VietBest
Xé lòng, đừng xé áo - Printable Version

+- VietBest (https://vietbestforum.com)
+-- Forum: Tôn Giáo (https://vietbestforum.com/forum-18.html)
+--- Forum: Công Giáo (https://vietbestforum.com/forum-20.html)
+--- Thread: Xé lòng, đừng xé áo (/thread-23437.html)



Xé lòng, đừng xé áo - đ.đ.t.l - 2022-03-21

Mùa Chay 2022

Xé lòng, đừng xé áo


Ai có thể mở mắt cho bạn?

TUẦN 4
1Sm 16,1b.6-7.10-13a; Ep 5,8-14; Ga 9,1-41


[Image: images_1.jpeg]


Tin Mừng hôm nay kể lại sự kiện Chúa Giêsu chữa lành cho người mù từ lúc mới sinh và phản ứng của nhiều người trước sự kiện ấy. Ra khỏi đền thờ, Đức Giêsu nhìn thấy người mù và các tông đồ cũng nhìn thấy. Họ hỏi Đức Giêsu rằng ai đã phạm tội để người kia phải gánh chịu sự mù lòa, vì theo quan niệm của người Do Thái lúc bấy giờ, bệnh tật, đau khổ, chết chóc và sự loại bỏ là hậu quả của tội. Không đồng ý với quan niệm đó, Đức Giêsu đã cho rằng người kia bị mù không phải do tội của anh và cha mẹ anh, nhưng để thiên hạ thấy công trình của Thiên Chúa tỏ hiện nơi anh, thấy Ngài là ánh sáng thật chiếu soi nhân loại.

Đâu là công trình của Thiên Chúa tỏ hiện nơi anh? Thưa công trình của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh qua việc chữa lành của Đức Giêsu. Việc chữa lành cho người mù đối với Chúa Giêsu thật đơn giản. Ngài nhổ nước miếng xuống đất trộn thành bùn và xức vào mắt người mù, bảo anh đi rửa ở hồi Silôác, anh đi rửa và được lành. Chúng ta không khỏi thắc mắc tại sao Đức Giêsu không chữa lành bằng cách khác vệ sinh hơn mà lại chữa lành bằng cách khác thường như vậy? Theo thánh Irênê, cử chỉ lấy đất trộn nước miếng đắp lên mắt người mù chính là sự hoàn thiện cử chỉ của Thiên Chúa đắp nên thân xác Ađam. Kể phép lạ rất đơn sơ, thánh Gioan có ý dẫn chúng ta từ dấu chỉ đến với Đấng mà dấu chỉ mạc khải là “Đấng được sai đến”, “Đấng là ánh sáng trần gian”. Nói cách khác, chính sự chữa lành dễ dàng của Đức Giêsu cho ta hiểu quyền năng chữa lành tuyệt vời của Thiên Chúa.

Sự chữa lành thân xác cho người mù là bằng chứng thật rõ ràng về quyền năng của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu. Những người láng giềng và những người trước kia thường thấy anh ăn xin ở cửa đền thờ đều thắc mắc “Hắn không phải là người mù vẫn ngồi ăn xin đó sao?” Mỗi người một ý kiến khác. Người thì đồng ý đó chính là người mù vẫn ngồi ăn xin, kẻ khác thì cho rằng đó là một người giống như anh. Chính người mù thì biết rõ mọi chuyện, biết mình là ai, biết ai đã chữa cho mình, biết mình được chữa bằng cách nào nên đã cương quyết khẳng định “Chính tôi đây.” Tôi đã được chữa lành bằng cách một người tên là Giêsu đã trộn chút bùn, xức vào mắt tôi, bảo tôi đến hồ Silôác rửa, tôi đã đến đó rửa và mắt tôi được sáng. Anh khẳng định như vậy cho cả những người Pharisêu nữa cho dù anh có thể bị đe doạ. Quả vậy, lời cương quyết của anh đã làm cho các người Pharisêu khó chịu và cuối cùng họ đã đuổi anh ra ngoài và cắt phép thông công của anh với cộng đoàn.

