2020-08-03, 10:53 AM
Sống khỏe > Dinh dưỡng
Mách bạn cách trồng nấm tại nhà
Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh|Tác giả: Minh Thư
Ngày cập nhật 16/12/2019 . 5 phút đọc
Nấm là một thực phẩm bổ dưỡng nhưng có thể không được vệ sinh an toàn thực phẩm nếu bạn mua ở ngoài. Vậy sao bạn không thử học cách trồng nấm ngay tại nhà để an tâm bổ sung dưỡng chất cho cơ thể?
Nấm không chứa chất béo lại ít calo và chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa hay các chất dinh dưỡng khác. Nếu muốn ăn nấm thoải mái mà không lo lắng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, bạn có thể học cách trồng nấm tại nhà.
Những tác dụng của nấm
Bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích nếu bỏ công sức học cách trồng nấm tại nhà vì đây là một thực phẩm có rất nhiều tác dụng. Một số tác dụng của nấm có thể kể đến là:
• Tác dụng của nấm giúp giảm cân: Các loại nấm chứa beta-glucan và chitin là hai loại chất xơ giúp tăng cảm giác no cũng như giảm sự thèm ăn. Vậy nên bạn hãy bổ sung nấm vào thực đơn mỗi ngày để hỗ trợ kế hoạch giảm cân của mình nhé.
• Tác dụng của nấm giúp bảo vệ tim mạch: Nấm chứa nhiều chất xơ, kali và vitamin C góp phần bảo vệ sức khỏe tim mạch. Kali và natri giúp bạn điều hòa huyết áp và từ đó giảm được nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và bệnh tim mạch. Ngoài ra, beta-glucan trong nấm hương có thể giúp giảm cholesterol trong máu khá nhiều.
• Tác dụng của nấm giúp ngừa ung thư: Tương tự như các loại rau củ khác, nấm có nhiều chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do có thể gây hại cho cơ thể và dẫn đến ung thư. Ngoài ra, chất selenium trong các loại nấm còn hỗ trợ chức năng enzyme trong gan để giúp thanh lọc hợp chất gây ung thư trong cơ thể. Nấm cũng có vitamin D có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư bằng cách góp phần điều hòa sự tăng trưởng tế bào.
• Tác dụng của nấm hỗ trợ hệ miễn dịch: Selenium trong các loại nấm hỗ trợ hệ miễn dịch đối phó với các chứng viêm nhiễm giúp bạn tránh được một số bệnh nguy hiểm. Beta-glucan trong các loại nấm lại có chức năng kích thích hệ miễn dịch chống các tế bào ung thư và ngăn ngừa khối u.
• Tác dụng của nấm giúp ngừa tiểu đường: Các nghiên cứu cho thấy chất xơ giúp những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 hạ được đường huyết. Những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 cũng có thể cải thiện lượng đường huyết cũng như lượng lipid và insulin trong cơ thể khi có đủ chất xơ từ nấm.
Ngoài những tác dụng tốt cho sức khỏe trên, nấm còn giúp bạn bổ sung sắt cho các bé để ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: 5 tác dụng của nấm đối với sức khỏe của bé
Quá trình phát triển của nấm
Nấm phát triển từ bào tử chứ không phải từ hạt giống. Đây là những tế bào sinh sản có kích thước rất nhỏ đến nỗi bạn không thể nhìn thấy từng tế bào riêng lẻ bằng mắt thường. Các bào tử không chứa diệp lục và không thể nảy mầm như hạt giống. Thay vào đó, những tế bào sinh sản này phát triển nhờ dinh dưỡng từ các chất như mùn cưa, hạt, gỗ, rơm hoặc chất lỏng.
Một hệ gồm các bào tử và các chất dinh dưỡng trên được gọi là hệ sợi nấm. Hệ sợi nấm có tác dụng hỗ trợ sự phát triển của những rễ nhỏ, màu trắng được gọi là thể sợi nấm. Bản thân hệ sợi nấm có thể tự sinh sôi thành cây nấm. Tuy nhiên, chất lượng nấm mà bạn thu hoạch được sẽ tốt hơn rất nhiều khi hệ sợi nấm được trồng trên một lớp nền hoặc môi trường thuận lợi.
