Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp"
Sư Toại Khanh Giảng về Lạc Hỷ (Thượng Nhân Pháp, Lạc Hỷ, Chứng Đắc) (Tăng Chi 6.77 - 6.79), posts # 267-269, p 19

KTC 6.77 Thượng Nhân Pháp
6 pháp cần đoạn tận:
1. Thất niệm, 2. không tỉnh giác, 3. không phòng hộ các căn, 4. không tiết độ trong ăn uống, 5. ngụy trá, 6. hư đàm


Học giáo lý là học cấu trúc của tâm thiện, tâm ác , học Vi Diệu Pháp .

1. Thất niệm: mình không có biết rõ mình đang hoạt động, đang sống ra sạo, sự vắng mặt của chánh niệm, sự vắng mặt của khả năng nhận biết trong sinh hoạt của tâm thức. Biết đây là thiện, đây là bất thiện, đây là giác chi, đây là triền cái, thì nó được gọi là niệm.
2. Không tỉnh giác: không nhận biết trong từng sinh hoạt vật lý, không tỉnh thức ở trong các tư thế sinh hoạt như là đi, đứng, nằm, ngồi, tựu chung là chánh niệm.
3. Không phòng hộ các căn: đồng nghĩa với thất niệm và không tỉnh giạc, tkhông hu thúc lục căn, không phòng hộ 6 cửa: mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân xúc chạm, ý suy tư thì biết rõ; gom đủ không sót bất cứ một sinh hoạt lớn bé nào trong thân và tâm. 

Ba điều trên cản trở đạo quả giải thoát, cản trở khả năng chứng đạo, vì trong vô số kiếp sanh tử luân hồi chúng ta là những cái xác chết.
  1. Mình được cấu tạo như thế nào ? (What?)
  2. Và thân tâm đang hoạt động ra sao ? (How?)
Thánh nhân chỉ biết đơn giản thôi, thấy chỉ đơn giản thấy, nghe là nghe; đi, đứng, nằm, ngồi thánh nhân biết rõ; thánh nhân không có thêu dệt, thánh nhân không có vẽ vời bất cứ ý tưởng, ý niệm, ngã chấp nào vào ở trong lục trần mà mình đang biết hết. Cái đó rất là quan trọng. Mình luân hồi là bởi vì mình đặt vấn đề, mình tự mình đưa ra một cái giá trị ảo; mình gắn lên trên những cái gì mình thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng.

4. Không tiết độ trong ăn uống: Tiết độ đây là sự chừng mực.
  1. thứ nhất là dừng lại như vậy để mình uống nước vào là vừa. 
  2. Thứ hai khi mình ăn tới mức mà cái mức, thì lúc mình đứng dậy rời khỏi bửa ăn mình vẫn rất là nhẹ nhàng. 
Mục đích là đời sống tu hành. Ta nuôi thân mạng này để hành phạm hạnh .
5. Ngụy trá: gian dối, khuất lấp. Đức Phật có 3 đức: bi, trí, tịnh đức .  Cuộc sống Ngài trước măt mọi người hay một mình hoàn toàn giống nhau .
6. Hư đàm: khoác lác để cầu danh lợi .  Người tu hành không cầu danh lợi, nhưng cũng không để người ta khinh .

KTC 6.78 Lạc Hỷ
6 pháp cần thành tựu để sống với nhiều lạc hỷ: 

1. ưa thích pháp,
2. ưa thích tu tập,
3. ưa thích đoạn trừ,
4. ưa thích viễn ly,
5. ưa thích không có sân hận,
6. ưa thích không có hý luận.

1/Ưa thích Pháp
Pháp có nghĩa là 
  1. lý thuyết và 
  2. hành trì .
Phật tử cần ưa thích pháp: 
  1. thích học giáo lý và 
  2. thích sống chánh niệm vì sống chánh niệm sẽ đem lại an lạc và an toàn .  
2/ Ưa thích tu tập:
  1. phát triển những điều lành đã có và đang có .
  2. không thụt lùi hoặc dậm chân tại chỗ .
  3. luôn hướng đến cái cao hơn, tốt hơn .
3/ Ưa thích đoạn trừ:
Đoạn trừ có nghĩa lìa bỏ, buông bỏ.

