng phạt không những đối với những kẻ chống lại họ mà cho cả người trong gia quyến những kẻ ấy. Họ đã quăng lựu đạn vào những nơi có người tập họp đông đảo, làm trật đường rầy xe lửa… khiển cho nhiều người vô tội chết oan. Nguyên tắc làm việc trên đây đã được Cộng Sản mọi nơi áp dụng. Vậy, khi nói đến hành động khủng bố của Triêu Dương Thần Giáo và cách thức tàn độc mà giáo phái này dùng để đối phó với địch thủ, Kim Dung đã có ý ám chỉ một lề lối làm việc của Trung Cộng
* Để có thể đối phó với các nhơn vật quan trọng và các đoàn thể như là các nhơn vật và đoàn thể không theo họ, Triêu Dương Thần Giáo đã điều tra thật kỹ về các nhơn vật và đoàn thể này. Khi nói chuyện với Hướng Vấn Thiên là một nhà lãnh đạo cao cấp của giáo phái này, Linh Hồ Xung đã rất kinh ngạc mà nhận thấy rằng ông ta biết rõ lai lịch, võ công và cá tánh từng người trong võ lâm, chẳng những trong hàng nhơn vật đã nổi tiếng mà còn ngay cả trong số những đệ tử tầm thường của các môn phái. Đây cũng là một phương pháp làm việc thông thường của người cộng sản ở mọi nơi.
* Đối với người trong hàng ngũ của mình, Triêu Dương Thần Giáo áp dụng một kỷ luật nghiêm khắc. Những kẻ bị buộc vào tội phản loạn hay không tuân giáo lịnh, dầu đã có công lớn với môn phái hay có ơn riêng với người cấp trên đều bị trừng phạt nặng nề. Chẳng những bản thân họ bị xử lăng trì mà toàn gia họ còn bị tru lục theo. Bởi đó. khi Đồng Bách Hùng bị truy nã về tội thông đồng với Nhậm Ngã Hành để chống lại Đông Phương Bất Bại thì vợ, con và cháu ông ta, ngay cả đến những đứa bé 7, 8 tuổi, cũng bị bắt theo.
Ngoài ra. các lãnh tụ của Triêu Dương Thần Giáo đã tỏ ra không tin cậy nơi những người cộng sự của mình và dùng mọi cách để kềm chế họ. Các cao thủvõ lâm gia nhập giáo phái này đã bị Giáo Chủ bắt uống Tam Thi Não Thần Đơn. Những người đã uống thuốc này rồi thi đến giờ Ngọ ngày Tết Đoan Ngọ phải uống thêm thuốc do Giáo Chủ phát cho, nếu không uống thuốc thêm như vậy thì họ trở thành điên cuồng, có thể cắn cả cha mẹ vợ con để ăn thịt. Muốn được phát thuốc uống thêm hầu thoát nạn đó, người đã uống Tam Thi Não Thần Đơn rồi thì phải hoàn toàn tuân lịnh cấp trên.
Một kỹ thuật khác được các nhà lãnh đạo Triê Dương Thần Giáo áp dụng lả dùng cộng sự viên này để kiểm soát và kềm chế cộng sự viên khác. Sự nghi kỵ thuộc hạ và dùng người này để kiểm soát và kềm chế người kia đã được Kim Dung mô tả qua cách thức Đông Phương Bất Bại giam giữ Nhậm Ngã Hành. Muốn mở cảnh cửa sắt của gian phỏng nhốt ông này, phải dùng bốn cái chìa khóa và bốn vị trong Giang Nam Tứ Hữu có nhiệm vụ canh giữ Nhậm Ngã Hành mỗi người chỉ giữ một trong bồn cái chìa khoá đó mà thôi. Bởi vậy, chỉ cần một trong bốn người nói trên đây không đồng ý là cánh cửa này không thể mở được. Mặt khác, người lãnh nhiệm vụ đem cơm nước cho Nhậm Ngã Hành ăn uổng mỗi ngày là một người vừa đui vừa điếc và lưỡi bị cắt để không nói được nên Nhậm Ngã Hành không cách nào nói chuyện với anh ta được để âm mưu vượt ngục.
Các kỹ thuật tổ chức nói trên đây: từ việc áp dụng kỷ luật nghiêm khắc với người trong đoàn thể qua việc dùng biện pháp hữu hiệu để kềm chế họ đến việc nghi kỵ mọi người vả dùng người này để theo dõi, kiểm soát, kềm chế người kia . .. đều là những kỹ thuật làm việc do Lenin sáng chế rồi được Stalin cải thiện và được người cộng sản áp dụng ở khắp nơi. Nhờ các kỹ thuật đó, Đảng Cộng Sản đã làm cho các đảng viên bị bắt buộc phải luôn luôn theo đúng đường lối của Đảng và không dám chống chọi lại cấp trên.
* Ngoài việc kềm chế giáo chúng bằng biện pháp vật chất, Triêu Dương Thần Giáo còn nắm giữ họ bằng sự huấn luyện nhồi sọ.Ngay cả đền trẻ con cũng phải học thuộc lòng những điều gọi là bảo huấn của Giáo Chủ. Sự huấn luyện nhồi sọ này làm cho phần lớn nếu không phải là tất cả giáo chúng luôn luôn thấy rằng Giáo Chủ có lý và không ngần ngại theo Giáo Chủ để chống lại cả thân nhơn của mình. Những điều này đã được Kim Dung nói đến qua việc đứa cháu nội của Đồng Bách Hùng chỉ độ 10 tuổi, nhưng đã thuộc lòng các bảo huấn của Giáo Chủ và khẳng đinh rằng ông nội mình đã làm lỗi khi phản đối Giáo Chủ. Việc huấn luyện nhồi sọ làm cho mọi người từ bé đến lớn đều chỉ biết lặp lại lý luận của nhà lãnh đạo tối cao và lúc nào cũng cho nhà lãnh đạo tối cao là có lý, cũng là một kỹ thuật làm việc của Cộng Sản.
Với lề lối tổ chức và hành động như kể trên đây, Triêu Dương Thần Giáo đã làm cho mọi người sợ hãi và hoàn toàn tòng phục cấp trên. Ngay cả đến các cao thủ võ lâm vốn gan góc bướng bỉnh và những người có công lớn đối với tổ chức hay đã từng giúp Giáo Chủ nhiều việc trọng đại cũng lần lần bị khép vào khuôn khổ. Họ phải ca ngợi Giáo Chủ với những lời lẽ nịnh bợ quá đáng mà không ngượng miệng, nào là “Giáo Chủ văn thánh võ đức, nhơn nghĩa anh minh”, nào lả “Giáo Chủ thiên thu trường trị, nhứt thống giang hồ”, nào là “Giáo Chủ trạch bị thương sinh”(nghĩa là ơn đức nhuần thấm cả dân chúng), nào là “Giáo Chủ nhơn nghĩa ngang trời, lượng rộng như biển” … Trái ngược lại, những người bị xem là thù địch của Giáo Chủ thì bị sỉ mạ không tiếc lời. Trong số những người bị xem là thù địch của Giáo Chủ đương nhiệm, có cả vi Giao Chủ tiền nhiệm. Sau khi Nhậm Ngã Hành hạ sát Đông Phương Bất Bại để cướp lại ngôi Giáo Chủ, Đông Phương Bất Bại đã bị những thuộc hạ đã từng ca ngợi ông ta lên mây xanh quay lạt chửi bới sỉ vả và bọn này còn bịa ra nhiều việc xấu xa tưởng tượng để bôi lọ thêm Đông Phương Bất Bại . Chánh sách đề cao vả ca ngợi nhà lãnh đạo tối cao và sỉ mạ các địch thủ của ông ta một cách quá đáng đã được Cộng Sản Liên Sô áp dụng từ thời Stalin. Sau đó, nó đã được Cộng Sản các nước bắt chước áp dụng. Việc trở mặt sỉ mạ nhà lãnh tụ tối cao hết còn nắm quyền bính đã được cả thế giới thấy rõ sau khi Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Liên Sô là Khrushchcv hạ bệ Stalin.
Vậy, nói chung lại, hình ảnh của Triêu Dương Thần Giáo dưới ngòi bút Kim Dung quả là hình ảnh của Đảng Cộng Sản nói chung và Trung Cộng không ra khỏi công lệ này.
còn tiếp...
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,304
Threads: 98
Likes Received: 3,259 in 1,664 posts
Likes Given: 2,089
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
2. Nhậm Ngã Hành, biểu tượng Mao Trạch Đông và Đông Phương Bất Bại, biểu tượng Lưu Thiếu Kỳ
Nếu Triêu Dương Thần Giáo được dùng để ám chỉ Đảng Trung Cộng thì các nhơn vật đã làm giáo chủ của giáo phái này dĩ nhiên là phải được dùng để biểu tượng cho các nhà lãnh tụ của Đảng ấy.
Trong bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ, có nhiều dữ kiện làm cho chúng ta có thể nghĩ rằng Nhậm Ngã Hành là nhơn vật tượng trưng cho Mao Trạch Đông trong khi Đông Phương Bất Bại là nhơn vật tượng trưng cho Lưu Thiếu Kỳ. Cũng như đối với các nhơn vật tượng trưng cho một số quốc gia đặc biệt mà chúng tôi đã trình bày trong Mục I của Chương này, Kim Dung không phải dùng cốt chuyện của TIẾU NGẠO GIANG HỒ để kể hết lại tiểu sử của các lãnh tụ Trung Cộng nói trên đây, mà chỉ nêu ra một số chi tiết liên hệ đền tiểu sử đó.
a. Mối liên hệ giữa Nhậm Ngã Hành với Đông Phương Bất Bại bên trong Triêu Dương Thần Giáo so với mối liên hệ giữa Mao Trạch Đông với Lưu Thiếu Kỳ bên trong Đảng Trung Cộng.
Cứ theo Kim Dung thì Nhậm Ngã Hành là một trong những người sáng lập Triêu Dương Thần Giáo và là vị Giáo Chủ đầu tiên của giáo phái đó. Đông Phương Bất Bại là một thuộc hạ của ông. Chính do sự cất nhắc của Nhậm Ngã Hành mà Đông Phương Bất Bại đã được đưa lên chức Quang Minh Tả Sứ tức là người giữ địa vị số hai trong Triêu Dương Thần Giáo. Sau khi sáng chế được công phu HẤP TINH ĐẠI PHÁP và thâu hút được công lực của một số cao thủ võ lâm đối địch với mình, Nhậm Ngã Hành thấy khó chịu vì các luồng công lực được luyện theo những cách thức khác nhau mà ông đã thâu hút được vào mình thỉnh thoảng quay ra hành hạ cơ thể ông. Do đó, ông phải để hết thì giờ và tâm trí vào việc nghiên cứu cách thức hóa tán và dung hợp các công lực ông đã thâu hút. Điều này bắt buộc ông phải giao hết quyền điều khiển công việc hằng ngày của Triêu Dương Thần Giáo cho Đông Phương Bất Bại.
Ông này bề ngoài tỏ vẻ cung kính trung thành với Nhậm Ngã Hành, nhưng bên trong lại ngấm ngầm xây dựng thế lực riêng và dùng nhiều thủ đoạn để trừ khử những thuộc hạ thật sự trung thành với Nhậm Ngã Hành. Để tỏ ỳ tin cậy Đông Phương Bất Bại hoàn toàn và sẽ chọn lựa ông ta làm người kế vi, Nhậm Ngã Hành đã giao cho ông ta bảo vật trấn sơn của Triêu Dương Thần Giáo là bộ QÙI HOA BẢO ĐIỂN. Nhưng Đông Phương Bất Bại đã nhơn lúc Nhậm Ngã Hành ơ hờ mà đánh thuốc mê ông ta rồi đem giam giữ ông ta ở một ngục thất xây cất dưới đáy Tây Hồ.
