2021-03-12, 10:48 AM
Lợi Ích của Chánh Niệm
... trong Kinh dùng mấy cái hình ảnh đẹp lắm, mô tả cái nội tâm của người tu.
Việt Nam mình thêm cái nữa là nước đổ đầu vịt. Một người tu hành thì sáu trần thị phi không có ảnh hưởng đến tâm tư. Nó trượt qua mất. Khi quý vị chưa tu tập quý vị thấy cái này như trên mây nhưng sẽ đến một ngày qúy vị làm được chuyện đó.
Qúy vị hỏi tôi: "Chừng nào vậy, Sư ?". Dễ lắm, khi bác sĩ nói mình bị ung thư thì tự nhiên mình thấy tu nó dễ liền à. Lúc đó mình thấy mình bắt đầu là con số không rồi đó. Cho nên tu hành tốt nhất là nên tu bằng tâm trạng của người tử tù. Tôi biết tôi nói cái đó nhiều người thấy sợ, tu gì mà nặng nề quá. Đúng. Phải như vậy. Tu bằng tâm trạng của người tử tù, của người sắp ngồi ghế điện, tu bằng tâm trạng của người bị ung thư thời kì cuối. Chúng nó chửi vô mặt mình mình nhẫn rất là dễ. Đã nói ung thư thời kì cuối mà còn mặt mũi, danh dự, sĩ diện gì nữa.
Chỉ có người tu như vậy mới thực sự an lạc. Nhưng quý vị đừng có hiểu lầm là "Sống theo lời ổng là mình phải sống theo một cái tâm trạng mặc cảm". Không có. Cứ nghe lời tôi khi quý vị nghĩ mình là con số không, qúy vị an lạc hơn bao giờ hết. Người không có đủ Ba-la-mật nghe mấy cái này một là không hiểu, hai là hiểu nhưng không thực tập nổi.
Có người hỏi tôi một câu hơi ruồi bu: "Sư ơi, trong Kinh nói rằng phải có đủ Ba-la-mật mới đắc Đạo. Làm sao mình biết mình có đủ Ba-la-mật?". Biết làm gì? Mình cứ nỗ lực, hễ nó đủ thì nó đắc . Chứ mình biết làm cái gì. Phải nỗ lực. Và ngài Pa Auk ngài nói một câu tôi thấy rất là tâm đắc: "Đừng có nghĩ là đang tạo Ba-la-mật mà là đang sử dụng Ba-la-mật". Thay vì mình nghĩ tôi đang tạo Ba-la-mật tức là mình đã có mặc cảm kiếp này mình không đắc rồi. Mà Ngài nó là mình hãy sử dụng Ba-la-mật, nghĩa là mình đang bố thí, mình trì giới, mình vẫn làm bình thường, nhưng mình không có mặc cảm là mình phải đợi kiếp sau. Mình phải sử dụng cái hạnh lành của mình để mà mình tu tập, chứ không phải mình đang vun bồi để kiếp nào đó mới đắc.
Thấy mình là ghê gớm thì không nên mà thấy mình là bé mọn đến mức mặc cảm tự ti cũng không nên. Cứ thẳng đường mà đi, đi được bao nhiêu thì đi. Mình nghĩ cái chân mình bị teo cơ mình đi không được thì thôi mình lết, mình bò. Còn đằng này mình nghĩ "Thôi, tui biết cái số tui, chân tôi bị què, bị cụt. Thôi tui ở đây à!". Đâu có được! Lết được thì cứ lết . Biết đâu khi lết, phát hiện ra chân mình không có bị gì thì sao ? Cho nên, bậy nhất là tự đại tự kiêu . Ếch ngồi đáy giếng mà nghĩ mình là cái rốn vũ trụ. Nhưng mà một cái thứ hai cũng bậy không kém là tự cho mình không làm được rồi không làm, cũng không nên.
Thường Xuyên Sống Trong Chánh Niệm
Cứ thẳng đường mà đi, sức được đến đâu thì làm.
Tôi đã nói rồi có ba lý do mà mình thường xuyên phải sống trong chánh niệm.
