Posts: 7,712
Threads: 407
Likes Received: 1,122 in 886 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Chuyên gia chỉ rõ những thói quen tai hại làm tổn thương gan nhiều người vô tư mắc phải
Thứ Ba, ngày 20/10/2020 07:55 AM
Sự kiện:
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe ,Bệnh gan
PGS.TS Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia chỉ ra những thói quen của nhiều người có hại cho gan.
Ăn không đủ rau quả
Chế độ ăn uống nên cân bằng giữa trái cây và rau quả, ngũ cốc, thịt và sữa để đảm bảo cơ thể nhận được nguồn dinh dưỡng thích hợp. Người dân không ăn đủ rau quả làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ và có thể dẫn đến biến chứng gan nghiêm trọng. Mỗi người nên ăn 400 gam rau quả/ngày.
Ăn quá nhiều nội tạng và thịt động vật
Ăn nhiều tim cật xào, lòng lợn, dồi và thịt động vật cũng gây hại cho gan. Do đó, thay vì ăn nhiều nội tạng và thịt động vật mọi người nên ăn cá đúng cách (ăn cá nấu, cá hấp, không nên bỏ mỡ cá).
Advertisement
Ăn nhiều tim cật xào, lòng lợn, dồi và thịt động vật cũng gây hại cho gan.
Thường xuyên nhịn ăn, bỏ bữa
Nhiều người cố gắng giảm cân, thải độc cơ thể bằng cách nhịn ăn sáng, bỏ bữa tối. Điều này phản khoa học, thậm chí ảnh hưởng hoạt động của gan.
Khi nhịn ăn, gan và toàn bộ cơ thể không thể hoạt động hiệu quả vì thiếu năng lượng trong thời gian dài. Bạn cần ăn đủ bữa để cung cấp năng lượng thường xuyên cho cơ quan này sản xuất ra enzyme thải độc tố.
Uống nhiều rượu bia
Rượu là kẻ thù số một của gan, nó tàn phá tế bào gan nhanh chóng. Một lượng nhỏ rượu cũng đủ làm tổn thương gan.
Những người uống rượu bia nhiều sẽ gặp phải tình trạng gan nhiễm mỡ, về lâu dài còn gây xơ gan và làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư gan.
Thức đêm thường xuyên
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe của lá gan. Để tránh những biến chứng cho gan, bạn cần bảo đảm thời gian và chất lượng tốt cho giấc ngủ.
Mọi người tốt nhất đi ngủ trước 23h
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,712
Threads: 407
Likes Received: 1,122 in 886 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Những đồ ăn cấm kỵ với người bệnh gan
Thứ Tư, ngày 20/02/2019 16:00 PM
Sự kiện:
Bệnh gan
Với người mắc bệnh gan, chế độ sinh hoạt, chế độ ăn và thức ăn có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng bệnh, thậm chí có thể làm cho bệnh nặng nề hơn rất nhiều.
Ảnh minh hoạ: Internet
Khi mắc bệnh về gan, chế độ ăn uống, sinh hoạt không phù hợp sẽ làm bệnh lý càng nặng thêm. Chế độ ăn uống lúc này có vai trò rất lớn trong việc điều trị. Ăn uống phải có sự cân đối giữa các thành phần như đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, việc nghỉ ngơi, điều tiết công việc, luyện tập thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe cũng hết sức cần thiết nhằm giúp bệnh mau hồi phục.
Kiêng cay
Đồ ăn cay dễ làm cho hệ tiêu hóa bị “nóng”, gây mất cân bằng chức năng. Vì vậy, nên tránh ăn những thực phẩm cay.
Advertisement
Kiêng thuốc lá
Trong khói thuốc lá có rất nhiều chất độc hại sẽ gây tổn thương cho chức năng gan, khống chế tế bào gan tái sinh và hồi phục, vì vậy người bị bệnh viêm gan nhất định phải bỏ thuốc.
Đến 90% lượng cồn trong rượu sẽ vào gan. Cồn có thể làm cho hệ thống chất xúc tác thông thường của tế bào gan bị phá hỏng, vì vậy trực tiếp ảnh hưởng đến tế bào gan, làm cho tế bào gan bị tổn thương, “tử vong”. Ảnh minh hoạ: Internet
Kiêng rượu
Đến 90% lượng cồn trong rượu sẽ vào gan. Cồn có thể làm cho hệ thống chất xúc tác thông thường của tế bào gan bị phá hỏng, vì vậy trực tiếp ảnh hưởng đến tế bào gan, làm cho tế bào gan bị tổn thương, “tử vong”. Những người mắc bệnh viêm gan cấp tính hoặc mãn tính thì kể cả uống ít rượu cũng cũng đều làm cho bệnh tình biến chuyển hoặc thay đổi.
Kiêng ăn thực phẩm chế biến sẵn
Trong thực phẩm, đồ uống đóng hộp thường có chất bảo quản, chất này ít hay nhiều thì cũng đều có hại cho gan.
Không lạm dụng hormone, thuốc kháng sinh
Thuốc đa phần đều có hại cho gan và thận nhưng những loại thuốc này 2/3 là độc. Người bị bệnh gan nhất định phải sử dụng thuốc hợp lý dưới sự hướng dẫn chính xác của bác sỹ.
Người bệnh gan cần giảm các chất béo, hạn chế ăn các món rán, chứ không phải kiêng hẳn chất béo. Ảnh minh hoạ: Internet
Thịt mỡ
Người bệnh gan cần giảm các chất béo, hạn chế ăn các món rán, chứ không phải kiêng hẳn chất béo. Một nghiên cứu cho thấy: ăn nhiều chất béo cùng với giảm protein và bột đường làm gia tăng quá trình xơ gan ở người viêm gan siêu vi C.
Trong khi đó, một nghiên cứu khác chứng minh chất lecithin có nhiều trong lòng đỏ trứng gà và đậu mè các loại chứa nhiều acid béo, omega-3 rất cần cho người bị bệnh về gan mạn tính kể cả viêm gan siêu vi A, B, C.
Thịt dê
Người bị viêm gan phải kiêng ăn thịt dê. Nguyên nhân là thịt dê có tính ngọt, nóng, ăn quá nhiều có thể làm cho một số vùng nhiễm bệnh trong cơ thể làm cho một số vùng nhiễm bệnh trong cơ thể phát triển, bệnh tình nặng thêm.
Y học hiện đại chứng minh, sau khi hấp thụ nhiều protein và chất béo, gan của người mắc bệnh viêm gan sẽ không thể hoàn thành chức năng trao đổi chất, như quá trình phân giải, hấp thụ... một cách hữu hiệu. Từ đó càng tăng thêm gánh nặng cho gan, dẫn đến bệnh tình nặng thêm. Thịt dê là thực phẩm giàu chất protein và mỡ, vì vậy người bị viêm gan nên ăn ít hoặc không nên ăn.
Ăn uống cân bằng khoa học là điều kiện cơ bản để duy trì sức khỏe cho cơ thể, nếu bồi bổ không hợp lý hoặc quá lạm dụng thì chức năng gan sẽ mất cân bằng, ảnh hưởng đến sức khỏe. Ảnh minh hoạ: Internet
Không nên lạm dụng thuốc bổ
Ăn uống cân bằng khoa học là điều kiện cơ bản để duy trì sức khỏe cho cơ thể, nếu bồi bổ không hợp lý hoặc quá lạm dụng thì chức năng gan sẽ mất cân bằng, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Kiêng ăn quá nhiều thực phẩm chứa protein
Đối với người bị viêm gan nghiêm trọng, do niêm mạc dạ dày bị sưng, lớp lông tơ ở ruột non trở nên dày và ngắn, dịch mật bài tiết mất cân bằng… làm cho chức năng hô hấp, tiêu hóa giảm. Nếu ăn quá nhiều thực phẩm giàu protein như trứng, ba ba, thịt nạc thì sẽ gây ra tiêu hóa không tốt, dẫn tới chướng bụng, đầy bụng.
