Posts: 3,793
Threads: 527
Likes Received: 164 in 123 posts
Likes Given: 64
Joined: Dec 2017
Reputation:
73
Posts: 8,167
Threads: 117
Likes Received: 442 in 315 posts
Likes Given: 160
Joined: Jan 2018
Reputation:
105
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
Posts: 3,793
Threads: 527
Likes Received: 164 in 123 posts
Likes Given: 64
Joined: Dec 2017
Reputation:
73
Posts: 1,956
Threads: 1
Likes Received: 1 in 1 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
88
(2018-02-01, 10:34 PM)RungHoang Wrote: hahahah............ Tôi mua khu đất kế bên mở nhà giữ trẻ
Anh RH có óc kinh doanh rất nhạy bén.
Posts: 8,167
Threads: 117
Likes Received: 442 in 315 posts
Likes Given: 160
Joined: Jan 2018
Reputation:
105
(2018-02-01, 10:42 PM)duoctue Wrote: Anh RH có óc kinh doanh rất nhạy bén.
Anh DT đi tới đâu tôi mở nhà giữ trẻ tới đó là làm giàu
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
Posts: 3,793
Threads: 527
Likes Received: 164 in 123 posts
Likes Given: 64
Joined: Dec 2017
Reputation:
73
Nghệ Thuật Trà Đạo Nhật Bản Và Những Điều Bạn Chưa Biết
Trong văn hóa Nhật Bản, trà đạo là một nghệ thuật đặc sắc mang đậm nét truyền thống của đất nước này. Đây cũng là đề tài yêu thích của rất nhiều nhà nghiên cứu về Nhật Bản.
Lịch sử trà đạo Nhật Bản
Trà đạo được phát triển từ khoảng cuối thế kỷ XII và được xem như một điển hình trong văn hóa cổ xưa của Nhật Bản. Theo truyền thuyết Nhật, ngày đó có vị cao tăng người Nhật là Eisai (1141-1215) đi du học và mang về từ Trung Quốc một loại bột trà xanh được gọi là Matcha. Lúc đầu Matcha chỉ được dùng như một loại thuốc nhưng sau đó trở thành một thức uống xa hoa mà chỉ giới thượng lưu mới được sử dụng và thưởng thức trong các buổi họp mặt.
Thời gian này, một số quy tắc của một buổi tiệc trà đã được quy định bởi giới võ sĩ (Samurai), giai cấp thống trị xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ. Nhà sư Sen no Rikyu (1522-1591), một trong những thương gia giàu có nhất thời đó đã kế thừa, sáng lập và hoàn thiện nghi lễ của một buổi tiệc trà. Đến cuối thời Edo (1603-1868) thưởng thức trà đạo là đặc quyền của nam giới. Cho đến đầu thời Meiji (1868-1912) thì phụ nữ mới chính thức được tham dự tiệc trà. Từ đó, công dụng giúp thư giãn lẫn tính hấp dẫn đặc biệt của hương vị trà đã thu hút rất nhiều người dân Nhật đến với thú uống trà. Và họ đã kết hợp uống trà với tinh thần thiền của phật giáo nhằm nâng cao nghệ thuật thưởng thức trà.
Từ thưởng thức trà đến trà đạo là quá trình không ngừng nghỉ của người Nhật nhằm biến tục uống trà du nhập từ nước ngoài trở thành một nghệ thuật sống của chính dân tộc mình. Không đơn giản chỉ là những phép tắc uống trà mà qua đó người Nhật còn mong muốn hòa vào thiên nhiên, làm sạch tâm hồn, tu tâm dưỡng tính theo đúng tinh thần phật giáo.
Bốn nguyên tắc cơ bản trong trà đạo: Hòa – Kính – Thanh – Tịch. “Hòa” có nghĩa là sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, sự hòa hợp giữa trà nhân với các dụng cụ pha trà. “Kính” là lòng kính trọng, sự tôn kính đối với người khác, thể hiện sự tri ân cuộc sống. Khi lòng tôn kính với vạn vật đạt tới sự không phân biệt thì tấm lòng trở nên thanh thản, yên tĩnh, thể hiện sự thanh tịnh, đó chính là ý nghĩa của chữ “Thanh”. “Tịch” có nghĩa là sự vắng lặng, tĩnh lặng mang đến cho con người cảm giác yên tĩnh, vắng vẻ.