Trong số các nhơn vật quan trọng và võ công cao cường của Triêu Dương Thần Giáo, có Hướng Vấn Thiên, nguyên là Quang Minh Hữu Sứ, là người vẫn còn trung thành với Nhậm Ngã Hành và âm mưu giúp Nhậm Ngã Hành thoát khỏi ngục thất. Sau đó, với sự giúp đỡ của Hướng Vấn Thiên, Lịnh Hồ Xung vả Nhậm Doanh Doanh, Nhậm Ngã Hành đã hạ sát được Đông Phương Bất Bại để đoạt lại ngôi Giáo Chủ Triêu Dương Thần Giáo.
Trong nét chánh, mối liên hệ giữa Nhậm Ngã Hành với Đông Phương Bất Bại bên trong Triêu Dương Thần Giáo cũng tương tự mối liên hệ giữa ông Mao Trạch Đông với ông Lưu Thiếu Kỳ bên trong Đảng Trung Cộng.
Ông Mao Trạch Đông vẫn là một trong những người đã sáng lập Đảng Trung Cộng. Ban đầu, ông chưa phải là nhà lãnh đạo tối cao, nhưng thế lực ông trong Đảng lần lần tăng gia. Từ năm 1927, ông đã nắm được thực quyền điều khiển Trung Cộng và chính ông đã lãnh đạo Đảng này trong cuộc kháng chiến chống lại sự xâm lăng của người Nhựt. Trong Đại Hội kỳ 7 của Đảng Trung Cộng năm 1945, ông đã được bầu làm Chủ Tịch Trung Ương Ủy Viên Hội tức là Chủ Tịch Đảng, lại kiêm nhiệm chức Chủ Tịch Trung Ương Chánh Trị Cục và Tổng Thư Ký của Trung Ương Thư Kỳ Xứ. Năm 1949, khi Đảng Trung Cộng thiết tập Trung Hoa Nhơn Dân Cộng Hòa Quốc, ông vẫn giữ các chức vụ trên đây của Đảng và kiêm nhiệm chức Chủ Tịch Nhà Nước.
Ông Lưu Thiếu Kỳ là người đã cộng sự với ông Mao Trạch Đông. Năm 1945, ông được bầu vào Trung Uơng Thư Ký Xứ. Năm 1949, ông lại được bầu làm Phó Chủ Tịch của Trung Hoa Nhơn Dân Cộng Hòa Quốc và đến năm 1956, trong Đại Hội kỳ 8 của Đảng Trung Cộng, ông được bầu làm Phó Chủ Tịch Trung Ương Ủy Viên Hội, tức là Phó Chủ Tịch của Đảng. Vậy, từ năm 1945, ông Lưu Thiếu Kỳ đã là một nhơn vật quan trọng của Đảng Trung Cộng và từ năm 1956, ông đã là nhà lãnh đạo số hai của Đảng sau ông Mao Trạch Đông. Nhưng đến năm 1959, lợi dụng sự thất bại của ông Mao Trạch Đông trong việc thực hiện kế hoạch gọi là Nhảy Vọt Tới Trước, ông Lưu Thiếu Kỳ đã vận động với một sổ đồng chí trong Đảng Trung Cộng để được bầu lên giữ chức Chủ Tịch Nhà Nước và nắm thực quyền điều khiển mọi công việc của Trung Hoa Nhơn Dân Cộng Hòa Quốc và của Đảng Trung Cộng. Ông Mao Trạch Đông vẫn còn giữ chức Chủ Tịch Đảng, nhưng thật sự đã bị dồn vào địa vị vô quyền.
Ông Lưu Thiếu Kỳ đã giữ chức Chủ Tịch Nhà Nước Trung Cộng trong chín năm. Đến năm 1968, nhờ sự ủng hộ của một số người thân tín còn trung thành với mình, ông Mao Trạch Đông đã thành công trong việc loại ông Lưu Thiếu Kỳ khỏi chức vụ Chủ Tịch Nhà Nước và nắm lại thực quyền điều khiển mọi việc của Trung Hoa Nhơn Dân Cộng Hòa Quốc và của Đảng Trung Cộng. Phần ông Lưu Thiếu Kỳ thì bị bắt hạ ngục và đã bị sát hại năm 1969.
b. Các đặc tánh của Nhậm Ngã Hành và Đông Phương Bất Bại so với các đặc tánh của Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ.
Kim Dung đã mô tả Nhậm Ngã Hành như là một người hào sảng, có kiến thức rất rộng. Tên họ ông ghép lại vốn có nghĩa là làm mọi việc theo ý mình và hễ thích đi đâu thì cứ đi ngay đến đó . Ông đã tự sáng chế ra công phu HẤP TINH ĐẠI PHÁP, và khi nhận thấy có sự trục trặc thì tự mình suy nghĩ để tìm giải pháp sửa chữa. Phần Đông Phương Bất Bại thì sau khi luyện được công phu ghi trong QÙI HOA BẢO ĐIỂN, đã có một võ công cao thâm hơn Nhậm Ngã Hành. Tuy nhiên, ông chỉ biết luyện tập theo một bí kíp đã có, chớ không tự mình sáng chế ra được một môn võ đặc biệt nào, cũng không cải thiện được các môn võ mình đã học. Các đặc điềm trên đây của Nhậm Ngã Hành và Đông Phương Bất Bại cũng phù hợp với đặc tánh của hai ông Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ.
Ông Mao Trạch Đông là người có những ý tưởng tân kỳ. Tuy cũng học theo chủ nghĩa Marx-Lenin, ông đã có những sáng kiến riêng của ông. Chủ nghĩa đặc biệt ông xây dựng đặt nền tảng trên thuyết nhơn định thắng thiên. Nó hàm ý rằng con người nếu có đủ ý chí cương kiên cần thiết thì có thể thay đổi xã hội theo lý tưởng mình . Thuyết nhơn đinh thắng thiên của ông Mao Trạch Đông vẫn chọi lại thuyết tiền định khoa học của Marx. Trong khi chủ nghĩa Marx dựa vào thuyết tiền định khoa học cho rằng chế độ cộng sản chỉ cỏ thể thực hiện khi xã hội đã được kỹ nghệ hóa và có nhiều thợ thuyền thì chủ nghĩa Mao Trạch Đông với thuyết nhơn đinh thắng thiên lại khẳng định rằng với các Công Xã Nhơn Dân, Trung Hoa Nhơn Dân Cộng Hoà Quốc có thể tiến thẳng đến chế độ cộng sản với một nền kinh tế nông nghiệp. Khi gọi nhơn vật biểu tượng cho ông Mao Trạch Đông là Nhậm Ngã Hành, Kim Dung đã nhấn mạnh trên việc họ Mao đề cao chủ trương nhơn định thắng thiên. Chính vì ông Mao Trạch Đông bất chấp thực tế khách quan nên kế hoạch Nhẫy Vọt Tới Trước của ông đã thất bại. Sự thất bại này đã làm cho ông mất uy tín và do đỏ, một số nhà lãnh đạo của Trung Cộng đã ủng hộ ông Lưu Thiếu Ký lên nắm thực quyền thay ông.
Ông Lưu Thiểu Kỳ đã được Kim Dung dùng Đông Phương Bất Bại để biểu tượng. Tên Đông Phương Bất Bại có ý nghĩa liên hệ đến Nhà Nước Trung Cộng vì Nhà Nước này lấy bản Đông Phương Hồng làm quốc ca và lấy câu “Gió đông thắng gió tây” làm khẩu hiệu. Khi trực tiếp dùng tên Đông Phương Bất Bại để gọi người biểu tượng ông Lưu Thiếu Kỳ, Kim Dung đã nhấn mạnh trên chỗ ông này là Quốc Trưởng của Trung Hoa Nhơn Dân Cộng Hoà Quốc. Mặt khác, ông Lưu Thiếu Kỳ vốn là một lãnh tụ theo đúng chủ nghĩa Marx-Lenin và chủ trương theo đúng lề lối của Liên Xô để xây dựng xã hội Trung Quốc. Kỹ thuật làm việc giúp Đảng trở thành “bất bại” nhưng cũng đồng thời làm cho đảng viên mất nhơn tánh vốn do Lenin sáng chế và được Kim Dung so sánh với công phu ghi trong QÙI HOA BẢO ĐIỂN là một công phu vô địch, nhưng bắt buộc người luyện tập theo nó phải tự thiến. Bởi đó, việc ông Lưu Thiếu Kỳ trung thành với đường lối làm việc của Lenin có thể so sánh với việc Đông Phương Bất Bại luyện võ công theo bộ QÙI HOA BẢO ĐIỂN.
Theo Kim Dung thì bộ QÙI HOA BẢO ĐIỂN vốn do Nhậm Ngã Hành nắm giữ, nhưng ông không chịu theo nó để luyện tập. Sau khi giao cho Đông Phương Bất Bại quyền giải quyết các công việc thường nhật của Triêu Dương Thần Giáo để chính mình được rảnh rang và chuyên tâm tìm cách chữa trị những cái hại của công phu HẤP TINH ĐẠI PHÁP, Nhậm Ngã Hành đã nghi ngờ Đông Phương Bất Bại có dã tâm cướp đoạt địa vị Giáo Chủ. Việc ông trao QÙI HOA BẢO ĐIỂN cho Đông Phương Bất Bại bề ngoài là một dấu hiệu của sự tin cậy, nhưng thật sự là có dụng ý làm cho Đông Phương Bất Bại ham mê công phu của QÙI HOA BẢO ĐIỂN và tự thiến để luyện tập nó, thành ra phải lâm vào tình trạng ái nam ái nữ.
Các chi tiết trên đây đã được dùng để ám chỉ sự khác nhau về quan niệm giữa ông Mao Trạch Đông và ông Lưu Thiếu Kỳ, làm cho cuối cùng hai bên trở thành thù địch với nhau.
còn tiếp...
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,304
Threads: 98
Likes Received: 3,259 in 1,664 posts
Likes Given: 2,089
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
c. Cách Đông Phương Bất Bại đối xử với Nhậm Ngã Hành sau khi bắt giam ông này để làm Giáo Chủ Triêu Dương Thần Giáo, so với cách Lưu Thiếu Kỳ đối xử với Mao Trách Đông sau khi giành địa vị Chủ Tịch Nhà Nước Trung Cộng.
Khi đã nhờ đánh thuốc mê mà bắt được Nhậm Ngã Hành, Đông Phương Bất Bại đã không giết ông mà chỉ đem giam trong ngục thất dưới đáy Tây Hồ. Trên ngục thất này là một tòa biệt thự rộng rãi khang trang tên là Cô Sơn Mai Trang. Việc canh giữ Nhậm Ngã Hành được giao cho bốn cao thủ võ lâm gọi chung là Giang Nam Tứ Hữu. Trong bốn người này, Hoàng Chung Công là người say mê âm nhạc, Hắc Bạch Tử là người say mê đánh cờ, Ngốc Bút Ông là người say mê bút thiếp đẹp và Đan Thanh Tiên Sinh là người say mê hội họa, đồng thời thích uống rượu. Sự canh giữ Nhậm Ngã Hành được tổ chức một cách nghiêm mật trong khi Đông Phương Bất Bại được tôn lên làm Giáo Chủ Triêu Dương Thần Giáo. Tuy nhiên, Đông Phương Bất Bại không muốn mang tiếng lả đã cướp đoạt ngôi Giáo Chủ này. Do đó, ông công khai cho biết rằng Nhậm Ngã Hành đã chết và có trối lại để cho ông lên thay thế trong việc lãnh đạo Triêu Dương Thần Giáo. Để mọi người tin nơi thuyết nảy, Đông Phương Bất Bại đã tỏ ra rất tôn trọng và chiều chuộng con gái Nhậm Ngã Hành là Nhậm Doanh Doanh. Do đó, Nhậm Doanh Doanh mới xin được thuốc thêm cho những người đã uống Tam Thi Não Thần Đơn thành ra tất cả những người trong giới giang hồ tuy thuộc Triêu Dương Thần Giáo đều mến phục Nhậm Doanh Doanh mà họ gọi tôn lả Thánh Cô.
