TIN THẾ GIỚI
(2022-04-30, 10:09 PM)Tuy duyen Wrote: Giàu mạnh, khoa học kỹ thuật tiên tiến, đúng là thời cơ cho Đức Nhật trở cờ, chứ dưới trướng ô dù của Mỹ, họ cũng mất mặt lắm chứ, vì hai dân tộc này có tính tự hào dân tộc rất cao.

Thế giới chắc chắn điêu linh rồi, vì tiền của nhân loại lại đổ vào chế tạo vũ khí rồi đem ném vào chiến trường, một quả bom giá trị thành tiền cũng tương đương vài chục tấn gạo đó 

thôi thì làm một cái rồi ....... gãi râu nói tiếp  Cheer


Lol

Ừ, mỗi năm mấy cái quỉ máy bay,  súng ống,  bom đạn xài nhiều tiền nhất. Và xài tiền vô duyên nhất là tốn không biết bao nhiêu là tiền tỉ cho NASA đi chụp vài tấm hình hỏa tinh và mặt trăng.  Đồ quý như vậy không biết để làm gì nữa 

Confused
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
(2022-04-30, 10:56 PM)RungHoang Wrote: Tin tốt : bộ trưởng bộ ngoại giao của Ukraine bảo là do tôn trọng và tín nhiệm TQ nên Ukraine rất mong TQ làm người trung gian bảo đảm an toàn của Ukraine.  Nay nhờ TQ kêu gọi Nga hãy ngưng chiến và hoà đàm, phòng ngừa chiến tranh sẽ leo thang đến mức khó khống chế 

Cheer


chắc có lẽ là Nga đã nắm được "cái gì đó" quan trọng, cho nên Mỹ nói Ukraine xuống nước với Nga để Mỹ lấy sức chơi ván cờ mới với TQ chăng?

Cheer
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
(2022-04-30, 11:00 PM)RungHoang Wrote: Ừ, mỗi năm mấy cái quỉ máy bay,  súng ống,  bom đạn xài nhiều tiền nhất. Và xài tiền vô duyên nhất là tốn không biết bao nhiêu là tiền tỉ cho NASA đi chụp vài tấm hình hỏa tinh và mặt trăng.  Đồ quý như vậy không biết để làm gì nữa 

Confused


cứ ngạc nhiên đi, còn nhiều thứ ngạc nhiên nữa đó, nhưng mà Td không biết đó là cái gì  Lol

mới vừa coi phim này xong, coi trên TV của Úc, phim chiến tranh nhưng rất cảm động ở phút cuối cùng

Nga đánh thắng Đức Quốc Xã và cứu những người Do Thái còn sống sót, nhân chứng còn sống, rất hay

Nga coi vậy lại không ác bằng Đức và Nhật trong thời kỳ WW2

https://www.sbs.com.au/ondemand/movie/th...5487043804
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Nhóm dân thường đầu tiên được sơ tán khỏi nhà máy Azovstal


Ít nhất 20 dân thường, trong đó có trẻ em, lần đầu tiên được sơ tán thành công khỏi nhà máy Azovstal, cứ điểm kháng cự cuối cùng ở Mariupol.
Nhóm người này rời khỏi nhà máy gang thép Azovstal nhờ một lệnh ngừng bắn giữa lực lượng Nga và Ukraine tại thành phố cảng Mariupol. Theo đại úy Svyatoslav Palamar, tiểu đoàn phó Tiểu đoàn Azov của Ukraine, thời gian ngừng bắn được thống nhất vào lúc 6h ngày 30/4.


[Image: Azovstal-jpeg-5156-1651363823.jpg]

Nhà máy Azovstal, phía đông thành phố Mariupol của Ukraine, được chụp từ xa vào ngày 28/3. Ảnh: Reuters.

"Đây là sự thật. Cả hai bên đều tuân thủ lệnh ngừng bắn", ông cho biết. "Chúng tôi chờ đoàn xe sơ tán từ 6h, nhưng đến 18h25 đoàn xe mới đến nơi".