Nơi trồng nấm thích hợp
Nơi trồng nấm thích hợp thường là nơi tối, mát mẻ và ẩm ướt. Vậy nên cách trồng nấm tại nhà phù hợp là trồng ở tầng hầm hay phía dưới bồn rửa chén. Khi chọn nơi trồng nấm, bạn cần chú ý nhiệt độ ở nơi này vì hầu hết các loại nấm phát triển tốt nhất ở 12,7 – 15,5 độ C. [/size][/size]
Một số loại nấm có thể mọc ngoài trời trên nền đất hoặc khúc gỗ có sẵn chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, cách trồng nấm ở tự nhiên này mất nhiều thời gian hơn (6 tháng đến 3 năm) so với khi trồng ở môi trường bạn có thể kiểm soát được.
Cách chọn nấm để trồng
Có nhiều loại nấm bạn có thể chọn để trồng tại nhà để có thể an tâm hơn vào chất lượng thực phẩm mình ăn. Một số loại nấm phổ biến nhất thường được trồng tại nhà là:
• Nấm đông cô: Nấm đông cô có màu từ nâu nhạt đến nâu đậm. Mũ nấm khá tròn với phần thân ngắn, màu trắng. Loại nấm này có hương vị mộc mạc và đậm đà hơn nấm mỡ.
• Nấm kim châm: Nấm kim châm có hình dáng khá giống giá đỗ với phần thân thon dài như sợi chỉ và phần mũ nhỏ tròn, màu trắng. Loại nấm ngày có vị ngọt thanh, dịu và khi ăn có độ giòn nhẹ. Bạn có thể bảo quản loại nấm 1 – 3 ngày tùy điều kiện thời tiết.
• Nấm maitake Nhật Bản: Nấm maitake phát triển thành từng cụm với nhiều mũ nấm màu nâu xám chụm lại với nhau. Phần thân nấm lại thường có màu trắng sữa.
• Nấm mỡ: Nấm mỡ có thể có màu từ trắng đến nâu nhạt và kích cỡ nấm cũng rất khác nhau. Mũ nấm có dạng hình vòm còn hương vị nấm thì ngọt bùi thích hợp với nhiều món ăn.
• Nấm bào ngư: Nấm bào ngư còn có tên khác là nấm sò. Phần mũ nấm xòe thành hình quạt có màu nâu nhạt hoặc xám. Vị của nấm có thể hơi giống vị hải sản.
• Nấm hương: Nấm hương có phần mũ rộng, mỏng với màu nâu nhạt. Khi đã chín, nấm hương có vị bùi, béo gần giống vị các loại thịt. Bạn có thể dùng nấm hương để xào, nướng, hầm…
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Các loại nấm ăn được giúp bạn nấu nhiều món ngon
Mỗi loại nấm đòi hỏi điều kiện nuôi trồng khác nhau. Chẳng hạn như nấm mỡ cần được trồng trên phân bón hữu cơ, nấm hương trồng trên mùn cưa gỗ hoặc gỗ cứng còn nấm bào ngư thường trồng trên rơm. Nếu bạn đang học cách trồng nấm tại nhà thì hãy lựa chọn một số vật liệu thích hợp với loại nấm bạn muốn trồng.
Cách trồng nấm tại nhà
Bạn có thể mua sẵn một túi trồng nấm đã có sẵn hệ sợi nấm để tìm hiểu thêm về quá trình phát triển của loại cây này. Nếu không chọn trồng nấm từ những túi có sẵn hệ sợi nấm, bạn sẽ phải tự tìm hiểu và chuẩn bị lớp nền phù hợp với loại nấm mình muốn trồng.