4/Ưa thích viễn ly:

Yên thân và an tâm .

1. Viễn ly về đời sống, sinh hoat:
  1. Thân viễn ly, tâm không viễn ly
  2. Thân không viễn ly, tâm viễn ly
  3. Thân và tâm viễn ly 
2. Viễn ly về phiền não:
3. Viễn ly về sanh tử: 
  1. Ngũ thú: thiện thú trời, người, bốn ác thú
  2. Lục đạo: trời, người, bốn đường ác đạo
Nhàn tịnh: không còn lai vãng, lui tới, không còn tiếp tục hiện hữu có mặt trong ngũ thú lục đạo nữa.

(NGŨ ĐẠO
Ngũ đạo còn gọi là Ngũ thú, Đạo là đường, thú là nơi hướng tới. Ý nói chúng sanh khi chưa khỏi vòng sống chết luân hồi, phải thường tái sanh vào một trong những cõi:
1. Địa ngục: Là cõi mà chúng sanh chịu khổ.
2. Ngạ quỷ: Cõi của những sinh vật luôn bị nạn đói dày vò khủng khiếp vô cùng tận.
3. Súc sanh: Kinh điển thường gọi là Bàng sanh chỉ chung cho các loài : thú, chim muông, súc vật, côn trùng…
4. A Tu La: Cõi của các giống sinh vật to lớn, hung hãng hiếu chiến hay sanh sự đánh nhau với các loài Trời, người.
 5. Nhơn: Là các sinh vật loài người.
Trong Ngũ thú hay Ngũ đạo trên nêu thêm Thiên đạo bao gồm những cõi sinh vật cao cấp, sống thọ, hạnh phúc, trí tuệ hơn người thì gọi là Lục đạo hay Lục thú mà các Kinh điển thường hay nhắc tới.)


5/ Ưa thích không có sân hận
Cái tiếp theo đó là abyāpajjhārāmo có nghĩa là hoan hỷ trong đời sống không bất mãn. Rất khó vi` tâm bất thiện của mình nó nhiều hơn tâm thiện . Lòng tham không đáy .  Vị tỳ kheo hoan hỷ với một cái nếp sống không có bất mãn, vui với chính mình vì thấy mình không có cái gì để phiền trách, phàn nàn đời sống . Người giàu nhất là người có cái gì cũng ok.

6/ Ưa thích không có hý luận vớ vẩn,  vô ích, vô duyên, không cần thiết, lại làm phiền người ta (hoan hỉ trong cứu cánh Niết bàn)

Khi liễu đạo, sẽ hiểu tất cả các pháp thế gian đều là papañca hết, 
  1. bất cứ niềm vui, nổi buồn nào của chúng ta, giọt lệ hay nụ cười, nó đều là những cái không thật sự cần thiết, và 
  2. nó đều là cội nguồn phiền não, trực hay là gián tiếp mà thôi. 
Cứu cánh niết bàn, 

  1. thứ nhất niết bàn không phải là cõi là họ chán rồi, 
  2. đó chỉ là một trạng thái trừu tượng và 
  3. trạng thái ấy chỉ có bậc thánh họ mới hiểu, họ có thể nhận thức một cách rốt ráo.

Phàm phu mình chỉ cần biết đại khái cứu cánh Niết Bàn nghĩa là: 

  1. còn phiền não là còn khổ, 
  2. hết phiền não mới yên. 

Hết phiền não gọi là phiền não Niết bàn. Còn thân này là còn khổ, thân tâm này kết thúc vĩnh viễn thì lúc đó gọi là ngũ uẩn Niết bàn

Để thấy được sự vắng mặt triệt để của thân tâm này là an lạc, chúng ta phải sống trong chánh niệm và trí tuệ một cách liên tục. 