Đại úy Palamar cho hay 20 dân thường, trong đó có phụ nữ và trẻ em, đã được binh sĩ Tiểu đoàn Azov đưa từ dưới hầm ngầm đến điểm tập kết theo kế hoạch. "Chúng tôi hy vọng họ có thể đến được Zaporizhzhia, khu vực do lực lượng Ukraine kiểm soát", chỉ huy này nói.
Theo hãng thông tấn TASS của Nga, nhóm dân thường được đưa khỏi Azovstal có 25 người, trong đó có 6 trẻ em dưới 14 tuổi.


Chiến dịch sơ tán dân thường ở nhà máy Azovstal vẫn tiếp tục diễn ra. "Chúng tôi hy vọng quá trình này được kéo dài và có thể giải cứu toàn bộ dân thường", Palamar nói, đồng thời đề nghị phía Nga chấp nhận thảo luận thêm về khả năng sơ tán quân nhân Ukraine bị thương.
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Ảnh vệ tinh từ Maxar Technologies cho thấy gần như mọi tòa nhà tại nhà máy thép Azovstal ở thành phố cảng miền nam Mariupol của Ukraine đều không còn nguyên vẹn.

Các bức ảnh vệ tinh chụp hôm 29/4 cho thấy mái của một số tòa nhà bên trong nhà máy xuất hiện lỗ thủng lớn. Nhiều công trình bị sập hoàn toàn và một số chỉ còn là đống đổ nát. Một số tòa nhà dân cư và chính phủ nằm ở phía đông nhà máy cũng bị phá hủy hoàn toàn.

[Image: b17ac54a-bc51-4ee1-82ce-298630-9213-7040-1651328421.jpg]

Nhà máy thép Azovstal ở Mariupol, Ukraine, nhìn từ trên cao qua ảnh vệ tinh chụp ngày 29/4. Ảnh: Maxar Technologies.

Sviatoslav Palamar, một chỉ huy Tiểu đoàn Azov đang cố thủ tại nhà máy thép Azovstal, cho biết cơ sở này đã bị tấn công bằng pháo, tàu biển và cả không kích.
"Có những hầm và boongke mà chúng tôi không thể tiếp cận vì chúng nằm dưới đống đổ nát", Palamar nói. "Chúng tôi không biết những người ở đó còn sống hay không, nhưng có những người bị mắc kẹt ở những nơi mà bạn không thể đến được".
Nga chưa bình luận về những thông tin mà chỉ huy Tiểu đoàn Azov đưa ra.
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Vùng ly khai có thể thành điểm nóng tiếp theo ở châu Âu


Hơn hai tháng từ khi chiến sự bùng phát tại Ukraine, nguy cơ xung đột lan sang vùng ly khai Transnistria ở Moldova đang gia tăng.
Vùng ly khai Transnistria là vùng đất trải dài khoảng 400 km giữa bờ đông sông Dniester ở Moldova và biên giới Ukraine, với khoảng 470.000 người sinh sống, trong đó phần lớn nói tiếng Nga.

Phong trào ly khai ở Transnistria nhen nhóm từ năm 1989, khi Moldova còn là nước cộng hòa thuộc Liên Xô và quyết định chọn tiếng Moldova là ngôn ngữ chính. Khi nước này tuyên bố độc lập vào năm 1990, phong trào ly khai leo thang thành xung đột vũ trang từ tháng 3/1992, khiến hơn 700 người thiệt mạng trước khi hiệp định ngừng bắn được ký vào tháng 7 cùng năm.


Giới lãnh đạo ly khai ở Tiraspol tuyên bố độc lập vào năm 1993 và cho phép lực lượng gìn giữ hòa bình gồm khoảng 1.500 lính Nga đến đồn trú tại Transnistria, chủ yếu bảo vệ các kho đạn khoảng 20.000 tấn có từ thời Liên Xô.


[Image: 6-1651339755-5629-1651339832.jpg]

Binh sĩ Nga đồn trú ở Transnistria luyện tập cho lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng 9/5/2021. Ảnh: MOPMR.org.