Nghệ thuật uống trà (trà đạo) của Nhật bao gồm các bước sau :
Bước 1: Nước pha trà
Nước pha trà thường được giữ ở 80 độ C – 90 độ C và thường được đựng trong một bình thủy hoặc được nấu trong một cái ấm kim khí không nắp trên bồn than yếu.
Không bao giờ dùng nước đang sôi để pha trà.
Bước 2: Làm ấm dụng cụ
Ấm pha trà và tách uống trà được tráng bằng nước sôi để làm ấm dụng cụ. Sau đó dùng khăn lau khô trước khi sử dụng. Sau đó cho trà vào ấm. Vì trà của Nhật là trà bột nên thường mỗi khách là một muỗng café trà xanh (trừ trường hợp người nghiện và muốn uống trà đậm thì cho nhiều hơn).
Bước 3: Pha trà
Thường trà sẽ được pha thành 3 lần khác nhau như sau:
Lần thứ nhất: Pha với nước nóng ở 60 độ C, để trà ngấm trong 2 phút rồi rót ra mời khách. Để giảm nhiệt độ của trà, thường nước sôi sẽ được rót ra một bình trà khác (hay chén tống).
Lần thứ hai: Pha với nước nóng ở 80 độ C trong khoảng 30 – 40 giây. Nghĩa là cho nước vào ấm trà, hơi lắc nhẹ và rót ra tách cho khách ngay. Nước pha trà cũng được rót qua bình trung gian để điều chỉnh nhiệt độ.
Lần thứ ba: Pha trà ở nhiệt độ 90 độ C khoảng 30 – 40 giây. Nước có thể rót trực tiếp từ bình thủy vào bình trà.
Với những loại trà ngon, thượng hạng có thể pha thêm lần thứ tư, thứ năm. Tuy nhiên, các loại trà thông thường chỉ pha đến lần thứ ba.
Bước 4: Cách rót trà
Các tách trà được để trong khay trà và rót theo thứ tự 1 – 2 – 3 – 4. Loại tách cỡ lớn tầm 70ml, lần đầu rót vào 30ml, sau đó tiếp tục với thứ tự ngược lại 4 – 3 – 2 – 1 mỗi lần 20ml. Tổng cộng tách trà rót là 50ml. Không được rót đầy trà cho khách một lần đầy tách rồi rót tiếp cho người kế tiếp. Làm như vậy sẽ có sự khác biệt về độ đậm nhạt của trà.
Bước 5: Cách uống trà
Khi uống trà xanh Nhật Bản, người Nhật thường ăn kèm với một vài loại bánh ngọt để gia tăng hương vị của trà. Trước khi uống, sẽ ăn vài miếng bánh (phải ăn hết bánh trong miệng mới uống trà, không nên vừa ăn vừa uống). Sau đó thỉnh thoảng ăn thêm bánh và uống trà tiếp.
Sưu Tầm Fujitech.
Uống trả mà cũng công phu quá chừng á. :face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye4: :rose4:
Posts: 8,167
Threads: 117
Likes Received: 442 in 315 posts
Likes Given: 160
Joined: Jan 2018
Reputation:
105
(2018-01-31, 02:15 PM)Xí Xọn Wrote: TÂM LINH QUÁN - XÍ XỌN SPIRITUAL COTTAGE
Tặng XiXon ,
Tâm Linh Quán
Giửa chốn rừng xanh sương phủ mờ
Túp lều nho nhỏ tựa trong mơ
Hoa đào rực đỏ đưa hương thắm
Cầu nhỏ vươn tay nối đôi bờ
Suối biếc lượn mình ngân róch rách
Đàn chim đùa giởn hát vu vơ
Khách về ghi mãi Tâm Linh Quán
Tuyệt cảnh trần gian đượm ý thơ
(Ngồi ngẫm nghỉ, lâu lâu em út sai làm chút chuyện mà ông anh lại lười biếng .... XX đả dặn rồi mà hỏng làm sợ em út nó buồn . Post trễ, sorry nha cưng )
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
Posts: 8,167
Threads: 117
Likes Received: 442 in 315 posts
Likes Given: 160
Joined: Jan 2018
Reputation:
105
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
Posts: 1,956
Threads: 1
Likes Received: 1 in 1 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
88
(2018-02-02, 03:28 PM)Xí Xọn Wrote: Nghệ Thuật Trà Đạo Nhật Bản Và Những Điều Bạn Chưa Biết
Trong văn hóa Nhật Bản, trà đạo là một nghệ thuật đặc sắc mang đậm nét truyền thống của đất nước này. Đây cũng là đề tài yêu thích của rất nhiều nhà nghiên cứu về Nhật Bản.