Ta có thể đem đối chiến lối Đông Phương Bất Bại cư xử với Nhậm Ngã Hành với lối cư xử của ông Lưu Thiếu Kỳ đối với ông Mao Trạch Đông. Sau khi vận động để được bầu làm Chủ Tịch Nhà Nước Trung Cộng, ông Lưu Thiếu Kỳ đã nắm thực quyền điều khiển mọi việc và dồn ông Mao Trạch Đông vào chỗ vô quyền. Để nắm vững địa vị, ông Lưu Thiếu Kỳ đã cô lập hóa ông Mao Trạch Đông không cho tiếp xúc nhiều với bên ngoài và với bộ máy Đảng Trung Cộng. Tuy nhiên, ông Lưu Thiếu Kỳ vẫn để cho ông Mao Trạch Đông giữ chức Chủ Tịch Đảng và bề ngoài đã tỏ ra rất tôn trọng ông Mao Trạch Đông. Điều này đã được Kim Dung ám chỉ qua một sổ chi tiết nói về nơi và cách thức Đông Phương Bất Bại giam giữ Nhậm Ngã Hành.
Như ta đã thấy trên đây, nơi giam giữ Nhậm Ngã Hành được gọi là Cô Sơn Mai Trang. Cô Sơn là một ngọn núi thuộc vùng Tây Hồ tại thành phố Hàng Châu trong tỉnh Triết Giang. Chữ Cô trong Cô Sơn vốn có nghĩa là côi cút tức là không còn cha mẹ, nhưng cũng được dùng về chỉ cái thế biệt lập của một người hay một vật. Ngọn Cô Sơn sở dĩ mang tên này là vì nó đứng chót vót một mình. Trong ngôn ngữ Trung Hoa, chữ cô cùng với chữ quả (vốn có nghĩa là góa bụa tức là mất chồng hay mất vợ) đã được dùng một cách đặc biệt để chỉ địa vị người lãnh đạo tối cao trong một nước. Các bực vua chúa thời xưa thường dùng tĩnh tử cô hay quả (như cô gia, quả nhơn) để tự xưng. Đây là một cách nói khiêm tốn để bảo rằng địa vị họ là địa vị duy nhất trong nước, không có ai là kẻ đồng hàng. Lối dùng chữ này đã được thi hào Nguyễn Du áp dụng trong truyện Kiều với câu: “Nghinh ngang một cõi biên thùy; Thiếu gì cô quả, thiếu gì bá vương” mô tả Tử Hải lúc ông này chiếm được một lãnh thổ khá rộng lớn và tự xưng là chúa tể của lãnh thổ ấy. Về hoa mai thì nó vốn được người Trung hoa gọi là quốc hoa, tức là loài hoa biểu tượng cho nước họ. Khi gọi nơi giam giữ Nhậm Ngã Hành là Cô Sơn Mai Trang, Kim Dung đã có ý cho biết rằng nhơn vật mà Nhậm Ngã Hành tượng trưng là một nhơn vật thuộc hạng lãnh đạo tối cao trong nước.
Đặc tánh của Giang Nam Tứ Hữu lãnh nhiệm vụ canh giữ Nhậm Ngã Hành – một người mê âm nhạc, một người mê đánh cờ, một người mê bút thiếp đẹp và một người mê hội họa, lại thích rượu – cũng là một chi tiết đáng để ý. Việc Đông Phương Bất Bại dùng họ để canh giữ Nhậm Ngã Hành đã được Kim Dung dùng để ám chỉ rằng trong thời kỳ ông Lưu Thiếu Kỳ nắm quyền điều khiển Nhà Nước và Đảng Trung Cộng, ông Mao Trạch Đông suốt ngày chỉ tiêu khiển với các thú cầm, kỳ, thi, họa và lấy việc uống rượu làm vui chớ không còn làm việc gì khác được. Vậy, ông Mao Trạch Đông đã bị cầm, kỳ, thi, họa và tửu giam giữ một cách chặt chẽ.
Tuy nhiên, ông Mao Trạch Đông vẫn được xem là Chủ Tịch Đảng Trung Cộng và trên lý thuyết, ông Lưu Thiếu Kỳ vẫn nhận ông Mao Trạch Đông là nhà lãnh tụ của mình. Đồng thời, ông Lưu Thiếu Kỳ vẫn phải đề cao chủ nghĩa Mao Trạch Đông và lý tưởng mà ông Mao Trạch Đông nêu ra cho nhơn dân Trung Hoa. Kim Dung đã nói đến việc này khi cho biết rằng Đông Phương Bất Bại tôn trọng và chiều chuộng Nhậm Doanh Doanh là con gái Nhậm Ngã Hành và là biểu tượng cho chủ nghĩa và lý tưởng Mao Trạch Đông. Vì chủ nghĩa và lý tưởng này hướng đến việc làm cho dân tộc Trung Hoa giàu mạnh và hạnh phúc nên người Trung Hoa vừa phải tôn trọng nó, vừa đặt nhiều kỳ vọng nơi nó. Thái độ này đã được Kim Dung mô tả qua việc Nhậm Doanh Doanh xin thuốc uống thêm cho những người đã uống Tam Thi Não Thần Đơn và được người trong giới giang hồ tùy thuộc Triêu Dương Thần Giáo sợ hãi và hết mực kính trọng.
d. Thái độ Nhậm Ngã Hành trước khi bị bắt giam và sau khi giành lại được chức vị Giáo Chủ Triêu Dương Thần Giáo, so với thái độ Mao Trạch Đông trước khi mất chức Chủ Tịch Nhà Nước Trung Cộng và sau khi lật đổ được Lưu Thiếu Kỳ để nắm lại thực quyền.
Theo Kim Dung thì trước khi bị Đông Phương Bất Bại cướp ngôi Giáo Chủ, Nhậm Ngã Hành đã tỏ ra thân mật với giáo chúng và xem họ như anh em. Đến lúc ông đoạt lại được ngôi Giáo Chủ trong tay Đông Phương Bất Bại, những người đã cộng sự với Đông Phương Bất Bại vì quen ca ngợi Giáo Chủ với những lời tán tụng quá đáng đã quay sang ca ngợi ông theo lối đó. Phản ứng đầu tiên của Nhậm Ngã Hành là thấy chướng tai, nhưng ông lại nghĩ ngay rằng sở dĩ ông bị cướp ngôi là vì trước đây, ông đã tỏ ra dễ dãi với giáo chúng và không làm cho họ hoàn toàn sợ hãi và tùng phục mình đến mức không còn dám nghĩ đến việc tranh quyền Giáo Chủ với mình. Do đó, ông đã chấp nhận sự ca ngợi y như Đông Phương Bất Bại rồi lại thấy thích thú khi được ca ngợi.
Vậy cứ theo Kim Dung thì giáo chúng Triêu Dương Thần Giáo chỉ bị bắt buộc ca ngợi Giáo Chủ với những lời tán tụng quả đáng sau khi Đông Phương Bất Bại nắm quyền lãnh đạo và sau đó, Nhậm Ngã Hành đã vui thích mà chấp nhận những lời ca ngợi lối này khi đoạt lại được quyền hành trong tay Đông Phương Bất Bại. Điều này đã được Kim Dung dùng để mô tả một sự thay đổi trong lề lồi làm việc của Đảng Trung Cộng.
Lúc mới nắm được quyền lãnh đạo cả Trung Quốc, Đảng này vẫn còn dung nạp phần nào việc phê bình chỉ trích. Đặc biệt trong thời kỳ áp dụng chánh sách được gọi là Trăm Hoa Đua Nở năm 1956, nó đã để cho mọi người phát biểu ý kiến một cách tự do. Nhưng vì nhiều người chống đối đã nhơn cơ hội này đả kích chế độ cộng sản một cách mạnh mẽ và tỏ ý không chấp nhận chế độ cộng sản, các nhà lãnh đạo Trung Cộng đã phải chấm dứt chánh sách Trăm Hoa Đua Nở và trong chiến dịch chống hữu khuynh năm 1957, họ đã triệt hạ những người chống đối. Từ đó, người Trung Hoa đã bị bắt buộc phải nhiệt liệt ca ngợi Đảng Trung Cộng. Tuy nhiên, giữa các giới chỉ huy của Đảng, vẫn còn có sự phê bình chỉ trích nhau. Chính vì một số người trong cấp lãnh đạo công khai chống đối lại ông Mao Trạch Đông nên ông Lưu Thiếu Kỳ mới được đưa lên điều khiển công việc của Đảng và của Nhà Nước Trung Cộng thay ông Mao Trạch Đông năm 1959. Sau đó, sự phê bình chỉ trích nhà lãnh đạo tối cao bên trong Đảng cũng chấm dứt và lúc ông Mao Trạch Đông lật đổ được ông Lưu Thiếu Kỳ để đoạt lại quyền điều khiển, Đảng Trung Cộng vẫn tiếp tục chánh sách bắt buộc mọi người phải ca ngợi nhà lãnh đạo tối cao.
đ. Cái chết của Nhậm Ngã Hành và ý kiến của Kim Dung đối với Mao Trạch Đông, cùng ước vọng của Kim Dung về chánh sách tương lai của Trung Cộng.
Vậy, đời sống của Nhậm Ngã Hành có rất nhiều điểm tương ứng với tiều sử ông Mao Trạch Đông. Nhưng lúc Kim Dung kết thúc bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ, ông Mao Trạch Đông vẫn còn sống và vẫn lãnh đạo cả Đảng lẫn Nhà nước Trung Cộng. Trong khi đó thì theo bộ truyện võ hiệp này, Nhậm Ngã Hành đã chết một cách thình lình chẳng bao lâu sau khi ông đoạt lại ngôi Giáo Chủ Triều Dương Thần Giáo và trong lúc việc ông mưu đồ chế ngự hết các môn phái đang có nhiều triển vọng tốt đẹp theo sự tính toán của ông. Sau khi ông chết, các nhà lãnh đạo Triêu Dương Thần Giáo đã tôn Nhậm Doanh Doanh lên kế vị, và Nhậm Doanh Doanh đã bỏ chủ trương mưu đồ chế ngự các lực lượng võ lâm khác để quay sang chánh sách hòa giải với họ. Đến lúc mãn tang Nhậm Ngã Hành, Nhậm Doanh Doanh đã trao quyền lãnh đạo Triêu Dương Thần Giáo lại cho Hướng Vấn Thiên và thành hôn với Lịnh Hồ Xung. Chánh sách hòa giải với các lực lượng võ lâm khác được Hướng Vấn Thiên tiếp tục nên cuối cùng giới võ lâm đã được yên ổn. Với lối kết thúc bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ như vậy, Kim Dung đã không còn đi sát với sự thật về Trung Cộng, mà đã đưa ra một ý kiến và một ước vọng của riêng ông.