Vì nằm sát Ukraine, chính quyền Transnistria từ đầu cố giữ lập trường trung lập về chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại quốc gia này. Lãnh đạo vùng ly khai không công khai ủng hộ quyết định của Moskva, đồng thời liên tục trấn an người dân và cộng đồng quốc tế rằng chính quyền ở Tiraspol không có ý định can dự vào tình hình nước láng giềng.


Giới chức Kiev thời gian qua nhiều lần công khai lo ngại lực lượng Nga và đối tác ở Transnistria có thể phát động mũi tiến quân mới nhắm vào các tỉnh phía tây Ukraine, trong đó có thành phố Odessa. Chính quyền ly khai ở Tiraspol bác bỏ cáo buộc, nhấn mạnh hơn 20.000 người tị nạn từ Ukraine được tiếp nhận ở Transnistria là "bằng chứng" cho thấy vùng đất này không có ý định tham chiến.


Dù nỗ lực duy trì quan điểm trung lập, giới chức ở Tiraspol lẫn chính phủ Moldova đang ngày càng lo ngại ngọn lửa xung đột có thể vượt khỏi biên giới Ukraine. Chính quyền Transnistria tuần này ghi nhận một số vụ nổ tại nhiều địa điểm quan trọng, trong đó có trụ sở an ninh, căn cứ quân sự và tháp phát sóng cho các hãng truyền thông tiếng Nga ở Đông Âu.
Nga cho rằng phía Ukraine đã gây ra những vụ nổ này nhằm gây bất ổn tại khu vực ly khai thân Moskva. Trong khi đó, Kiev lại cho rằng lực lượng Nga đang dàn dựng những sự cố như vậy để lấy cớ tăng cường hiện diện quân sự tại đây.


Transnistria cáo buộc các phần tử phá hoại đến từ Ukraine tổ chức những cuộc tấn công trên, nhưng không quy trách nhiệm trực tiếp cho chính quyền Kiev. Thay vào đó, Tiraspol nhận định các phần tử "dân tộc chủ nghĩa" đã xâm nhập biên giới và gây hấn. Cơ quan an ninh Transnistria và giới chức địa phương cho biết đã vài lần phát hiện máy bay không người lái từ Ukraine bay sang khu vực.
Trong khi đó, Tổng thống Moldova Maia Sandu cho rằng các vụ nổ là hệ quả từ đấu đá phe phái trong chính quyền ly khai Transnistria.


Phó thủ tướng Moldova Nicu Popescu nhận định đất nước đang đối diện "thời khắc vô cùng nguy hiểm", cho rằng một số lực lượng đang tìm cách leo thang căng thẳng ở vùng ly khai Transnistria. Ông nhận định vụ tấn công bằng súng phóng lựu tại tòa nhà cơ quan an ninh ở Transnistria đầu tuần này có thể trở thành bước ngoặc lịch sử đối với đất nước và toàn thể bộ máy chính quyền Moldova đã được đặt trong tình trạng báo động.

Các vụ nổ ở Transnistria diễn ra không lâu sau khi tướng Rustam Minnekaev, quyền tư lệnh Quân khu Trung tâm Nga, tuyên bố giai đoạn hai chiến dịch quân sự Ukraine sẽ bao gồm mục tiêu giải phóng vùng duyên hải phía nam, mở đường tiếp cận Transnistria để bảo vệ cộng đồng nói tiếng Nga trong khu vực.


Moskva cùng chính phủ một số nước đã bắt đầu kêu gọi công dân sơ tán khỏi Transnistria trước nguy cơ an ninh ngày càng xấu đi, khiến giới quan sát lo ngại viễn cảnh Moldova và Transnistria bị kéo vào cuộc chiến ở Ukraine và biến thành một điểm nóng an ninh mới ở châu Âu.
Phó thủ tướng Moldova Popescu cho biết Transnistria trong tuần qua đã yêu cầu toàn bộ nam giới trong độ tuổi nhập ngũ không xuất cảnh. Ông xem đây là tín hiệu đáng lo ngại và chính phủ Moldova cần duy trì cảnh giác, dù Nga đã cam kết "sẽ tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ" của nước này.



