2022-03-21, 12:36 PM
Mùa Chay 2022
Xé lòng, đừng xé áo
Ai có thể mở mắt cho bạn?
Tin Mừng hôm nay kể lại sự kiện Chúa Giêsu chữa lành cho người mù từ lúc mới sinh và phản ứng của nhiều người trước sự kiện ấy. Ra khỏi đền thờ, Đức Giêsu nhìn thấy người mù và các tông đồ cũng nhìn thấy. Họ hỏi Đức Giêsu rằng ai đã phạm tội để người kia phải gánh chịu sự mù lòa, vì theo quan niệm của người Do Thái lúc bấy giờ, bệnh tật, đau khổ, chết chóc và sự loại bỏ là hậu quả của tội. Không đồng ý với quan niệm đó, Đức Giêsu đã cho rằng người kia bị mù không phải do tội của anh và cha mẹ anh, nhưng để thiên hạ thấy công trình của Thiên Chúa tỏ hiện nơi anh, thấy Ngài là ánh sáng thật chiếu soi nhân loại.
Đâu là công trình của Thiên Chúa tỏ hiện nơi anh? Thưa công trình của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh qua việc chữa lành của Đức Giêsu. Việc chữa lành cho người mù đối với Chúa Giêsu thật đơn giản. Ngài nhổ nước miếng xuống đất trộn thành bùn và xức vào mắt người mù, bảo anh đi rửa ở hồi Silôác, anh đi rửa và được lành. Chúng ta không khỏi thắc mắc tại sao Đức Giêsu không chữa lành bằng cách khác vệ sinh hơn mà lại chữa lành bằng cách khác thường như vậy? Theo thánh Irênê, cử chỉ lấy đất trộn nước miếng đắp lên mắt người mù chính là sự hoàn thiện cử chỉ của Thiên Chúa đắp nên thân xác Ađam. Kể phép lạ rất đơn sơ, thánh Gioan có ý dẫn chúng ta từ dấu chỉ đến với Đấng mà dấu chỉ mạc khải là “Đấng được sai đến”, “Đấng là ánh sáng trần gian”. Nói cách khác, chính sự chữa lành dễ dàng của Đức Giêsu cho ta hiểu quyền năng chữa lành tuyệt vời của Thiên Chúa.
Sự chữa lành thân xác cho người mù là bằng chứng thật rõ ràng về quyền năng của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu. Những người láng giềng và những người trước kia thường thấy anh ăn xin ở cửa đền thờ đều thắc mắc “Hắn không phải là người mù vẫn ngồi ăn xin đó sao?” Mỗi người một ý kiến khác. Người thì đồng ý đó chính là người mù vẫn ngồi ăn xin, kẻ khác thì cho rằng đó là một người giống như anh. Chính người mù thì biết rõ mọi chuyện, biết mình là ai, biết ai đã chữa cho mình, biết mình được chữa bằng cách nào nên đã cương quyết khẳng định “Chính tôi đây.” Tôi đã được chữa lành bằng cách một người tên là Giêsu đã trộn chút bùn, xức vào mắt tôi, bảo tôi đến hồ Silôác rửa, tôi đã đến đó rửa và mắt tôi được sáng. Anh khẳng định như vậy cho cả những người Pharisêu nữa cho dù anh có thể bị đe doạ. Quả vậy, lời cương quyết của anh đã làm cho các người Pharisêu khó chịu và cuối cùng họ đã đuổi anh ra ngoài và cắt phép thông công của anh với cộng đoàn.