Ví dụ, cái chuyện này đã ác rồi nè . Người ta gọi phone vô "có nghe cô Đào, cô Yến gì đó không?" - "Ờ, cái bà đó bả đi chùa bà kỳ lắm". Lúc đó là lúc cổ tạo nghiệp đó. Lúc đó mà cổ nói theo là cổ có nghiệp rồi đó. "Ờ, em có thấy chị, bà đó bả kỳ lắm. Em nói không phải nói chứ, bả...". Rồi xong, vô rồi. Lúc đó là lúc tạo nghiệp mà mình không biết. Mình nói thêm, dậm vá, bổ sung là đã là nghiệp.
Người có chánh niệm họ không làm chuyện đó. Hoặc là tin nhắn làm cho mình bực mình, lẽ ra mình trả lời cho đã cái bực mình nhưng mà không, mình nghĩ lửa cháy đến đây đủ rồi đừng để lửa lan thêm nữa. Người tu hành nhớ cái đó. Lửa đến đây đủ rồi đừng để lửa lan thêm nữa.
Thu Thúc 6 Căn
Trong Kinh có những cái bài học rất là hay. Thích cái gì càng ít căn càng tốt.
Sáu căn là gì? Là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Mà mình thích cái gì bằng cả sáu căn thì cái thích đó rất là sâu đậm, đúng không? Ví dụ, mình mến một người nào đó bằng con mắt và tối về mình nhớ đến họ là đủ rồi. Còn đằng này mình phải gọi phone mình nghe họ nói, rồi mình tới cầm tay, cầm chân là thôi rồi, xong luôn.
Kỳ rồi tôi dạy ở Houston, tôi có mến một cô thì mới có chuyện thế này: "Sư mến mấy căn rồi Sư?". Có còn nhớ bài Duyên hôm bửa mình học không? Có những thứ trên đời này nó giúp nhau bằng cách cùng có mặt. Có những cái nó giúp nhau bằng cách là vắng mặt. Có những cái nó giúp nhau bằng cách có mặt trước, có mặt sau. Qúy vị muốn khuyên một ông sư nào đó đang mang tiếng với phụ nữ, quý vị nói "Sư à, hãy để cô đó giúp Sư bằng cách ly duyên, giúp bằng cách vắng mặt nghe Sư, giúp bằng cách cùng có mặt là banh xác nha Sư!". Học giáo lý nó lợi ở chỗ đó, học giáo lý nó được nhiều cái rất là hay. Nên trong kinh dạy rất rõ "Thích cái gì, ghét cái gì càng ít căn càng tốt". Mình ghét thì ghét bằng nhãn căn, ý căn là đủ rồi, mà đến thân căn là thôi "máu nhuộm bến Thượng Hải".
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=RE3ETK1OLlQ&abt=S%E1%BB%91ng+Ch%C3%A1nh+Ni%E1%BB%87m+%281%29
(Sư Toại Khanh - Sống Chánh Niệm (1))
Tại Sao Không Khoe ?
Hễ ngày nào mình còn thấy mình là hay thì ngày đó mình còn đang dở ẹc. Bởi vì theo như trong Kinh, trên đời này
Nếu mà Ba-la-mật tròn đủ các vị đắc A-la-hán thì coi như các vị hết bệnh. Hôm qua tôi bị tiêu chảy, "đi" từ sáng đến tối, đi hỏng nổi, chỉ có bò thôi, tối uống đúng thuốc nó không tiêu chảy nữa. Sáng hôm sau các vị chỉ có mừng chứ các vị có hãnh diện không?
Tôi bị tiêu chảy tôi biết. Tôi hết bệnh tôi chỉ có mừng chứ tôi chưa từng soi gương thấy mình hay . Nó không chết là mừng lắm rồi. Thì một người hiểu Đạo thấy rằng tất cả mọi công đức quý vị làm, tất cả mọi thành tựu Đạo nghiệp chỉ là uống thuốc thôi. Và nó thật sự là như vậy, chứ không phải là vì tôi dùng phương tiện tôi giải thích, tôi ví dụ, không phải, mà thật sự nó là như vậy. Các vị có tu bằng trời đi nữa cũng chỉ là uống thuốc thôi. Và vị A-la-hán là người hết bệnh, thì các vị tưởng tượng mình đắc A-la-hán như người hết tiêu chảy vậy.
