Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp"
(2021-05-10, 08:23 AM)abc Wrote: Nhạy Cảm - Nguyên Nhân, và Chữa Trị

Nguyên nhân:

Nhạy cảm nói cho tới thì là nhiều tâm sân .

Chữa Trị:

Tu Tứ Niệm Xứ còn phải hiểu mình có nhiều tâm gì thì trong lúc hành thiền (gọi là tu diện sâu) nên quán cái gì thì dễ hơn , còn tuỳ quán 24/24 (gọi là tu diện rộng) thì bước đầu chỉ cần sáng suốt định tĩnh trong lành

--ooOoo--
Liên quan giữa Nhạy cảm và Ngã Mạn:

Nhạy cảm là nhiều ngã mạn , từ đó dẫn đến nhiều sân , ít tham .

"Mạn ở đây là gì? Ở đây gồm có 3: mạn, tùy mạn, quá mạn; có nghĩa là so bằng, so thua và so hơn.

1. Đẳng mạn: So bằng ở đây có nghĩa là tôi đâu thua gì nó, nó đâu có hơn gì tôi thì đó là so bằng.

2. Tuỳ mạn: Tùy mạn ở đây có nghĩa là tự ti, mặc cảm, so thua, so kém, so đo để thấy mình kém, mình thua người ta.

Thì cái thứ nhứt là đẳng mạn, cái thứ hai là ti mạn.

Đẳng mạn là mình thấy mình bằng người ta, mình hỏng co thua gì người ta, người ta cũng không hơn gì mình.

Cái thứ hai là tự ti mặc cảm, cho rằng mình hỏng bằng ai. Quí vị trong room có thể hiểu lầm, quí vị nói: "Ủa, tui thua người ta thì tui biết tui thua chứ ?" Không, hai cái đó khác nhau nhiều lắm, mình biết mình thua nó khác, còn cái mà mình tự ti mặc cảm thì nó khác, hai cái nó khác nhau.

3. Quá mạn: ở đây có nghĩa là mình so hơn, có nghĩa là mình thấy mình hơn người khác, mình hay hơn người khác, mình giỏi hơn người khác, mình đẹp hơn người khác, mình giàu hơn người khác, mình trí thức hơn người khác, mình quyền lực hơn người khác; khi có lòng so đo như vậy được gọi là quá mạn. Quá là vượt qua."

http://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=a...Fu%20Bhava

SGN


Post # 5,659 trang 378

http://vietbestforum.com/showthread.php?tid=17766&pid=350825#pid350825

(Vì nhiều sân và ít tham, đề mục thích hợp là Thân Quán Niệm Xứ .)

Cám ơn bác abc .
Cheer
Reply
[Image: 185446452_317907616371720_87115815546895...e=60C1E9C8]


http://vietbestforum.com/showthread.php?tid=3994&pid=351280#pid351280

# 848, page 57
Reply
Ba La Mật, Chánh Niệm và Tỉnh Thức

Tại sao cần cố gắng giữ chánh niệm liên tục?

Có những thời điểm ở trong đời của mình là thích hợp nhất để cho cái Ba La Mật đó chín mùi. Còn một lúc khác thì nó sẽ không thành. 

Cái giây phút mà tốt nhất đó, một năm như vậy, một tháng như vậy, nó chỉ được một hai lần thôi. 

Cho nên cái người mà chánh niệm liên tục là họ không có bỏ lỡ cơ hội .

  1. Thứ nhất, có những thời điểm ở trong đời của mình là thích hợp nhất để Ba La Mật đó chín mùi. Còn một lúc khác thì nó sẽ không thành. 
  2. Thứ hai là mình không biết mình chết lúc nào. 
  3. Thứ ba là làm chủ được cái nghiệp, có nghĩa là khi mình sống liên tục như vậy mình sẽ không làm cái gì để mình phải hối hận . 
Tại sao Kinh điển trùng trùng mà tôi cứ đè Tứ Niệm Xứ ra tôi nói hoài ? 

Là bởi vì, suy cho cùng 
  1. Học bao nhiêu đi nữa cũng chỉ nhắm về một mục đích duy nhất trong đạo đó là sống tỉnh thức. 
  2. Chỉ có sống tỉnh thức thì anh mới có thể trau dồi tất cả hạnh lành .
Phải sống chánh niệm thì anh mới có cơ hội anh mới dọn được bãi đất ngon lành cho tất cả các hạnh lành.
 
Còn khi sống không kiểm soát, không tỉnh thức thì rất là nguy hiểm . 
Lúc đó nội tâm bị xem là bỏ ngỏ. 
Chánh niệm liên tục nhưng bằng sự thanh thản, chứ không phải bằng cái sự gượng ép, khiên cưỡng, gò bó.


