Tạp ghi
(2019-01-17, 05:28 PM)anatta Wrote: Đâu phải tu pháp Quán Âm mới thây được mặt trăng, ngôi sao, hay mặt trời.

Có định tâm là thấy được những hiện tượng này, dù hành theo bất cứ pháp thiền nào.

Hơn nữa, những hiện tượng như mặt trăng, mặt trời .v.v... nói chung là ánh sáng trong nội tâm đó không phải là Phật tánh, hay Thượng đế bên trong gì đâu.

Khi 5 giác quan thông thường tạm đóng lại, tâm được yên lặng, các uế nhiễm trong tâm tạm lắng xuống, thì thấy được hiện tượng ánh sáng giống như mặt trăng -- đây chính là năng lực của tâm, là nhiên liệu mà trong cuộc sống bình thường 5 giác quan và ý (tâm trí) xử dụng.

Đâu phải tu pháp Quán Âm mới thây được mặt trăng, ngôi sao, hay mặt trời. ....... Mình chỉ nói đồng tu mình bị mù kể thế nghiệm thấy ánh sáng , mặt trăng, chớ đâu có nói chỉ có tu pháp môn Quán Âm mới thấy được ánh sáng .

Sư phụ có nói có tám vạn bốn ngàn pháp môn... Mọi người tự chọn lấy
Reply
(2019-01-15, 03:45 PM)caothang Wrote: hỏi chơi, trả lời gần đúng cho vui vậy mà 

theo tui , đúng thì đúng mà sai thì cũng sai 

bạn Anatta đã có thấy bông hoa hay bất kỳ vật gì khác mà thời gian sau này vẫn một vật đó mà nhìn không cách gì giống như lúc xưa/đó hay chưa ?

khi mà thấy mỗi "bông hoa" đều khác nhau thì trong thấy chỉ có thấy , không bị ảnh hưởng bởi khái niệm , chỉ có trong chánh niệm và trong giây phút thực tại , thấy như nó đang là ,như đoạn văn sau nói về hoàng hôn

"Ta hãy lấy một ví dụ của mặt trời hoàng hôn: Việc gì xảy ra khi ta nhìn thấy nó? Thật ra thì ta không hề thấy nó! Khi mắt ta tiếp xúc với một sắc tướng, chúng ta chỉ thấy màu sắc, chứ không phải là một vật có không gian ba chiều. Thật ra, màu sắc ấy, cùng với tâm thức nhận biết nó, diệt mất đi ngay trong cùng một sát-na ấy, nhưng ta không hề ý thức được điều đó. Tại sao thế? Bởi vì cái ảo tưởng của ta làm mờ nhạt đi cái biên giới giữa hai sát-na ấy, và khiến chúng ta có cảm tưởng như đó là một kinh nghiệm nối liền. Sau khi màu sắc được tiếp nhận, sát-na tâm thức kế tiếp gợi lại hình ảnh ấy từ ký ức và đặt tên cho đó là "hoàng hôn." Cả tiến trình ấy chỉ xảy ra trong một giây chớp nhoáng. Tuy vậy, khi ta vừa đặt tên cho nó thì hình ảnh ban đầu cũng đã qua mất rồi. "Hoàng hôn" là một ý niệm của tâm thức, chứ không phải do đôi mắt của mình. Và rồi chúng ta lại đi nhận sản phẩm được tạo dựng bởi tâm thức này như là một thực tại cố định. Nếu như không có chánh niệm, chúng ta sẽ không bao giờ có thể thấy được sự chuyển biến rất nhanh lẹ này, cũng giống như khi ta cố gắng tách biệt hai khung ảnh trong một cuốn phim đang chiếu trên màn ảnh vậy."