Kiêng ăn thực phẩm có lượng đồng (Cu) cao
Nghiên cứu chỉ rõ, lượng đồng tích trữ trong gan của người bị bệnh gan là cao gấp 5-10 lần so với người thường, hàm lượng đồng trong gan của người mắc bệnh xơ gan do dịch mật cần cao gấp 60-80 lần so với người bình thường. Lượng đồng cao sẽ gây phá hủy các tế bào gan. Chính vì vậy, người bị bệnh gan nên ít ăn những thực phẩm chứa đồng nhiều như sứa biển, tôm, ốc, mực…
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,712
Threads: 407
Likes Received: 1,122 in 886 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Loại lá tưởng chẳng thề nào ăn, uống được lại là "thần dược" chữa bệnh
Thứ Ba, ngày 19/02/2019 19:00 PM
Sự kiện:
Sống khỏe
Lá tre của cây tre thuộc họ cỏ, lớp thực vật một lá mầm. Để làm thuốc người ta thu hái lá tre khi phiến lá chưa mở hết, màu xanh mởn. Dùng tươi hoặc khô với tên thuốc là trúc diệp. Lá tre dưới dạng búp hoặc đọt được gọi là trúc diệp quyển tâm.
Trúc diệp có vị ngọt nhạt, hơi cay, tính lành, vào các kinh: tâm phế, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu giảm sốt. Ngoài ra có thể dùng lá tre cùng với một số lá có tinh dầu, cho mùi thơm, như lá sả, lá hương nhu, bạc hà, khuynh diệp… làm thuốc xông hơi trị cảm mạo. Sau đây là một số bài thuốc điều trị:
Chữa đái buốt, đái dắt: Trúc diệp quyển tâm phối hợp với rau má mỗi thứ 20g, để tươi, rửa sạch, giã nát với vài hạt muối, thêm nước gạn uống.
Chữa tăng huyết áp: Trúc diệp quyển tâm 10g, lá diễn 10g, lá dâu 20g, hoa cúc vàng 20g. Tất cả sắc uống trong ngày.
Advertisement
Chữa kiết lỵ kinh niên: Trúc diệp quyển tâm 4g, hạt cau già 2g, chè tươi 10g sao vàng sắc với 200ml nước còn 50ml nước, uống trong ngày.
Chữa cảm sốt, miệng khô khát: Trúc diệp 30g, thạch cao 12g, mạch môn 8g, gạo tẻ 7g, bán hạ 4g, đảng sâm 2g, cam thảo 2g. Tất cả sắc với 400ml nước còn 100ml uống làm 2 lần trong ngày.
Hoặc dùng bài: Trúc diệp 16g, kim ngân 16g, cam thảo đất 12g, kinh giới 8g, bạc hà 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa viêm phế quản cấp tính: Trúc diệp 12g, thạch cao 16g, tang bạch bì 12g, mạch môn 12g, sa sâm 12g, thiên môn 12g, hoài sơn 12g, lá hẹ 8g. Sắc uống trong ngày.
Chữa viêm thanh quản, mất tiếng: Trúc diệp 12g, trúc như 12g, tang bạch bì 12g, thổ bối mẫu 10g, thanh bì 8g, cát cánh 8g, nam tính chế 6g, gừng 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa viêm bàng quang cấp tính: Trúc diệp 16g, sinh địa 12g, mộc thông 12g, hoàng cầm 12g, cam thảo 6g, đăng tâm 6g sắc uống trong ngày.
Chữa đái ra dưỡng chấp: Trúc diệp 20g, kim tiền thảo 20g, mía dò 20g, giá đỗ xanh 16g, tì giải 16g, ý dĩ 12g, hoạt thạch 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa sởi ở thời kỳ đang mọc: Trúc diệp 20g, sài đất 16g, sắn dây 12g, cam thảo đất 12g. Sắc uống trong ngày.
Chữa thủy đậu: Trúc diệp 8g, liên kiều 8g, cát cánh 4g, đạm đậu sị 4g, bạc hà 2g, sơn chi 2g, cam thảo 2g, hành tằm 2 củ. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa viêm loét miệng: Trúc diệp 16g, thạch cao 20g, sinh địa 16g, chút chít 16g, cam thảo nam 16g, huyền sâm 12g, ngọc trúc 12g, mộc thông 12g. Sắc uống trong ngày
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,712
Threads: 407
Likes Received: 1,122 in 886 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Loại rau người Việt chỉ để cho lợn ăn lại là "thần dược" ngừa ung thư và nhiều bệnh khác
Thứ Ba, ngày 12/02/2019 12:00 PM
Sự kiện:
Ung thư , Sống khỏe
Khoai môn là một loại cây nhiệt đới được trồng rộng rãi ở Đông Nam Á và Nam Ấn Độ. Không chỉ củ khoai được sử dụng như một loại thực phẩm bổ dưỡng quen thuộc mà lá của nó cũng có thể được ăn khi nấu chín với giá trị dinh dưỡng cao.
Giá trị dinh dưỡng có trong 100g lá khoai môn:
Những tác dụng sức khỏe tuyệt vời của lá khoai môn:
1. Ngăn ngừa ung thư
Lá khoai môn là một nguồn vitamin C tuyệt vời - chất chống oxy hóa tan trong nước. Vitamin này có tác dụng chống lại ung thư: ức chế sự phát triển của khối u và làm giảm tiến trình tăng sinh tế bào ung thư.
Theo một nghiên cứu, tiêu thụ lá khoai môn có thể làm giảm tỷ lệ ung thư ruột kết. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy hiệu quả của khoai môn trong việc giảm các tế bào ung thư vú.
2. Tăng cường sức khỏe cho mắt
Lá khoai môn giàu vitamin A, rất cần thiết trong việc giữ cho đôi mắt khỏe mạnh, duy trì thị lực tốt và ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác (một nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực).
Advertisement
Vitamin A hoạt động bằng cách cung cấp vitamin cho mắt để ngăn ngừa đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Nó cung cấp tầm nhìn rõ ràng bằng cách duy trì giác mạc khỏe mạnh.
3. Hạ huyết áp
Lá khoai môn có thể làm giảm huyết áp cao do có chứa saponin, tannin, carbohydrate và flavonoid. Một nghiên cứu cho thấy tác dụng của dịch chiết lá khoai môn có tác dụng lợi tiểu, chống tăng huyết áp ở chuột.
Huyết áp cao có thể dẫn đến đột quỵ, làm hỏng các mạch máu của não và ngăn chặn lưu lượng máu đến não. Nó cũng gây ra bệnh tim thiếu máu cục bộ. Vì vậy, ăn lá khoai môn cũng có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Lá khoai môn có hình trái tim và màu xanh đậm. Chúng có vị như rau chân vịt khi nấu chín.
4. Tăng cường hệ thống miễn dịch
Vì lá khoai môn có lượng vitamin C đáng kể, chúng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch
hiệu quả. Một số tế bào, đặc biệt là tế bào thực bào của hệ thống miễn dịch cần vitamin C để hoạt động tốt. Nếu vitamin C thấp trong cơ thể, hệ thống miễn dịch không thể chống lại các mầm bệnh.
5. Ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là một bệnh mãn tính ảnh hưởng đến một số lượng lớn dân số thế giới. Hoạt động chống đái tháo đường của chiết xuất ethanol có trong lá khoai môn được đánh giá ở chuột bị tiểu đường có tác dụng giảm lượng đường trong máu và ngăn ngừa giảm trọng lượng cơ thể.
Bệnh tiểu đường, nếu không được điều trị, có thể dẫn đến tổn thương thận, tổn thương thần kinh và bệnh tim.
6. Tốt cho hệ tiêu hóa
Lá khoai môn có hàm lượng chất xơ cao, có tác dụng tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. Nó cũng hỗ trợ sự phát triển của các vi khuẩn có lợi như Escherichia coli và Lactobacillus acidophilus sống yên bình trong ruột, giúp tiêu hóa và chống lại các vi khuẩn gây hại.
7. Giảm viêm
Lá của khoai môn có chứa phenol, tannin, flavonoid, glycoside, sterol và triterpenoids có chứa các đặc tính chống viêm và kháng khuẩn giúp giảm viêm mãn tính. Chiết xuất lá khoai môn có tác dụng ức chế đáng kể đối với histamine và serotonin là các chất trung gian có liên quan đến giai đoạn ban đầu của quá trình viêm cấp tính.
8. Bảo vệ hệ thần kinh
Lá khoai môn chứa vitamin B6, thiamine, niacin và riboflavin được biết đến với tác dụng bảo vệ hệ thần kinh. Tất cả các chất dinh dưỡng này hỗ trợ sự phát triển của não bộ thai nhi và tăng cường hệ thống thần kinh. Một nghiên cứu cho thấy tác dụng của chiết xuất hydro-colocasia esculenta trong rối loạn ám ảnh cưỡng chế liên quan đến rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương.