Trước hết, có thể Kim Dung nghĩ rằng với chánh sách độc tài toàn diện khắc nghiệt đã được áp dụng, ông Mao Trạch Đông không còn có thể được xem là một thần tượng của dân tộc Trung Hoa, và ông có chết sớm đi thì mới giữ được sự tôn kính mà người Trung Hoa dành cho ông vì công lao kháng chiến chống Nhựt và thực hiện cuộc cách mạng xã hội ở Trung Quốc. Mặt khác, Kim Dung cũng bộc lộ muốn thấy Trung Cộng thay đổi chánh sách theo một chiều hướng cởi mở hơn. Ước vọng của Kim Dung là người của Trung Cộng và của các đoàn thể Quốc Gia Trung Hoa bắt tay nhau và hoạt động chung nhau để cho mọi người đều có thể đem hết tài hay ý tốt của mình ra giúp cho dân tộc Trung Hoa tiến bộ. Uớc vọng này được ông biểu lộ trong cuộc hòa tấu của Lịnh Hồ Xung vả Nhậm Doanh Doanh trong ngày hai nhơn vật này làm lễ thành hồn với nhau. Bản nhạc được hòa tấu là bản Tiếu Ngạo Giang Hồ vốn đã do Khúc Dương và Lưu Chánh Phong soạn ra. Trong hai người này, một là Trưởng Lão của Triêu Dương Thần Giáo, một là cao thủ của Kiểm Phái Hành Sơn thuộc phe bạch đạo. Sự hòa hợp giữa hai bên Triêu Dương Thần Giáo và bạch đạo đã được Kim Dung dùng để biểu tượng cho sự hòa giải mà ông mơ ước giữa hai phe Cộng Sân và Quốc Gia ở Trung Hoa.
Khi kết thúc bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ, Kim Dung chưa biết nhà lãnh tụ nào sẽ kế vị ông MaoTrạch Đông và chánh sách màTrung Cộng sẽ áp dụng sau khi ông Mao Trạch Đông chết. Bởi đó, ông chỉ có thể nêu vấn đề ra mà thôi. Điều này bộc lộ trong tên họ mà ông đặt cho nhơn vật lãnh đạo Triêu Dương Thần Giáo khi Nhậm Doanh Doanh từ nhiệm để thành hôn với Lịnh Hồ Xung. Đó là Hướng Vấn Thiên. Cả tên họ của nhà lãnh đạo này có nghĩa là ngó lên về hỏi Trời. Chánh sách mà Hướng Vấn Thiên áp dụng khi lên làm Giáo Chủ Triêu Dương Thần Giáo biểu lộ ước vọng của Kim Dung, nhưng ý nghĩa của tên họ nhà lãnh đạo này cho thấy rằng Kim Dung đã muốn hỏi Trời xem ước vọng này có thể sẽ trở thành sự thật được hay không.
còn tiếp...
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,304
Threads: 98
Likes Received: 3,259 in 1,664 posts
Likes Given: 2,089
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
B. CÁC NHƠN VẬT BIỂU TƯỢNG CHO CÁC LÃNH TỤ TRUNG CỘNG TRONG BỘ LỘC ĐỈNH KÝ
Khi Kim Dung viết bộ LỘC ĐỈNH KÝ, ông Mao Trạch Đông vẫn còn sống và lãnh đạo Đảng và Nhà Nước Trung Cộng. Chánh sách độc tài toàn diện cũng vẫn còn được Trung Cộng áp dụng. Bởi đó trong tác phẩm này, Kim Dung lại nói đến Đảng Trung Cộng và các nhà lãnh đạo Đảng này một lần nữa, mà lần này, ông còn tỏ ra nghiêm khắc hơn. Tổ chức tượng trưng cho đảng Trung Cộng là Thần Long Giáo và nhơn vật tượng trưng cho ông Mao Trạch Đông là Hồng Giáo Chủ đã được mô tả bằng những hình ảnh xấu xa hơn và đáng chê trách hơn.
1- Thần Long Giáo tượng trưng cho Đảng Trung Cộng trong bộ LỘC ĐỈNH KÝ
Trong bộ LỘC ĐỈNH KÝ, Thần Long Giáo mà Kim Dung dùng để ám chỉ Đảng Trung Cộng có những nét chánh gần giống Triêu Dương Thần Giáo. Nhưng tác giả LỘC ĐỈNH KÝ đã có đưa ra thêm một số chi tiết về Thần Long Giáo đã nói đến một số dữ kiện liên hệ đến Trung Cộng mà chúng ta không tìm thấy nơi Triêu Dương Thần Giáo.
a. Các điểm giống nhau giữa Thần Long Giáo và Triêu Dương Thần Giáo.
Cũng như Triêu Dương Thần Giáo, Thần Long Giáo là một đoàn thể tôn giáo, nhưng không thấy thờ vị thần nào, lại bắt buộc giáo chúng phải tuyệt đối phục tùng giáo chủ và sẵn sàng làm theo mọi mạng lịnh của giáo chủ. Mục đích mà nhà lãnh đạo Thần Long Giáo đeo đuổi là bành trướng thế lực và chế ngự hết các đoàn thể khác, y như Triêu Dương Thần Giáo.
Về mặt tổ chức và hoạt động, Thần Long Giáo theo những nguyên tắc tương tự Triêu Dương Thần Giáo : bên trên là một Giáo Chủ nắm trọn quyền quyết định, kế đó là năm vị Chưởng Môn Sứ, dưới nữa là các cấp chỉ huy thấp hơn và giáo chúng. Cũng như những người theo Triêu Dương Thần Giáo, những người theo Thần Long Giáo có võ nghệ cao cường và âm độc. Với công phu Hóa Cốt Miên Chưởng, họ có thể làm cho xương cốt người bị họ đánh nát ra hết. Ngoài ra, họ cỏn có nhiều quỉ kế. Họ mở những cuộc điều tra kỹ lưỡng về các đoàn thể khác và cho người xâm nhập những nơi cần thiết để thực hiện các kế hoạch của họ. Một người trong bọn họ đã vào hoàng cung chế ngự được hoàng thái hậu nhà Thanh và đóng vai tuồng hoàng thái hậu giả trong mười mấy năm. Để thực hiện các chủ trương của mình, Thần Long Giáo áp dụng chánh sách khủng bổ như Triêu Dương Thần Giáo làm cho mọi người nghe nói đến họ thì đều sợ hãi.
Đối với giáo chúng, nhà lãnh đạo tối cao cũng áp dụng một kỷ luật nghiêm khắc, đồng thời không tín nhiệm một ai. Những người bị khép vào tội bội phản hoặc không tuân giáo lịnh đều bị trừng phạt nặng nề. Trong khi Giáo Chủ Triêu Dương Thần Giáo bắt thuộc hạ uống Tam Thi Não Thần Đơn để kềm chế họ thì Giáo Chủ Thần Long Giáo cũng bắt thuộc hạ uống Độc Long Dịch Cân Hoàn để kềm chế họ. Nếu không uống thuốc giải kịp thời, chất thuốc trong Độc Long Dịch Cân Hoàn phát tác, làm cho người đau đớn khổ sở không chịu được. Vì về căn cứ trễ và không uống thuốc giải kịp thời, hai vi tôn giả của Giáo Chủ Thần Long Giáo đã bị biến hình một cách đau đớn: người cao trở thành lùn và người lùn lại hóa ra cao. Để Giáo Chủ cho thuốc giải uống kịp thời, những người đã uống Độc Long Dịch Cân HoàN rồi đều phải hoàn toàn phục tùng Giáo Chủ. Về sau, Giáo Chủ Thần Long Giáo còn dùng nọc độc của loài rắn để chế Bách Diên Hoàn mà độc tánh còn tệ hại hơn để lừa gạt thuộc hạ uống vào mà kềm chế họ. Ngoài phương pháp cho uống thuốc độc để kềm chế, Thần Long Giáo còn giống Triêu Dương Thần Giáo ở chỗ huấn luyện nhồi sọ, bắt giáo chúng đọc thuộc lòng những điều gọi là bảo huấn của Giáo Chủ.
Kết quả của chánh sách áp dụng đối với giáo chúng Thần Long Giáo cũng y hệt kết quả mà Triêu Dương Thần Giáo đã đạt được: mọi người đều hết sức sợ hãi Giáo Chủ và ca ngợi Giáo Chủ một cách quá đáng mà không ngượng miệng. Nếu giáo chủng TriêU Dương Thần Giáo chúc tụng Giáo Chủ mình là văn thánh võ đức, nhân nghĩa anh minh, thiên thu trường tri, nhứt thống giang hồ thì giáo chúng Thần Long Giáo cũng chúc tụng Giáo Chủ mình là thần thông quảng đại, hưởng phúc trọn đời, thọ ngang Thượng Đế.
b. Vài điểm đặc biệt của Thần Long Giáo so với Triêu Dương Thần Giáo nhưng cũng dùng để ám chỉ đường lối và phương pháp làm việc của Đảng Trung Cộng
Các điểm tương đồng kể trên đây giữa Triêu Dương Thần Giáo và Thần Long Giáo đều được dùng để ám chi các dữ kiện liên hệ đến Đảng Trung Cộng. Ngoài ra, trong bộ LỘC ĐỉNH Ký, ta còn có thể nhìn lấy một số đặc điểm của Thần Long Giáo so với Triêu Dương Thần Giáo, nhưng cũng được dùng để nói đến đường lối và phương pháp làm việc của Cộng Sản nói chung và Trung Cộng nói riêng.
- Về mặt phương pháp làm việc, Thần Long Giáo còn gắt gao hơn Triêu Dương Thần Giáo. Nó nêu rõ nguyên tắc người đã gia nhập nó rồi thì phải hoạt động cho nó đến chết, chớ không ai có thể sống sót mà rời bỏ nó. Mặt khác, Giáo Chủ Thần Long Giáo cũng biểu lộ sự nghi ngờ thuộc hạ và ý muốn kềm chế họ một cách mạnh mẽ hơn Giáo Chủ Triêu Dương Thần Giáo. Điều này đã được Kim Dung nói đến qua mấy sự kiện. Trước hết, là nguyên tắc không được đem gia quyến đi theo mình khi được phái đi hoạt động ngoài căn cứ: đây là nguyên tắc mà các nước cộng sản đã áp dụng cho các nhơn viên của mình được gởi đi làm việc ở nước ngoài. Kế đó là Giáo Chủ Thần Long Giáo không cho ai giữ thuốc giải Độc Long Dịch Cân Hoàn ngoài trường hợp gởi sứ giả mang thuốc ấy cho một thuộc hạ đã uống loại thuốc độc này rồi, khi người thuộc hạ này đã tỏ ra hoàn toàn trung thành và ở trong tình trạng không thể về căn cứ để lãnh thuốc giải như trường hợp người ở trong cung vua nhà Thanh và đóng vai tuồng hoàng thái hậu giả. Dụng ý của Giáo chủ Thần long Giản là giữ cho các thuộc hạ không thông đồng nhau được để chống lại mình. Chánh sách được Giáo Chủ Thần Long Giáo áp dụng về mặt này còn gắt gao hơn chánh sách của Đông Phương Bất Bại lúc ông này làm Giáo Chủ Triêu Dương Thần Giáo, vì Đông Phương Bất Bại đã để cho Nhậm Doanh Doanh giữ thuốc giải và do đó mà người trong giới giang hồ tùy thuộc Triêu Dương Thần Giáo đều tôn trọng và sợ hãi Nhậm Doanh Doanh.
Về việc huấn luyện nhồi sọ, Thần Long Giáo còn đi xa hơn Triêu Dương Thần Giáo: việc bắt giáo chúng đọc huấn từ của Giáo Chủ đã được tổ chức qui củ hơn. Khi nhóm họp, một người trong giáo chúng được chọn để đọc các huấn từ này rồi mọi người khác cùng đọc theo. Kết quả của sự huấn luyện nhồi sọ được Thần Long Giáo áp dụng cũng lớn hơn so với Triêu Dương Thần Giáo. Những người theo Thần Long Giáo đều bị bắt phải học thuộc lòng một bài hát ca ngợi tinh thần tranh đấu và tài năng của Giáo Chủ họ. Khi đánh nhau với kẻ khác, họ đọc bài hát đó lên vả hoá ra gần như ngây dại điên khùng, nhưng võ công của họ lại tăng thêm khả năng làm cho không ai đánh lại họ. Điều này đã được Kim Dung dùng để nói lên việc người cộng sản sở dĩ hoạt động hữu hiệu là vì họ cuồng tín nơi chủ nghĩa và nơi người lãnh đạo của họ.