[Image: transnistria-2-jpg-1651221844-6929-1651221951.jpg]

Đài tưởng niệm chiến tranh ở trung tâm Tiraspol, thủ phủ vùng ly khai Transnistria ở Moldova, vào tháng 3/2014. Ảnh: Reuters.

Michael Kofman, chuyên gia về Nga tại CNA, trung tâm nghiên cứu và phân tích ở Mỹ, nhận định kiểm soát hành lang phía nam Ukraine nối với Transnistria từng là một mục tiêu của quân đội Nga trong giai đoạn một chiến dịch quân sự đặc biệt.


Tuy nhiên, các nỗ lực tiến quân theo hướng tây nam đều thất bại, khiến quân đội Nga hứng chịu nhiều tổn thất và không đạt được tiến triển như kỳ vọng. Nếu muốn tiếp tục thực hiện tham vọng kiểm soát miền nam Ukraine để thông đường đến Transnistria, Nga sẽ phải huy động thêm nhiều lực lượng.


"Thực tế chiến trường cho thấy chiến sự vẫn tập trung chủ yếu ở Donbass trong giai đoạn này. Nga rõ ràng không đủ năng lực để cùng lúc giải quyết mặt trận này và phía nam Ukraine, trừ phi họ quyết định ra lệnh tổng động viên", Anton Barbashin, nhà phân tích chính trị Nga trên trang Riddle, nhận định.


Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace hôm 29/4 cho rằng Nga có thể ban bố lệnh tổng động viên vào 9/5, ngày kỷ niệm 77 năm chiến thắng phát xít trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại.
Phó thủ tướng Moldova Popescu đầu tuần này cũng đánh giá rất ít cư dân trong vùng muốn đánh đổi bình yên hiện nay để khiến Transnistria trở thành một điểm nóng xung đột mới tại châu Âu, nhưng ông thừa nhận "không thể dự đoán hết những gì có thể xảy ra trong tương lai" và khẳng định Moldova sẽ tiếp tục cảnh giác trước mọi nguy cơ tiềm ẩn về xung đột ở vùng ly khai Transnistria.


Tổng thư ký Hội đồng châu Âu Thorbjorn Jagland cảnh báo rằng tình hình chính trị ở Moldova hiện nay cũng tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Các đảng thân châu Âu lên nắm quyền ở Moldova từ năm 2009 đã không nỗ lực hết sức để mở cửa hơn nữa nền kinh tế và thể chế, khiến tình trạng tham nhũng vẫn phổ biến và các tài phiệt kiểm soát nhiều quyền lực kinh tế, chính trị.
Quan hệ giữa Moldova và vùng ly khai Transnistria đã xấu đi gần đây, khiến nhiều người ở nước này lo ngại Transnistria có thể trở thành một Crimea thứ hai. Một số nhóm ở Transnistria đã kêu gọi tự thành lập nước cộng hòa và yêu cầu Nga đảm bảo an ninh.


Jagland cho rằng Moldova cần rút ra những bài học từ cuộc khủng hoảng Ukraine và ngăn tình hình vượt khỏi tầm kiểm soát, biến nước này thành điểm nóng mới ở châu Âu. "Cần nhớ rằng cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay có nguồn gốc sâu xa là nỗi thất vọng sâu sắc của người dân với các thể chế chính trị", ông nhấn mạnh.

[Image: Transnistria-9355-1651221951.jpg]

Vị trí vùng ly khai Transnistria, sát biên giới Moldova và Ukraine. Đồ họa: Washington Post.
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Ông Guterres nói Tổng thống Nga đồng ý "về nguyên tắc" cho phép LHQ và Hội Chữ thập đỏ Quốc tế giúp sơ tán dân thường tại nhà máy thép Azovstal ở Mariupol, pháo đài kháng cự cuối cùng của Ukraine tại thành phố biển phía nam. Lãnh đạo Nga cũng nói rằng ông vẫn hy vọng các cuộc đàm phán có thể chấm dứt xung đột.