Tự tin dẫn đến khiêm tốn

Phải nhớ rằng niềm tự tin đó có hai. 

  1. Một là tự tin để sau đó đi đến tự tôn (cái này được được tôi làm được tôi đâu có ngán ai);  
  2. Thứ hai tự tin để trở thành người khiêm tốn hơn (Chỉ có tu đúng chánh đạo thì mới có được cái loại tự tin này), chỉ có người tu đúng thì mới có loại tự tin này. 
Tại sao mà tự tin mà dẫn đến khiêm tốn là sao ta ? 
Khiêm tốn là đối lập với tự tôn, đúng không ? Tại sao kỳ vậy . Tại sao tự tin mà dẫn đến khiêm tốn mới ghê chứ. 

Là tại vì mình tu đúng . Tại sao là tu đúng. Nghe cho kỹ:

Khi mà mình thấy rằng mình có thể có khả năng ngồi thiền, thì mình nhìn người khác mình nghĩ họ cũng có thể như mình. Tại sao mình có, mà họ tại sao không. 

Có nghe bên Bắc tông có Thường Bất Khinh Bồ Tát. Thường Bất Khinh có nghĩa là luôn luôn biết tôn kính người khác vì nghĩ rằng ai cũng có thể là một vị Phật tương lai gọi là Thường Bất Khinh. 

Thường Bất Khinh thì lúc nào cũng chấp tay mà nhìn đời hết, lúc nào cũng tôn trọng người khác là vì sao ? 

Vì nghĩ rằng mình có hạnh lành như thế này thì tụi nó tại sao không có, chẳng qua bây giờ tụi nó vậy thôi chứ còn nó không kém gì mình hết. 

Tự tin mà khiêm tốn là vậy, có nghĩa là mình có thể thành tựu được cái này nè thì mấy người đó cũng như vậy. 

Và tôi nói với tất cả quý vị hôm nay đến học với tôi, có thể có người nghĩ rằng tôi biết nhiều hơn quý vị nhưng mà có thể nó là kiếp này thôi. Chứ kiếp trước chưa biết, có thể kiếp trước tôi là học trò của quý vị ở đây hiểu không ?

Ở đây tôi đang giảng Kinh thì tôi phải nói thiệt .  Đừng nghĩ tôi đang mua lòng ai hết.


Kiêu Ngạo

Có bốn lý do mà một kẻ phàm phu không nên kiêu ngạo cái kiến thức của mình:

  1. Một,kiến thức của phàm phu luôn luôn trong tình trạng cần chỉnh sửa;
  2. Thứ hai, có tới hàng tỷ người hơn mình;
  3. Thứ ba, cái biết của mình có đủ để thay đổi con người của mình chưa;
  4. Thứ tư, ta không thể mang được cái kiến thức này qua đời sau kiếp khác.
Dầu các vị có học bằng trời đi nữa thì nó chỉ mang cái chủng tử thôi, chứ không thể nào mang một trăm phần trăm.

Ví dụ quý vị có là kỹ sư, quý vị giỏi bằng trời chỉ cần quý vị uống lộn thuốc hoặc là bị cái gì đó nó gõ vô đầu, cái là ngồi cười cười: ''Hôm nay ngửa mặt nhìn trời, nghe ta hư ảo nghe đời phù du .''   Lol

Quý vị tin cái chuyện đó không ?





https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=...tho%C3%A1t
Reply
[Image: quy-kinh-tam-bao-1.jpg]

Tại sao hành thiền tái sinh cõi Phạm Thiên, sau khi hưởng phước, vẫn có thể sinh vào 4 đường Ác Đạo ?

Sắc hữu

Còn cái sắc hữu ở đây có nghĩa là có những người họ chán ngán 5 dục, cho nên họ mới tu tập các tầng thiền sắc giới để chết rồi sanh về các cõi thấp nhứt là sơ thiền, tối đa là ngũ thiền sắc giới . 

Về trên đó sống hết tuổi thọ rồi thì trở về với chỗ thấp nhất ở cõi dục như bửa hổm mình học. Tức là đa phần - phần lớn là tu thiền đắc thiền sanh về Phạm Thiên . Xong đi lòng vòng cuối cùng cũng trở về cõi thấp nhất thôi bởi vì sao?

Vì 2 lý do:
1. Cái căn cơ, khuynh hướng tâm lý chúng ta thiện ít hơn ác.
2. Môi trường, điều kiện, hoàn cảnh để chúng ta sống thiện nó ít, nó khó hơn môi trường mà mình sống ác. 

Ra đường nhắm mắt quơ tay là mình đụng toàn người bất thiện nhiều hơn người thiện, nha. 