- Nhưng điều đáng để ý hơn hết là danh hiệu của Thần Long Giáo. Danh hiệu này phát xuất từ nơi chỗ giáo phái này dùng làm căn cứ. Đó là một hòn đảo vốn tên là đảo Kim Xà, nhưng được người của Thần Long Giáo đổi lại làm đảo Thần Long và có khi dùng một biệt hiệu là đảo Thần Tiên để gọi. Kim Xà có nghĩa là con rắn vàng và hòn đảo mà Thần Long Giáo lấy làm căn cứ sở dĩ mang tên đó là vì nó có nhiều rắn độc. Rồng là một con vật thiêng liêng và có khả năng. Bởi đó, nó đáng được tôn trọng hơn là con rắn vốn là một động vật tầm thường, lại có nọc độc. Vậy, những kẻ đổi tên Kim Xà thành Thần Long đã tỏ ra đề cao và tôn trọng quá mức một vật chẳng những không có chơn giá trị mà lại còn có thể làm hại cho người. Về việc dùng danh hiệu đảo Thần Tiên để chỉ một hòn đảo có nhiều rắn độc có thể cắn người chết, nó hàm ý cố tâm lừa dối người khác về tình trạng của một sự vật.
Các chi tiết trên đây về Thần Long Giáo có thể đã được Kim Dung đưa ra với nhiều ngụ ýỳ. Như chúng tôi đã trình bày ở Mục 1 của Chương này, trong đoạn nói đến Tây Độc Âu Dương Phong, con rắn là một động vật có liên hệ mật thiết đền nền văn hóa Tây Phương. Thần Long Giáo vẫn được Kim Dung dùng để tượng trưng cho Đảng Trung Cộng nên các chi tiết trên đây về Thần Long Giáo hàm ý rằng Đảng Trung Cộng đã theo chủ nghĩa Marx-Lenin là một chủ nghĩa phát xuất từ các nước Tây Phương, lại tỏ ra tôn sùng chủ nghĩa này qua mức và gạt gẫm nhơn dân Trung Hoa làm cho nhơn dân Trung Hoa nghĩ rằng chủ nghĩa Marx-Lenin có thể đưa họ đến ấm no hạnh phúc trong khi thật sự chủ nghĩa đó chỉ làm hại cho họ mà thôi.
Với các điểm đặc biệt trên đây, Thần Long Giáo so ra còn tệ hại hơn Triêu Dương Thần Giáo và vì cả hai giáo phái này đều được dùng để biểu tượng Đảng Trung Cộng, ta có thể bảo rằng khi viết bộ LỘC ĐỈNH KÝ , Kim Dung đã tỏ ra có ác cảm nhiều hơn đối với Đảng Trung Cộng so với lúc ông sang tác bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ.
còn tiếp...
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,304
Threads: 98
Likes Received: 3,259 in 1,664 posts
Likes Given: 2,089
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
2. Hồng Giáo Chủ, biểu tượng Mao Trạch Đông trong bộ LỘC ĐỈNH KÝ
Thần Long Giáo đã được Kim Dung dùng để tượng trưng cho Đảng Trung Cộng thì Hồng Giáo Chủ dĩ nhiên là người biểu tượng cho nhà lãnh tụ Trung Cộng là ông Mao Trạch Đông. Và nếu Thần Long Giáo đã được mô tả bằng một hình ảnh xấu xa hơn hình ảnh Triêu Dương Thần Giáo thì Hồng Giáo Chủ so với Nhậm Ngã Hành cũng tệ hại hơn.
a. Ý nghĩa của tên họ Giáo Chủ Thần Long Giáo.
Điều ta nên lưu ý là vị Giáo Chủ của Thần Long Giáo họ Hồng. Đây cũng là họ của Bắc Cái, một nhơn vật thuộc Võ Lâm Ngũ Bá, được Kim Dung dùng để tượng trưng cho Liên Sô nói chung và cho nhà lãnh tụ Lenin nói riêng, lúc ông còn có nhiều cảm tình đối với Cộng Sản Quốc Tế. Chữ Hồng này có nghĩa là lớn rộng minh mông, lại đồng âm với chữ Hồng là màu đỏ và viết ra chữ Hán thì gồm có chữ Cộng bên trong. Những điều này xác nhận thêm là nhơn vật mà vi Giáo Chủ Thần Long Giáo biểu tượng là một lãnh tụ cộng sản. Điều đáng chú ý hơn hết là trong khi Bắc Cái mang tên là Thông thì Hồng Giáo Chủ lại mang tên là An Thông. Vậy, về mặt tên họ, Hồng Giáo Chủ chỉ khác Bắc Cái là có thêm một chữ An. Nhưng xét về mặt tư cách thì Bắc Cái đã được trình bày như là một bực anh hùng có tinh thần nghĩa hiệp và đáng cho mọi người tôn trọng trong khi Hồng Giáo Chủ lại được mô tả như là một nhơn vật đáng sợ mà không đáng khen.
Chữ An vốn có nghĩa là bình yên, ổn định. Rất có thể là việc tên Bắc Cái và Hồng Giáo Chủ chỉ khác nhau ở chỗ một bên có và một bên không có chữ An đã được Kim Dung dùng để ám chỉ hai thời kỳ khác nhau của chủ nghĩa và tổ chức cộng sản trong thời kỳ còn phải đương đầu lại lực lượng mạnh mẽ của địch và chưa ổn định được địa vị, chủ nghĩa và tổ chức cộng sản còn chưa an nhưng tiêu biểu cho tinh thần chiến đấu để binh vực hạng người nghèo khổ bị bóc lột nên được tượng trưng bằng vị anh hùng nghĩa hiệp Bắc Cái. Khi đã chinh phục và củng cố được chánh quyền bên trong một nước, chủ nghĩa và tổ chức cộng sản đã an, nhưng lại áp dụng một chánh sách độc tài toàn diện đối với nhơn dân nên được tượng trưng bằng một nhơn vật kinh khủng là Hồng Giáo Chủ.
b . Thể chất và khả năng Giáo Chủ Thần Long Giáo so với Mao Trạch Đông.
Về mặt thể chất, Hồng Giáo Chủ được Kim Dung mô tả như là một lão già mặt đầy vết thẹo, da mặt nhăn nheo, tướng mạo cực kỳ xấu xa hủ lậu. Tuy nhiên, ông lại là một nhơn vật võ công siêu phàm và có khả năng sáng chế ra những chiêu thức mới như các chiêu thức mà ông nghĩ ra để dạy Vi Tiều Bảo là người mà ông vừa bổ nhiệm vào chức Bạch Long Chưởng Môn Sứ. Các chi tiết trên đây cho thấy là trong bộ LỘC ĐỈNH KÝ, Kim Đung không còn xem ông Mao Trạch Đông là người tốt, nhưng vẫn công nhận ông này là người có đại tài và có sáng kiên, đáng mặt lãnh tụ một tổ chức quan trọng.
c Chánh sách của Giáo Chủ Thầm Long Giáo đối với nước La Sát, tức là nước Nga, so với chánh sách của Trung Cộng đối với Liên Sô.
Tuy nhiên về mặt chánh sách, Hồng Giáo Chủ đã vì lòng ham mê quyền thế và ý muốn chống lại triều đình nhà Thanh đương hữu mà thông đồng với nước La Sát tức là nước Nga. Trong bộ LỘC ĐỈNH KÝ , Kim Dung cho biết rằng Hồng Giáo Chủ đã nhận sắc phong của hoàng đế nước La Sát và được nhà vua này giao cho quyền quản lãnh các đảo ở Đông Hải. Sau đó, trong dịp yết kiến viên tổng đốc La Sát có nhiệm vụ nghiên cứu kế hoạch thôn tính Trung Quốc, Hồng Giáo Chủ đã bày mưu cho viên tổng đốc này có thể chiếm Bắc Kinh trước Ngô Tam Quế và có được ưu thế hơn hết trong các lực lượng họp lại chống nhà Thanh. Vì thế, người đại diện nước La Sát đã hứa cho Hồng Giáo Chủ được thêm một phần đất để có thể tự lập làm vua một nước nhỏ.
Lúc Kim Dung viết bộ LỘC ĐỈNH KÝ, Đảng Trung Cộng đã chống lại Liên Sô rất mãnh liệt. Nhưng lúc mới thành lập, Đảng này vốn là một phân bộ của Đảng Cộng Sản Đệ Tam Quốc Tế mà cơ quan đầu não được đặt ở Liên Sô tức là ở nước Nga. Có thể Kim Dung đã muốn nhắc khéo lại việc đó với các chi tiết nêu ra trong bộ LỘC ĐỈNH KÝ Việc hoàng đế La Sát giao cho Hồng Giáo Chủ quyền quản lãnh các đảo hàm ý rằng Đảng Trung Cộng vốn chỉ là
một bộ phận hải ngoại của Đệ Tam Quốc Tế do Nga lãnh đạo, và việc đại diện nước La Sát hứa cắt thêm một phần đất Trung Quốc cho Hồng Giáo Chủ có đủ lãnh thổ đã làm vua một nước nhỏ được dùng để ám chỉ là theo tinh thần của tổ chức Cộng Sản Đệ Tam Quốc Tế nước Trung Hoa do Trung Cộng điều khiển phải là một nước chư hầu của Liên Sô.
d. Nội bộ của Thần Long Giáo liên hệ đến Hồng Phu Nhơn, so với nội bộ của Đảng Trung Cộng liên hệ đến Bà Giang Thanh.
Về mặt nội bộ của Thần Long Giáo thì sự kiện quan trọng hơn hết là việc Hồng Giáo Chủ mặc dầu tuổi đã già, lại cưới một người đàn bà trẻ đẹp tên là Tô Thuyên làm vợ. Trong khi tỏ ra cực kỳ tàn nhẫn và nghiêm khắc đối với các thuộc hạ khác, Hồng Giáo Chủ đã hết sức thương yêu và chiều chuộng Hồng Phu Nhơn. Cứ theo sự giải thích của Kim Dung thì vì cần phải rèn luyện một công phu nội công thượng thặng, Hồng Giáo Chủ phải kiêng kỵ nữ sắc thành ra không thể chung chăn gối với Hồng Phu Nhơn được mặc dầu bề ngoài ông tỏ ra yêu mến bà một cách mặn mà. Điều này làm cho Hồng Giáo Chủ có mặc cảm tội lỗi đối với Hồng Phu Nhơn và có phần úy kỵ bà.
Các vị lãnh đạo khác của Thần Long Giáo vốn đã hợp tác với Hồng Giáo Chủ từ lâu và đã cùng ông xây dựng rồi phải triển Thần Long Giáo dĩ nhiên là không thể có thiện cảm đối với Hồng Phu Nhơn. Trước sự hiềm khích của các vị lãnh đạo đó, Hồng Phu Nhơn phải tìm phương tự vệ. Bà lợi dùng chỗ thân cận hằng ngày với Hồng Giáo Chủ và việc Hồng Giáo Chủ thương yêu và nghe lời để tự tạo cho mình một lực lượng riêng. Lực lượng này gồm các thanh niên và thiếu nữ được gọi chung là Ngũ Long Thiếu Niên. Họ được rèn luyện về võ công và về kỹ thuật chiến đấu tập thể. Họ cũng bị kềm chế bằng kỹ thuật chung của Thần Long Giáo là bị bắt uống Độc Long Dịch Cân Hoàn để vì nhu cầu có thuốc giới mà tuyệt đối trung thành với Hồng Phu Nhơn. Hồng Phu Nhơn đã dùng nhóm Ngũ Long Thiếu Niên này để triệt hạ các nhà lãnh đạo khác của Thần Long Giáo, làm cho tổ chức này bị lủng củng nội bộ và suýt bị gãy đổ luôn.
