Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp"
Chướng ngại Tinh thần (Năm Triền cái)
https://budsas.net/uni/u-dp&pp/dp&pp37.htm

(Post #796, p 54)

Các vị Tư Đà Hàm làm dịu bớt, A na Hàm khắc phục Tham dục và Oán ghét .

1. Kamacchanda - Tham dục: ham muốn về nhục dục, luyến ái theo ngũ trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc), một trong 10 kiết sử (thằng thúc) trói buộc vào luân hồi .

Nhất điểm khắc phục Tham Dục .

2. Vyapada, Oán ghét, hay không bằng lòng, bất toại nguyện: Điều ưa thích dẫn đến luyến ái, còn điều trái với sở thích đưa đến tâm ghét bỏ, không bằng lòng.

Phỉ khắc phục Oán ghét .

-----------------------

Vị A la Hán khắc phục Hôn Trầm - Dã Dượi, Phóng Dật .
Vi. A Na Hàm khắc phục Lo Âu

3. Thina-Middha, Hôn Trầm - Dã Dượi:  Thina, Hôn Trầm là trạng thái uể oải của tâm vương và Middha, Dã Dượi, là trạng thái uể oải của tâm sở.

Tầm khắc phục phần lớn Hôn Trầm - Dã Dượi .

4. Uddhacca, Phóng Dật: trạng thái bất ổn, hay chao động, liên quan đến tất cả những tâm bất thiện. Vị A la hán diệt trừ Phóng Dật
Kukkucca, Lo Âu: hối tiếc một hành động bất thiện đã làm . Vị A na Hàm khắc phục Lo Âu 

Chi thiền Lạc (sukkha) khắc phục Phóng Dật - Lo Âu 

-----------------------

Vị Tu đà Huờn diệt trừ Hoài Nghi .
5. Vicikiccha, Hoài Nghi: là tâm trạng bất định. Vị Tu đà Huờn diệt trừ Hoài Nghi .

Chi thiền Sát khắc phục Hoài Nghi .
Reply
Năm Thiền Chi Khắc Phục Năm Triền Cái
(Post # 797, p 54)

Khi tu tập năm thiền chi sẽ đạt được sự khinh an nhất tâm, đánh dấu hành giả bước vào trạng thái sơ thiền (jhāna).

  1. Tầm (vitakka, vitarka): tâm hướng tới đối tượng cần quan sát. Tầm khắc phục phần lớn Hôn Trầm - Dã Dượi .
  2. Tứ (vicāra) là tâm đi sâu, suy xét kỹ đối tượng. Nhờ đó,  không còn nghi hoặc. Tầm là biết tìm tiếng chuông, trong khi tứ là sự kết hợp tinh tế với sự cộng hưởng của âm thanh. Tứ khắc phục Hoài Nghi .
  3. Hỷ (pīti, prīti) là tâm cảm thấy vui vẻ, không còn sân giận. Do tâm lắng sâu xuống, thanh bình. H khắc phục Oán ghét .
  4. Lạc (sukha) là tâm cảm thấy vui vẻ, không còn hối tiếc lăng xăng. Sự hỷ lạc phát sinh liên tục, do sự nhập thiền trở nên tinh tế hơn và sự tập trung sâu hơn. Hỷ lạc là kết quả của tầm và tứ. Hỷ lạc là trạng thái vui thô thiển hơn khi so với lạc là niềm hạnh phúc, yên tĩnh và khinh an. Lạc (sukkha) khắc phục Phóng Dật - Lo Âu 
  5. Nhất tâm: (ekaggatā, ekāgratā) tâm chuyên chú vào một điểm, tức là đối tượng được lựa chọn để quan sát. Tâm không còn bị phân tán, tán loạn. Đó là sự tĩnh lặng thư giãn của tâm trí an trú chỉ một việc vào đối tượng thiền định. Nhất điểm khắc phục Tham Dục .
Khi thiền sinh tiếp cận với sơ thiền (jhāna), sẽ tăng cường năm thiền chi này theo tuần tự. Khi tất cả năm thiền chi đều có mặt và cùng nhau thâm nhập vào tâm tĩnh lặng thì lúc đó, sơ thiền (jhāna) sẽ đạt được. 
Reply
Observing the Obstacles

(Post #801, p 54)

Thiền sư Jack Kornfiled dạy chúng ta cần quan sát tỉ mỉ trạng thái của triền cái . Ông đề nghị chúng ta chọn triền cái nào mạnh nhất và quan sát nó thật kỹ

  1. Chú ý khi triền cái bắt đầu như thế nào, và trước đó tâm ra sao.
  2. Để ý xem có một suy nghĩ hoặc hình ảnh cụ thể nào đó gây nên trạng thái này không.
  3. Để ý xem trạng thái này kéo dài bao lâu và khi nào kết thúc.
  4. Chú ý trạng thái nào thường theo sau đó.
  5. Quan sát xem trạng thái này có nhẹ nhàng phát khởi  không.
  6. Bạn có thể coi đó chỉ là lời thì thầm trong đầu không? Hãy xem nó phát triển lớn mạnh như thế nào.
  7. Để ý xem các dạng năng lượng hoặc sự căng thẳng phản chiếu trạng thái này trong cơ thể.
  8. Nhận thức thân tâm chống đối ra sao .
  9. Chấp nhận triền cái .
  10. Cuối cùng, quán hơi thở và coi triền cái như một người bạn cũ.
--------------

Choose one of the most frequent and difficult mind states that arise in your practice, such as irritation, fear, boredom, lust , doubt, or restlessness. 