Người thiện mình phải đốt đuốc đi tìm chứ còn người bất thiện thì nhắm mắt rờ là dính.

Cho nên, một là khuynh hướng tâm lý bản thân mình nhiều đời nó đã như vậy . Có một kiếp nào đó mình lắp được một tí thôi, nhờ một điều kiện đặc biệt nào đó mình tu thiền đắc thiền rồi sanh về các cõi Phạm Thiên, nhưng hết tuổi thọ rồi trở về cõi người trở lại . 

Chúng ta tiếp tục lăn trôi, lặn hụp ở trong bất thiện. Cho nên sắc hữu đây là vậy. 


Công hiệu của Giới Định Tuệ 

  1. Giới hạn chế dục ái và sân
  2. Định tạm thời lìa bỏ dục ái và sân
  3. Tuệ vĩnh viễn chấm dứt tất cả phiền não (tham sân si)

Tránh ác, làm lành, giữ  tâm trong sạch

Trong Kinh có ba câu Phật ngôn, đó là:

  1. Không làm các điều ác
  2. Làm thiện các hạnh lành
  3. Giữ gìn tâm trong sạch
Mình nghe mình tưởng là 3 cái này nó rời nhau chứ hỏng phải. Chúng ta không có đi tu theo từng bước như vậy, mà phải nói thế này:

  1. Ở cấp một, ba câu này được mình thực hiện như thế nào? Kém cỏi nhất.
  2. Step hai, bước hai, cũng ba điều này mà mình khá hơn một chút.
  3. Rồi ở step ba, bước cuối cùng thì mình viên mãn đạo nghiệp, bỏ được tất cả ác và thành tựu tất cả thiện.
Không có phải tu bằng cách là không có làm các điều ác riêng rồi tiếp theo làm các việc lành, không, hiểu như vậy là hiểu nghèo lắm. Bởi vì là các việc ác với các việc lành nó gắn liền với nhau, khi mà anh bỏ được một cái điều ác nào đó là anh thành tựu việc lành.

Thí dụ: 
  1. Anh bỏ được nghiệp bỏn xẻn là anh thành tựu nghiệp bố thí.
  2.  Anh bỏ được tánh ganh tỵ là anh thành tựu được tâm tùy hỷ.
  3.  Anh bỏ được tâm sân hận là anh thành tựu được tâm từ bi

Như vậy, 
  1. tùy mức độ anh tránh ác bao nhiêu mà anh thành tựu bao nhiêu cái hạnh lành, 
  2. tùy mức độ anh thực hiện hạnh lành bao nhiêu mà anh tránh được bao nhiêu cái ác, 
xong chưa ?

Rồi bước thứ ba, 
  1. tùy cái mức độ anh tránh ác,
  2. tùy cái mức độ anh làm thiện mà 
  3. cái tâm anh nó cũng thanh tịnh được bấy nhiêu. 

Pha.m Thiên Sắc giới và Phạm Thiên Vô Sắc giới:

  1. Phạm thiên Sắc giới ly dục nhưng mà còn thích trong vật chất, còn thích trong cái hình danh, sắc tướng của sắc pháp cho nên vị đó mới có thân tướng. 
  2. Riêng vị phạm thiên Vô sắc giới thì chán hết, họ không còn muốn dây dưa với vật chất sắc pháp nữa. 

Tu Tập Tuệ Quán:

Khi tu tập tuệ quán, là không muốn làm điều ác, cũng chán luôn cả cái điều lành. Vẫn làm lành, nhưng không cầu quả sanh tử nữa .


Ly Dục:

Không tiếp tục theo đuổi những cái mình thích nữa vì:  Cái thích của mình là vô bờ không đáy .  

Trong khi đó cái chuyện trước mắt, là trong đời sống này nó có hai chuyện:

- Mình theo đuổi cái mình thích,
- Mình theo đuổi cái mình cần.

  1. Muốn không được là khổ,
  2. kiếm tìm cũng là khổ,
  3. tìm không được cũng là khổ,
  4. tìm được rồi phải gìn giữ cũng là khổ,
  5. gìn giữ không được cũng là khổ.

Từ - Bi - Hỷ - Xả

Từ: muốn người ta được vui, được đẹp.
Bi: không muốn ai bị khổ.
Hỷ: vui theo điều tốt lành của người khác.
XảCó nghĩa là 

  1. ta thương họ cỡ nào đi nữa thì ta cũng không lo cho họ bằng cái thiện nghiệp của họ. 
  2. Mà ta cũng không cần phải ghét ai bởi vì mỗi người đã có phần nghiệp ác của họ nó tự lo cho họ rồi. 
Họ đối phó với cái ác của họ là họ đã bở hơi tai rồi, tối tăm mặt mũi rồi, chứ cần gì mình ra tay. 