9. Ngăn ngừa thiếu máu
Thiếu máu là một tình trạng xảy ra khi cơ thể có số lượng huyết sắc tố thấp. Lá khoai môn có một lượng sắt đáng kể giúp hình thành các tế bào hồng cầu. Ngoài ra, hàm lượng vitamin C trong lá khoai môn giúp hấp thu sắt tốt hơn, làm giảm nguy cơ thiếu máu.
Nấu chín lá khoai môn đúng cách:
Bước 1: Làm sạch lá và trần chúng vào nước sôi.
Bước 2: Luộc trong khoảng 10-15 phút.
Bước 3: Xả sạch trong nước lạnh và thêm lá luộc vào các món ăn khác.
Tác dụng phụ có thể gặp phải:
Lá khoai môn có thể gây ra phản ứng dị ứng dẫn đến ngứa, đỏ và kích ứng trên da. Hàm lượng oxalate trong lá dẫn đến sự hình thành sỏi thận oxalate canxi. Vì vậy, điều cần thiết là luộc kỹ chúng trước khi ăn thay vì ăn sống như một số loại rau khác.
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,712
Threads: 407
Likes Received: 1,122 in 886 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
- Loại quả "rẻ như cho" lại có tác dụng như thần dược
Thứ Năm, ngày 08/11/2018 12:01 PM
Sự kiện:
Sống khỏe
Ít ai ngờ loại quả này được bán với giá rất rẻ (chỉ hơn 10 nghìn đồng/kg) nhưng lại có công dụng đặc biệt.
Khế là một loại cây phổ biến được trồng tại nhiều gia đình. Ít tai ngờ quả khế được bán với giá rất rẻ (chỉ hơn 10 nghìn đồng/kg) nhưng lại có công dụng đặc biệt.
Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông Y Hà Nội cho biết, khế còn có tên gọi khác là ngũ liêm tử, ngũ lăng tử. Trong y học cổ truyền, khế có tính bình, được sử dụng để chữa bệnh rất tốt.
Trong y học cổ truyền, khế có tính bình, được sử dụng để chữa bệnh rất tốt.
Chữa cảm lạnh, xổ mũi
Có thể dùng bài thuốc từ quả khế như sau: Khế nướng 3 quả, vắt lấy nước cốt, sau đó hòa với 50ml rượu trắng để uống. Uống sau bữa ăn 30 phút.
Chữa nhức đầu
Lá khế tươi 100g sao thơm, nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Hoặc dùng lá khế tươi 100g, lá chanh tươi 20 – 40g, hai thứ rửa thật sạch, giã nát, vắt lấy nước chia 2 lần uống trước bữa ăn.
Chữa đau họng
Dùng quả khế tươi giã nát lấy ước uống sẽ có công dụng chữa đau họng cực kỳ hiệu quả.
Chống say nắng
Lá khế tươi 100g, lá chanh tươi 40g. Tất cả đem rửa sạch, giã nát lấy nước uống, bã thì đem đắp vào thái dương, gan bàn chân sẽ giúp thuyên giảm bệnh nhanh chóng. Hoặc dùng quả khế tươi ép khế lấy nước uống, có thể cho thêm chút đường để chống say nắng.
Chữa dị ứng, mẩn ngứa
Lấy lá khế tươi giã nát bôi vào chỗ da nổi mẩn, kết hợp với uống nước sắc.
Chữa sốt rét
Dùng hoa khế kết hợp với lá na sắc lên lấy nước uống để chữa sốt rét.
Chữa đau răng, lở miệng, đau xương khớp
Lấy quả khế tươi giã nát hoặc ăn trực tiếp nhưng thường là lấy nước uống.
Chữa bí tiểu, đái dắt, đái buốt
Khế chua 7 quả, lấy 1/3 phía gần cuống, nấu với 600ml nước, sắc còn 300ml và uống lúc còn ấm. Hoặc bạn có thể chữa bí tiểu bằng cách dùng ngoài: Lấy một quả khế, một củ tỏi giã nhuyễn, đắp vào rốn, dùng liên tục 3-5 ngày.
.
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,712
Threads: 407
Likes Received: 1,122 in 886 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
- Không ai ngờ loại rau mọc hoang lại có giá trị trường thọ?
Thứ Bảy, ngày 11/11/2017 10:10 AM
Sự kiện:
Sống khỏe
Ở góc độ Đông Y, lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông Y Hà Nội cho biết, đây là một loại rau có tác dụng chữa bệnh hiệu quả.
Trong khi người Trung Quốc rất "chuộng" rau dớn và coi đây là một loại rau trường thọ thì ở Việt Nam, đây là một loại rau mọc hoang và ít có giá trị sử dụng.
Vậy thực hư công dụng của rau dớn như thế nào, các chuyên gia sẽ lý giải rõ điều này.
Trao đổi với PV, PGS.TS.Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, ở góc độ dinh dưỡng, chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh rau dớn có giá trị dinh dưỡng cao hơn các loại rau khác.
“Đây chỉ là một loại rau đơn thuần có chứa vitamin và chất xơ, cung cấp ít năng lượng cho cơ thể”, PGS.TS.Lê Bạch Mai cho hay.
Rau dớn là một vị thuốc quý trong Đông Y, có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.
Trong khi đó, ở góc độ Đông Y, lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông Y Hà Nội cho biết, rau dớn là một vị thuốc quý trong Đông Y, có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.
Theo lương y Vũ Quốc Trung rau dớn hay còn có tên gọi là rau cẩu tích. Là cây thân thảo, gần như không thân, cao trung bình khoảng 15 – 30cm, rộng khoảng 15 – 20cm. Cây dương xỉ có nhiều lá mọc thành cụm nhìn rất sum suê. Dương xỉ có lá kép, dài khoảng 20 – 35cm, giống hình chiếc lược, thon nhọn ở đầu; lá non cuộn tròn, có lông. Lá dương xỉ hay được dùng để cắm hoa.
Rau dương xỉ được sử dụng trong đông y để chữa giảm đau cơ xương khớp, đau xương vì trong loại rau này có một số chất có thể ức chế vi khuẩn, giải độc và khử trùng, giảm đau.
Khi thu hái, người ta lấy lá non, ngọn non dùng luộc, nấu canh, xào thịt, làm nộm cũng có thể dùng ăn sống. Còn thân thì được phơi khô sắc lấy nước uống để giảm đau.
Ngoài ra, loại cây này được xem là cây thuốc quý được dùng để chữa thận hư, tiêu chảy, bong gân, tụ máu sai khớp, phong thấp, cầm máu...
Lương y Vũ Quốc Trung cho biết, cây rau dớn (cẩu tích) có thể kết hợp một số vị thuốc để chữa bệnh.
Thành viên Hội Đông Y Hà Nội giới thiệu một số bài thuốc như sau:
[color=rgba(153, 153, 153, 0.68)] Advertisement[/color]
Bài thuốc chữa đau lưng, mỏi gối, di tinh, bạch đới, tiểu són do thận hư:
Thành phần gồm: Cẩu tích 15 – 20g, thục địa 12 – 16g, đỗ trọng 10 – 12g, dây tơ hồng 8 – 10g, sắc với 750ml nước lấy 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
Bài thuốc chữa phong hàn thấp, tay chân nhức mỏi, đau lưng, cử động khó khăn:
Thành phần gồm: Cẩu tích 15 – 20g, rễ cỏ xước 10 – 12g, ý dĩ 12 – 16g, mộc qua 6 – 8g, sắc với 750ml nước còn lại 200ml, chia thuốc từ dương xỉ này làm 2 lần uống trước bữa ăn.
Chữa khí huyết suy yếu, tây chân yếu mỏi, các khớp đau nhức, khó cử động hoặc bại liệt co quắp:
Thành phần gồm: Cẩu tích 15 – 20g, đương quy 10 – 12g, xuyên khung 4 – 6g, tục đoạn 10 – 12g, cốt toái bổ 10 – 12g, tầm gửi cây dâu 12 – 16g, bạch chỉ 4 – 6g.
Lương y Vũ Quốc Trung cũng lưu ý, các bài thuốc này chỉ có giá trị tham khảo, vì vậy mọi người tuyệt đối không được tự ý bốc thuốc mà cần tư vấn từ thầy thuốc, bác sĩ đông y.