Đức Giêsu không chỉ chữa lành thân xác mà còn chữa lành tâm hồn cho người mù. Đúng thế, sau khi được chữa lành thân xác, anh vẫn chưa biết rõ Đức Giêsu là ai. Khi được hỏi anh nghĩ gì về người đã mở mắt cho mình, anh trả lời “Người là một vị ngôn sứ.” Là một ngôn sứ thì cũng giống như bao ngôn sứ khác, người được Thiên Chúa tuyển chọn, sai đi nói lời Thiên Chúa và làm công việc của Thiên Chúa. Vì không muốn niềm tin của anh dừng lại ở đó, nên sau khi anh bị trục xuất ra ngoài, Đức Giêsu đã đến gặp anh. Ngài hỏi anh: “Anh có tin vào Con Người không?” Vì chưa biết Con Người là ai nên anh hỏi lại: “Thưa Ngài, Đấng ấy là ai để tôi tin?” Đức Giêsu đã giải thích cho anh: “Anh đã thấy Người. Chính Người đang nói với anh đây.” Sau khi đã hiểu Con Người là Đức Kitô, là Thiên Chúa, là Đấng được sai đến cứu độ nhân loại, anh đã tuyên xưng: “Thưa Ngài, tôi tin. Rồi anh sấp mình xuống trước mặt Người.” Đức Giêsu còn muốn mặc khải thêm cho anh qua câu nói “Tôi đến thế gian này chính là để xét xử: cho người không xem thấy được thấy, và kẻ xem thấy lại trở nên đui mù.” Như thế, Đức Giêsu không chỉ mở đôi mắt thể xác cho anh mù mà còn cho đôi mắt đức tin của anh sáng, để anh có thể tuyên xưng niềm tin vào Chúa và can đảm bước theo Chúa trong cuộc đời.
Anh mù trước cửa đền thờ không của cải, bị mất hút trong đám người cùng khổ đến nơi thánh, chẳng hiểu biết lề luật, bị coi là kẻ tội lỗi ngập đầu, nhưng đã trải qua một hành trình tuyệt diệu từ tăm tối đến ánh sáng. Anh nhận biết Đức Giêsu là ánh sáng thật đem lại sự sống và ơn cứu độ. Ngược lại, những người Pharisêu danh giá, được coi là điểm tựa của xã hội bấy giờ, tưởng mình biết và thấy, nhưng lại lún sâu vào sự mù tối. Họ tố cáo Đức Giêsu vi phạm lề luật và người mù ở trong tội từ lúc mới sinh nên họ ở trong tội. Tội của những người Pharisêu ở chỗ là không tin, là kết án người khác, là không nhận Đức Giêsu là ánh sáng thật. Cầu xin Chúa cho chúng ta được đôi mắt tâm hồn sáng như người mù để tin nhận Đức Giêsu và can đảm theo Ngài đến cùng hầu được Ngài dẫn đến với ánh sáng và sự sống thật. Amen.
Xé lòng, đừng xé áo
Ai có thể mở mắt cho bạn?
TUẦN 4
1Sm 16,1b.6-7.10-13a; Ep 5,8-14; Ga 9,1-41
Tin Mừng hôm nay kể lại sự kiện Chúa Giêsu chữa lành cho người mù từ lúc mới sinh và phản ứng của nhiều người trước sự kiện ấy. Ra khỏi đền thờ, Đức Giêsu nhìn thấy người mù và các tông đồ cũng nhìn thấy. Họ hỏi Đức Giêsu rằng ai đã phạm tội để người kia phải gánh chịu sự mù lòa, vì theo quan niệm của người Do Thái lúc bấy giờ, bệnh tật, đau khổ, chết chóc và sự loại bỏ là hậu quả của tội. Không đồng ý với quan niệm đó, Đức Giêsu đã cho rằng người kia bị mù không phải do tội của anh và cha mẹ anh, nhưng để thiên hạ thấy công trình của Thiên Chúa tỏ hiện nơi anh, thấy Ngài là ánh sáng thật chiếu soi nhân loại.
Đâu là công trình của Thiên Chúa tỏ hiện nơi anh? Thưa công trình của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh qua việc chữa lành của Đức Giêsu. Việc chữa lành cho người mù đối với Chúa Giêsu thật đơn giản. Ngài nhổ nước miếng xuống đất trộn thành bùn và xức vào mắt người mù, bảo anh đi rửa ở hồi Silôác, anh đi rửa và được lành. Chúng ta không khỏi thắc mắc tại sao Đức Giêsu không chữa lành bằng cách khác vệ sinh hơn mà lại chữa lành bằng cách khác thường như vậy? Theo thánh Irênê, cử chỉ lấy đất trộn nước miếng đắp lên mắt người mù chính là sự hoàn thiện cử chỉ của Thiên Chúa đắp nên thân xác Ađam. Kể phép lạ rất đơn sơ, thánh Gioan có ý dẫn chúng ta từ dấu chỉ đến với Đấng mà dấu chỉ mạc khải là “Đấng được sai đến”, “Đấng là ánh sáng trần gian”. Nói cách khác, chính sự chữa lành dễ dàng của Đức Giêsu cho ta hiểu quyền năng chữa lành tuyệt vời của Thiên Chúa.