KTC 6.79 Chứng Ðắc

1. - Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo không có thể chứng đắc thiện pháp chưa chứng đắc, hay không có thể tăng trưởng thiện pháp đã được chứng đắc. Thế nào là sáu?


2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo 
  1. không thiện xảo khi đi vào, không biết rõ con đường đi lên để tiến bộ (Thất Giác Chi)
  2. không thiện xảo khi đi ra, không biết rõ con đường đi xuống bị thụt lùi (5 triền cái)
  3. không thiện xảo khi đến gần, không biết rõ làm sao để tiến bộ trên con dường tu tập 
  4. không khởi lên ý nghĩa muốn đạt được những thiện pháp chưa đạt được, 
  5. không phòng hộ các thiện pháp đã được chứng đắc, 
  6. không có cố gắng để kiên trì tiếp tục.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có thể chứng đắc thiện pháp chưa chứng đắc, hay không có thể tăng trưởng thiện pháp đã được chứng đắc.


3. Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có thể chứng đắc thiện pháp chưa chứng đắc, hay có thể tăng trưởng thiện pháp đã được chứng đắc. Thế nào là sáu?

4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo 

  1. thiện xảo khi đi vào, biết rõ con đường đi lên để tiến bộ
  2. thiện xảo khi đi ra, biết rõ con đường đi xuống bị thụt lùi
  3. thiện xảo khi đến gần, biết rõ làm sao để tiến bộ trên con dường tu tập 
  4. khởi lên ý muốn đạt được những thiện pháp chưa đạt được, 
  5. phòng hộ các thiện pháp đã được chứng đắc, 
  6. có cố gắng để kiên trì tiếp tục.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có thể chứng đắc thiện pháp chưa chứng đắc, hay có thể tăng trưởng thiện pháp đã được chứng đắc.

1/ không thiện xảo khi đi vào, không biết rõ con đường đi lên để tiến bộ: Thất Giác Chi
2/ không thiện xảo khi đi ra, không biết rõ con đường đi xuống bị thụt lùi: 5 triền cái
3/ không thiện xảo khi đến gần, không biết rõ làm sao để tiến bộ trên con dường tu tập: cần biết rõ trợ sinhtrợ lực .

Vạn hữu ở đời này không có cái gì mà không cần đến các duyên hỗ trợ, mà các duyên ở đay gom gọn còn có hai duyên thôi: đó là duyên trợ sinh và duyên trợ lực .

Sampajañña (tỉnh thức, alertness, clear comprehension) có 4: 

1/ biết rõ việc mình làm là lợi hay hại cho công phu tu tập.
2/ biết rõ cách nào hỗ trợ cho việc tu tập thuận lợi hơn.
3/ biết rõ bối cảnh (môi trường sinh hoạt) nào thích hợp cho việc tu tập.
4/ luôn tu tập với nhận thức vô ngã: Không ai đang tu tập tuệ quán chỉ có chánh niệm và trí tuệ đang làm việc mà thôi.

4/ Khởi lên ý muốn đạt được những thiện pháp chưa đạt được

Duyên trợ sinh: những điều kiện nó giúp cho cái gì từ không thành có. 
Duyên trợ lực: thêm sức, tiếp sức cho những cái đã có được phát triển. 


Sống phải có lý tưởng, phải có chỗ vươn tới.  Có lòng thiết tha hướng tới những cứu cánh tốt đep.

5/ Phòng hộ các thiện pháp đã được chứng đắc: khả năng giữ lại những thành tựu đã đạt được, đừng để cho nó mất. 

6/ Không có cố gắng để kiên trì tiếp tục: không hành trì một cách nghiêm túc .
Reply
Tóm Lược KTC 6.61 Con Đường Đi Đến Bờ Bên Kia (post #271, p 19)

Các cực đoan bị Ái liên kết sinh Khổ não:

Chư Tăng liệt kê:
  1. Xúc, Xúc tập khởi
  2. Quá khứ, Hiện tại, Tương lai
  3. Lạc, Không lạc không khổ, Khổ
  4. Danh, Thức, Sắc
  5. 6 nội xứ, Thức, 6 ngoại xứ
  6. Thân, Thân kiến diệt, Thân kiến
Đức Phật tiếp:
Xúc, Xúc diệt, Xúc tập khởi


Tóm Lược KTC 6.62 Lời Cảm Hứng (post #271, p 19)

Đức Phật không thấy một chút xíu pháp trắng nhỏ bằng đầu sợi lông đuôi ngựa ở ông Devaatta để có thể nắm lấy và cứu ông ra khỏi đoạ xứ.