Trong khi mình lại khác, mình mà được ba mớ mình lại thấy mình hay.
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=xYeFI5fYV74&abt=H%E1%BA%A1nh+Ph%C3%BAc+v%C3%A0+%C4%90au+Kh%E1%BB%95+%281%29
(Sư Toại Khanh - Hạnh Phúc và Đau Khổ (1))
Thương Tất Cả Chúng Sinh
Có cô Phật tử đó má cổ chết: "Từ nhỏ đến lớn con sợ chết lắm, con nhát lắm, con chưa bao giờ có ý tự tử hết. Nhưng mà Sư biết không khi má con mất rồi con mới biết con thương má cỡ nào. Sư có biết con nghĩ là bây giờ con chết cũng được miễn sao con gặp lại má hoặc là con đừng có nhớ má nữa. Chứ giờ con điên lên rồi" . Cổ gọi phone cho tôi.
Tôi nói: "Tôi cũng bị mất mẹ như cô vậy đó. Cô đừng nói cô thương má cô hơn tôi thương mẹ tôi. Khó ai nói. Nhưng mà tôi hỏi cô, cái gì cô biết cô trả lời nha. Cô có tin rằng trước cái kiếp này cô đã từng sống nhiều kiếp sống quá khứ không?"
- Dạ, đi chùa con có nghe cái đó
- Cô tin không?
- Dạ tin!
- Cô có tin là kiếp này cô chết cô còn đi nhiều kiếp nữa không?
- Dạ tin!
- Cô có tin là kiếp quá khứ cô có vô số người mẹ không?
- Dạ tin!
- Cô có tin là sau kiếp này cô gặp vô số người mẹ không?
- Con tin!
- Năm nay cô nhiêu tuổi rồi?
- Dạ con 46 tuổi.
- Cách đây 47 năm cô có bà mẹ khác không?
- Dạ có thể!
- Vậy chứ bà mẹ cách đây 47 năm cô bỏ đâu rồi? Cô chỉ biết bà mẹ của bây giờ thôi. Năm nay cô 46, nếu cô sống thêm 30 năm nữa, 76 tuổi cô chết thì cô sẽ có bà mẹ khác. Bây giờ cô không màng bà mẹ của 30 năm nữa và bà mẹ của 47 năm trước mà cô chỉ màng đến bà mẹ mà đã sống cạnh cô 46 năm nay thôi. Cô nghĩ coi có kì không?"
- Con biết, con biết, Sư nói con hiểu nhưng bà mẹ của con hy sinh cho con nhiều lắm...
- Tôi biết, nhưng bà mẹ nào cũng hy sinh cho con hết mà cô chỉ nhớ bà mẹ bây giờ. Cô có biết rằng trong quá khứ có vô số những buổi chiều mưa, có một người đàn bà lưng còng, một bờ vai nhỏ, đội mưa đứng chờ cô trên một bến sông mỗi lần cô lấy chồng xa cô về, cô có biết không? Bả nấu những bửa cơm chiều cho cô ăn, tối cô ngủ bả lén lén bả vén mùng đuổi muỗi, bả nằm ké kế bên không dám đụng sợ cô giật mình, bả nằm ngoài nên muỗi cắn, rồi hôm sau bả bán chiếc nhẫn cưới của bả để chuẩn bị thức ăn cho cô ăn để làm dâu xa xứ. Cô có biết ở những kiếp quá khứ cô gặp một tỷ bà mẹ như vậy không. Cô đâu có nhớ, cô chỉ nhớ bà mẹ kiếp này không à. Có công bằng lắm không? Cô từng có mẹ, cô biết là mẹ thương mình cỡ nào, mà có vô số bà mẹ trong quá khứ và sẽ có vô số bà mẹ như vậy trong kiếp sau, mà mình chỉ tập trung mình khổ cho bà mẹ hiện tại.