Nấm mỡ là khá dễ trồng nên nếu bạn chưa có kinh nghiệm, hãy cùng tìm hiểu cách trồng nấm mỡ tại nhà như sau:
• Đổ phân hữu cơ vào khay: Bạn hãy chuẩn bị các khay có kích cỡ khoảng 35x40x15cm để trồng nấm rồi đổ phân hữu cơ đã có hệ sợi nấm vào hộp.
• Kiểm soát nhiệt độ: Bạn có thể dùng máy sưởi để giữ nhiệt độ đất lên khoảng 21 độ C trong 3 tuần đầu để hệ sợi nấm phát triển. Khi hệ sợi nấm đã phát triển thành những rễ nhỏ, bạn hãy giảm nhiệt độ xuống 12 – 15 độ C.
• Giữ đất ẩm: Bạn phun nước đều và thường xuyên để lớp nền trồng nấm được ẩm. Bạn có thể dùng một miếng vải ẩm phủ lên nấm để giữ cho nấm luôn đủ nước. Bạn cần lưu ý xịt ướt miếng vải thường xuyên nhé.
• Thu hoạch nấm: Nấm mỡ sẽ phát triển trong vòng 3 – 4 tuần. Bạn hãy thu hoạch khi mũ nấm bắt đầu mở. Bạn có thể dùng dao cắt thân nấm ra khỏi gốc thay vì dùng tay bứt nấm. Việc bứt nấm có thể làm hỏng các nấm xung quanh đang phát triển. Bạn có thể thu hoạch mỗi ngày liên tục trong vòng 6 tháng đấy!
Hy vọng rằng hướng dẫn hữu ích trên đây sẽ giúp bạn trồng nấm tại nhà thành công. Bạn hãy thưởng thức món nấm ngon lành và thanh mát do chính tay mình [/size][/size]
Mách bạn cách trồng nấm tại nhà
Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh|Tác giả: Minh Thư
Ngày cập nhật 16/12/2019 . 5 phút đọc
Nấm là một thực phẩm bổ dưỡng nhưng có thể không được vệ sinh an toàn thực phẩm nếu bạn mua ở ngoài. Vậy sao bạn không thử học cách trồng nấm ngay tại nhà để an tâm bổ sung dưỡng chất cho cơ thể?
Nấm không chứa chất béo lại ít calo và chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa hay các chất dinh dưỡng khác. Nếu muốn ăn nấm thoải mái mà không lo lắng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, bạn có thể học cách trồng nấm tại nhà.
Những tác dụng của nấm
Bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích nếu bỏ công sức học cách trồng nấm tại nhà vì đây là một thực phẩm có rất nhiều tác dụng. Một số tác dụng của nấm có thể kể đến là:
• Tác dụng của nấm giúp giảm cân: Các loại nấm chứa beta-glucan và chitin là hai loại chất xơ giúp tăng cảm giác no cũng như giảm sự thèm ăn. Vậy nên bạn hãy bổ sung nấm vào thực đơn mỗi ngày để hỗ trợ kế hoạch giảm cân của mình nhé.
• Tác dụng của nấm giúp bảo vệ tim mạch: Nấm chứa nhiều chất xơ, kali và vitamin C góp phần bảo vệ sức khỏe tim mạch. Kali và natri giúp bạn điều hòa huyết áp và từ đó giảm được nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và bệnh tim mạch. Ngoài ra, beta-glucan trong nấm hương có thể giúp giảm cholesterol trong máu khá nhiều.
• Tác dụng của nấm giúp ngừa ung thư: Tương tự như các loại rau củ khác, nấm có nhiều chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do có thể gây hại cho cơ thể và dẫn đến ung thư. Ngoài ra, chất selenium trong các loại nấm còn hỗ trợ chức năng enzyme trong gan để giúp thanh lọc hợp chất gây ung thư trong cơ thể. Nấm cũng có vitamin D có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư bằng cách góp phần điều hòa sự tăng trưởng tế bào.