Đức Giêsu không chỉ chữa lành thân xác mà còn chữa lành tâm hồn cho người mù. Đúng thế, sau khi được chữa lành thân xác, anh vẫn chưa biết rõ Đức Giêsu là ai. Khi được hỏi anh nghĩ gì về người đã mở mắt cho mình, anh trả lời “Người là một vị ngôn sứ.” Là một ngôn sứ thì cũng giống như bao ngôn sứ khác, người được Thiên Chúa tuyển chọn, sai đi nói lời Thiên Chúa và làm công việc của Thiên Chúa. Vì không muốn niềm tin của anh dừng lại ở đó, nên sau khi anh bị trục xuất ra ngoài, Đức Giêsu đã đến gặp anh. Ngài hỏi anh: “Anh có tin vào Con Người không?” Vì chưa biết Con Người là ai nên anh hỏi lại: “Thưa Ngài, Đấng ấy là ai để tôi tin?” Đức Giêsu đã giải thích cho anh: “Anh đã thấy Người. Chính Người đang nói với anh đây.” Sau khi đã hiểu Con Người là Đức Kitô, là Thiên Chúa, là Đấng được sai đến cứu độ nhân loại, anh đã tuyên xưng: “Thưa Ngài, tôi tin. Rồi anh sấp mình xuống trước mặt Người.” Đức Giêsu còn muốn mặc khải thêm cho anh qua câu nói “Tôi đến thế gian này chính là để xét xử: cho người không xem thấy được thấy, và kẻ xem thấy lại trở nên đui mù.” Như thế, Đức Giêsu không chỉ mở đôi mắt thể xác cho anh mù mà còn cho đôi mắt đức tin của anh sáng, để anh có thể tuyên xưng niềm tin vào Chúa và can đảm bước theo Chúa trong cuộc đời.

Anh mù trước cửa đền thờ không của cải, bị mất hút trong đám người cùng khổ đến nơi thánh, chẳng hiểu biết lề luật, bị coi là kẻ tội lỗi ngập đầu, nhưng đã trải qua một hành trình tuyệt diệu từ tăm tối đến ánh sáng. Anh nhận biết Đức Giêsu là ánh sáng thật đem lại sự sống và ơn cứu độ. Ngược lại, những người Pharisêu danh giá, được coi là điểm tựa của xã hội bấy giờ, tưởng mình biết và thấy, nhưng lại lún sâu vào sự mù tối. Họ tố cáo Đức Giêsu vi phạm lề luật và người mù ở trong tội từ lúc mới sinh nên họ ở trong tội. Tội của những người Pharisêu ở chỗ là không tin, là kết án người khác, là không nhận Đức Giêsu là ánh sáng thật. Cầu xin Chúa cho chúng ta được đôi mắt tâm hồn sáng như người mù để tin nhận Đức Giêsu và can đảm theo Ngài đến cùng hầu được Ngài dẫn đến với ánh sáng và sự sống thật. Amen.



Tác giả: Lm. Giuse Nguyễn Văn Toanh

Smiling-face-with-halo4


RE: Xé lòng, đừng xé áo - Lảo đại - 2022-03-21

Đám ngu Qanon thì có mắt đâu mà mở ? Chúng có cái đầu nhưng chỉ chứa trứng ngỗng


RE: Xé lòng, đừng xé áo - đ.đ.t.l - 2022-03-21

(2022-03-21, 12:39 PM)Lảo đại Wrote: Đám ngu Qanon thì có mắt đâu mà mở ? Chúng có cái đầu nhưng chỉ chứa trứng ngỗng

Cheering-clapping-smiley-emoticon Cheering-clapping-smiley-emoticon Becuoi banana-skipping-rope-smiley-emoticon Kaos-1 LOL-4 Rollin


RE: Xé lòng, đừng xé áo - Lảo đại - 2022-03-21

Người Công giáo phạm chức thánh là tội trọng, đám bây nói xấu đức thánh Cha là viên đá Chúa đặt trên hội thánh thì tội gì ? Sẽ được đổ lên đầu con cái, dòng họ đó lủ vô loại


RE: Xé lòng, đừng xé áo - LýMạcSầu - 2022-03-21

Nhóm RMGT hình như là Chính Thống Giáo, không phải Công Giáo. Vì Chính Thống Giáo không thừa nhận Đức Giáo Hoàng là vị chủ chăn nơi trần gian do Chúa giao phó.
Không có gì sai nếu bạn tin theo đạo của bạn, sai ở chổ là những người cuồng tin lơi dụng thời cơ tấn công vị chủ chăn của một chính phái khác.

Sau đây là những điểm gây bất đồng khiến đi đến ly giáo (schism) Đông Tây

I- Về tín lý, Giáo Hội Chính Thống Đông Phương- tiêu biểu ban đầu là Giáo Hội Hy Lạp ở Constantinople- bất đồng với Giáo Hội Công Giáo La Mã về từ ngữ "Filioque" (và Con) thêm vào trong Kinh Tin Kính Nicêa tuyên xưng "Chúa Thánh Thần bởi Chúa Cha, và Chúa Con mà ra".