-------------------------------
Nói như vậy, không hề có nghĩa tôi kêu các vị phủ nhận bà mẹ hiện tại, nhưng mà phải luôn luôn nhớ rằng có hiếu với bà mẹ hiện tại bao nhiêu thì cũng phải nhớ rằng bà không phải là duy nhất. Do đó, đó chính là lý do chúng ta phải thương tất cả chúng sinh.
Đức Phật dạy rằng "Này các Tỳ kheo, thật khó để tìm ra được một người chưa từng làm mẹ ruột của mình". Với Phật nhãn Ngài thấy khắp nơi, Ngài nói thật khó để tìm ra một người chưa từng làm mẹ ruột của mình, chưa từng là cha ruột, chưa từng là một người vợ hiền, người chồng tốt, chưa từng là một người anh tốt, người em tốt. Ngài nói rất khó tìm được một người như vậy. Người đàn bà mà mình ghét nhất trong cuộc đời mình chắc chắn trong một kiếp nào đó, đã từng là một người vợ hiền, một người mẹ hiền của mình mà mình không biết."
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=xYeFI5fYV74&abt=H%E1%BA%A1nh+Ph%C3%BAc+v%C3%A0+%C4%90au+Kh%E1%BB%95+%281%29
(Sư Toại Khanh - Hạnh Phúc và Đau Khổ (1))
... trong Kinh dùng mấy cái hình ảnh đẹp lắm, mô tả cái nội tâm của người tu.
- Một là, như nước đối với lá sen.
- Hai là như gió qua mành lưới.
- Ba là hột cải đầu kim.
Việt Nam mình thêm cái nữa là nước đổ đầu vịt. Một người tu hành thì sáu trần thị phi không có ảnh hưởng đến tâm tư. Nó trượt qua mất. Khi quý vị chưa tu tập quý vị thấy cái này như trên mây nhưng sẽ đến một ngày qúy vị làm được chuyện đó.
Qúy vị hỏi tôi: "Chừng nào vậy, Sư ?". Dễ lắm, khi bác sĩ nói mình bị ung thư thì tự nhiên mình thấy tu nó dễ liền à. Lúc đó mình thấy mình bắt đầu là con số không rồi đó. Cho nên tu hành tốt nhất là nên tu bằng tâm trạng của người tử tù. Tôi biết tôi nói cái đó nhiều người thấy sợ, tu gì mà nặng nề quá. Đúng. Phải như vậy. Tu bằng tâm trạng của người tử tù, của người sắp ngồi ghế điện, tu bằng tâm trạng của người bị ung thư thời kì cuối. Chúng nó chửi vô mặt mình mình nhẫn rất là dễ. Đã nói ung thư thời kì cuối mà còn mặt mũi, danh dự, sĩ diện gì nữa.
Chỉ có người tu như vậy mới thực sự an lạc. Nhưng quý vị đừng có hiểu lầm là "Sống theo lời ổng là mình phải sống theo một cái tâm trạng mặc cảm". Không có. Cứ nghe lời tôi khi quý vị nghĩ mình là con số không, qúy vị an lạc hơn bao giờ hết. Người không có đủ Ba-la-mật nghe mấy cái này một là không hiểu, hai là hiểu nhưng không thực tập nổi.
--ooOoo--
Sử dụng Ba La Mật
Có người hỏi tôi một câu hơi ruồi bu: "Sư ơi, trong Kinh nói rằng phải có đủ Ba-la-mật mới đắc Đạo. Làm sao mình biết mình có đủ Ba-la-mật?". Biết làm gì? Mình cứ nỗ lực, hễ nó đủ thì nó đắc . Chứ mình biết làm cái gì. Phải nỗ lực. Và ngài Pa Auk ngài nói một câu tôi thấy rất là tâm đắc: "Đừng có nghĩ là đang tạo Ba-la-mật mà là đang sử dụng Ba-la-mật". Thay vì mình nghĩ tôi đang tạo Ba-la-mật tức là mình đã có mặc cảm kiếp này mình không đắc rồi. Mà Ngài nó là mình hãy sử dụng Ba-la-mật, nghĩa là mình đang bố thí, mình trì giới, mình vẫn làm bình thường, nhưng mình không có mặc cảm là mình phải đợi kiếp sau. Mình phải sử dụng cái hạnh lành của mình để mà mình tu tập, chứ không phải mình đang vun bồi để kiếp nào đó mới đắc.