Hỏi: Tôi có thể làm gì để Pháp có thể cứu tôi ra khỏi 4 đoạ xứ và tiếp tục con đường đạo trong tương lai?
Đáp:  Trong bài kinh này, Đức Phật dạy:

ba hạng người trước:
  1. một trong ba người ấy không phải bị thối đọa, 
  2. một phải bị thối đọa, 
  3. một bị rơi vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. 
và ba hạng người sau: 
  1. một trong ba hạng người này không phải bị thối đọa, 
  2. một phải bị thối đọa, 
  3. một được nhập Niết-bàn.
Kết luận:
  1. hai hạng người không bị thối đọa,
  2. hai hạng người phải bị thối đọa,
  3. một bị rơi vào cõi dữ, đọa xứ, ác thú, địa ngục,
  4. một được nhập Niết Bàn.

Tóm Lược KTC 6.63 Một Pháp Môn Quyết Trạch (post #279, p 19)

Đức Phật dạy 6 đề tài như là những căn bệnh để Bát Chánh Đạo chữa trị: dục, cảm thọ, tưởng, lậu hoặc, nghiệp, và khổ.

Nguyên nhân của
  1. Dục, cảm thọ, tưởng, nghiệp là xúc
  2. Lậu hoặc là vô minh.
  3. Khổ là ái.
Tất cả được đoạn diệt bằng:
Bát Chánh Đạo.
Reply
Hiểu tâm của Đức Phật

Khi chưa đắc quả, chúng ta chưa phải là Phật tử thực thụ, cho dù thọ Tam Quy, Ngũ Giới, có pháp danh!!!

Vì sao?

Vì chúng ta chưa hiểu tâm Phật, chưa thấm nhuần Giáo Pháp.  Chúng ta vẫn dùng tâm phàm đo tâm Phật.  

Học bài Kinh KTC 6.62 Lời Cảm Hứng sau đây để hiểu tâm của Đức Phật ra sao.


--ooOoo--

Kinh KTC 6.62 Lời Cảm Hứng:

Rồi một Tỷ-kheo đi đến Tôn giả Ananda, sau khi đến, thưa với Tôn giả Ananda:


- Có phải Thế Tôn tập trung tất cả tâm, thưa Tôn giả Ananda, để tuyên bố về Devadatta như sau: "Devadatta phải sanh vào đọa xứ, phải sanh vào địa ngục cho đến một kiếp, không thể cứu hộ được" hay có phải nhờ một Thiên nhân?

- Thật đúng như Thế Tôn đã tuyên bố.

Sau đó, Tôn giả Ananda đi đến gặp Thế Tôn, xin được giải thích.


--ooOoo--


Trích từ post # 273, p 19 (LTP Học Phật Pháp):

Tiếp theo là kinh 62. Kinh cảm hứng.

Có một vị tỳ kheo kia đến hỏi ngài A nan có phải Thế Tôn dốc lòng trù rủa Đề bà đạt đa không. 

Trù rủa là sao? Trù rủa là con người ta đang ngon lành vậy Ngài nói con người ta đoạ địa ngục. Chữ dốc lòng này là (pali: xốc ba xa chê) là ác ý trù rủa.

Ngài A nan thưa lại với đức Phật câu chuyện đó. Đức Phật có câu trả lời, Ngài trả lời ngài A nan:

Này A nan! Tỳ kheo mà nói với ngươi đó hoặc là người mới tu hay là đã tu lâu nhưng không có trí tuệ.

(Có nghĩa là một người như ta làm sao có thể trù rủa người khác nói chi là dốc lòng để mà trù rủa người khác.)