Xét sự liên hệ giữa Hồng Giáo Chủ voi Hồng Phu Nhơn, ta có thể nhận thấy rằng nó cũng tương tự như sự liên hệ giữa ông Mao Trạch Đông với Bà Giang Thanh . Bà này cũng là một đảng viên cộng sản. Người Trung Hoa gọi Liên Sô là Tô Liên và họ Tô của Hồng Phu Nhơn có thể đã được Kim Dung dùng để xác nhận tư cách đảng viên cộng sản theo Đệ Tam Quốc Tế của Bà Giang Thanh. Dầu sao thì bà này cũng trẻ hơn ông Mao Trạch Đông nhiều và các nhà lãnh đạo Trung Cộng khác đều không tán thành việc họ Mao cưới bà làm vợ. Để làm dịu sự chống đối của các đồng chí, ông Mao Trạch Đông đã phải chấp nhận nguyên tắc không cho bà tham dự sự hoạt động chánh trị và nhất là tham dự vào việc quyết định của Đảng Trung Cộng ở cấp tối cao. Ông Mao Trạch Đông đã giữ đúng nguyên tắc này trong thời kỳ tranh đấu chống lại chánh quyền của Trung Hoa Dân Quốc và kháng chiến chống Nhựt.
Tuy nhiên, đến khi ông Mao Trạch Đông đã làm chủ Hoa lục, Bà Giang Thanh không còn chịu giữ vai tuồng của một người vợ ngoan ngoãn và kín đáo bên cạnh chồng nhưng không can dự vào việc chánh trị của chồng. Vì đã già yếu không gần gũi được bà vợ trẻ như trong thời kỳ còn tráng kiện, ông Mao Trạch Đông đã có mặc cảm tội lỗi đối với bà Giang Thanh và không còn kềm chế bà như trước nữa. Bà Giang Thanh ức uất vì ngoài ông Mao Trạch Đông, các nhà lãnh đạo Trung Cộng khác cùng với vợ họ đã tỏ ra khinh thị bà trước đó nên đã cố gắng xây dựng một lực lượng riêng cho mình.
Việc này đã thành công được vi bà ở sát bên cạnh ông Mao Trạch Đông và có thể mượn uy thế của ông để làm việc riêng của mình. Bà đã lôi kéo được một số cán bộ trẻ theo bà. Lúc ông Mao Trạch Đông bị nhóm lãnh tụ Trung Cộng theo phe ông Lưu Thiếu Kỳ công khai chống báng ông và dồn ông vào địa vị vô quyền, bà Giang Thanh đã hợp tác với các cán bộ trẻ tung ra tổ chức Vệ Binh Đỏ và Phong Trào Cách Mạng Văn Hoá để chống chọi lại. Nhờ sự yểm trợ của Tướng Lâm Bưu, bà đã thành công trong việc triệt hạ phe ông Lưu Thiếu Kỳ và chen được vào nhóm nắm quyền điều khiển Đảng và Nhà Nước Trung Cộng.
Vậy trong bộ LỘC ĐỈNH KÝ. Kim Dung đã dùng Hồng Phu Nhơn để ám chỉ bà Giang Thanh và dùng Ngũ Long Thiếu Niên để ám chỉ Vệ Binh Đỏ. Về cuộc xung đột giữa Hồng Phu Nhơn và các Chưởng Môn Sứ làm cho Thần Long Giáo suy yếu, nó được dùng để nói đến cuộc xung đột giữa bà Giang Thanh với các lãnh tụ Trung Cộng phe ông Lưu Thiếu Kỳ làm cho Trung Cộng mất nhiều tiềm lực.
đ- Cái chết của Hồng Giáo Chủ đối chiếu với cái chết của Nhậm Nghã Hành, và ý kiến của Kim Dung đối với Mao Trạch Đông và Đảng Trung Cộng.
Lúc Kim Dung kết thúc bộ LỘC ĐỈNH KÝ, ông Mao Trạch Đông vẫn còn sống và nắm quyền điều khiển cả Đảng lẫn Nhà Nước Trung Cộng. Tuy nhiên, tác giả LỘC ĐỈNH KÝ đã để cho Hồng Giáo Chủ chết, cũng như ông để cho Nhậm Ngã Hành chết khi kết thúc bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ. Điều đáng để ý là mặc dầu Nhậm Ngã Hành và Hồng Giáo Chủ đều được dùng để ám chỉ ông Mao Trạch Đông, cái chết của Nhậm Ngã Hành có những điểm khác với cái chết của Hồng Giáo Chủ.
Nhậm Ngã Hành đã chết lúc đã cướp đoạt lại ngôi Giáo Chủ Triêu Dương Thần Giáo và có một thế lực lởn hơn bất cứ lúc nào khác trong đời ông. Lý do làm cho ông đột nhiên lìa trần là sự phát tác của các lượng công lực mà ông đã thâu hút vào người bằng công phu HẤP TINH ĐẠI PHÁP. Hồng Giáo Chủ, trái lại, đã chết vì sự chống báng công khai của các thuộc hạ thân tín trong khi ông mưu đồ cùng họ xây dựng lại Thần Long Giáo đã bị suy sụp. Lúc ấy, bề ngoài ông công khai tuyên bổ là hoàn toàn thay đổi lề lồi làm việc, lấy lòng thành thật và tin cậy mà cư xử với thuộc hạ, đồng thời tránh việc tuyển mộ và trọng dụng bọn người nịnh bợ. Nhưng trong thực tế, ông lại gạt cho họ uống Bách Diên Hoàn để sau này kềm chế họ. Cùng lúc đó Hồng Giáo Chủ lại phát giác rằng Hồng Phu Nhơn đã có thai với Vi Tiểu Bảo. Đó là một điều sỉ nhục cho ông nên ông không muốn cho ai được biết. Vì thế, ông thấy cần phải giết hết mọi người để bịt miệng. Phần các thuộc hạ của ông thì đã nhận chân rằng ông vẫn theo lề lối làm việc bá đạo như trước nên đồng lòng chống lại ông. Cuối cùng, ông đã giết được các thuộc hạ võ công cao cường đã được ông giao cho chức vụ Chưởng Môn Sứ, nhưng ông cũng đã bị giết trong khi Hồng Phu Nhơn về với Vi Tiểu Bảo.
Việc Hồng Giáo Chủ bị thuộc hạ giết chết và sự sụp đổ hoàn toàn của Thần Long Giáo là những chi tiết không phù hợp với sự thật lịch sử về ông Mao Trạch Đông và Đảng Trung Cộng, vì Đảng Trung Cộng cho đến nay vẫn còn nắm quyền cai trị Trung Quốc và ông Mao Trạch Đông đã tiếp tục được xem là nhà lãnh đạo số một của Đảng này cho đến khi ông từ trần vì già yếu. Vậy, cũng như cái chết của Nhậm Ngã Hành, cái chết của Hồng Giáo Chủ đã được Kim Dung dùng không phải để ám chỉ một dữ kiện liên hệ đến Đảng Trung Cộng mà để nêu ra một ý kiến của ông về tổ chức này. Theo quan điểm của Kim Dung được biểu lộ trong bộ LỘC ĐỈNH KÝ, ông Mao Trạch Đông đã vì chánh sách độc tài toàn diện khắc nghiệt được ông áp dụng mà không còn chỗ đứng trong lòng của dân tộc Trung Hoa. Mặt khác, nếu vẫn giữ lề lối làm việc khắc nghiệt, đặt nền tảng trên sự nghi ngờ các đảng viên và các biện pháp kềm chế các đảng viên một cách chặt chẽ, đồng thời bắt buộc các đảng viên biểu lộ sự trung thành đối với thượng cấp bằng những lời tán tụng quá đáng, thì Đảng Trung Cộng cũng không đáng được tồn tại. Nói tóm lại, từ thái độ ngưỡng mộ Đảng Cộng Sản và xem các lãnh tụ cộng sản như những bực anh hùng nghĩa hiệp trong các bộ VÕ LÂM NGŨ BÁ, ANH HÙNG XẠ ĐIÊU và THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP, Kim Dung đã quay sang thái độ chống báng và miệt thị Đảng Cộng Sản và các lãnh tụ của Đảng này trong bộ LỘC ĐỈNH KÝ.
còn tiếp...
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,304
Threads: 98
Likes Received: 3,259 in 1,664 posts
Likes Given: 2,089
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
II- CÁC CHÁNH KHÁCH TRUNG QUỐC VỀ PHÍA NGƯỜI QUỐC GIA
A. PHE BẠCH ĐẠO, TƯỢNG TRƯNG CHO CÁC ĐOÀN THỂ VÀ NHƠN VẬT PHÍA NGƯỜI QUỐC GIA
Trong bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ, Triêu Dương Thần Giáo đã được Kim Dung dùng đểbiểu tượng cho Đảng Trung Cộng thì phe bạch đạo đối đầu lại giáo phái này dĩ nhiên là tiêu biểu cho các đoàn thể và nhơn vật về phía người quốc gia.
1-Lập trường chánh thức của phe bạch đạo biểu tượng cho lập trường chánh thức của người Quốc Gia
Phe bạch đạo rất thù ghét Triêu Dương Thần Giáo mà họ gọi là Ma Giáo. Sự thù ghét này phát xuất từ chỗ Triêu Dương Thần Giáo muốn bắt tất cả giới võ lâm thần phục mình và thẳng tay đối phó với mọi môn phái võ lâm khác, thành ra đã gây những cuộc xung đột đẫm máu giữa hai bên. Phe bạch đạo nhiệt liệt tố cáo Triêu Dương Thần Giáo là có chủ trương và hành động trái đạo lý, lại luyện tập những công phu tàn độc, đồng thời áp dụng những phương pháp quái ác để đạt mục tiêu theo nguyên tắc: cứu cánh biện minh cho phương tiện. Bởi đó, phe bạch đạo đã chánh thức theo lập trường bảo vệ đạo lý và tình trạng đương hữu. Người của phe này thường kết án người của Ma Giáo là tà ngụy bất nhân, và có những chủ trương đi ngược lại nhơn tánh. Vậy, công khai hay mặc nhiên, người của phe bạch đạo tự xem là những kẻ bảo vệ đạo lý và tình trạng đương hữu. Họ cho là họ theo đúng chánh nghĩa và có những chủ trương thuận theo nhơn tánh.
Sự đối chọi nhau giữa Triêu Dương Thần Giáo và phe bạch đạo đã được Kim Dung dùng để biểu tượng cho sự xung khắc nhau giữa người cộng sản và người quốc gia ở Trung Quốc cũng như ở các nước khác trên thế giới hiện tại. Phe Cộng Sản chủ trương làm cách mạng, hủy diệt cả xã hội cũ để thực hiện chế độ cộng tản trên toàn thế giới. Phe Quốc Gia chống lại Cộng Sản vì Cộng Sản gây hấn và không dung nạp họ. Để chống lại phe Cộng Sản, phe Quốc Gia đã binh vực nền văn hóa và chế độ chánh trị xã hội đương hữu và công khai hay mặc nhiên tự xem mình là kẻ bảo vệ đạo lý cùng quan niệm sống bình thường của dân tộc mình.