Nên mình không cần phải ghét ai, 

cũng không cần mình phải ái luyến ai. 


Chuyện căn bản là mỗi người có cái nghiệp riêng.


http://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=a...B%91%20105
Reply
Tâm sự của Sư Toại Khanh

Nếu mà mình bỏ lớp kinh tạng thì tôi không dám nói, tôi tuyệt đối không dám nói là chỉ một mình tôi giảng kinh tạng được, nhưng mà ai làm? 

Những vị mà có sức làm thì họ đều bận rộn nhập định hết, theo tôi biết, đều là những vị đắc định hết á . Những cái vị mà giảng những bài kinh này bây giờ họ vô núi đại định hết, hoặc là có những vị đắc định tại phố hay gì đó, không chịu xuất định để mà họ dạy, chứ nếu mà trong room, bà con trong nước ngoài nước, các vị đó xuất định để mà giảng kinh thì quá tuyệt, nha. 



http://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=a...B%91%20105
Reply
(2021-05-12, 01:54 PM)LeThanhPhong Wrote: [Image: 185446452_317907616371720_87115815546895...e=60C1E9C8]


http://vietbestforum.com/showthread.php?tid=3994&pid=351280#pid351280

# 848, page 57

Huynh LTP ở đâu có cái bảng này hay á huynh!  10_point Clap Kaos-1
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
(2021-05-18, 10:10 PM)Xí Xọn Wrote: Huynh LTP ở đâu có cái bảng này hay á huynh!  10_point Clap Kaos-1

Sis thấy cái link dưới tấm hình đó không?  LTP rinh từ thread của huynh abc qua đó.

Sis click vào link, rồi vào trang 57, post số 848 là thấy liền.

Thanks-sign-smiley-emoticon  Cám ơn sis nhiều.
Reply
Tứ vô lượng tâm

Làm ơn ghi dùm tôi 4 cái nha, định nghĩa luôn:

1/ Tâm từ là muốn người được sống trong nhân lành quả lành, nhân lành là tâm tốt nói chung, muốn người ta vui vẻ mà vừa biết tu.

2/ Tâm bi là muốn cho người ta đừng có sống trong nhân xấu quả xấu.

Phải ghi rõ như vậy đó, chứ tôi sợ nhứt là Phật tử đi chùa 80 năm mà hỏi từ bi hỷ xả là gì nói tầm bậy tầm bạ, nó vừa xấu hổ cho đạo, mà thêm cái đầu mình nó như vậy rồi mai mốt rồi làm sao mà trồi lên mà học đạo được, hả? Giáo lý nó nằm ngay chóc ở đây hỏng chịu học. Trong kinh điển thời này Phật Pháp còn, thì hỏng chịu học, mà rồi mai mốt sanh ra không gặp Phật Pháp thì coi như là càng đi xuống nữa nha.

Cho nên tâm bi là muốn cho người ta đừng sống trong nhân xấu quả xấu.

3/ Tâm hỷ là vui khi nhìn thấy cái nhân lành quả lành của người khác, là vui theo nhân lành quả lành của người khác.

4/ Tâm xả, phải định nghĩa đầy đủ không có bỏ sót một chữ, không được ghi thiếu,
là khả năng bình thản khi nhìn về mọi người, bằng cách nghĩ về cái nghiệp riêng của mỗi cá nhân . 
  1. Ta thương họ bao nhiêu thì cũng không bằng cái thiện nghiệp của họ, có nghĩa là mình không thể lo cho họ được bằng cái phước cũ của họ do quá khứ để lại, 
  2. ta có ghét họ bao nhiêu thì ta cũng không hại được họ, bởi vì cái phần đó đã có nghiệp ác của họ nó lo rồi.
Nói chung là mình không cần phải luyến nhớ ai mà cũng không cần phải căm thù ai. Mỗi người đã có cái nghiệp riêng tự nó xử nó. 

Cái chuyện mà người ta xấu đó là chuyện của người ta. 
Nhưng mà cái chuyện mà mình bất mãn người ta đó là nhân xấu của mình, mà tự nhiên mình đi gắp lửa mình bỏ trong túi quần là sao?

Các vị mà tu tập xả vô lượng tâm là luôn có khả năng thanh thản khi mà thấy người ta thiện, ác hay là khổ, vui. 
Thương thì vẫn thương nhưng mà nhắm trong trường họp thấy không giúp được, thì vị đó vẫn phải có khả năng thanh thản bằng cách là nghĩ về cái nghiệp lý của mỗi người, vị đó phải có khả năng đó.