Này A nan, trước đây khi mà ta tuyên bố rằng Đề bà đạt đa sẽ bị đoạ là ta đã có cơ sở, có căn cứ. Ta thấy ở con người đó không còn có thể  cứu vãn được nên ta mới nói như vậy. Và ta nói như vậy không phải vì để trù rủa ai hết.

Ngài vì lòng đại bi trong nhiều kiếp quá khứ chỉ vì cứu mạng Đề bà đạt đa mà dầu lúc đó Đề bà đạt đa đang là kẻ thù của ngài đó, kẻ thù đoạt mạng chứ không phải kẻ thù nhẹ nhẹ đâu, mà rất nhiều kiếp Đề bà đạt đa là kẻ thù đoạt mạng mà ngài còn hy sinh mạng sống để cứu Đề bà đạt đa; nói gì là kiếp cuối cùng này ngài là vị Phật quý vị.

Tui nói điều này trong room này nhiều vị không có tin, nghĩ trên đời này làm gì còn người tốt như vậy. Xin thưa có như vậy. Tui tin.

Tại sao tui tin. Bởi vì qua sử mình thấy có thánh Gandhi, có bà Teresa, đọc kỷ lại thánh Gandhi, đọc kỷ lại ngài Huyền Trang mình mới thấy.

Và nếu mình đọc con người mà mình không tin thì mình đọc cái khác vô tri mình tin. 

Tại sao có kim cương. Nó phải trải qua thời gian bao lâu đó có thể là hàng triệu năm, trong một nhiệt độ như thế nào đó, trong một tầng áp suất như thế nào đó mới thành viên kim cương.

Thì con người cái nhân cách cũng vậy. Cái nhân cách của con người đó cũng là một quá trình trui rèn đào luyện, quá trình trui rèn thôi, thì ai cũng có khả năng trui rèn để trở thành kim cương cẩm thạch, còn không có khả năng trui rèn thì thành thứ tào lao.

Hôm trước đi Miến Điện chúng tôi có đến thăm fossil.... Fossil là hoá thạch, chúng ta có dịp sẽ thấy rất là nhiều những thứ bộ hoá thạch cực kỳ đẹp, phải nói cực đẹp, đẹp lắm. Nhìn thấy từng cái thớ gỗ, cái vân gỗ rõ ràng sắc nét, không nghi ngờ gì hết, không sai chạy được. Nhưng nó nặng như đá nó cứng như đá và đương nhiên bấy giờ nó là đá. Nhưng nó phải trải qua một thời gian như thế nào đó, điều kiện như thế nào đó nó mới trở thành cái vật thể phi thường như vậy, đặc biệt như vậy, quý hiếm như vậy, đáng ao ước như vậy.

Thì cái nhân cách của một vị Phật cũng vậy thôi. Trong kinh nói, tại sao lâu lâu mới có một vị Phật ra đời.
...

Từ vô lượng kiếp như vậy, ngài tu được cái hạnh đó.

1. Thương kẻ có ơn với mình
2. Thương người không ơn không oán với mình.
3. Thương kẻ mình không thích
4. Thương kẻ không thích mình
5. Thương kẻ không thích mà muốn giết mình.

Năm cái này mà làm được trong vòng vô số kiếp, vô lượng kiếp thì mới có thể thành Phật được. 

Ghê gớm vậy, khó lắm.  Chỉ riêng cái lòng tri ơn thôi đã không có rồi. Tri ơn thôi đó mà mình đã không có, quý vị đừng có nói với tôi rằng quý vị có cái lòng tri ơn. Tui không tin. Bởi vì mình có thể có đó  nhưng mà lòng tri ơn của mình nó dễ phôi phai nhạt nhoà. Nó dễ bị thử thách lắm. 
Reply
Giới có nghĩa là gì?

https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=audio/Youtube%202019/20190526.KTC.6.59%20Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20B%C3%A1n%20C%E1%BB%A7i

Thật ra mình nói giới luật có thể nói tu xúc cũng được mà tu thọ cũng được:

Tu xúc là hạn chế không để cho sáu căn làm việc, nó phải đối mặt với quá nhiều cảnh trần.