Giáo Hội Chính Thông Đông Phương cũng không công nhận các tín điều về Đức Mẹ Vô Nhiễm Thai (Immaculate Conception) và Lên Trời cả hồn xác (Assumption) mặc dù họ vẫn tôn kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa (Theotokos). Sở dĩ thế, vì họ không công nhận vai trò lãnh đạo Giáo Hội của Đức Giáo Hoàng, nên đã bác bỏ mọi tín điều được các Đức Giáo Hoàng công bố với ơn bất khả ngộ (Infallibility) mà Công Đồng Vaticanô I (1870) đã nhìn nhận.

Chính vì họ không công nhận quyền và vai trò lãnh đạo Giáo Hội hoàn vũ của Đức Giáo Hoàng Rôma, nên đây là trở ngại lớn nhất cho sự hiệp nhất (unity) giữa hai Giáo Hội Chính Thống và Công Giáo cho đến nay, mặc dù hai bên đã tha vạ tuyệt thông cho nhau sau cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Đức Thánh Cha Phaolô VI và Đức Thượng Phụ Giáo Chủ Constantinople là Athenagoras I năm 1966.

Giáo Hội Chính Thống có đủ bảy bí tích hữu hiệu như Công Giáo. Tuy nhiên, với bí tích rửa tội thì họ dùng nghi thức dìm xuống nước (immersion) 3 lần để nhấn mạnh ý nghĩa tái sinh vào đời sống mới, trong khi Giáo Hội Công Giáo chỉ dùng nước đổ trên đầu hay trán của người được rửa tội để vừa chỉ sự tẩy sạch tội nguyên tổ và các tội cá nhân (đối với người tân tòng) và tái sinh vào sự sống mới, mặc lấy Chúa Kitô.

2- Về phụng vụ, Giáo Hội Chính Thống dùng bánh có men (leavened bread) và ngôn ngữ Hy lạp khi cử hành phung vụ trong khi Giáo Hội Công Giáo dùng bánh không men (unleavened bread) và tiếng Latinh trong phụng vụ thánh trước Công Đồng Vaticanô II, và nay là các ngôn ngữ của mọi tín hữu.

3- Sau hết, về mặt kỷ luật giáo sĩ: Giáo Hội Chính Thống cho phép các phó tế và linh muc được kết hôn trừ Giám mục, trong khi kỷ luật độc thân (celibacy) lại được áp dụng cho mọi cấp bậc trong hàng giáo sĩ và tu sĩ Công Giáo, trừ phó tế vĩnh viễn (pernanent deacons).

Đó là những khác biệt căn bản giữa Giáo Hội Chính Thống Đông Phương và Giáo Hội Công Giáo La Mã.

Tuy nhiên, dù có những khác biệt và khó khăn trên đây, Giáo hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống Đông Phương đều rất gần nhau về nguồn gốc tông đồ và về nền tảng đức tin, giáo lý, bí tích và Kinh thánh. Vì thế, giáo lý của Giáo Hội Công Giáo đã dạy rằng: "Đối với các Giáo Hội Chính thống, sự hiêp thông này sâu xa đến nỗi "chỉ còn thiếu một chút là đạt được mức đầy đủ để có thể cho phép cử hành chung phép Thánh Thể của Chúa Kitô" (x.SGLGHCG, số 838).

Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn (nguồn danchuausa)


RE: Xé lòng, đừng xé áo - LeThanhPhong - 2022-03-21

(2022-03-21, 12:41 PM)đ.đ.t.l Wrote: Cheering-clapping-smiley-emoticon Cheering-clapping-smiley-emoticon Becuoi banana-skipping-rope-smiley-emoticon Kaos-1 LOL-4 Rollin

Nhóm RMGT đang nhảy nhót cười vui. Có lẽ họ hài lòng lắm.


RE: Xé lòng, đừng xé áo - Tea_Leaf - 2022-03-22

Nick ddtl,

- Bài đăng do Mods đã xoá, cố tình đăng lại, xem thường luật VB.
- Cố tình gây rối diễn đàn.
- Dùng nicks khác đăng bài với hình thức cũ.
- Vẫn tiếp tục phá rối VB, nicks sẽ tiếp tục ban vĩnh viễn.

(2022-03-05, 08:11 PM)Tea_Leaf Wrote: Nếu thành viên trở lại dùng những nicks mới phá rối diễn đàn, vẫn dùng hình thức cũ để đăng bài, tin tức không rõ ràng, nicks sẽ bị ban vĩnh viễn as spams mà không cần thông báo.