..[img=0x0]https://thongke.24h.com.vn/24h-analytics/24h-analytics.php?rand=0.549938411140549&url_tracker=https%3A//www.24h.com.vn/suc-khoe-doi-song/khong-ai-ngo-loai-rau-moc-hoang-lai-co-gia-tri-truong-tho-c62a917055.html%3Fserver%3D1%26region%3DUS%26device%3Dmobile[/img]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,712
Threads: 407
Likes Received: 1,122 in 886 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
- Loại cây chỉ để cho lợn ăn nhưng có tác dụng chữa bệnh thần kỳ
Thứ Năm, ngày 09/11/2017 10:00 AM
Sự kiện:
Sống khỏe
Qua kinh nghiệm thực tế, người ta cũng phát hiện ra rằng loại cây này có tác dụng làm thuốc rất hiệu quả.
Gần đây, các loại rau dại, quả dại ở Việt Nam trở nên có giá, được bán siêu đắt và được coi là những loại siêu thực phẩm, có công dụng tốt cho sức khỏe. Trong số đó, không thể không kể tới bèo cái (phù bình).
Bèo cái là thủy sinh nổi, thân đâm chồi, mang các nhánh ngắn, có lá mọc chụm lại. Lá màu lục tươi. Có nhiều lông như nhung và không thấm nước.
Vậy, bèo cái có công dụng như thế nào, lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông Y Hà Nội sẽ giải đáp điều này.
Theo lương y Vũ Quốc Trung, từ xưa nay, cây bèo cái dù được trồng phổ biến ở nước ta nhưng chủ yếu dùng làm thức ăn cho vật nuôi, không phải để làm thuốc. Tuy nhiên, qua kinh nghiệm thực tế, người ta cũng phát hiện ra rằng loại cây này có tác dụng làm thuốc rất hiệu quả.
Qua kinh nghiệm thực tế, người ta cũng phát hiện ra rằng loại cây này có tác dụng làm thuốc rất hiệu quả.
“Cũng cần phải phân biệt bèo cái với các loại bèo khác, bởi chỉ mình bèo cái mới được xác định có công dụng trị bệnh”, lương y Vũ Quốc Trung.
Công dụng của bèo cái có thể được kể đến như sau.
Tác dụng chữa sưng tấy hiệu quả
Theo lương y Vũ Quốc Trung, mọi người có thể hái một nắm bèo cái rửa sạch, giã nát, thêm một ít muối trắng rồi đắp lên nơi sưng tấy. Khi khô lại thay miếng đắp khác, ngày thay 2 hay 3 lần.
Với cách chữa này, vết tấy sẽ rút rất nhanh, nếu chưa mưng mủ thì sẽ tan, nếu đã mưng mủ rồi thì thời gian mưng mủ được rút ngắn, chóng vỡ.
Chữa mụn nhọt, mẩn ngứa
Thường dùng bèo cái phơi khô, sao, sắc nước uống mỗi ngày 10 – 20g. Có thể nấu nước rửa mụn nhọt, nơi mẩn ngứa. Có người dùng tươi giã nát vắt lấy nước, pha với xirô uống chữa hen. Có khi còn nấu với cơm nếp làm thuốc trị hen.
Làm đẹp da, tiêu độc, chống dị ứng
Trong Đông y, bèo cái còn được gọi bằng tên phù bình, vị cay, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu độc, trị ngứa, chống dị ứng... Người Nhật xem đây như vị thuốc quý giúp làm đẹp da.
[color=rgba(153, 153, 153, 0.68)] Advertisement[/color]
Ngoài công dụng chính thường dùng trị dị ứng, phụ nữ Nhật có một bài thuốc làm đẹp rất hay từ cây bèo cái là thu hái về, cắt bỏ rễ, rửa sạch, phơi khô rồi tán nhỏ. Sau đó pha với một chút giấm và đắp hỗn hợp này lên mặt để làm trắng, mịn da.
Hay đơn giản hơn là lấy bèo cái tươi giã nát đắp lên mặt để trị mụn trứng cá...Người bị lang ben cũng có thể nấu sôi bèo cái lấy nước để tắm hay xát lá bèo lên vết lang ben, làm như thế nhiều lần sẽ hết bệnh.
Chữa hen suyễn
Bèo cái tươi 100g cắt bỏ rễ, bỏ lá vàng, rửa nhiều lần bằng nước lã cho thật sạch, cuối cùng có thể rửa thêm một lần bằng nước muối loãng. Vẩy cho ráo nước, giã nhỏ trong cối, vắt lấy nước, thêm nước lọc và xirô chanh cho vừa đủ ngọt và đủ 100ml.
Ngày có thể uống 2 lần, mỗi lần một liều như trên. Thường sau khi uống 10 ngày cơn hen suyễn đã bớt, uống liên tục trong vòng 2 tháng có khi tới 3 tháng.
Khi mới uống có thể thấy ngứa cổ trong vòng 10 phút, nhưng sau quen dần và hết ngứa…
[img=0x0]https://thongke.24h.com.vn/24h-analytics/24h-analytics.php?rand=0.5416746704207294&url_tracker=https%3A//www.24h.com.vn/suc-khoe-doi-song/loai-cay-o-viet-nam-chi-cho-lon-an-duoc-nguoi-nhat-san-lung-de-chua-benh-c62a916505.html%3Fserver%3D8%26region%3DUS%26device%3Dmobile[/img]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,712
Threads: 407
Likes Received: 1,122 in 886 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Loại quả dại ở Việt Nam lại là dược liệu quý như vàng ở Nhật Bản
Thứ Năm, ngày 14/09/2017 13:00 PM
Sự kiện:
Sống khỏe , Bài thuốc dân gian
Loại cây này tuy không phải là dược liệu hiếm nhưng nó có công dụng còn quý hơn vàng.
Tầm bóp vốn là một loại cây dại mọc lang ở khắp các ruộng lúa ở nông thôn Việt Nam. Xưa nay, mọi người đều nghĩ đây chỉ là một loại cây cỏ nên hay nhổ bỏ đi. Tuy nhiên, một số người hiểu được công dụng bất ngờ của loại cây này nên đã tìm mua.
Trao đổi với phóng viên về công dụng của cây tầm bóp, lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông Y Hà Nội nói: “Loại cây này tuy không phải là dược liệu quý hiếm nhưng nó có công dụng rất bất ngờ”.
Theo lương ý Vũ Quốc Trung, cây, lá, quả tầm bóp đều có tác dụng chữa bệnh.
Cây, lá, quả tầm bóp đều có tác dụng chữa bệnh.
Cây, lá tầm bóp
Theo lương y Vũ Quốc Trung, trong đông y, cây tầm bóp là vị thuốc có tác dụng chữa bệnh, lá cây tầm bóp dùng làm rau xanh ăn và quả có tác dụng thanh nhiệt tiêu đờm.
Cây tầm bóp vị đắng, tính mát, không độc, tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, khu đàm, chỉ khái, nhuyễn kiên tán kết.
Rau tầm bóp có thể chế biến thành nhiều món ăn và đều mang đến hương vị rất lạ, hơi đắng nhưng thanh và mát.
Tầm bóp luộc, nấu, xào với thịt đều rất hấp dẫn. Vì tính mát của rau nên có hiệu quả rất tốt cho việc chữa trị các bệnh dạ dày, giải nhiệt và trị mụn nhọt.
Cây tầm bóp
Quả tầm bóp
Lương y Vũ Quốc Trung cho biết, giá trị nhất của cây tầm bóp nằm ở quả. Theo Đông y, quả tầm bóp vị chua, tính bình tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm.
Khi chín quả sẽ có màu đỏ rất đẹp, vị hơi chua, có thể chế biến làm mứt, thậm chí làm thuốc chữa bệnh. Những quả tầm bóp này có tác dụng rất tốt trong việc giải nhiệt, chữa các bệnh về thận, bài tiết, chữa ho, tiêu đờm,…
Lương y Vũ Quốc Trung chia sẻ bài thuốc chữa bệnh của cây tầm bóp.
Quả tầm bóp ăn được và dùng chữa đờm nhiệt sinh ho, thủy thũng và đắp ngoài chữa đinh sang.
Trị nhọt vú, đinh độc: Dùng 40 - 80gr cây tươi giã vắt lấy nước uống, bã thì dùng đắp hoặc nấu nước rửa vết đau hàng ngày.