For one week in your daily sitting be particularly aware each time this state arises. 

Watch carefully for it. 

  1. Notice how it begins and what precedes it. 
  2. Notice if there is a particular thought or image that triggers this state. 
  3. Notice how long it lasts and when it ends. 
  4. Notice what state usually follows it. 
  5. Observe whether it ever arises very slightly or softly. 
  6. Can you see it as just a whisper in the mind? See how loud and strong it gets. 
  7. Notice what patterns of energy or tension reflect this state in the body. 
  8. Become aware of any physical or mental resistance to experiencing this state. 
  9. Soften and receive even the resistance. 
  10. Finally sit and be aware of the breath, watching and waiting for this state, allowing it to come, and observing it like an old friend.
This excerpt is taken from the book, “Seeking the Heart of Wisdom”
https://jackkornfield.com/making-the-hindrances-part-of-the-path/
Reply
Người Nhị Nhân (Vô Tham, Vô Sân) và Người Tam Nhân (Vô Tham, Vô Sân, Vô Si)

Tâm tục sinh sau này là tâm hữu phần không quyết định  việc chứng thánh mà do không đủ trí tuệ , khi không đủ tam nhân các tâm lộ trình tâm xảy ra quá nhanh và quá phức tạp , chồng chéo lẫn nhau, lộ trình tâm này đang xảy ra thì nó lại duyên cho một lộ trình mới và do không đủ trí tuệ vị ấy không thấy pháp sanh diệt , nhân quả ra làm sao .... các tầng tuệ không được thực chứng ...  

Hơn nữa , các tâm sinh ra cho dù là độc lập nhưng nó bị ảnh hưởng bởi tiền nghiệp , khuynh hướng tâm lý và môi trường sống ... mà những yếu tố này liên hệ chặt chẽ lúc bạn ở giây phút cân tử của kiếp sống trước ... khi đó bạn và tui tham sân si theo một kiểu nào đó nên mới sinh ra nhị nhân hay tam nhân và các tâm sau này bị ảnh hưởng (người đời thường nói thằng này con kia có căn tu là cái này nè) .... 

Vậy thì một người nhị nhân tu hành cho dù có tinh tấn , có gì đi nữa cũng không thể chứng thánh hay sao ... vị ấy có thể chết và ngay khi đó sanh làm người tam nhân và chứng thánh quả vào kiếp kế , hoặc công phu tu tập kiếp này làm thành thói quen , nếp , ba la mật cho những kiếp về sau .... mình đã từng trôi lăn vô số kiếp thì thêm một kiếp nhị nhân cũng có là bao .... (LTP: Hi hi hi)

Nhưng làm sao mình biết được mình tam nhân hay nhị nhân ? Thôi thì kể như nhị nhân để khi hành , tâm không tham đắm vào các chứng ngộ ... chỉ cần thấy cái đang là

--ooOoo--

Tại Sao Có 21 Cảnh

"Trong Vi Diệu Pháp, đối tượng của ý thức gọi là Cảnh sở tri.

"Tâm thức là chỗ tương hội với Cảnh sở tri. Có tâm và sở hữu thì chắc chắn phải có đối tượng nhận thức của tâm và sở hữu. Nói hẹp thì Cảnh sở tri có hai (cảnh danh pháp, sắc pháp) hoặc sáu (sắc, thinh, khí, vị …). Nhưng để tiện giải thích các vấn đề có liên quan đến tâm và cảnh, nên cảnh ở đây được chia rộng thành 21 dựa trên cơ sở 6 cảnh căn bản, nhằm lý giải các phạm trù thời gian và Pháp giới.