• Tác dụng của nấm hỗ trợ hệ miễn dịch: Selenium trong các loại nấm hỗ trợ hệ miễn dịch đối phó với các chứng viêm nhiễm giúp bạn tránh được một số bệnh nguy hiểm. Beta-glucan trong các loại nấm lại có chức năng kích thích hệ miễn dịch chống các tế bào ung thư và ngăn ngừa khối u.
• Tác dụng của nấm giúp ngừa tiểu đường: Các nghiên cứu cho thấy chất xơ giúp những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 hạ được đường huyết. Những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 cũng có thể cải thiện lượng đường huyết cũng như lượng lipid và insulin trong cơ thể khi có đủ chất xơ từ nấm.
Ngoài những tác dụng tốt cho sức khỏe trên, nấm còn giúp bạn bổ sung sắt cho các bé để ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: 5 tác dụng của nấm đối với sức khỏe của bé
Quá trình phát triển của nấm
Nấm phát triển từ bào tử chứ không phải từ hạt giống. Đây là những tế bào sinh sản có kích thước rất nhỏ đến nỗi bạn không thể nhìn thấy từng tế bào riêng lẻ bằng mắt thường. Các bào tử không chứa diệp lục và không thể nảy mầm như hạt giống. Thay vào đó, những tế bào sinh sản này phát triển nhờ dinh dưỡng từ các chất như mùn cưa, hạt, gỗ, rơm hoặc chất lỏng.
Một hệ gồm các bào tử và các chất dinh dưỡng trên được gọi là hệ sợi nấm. Hệ sợi nấm có tác dụng hỗ trợ sự phát triển của những rễ nhỏ, màu trắng được gọi là thể sợi nấm. Bản thân hệ sợi nấm có thể tự sinh sôi thành cây nấm. Tuy nhiên, chất lượng nấm mà bạn thu hoạch được sẽ tốt hơn rất nhiều khi hệ sợi nấm được trồng trên một lớp nền hoặc môi trường thuận lợi.
Quote:Tùy thuộc vào từng loại nấm, bạn có thể lựa chọn lớp nền như rơm, bìa cứng, gỗ… Bạn cũng có thể trộn nhiều thành phần làm lớp nền như rơm, hạt ngô, vỏ hạt bông cùng với ca cao, thạch cao, phân bón có nitơ.[size=undefined][size=undefined]
Nơi trồng nấm thích hợp
Nơi trồng nấm thích hợp thường là nơi tối, mát mẻ và ẩm ướt. Vậy nên cách trồng nấm tại nhà phù hợp là trồng ở tầng hầm hay phía dưới bồn rửa chén. Khi chọn nơi trồng nấm, bạn cần chú ý nhiệt độ ở nơi này vì hầu hết các loại nấm phát triển tốt nhất ở 12,7 – 15,5 độ C. [/size][/size]
Quote:Bạn cần tránh trồng nấm ở những nơi quá khô, nhiều ánh sáng hay có nhiệt độ cao. Để nấm có điều kiện phát triển tốt nhất, bạn nên chọn trồng nấm vào các tháng lạnh cuối năm vì những tháng hè giữa năm có thể quá nóng.[size=undefined][size=undefined]
Một số loại nấm có thể mọc ngoài trời trên nền đất hoặc khúc gỗ có sẵn chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, cách trồng nấm ở tự nhiên này mất nhiều thời gian hơn (6 tháng đến 3 năm) so với khi trồng ở môi trường bạn có thể kiểm soát được.
Cách chọn nấm để trồng
Có nhiều loại nấm bạn có thể chọn để trồng tại nhà để có thể an tâm hơn vào chất lượng thực phẩm mình ăn. Một số loại nấm phổ biến nhất thường được trồng tại nhà là:
• Nấm đông cô: Nấm đông cô có màu từ nâu nhạt đến nâu đậm. Mũ nấm khá tròn với phần thân ngắn, màu trắng. Loại nấm này có hương vị mộc mạc và đậm đà hơn nấm mỡ.