Anh thích uống trà xanh của Nhật, vừa có màu xanh đẹp vừa thơm ngon.
Posts: 8,167
Threads: 117
Likes Received: 442 in 315 posts
Likes Given: 160
Joined: Jan 2018
Reputation:
105
(2018-02-03, 10:09 PM)duoctue Wrote: Anh thích uống trà xanh của Nhật, vừa có màu xanh đẹp vừa thơm ngon.
Tôi uống bích la xuân, cũng trà xanh
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
Posts: 3,793
Threads: 527
Likes Received: 164 in 123 posts
Likes Given: 64
Joined: Dec 2017
Reputation:
73
Posts: 3,793
Threads: 527
Likes Received: 164 in 123 posts
Likes Given: 64
Joined: Dec 2017
Reputation:
73
3 PHONG CÁCH CẮM HOA CƠ BẢN CỦA IKEBANA
Nguyên tắc cơ bản của nghệ thuật sắp hoa Ikebana là tượng trưng cho Trời - Đất và Con người, và Ikebana phải thể hiện được sự hài hòa của 3 yếu tố đó. Có 3 phong cách cắm hoa cơ bản của Ikebana như sau:
1. Rikka
Đây là phong cách cắm hoa ra đời sớm nhất và vẫn được phổ biến cho đến ngày nay. Rikka có nghĩa là cắm hoa thẳng đứng, yêu cầu của kiểu cắm hoa này là bình dùng để cắm hoa phải cao và to, hoa cắm trong bình ở tư thế thẳng. Rikka thể hiện vẻ đẹp của tự nhiên. Một bình hoa Rikka luôn có 7 cành thể hiện cho đồi núi, thác nước, thung lũng và những sự vật khác trong tự nhiên.
Thiết kế của kiểu Rikka là rộng lớn, thanh tú và nổi bật. Sự sắp xếp cơ bản của 3 cành tạo thành khung cho những cánh hoa. Những cành hoa này thường cân đối và to lớn về tỉ lệ. Một bình hoa Rikka trung bình có kích thước từ 3 đến 5 lần chiều cao hoặc chiều rộng của bình cắm. Một khi chiều dài của cành hoa chính đã được định, những cành hoa còn lại được cân đối theo tỉ lệ với cành chính đó. Một bình hoa Rikka cắm xong sẽ có dạng hình cầu với không gian rất lớn.
2. Shoka
Đây là phong cách cắm hoa thông dụng nhất trong Ikebana. Nó có nghĩa là hoa sống. Xét về hình thức thì kiểu cắm hoa Shoka khá đơn giản nhưng để lột tả hết ý nghĩa của nó thì không phải ai cũng làm được. Một bình hoa shoka đạt yêu cầu là sự hội tụ đủ 3 thành phần: Ten, Chi và Jin nghĩa là Trời, Đất và Con người.
Khi cắm, chiều cao và độ dài của các cành hoa phải thể hiện rõ vị trí của 3 yếu tố trên. Người ta dùng chiều cao của bình hoa làm chuẩn, nhành hoa cao nhất trong bình đại diện cho Thiên, chiều cao của nó bằng 3 lần chiều cao của bình hoa. Nhành hoa thứ 2 đại diện cho Nhân, cao chỉ bằng 2/3 nhành hoa Thiên và cành Địa thấp nhất, chỉ bằng 1/3. Một bình hoa được cắm theo đúng phong cách Shoka phải đáp ứng các quy tắc cân bằng nêu trên.