"Notes:

"Xưa đến giờ mấy người không học Phật Pháp cũng biết một chuyện, nếu chịu khó lắng nghe cũng biết là khi được hỏi tâm là gì, thì nói tâm là sự biết cảnh và nhận thức đối tượng. Cảnh trong Phật học có bao nhiêu? – Mình nói cảnh trong Phật học có sáu. Các vị có thấy cái tượng ông mập thiệt mập, mặt hiền thiệt hiền có mấy thằng con nít nó bu? Nói đến tâm thì phải nói đến cảnh. Sáu tâm thì 6 cảnh: tâm nhãn thức thì cảnh sắc, nhĩ thức cảnh thinh, tỷ thức cảnh khí, v.v… Nếu như vậy thì quá đơn giản, mà đơn giản là tốt. Có điều là để giải thích một số vấn đề có liên quan nên trong A Tỳ Đàm Đức Phật ngài phân định thành 21 cảnh."

https://www.toaikhanh.com/videotext.php?vid=eVPmAdSD0F4&abt=C%E1%BA%A3nh+s%E1%BB%9F+tri+c%E1%BB%A7a+t%C3%A2m+ph%C3%A1p

Tâm là sự nhận biết đối tượng, sự biết cảnh qua 6 căn: 

  1. tâm nhãn thức (sự biết cảnh sắc), 
  2. tâm nhĩ thức (sự biết cảnh thinh), 
  3. tâm tỷ thức (sự biết cảnh khí), 
  4. tâm thiệt thức (sự biết cảnh vị), 
  5. tâm thân thức (sự biết cảnh xúc), 
  6. tâm ý thức (sự biết hết 6 cảnh).
tâm biết 6 cảnh ở ba thời = 18  <-- đây là cảnh sắc (ví dụ măt' thấy cảnh sắc)

tâm cũng là cảnh pháp ở ba thời = 3 <-- đây là danh cảnh (ví dụ tâm sau thấy tâm trước - à mình đang sân, tâm sau bắt tâm sân trước nó làm cảnh)

18+ 3 = 21


Thanks-sign-smiley-emoticon  bác abc
Reply
Ngũ Uẩn (post #811, p 55)

  1. Sắc uẩn là những gì thuộc về vật chất cấu tạo nên hình hài già trẻ, đẹp xấu của chúng ta. 
  2. Thọ uẩn là những cảm giác buồn vui, khó chịu dễ chịu của thân và tâm. 
  3. Tưởng uẩn là những kinh nghiệm, những cái biết của chúng ta hoàn toàn tùy thuộc vào information từ quá khứ, những đánh giá tốt hay xấu lệ thuộc vào kiến thức đã có trước. 
  4. Hành uẩn là sự đầu tư của ý thức: tôi ghét cái đó, tôi thích cái đó, tôi trọng cái đó, tôi khinh cái đó, tôi tin cái đó, không tin cái đó, tôi hiểu cái đó, tôi không hiểu cái đó, thì đó là Hành uẩn. 
  5. Thức uẩn là cái biết của các giác quan.

“Tự mình thắp đuốc mà đi”

Mới đây trong một tờ báo có một bài viết của một vị thầy, nêu rằng ngày hôm nay Phật tử không có tin Phật nhiều, không chịu khó tụng Kinh niệm Phật là vì nghĩ tự mình thắp đuốc mà đi thôi không cần Phật nữa. 

Nhưng thực sự câu “Tự mình thắp đuốc mà đi” là do Đức Phật dạy chư thánh Tăng thôi. Chúng ta đâu control được, đúng ra câu chuyện đó rất dài dòng văn tự, nhưng nói chung là chúng ta phải rất là thận trọng khi đọc Kinh Phật.

https://www.toaikhanh.com/videotext.php?vid=99YIf2mPXwY&abt=Ng%C5%A9+u%E1%BA%A9n
Reply
Luân-hồi (Samsara) là gì? 

- Đừng lẫn-lộn cảnh-giới của chúng-sanh với cõi Luân-hồi (Samsara). 

Sự liên-tục khởi-phát của các
  1. tâm, còn được gọi là tâm thức (thức uẩn) (citta) 
  2. tâm sở (cetasika) 
  3. sắc pháp (rupa) và
  4. tâm pháp (nama)  
nối-tiếp nhau chẳng ngừng được gọi là Luân-hồi (Samsara) theo nghĩa tối-thượng của chữ này (sam = liêntục; sara = khởi-hiện).


Thái-độ tốt (yoniso) tạo tâm-linh tốt

Chỉ khi có thái-độ tốt mới có được tâm-linh thiện lành. Cứu-xét chơn-chánh những gì ta gặp phải, đó gọi là yoniso manasikara [yoniso = chơn-chánh; manasikara = cứu xét]. Ngày nay, người ta thường nói vắn-tắt là yoniso. Nhờ ở thái-độ thích-hợp, tâm thức bất-thiện mới chẳng khởi lên được, và nhường chỗ cho các tâm-thức thiện. Cứu-xét chẳng chơn-chánh chẳng giúp các tâm-thức thiện phát-khởi, mặc dầu có đủ điều-kiện thuận-lợi đi nữa. Thái-độ tâm-linh đúng-đắn do đó mà trở nên cực-kỳ quan-trọng cho mọi chúng-sanh để tạo cho mình một tâmlinh thiện-lành. 