  1. Thí dụ như trong luật cấm, Tỷ kheo không nên gặp gỡ những hạng người nào, không nên xuất hành ra khỏi trú xứ vào những thời điểm nào, không nên lui tới những nơi chốn nào, nơi chốn, đối tượng, thời điểm.

  2. Trong thực phẩm, Tỷ kheo cũng vậy, có những món, tỷ kheo được ăn, có những món tỷ kheo không được ăn. Vào thời điểm nào Tỷ kheo được ăn, vào thời điểm nào Tỷ kheo không được ăn. Loại thực phẩm nào Tỷ kheo được ăn, và loại thực phẩm nào Tỷ kheo không được ăn.

  3. Nhớ kỹ, nơi chốn, thời điểm, đối tượng gặp gỡ, ăn, mặc cũng vậy, loại y áo nào Tỷ kheo được phép mặc, loại y áo nào Tỷ kheo không được phép mặc.

  4. Rất là kỹ, chỗ ở, trú xứ cũng vậy. Trú xứ có chỗ Tỳ kheo nên ở, có chỗ Tỳ kheo không nên ở.
Như vậy toàn bộ giới luật nếu cần mình có thể nói gọn lại nó là một lộ trình làm việc với sáu xúc không có gì hơn hết. Có nghĩa là không để mắt của mình tiếp xúc với những cái không cần thiết, nó có thể gây phương hại cho đời sống tâm tư. 

--ooOoo--

Chúng ta chỉ làm việc với hiện tại đã bở hơi tai rồi quý vị. Chúng ta chỉ
  1. ghi nhận hơi thở vào ra,

  2. ghi nhận cảm giác buồn vui, dễ chịu khó chịu,

  3. ghi nhận tâm thiện, tâm ác,

  4. ghi nhận mình đang muốn gì, mình đang bực mình với cái gì, mình đang đi đứng nằm ngồi, mình đang ăn uống nhai nuốt tắm rửa, co tay duỗi tay, mình đang mặc áo, mặc quần, tắm rửa, tiểu tiện,
chỉ sống chánh niệm là mình đã hết thời gian rồi.

--ooOoo--

Đừng tiếp tục tạo nghiệp mới trên cái quả cũ. Câu này đáng để xăm lên người. Đừng tạo nhân mới qua quả cũ nữa, dầu quả này là quả lành hay quả ác.


Bởi vì sao? Vì có ba cái ngu của chúng sanh không có tu tập:
  1. thích làm ác hơn làm thiện,

  2. thích hưởng quả thiện và sợ quả ác.

  3. đón nhận quả thiện bằng tâm tham và đón nhận quả ác bằng tâm sân.
Reply
Huynh LTP ui.  LOL-4 Ông Pháp Triều mới dịch bộ Thanh Tịnh Đạo của Ngài Silananda á. Huynh đọc chưa? Link ở đây nè.  LOL-4 XX thấy thích quá đi. Ổng mới dịch xong một cuốn à.  LOL-4


http://dhammumika.blogspot.com/2020/ LOL-4 Kaos-1
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
(2020-06-27, 11:30 PM)Xí Xọn Wrote: Huynh LTP ui.  LOL-4 Ông Pháp Triều mới dịch bộ Thanh Tịnh Đạo của Ngài Silananda á. Huynh đọc chưa? Link ở đây nè.  LOL-4 XX thấy thích quá đi. Ổng mới dịch xong một cuốn à.  LOL-4


http://dhammumika.blogspot.com/2020/ LOL-4 Kaos-1


Sis Xí Xọn dễ mến quá.  Có gì là chia xẻ liền.  Nhờ sis cho biết, LTP liền  download sách của ông ngay.

Toàn bộ mp3 files bằng Anh Ngữ:

http://saraniya.com/about-us/sayadaws/sayadaw-u-silananda/ 

Ông Pháp Triều dịch rất công phu, ghi chú rành mạch.  Lời văn trôi chảy.  Đây là một cuốn sách có giá trị.