Dùng trị viêm họng, khan tiếng, ho khan, ho có đờm đặc, trị tiểu ít, ban đỏ, thủy đậu, bệnh tay chân miệng: Dùng 15 - 30gr cây tầm bóp khô (tươi 50 - 100gr) sắc uống trong ngày. Dùng 3 - 5 ngày liền
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,712
Threads: 407
Likes Received: 1,122 in 886 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Điều gì xảy ra cho cơ thể khi ăn gừng một tháng liên tục
Thứ Hai, ngày 02/11/2020 08:00 AM
Sự kiện:
Sống khỏe
Mỗi ngày nhấp nháp một miếng gừng có kích thước khoảng 1,5 cm, cơ thể sẽ chuyển biến đến mức bạn cũng không ngờ.
Gừng có một lịch sử lâu dài là vị thuốc chữa bệnh. Nhiều thế kỷ trước đây, gừng được điều chế là thuốc để chữa các loại bệnh
Đầu tiên, gừng chứa nhiều hoạt chất gingerol, shogaol, zingiberene, nhiều vitamin và khoáng chất.
Gingerol là một hoạt chất sinh học giúp giảm các triệu chứng như buồn nôn, giảm sưng khớp.
Shogaol lại có tác dụng giảm đau cũng như giúp chống lại bệnh ung thư và bệnh tim. Còn Zingiberene có trong gừng đặc biệt tốt cho tiêu hóa.
Nếu ăn gừng mỗi ngày trong một tháng, cơ thể có rất nhiều biến đổi đầy tích cực. Gừng có tính chống viêm. Do đó cơ thể bị viêm, và bạn liên tục ăn gừng, cơ thể hồi phục nhanh hơn.
[color=rgba(153, 153, 153, 0.68)] Advertisement[/color]
Nếu bạn thường có cảm giác buồn nôn vào mỗi buổi sáng, hay đi tàu xe thì hãy ăn gừng hằng ngày sẽ thấy triệu chứng này biến mất, Đặc biệt, những phụ nữ mang thai hưởng lợi rất tốt từ đây.
Các nhà khoa học cũng nhận thấy sử dụng gừng hằng ngày có tác dụng làm giảm tình trạng đau cơ, tốt cho nhu động ruột không gây táo bón, giảm cholesterol, các chất béo trong cơ thể, cũng như tăng cường hệ thống miễn dịch mà có thể thấy qua việc bạn đang bị cảm lạnh, ăn gừng triệu giảm nhanh.
Và đồng thời gừng còn có tác dụng chống tiểu đường và cải thiện chức năng não và hệ thống miễn dịch.
Có một triệu chứng vốn gây khó chịu cho nhiều người, đó là cơn trào ngược axit khó chịu ập đến bạn bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào. Nhưng với việc ăn gừng thường xuyên, các triệu chứng này giảm dần.
Bạn dễ dàng thấy các hoạt chất trong gừng cũng được tìm thấy trong các loại thuốc trị trào ngược axit. Do đó, ăn gừng trực tiếp an toàn hơn uống thuốc vốn các hóa chất khác điều trị tình trạng này.
Nếu bạn đã thử tất cả các loại chế độ ăn kiêng và tập luyện nhưng chưa thấy hiệu quả lắm. Hãy thử kết hợp gừng vào chế độ ăn uống của bạn.
Gừng là thứ tuyệt vời để kích hoạt sự trao đổi chất trong cơ thể để lấy lại vóc dáng bình thường. Vì nó tạo cảm giác no lâu, và hạn chế bạn nạp nhiều calo vào cơ thể.
Được tôn sùng là siêu thực phẩm, thần dược... Tuy nhiên, ít người biết nếu dùng sai cách, gừng lại thành chất độc...
Theo Phương Minh (Pháp luật TPHCM)
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,712
Threads: 407
Likes Received: 1,122 in 886 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Cây chó đẻ răng cưa còn có tên gọi khác là cây chó đẻ, diệp hạ châu, thường được trồng nhiều ở nước ta, có tác dụng chữa các bệnh lý về gan, thận, ngoài ra còn có tác dụng chữa bệnh sốt rét thường gặp. Bạn đọc cần lưu ý một số điều khi sử dụng dược liệu này làm thuốc điều trị bệnh.
Cây chó đẻ răng cưa còn có tên gọi khác là cây chó đẻ, cây diệp hạ châu
Thông tin về cây chó đẻ răng cưa
1. Tên gọi
- Tên gọi khác: Cây chó đẻ, diệp hạ châu, diệp hạ châu trắng. Tên Hán Việt: trân châu thảo, diệp hậu châu, nhật khai dạ bế
- Tên khoa học: Phyllanthus Urinaria
- Họ: Thuộc họ Thầu dầu (Phyllanthaceae)
[size=undefined]
2. Đặc điểm sinh thái:
+ Mô tả:
Cây có đẻ răng cưa là cây thân thảo thường sống một năm hoặc hơn một năm. Khi trưởng thành cây cao khoảng 80 cm. Thân cây có nhiều nhánh nhỏ. Lá có hình trứng, phiến lá mỏng, xếp thành 2 dãy song song. Cây có hạt tròn xếp thành một hàng dưới lá.
Cây chó đẻ răng cưa có thể phân thành 3 loại chính: Cây chó đẻ thân xanh, cây chó đẻ xanh đậm và cây có đẻ thân đỏ.
Qủa cây chó đẻ răng cưa có hình nang, mọc thành một hàng dọc dưới tán lá
+ Phân bố:
Cây chó đẻ răng cưa được trồng nhiều ở các nước khu vực Đông Á như: Đài Loan, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ,… Ở Việt Nam, thường được thấy cây ở ven đường, vùng đất bỏ hoang và dọc cánh đồng.
3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản
+ Bộ phận dùng: Sử dụng lá, cành và hạt.
+ Thu hái: Thu hái vào mùa hè thu.
+ Chế biến: Sau khi thu hoạch cây chó đẻ răng cưa, đem phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, bẻ thử cành khô giòn là được. Đem lượng cây phơi khô đó xao khô để sử dụng và bảo quản thuốc được lâu dài.
+ Bảo quản: Bảo quản cây đã phơi khô ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp, thuốc rất dễ lên móc, vì vậy, cần đóng kín gói sau khi sử dụng.
4. Thành phần hóa học
Trong cây chó đẻ răng chưa có chứa các thành phần như: Flavonoit, Alkaloid Phyllanthin; các hợp chất Hypophyllanthin, Nirathin, Phylteralin, Tritequen, Tamin, Axit hữu cơ, Phenol, Lignam,…
5. Tính vị
Cây chó đẻ răng cưa có vị đắng và ngọt, có tính mát.
6. Quy kinh
Chưa quy vào bất kỳ kinh nào.
7. Tác dụng dược lý
+ Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
Các thành phần có trong cây chó đẻ răng cưa có tác dụng:[/size]
- Axit phenolic và Flavonoit có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm.
- Coderaxink được sử dụng để bào chế thuốc nhỏ mắt và thuốc mỡ tra mắt.
- Khi dược bào chế vào dược liệu điều trị bệnh, cây chó đẻ răng cưa có tác dụng kháng khuẩn, nấm, mốc gây bệnh.
[size=undefined]
+ Theo Y học cổ truyền:
Trong dân gian, cây chó đẻ răng cưa được sử dụng để làm dược liệu có tác dụng điều trị viêm gan B, chống virus gây hại, chữa nhiễm trùng, suy thận, suy gan. Ngoài ra còn có tác dụng chữa rắn cắn, bệnh của phụ nữ sau khi sinh.
8. Liều dùng, cách dùng
Dùng cây có đẻ răng cưa ở dạng khô: Sử dụng khoảng 40 gram, sắc lấy nước uống và sử dụng mỗi ngày 3 lần.
Đối với cây chó đẻ răng cưa tươi: Sử dụng khoảng 40 – 80 gram cho mỗi lần dùng.
9. Bài thuốc
Dưới đây là các bài thuốc sử dụng cây chó đẻ răng cưa để điều trị các bệnh về thận, gan, đường ruột, bệnh ngoài da,… bạn đọc có thể tham khảo:[/size]
- Bài thuốc điều trị bệnh viêm gan B: Sử dụng 30 gram cây chó đẻ răng cưa, 8 gram chi từ, sài hồ, hạ khô thảo và nhân trần mỗi thứ 12 gram đem xao khô. Sắc một thang thuốc trên lấy nước uống và sử dụng trong ngày, có thể chia làm các phần nhỏ để dễ uống.
- Bài thuốc điều trị viêm gan do virus: Sử dụng 20 gram cây chó đẻ răng cưa xao khô, 50 gram đường. Đem sắc 3 lần nước, chia thành 4 lần uống mỗi ngày.