Thái-độ tốt hay xấu, suy-nghĩ đúng-đắn hay không, đều do hai việc nầy mà khởi-sanh lên: 

(1) do có đọc sách tốt hay không; 
(2) do có nghe lời dạy của bực trí-giả hay không. 

Những ai đọc sách tốt, nghe lời kẻ trí dạy-bảo, thì thâu-nhập được kiến-thức hữu-dụng. Và nhờ đó mà họ mới quyết-tâm đào-luyện tinh-thần cho tốt-đẹp hơn và phát triển được cách thức suy-nghĩ đàng-hoàng khi cảm-nhận mọi sự-vật bên ngoài. 

Còn những kẻ chẳng đọc sách tốt hay chẳng nghe lời dạy của người trí-giả, thì chẳng thâu thập được kiến-thức ích-lợi nào và chẳng có thể cải-thiện tâm-tư và vun-bồi các tư-tưởng tốt đẹp. 

--ooOoo--

Vì thế, Quyển Khảo-luận mới nhan-đề “Vi diệu pháp nhựt dụng”, “Abhidhamma in Daily Life” được viết ra vì sự an-lạc của mọi người, nhằm giúp họ có được phạm-hạnh đạo-đức. 

Mục-tiêu của tác-giả có thể được tóm-tắt như sau: 

(1) Giúp độc-giả phát-triển thái-độ đứng-đắn liên-quan đến các cảm-giác về các sự-vật, có được tâm-hồn luôn luôn cởi-mở, sống một cuộc đời phạm-hạnh (Brahmacariya) cao-quí và hàihòa. 

(2) Giúp độc-giả luôn luôn được khí-sắc vui vẻ, phát-triển được thái-độ vững-vàng đối với cuộc đời và có đầy-đủ khả- năng để sống một cách thanh-thản dầu trong cảnh giàu-sang, sung-sướng, thành-công và thạnh-vượng, hay trong cảnh bần- cùng, khổ-sở, gặp phải thất-bại hoặc tai-nàn. 

(3) Giúp độc-giả có đủ khả-năng thực-hiện viên-mãn các hạnh Ba-la-mật (Paramis) như bố-thí (dana), trì-giới (sila), v. v. trong cõi đời nầy, đến lúc phải tái-sanh, được hiện-hữu vào cảnh thanh-nhàn, mãi cho tới ngày chứng-đắc được sự an-lạc tối-thượng của Niết-Bàn (Nibbana). 

Ghi-nhớ: Cũng như mỗi ngày bạn nhìn vào kiếng để soi gương mặt sạch-sẽ của bạn, bạn cũng nên đọc quyển khảo-luận nầy hàng ngày và phản-chiếu lại tâm-tư của bạn.

https://theravada.vn/wp-content/uploads/2020/05/Vi_Dieu_Phap_Nhat_Dung_website.pdf
Reply
014.- Vua Di-lan-đà chuẩn bị cách nào?


Ngài thức giấc sớm, đi tắm, khoác áo nhuộm màu vàng và quấn lên đầu một chiếc khăn che tóc lại như người đã cạo trọc. Nóì cách khác, trang phục của Ngài giống như một vị tỳ-kheo (bhikkhu), mặc dầu Ngài chưa xuất gia đi tu. Trong bảy ngày qua, Ngài đã giữ gìn cẩn trọng tám điều giới luật sau đây:

1.- Tôi quyết chẳng thực hành mọi vương sự trong bảy ngày.
2.- Tôi quyết thúc liễm thân tâm tôi để tránh khỏi sự tham luyến (raga).
3.- Tôi quyết thúc liễm thân tâm tôi để tránh khỏi sự giận hờn (dosa).
4.- Tôi quyết thúc liễm thân tâm tôi để tránh sự si mê (moha).
5.- Tôi quyết tỏ ra nhũn nhặn và khiêm tốn với quan, dân của tôi để tránh khỏi sự khoe khoang.
6.- Tôi quyết giữ gìn cẩn thận lời nói và hành động của tôi.
7.- Tôi quyết thúc liễm các căn (như mắt, tai), để tránh các tư tưởng chẳng lành mạnh, mỗi khi thấy, nghe hay cảm nhận sự vật.
8.- Tôi quyết ban rải tâm từ bi đến mọi chúng sanh.

Ngài đã tuân giữ tám điều giới luật đó trong bảy ngày và đến sáng ngày thứ tám, dậy thật sớm, với tâm thần bình thản, thanh lương và tươi vui, Ngài đến thưa hỏi Tôn giả Na-tiên các vấn đề quan trọng về Chánh pháp (Dhamma) cao siêu của Đức Phật.


015.- Một tấm gương tốt.