2. Nhược điểm của phe bạch đạo tượng trưng cho phe Quốc Gia : sự diệt và phân hoá.
Trong khi Triêu Dương Thầm Giáo tượng trưng cho Đảng Cộng Sản Đệ Tam Quốc Tế có một tổ chức thống nhất và chặt chẽ thì phe bạch đạo tượng trưng cho phe Quốc Gia ở các nước lại bi nạn phân hoá trầm trọng với sự đồng thời hiện diện của nhiều cá nhơn và đoàn thể khác nhau; bên trong một số đoàn thể lại còn có sự xung đột trầm trọng.
a. Các cá nhơn và đoàn thể thuộc phe bạch đạo
Trong bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ, ta thấy có nhiều cá nhơn và đoàn thể được liệt vào phe bạch đạo . Về phía các đoàn thể, trước hết là hai tổ chức tôn giáo nổi tiếng về cả hai mặt đạo đức và võ thuật là phái Thiếu Lâm theo Phật Giáo và phái Võ Đương theo Đạo Giáo. Kế đó là các phái chuyên về kiếm pháp được gọi chung là Ngũ Nhạc Kiếm Phái và gồm có năm phái đặt căn cứ ở năm hòn núi lớn là Tung Sơn, Thái Sơn, Hành Sơn, Hoa Sơn và Hằng Sơn. Sau nữa, là các phái nhỏ yếu hơn và ít danh tiếng hơn. Trong số này, chỉ có phái Thanh Thành là có một vai tuồng tích cực, còn các phái khác chỉ được Kim Dung nhắc qua mà thôi.
Sự hiện diện của nhiều đoàn thể trong phe bạch đạo đã được Kim Dung dùng để ám chỉ tình trạng chung của phe Quốc Gia ở các nước, kể cả Trung Quốc. Nói chung thì ở các nước chưa bị Cộng Sản chế ngự đều có nhiều đoàn thể chống lại Cộng Sản, nhưng họ thuộc nhiều loại khác nhau và không thể hợp nhất với nhau. Các chánh đảng gọi là Quốc Gia thường có nguồn gốc, thành phần đảng viên và lập trường khác nhau. Ngoài ra, lại còn có những đoàn thể áp lực như tổ chức tôn giáo, nghiệp đoàn v.v… Ta cũng có thể nhận thấy rằng trong phe Quốc Gia, còn có những nhơn vật nhiều khả năng và có chủ trương chống lại Cộng Sản, nhưng không chịu tham gia đoàn thể nào mà chỉ lấy danh nghĩa cá nhơn để hoạt động.
Một điều đặc biệt đảng lưu ý là trong bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ Cái Bang có được nói đến và đứng về phe bạch đạo, vì Bang Chủ Cái Sang là Giải Phong đã đến chùa Thiểu Lâm để giúp môn phái này chống chọi lại đám người chịu ảnh hưởng Triêu Dương Thần Giáo theo Lịnh Hồ Xung đến để giải thoát Nhậm Doanh Doanh. Tuy nhiên nói chung thì trong tác phẩm này, Cái Bang đã không có vai tuồng tích cực như trong các bộ truyện võ hiệp khác của Kim Dung. Điều này xác nhận thêm dụng ý của Kim Dung là dùng các môn phái thuộc phe bạch đạo để ám chỉ các đoàn thể quốc gia chống Cộng Sản. Phần Cái Bang thì đoàn viên vốn là những người ăn mày, tức là người vô sản. Do đó, tổ chức này chỉ có thể dùng để tượng trưng cho một đoàn thể thiên tả và có chung ý thức hệ với người cộng sản. Kim Dung bắt buộc phải đặt Cái Bang trong hàng ngũ bạch đạo, nhưng không thể đề cho nó tích cực chống lại Triêu Dương Thần Giáo tượng trưng cho Đảng Cộng Sản. Vi thế, ông phải đặt nhẹ vai tuồng của Cái Bang trong bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ.
b. Sự khác nhau trong chánh sách của các đoàn thể thuộc phe bạch đạo.
Vì mỗi đoàn thể thuộc phe bạch đạo đều có nguồn gốc, thành phần và lập trường khác nhau nên chánh sách của họ cũng không giống nhau. Hai phái Thiếu Lâm và Võ Đương bình thường chỉ lo việc tu hành và không có tham vọng lãnh đạo giới võ lâm. Họ chỉ can thiệp vào việc đời khi thấy cần phải cứu giúp những người bi hiếp đáp. Mặt khác, không những chống lại Triêu Dương Thần Giáo, họ cũng không tán thành chủ trương thống nhứt giang hồ của phe bạch đạo. Trong khi đó, một số môn phái có chủ trương tích cực tham dự vào các việc liên hệ đến võ lâm, có môn phái còn nuôi tham vọng thống nhứt cả võ lâm và bắt mọi đoàn thể kể cả hai phái Thiếu Lâm và Võ Đương, phải thần phục họ.
Chúng ta có thể so sánh các môn phái có chủ trương tích cực tham dự vào các việc liên hệ đến võ lâm với các chánh đảng vẫn được thành lập để tranh thủ và sử dụng chánh quyền. Các môn phái âm mưu thống nhứt giới võ lâm là tượng trưng cho các chánh đảng theo xu hướng chuyên chế muốn giành độc quyền lãnh đạo quốc gia và có xu hướng hủy diệt các đoàn thể khác, hoặc bắt các đoàn thể khác phải giải tán và gia nhập hàng ngũ của mình, hay ít nhất cũng đứng vào một mặt trận do mình lãnh đạo và chấp nhận sự điều khiền của mình. Về hai phái Thiếu Lâm và Võ Đương, nó có thể so sánh với các đoàn thể áp lực tổ chức chặt chẽ và có thể lực lớn, nhưng không tham dự trực tiếp vào sự hoạt động chánh trị, tức là sự hoạt động để tranh thủ và sử dụng chánh quyền. Các đoàn thể này chỉ lo bảo vệ một số quyền lợi hoặc một giới người nhứt định trong xã hội. Họ chống lại chánh sách chuyên chế nói chung nên không phải chỉ xem Cộng Sản là kẽ địch mà còn phải đối phó lại các chánh đảng quốc gia có chủ trương độc tài.
c. Sự xung đột nội bộ của một số đoàn thể thuộc phe bạch đạo
Ngoài sự hiện diện của nhiều đoàn thể khác nhau, phe bạch đạo lại còn bị phân hóa vì những cuộc xung đột nội bộ của một số đoàn thể. Theo sự mô tả của Kim Dung trong bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ, sự xung đột nội bộ này có nhiều lý do khác nhau.
- Nhẹ nhất là sự bất hòa vì tánh tình các nhà lãnh đạo không hợp nhau. Tượng trưng cho đoàn thể bị suy nhược vì sự bất hòa này là phái Hành Sơn. Chưởng Môn Nhơn của phái này là Mạc Đại Tiên Sinh với người sư đệ là Lưu Chánh Phong vốn không có thiện cảm đối với nhau. Vì Mạc Đại Tiên Sinh là người nghèo nàn trong khi Lưu Chánh Phong là người giàu có, Mạc Đại Tiên Sinh lấy cớ không muốn nhờ cậy sư đệ để từ chối không bước chân đến nhà Lưu Chánh Phong. Tuy là sư huynh sư đệ nhưng có khi hàng mấy năm, họ không gặp mặt nhau và không nói chuyện với nhau. Trong thực tế Mạc Đại Tiên Sinh không muốn gặp Lưu Chánh Phong là vì tánh nết hai người khác nhau. Cả hai đều tinh thông âm nhạc, nhưng Mạc Đại Tiên Sinh lại thích loại âm nhạc thảm sầu, trong khi Lưu Chánh Phong có tinh thần phóng khoáng hơn và khi chơi nhạc thì không phải chỉ biểu diễn một tình cảm duy nhất như sư huynh mình.
Sự bất hoà do tính tình không hợp đã làm cho các nhà lãnh đạo phái Hành Sơn không gặp gỡ nhau và do đó mà không hợp tác với nhau. Lúc Lưu Chánh Phong tuyên bố rửa tay treo kiếm, các môn phái đều cho người đến chúc mừng, riêng Mạc Đại Tiên Sinh và môn đồ ông tuyệt nhiên không tham dự. Tuy vậy, khi Lưu Chánh Phong bị cao thủ phái Tung Sơn là Phi Bân uy hiếp, Mạc Đại Tiên Sinh đã xuất hiện và giết Phi Bân. Như thế, loại bất hoà vì tính tình các nhà lãnh đạo không hợp nhau có làm cho đoàn thể suy yếu, nhưng chưa đến nỗi đưa đến sự tàn sát lẫn nhau.
- Tệ hại hơn là sự xung đột nội bộ phát xuất từ chỗ các nhà lãnh đạo tranh nhau cướp đoạt quyền chỉ huy đoàn thể.
Tiêu biểu cho các đoàn thể suy nhược vì loại xung đột này là phái Thái Sơn. Trong phái này, Chưởng môn nhơn là Thiên Môn Đạo Nhơn không được các sư thúc của mình tâm phục. Do đó, các vị sư thúc này đã âm mưu với nhau đã đưa một người trong bọn họ là Ngọc Cơ Tử lên làm Chưởng Môn Nhơn thay Thiên Môn Đạo Nhơn. Để thực hiện kế hoạch của mình, họ chẳng những đã lôi kéo một số đệ tử phái Thái Sơn theo họ mà còn ngầm liên lạc với Chưởng Môn Nhơn phái Tung Sơn là Tả Lãnh Thiền để nhờ sự giúp đỡ của ông ta. Việc tranh quyền lãnh đạo này đã làm cho Thiên Môn Đạo Nhơn thảm tử gây ra sự oán hận sâu đậm trong lòng của đệ tử ông ta đối với phe Ngọc Cơ Tử.
- Nhưng trầm trọng hơn hết là sự xung đột phát xuất từ chỗ bất đồng ý kiến về một nguyên tắc căn bản quan trọng làm nền tảng cho sự tổ chức và hoạt động của đoàn thể.
Tiêu biểu cho sự phân hoá loại này là sự xung khắc giữa hai phe Kiếm Tông và Khí Tông của phái Hoa Sơn. Phe Kiếm Tông cho rằng trong việc học kiếm pháp, điều cốt yếu là có những chiêu thức ảo diệu, trong khi phe Khí Tông lại nghĩ rằng việc tập luyện cho có một nội công thâm hậu mới là vẩn đề quan trọng bực nhứt. Vì sự bất đồng ý kiến này, hai phe của phái Hoa Sơn đã đánh nhau kịch liệt đến nỗi nhiều cao thủ bị giết chết và cả phái này phải suy vi. Phe Khí Tông đã thắng thế trong cuộc giao đấu và giành được chức vụ Chưởng Môn, nhưng phe Kiếm Tông vẫn không phục. Một số người trong phe Kiếm Tông còn sống sót sau vụ xung đột đẫm máu này như Thành Bất Ưu, Phong Bất Bình, Cao Bất Hoặc đã mưu đồ cướp lại chức Chưởng Môn này. Ngoài việc bí mật tự rèn luyện, họ còn dựa vào Chưởng Môn Nhơn phái Tung Sơn để đạt mục đích.
Sự phân hoá giữa các phái trên đây đã được Kim Dung dùng để ám chỉ sự phân hóa của các chánh đảng về phía người quốc gia, vì các chánh đảng này trong thực tế đã bi suy yếu vì những cuộc xung đột nội bộ phát xuất từ sự hiềm khích cá nhơn hay vì ý muốn tranh quyền chỉ huy giữa các nhà lãnh đạo, hoặc vì một sự bất đồng ý kiến có tính cách ý thức hệ. Trường hợp sau này đã xảy ra khi những người trong một chánh đảng đều theo một chủ nghĩa như nhau, nhưng lại có những quan điểm khác nhau trong việc giải thích chủ nghĩa ấy hoặc trong việc áp dụng nó ra các hoạt động của đoàn thể mình để tranh thủ và sử dụng chánh quyền.
còn tiếp...
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,304
Threads: 98
Likes Received: 3,259 in 1,664 posts
Likes Given: 2,089
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
3) Thái độ thật sự của các phái trong phe bạch đạo tượng trưng cho phe Quốc Gia so với lập trường chánh thức của họ.