Anh có lòng thương người bằng trời nhưng mà không có khả năng thanh thản, tôi đã gặp rồi, thấy người ta khổ cái tự nhiên khóc hà, cái đó mới vô duyên dữ dội đó, nha. Thấy khổ quá, cái họ kể cho tôi nghe họ cũng khóc nữa. 

Họ nói: "Trời ơi, Sư ơi, về nước thấy cái gia đình gì đâu nheo nhóc, nhà tôn thấp tè mà có ba bà cháu hà, bố đi tù, bà mẹ xì ke nghiện ngập, để cho bà nội bà ngoại ở nhà với mấy đứa nhỏ, có ba bà cháu vậy đó. Mà tụi nó đâu có học hành gì, tụi nó bán vé số, mà coi như là đôi dép của nó dép nhựa tổ ong đó sư, rồi nó đứt, nó lấy kẽm nó ràng lại. Mà trời ơi bửa đó con đi thăm con nhỏ cháu, rồi tình cờ con chờ nhỏ cháu nó mở cửa cổng, đi vô con nhìn con thấy khổ quá, vô hỏi kỹ lại gia cảnh vậy. Trời ơi, muốn giúp làm sao bây giờ? Cho tiền nó thì má nó về lấy hết, còn cất thì ăn trộm nó vô nó lấy. Thứ hai nữa, cho thì cho bao nhiêu cho đủ, cho nó giờ cho năm, ba triệu thì sao đủ xài mà cho nhiều thì mình cũng ngán." Kể vậy cái tự nhiên khóc hà.

Thí dụ như vậy thì tôi nghĩ hỏng có nên, tại vì 
  1. tôi cần quí vị thương tôi, 
  2. tôi cần quí vị giúp tôi, 
  3. chớ tôi không muốn quí vị ứa nước mắt khi nghĩ về tôi, nhớ về tôi, 
  • bởi vì cái đó (nước mắt) tôi ăn không có được. 
  • Thứ hai nữa, khóc là cái rất là bất thiện, các vị hiểu không?
Cho nên cái thứ tư này là cái khó tu nhất, có nghĩa là anh có khả năng thương người, anh có khả năng bao dung. Cái gì anh cũng có hết, nhưng mà cái đặc biệt, cái khả năng thứ tư là anh trong trường hợp cần thiết, thì anh phải có khả năng thanh thản khi mà nghĩ về cái định nghiệp riêng của mỗi người, nha.

Có nghĩa là 
  1. ta thương họ cỡ nào đi nữa thì ta cũng không lo cho họ bằng cái thiện nghiệp của họ. 
  2. Mà ta cũng không cần phải ghét ai bởi vì mỗi người đã có phần nghiệp ác của họ nó tự lo cho họ rồi. 
Họ đối phó với cái ác của họ là họ đã bở hơi tai rồi, tối tăm mặt mũi rồi, chứ cần gì mình ra tay. 

Nên mình
  1. không cần phải ghét ai,
  2. cũng không cần mình phải ái luyến ai. 
Chuyện căn bản là mỗi người có cái nghiệp riêng. Đấy, là như vậy đó.


Thời nay có người đắc đạo không ?

... Nhiều người nghĩ rằng đời nay không có người đắc đạo. Sai. 
Tôi đã nói rồi người đắc đạo ngày xưa nhiều hơn bây giờ một tỷ lần. Đúng. 

Nhưng mà điều đó không có nghĩa là ngày nay không có. 

Mà tại sao mình không biết?
  1. họ không có nhu cầu để cho người khác biết. 
  2. họ nói ra mình có tin hay không, mà trong khi cái đồ giả nó quá nhiều đi. 
Bây giờ có vị nào họ đắc thiệt họ nói . Thứ nhứt, có ai tin họ hay không ?  Giả sử như có người tin, thì bữa trước là có một ông thứ thiệt ổng nói, là bữa sau nó có tới 800 cái người giả nó cũng xưng nữa là chết. 

Thánh nhân thấy, 
  1. thứ nhứt là mình không thích khoe, 
  2. thứ hai nữa là khoe để được cái gì? 
  3. Thứ ba, khoe vậy chỉ hại đạo thôi. 
  4. Thứ tư, thánh nhân người ta không có thời gian để mà người ta ngồi an lạc, làm sao có thời gian đâu để mà đi khoe ?
https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=audio/2019%20Youtube/20190623.KTC.6.105%20H%E1%BB%AFu%20Bhava



Bốn loại Tái sanh (Patisandhi)