Theo tấm gương của vua Di-lan-đà, ngườì làm lành phải nên tập luyện để thúc liễm tâm thức mình ngay cả trong một hai ngày, hay chỉ trong một buổi sáng, để cho các tư tưởng bất thiện chẳng có dịp khởi lên. Nhờ thường thường thực tập thúc liễm tâm thức mà các ý tưởng xấu ác từ từ giảm bớt, để trở nên cao quí và có đức hạnh hơn, giúp cho sự phát triển tín tâm và trí huệ. Ác ý thường khởi lên khi trước, nay sẽ vắng bóng đi trong nhiều ngày.

Tâm thức hướng dẫn thế giới.
Tâm thức dẫn đạo thế giới.
Chúng sanh phải tuân phục theo ý chí của tâm thức. 

Ghi nhớ: Cũng như bạn đang chuẩn bị kỹ lưỡng để ngồi xuống chụp cho mình một tấm ảnh đẹp, bạn cũng phải nên kiểm soát hằng ngày các dòng tư tưởng của mình, để chuẩn bị cho cuộc hành trình đến Hoàng cung của Thanh bình, Niết-bàn

https://theravada.vn/wp-content/uploads/...ebsite.pdf 
Reply
[Image: river_scenery_nature_239374.webp]

“Thế gian nầy đang chìm trong màn đen dầy dặc.
Chỉ một thiểu số trên thế gian nầy mới có thể nhận
chân được một cách khác thường.
Cũng như chỉ có một vài con chim thoát khỏi mẻ lưới,
số người tái sanh lên cõi Trời rất là ít ỏi.”

174. Ðời này thật mù quáng,
Ít kẻ thấy rõ ràng.
Như chim thoát khỏi lưới,
Rất ít đi thiên giới.

(Kinh Pháp Cú, câu 174)
[Dhammapada, v,174].

https://budsas.net/uni/u-kinh-phapcu-ev/dhp_ev13.htm
Reply
Ngài U Silananda Giải Thích Tại Sao Khó Thấy Vô Ngã

Phần lớn không thể thấy được Anatta của sự vật. Bởi vì bản chất Anatta hay Vô Ngã bị che lấp bởi ý niệm “toàn khối”. Chúng ta xem một vật dưới cái nhìn toàn khối. Bởi vì chúng ta nhìn sự vật dưới cái nhìn toàn khối, nên chúng ta không thấy được bản chất Vô Ngã (Anatta) của sự vật.

Sự vật bị che lấp bởi “toàn khối” có nghĩa là chúng bị che lấp bởi “ý niệm toàn khối”. Chúng ta tưởng rằng: chúng ta là một khối: Vật Chất này là toàn khối và Tâm này cũng toàn khối. Bao lâu chúng ta còn nghĩ rằng: chúng ta là toàn khối thì chúng ta chưa thể thấy được sự không có bản chất của chúng ta.

Bởi vì chúng ta không chú ý đến sự tan vỡ của các yếu tố nên bị ý niệm toàn khối che lấp bản chất của các yếu tố. Bao lâu chúng ta còn thấy Vật Chất và Tâm là toàn khối bấy lâu chúng ta chưa thấy được bản chất Vô Ngã. Nhưng khi chúng ta đập vỡ Thân và Tâm này thành những yếu tố. Đó là những yếu tố đã kết hợp lại thân tâm này thì chúng ta sẽ thấy sự không có cốt lõi hay không có bản chất của sự vật.

Nhiều người, ngay cả Vật Chất và Tâm là hai chuyện riêng biệt mà họ cũng không thấy được.   

Đôi lúc họ nghĩ Vật Chất và Tâm chỉ là một.   Bao lâu chúng ta chưa thấy được sự tách rời hay sự riêng rẽ của “Vật Chất và Tâm” (cùng“những yếu tố khác tạo nên Vật Chất”, và “những yếu tố khác tạo nên tâm”) thì bấy lâu chúng ta chưa thể thấy rõ được chúng; chúng ta chưa thể phá vỡ ý niệm về sự toàn khối. Nếu chúng ta không thể phá vỡ ý niệm về sự toàn khối thì chúng ta sẽ không thấy được bản chất của Vô Ngã (Anatta). Khi chúng ta chú tâm quán sát vào những gì đang xảy ra đối với chúng ta, những gì xảy ra trong thân chúng ta, hoặc những sự vật trong hiện tại thì chúng ta sẽ thấy rõ ràng những gì trước đây chúng ta nghĩ là toàn khối thật ra là sự kết hợp của những thành phần rất nhỏ. Nếu chúng ta không hành Thiền Minh Sát thì chúng ta sẽ nghĩ rằng: chỉ có một cái tâm làm tất cả các nhiệm vụ thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm và suy nghĩ. Nhưng khi chúng ta quán sát kỹ càng tâm mình thì sẽ thấy và hiểu rõ rằng:
  1. Ta thấy với một cái tâm khác;
  2. ta nghe với một cái tâm khác;
  3. ta ngửi với một cái tâm khác;
  4. ta nếm với một cái tâm khác,
  5. ta suy nghĩ với một tâm khác…
Chúng là những tâm riêng biệt, chúng là những yếu tố riêng biệt. 