Nhưng Nga ngày 28/4 không kích tên lửa vào Kiev, khi người đứng đầu LHQ đang thăm thành phố, đánh dấu cuộc tấn công đầu tiên vào thủ đô Ukraine từ giữa tháng 4.
Nhà phân tích Collinson cho rằng cả Ukraine và Nga dường như không có dấu hiệu muốn đàm phán vào thời điểm hiện tại. Những thực tế này cho thỏa thuận hòa bình ở Ukraine có thể ngày càng xa hơn.

Dù phương Tây có thể gửi hàng loạt vũ khí, đạn dược và viện trợ cho Ukraine, họ không thể giúp chấm dứt cuộc chiến này. "Chỉ ông Putin mới có thể làm được điều đó", Collinson nhận định.
"Cuộc chiến sẽ không kết thúc bằng các cuộc đàm phán. Cuộc chiến sẽ kết thúc khi Nga quyết định chấm dứt nó và khi có một thỏa thuận chính trị nghiêm túc. Chúng ta có thể tổ chức tất cả các cuộc gặp, nhưng đó không phải là cách giúp chấm dứt chiến tranh", Tổng thư ký LHQ Guterres nói sau chuyến thăm tới Moskva.


[Image: huong-thoc-sau-9550-1651234440.jpg]
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Thể chế Tự Do dân chủ hơn hẳn so với các thể chế khác trên thế giới, 
nhưng dù cho có đứng trên các thể chế kia, cũng có những lỗ hổng mà không thể nào "lấp kín luôn" được, đó là gì?

cứ nhìn vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào năm 2021, vào việc chống đại dịch Covid 19 trong giai đoạn đầu, những vụ bắn giết bừa bãi, tình trạng xử dụng ma tuý và buôn bán vũ khí công khai, những vụ kiện tụng không có hồi kết

Không có gì hoàn hảo ở thế giới ta bà này hết, cái gì cũng có hai mặt, ca tụng mình trên 9 tầng mây và hạ người khác xuống tận bùn đen , đó là loại người ......... để người đọc kết luận cho.
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.


Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.


Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.


Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.


Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Last updated: May 01, 2022, 10:04 GMT


[Image: tn_up-flag.gif]
 Ukraine


Coronavirus Cases:
5,001,719


Deaths:
108,391


....................

nếu hoãn lại chừng vài năm nữa, chờ cho hết dịch mới đánh nhau, thì chắc con số người chết vì dịch không nhiều đến như vậy, con số thực tế còn cao hơn vì là đang lúc có chiến tranh, khó kiểm kê cho chính xác được

lây lan trong quân đội, lây lan trong trại tỵ nạn, khi chết thì ai kiểm tra xem có phải là do Covid 19 hay không?

dân số Ukraine: 43,254,550
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Last updated: May 01, 2022, 10:04 GMT


[Image: tn_vm-flag.gif]
 Vietnam


Coronavirus Cases:
10,649,809


Deaths:
43,041


.................

chết cũng khá nhiều nhưng bây giờ VN chỉ lo phát triển kinh tế, không có cấm đoán gì, dân số VN gần 100 triệu, ( 98,936,255 ) thì chết như vậy cũng không quá lo lắng
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Nga có thể sắp cắt khí đốt tới Phần Lan


Chính phủ và doanh nghiệp Phần Lan đang chuẩn bị cho kịch bản nguồn cung khí đốt Nga bị cắt trong tháng 5 nếu từ chối thanh toán bằng ruble.
Tờ Helsingin Sanomat của Phần Lan cho biết công ty quốc doanh Gasum, đại diện cho nước này, sẽ ra quyết định trước ngày 20/5 về việc có chấp nhận yêu cầu thanh toán hợp đồng khí đốt bằng ruble do Nga đưa ra hay không.
Theo thông báo của tập đoàn Gazprom, Nga, nếu Phần Lan không chấp nhận yêu cầu trả bằng ruble sau thời hạn này, dòng khí đốt sẽ bị cắt từ ngày 21/5.
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.