Cám ơn sis nhiều.  Sis bảo trọng sức khỏe trong mùa dịch COVID-19 này. 

Thankyou
Reply
Sách "Thanh Tịnh Đạo Giảng Giải" 

Nguyên Tác: "The  Studies of the Path of Purification" MP3 series.
Tác giả: Sayadaw U Silananda 
Dịch giả: Pháp Triều 

MP3 Anh Ngữ do Ngài U Silananda thuyết giảng:
http://saraniya.com/about-us/sayadaws/sayadaw-u-silananda/

Sách của dịch giả Pháp Triều  được tìm thấy tại:
http://dhammumika.blogspot.com/2020/

--ooOoo--

Để nghe bài giảng của Ngài Silananda, các bạn cần cuốn "The Path of Purification" của Ngài Nanamoli.  Các bạn có thể mua cuốn này ở Amazon, hoặc download tại đây:
https://www.urbandharma.org/udharma14/pathpure.html 

Khi đọc cuốn "Thanh Tịnh Đạo Giảng Giải" của dịch giả Pháp Triều, độc giả cần cuốn "Thanh Tịnh Đạo" của Ni Sư Trí Hải:
https://www.budsas.org/uni/u-thanhtinh-dao/ttd-00.htm
Reply
Cái Vòng Lẩn Quẩn 

Kinh nói: Hạnh phúc và đau khổ, nó là một cái mụt ghẻ mụt lác, càng gãi thì nó càng lở, mà càng lở thì nó càng ngứa, mà càng ngứa thì càng gãi, mà càng gãi thì càng đã, mà nó càng đã thì càng ngứa, mà càng ngứa thì càng gãi. Mà cả đời mình ai cũng bị lác. Chẳng qua lác ướt hay là lác khô.

Lác ướt lác khô đều là lác
Lác khô đi trước lác ướt theo sau
Hai lác gặp nhau tha hồ mà gãi.

https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=...H%E1%BB%87

LTP: Tương tự như đánh bạc, được (hạnh phúc) ham ăn, thua (đau khổ) ham gỡ .  Cuối cùng sạch túi .
Reply
Trí tuệ là gì?

Trí tuệ là khả năng biện biệt, biết cái gì nên, cái gì không nên, biết tiến, biết thoái, biết dừng. Cái này nên nè, cái này không nên nè.
 
Biết tiến là sao?

Biết cái gì có thể dẫn đi tới, biết cái gì có thể đẩy thụt lùi. Rồi biết lúc nào là lúc nên dừng lại, biết lúc nào là lúc cần phải bước đi. Biết rõ mấy điều đó: biết đi, biết dừng, biết tiến, biết thoái, biết nên, không nên. Biết tiến, thoái, đi, dừng, nên, không nên .

(Sư Toại Khanh, post #294, p 20)

https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=...%E1%BA%A1i
Reply
Chỉ cần học vài bài kinh rồi hành trì cho nhiều là đủ?

Đâu có cần học chi cho nhiều, học vài bài rồi hành trì cho tới nơi là được rồi, đúng không?

Câu đó không phải là sai, nhưng phải biết anh không có tư cách nói.

Người có tư cách nói là bậc uyên thâm thạc học. Còn anh dốt như con thú mà nói trên mây, nào là không cần học nhiều, học ít hành trì cho tới là được. Anh nói sai bét anh hiểu không? Câu nói trên mây đó chỉ dành cho người trên mây thôi. Nói tu không cần học nhiều, chỉ cần học năm, ba bài kinh mà hành trì cho nghiêm túc đắc đạo là được rồi. Câu đó dầu mình có nghĩ đi nữa cũng làm ơn câm cái mồm dùm nghe. Đừng có nói cái đó, hại người khác, xúi mấy đứa ngu, mấy đứa lười biếng nó nghe vậy nó tin theo là thấy bà nội nó luôn nhé. Cho nên rất bậy, để ý cái đó. 