Nhiều yếu tố kết hợp vào trong đó. 

Có bốn yếu tố chính là đất, nước, gió, lửa. Khi chúng ta thấy rõ ràng những yếu tố này tách rời hẵn nhau thì chúng ta sẽ phá vỡ ý niệm về toàn khối. Chúng ta có thể phá vỡ ý niệm toàn khối của sự vật vì chúng ta hiểu rõ rằng:, những cái mà chúng ta tưởng rằng: có cốt lõi, có bản chất thật ra chẳng có cốt lõi hay bản chất gì cả. Như vậy, ta thấy được chúng là Vô Ngã. Khi ta thấy những yếu tố tách rời hẳn nhau, cái này khác cái kia, và khi chúng ta thấy rõ chúng khởi sinh rồi biến mất tùy thuộc vào những điều kiện thì chúng ta sẽ hiểu rõ rằng: chẳng có một thẩm quyền nào có thể hành xử chúng. Chẳng hạn như trường hợp Tâm Thấy hay Thức Thấy: Khi có một vật thấy, và khi vật ấy đi vào lộ trình của mắt thì sẽ có Thức Thấy. Bạn không thể nào ngăn trở hay kiểm soát Thức Thấy khi có đủ điều kiện để thấy. Dầu cho bạn có mong muốn Thức Thấy đừng khởi sinh thì Thức Thấy cũng sinh khởi bởi vì có những điều kiện để Thức Thấy khởi sinh. Như vậy, chẳng có một thẩm quyền nào hành xử hay kiểm soát của Thức Thấy. 

Thức Thấy tùy thuộc vào những điều kiện. Bao lâu có đủ điều kiện, thì bấy lâu Thức Thấy khởi sinh. Bạn không có thẩm quyền trên chúng. Không có thẩm quyền trên chúng là một biểu hiện của sự Vô Ngã. Khi thực hành, chúng ta có thấy thật sự, thấy rõ bản chất Vô Ngã của sự vật. 

Chỉ khi nào chúng ta hành Thiền Minh Sát (Vipassana), chỉ khi nào chúng ta chú tâm chánh niệm vào sự vật thì mới thấy rõ chúng không có bản chất, không có cốt lõi và không bị sai khiến, không nhận chịu một sự hành xử hay chủ quyền nào.

http://vietbestforum.com/showthread.php?tid=15534&page=52
(P 52, post # 766)
Reply
Thế nào là Chánh Ngữ?

Chánh ngữ tức là 
  1. tránh tuyệt đối mọi khẩu nghiệp bất thiện và 
  2. chỉ nói nhưng khẩu nghiệp thiện .
Hỏi: Thế nào là khẩu nghiệp bất thiện ?
Đáp: Khẩu nghiệp bất thiện là 
  1. nói dối, 
  2. nói đâm thọc, 
  3. nói độc ác.
Nói gọn lại nữa: 

Tất cả những ngôn ngữ gì, những lời nói gì không đem lợi ích giải thoát đều là ác ngữ, tà ngữ .  


https://www.toaikhanh.com/videotext.php?vid=37xV0T6_NAs&abt=Th%E1%BA%ADp+nh%E1%BB%8B+nh%C3%A2n+duy%C3%AAn+2
Reply
Voi Nalagiri

Truyện voi Nalagiri bị chuốc rượu say hại Đức Phật được ghi lại như sau trong Chú Giải:

Trong Kinh nói con voi Nalagiri là Phật tương lai. Khi voi bị chuốc rượu cho say chạy đến chặn đường Thế Tôn lúc Ngài đang đi khất thực, Ngài nói một vài câu với voi (nói bằng năng lực của một vị Phật). Ngài nói ngắn gọn là “Voi chúa không có hại voi chúa. Hãy nhớ kể từ nay ngươi không phải là ‘ngọn đồi lau’ nữa (Nalagiri) mà là tên Anatthapala (người giữ của). Ngươi có nhiều tài sản quý lắm, có chiều dầy ba la mật rất là sâu, còn một đoạn đường đi nữa”. 

Kinh nói:

1/ nếu mà mang thân người và 
2/ nếu không có tâm nguyện thành Phật 
3/ thì ngay khi đó voi chứng Tu đà hườn rồi. 

Kinh khủng vậy, sức nhận thức của con voi lúc đó đủ để chứng Tu đà hườn! 

Dĩ nhiên chuyện đó không bao giờ có, bởi vì voi là vị Bồ tát và sẽ thành vị Phật tương lai.