Theo dõi các quyết định và hành động của các phái trong phe bạch đạo được Kim Dung mô tả trong bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ, chúng ta có thể phân biệt họ làm hai loại: một số trong đó đã thành thật làm đúng theo những điều mình chánh thức chủ trương, một số khác lại nói một đường, làm một nẻo.
a. Các đoàn thể thành thật làm đúng theo những điều mình chánh thức chủ trương.
Trong các đoàn thể thành thật làm đúng theo những điều mình chánh thức chủ trương, phải kể các phái Thiếu Lâm và Võ Đương. Các nhà lãnh đạo hai phái này lúc nào cũng có một lập trường đứng đắn và đã tỏ ra là những bực tu hành đắc đạo lúc nào cũng hòa nhã và có tinh thần cởi mở khoan dung. Tuy cũng có quyết tâm diệt trừ Triêu Dương Thần Giáo mà họ xem là Ma Giáo gieo đại họa cho võ lâm, và cũng sẵn sàng dùng mưu kế để đối phó với tổ chức đối địch này, họ không nghĩ đến việc phục vụ quyền lợi cá nhơn hay đoàn thể của mình mà chỉ hướng đến việc phục vụ quyền lợi chung. Họ cũng sẵn sàng tha thứ cho kẻ thù và không nghĩ đến việc báo oán.
Ngoài hai đoàn thể lớn trên đây, về phía các đoàn thể thành thật theo chánh đạo như mình công khai chủ trương, lại còn có phái Hằng Sơn là một trong Ngũ Nhạc Kiếm Phái. Đệ tử của phái này là những vị nữ ni, nhưng lại có một tinh thần rất đặc biệt. Vì là phụ nữ họ có bản tánh hiền hòa, không sát phạt. Võ công cá nhơn của họ cũng không cao siêu lắm so với đệ tử các môn phái khác. Tuy nhiên, họ cũng có quyết tâm không kém ai trong việc bảo vệ danh dự của môn phái và phục vụ chánh nghĩa. Mặt khác, họ có tình thân thiết đối với nhau và thường nhường nhịn nhau chớ không tranh giành với nhau. Họ được luyện tập để tranh đấu chung nhau với một thế kiếm liên hoàn lập thành kiếm trận. Nhờ sự đoàn kết chặt chẽ và kỹ thuật tranh đấu tập thể này, nhiều khi họ đã chế ngự được những kẻ địch giỏi hơn và mạnh hơn.
Về phần các Sư Thái lãnh đạo phái Hằng Sơn thì trừ người Chưởng Môn Nhơn là Đinh Nhàn có hình cách từ hòa, còn các vị khác như Định Tĩnh, Định Dật đều là những người nóng nảy. Nhưng tất cả đều rất thẳng thắn. Họ đã cương quyết phục vụ cái mà họ xem là chánh nghĩa, nhưng cũng có sự suy xét để có thái độ hợp lý.
Khi biết rằng Lịnh Hồ Xung đã có công giúp phái Hằng Sơn khỏi bị phái Tung Sơn tiêu diệt, mà Nhậm Doanh Doanh là người yêu Lịnh Hồ Xung đang bi giam giữ ở chùa Thiếu Lâm, hai vị Sư Thái Định Nhàn và Định Dật đã tình nguyện đến chùa này để xin các nhà lãnh đạo Thiếu Lâm tha cho Nhậm Doanh Doanh. Lúc sắp chết, Định Nhàn Sư Thái đã khẩn khoản nài nỉ Lịnh Hồ Xung để truyền ngôi Chưởng Môn Nhơn cho ông này, mặc dầu phái Hằng Sơn lúc ấy chỉ gồm những nữ ni, vì biết rằng trong các đệ tử của mình, không có ai đủ khả năng lãnh đạo môn phái mình trong lúc giới giang hồ đang nổi sóng. Những điều trên đây cho thấy rằng Định Nhàn Sư Thái là người khoáng đạt, biết tùng quyền chớ không phải câu chấp, cố bám lấy các qui tắc lỗi thời.
Ta có thể nghĩ rằng Kim Dung đã dùng các môn phái Thiếu Lâm, Võ Đương và Hằng Sơn đề biểu tượng cho các đoàn thể theo lý tưởng dân chủ trong một nước theo chế độ tự do. Các nhà lãnh đạo các đoàn thể này thường có chánh sách cởi mở và tinh thần khoan dung nên chấp nhận các thay đổi cần thiết về mặt chánh trị và xã hội. Họ cũng noi theo đúng các qui tắc hoạt động của xã hội dân chủ tự do và như vậy, họ đã làm đúng theo những điều họ chánh thức chủ trương.
b. Các đoàn thể không làm đúng theo lập trường công khai mình đã đưa ra.
Bên cạnh các môn phái thành thật làm theo những điều mình chánh thức chủ trương, lại có các môn phái không làm đúng theo lập trường công khai mình đã đưa ra. Nói chung thì với tư cách là một thành phần trong phe bạch đạo, các môn phái này mạnh mẽ chống lại Triêu Dương Thần Giáo mà họ gọi là Ma Giáo. Lý do của sự chống đối này là chủ trương của các nhà lãnh đạo Ma Giáo muốn thống nhứt cả giới giang hồ, bắt buộc các đoàn thể khác phải phục tùng mình, lại theo những nguyên tắc hành động tàn độc, trái với đạo lý và ngược lại nhơn tánh. Việc chống đối Ma Giáo dĩ nhiên là phải có hình cách chánh nghĩa. Bởi đó, các môn phái thuộc phe bạch đạo đều nêu cao vấn đề đạo đức và có chủ trương làm theo lẽ phải, tức là trực tiếp hay gián tiếp có lề lối làm việc khác với Ma Giáo. Nhưng trong thực tế, một số các nhà lãnh đạo các môn phái tự xưng là thuộc phe bạch đạo lại không thật sự làm đúng theo lập trường công khai của mình. Trong các nhà lãnh đạo này, người biểu lộ thái độ rõ ràng nhất về mặt này là Tả Lãnh Thiền, Chưởng Môn Nhơn của phái Tung Sơn.
Trước hết, chúng ta có thể nhận thấy rằng phái Tung Sơn của ông tổ chức rất chặt chẽ và mở những cuộc điều tra kỹ lưỡng về các đoàn thể khác trước khi có hành động đối phó với họ. Các điều này có chỗ giống nhau với tổ chức Triêu Dương Thần Giáo mà phái Tung Sơn gọi là Ma Giáo, nhưng còn có thể xem như là những việc không trái với lập trường chung của phe bạch đạo. Đến việc nhà lãnh đạo phái Tung Sơn có một chủ trương giống hệt các nhà lãnh đạo Triêu Dương Thần Giáo là muốn thống nhứt tất cả các môn phái này dưới sự điều khiển của mình, nó đã khó có thể chấp nhận hơn. Tuy vậy điều này còn có thể biện minh được với lý do là vì Ma Giáo quá mạnh nên phe bạch đạo phải kết hợp nhau lại một cách chặt chẽ thì mới mong nắm phần thắng lợi trong cuộc tranh đấu được. Điều làm cho nhà lãnh đạo phái Tung Sơn hoàn toàn giống các nhà lãnh đạo Triêu Dương Thần Giáo bị ông gọi là Ma Giáo là chủ trương cứu cánh biện minh cho phương tiện mà ông đã áp dụng để thực hiện mưu đồ của ông.
Chủ trương độc tài khắc nghiệt của nhà lãnh đạo phái Tung Sơn là Tả Lãnh Thiền đã biểu lộ trong việc ông lấy danh nghĩa Minh Chủ của Ngũ Nhạc Kiếm Phái về ngăn chặn Lưu Chánh Phong không cho rửa tay treo kiếm sau khi kết bạn với một Trưởng Lão Triêu Dương Thần Giáo là Khúc Dương. Nhà lãnh đạo phái Tung Sơn đã cho người đến bắt quyến thuộc Lưu Chánh Phong và ép ông này phải tiếp tục phục vụ phe bạch đạo và chứng tỏ sự trung thành của mình bằng cách tự tay giết bạn là Khúc Dương. Vì Lưu Chánh Phong không chấp nhận việc này nên phái Tung Sơn đã sát hại hết gia quyến và môn đồ của ông. Trong dịp này, phái Tung Sơn cũng đã áp dụng một chánh sách của Triêu Dương Thần Giáo là dụ dỗ môn đồ và ngay đến đứa con Lưu Chánh Phong chịu quay lại kết án Lưu Chánh Phong để được tha cho khỏi chết, và họ đã thành công với đứa con nhỏ của Lưu Chánh Phong là Lưu Cần.
Ngoài ra. nhà lãnh đạo phái Tung Sơn còn áp dụng những thủ đoạn tàn độc không kém Triêu Dương Thần Giáo. Ông đã khai thác sự xung đột nội bộ của các phái khác bằng cách giúp phe chịu tùng phục mình lên nắm quyền hành. Mặt khác, ông đã cho đệ tử thứ ba là Lao Đức Nặc đến xin học với Nhạc Bất Quần, Chưởng Môn Nhơn phái Hoa Sơn để nằm vùng và điều tra về võ công của Nhạc Bất Quần, đồng thời dò la về hành động của phái Hoa Sơn. Ông cũng đã cho người của mình giả làm người của Triêu Dương Thần Giáo để uy hiếp hai phái Hoa Sơn và Hằng Sơn với mục đích đặt các phái này trong tình trạng phải chấp nhận tự giải tán để gia nhập một môn phái chung cho Ngũ Nhạc Kiếm Phái do ông lãnh đạo. Trong mưu đồ của mình, phái Tung Sơn đã không ngần ngại sát hại hết những người trong phe bạch đạo không chịu tùng phục mình.
Sau khi bị Nhạc Bất Quần đâm cho đui mắt để giành chức chưởng Môn Nhơn Ngũ Nhạc Kiếm Phái, nhà lãnh đạo phái Tung Sơn đã bày mưu độc giết hại hết người của các kiếm phái này, kể cả các đệ tử của chính mình. Nhưng tệ hại hơn hết là việc ông tìm mọi cách đề lấy TỊCH TÀ KIẾM PHỔ của nhà họ Lâm để bí mật luyện tập theo kiếm phổ đó với hy vọng có võ công áp đảo được mọi người hầu làm bá chủ phe bạch đạo và chiến thắng Triêu Dương Thần Giáo rồi lãnh đạo hết cả giới võ lâm. TỊCH TÀ KIẾM PHỔ của nhà họ Lâm và QUÌ HOA BẢO ĐIỂN của Triêu Dương Thần Giáo vốn cùng một gốc mà ra, và muốn luyện được công phu này, trước hết người phải tự thiến. Lúc đầu, Tả Lãnh Thiền chưa biết được điều bí mật trọng đại nhất của TỊCH TÀ KIẾM PHỔ. Nhưng sau khi cứu
Lâm Bình Chi và được Lâm Bình Chi chỉ điểm, ông đã tự thiến để luyện theo kiếm phổ này. Vậy, ông ta đã làm y như Đông Phương Bất Bại là người lãnh đạo của một môn phái mà ông gọi là Ma Giáo.
Xét cách thức Kim Dung mô tả các môn phái bạch đạo đã có hành động giống hệt Triêu Dương Thần Giáo mặc dầu họ công khai lên án giáo phái này là tàn độc, trái đạo lý và gọi nó là Ma Giáo, ta có thể bảo rằng ông đã muốn dùng các môn phái đó để ám chi các đoàn thể Quốc Gia tuy chống Cộng Sản, và chánh thức chủ trương theo chế độ dân chủ, và nền đạo lý nhơn bản, nhưng thật sự lại áp dụng chánh sách độc tài toàn diện và kỹ thuật làm việc trái nhơn tánh y như Cộng Sản.
còn tiếp...
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
|