- Đừng bao giờ tu tập bằng cái tâm trạng của người mặc cảm.
- Nhưng cũng không nên tu tập bằng tâm trạng của người tự đại.
Thấy mình là ghê gớm thì không nên mà thấy mình là bé mọn đến mức mặc cảm tự ti cũng không nên. Cứ thẳng đường mà đi, đi được bao nhiêu thì đi. Mình nghĩ cái chân mình bị teo cơ mình đi không được thì thôi mình lết, mình bò. Còn đằng này mình nghĩ "Thôi, tui biết cái số tui, chân tôi bị què, bị cụt. Thôi tui ở đây à!". Đâu có được! Lết được thì cứ lết . Biết đâu khi lết, phát hiện ra chân mình không có bị gì thì sao ? Cho nên, bậy nhất là tự đại tự kiêu . Ếch ngồi đáy giếng mà nghĩ mình là cái rốn vũ trụ. Nhưng mà một cái thứ hai cũng bậy không kém là tự cho mình không làm được rồi không làm, cũng không nên.
--ooOoo--
Thường Xuyên Sống Trong Chánh Niệm
Cứ thẳng đường mà đi, sức được đến đâu thì làm.
Tôi đã nói rồi có ba lý do mà mình thường xuyên phải sống trong chánh niệm.
- Một là không biết mình sẽ chết trong lúc nào đừng để mình chết trong thất niệm.
- Hai, không biết cái cơ hội đắc Đạo của mình là lúc nào.
- Thứ ba, mình không biết sắp tới đây mình sẽ làm chuyện gì.
Ví dụ, cái chuyện này đã ác rồi nè . Người ta gọi phone vô "có nghe cô Đào, cô Yến gì đó không?" - "Ờ, cái bà đó bả đi chùa bà kỳ lắm". Lúc đó là lúc cổ tạo nghiệp đó. Lúc đó mà cổ nói theo là cổ có nghiệp rồi đó. "Ờ, em có thấy chị, bà đó bả kỳ lắm. Em nói không phải nói chứ, bả...". Rồi xong, vô rồi. Lúc đó là lúc tạo nghiệp mà mình không biết. Mình nói thêm, dậm vá, bổ sung là đã là nghiệp.
Người có chánh niệm họ không làm chuyện đó. Hoặc là tin nhắn làm cho mình bực mình, lẽ ra mình trả lời cho đã cái bực mình nhưng mà không, mình nghĩ lửa cháy đến đây đủ rồi đừng để lửa lan thêm nữa. Người tu hành nhớ cái đó. Lửa đến đây đủ rồi đừng để lửa lan thêm nữa.
--ooOoo--
Thu Thúc 6 Căn
Trong Kinh có những cái bài học rất là hay. Thích cái gì càng ít căn càng tốt.
Sáu căn là gì? Là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Mà mình thích cái gì bằng cả sáu căn thì cái thích đó rất là sâu đậm, đúng không? Ví dụ, mình mến một người nào đó bằng con mắt và tối về mình nhớ đến họ là đủ rồi. Còn đằng này mình phải gọi phone mình nghe họ nói, rồi mình tới cầm tay, cầm chân là thôi rồi, xong luôn.