3 lợi ích nhờ nghe Đạo

Nội dung 3 lợi ích nhờ nghe Đạo này rất đặc biệt:
  1. nhờ nghe Đạo mà ta biết bỏ dục, bỏ ác. 
  2. Thứ hai, nhờ nghe Đạo mà cái thiện từ thô sang tế. 
  3. Thứ ba, quan trọng hơn, nhờ nghe Đạo mà ta lần lượt bỏ ác sang thiện đã đành, bỏ thiện thô qua thiện tế đã đành mà bỏ luôn thiện tế, bởi chứng quả La Hán thì không còn thiện ác.

Cứ so từ từ thì phân biệt thiện ác ở đây nghĩa là:

- Biết rõ Phi phúc hành (12 bất thiện) là kém hơn Phúc hành (thiện Dục & thiện Sắc).
- Biết rõ Phúc hành là kém hơn Bất động hành (thiền Vô Sắc).
- Biết rõ Bất động hành là tội lỗi so với Thánh trí.
- Mà Thánh trí hữu học cũng còn chút lỗi lầm so với Thánh trí vô học La Hán.


Phân biệt thiện ác:
  1. Thấy rằng tham sân si là ác, thiền Dục giới (tu thập thiện) là thiện. 
  2. Thấy rằng thiện mà còn kẹt trong Dục là ác, so với cái thiện liên hệ với thiền Sắc giới. 
  3. Thiền Sắc giới vẫn còn kém hơn thiền Vô Sắc. 
  4. Vị đó còn thấy rằng thiền Vô Sắc còn kém hơn Thánh trí bậc thấp. 
  5. Thấy Thánh trí bậc thấp lại kém so với Thánh trí bậc cao.

Phân biệt thiện ác ở đây là biết rõ:

- THAM SÂN SI LÀ BẤT THIỆN so với Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ.
- Biết rõ thiền Dục giới (tu thập thiện) là thấp kém so với tâm thiền Sắc giới.
- Biết rõ tâm thiền Sắc giới là thấp kém so với thiền Vô Sắc.
- Biết rõ thiền hiệp thế là thấp kém so với trí Sơ Đạo Tu đà hườn.
- Biết rõ trí hữu học là thấp kém so với quả vị La Hán.


[Image: muoi-nghiep-thien_phatgiaoorgvn-2-1650.png]



Bốn Niệm Xứ và các Uẩn Liên Hệ

- Thân quán niệm xứ: lấy sắc uẩn làm đề tài quán chiếu.
- Thọ quán niệm xứ: quán chiếu thọ uẩn, quán thân tâm.
- Tâm quán niệm xứ: quán chiếu hành uẩn.
- Pháp quán niệm xứ: quán chiếu cả 5 uẩn.


Pháp Sư

Pháp sư không phải là người nhớ nhiều, nói nhiều, nói hay, hấp dẫn, cuốn hút . Không phải! 

Pháp sư là người có khả năng nói gọn mà không thiếu gì hết, nói rộng mà vẫn có đường về chớ không tản mạn lạc lối. Nói ít hay nói nhiều vẫn luôn đưa ra được định hướng. Nói ít hay nhiều đều có một nội dung mà người ta lấy bỏ túi về làm của. Đó mới gọi là Pháp sư. 

Còn nói cho hay mà cuối cùng người ta không có cái gì bỏ túi thì không được gọi là Pháp sư.


https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=X6NOZe-mko4&abt=Kinh+Xa-Ni-Sa
Reply
Như Lai nghĩa là gì?


Đức Phật nói riêng và chư Phật ba đời mười phương nói chung thì các ngài HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ CHỖ NÀO KHÔNG BIẾT. 

Trong Kinh còn ghi rõ có những tình huống mà Đức Phật suy nghĩ, khi gặp hoàn cảnh như này thì chư Phật quá khứ đã làm sao? Có vị nào gặp hoàn cảnh như thế này chưa, và trong trường hợp đó thì chư Phật đã làm sao? Ngài suy nghĩ vậy không phải ngài không biết. Nhưng đó là truyền thống của chư Phật.

Chữ Tathagata là Như Lai có nghĩa là đến với cuộc đời này và rời khỏi cuộc đời này theo cái cách của chư Phật ba đời, luôn luôn giống nhau không có khác, hoàn toàn không nghi hoặc. 

Chính vì hoàn toàn không còn điểm gì nghi ngờ hoang mang, nên lời dạy của Ngài hoàn toàn nhất quán, xuyên suốt, trùng khớp với chánh Pháp ba đời mười phương.