- Bài thuốc điều trị viêm gan siêu vi: Sử dụng 16 gram cây chó đẻ răng cưa, 16 gram nhân trần nam, 12 gram thổ phục linh, 8 gram hậu phác, 4 gram vỏ bưởi. Đem sắc lấy nước uống và sử dụng hằng ngày.
- Bài thuốc điều trị bệnh chàm mãn tính (eczema): Sử dụng cây chó đẻ răng cưa còn tươi, vò nát rồi đem xát vào vùng bị chàm. Thực hiện liên tục cho đến khi có dấu hiệu thuyên giảm.
- Bài thuốc điều trị sơ gan cổ trướng: Sắc 100 gram cây chó đẻ răng cưa đã xao khô và 150 gram đường, có thể chia làm các phần nhỏ và sử dụng mỗi ngày, nên uống liên tục từ 30 – 40 ngày để đem lại hiệu quả đáng kể.
- Bài thuốc điều trị suy gan: Sử dụng 20 gram cây chó đẻ răng cưa và 20 gram cam thảo đất đã xao khô, đem sắc lấy nước và uống hằng ngày.
- Bài thuốc điều trị sỏi thận: Sắc cây chó đẻ răng cưa lấy nước uống, có thể sử dụng thay thế nước trà. Sử dụng trong vòng từ 1 – 3 tháng sẽ đem lại tác dụng điều trị sỏi thận, tác dụng lợi tiểu.
- Bài thuốc điều trị bệnh sốt rét: Sắc 600 ml nước cùng với 8 gram cây chó đẻ răng cưa; dây hà thủ ô, thường sơn, lá mãng cầu tươi, dây gắm, thảo quả mỗi loại 10 gram; dây cóc, hạt cau, ô mai mỗi loại 4 gram. Sắc đến khi còn 1/3 lượng nước, chia làm 2 lần uống sử dụng mỗi ngày. Trường hợp cơn sốt không có dấu hiệu thuyên giảm, có thể cho thêm 10 gram sài hồ.
- Bài thuốc trị mụn nhọt ở trẻ em: Sử dụng cây chó đẻ răng cưa đã được rửa sạch, đem giã nát và sử dụng thêm một ít muối, pha loãng với một lượng nước sôi để nguội để uống hằng ngày. Nếu khó uống, có thể hòa một ít đường cho trẻ dễ uống. Phần bã còn lại, sử dụng đắp vào vùng da bị tổn thương.
- Bài thuốc sử dụng cây chó đẻ để giảm cân: Sắc 2 lít nước cùng với 100 gram cây có đẻ rằn cưa phơi khô. Sử dụng duy trì trong khoảng 20 – 30 ngày. Lưu ý, không được sử dụng để giảm cân trong thời gian dài.
[size=undefined]
Các bài thuốc sử dụng cây chó đẻ răng cưa để điều trị bệnh
10. Lưu ý
Trong quá trình sử dụng cây chó đẻ răng cưa làm dược liệu để điều trị bệnh, bạn đọc cần lưu ý một số điểm dưới đây khi sử dụng dược liệu này. Mặc dù, cây có đẻ răng cưa có nhiều công dụng điều trị bệnh nhưng vẫn ẩn chứa các tác dụng phụ:[/size]
- Không sử dụng cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần có trong dược liệu
- Không được sử dụng cây chó đẻ làm nước uống hàng ngày để phòng chống bệnh. Bởi, đối với cơ thể khỏe mạnh khi sử dụng quá nhiều dễ dẫn đến mất cân bằng chức năng gan mật, xơ gan, gây tổn thương đến gan, nếu lạm dụng có thể dẫn đến nguy cơ làm phá vỡ hồng huyết cầu.
- Thận trọng sử dụng cho các đối tượng mắc phải bệnh huyết áp thấp.
- Phụ nữ có dự định sinh con hoặc đang mang thai cần thận trọng khi dùng, bởi cây có đẻ có thể làm co mạch máu và cơ trơn tử cung, có thể dẫn đến vô sinh. Tốt nhất, bạn đọc nên hỏi ý kiến tham vấn từ bác sĩ, không được tự ý sử dụng.
[size=undefined]
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn đọc cần tham khảo ý kiến tham vấn từ chuyên môn khi sử dụng các bài thuốc từ dược liệu này. Cây có đẻ răng cưa không thay thế các thuốc đặc hiệu, vì vậy, bệnh nhân cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng[/size]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,712
Threads: 407
Likes Received: 1,122 in 886 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Mắc những bệnh này ăn gừng cực kỳ nguy hiểm
Chủ Nhật, ngày 19/05/2019 05:27 AM
Sự kiện:
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe
Gừng vừa là gia vị, vừa là thuốc giúp điều trị một số loại bệnh hiệu quả. Thế nhưng với một số người do thể trạng hoặc mắc một số bệnh 'đại kỵ' với gừng, nên ăn gừng sẽ không có lợi cho sức khoẻ, thậm chí gặp nguy hiểm.
Ảnh minh hoạ: Internet
Không dùng gừng cho người bị say nắng
Gừng tính nóng nên thích hợp dùng cho người cảm mạo, phong hàn, vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa... Chống chỉ định dùng gừng cho người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt.
Trong trường hợp đi nắng về bị say nắng, say nóng tuyệt đối không được dùng gừng.
Không ăn gừng bị dập
Gừng tươi đã bị dập dễ sinh ra một loại chất độc cực mạnh, nó có thể làm biến tính, hoại tử tế bào gan, từ đó dẫn đến bệnh ung thư gan, ung thư thực quản.
Sốt cao không được ăn gừng
Khi có dấu hiệu sốt cao tuyệt đối không ăn gừng vì gừng có tính nhiệt càng làm cho thân nhiệt của người bệnh cao lên gây tổn thương các mạch máu, thậm chí xuất huyết.
[color=rgba(153, 153, 153, 0.68)] Advertisement[/color]
Dù gừng rất tốt để giải quyết các tình trạng thai nghén như buồn nôn và nôn nhưng trong thời kỳ cuối của thai kỳ nên hạn chế ăn gừng vì gừng làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ. Ảnh minh hoạ: Internet
Đau dạ dày, đại tràng không ăn gừng
Thành phần của gừng bao gồm các chất chủ yếu hoạt động trên niêm mạch dạ dày, ruột và đại tràng vì thế có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, nếu dạ dày yếu có thể bào mòn và gây ra những vết loét.
Vì thế người đau dạ dày, đại tràng nên tuyệt đối tránh xa thực phẩm này.
Bệnh gan
Người bị bệnh viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan không nên ăn gừng vì nó kích thích sự bài tiết của các tế bào gan, vì những tế bào này sẽ bị hoại tử khi đang trong trạng thái được kích thích. Ngoài ra, người bị sỏi mật cũng được khuyên không nên ăn gừng vì nó sẽ làm cho các viên sỏi bị mắc kẹt trong đó, thậm chí trong nhiều trường hợp cần thiết phải phẫu thuật.
Ngoài ra người bị bệnh sỏi mật cũng không nên ăn gừng vì gừng có thể khiến cho các viên sỏi kết tụ trong mật không bài tiết ra ngoài được.
Phụ nữ có thai hạn chế ăn gừng
Dù gừng rất tốt để giải quyết các tình trạng thai nghén như buồn nôn và nôn nhưng trong thời kỳ cuối của thai kỳ nên hạn chế ăn gừng vì gừng làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ.
Ảnh minh hoạ: Internet
Bệnh trĩ, xuất huyết
Nếu bạn có tiền sử bị rối loạn chảy máu (trong đó có cả chảy máu cam, tử cung…) thì nên hạn chế ăn gừng ở bất kỳ dạng nào bởi nó sẽ làm tăng tình trạng chảy máu. Ngoài ra, bạn không được ăn gừng khi bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, huyết áp cao hay đã có tiền sử đột quỵ, nhồi máu và thiếu máu cục bộ.
Huyết áp cao, bệnh tim
Những người có huyết áp thấp, khi bị tụt huyết áp thì uống nước gừng là rất tốt, nhưng đối với người có huyết áp cao thì không thể uống nước gừng trong bất cứ lý do gì, đặc biệt là uống nước gừng vào đúng thời điểm huyết áp tăng. Lúc ấy nước gừng sẽ như chất kích thích làm cho tình trạng nặng hơn, từ đó có thể gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến.