Vì tâm thức, các tâm sở và sắc uẩn (citta, cetasikas, rupa) khởi lên vào lúc tái sanh (patisandhi), đều là hậu quả của nghiệp lực (kamma), cho nên tùy theo các loại nghiệp tốt xấu mà phân biệt ra thành bốn loại tái sanh. Bốn loại tái sanh là:
  1. hoá sanh (Opapatika patisandhi);
  2. thấp sanh (Sansedaja patisandhi);
  3. noãn sanh (Andaja patisandhi);
  4. thai sanh (Jalabuja patisandhi).
#853, p 57
http://vietbestforum.com/showthread.php?tid=3994&pid=349273#pid349273
Reply
Thập Nhị Nhân Duyên
(Paticca Samuppàda) (1-4)


Piyadassi Maha Thera
Phạm Kim Khánh dịch (1972)


(Post 483, p 33)

Nhập đề

1/ Tư tưởng Phật Giáo không có một Nguyên Nhân Ðầu Tiên 

(Vì thế, Phật giáo không có cặp nam nữ đầu tiên như cặp Adam và Eva của Cựu Ước.)

Ðức Phật quả quyết tuyên bố rằng khởi điểm đầu tiên của kiếp sinh tồn là cái gì không thể quan niệm được [1], và những ý niệm, những khảo sát, và tranh luận tương tợ về một khởi điểm đầu tiên có thể làm loạn trí. [2]

2/ Ðức Phật khám phá chơn lý Tuỳ Thuộc Phát Sanh

Giáo lý Tùy Thuộc Phát Sanh không phải là công trình của một oai lực Thần Linh, không phải cái gì được tạo nên. Dầu có Ðức Phật hay không, sự kiện, "cái này có, cái kia trở thành". Do sự phát sanh của cái này, cái kia phát sanh. Cái này không có, cái kia không trở thành. Do sự chấm dứt của cái này, cái kia chấm dứt..." vẫn hiện hữu.

3/ Mười hai yếu tố của Thập Nhị Nhân Duyên - Paticca - Samuppàda - theo cả hai chiều, phát sanh và chấm dứt (anuloma và patiloma) đều đã được bao gồm trong Tứ Diệu Ðế.
Reply
"...Phật không dạy mình thích cái gì. Phật không kêu mình ghét cái gì. Phật chỉ dạy mình: COI KỸ NÓ LÀ GÌ RỒI LIỆU MÀ BUÔNG ĐI CON. Chỉ vậy thôi."

(Trích lời giảng sư Giác Nguyên/Toại Khanh trong pháp thoại hôm nay 24/05/2021 phát live trên fb kalama journal)

Post # 857, p 58
http://vietbestforum.com/showthread.php?...#pid354459
Reply
10 KIẾT SỬ VÀ 4 QUẢ THÁNH
Tỳ kheo Giác Giới (Bodhisīla Bhikkhu) biên soạn

https://www.facebook.com/Phatgiaonguyent...493993289/

--ooOoo--

10 kiết sử gồm:
  1. năm hạ phần kiết sử: thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, dục ái và sân.
  2. năm thượng phần kiết sử: ái sắc, ái vô sắc, ngã mạn, phóng dật, và vô minh.
--ooOoo--

Có bốn quả vị (phala) tu hành của đời sống phạm hạnh:

1- Quả vị Nhập Lưu (Sotāpattiphala) cũng gọi là Dự lưu, Sơ quả, Tu đà huờn.
Gọi là Nhập lưu hay Dự lưu, nghĩa là dự vào dòng thánh vức; khi đắc quả vị này rồi thì không còn là phàm phu tánh, mà là bậc thánh, nhưng là thánh Hữu học.
Gọi là sơ quả vì đây là thánh quả thứ nhất trong bốn thánh quả.
Gọi là Tu đà huờn, tức là đọc âm của tiếng Sotāpatti.
Vị thánh nhập lưu đã đoạn trừ ba kiết sử là: thân kiến, hoài nghi và giới cấm thủ. Vị thánh nhập lưu có thể còn tái sanh nhưng không quá bảy lần (vì vậy cũng gọi là Thất lai), và nếu có tái sanh cũng chỉ sanh ở cõi vui, nhất định không sanh đọa vào 4 khổ cảnh.


2- Quả vị Nhất lai (Sakadāgāmiphala), cũng gọi là Nhị quả, Tư đà hàm.
Gọi là Nhất lai, vì bậc này nếu có tái sanh nữa thì chỉ một lần sanh lại cõi dục rồi đắc vô dư y Níp bàn.
Gọi là nhị quả, vì đây là thánh quả thứ hai trong bốn thánh quả, quả vị cao hơn nhập lưu, nhưng cũng là thánh hữu học.
Gọi là Tư đà hàm, tức là đọc âm của tiếng Sakadāgāmi.
Vị thánh Nhất lai tiếp tục giảm trừ hai kiết sử là: dục ái và sân.