8 Pháp đặc biệt của Đức Phật

Vua Đế Thích giảng về 8 Pháp đặc biệt của Đức Phật:

1. Đức Như Lai sống với lòng thương đời.
2. Nội dung Chánh Pháp được Thế Tôn thuyết giảng hội đủ 6 đặc điểm, thường được gọi là hồng ân Pháp Bảo (bài Svakkhato …).
3. Pháp Phật có nội dung rõ ràng, dễ hiểu, dễ theo.
4. Con đường và cứu cánh hành trì luôn là một, không mâu thuẫn chống trái nhau.
5.Thầy trò là một dòng chảy không phân biệt, không chia lìa. 
6. Phật nhận kính lễ cúng dường với tâm buông bỏ.
7. Nói và làm đi đôi.
8. Lời dạy hiện tại của Ngài nhất quán với truyền thống chánh Pháp 3 đời . Bản thân Ngài không còn chút gì nghi hoặc về điều mình làm và nói. 

https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=bhhreUUtIa0&abt=Đại+Điển+Tôn+-+Đại+Hội
Reply
Ôn lại bài cũ

(Post 251 ở trên) nhắc lại:

P 15, post 221 (Mục Lục và Tóm Lược):

Biết có 3 :
  1. biết bằng thức: có 6: tức là biết qua sáu giác quan.
  2. biết bằng tưởng: có 3: dục tưởng, thiền tưởng, và quán tưởng.
  3. biết bằng trí: có 3: Văn – Tư – Tu.


--ooOoo--

Như vậy cái biết có ba : Biết bằng thức có sáu, biết bằng tưởng có ba, và biết bằng trí có ba. Đúng chưa ? Thì cái biết bằng tưởng có ba là : mình đã học rồi, là biết bằng dục tưởng. 

Hồi nãy tôi có hỏi là trong ba cái biết đó mình sống bằng cái biết nào ? Cái thức và tưởng. Vậy trong ba cái tưởng ta sống nhiều bằng cái tưởng nào ? Bằng dục tưởng. 
 

Khi học vậy mình mới thấy mình nhục đúng không ? Mình lựa cái gì thấp mình xài không à.


Có học mình mới thấy mình tào lao cỡ nào. Còn mình không học, làm được gì mình cũng tưởng mình hay. 

Khi học giáo lý rồi mình mới thấy kinh dị. Kinh dị ở chỗ là : Mình đã sống ở cái thế giới thấp kém, rẻ tiền cỡ nào. 

Tụi Tây phương nó có câu hay lắm : Người không đọc sách là người đáng sợ, nhưng kẻ đọc một cuốn sách đáng sợ hơn. Thà nó dốt nó không biết cái khỉ gì hết, nó có mặc cảm. Cái thứ nó thấy ba mớ nó thấy nó hay mới ghê chứ.


https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=Ps4t05k0acg&abt=Gi%C3%A1o+l%C3%BD+Duy%C3%AAn+Kh%E1%BB%9Fi
Reply
Sân vs. Ái

Trong các phiền não thì tâm sân nó không đáng sợ. Bởi nó không phải là nhân sanh luân hồi. Có nó hay không có nó người ta vẫn luân hồi. 

Cái ‘ái’ mới là nhân luân hồi. Còn ái thì còn luân hồi. Tâm sân, thấy đâm cha chém chú, máu lửa ngất trời, chinh chiến can qua tùm lum nhưng riêng tâm sân không phải là nguyên nhân sanh tử, mà tâm tham mới là gốc.  

Đây là lý do tại sao có nhiều chỗ quí vị thấy Đức Phật kể phiền não Ngài không kể tâm sân. Ngài kể ái, mạn, kiến, nghi. Thỉnh thoảng khi nào cần lắm Ngài mới nhắc tới tâm sân. Thường Ngài nhắc là ái, kiến, hoặc ái, mạn, kiến, hoặc thêm nữa là ái, mạn, kiến, nghi (hoài nghi). Nhưng cái chánh vẫn là ái và kiến. Có chỗ Ngài nói ái và vô minh, nhưng lúc nào anh ái cũng dẫn đầu.

https://www.toaikhanh.com/videotext.php?vid=wSiMYDfRvFY&abt=Kinh+Ðế-Th%C3%ADch+Sở+Vấn+1


(Post #818, p 55 trích từ post # 813, p 55 - Sư Toại Khanh Giảng “Thập Nhị Nhân Duyên 1”)
http://vietbestforum.com/showthread.php?tid=15534&page=55
Reply
Đức Phật dạy: 

“Này các tỳ kheo, khi ta nhìn thấy một vị tỳ kheo ngồi ngủ gật ở trong rừng, ta vẫn hoan hỷ hơn là ta nhìn thấy một tỳ kheo ở trong phố. 

“Vì sao? 
“— Vì ta nhìn vị tỳ kheo ở trong làng mạc phố xá, ta nghĩ không biết lát nữa đây vị này sẽ gặp những rắc rối phiền phức gì. Ai sẽ làm phiền vị này ? Vị này sẽ bị phiền phức bởi những trần cảnh nào ?

“Nhưng ngược lại, khi ta nhìn thấy một vị tỳ kheo ở trong rừng sâu dầu ngồi ngủ gục, ta vẫn nghĩ rằng vị này sau khi tỉnh dậy thì sẽ tiếp tục tinh tấn.”

(Sư Toại Khanh Giảng “Kinh Đế Thích Sở Vấn 2”)
Reply