Người đang sử dụng thuốc
Gừng có thể phù hợp và tương tác với một số loại thuốc. Tuy nhiên có một số trường hợp ngoại lệ nên khi đã uống thuốc nếu muốn dùng gừng nên tham khảo ý kiến bác sỹ. Điều không nên làm là kết hợp gừng với những loại thuốc giảm huyết áp, chống loạn nhịp tim và thuốc kích thích cơ tim. Vì hoạt tính của những loại thuốc này sẽ tăng lên khi có sự kết hợp với gừng và gây ra tình trạng công thuốc, quá liều. Ngoài ra, gừng cũng không được dùng với thuốc hạ đường huyết vì gừng sẽ làm giảm lượng đường trong máu của bạn, điều này đã được quy định riêng cho bệnh tiểu đường.
..
...[img=0x0]https://thongke.24h.com.vn/24h-analytics/24h-analytics.php?rand=0.9288373620681796&url_tracker=https%3A//www.24h.com.vn/suc-khoe-doi-song/mac-nhung-benh-nay-an-gung-cuc-ky-nguy-hiem-c62a1051217.html%3Fserver%3D6%26region%3DUS%26device%3Dmobile[/img]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,712
Threads: 407
Likes Received: 1,122 in 886 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
: 5 cây thuốc chữa bệnh ung thư phổi cứu người, cứu đời
by5 cây thuốc chữa bệnh ung thư phổi cứu người, cứu đời
by phuongntvViews: 279
Ung thư phổi là sự tăng sinh tế bào trong các mô phổi, nếu người bệnh không kịp thời điều trị sẽ có thể lây lan qua các bộ phận khác trong cơ thể. Cây thuốc chữa bệnh ung thư phổi trong y học cổ truyền ghi nhận với nhiều kết quả khá tốt, những cây thuốc này thường kết hợp với nhau để tạo hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là 5 cây thuốc chữa bệnh ung thư phổi cứu người, cứu đời.
1. Nấm lim xanh – cây thuốc trị ung thư phổi
Nấm lim xanh nếu uống hàng ngày sẽ giúp người hút thuốc lá nâng cao hệ miễn dịch, đào thải độc tố, từ đó sản sinh ra các kháng thể chống lại ung thư. Ngoài ra, trong nấm còn chứa: Germanium, Triterpenes, nhóm Sterois, Axit ganoderic… khi đi vào cơ thể có khả năng ngăn ngừa và tiêu diệt các tế bào gây hại. Đối với người mắc căn bệnh này, nấm lim xanh phát huy tác dụng trong việc nâng cao sức đề kháng, chống lại sự phát triển của các tế bào ung thư. Nấm lim xanh gần như chống ung thư từ nguyên căn của bệnh. Nó tác động gián tiếp đối với khối u, làm giảm lượng dịch tiết và ngăn tràn dịch màng phổi.
cây thuốc chữa bệnh ung thư phổi
2. Rẻ quạt – Cây thuốc trị bệnh phổi hiệu quả
Thân và rễ cây rẻ quạt có thành phần belamcandin, tectoridin, irisfloretin, shekanin, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, chỉ khái hóa đàm, tán kết tiêu viêm. Đồng thời nó cũng lợi tiêu hóa, có thể hỗ trợ chữa được nhiều bệnh về họng. Cây rẻ quạt mang tính hàn, vị đắng nên rất có lợi cho sức khỏe. Trước đây, loài cây này được nhiều người biết tới với tác dụng như một loại thuốc kháng sinh. Nó đặc hiệu trị các nhóm bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên như: viêm phế quản, viêm phế quản mãn tính, sổ mũi, đau họng, viêm họng hạt, ho khan, ho có đờm…
3. Cỏ xạ hương giúp trị bệnh ung thư phổi
Cỏ xạ hương với 4 thành phần chủ yếu là thymol, carvacrol, eugenol, saponin. Những thành phần này có khả năng giảm viêm, điều trị ho, khó thở. Và làm giảm tính cấp tính của bệnh viêm phế quản, chống oxy hóa. Nó cũng loại bỏ các chất độc hại đang làm tổn thương tế bào, ngăn ngừa viêm lan rộng. Cỏ xạ hương có vị cay, mùi thơm, mang tính ấm là một trong số các cây thuốc chữa bệnh ung thư phổi hiệu quả. Tinh dầu của cỏ xạ hương được người bệnh xông hơi sẽ mang lại kết quả đáng ngạc nhiên.
4. Lá cây đu đủ có tác dụng chữa ung thư phổi
Lá lá đu đủ đực có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư hiệu quả. Đồng thời nó cũng thích nghi với tế bào ung thư được xây dựng trong phòng thí nghiệm: ung thư gan, ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư vòm họng và ung thư phổi. Về cách sử dụng, bạn hái lá đu đủ đực, rửa sạch và xắt nhỏ. Sau đó phơi khô, sao vàng để giữ lâu không bị ẩm mốc. Hàng ngày lấy chừng nắm lá (không hạn chế số lượng) nấu lấy nước uống. Lưu ý nấu nước lá này xong nhìn màu sắc không quá đậm, màu vàng như cánh kiến là được. Người bệnh ung thư phổi sử dụng bài thuốc này trong 60 ngày sẽ giúp hạn chế sự phát triển của khối u và sẽ dần khỏi hẳn
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,712
Threads: 407
Likes Received: 1,122 in 886 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Bạc hà, tàu mùng chưa ho đàm nhiều..
[color=rgba(189, 48, 8, 0.88)] Bạc hà còn có nơi gọi là cây môn Bạc hà, Dọc mùng, thường được người dân trồng nấu canh chua, cây dễ trồng, nhanh lớn ít sâu bệnh, nhất là nơi ẩm đất tốt, thường thu hái bằng cách bóc tỉa bẹ lá lớn bên ngoài sử dụng trước, còn lá non, cây con lớn lên dùng sau. Bạc hà là rau gia vị thường nấu...[/color]
Bạc hà còn có nơi gọi là cây môn Bạc hà, Dọc mùng, thường được người dân trồng nấu canh chua, cây dễ trồng, nhanh lớn ít sâu bệnh, nhất là nơi ẩm đất tốt, thường thu hái bằng cách bóc tỉa bẹ lá lớn bên ngoài sử dụng trước, còn lá non, cây con lớn lên dùng sau. Bạc hà là rau gia vị thường nấu canh chua với cá đồng, cá biển, khi dùng phải tước bỏ vỏ xơ ngoài thái ra thành từng lát xéo mỏng để sử dụng.
-Theo YHCT cọng lá Bạc hà có vị cay đắng, tính bình, hơi có độc. Tác dụng hóa đàm, tiêu ứ, trừ giun, giảm đau...chưa ho đàm nhiều khó thở. Củ rễ cây Bạc hà phơi khô tán bột uống trị ghẻ lở chảy nước vàng, trong bụng có báng tích vv.
-Theo dược tính hiện đại 100g Bạc hà phần ăn được chứa 95g nước, 0,25g protein, 3,8g carbohydrat(bột đường), 0,5 chất xơ, 25mg phosphor, 300mg kali, 48mg calci, 16mg magnê, 0,03mg đồng, 0,4mg sắt, 0,012mg B1, 0,013mg B2, 0,013mg PP, 3mg sinh tố C, và cho 14 Kcalo.
-Kinh nghiệm dân gian còn dùng (thân rễ) Bạc Hà làm thuốc chữa phong thấp nhức mỏi, chứng đàm nhiều, ngứa dị ứng ngoài da … bằng cách cạo vỏ ngoài phơi khô mỗi lần dùng12-14g sắc uống. Củ tươi mài uống trị đàm cho người lên cơn kinh phong ngẹt đàm khó thở.
-Nói chung Bạc hà cây nghèo dinh dưỡng nhưng giàu sinh tố, vi lượng còn là rau gia vị làm bớt ngán mùi thịt cá tạo bữa ăn ngon cơm giúp tiêu hoá tốt, vây nên những người, tỳ vị khí hư, người mập phì đang cần giảm cân nên ăn dùng Bạc hà. Tuy nhiên người đang cần lên cân, đang bị đau gút không nên ăn canh chua bạc hà.