Kỳ rồi tôi dạy ở Houston, tôi có mến một cô thì mới có chuyện thế này: "Sư mến mấy căn rồi Sư?". Có còn nhớ bài Duyên hôm bửa mình học không? Có những thứ trên đời này nó giúp nhau bằng cách cùng có mặt. Có những cái nó giúp nhau bằng cách là vắng mặt. Có những cái nó giúp nhau bằng cách có mặt trước, có mặt sau. Qúy vị muốn khuyên một ông sư nào đó đang mang tiếng với phụ nữ, quý vị nói "Sư à, hãy để cô đó giúp Sư bằng cách ly duyên, giúp bằng cách vắng mặt nghe Sư, giúp bằng cách cùng có mặt là banh xác nha Sư!". Học giáo lý nó lợi ở chỗ đó, học giáo lý nó được nhiều cái rất là hay. Nên trong kinh dạy rất rõ "Thích cái gì, ghét cái gì càng ít căn càng tốt". Mình ghét thì ghét bằng nhãn căn, ý căn là đủ rồi, mà đến thân căn là thôi "máu nhuộm bến Thượng Hải".
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=RE3ETK1OLlQ&abt=S%E1%BB%91ng+Ch%C3%A1nh+Ni%E1%BB%87m+%281%29
(Sư Toại Khanh - Sống Chánh Niệm (1))
--ooOoo--
Tại Sao Không Khoe ?
Hễ ngày nào mình còn thấy mình là hay thì ngày đó mình còn đang dở ẹc. Bởi vì theo như trong Kinh, trên đời này
- có một thứ duy nhất đáng để mình khoe đó là cái tánh không khoe.
- Sự vĩ đại nhất của một con người tu hành đó chính là cái cảnh giới không còn so sánh nữa.
Nếu mà Ba-la-mật tròn đủ các vị đắc A-la-hán thì coi như các vị hết bệnh. Hôm qua tôi bị tiêu chảy, "đi" từ sáng đến tối, đi hỏng nổi, chỉ có bò thôi, tối uống đúng thuốc nó không tiêu chảy nữa. Sáng hôm sau các vị chỉ có mừng chứ các vị có hãnh diện không?
Tôi bị tiêu chảy tôi biết. Tôi hết bệnh tôi chỉ có mừng chứ tôi chưa từng soi gương thấy mình hay . Nó không chết là mừng lắm rồi. Thì một người hiểu Đạo thấy rằng tất cả mọi công đức quý vị làm, tất cả mọi thành tựu Đạo nghiệp chỉ là uống thuốc thôi. Và nó thật sự là như vậy, chứ không phải là vì tôi dùng phương tiện tôi giải thích, tôi ví dụ, không phải, mà thật sự nó là như vậy. Các vị có tu bằng trời đi nữa cũng chỉ là uống thuốc thôi. Và vị A-la-hán là người hết bệnh, thì các vị tưởng tượng mình đắc A-la-hán như người hết tiêu chảy vậy.
Trong khi mình lại khác, mình mà được ba mớ mình lại thấy mình hay.
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=xYeFI5fYV74&abt=H%E1%BA%A1nh+Ph%C3%BAc+v%C3%A0+%C4%90au+Kh%E1%BB%95+%281%29
(Sư Toại Khanh - Hạnh Phúc và Đau Khổ (1))
--ooOoo--
Thương Tất Cả Chúng Sinh
Có cô Phật tử đó má cổ chết: "Từ nhỏ đến lớn con sợ chết lắm, con nhát lắm, con chưa bao giờ có ý tự tử hết. Nhưng mà Sư biết không khi má con mất rồi con mới biết con thương má cỡ nào. Sư có biết con nghĩ là bây giờ con chết cũng được miễn sao con gặp lại má hoặc là con đừng có nhớ má nữa. Chứ giờ con điên lên rồi" . Cổ gọi phone cho tôi.
Tôi nói: "Tôi cũng bị mất mẹ như cô vậy đó. Cô đừng nói cô thương má cô hơn tôi thương mẹ tôi. Khó ai nói. Nhưng mà tôi hỏi cô, cái gì cô biết cô trả lời nha. Cô có tin rằng trước cái kiếp này cô đã từng sống nhiều kiếp sống quá khứ không?"
- Dạ, đi chùa con có nghe cái đó
- Cô tin không?