3- Quả vị Bất lai (Anāgāmiphala), cũng gọi là Tam quả, A na hàm.
Gọi là Bất lai, vì bậc này sẽ không còn tái sanh lại cõi dục nữa, vị ấy sẽ hóa sanh vào cõi Tịnh cư sắc giới và vô dư y Níp bàn ở đó.
Gọi là tam quả, vì đây là thánh quả thứ ba trong bốn thánh quả, là quả hữu học cao hơn Tu đà huờn và Tư đà hàm.
Gọi là A na hàm, tức là đọc âm của tiếng Anāgāmi.
Vị thánh Bất lai đã hoàn toàn đoạn diệt năm hạ phần kiết sử là: thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, dục ái và sân.


4- Quả vị Ưng Cúng (Arahattaphala), cũng gọi là tứ quả, A la hán.
Gọi là Ưng Cúng, vì là bậc xứng đáng cúng dường bởi người đời.
Gọi là tứ quả vì đây là quả vị thứ tư, quả vị cao tột trong bốn thánh quả.
Gọi là A la hán, tức đọc âm của tiếng Arahatta hay Arahaṃ.
Vị thánh A la hán đã hoàn toàn thanh tịnh phiền não, cắt đứt năm thượng phần kiết sử còn dư sót, là Ái sắc, Ái vô sắc, ngã mạn, phóng dật, và vô minh.
Vị A la hán không còn sự tái sanh, nên gọi là bậc vô sanh, vị ấy phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống, nên gọi là bậc vô học.
Đối với bốn quả vị phạm hạnh này, người tại gia cư sĩ đều có thể đạt được cả.
Tuy vậy, với phẩm mạo cư sĩ khó có người đắc quả A la hán, nếu có thì không giữ được thọ mạng lâu dài. Một ngươi cư sĩ nếu đắc A la hán, có hai sự kiện xảy ra, một là phải lập tức thay đổi phẩm mạo thành bậc xuất gia, hai là phải viên tịch Níp bàn ngay trong ngày hôm ấy.


CƯ SĨ GIỚI PHÁP
Tỳ kheo Giác Giới (Bodhisīla Bhikkhu) biên soạn

[Image: 116335322_732384467326625_42826571762696...e=60D267ED]
Reply
Ngài U Silananda giảng Thập Nhị Nhân Duyên - Dẫn Nhập 

(Posts # 509 - 511 p 34-35)

Định nghĩa:

Nghiệp: có hai tên khác nhau là 
  1. Hành (sankhāra) hay Hành Nghiệp (sankharakamma) và 
  2. Hữu (bhava) hay Hữu Nghiệp (kammabhava).
Hữu Nghiệp (kammabhava): những hành động tạo tác với mục đích được tái sinh vào cảnh giới tốt đẹp. 
Hữu Nghiệp có hai phần:
  1. Nghiệp Hữu (kamma bhava): là nghiệp nên cũng giống như Hành Nghiệp (sankharakamma)
  2. Sinh Hữu (upapatti bhava): là tái sinh nên cũng giống như Sinh (jāti)

Thủao ước mạnh mẽ, ham muốn mạnh mẽ .

Ái: ưa thích sơ khởi .

Lục Nhập: sáu căn và sáu trần .

Sáu căn: các căn liên hệ đến mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý và sáu trần là các đối tượng như hình sắc, âm thanh, mùi hương, vị nếm, đụng chạm và các đối tượng tổng quát của tâm còn gọi là pháp.

Trong sáu căn thì Ý Căn (manāyatana) thuộc về Danh. Các căn còn lại thuộc về Sắc.

Sáu trần: không nhất thiết ở bên ngoài chúng sanh vì chúng có thể có mặt ngay trong chúng sanh

Pháp: các đối tượng tổng quát của tâm (ở ngay trong chúng sanh) .

Tâm sở Si (một trong 14 tâm sở bất thiện) đồng nghĩa với Vô minh .


--ooOoo--

1. Avijjā-paccayā sankhārā.
“Vô Minh duyên Hành” nghĩa là “Do Vô Minh làm điều kiện, Hành Nghiệp sanh khởi”.

2. Sankhāra-paccayā viñnānam.
“Hành duyên Thức” nghĩa là “Do Hành Nghiệp làm điều kiện, Thức sanh khởi”.

3. Viñnāna-paccayā nāma-rūpam.
“Thức duyên Danh Sắc” nghĩa là “Do Thức làm điều kiện, Danh Sắc sanh khởi”.

4. Nāma-rūpa-paccayā salāyatanam.
“Danh Sắc duyên Lục Nhập (sáu căn)” nghĩa là “Do Danh Sắc làm điều kiện, Lục Nhập (sáu căn) sanh khởi”.

5. Salāyatana-paccayā phasso.
“Lục Nhập (sáu căn) duyên Xúc” nghĩa là “Do Lục Nhập (sáu căn) làm điều kiện, Xúc sanh khởi”.