(Quan tâm ăn uống là cách phòng bệnh tốt nhất)
[size=undefined]
Dongyminhphuc.com[/size]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,712
Threads: 407
Likes Received: 1,122 in 886 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Bỉnh bát rau chữa tiểu đường týp II hiệu quả
[color=rgba(189, 48, 8, 0.88)] Theo kinh nghiệm dân gian một số người đã dùng rau bát cho biết có tác dụng tốt trong điều trị bệnh tiểu đường. Theo đông y Dây bát có vị ngọt, tính mát. Tác dụng thanh nhiệt, mát phế, thanh vị, nhuận táo, sinh tân dịch, giải độc. Thường dùng chữa miệng khô khát uống nước nhiều, cầu táo khó...[/color]
Rau bỉnh bát còn có tên rau bát loại rau mọc hoang dại nhiều nơi phía nam, thường được người dân hái làm rau thập tàng nấu canh cua, tôm tép, loại rau không chỉ ăn bổ mát còn có tác dụng giúp chữa tiểu đường hiệu quả. Theo Đông y rau bát có vị ngọt, tính mát. Tác dụng thanh nhiệt, mát phế, thanh vị, nhuận táo, sinh tân dịch, giải độc. Thường dùng chữa miệng khô khát uống nước nhiều, cầu táo khó, tiểu buốt, tiểu gắt, bí tiểu, người nóng nổi mụn nhọt, các chứng liên quan nội nhiệt đều hiệu quả.
-Dây bát còn gọi Mãng bát, Bình bát… Tên khoa học Cociniagrandis L. Loại dây leo thuộc họ bầu bí, sống rất khỏe mọc hoang và được trồng ở bờ rào lùm cây, dây leo có nhiều nhánh, tua cuốn, phiến lá dầy hình tim ngũ giác, hoa trắng, quả như trái dưa chuột nhỏ khi chín có màu đỏ trông rất đẹp, có hai loại Mãng bát. (Bát cái) và (Bát đực), loại dây nhỏ nhiều lá là Bát cái, loại dây to dài ưa leo cao lá ít còn gọi Bát đực. Bát cái thường được người dân hái lá đọt non làm rau ăn, nấu canh tôm, cua, tép vv. rau “thập tàng” Bát cái được người dân coi là rau sạch ăn bổ mát…Bát đực thường hái cả dây về thái lát phơi khô, sao qua làm thuốc nam…
-Tài liệu gần đây cho biết trong 100 g rau bát chứa 2,1 g chất đạm, 1,3 g bột đường, 1,7 g và nhiều dưỡng chất rất cần thiết với sức khỏe. (1). sau đây là một số món ăn bài thuốc từ rau bát có tác dụng chữa bệnh.
-Chữa bệnh tiểu đường: Nhân dân thường hái lá đọt non dây bát 100g nấu canh,tôm, hoặc cua, cá… liều vừa đủ ăn tuần vài lần. Có tài liệu cho rằng dùng lá, đọt non, hoa, quả nấu canh, hoặc ăn sống, xay nước uống thường ngày có thể giảm 50% liều thuốc trị đái tháo đường týp II nhẹ.
-Chữa miệng khô khát uống nhiều vẫn khát “ phế nhiệt” Rau bát, rau ngót, rau đay mỗi vị 50g nấu canh trai đồng hoặc canh hến ăn tuần vài lần.
-Chữa viêm họng ho khan: Rau bát, rau má, rau càng cua mỗi vị 50g cá lóc 1 con 200g gia vị hành mắm muối vừa đủ nấu canh.
-Chữa tiểu đường có bị đi cầu táo bón: Rau bát, rau sam, rau dền mỗi vị 50g nấu canh cua ăn tuần vài lần.
-Chữa tiểu đường kèm có bị tiểu rắt, bí tiểu: Dây bát 50g, rễ cây chùm ngây 30g, cam thảo nam 10g phơi khô sắc uống ngày 3 lần.
-Chữa di tinh, mộng tinh: Rau bát, mồng tơi, bông súng, mỗi vị 50g tươi trai đồng vai con nấu canh.
-Chữa da khô nổi mụn nhọt: Rau bát, mồng tơi, rau dấp cá, mỗi thứ 100g nấu canh cá rô ăn tuần vài lần.
-Chữa có trĩ cầu ra máu: Rau bát 50g, rau giấp 30g, hoa mào gà 5g, xơ mướp 5g nấu nước uống ngày 3 lần.
-Chữa tiểu đường kèm có huyết áp cao: Dây bát, cỏ màn chầu, dền gai mỗi vị 50g tươi, hoặc phơi khô sắc nước uống thường xuyên.
-Có thể nói dây bát là loại rau dược thiện ăn bổ mát, rất thích hợp cho người bị tiểu đường, nhất là người tiểu đường có biểu hiện miệng khô khát do “phế nhiệt”, đi cầu táo khó do“vị nhiệt”, hoặc người nóng, tiểu rắt, da khô ngứa “thận âm hư”… dây bát là món ăn vị thuốc bổ mát có thể sử dụng cho mọi lứa tuổi hầu như không có tác dụng phụ. Tuy nhiên dây bát tính hàn không nên dùng cho người tỳ vị hư hàn, bị tiêu chảy, ngoại cảm phong hàn.
(Quan tâm ăn uống là cách phòng bệnh tốt nhất)
[size=undefined]
Dongyminhphuc.com[/size]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,712
Threads: 407
Likes Received: 1,122 in 886 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Bí Đỏ Hóa Giải U Xơ Tiền Liệt Tuyến
[color=rgba(189, 48, 8, 0.88)] Lương y Minh Phúc, Phó Chủ tịch Hội Đông y TP Vũng Tàu cho biết, theo y học cổ truyền, bí đỏ có vị ngọt tính hơi ôn. Tác dụng bổ trung ích khí, thanh nhiệt, nhuận phế, sinh tân dịch, thường chữa đau đầu chóng mặt, mắt yếu, viêm gan, thận yếu. Tài liệu cho biết, để cung cấp cho cơ thể 25 calo...[/color]
Cập nhật lúc: 03:00 20/08/2013 (GMT+7)
(Kiến Thức) - Bí đỏ còn gọi là bí rợ, bí ngô. Ngoài là thực phẩm giàu dinh dưỡng, bí đỏ còn có nhiều tác dụng làm thuốc.
Lương y Minh Phúc, Phó Chủ tịch Hội Đông y TP Vũng Tàu cho biết, theo y học cổ truyền, bí đỏ có vị ngọt tính hơi ôn. Tác dụng bổ trung ích khí, thanh nhiệt, nhuận phế, sinh tân dịch, thường chữa đau đầu chóng mặt, mắt yếu, viêm gan, thận yếu. Tài liệu cho biết, để cung cấp cho cơ thể 25 calo, cần dùng 74g quả bí đỏ, trong đó chứa 1,94 protit, 3,3 gluxit. Quả bí còn chứa một số axit amin (leucin tyrosin peporesin) và các vitamin B, tiền sinh tố A, và vitamin PP, vitamin C.
Một số món ăn bài thuốc chữa bệnh từ bí đỏ gồm: Chữa đau đầu chóng mặt mất ngủ, bí đỏ hầm đậu phụng hạt sen; chữa tiểu đường, bí đỏ 200g, đậu xanh 100g, xương heo 100g hầm ăn cho thêm gia vị vừa đủ. Kinh nghiệm dân gian cho thấy, phòng trị u xơ tiền liệt tuyến; ngày ăn khoảng 100g hạt bí ngô, bằng cách rang bóc vỏ ăn vào lúc đói, ăn liên tục nhiều ngày.
TS.BS Lê Thị Thanh Nhạn, Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam cho biết thêm, trong hạt bí có chứa chất phytosterol giúp phòng và hỗ trợ điều trị phì đại tiền liệt tuyến. Ngoài ra, nó có khả năng kích thích tuyến tuỵ tiết insulin giảm đường huyết, chữa đái tháo đường. Bí đỏ có nhiều chất xơ, ít chất oxalate giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn nhanh, tránh ứ đọng trong ruột non, giảm thiểu sự tái hấp thu oxalate từ ruột để tạo nên sỏi thận, do đó "hóa giải" sự hình thành sỏi calcium oxalate ở thận.
Đồng thời, bí đỏ chứa nhiều L-trytophan nên được xem là một loại thực phẩm bổ não, giảm stress, phòng chống mất ngủ ở người già nếu ăn thường xuyên tuần 3 - 4 bữa. Quả bí chín có màu vàng đỏ, chứa rất nhiều beta-caroten, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A, giúp sáng mắt, trị quáng gà, khô mắt, thích hợp cho phụ nữ sau sinh, trẻ nhỏ và người già. Tuy nhiên, bí đỏ có tác dụng nhuận tràng, nên những người hay bị đi ngoài cần ăn ít
Be Vegan, make peace.
|