(Sư Toại Khanh, post #294, p 20)


https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=...%E1%BA%A1i
Reply
Sư Toại Khanh giảng Kinh KTC 6.60 Hatthisariputta 6.61 Con Đường Đi Đến Bờ Bên Kia và các Kinh Khác, posts #272-277, p 19

(see bài tóm lược post # 70-72, p 5)
Reply
Sư Toại Khanh giảng Kinh KTC 6.80 Lớn Mạnh và các Kinh Khác, posts #283-285, p 19


KTC 6.80 Lớn Mạnh

  1. nhiều ánh sáng: nhiều trí huệ 
  2. nhiều quán hạnh: tinh tấn,
  3. nhiều hoan hỷ: niềm vui trong đạo hạnh,
  4. nhiều không tự bằng lòng: thiết tha vô bờ với thiện pháp, không dừng lại nửa chừng
  5. không từ bỏ gánh nặng đối với các thiện pháp: không buông xuôi gánh nặng, không buông xuôi trách nhiệm: còn là phàm phu là còn có trách nhiệm với đạo nghiệp của mình .
  6. đi thẳng đến bờ kia, không dậm chân tại chỗ.

KTC 6.81 Ðịa Ngục
  1. Sát sanh,
  2. lấy của không cho,
  3. tà hạnh trong các dục,
  4. nói láo,
  5. ác dục và
  6. tà kiến.
Reply
Sư Toại Khanh Lạy Phật Như Thế Nào?

https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=audio/Paltalk%202018/KTC.Kinh%20T%C4%83ng%20Chi%20s%E1%BB%91%20036

Sư chắp tay lên trán và tự hỏi:

"Không có Đức Thế Tôn, ai dạy tôi Giáo Lý Duyên Khởi? Ai dạy tôi Giáo Lý Duyên Hệ? Ai dạy tôi đã từ đâu đến? Ai dạy tôi sẽ đi về đâu và tôi nên làm gì?"

Đó là cách Sư Toại Khanh lạy Phật.

Tulip4 Tulip4 Tulip4
Reply
Câu Nói Vô Minh Ngu Muội 

Ờ, tui sống tui thấy cái chuyện còn cầu giải thoát là cái chuyện còn tham. Tu là phải buông hết. 

Trả Lời: Nếu nói tu mà còn cần cầu giải thoát, mấy cái cầu đó là tầm thường là chuyện không nên thì tôi hỏi thiệt ông, như vậy theo ông thì giới định tuệ không cần, đúng không ?  Bởi vì nói tu là không cần cầu mà, phải không ?  

Rồi thì ông tưởng tượng nếu ông là một ông sư, một cư sĩ Phật tử mà ông phát biểu như vậy, có nên không ?  

Nếu ông là một cư sĩ Phật tử mà ông phán như vậy, thì ông là Phật tử cái gì ? 

Còn không ông nói ông không phải là Phật tử thì ông đừng nên lên tiếng. Ông lên tiếng giống như ông đại tiện trong sân chùa vậy đó. Ông hiểu không?  Nếu ông phủ nhận ông là Phật tử mà ông đi phán như vậy, đó là ông là người đi đại tiện trong sân chùa thôi. 

Nếu ông là một người tu, một sa môn, một người Phật tử, mà ông phán như vậy thì ông đang tu theo cái gì nhé.

--ooOoo--

Cho nên sở dĩ bữa nay tui vạch cái này ra là vì có nhiều người đọc ba mớ, đọc ba cái ba cái Thiền tông Đốn Ngộ, Ngữ Lục bên Bắc phái của Tàu. Mà nhất là mấy cái đó pha lại làm thằng nhỏ thúi hoắc. Tức là cái trường phái Henry Miller, Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, vậy đó, pha vô hồi cái thằng nhỏ mad ( điên) luôn, nói chuyện giống như trên mây vậy đó. Tui rầu mấy cái thứ đó lắm.

(Sư Toại Khanh, post #293 - 294, p 20) 

https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=...%E1%BA%A1i
Reply
lành thay
Reply