6. Phassa-paccayā vedanā
“Xúc duyên Thọ” nghĩa là “Do Xúc làm điều kiện, Thọ sanh khởi”.

7. Vedanā-paccayā tanhā
“Thọ duyên Ái” nghĩa là “Do Thọ làm điều kiện, Ái sanh khởi”.

8. Tanhā-paccayā upādānam.
“Ái duyên Thủ” nghĩa là “Do Ái làm điều kiện, Thủ sanh khởi”.

9. Upādāna-paccayā bhavo.
“Thủ duyên Hữu” nghĩa là “Do Thủ làm điều kiện, Hữu sanh khởi”.

10. Bhava-paccayā jāti.
“Hữu duyên Sinh” nghĩa là “Do Hữu làm điều kiện, Sinh sanh khởi”.

11. Jāti-paccayā jarā-maranam, soka-parideva- dukkha-domanass’upāyāsā sambhavanti.
“Sinh duyên Lão, Tử và Sầu, Bi, Khổ, Ưu, Não” nghĩa là “Do Sinh làm điều kiện nên Lão, Tử và Sầu, Bi, Khổ, Ưu, Não sanh khởi”.

Evam etassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti.
“Đó là toàn bộ một khối khổ đau”.

Thủ và tà kiến là nguyên nhân của Nghiệp gây ra tái sinh
Reply
Không thương ai quá, cũng không ghét ai quá để phải tạo nghiệp.


Nếu có những nghiệp quả nặng đến với chúng ta trong đời này thì chúng ta cũng hiểu đây là một cái bóng trong đời trước, vì vô minh chúng ta đã tạo, bây giờ nó đến.  Có đến cũng là bóng, nên chúng ta có trả cũng không thấy đau khổ nhiều.

Trong đời sống, nếu có được sự tỉnh thức, tỉnh giác thì đau khổ biến thành một sự tiến bộ tâm linh.  Trên đường tu, trí tuệ là rất cần.

[Image: rain-6_kindlephoto-15004130.jpg]

Post # 1, trang 1

http://vietbestforum.com/showthread.php?...#pid358182
Reply
LTP thắp nén tâm hương tưởng nhớ đến anh chị Bùi Nhật Tiến - Đỗ Phương Khanh .  

Thành kính,
LTP

------------
Nhà văn Đỗ Phương Khanh qua đời ở tuổi 84




VATV | Nhà Văn Nhật Tiến vừa qua đời ngày thứ Hai 14-09-2020


Reply
Ý nghĩa của Xúc trong Phật Giáo

https://theravada.vn/muoi-hai-nhan-duyen-tuong-quan-thu-nam/

Đặc tính của Xúc là tiếp xúc hay đụng chạm. Tuy nhiên, Xúc không thuộc về sắc pháp hay vật chất nhưng là về tâm hay danh pháp. Vì thế, Xúc thật sự không phải là đụng chạm theo ý nghĩa thông thường. Chẳng hạn, khi thấy đối tượng mạnh mẽ khiến quí vị bị ảnh hưởng thì đó là kết quả của Xúc.

Trong Kinh, các ví dụ về Xúc dựa theo cách biểu hiện của tiếp xúc hay đụng chạm. Ví dụ khi thấy một người đang ăn trái cây như xoài, miệng quí vị chảy nước miếng. Đó là tác dụng của Xúc. Khi thấy vật hay người bị hành hạ, ai có lòng bi mẫn sẽ đau lòng, đôi khi run sợ. Đó cũng là tác dụng của Xúc. Một người nhút nhát đứng trên mặt đất coi một người khác đang chú tâm giữ thăng bằng trên cành cây cao bỗng thấy đầu gối mình bị run rẩy. Đó là do tác dụng của Xúc. Khi coi xiệc thấy người diễn trò đi dây hay những người nhào lộn trên cao, ta cảm thấy hồi hộp trong tim. Đó cũng là tác dụng của Xúc. Khi thấy một điều kỳ dị kinh hoàng như ma hay thú dữ, chân như mất hết năng lực không thể nào di chuyển được nữa. Đó là kết quả của Xúc. Sư còn nhớ một tu viện dành riêng cho tăng ni tọa lạc trên một ngọn đồi gần giống như một khu rừng có nhiều beo ở Sagaing gần Mandalay. Ban đêm beo đến dòng sông uống nước và khi chó đánh mùi beo, chúng đứng bất động và trở thành mồi ngon cho beo. Đó là tác dụng của Xúc. Quí vị có thể tìm thêm nhiều thí dụ nữa về Xúc từ chính kinh nghiệm riêng của mình.
Reply