Sự chữa lành thân xác cho người mù là bằng chứng thật rõ ràng về quyền năng của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu. Những người láng giềng và những người trước kia thường thấy anh ăn xin ở cửa đền thờ đều thắc mắc “Hắn không phải là người mù vẫn ngồi ăn xin đó sao?” Mỗi người một ý kiến khác. Người thì đồng ý đó chính là người mù vẫn ngồi ăn xin, kẻ khác thì cho rằng đó là một người giống như anh. Chính người mù thì biết rõ mọi chuyện, biết mình là ai, biết ai đã chữa cho mình, biết mình được chữa bằng cách nào nên đã cương quyết khẳng định “Chính tôi đây.” Tôi đã được chữa lành bằng cách một người tên là Giêsu đã trộn chút bùn, xức vào mắt tôi, bảo tôi đến hồ Silôác rửa, tôi đã đến đó rửa và mắt tôi được sáng. Anh khẳng định như vậy cho cả những người Pharisêu nữa cho dù anh có thể bị đe doạ. Quả vậy, lời cương quyết của anh đã làm cho các người Pharisêu khó chịu và cuối cùng họ đã đuổi anh ra ngoài và cắt phép thông công của anh với cộng đoàn.
Đức Giêsu không chỉ chữa lành thân xác mà còn chữa lành tâm hồn cho người mù. Đúng thế, sau khi được chữa lành thân xác, anh vẫn chưa biết rõ Đức Giêsu là ai. Khi được hỏi anh nghĩ gì về người đã mở mắt cho mình, anh trả lời “Người là một vị ngôn sứ.” Là một ngôn sứ thì cũng giống như bao ngôn sứ khác, người được Thiên Chúa tuyển chọn, sai đi nói lời Thiên Chúa và làm công việc của Thiên Chúa. Vì không muốn niềm tin của anh dừng lại ở đó, nên sau khi anh bị trục xuất ra ngoài, Đức Giêsu đã đến gặp anh. Ngài hỏi anh: “Anh có tin vào Con Người không?” Vì chưa biết Con Người là ai nên anh hỏi lại: “Thưa Ngài, Đấng ấy là ai để tôi tin?” Đức Giêsu đã giải thích cho anh: “Anh đã thấy Người. Chính Người đang nói với anh đây.” Sau khi đã hiểu Con Người là Đức Kitô, là Thiên Chúa, là Đấng được sai đến cứu độ nhân loại, anh đã tuyên xưng: “Thưa Ngài, tôi tin. Rồi anh sấp mình xuống trước mặt Người.” Đức Giêsu còn muốn mặc khải thêm cho anh qua câu nói “Tôi đến thế gian này chính là để xét xử: cho người không xem thấy được thấy, và kẻ xem thấy lại trở nên đui mù.” Như thế, Đức Giêsu không chỉ mở đôi mắt thể xác cho anh mù mà còn cho đôi mắt đức tin của anh sáng, để anh có thể tuyên xưng niềm tin vào Chúa và can đảm bước theo Chúa trong cuộc đời.
Anh mù trước cửa đền thờ không của cải, bị mất hút trong đám người cùng khổ đến nơi thánh, chẳng hiểu biết lề luật, bị coi là kẻ tội lỗi ngập đầu, nhưng đã trải qua một hành trình tuyệt diệu từ tăm tối đến ánh sáng. Anh nhận biết Đức Giêsu là ánh sáng thật đem lại sự sống và ơn cứu độ. Ngược lại, những người Pharisêu danh giá, được coi là điểm tựa của xã hội bấy giờ, tưởng mình biết và thấy, nhưng lại lún sâu vào sự mù tối. Họ tố cáo Đức Giêsu vi phạm lề luật và người mù ở trong tội từ lúc mới sinh nên họ ở trong tội. Tội của những người Pharisêu ở chỗ là không tin, là kết án người khác, là không nhận Đức Giêsu là ánh sáng thật. Cầu xin Chúa cho chúng ta được đôi mắt tâm hồn sáng như người mù để tin nhận Đức Giêsu và can đảm theo Ngài đến cùng hầu được Ngài dẫn đến với ánh sáng và sự sống thật. Amen.
Tác giả: Lm. Giuse Nguyễn Văn Toanh
THE SILENCE OF THE LAMBS