- Dạ tin!
- Cô có tin là kiếp này cô chết cô còn đi nhiều kiếp nữa không?
- Dạ tin!
- Cô có tin là kiếp quá khứ cô có vô số người mẹ không?
- Dạ tin!
- Cô có tin là sau kiếp này cô gặp vô số người mẹ không?
- Con tin!
- Năm nay cô nhiêu tuổi rồi?
- Dạ con 46 tuổi.
- Cách đây 47 năm cô có bà mẹ khác không?
- Dạ có thể!
- Vậy chứ bà mẹ cách đây 47 năm cô bỏ đâu rồi? Cô chỉ biết bà mẹ của bây giờ thôi. Năm nay cô 46, nếu cô sống thêm 30 năm nữa, 76 tuổi cô chết thì cô sẽ có bà mẹ khác. Bây giờ cô không màng bà mẹ của 30 năm nữa và bà mẹ của 47 năm trước mà cô chỉ màng đến bà mẹ mà đã sống cạnh cô 46 năm nay thôi. Cô nghĩ coi có kì không?"
- Con biết, con biết, Sư nói con hiểu nhưng bà mẹ của con hy sinh cho con nhiều lắm...
- Tôi biết, nhưng bà mẹ nào cũng hy sinh cho con hết mà cô chỉ nhớ bà mẹ bây giờ. Cô có biết rằng trong quá khứ có vô số những buổi chiều mưa, có một người đàn bà lưng còng, một bờ vai nhỏ, đội mưa đứng chờ cô trên một bến sông mỗi lần cô lấy chồng xa cô về, cô có biết không? Bả nấu những bửa cơm chiều cho cô ăn, tối cô ngủ bả lén lén bả vén mùng đuổi muỗi, bả nằm ké kế bên không dám đụng sợ cô giật mình, bả nằm ngoài nên muỗi cắn, rồi hôm sau bả bán chiếc nhẫn cưới của bả để chuẩn bị thức ăn cho cô ăn để làm dâu xa xứ. Cô có biết ở những kiếp quá khứ cô gặp một tỷ bà mẹ như vậy không. Cô đâu có nhớ, cô chỉ nhớ bà mẹ kiếp này không à. Có công bằng lắm không? Cô từng có mẹ, cô biết là mẹ thương mình cỡ nào, mà có vô số bà mẹ trong quá khứ và sẽ có vô số bà mẹ như vậy trong kiếp sau, mà mình chỉ tập trung mình khổ cho bà mẹ hiện tại.
-------------------------------
Nói như vậy, không hề có nghĩa tôi kêu các vị phủ nhận bà mẹ hiện tại, nhưng mà phải luôn luôn nhớ rằng có hiếu với bà mẹ hiện tại bao nhiêu thì cũng phải nhớ rằng bà không phải là duy nhất. Do đó, đó chính là lý do chúng ta phải thương tất cả chúng sinh.
Đức Phật dạy rằng "Này các Tỳ kheo, thật khó để tìm ra được một người chưa từng làm mẹ ruột của mình". Với Phật nhãn Ngài thấy khắp nơi, Ngài nói thật khó để tìm ra một người chưa từng làm mẹ ruột của mình, chưa từng là cha ruột, chưa từng là một người vợ hiền, người chồng tốt, chưa từng là một người anh tốt, người em tốt. Ngài nói rất khó tìm được một người như vậy. Người đàn bà mà mình ghét nhất trong cuộc đời mình chắc chắn trong một kiếp nào đó, đã từng là một người vợ hiền, một người mẹ hiền của mình mà mình không biết."
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=xYeFI5fYV74&abt=H%E1%BA%A1nh+Ph%C3%BAc+v%C3%A0+%C4%90au+Kh%E1%BB%95+%281%29
(Sư Toại Khanh - Hạnh Phúc và Đau Khổ (1))
⏱️
Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật
Sư Toại Khanh (Giác Nguyên) Giảng Kinh
Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật
Sư Toại Khanh (Giác Nguyên) Giảng Kinh