Shoka là phong cách cắm hoa được đơn giản hóa từ phong cách cắm theo kiểu thẳng đứng Rikka để phù hợp với nhiều tầng lớp dân chúng. Shoka thể hiện vẻ đẹp giản dị của tự nhiên bằng việc sử dụng ít cành lá nhưng thể hiện sự vươn lên hướng về mặt trời. Shoka theo thuyết Thiên – Địa – Nhân, trong đó có 3 cành chính với tên gọi là Shin – Soe – Tai, tượng trưng cho sự hòa hợp của Trời, Đất và Con người. Người Nhật thường dùng phong cách cắm hoa Shoka để trang trí nhà cửa trong những ngày đầu Năm Mới.
Phong cách Shoka nhấn mạnh đến sức sống, nguồn năng lượng đang phát triển. Những bình hoa được cắm theo phong cách Shoka thường được người Nhật bày trí ở hốc tường Tokonoma, nơi trang nghiêm nhất trong căn phòng.
Bên cạnh bình hoa, tại Tokonoma còn có một bức tranh phong thủy hay một bức thư pháp. Cách trưng bày tối giản này thể hiện sự khéo léo và tinh tế cao độ. Theo quan niệm của người Nhật, vật trang trí không cần nhiều nhưng phải đảm bảo thứ tự sắp xếp hài hoà, đúng vị trí.
3. Jiyuka
Đây một phong cách cắm hoa tự do được phát triển từ những chuyển hướng nghệ thuật trong giai đoạn đầu thế kỷ 20. Jiyuka không bị ràng buộc bởi bất cứ quy tắc truyền thống nào và người thực hiện có thể sử dụng bất kỳ vật liệu nào để tự do sáng tạo theo cá tính của mình. Vì là một phong cách cắm hoa mới phù hợp với thời đại công nghiệp và đô thị hóa nên Jiyuka được người Nhật chào đón nồng nhiệt vào những năm 1920.
Ngày nay, tại Nhật Bản có nhiều trường phái cắm hoa với những quy luật có thể khác nhau về quan niệm, về ý tưởng, về phương pháp, nhưng tất cả đều tựu trung lại một điểm là tình yêu thiên nhiên được nâng lên thành nghệ thuật.
Sưu tầm.
Posts: 8,167
Threads: 117
Likes Received: 442 in 315 posts
Likes Given: 160
Joined: Jan 2018
Reputation:
105
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
Posts: 1,956
Threads: 1
Likes Received: 1 in 1 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
88
(2018-02-03, 11:15 PM)RungHoang Wrote: Tôi uống bích la xuân, cũng trà xanh
Hồi xưa tôi cũng mê, hay uống trà Tàu: Ô Long, Thiết Quan Âm, Long Tỉnh, Phụng Hoàng, Bích Loa Xuân, Đông Đính của Đài Loan. Giờ sao hết hứng trà Tàu nên 2 cái ấm Nghi Hưng nằm trong hộp mấy năm nay. Nhưng thỉnh thoảng cũng ra Starbucks uống ly trà xanh Hoàng Đế Vân Vụ The Emperor's Cloud & Mist), uống cũng được lắm.y
Posts: 2,691
Threads: 148
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
160
duoctue Wrote:Hồi xưa tôi cũng mê, hay uống trà Tàu: Ô Long, Thiết Quan Âm, Long Tỉnh, Phụng Hoàng, Bích Loa Xuân, Đông Đính của Đài Loan. Giờ sao hết hứng trà Tàu nên 2 cái ấm Nghi Hưng nằm trong hộp mấy năm nay. Nhưng thỉnh thoảng cũng ra Starbucks uống ly trà xanh Hoàng Đế Vân Vụ The Emperor's Cloud & Mist), uống cũng được lắm.y
Anh duoctue rành vụ uống trà. Đọc cái post của anh tôi cứ tưởng đang đọc truyện kiếm hiệp Kim dung, vì ông có diễn tả các loại đạo nghệ thuật này nọ.
Uống trà thì tôi không rành rẽ, tôi thuộc dạng dân ba nếp.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
|