• Nấm kim châm: Nấm kim châm có hình dáng khá giống giá đỗ với phần thân thon dài như sợi chỉ và phần mũ nhỏ tròn, màu trắng. Loại nấm ngày có vị ngọt thanh, dịu và khi ăn có độ giòn nhẹ. Bạn có thể bảo quản loại nấm 1 – 3 ngày tùy điều kiện thời tiết.
• Nấm maitake Nhật Bản: Nấm maitake phát triển thành từng cụm với nhiều mũ nấm màu nâu xám chụm lại với nhau. Phần thân nấm lại thường có màu trắng sữa.
• Nấm mỡ: Nấm mỡ có thể có màu từ trắng đến nâu nhạt và kích cỡ nấm cũng rất khác nhau. Mũ nấm có dạng hình vòm còn hương vị nấm thì ngọt bùi thích hợp với nhiều món ăn.
• Nấm bào ngư: Nấm bào ngư còn có tên khác là nấm sò. Phần mũ nấm xòe thành hình quạt có màu nâu nhạt hoặc xám. Vị của nấm có thể hơi giống vị hải sản.
• Nấm hương: Nấm hương có phần mũ rộng, mỏng với màu nâu nhạt. Khi đã chín, nấm hương có vị bùi, béo gần giống vị các loại thịt. Bạn có thể dùng nấm hương để xào, nướng, hầm…
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Các loại nấm ăn được giúp bạn nấu nhiều món ngon
Mỗi loại nấm đòi hỏi điều kiện nuôi trồng khác nhau. Chẳng hạn như nấm mỡ cần được trồng trên phân bón hữu cơ, nấm hương trồng trên mùn cưa gỗ hoặc gỗ cứng còn nấm bào ngư thường trồng trên rơm. Nếu bạn đang học cách trồng nấm tại nhà thì hãy lựa chọn một số vật liệu thích hợp với loại nấm bạn muốn trồng.
Cách trồng nấm tại nhà
Bạn có thể mua sẵn một túi trồng nấm đã có sẵn hệ sợi nấm để tìm hiểu thêm về quá trình phát triển của loại cây này. Nếu không chọn trồng nấm từ những túi có sẵn hệ sợi nấm, bạn sẽ phải tự tìm hiểu và chuẩn bị lớp nền phù hợp với loại nấm mình muốn trồng.
Nấm mỡ là khá dễ trồng nên nếu bạn chưa có kinh nghiệm, hãy cùng tìm hiểu cách trồng nấm mỡ tại nhà như sau:
• Đổ phân hữu cơ vào khay: Bạn hãy chuẩn bị các khay có kích cỡ khoảng 35x40x15cm để trồng nấm rồi đổ phân hữu cơ đã có hệ sợi nấm vào hộp.
• Kiểm soát nhiệt độ: Bạn có thể dùng máy sưởi để giữ nhiệt độ đất lên khoảng 21 độ C trong 3 tuần đầu để hệ sợi nấm phát triển. Khi hệ sợi nấm đã phát triển thành những rễ nhỏ, bạn hãy giảm nhiệt độ xuống 12 – 15 độ C.
• Giữ đất ẩm: Bạn phun nước đều và thường xuyên để lớp nền trồng nấm được ẩm. Bạn có thể dùng một miếng vải ẩm phủ lên nấm để giữ cho nấm luôn đủ nước. Bạn cần lưu ý xịt ướt miếng vải thường xuyên nhé.
• Thu hoạch nấm: Nấm mỡ sẽ phát triển trong vòng 3 – 4 tuần. Bạn hãy thu hoạch khi mũ nấm bắt đầu mở. Bạn có thể dùng dao cắt thân nấm ra khỏi gốc thay vì dùng tay bứt nấm. Việc bứt nấm có thể làm hỏng các nấm xung quanh đang phát triển. Bạn có thể thu hoạch mỗi ngày liên tục trong vòng 6 tháng đấy!
Hy vọng rằng hướng dẫn hữu ích trên đây sẽ giúp bạn trồng nấm tại nhà thành công. Bạn hãy thưởng thức món nấm ngon lành và thanh mát do chính tay mình [/size][/size]
Be Vegan, make peace.