Trích trong "Có Gì là Nhiệm Mầu Trong Giây Phút Hiện Tại?"  Cynthia Thatcher What's So Great About Now ? Nguyễn Duy Nhiên phỏng dịch
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Reply
Chuyện kể rằng ở vùng quê xa xôi hẻo lánh nghèo đói không điện đóm kia có một anh đánh dậm, hằng ngày xách nơm đi bắt cá cua, gia tài chỉ có cái chòi lá và con vợ tả tơi, chiều chiều anh ta cặp nách chai rượu nửa lít, mỗi lần uống say thì hát, hát tới khuya, hát làm cho cô vợ từ nản đến quen tai như tiếng gió thổi bên sông:
“Muỗi ơi. Vì mày tao phải đập tao. Vì tao tao mới đập mày. Vì mày tao đập cả mày lẫn tao”. 
Câu này nghe rất là kỳ nhưng cao siêu dữ lắm, nói về 6 căn 6 cảnh 6 thức. Mình muốn thỏa mãn 6 căn nên mình đi làm đủ chuyện tầm bậy, mà càng chuyện làm tầm bậy thì càng đầu tư 6 căn, càng đầu tư 6 căn thì lại càng làm bậy, càng làm bậy thì càng khổ, khổ thì chính 6 căn khổ, đúng y như câu hát trên. Câu chuyện rất sâu nhưng rất tiếc là cô vợ này không học lớp Tương Ưng Bộ kinh nên khi nghe lại tưởng là lời say của một thằng không tỉnh, nhưng thật ra phải là một người rất tỉnh mới hiểu nổi câu hát của một thằng say. Câu hát trên chính là vấn đề của 6 căn, kính thưa quí vị, 
“Sáu căn còn thì còn rắc rối. Hết 6 căn thì hết rối ren.” Sáu căn đời này do 6 ái đời trước tạo ra. Nếu 6 căn đời này không tạo ra 6 ái thì đời sau không còn 6 căn nữa, sinh tử chấm hết.
(Những bài giảng Kinh Tương Ưng, tập 5, by Sư Giác Nguyên)
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Reply
Bạn Caothang,

Tôi đã định viết đôi lời về trích đoạn của K mà bạn mang về đây, nhưng chưa viết. Hôm nay đọc đoạn của Cynthia Thatcher mà bạn trích thì tiện dịp tôi chia sẻ chút ý nghĩ của mình. Tôi cũng đã có đọc vài bài viết của Cynthia Thatche, cũng khá lâu rồi. Trong bài này của her, diễn tả về sự lộ trình đặt tên của tâm cũng được, nhưng tôi không cảm thấy đầy đủ rõ ràng như của K. Bài của K mà bạn mang về thì đúng vậy, đó là tư tưởng của ông -- một sự ví dụ so sánh giữa bông hoa và tiến trình tư tưởng, để người nghe hay đọc lý hội được điều ông muốn nói.

Tôi không nghĩ chánh niệm mà Phật dạy là không đặt tên cho một đối tượng như Cynthia Thatcher nói. Diễn đạt như thế dễ gây hiểu lầm. Theo tôi, chánh niệm là an trú trong đề mục nào đó mà không quên, không xao lãng trong hiện tại, đó là bước một. Kế đến là tỉnh giác làm việc. Mà tỉnh giác là nhận biết, tức là biết được cái đối tượng đã được đặt tên, và chỉ thế, không biện bạch, không so sánh. Ví dụ tâm sân thì biết là sân, tâm si thì phải biết nó là si. Không sân thì biết là không sân, không si thì biết là không si. Không thể lẩn lộn giữa Sân và Si được nếu chúng không được đặt tên bởi Tưởng uẩn. 

Ở đây tôi thấy cái điều khác biệt giữa Phật dạy và cách thức không gọi tên của K. Đối với K, ta phải quán xét tiến trình tư tưởng của mình, phải hiểu được lý do tại sao gọi tên cho một đối tượng trong tâm thì khi đó sự không gọi tên tự nó vận hành. Thí dụ, khi cơn giận nổi lên, nếu mình đặt tên cho nó thì làm gia tăng cái cường độ của nó, khiến mình dính mắc vào cơn giận, nó bùng mạnh lên và đôi khi mình có ý muốn huỷ diệt đối tượng hay tự quay lại hại chính mình khi không thể diệt được đối tượng như mình muốn. Khi mình quan sát và thấu hiểu được tiến trình và hậu quả cơn giận nó như vậy, khi đã hiểu như thế thì từ từ mình sẽ không gọi tên nó nữa mỗi khi nó khởi lên. Theo cách thức của K thì khó và gian nan hơn là phương pháp của Phật chỉ dạy.

Theo phương cách của Phật thì mình phải học hỏi lý thuyết trước, tức là Văn, sau đó là Tư, tức suy nghĩ về nó, và mới đến Tu. Tinh hoa giáo pháp của Phật là Vô Ngã, tức là không có Ta, cái của Ta trong thân tâm này. Tất cả chỉ là các pháp thiện và bất thiện kết hợp mà vận hành. Và khi quán sát pháp bất thiện như tham và sân, thì biết (sở hữu Trí Tuệ) đó là tham, đó là sân, chúng được đặt tên bởi Tưởng uẩn --- Ở đây sẽ thấy sự tuyệt dịu theo phương cách của Phật --- và do đã học hỏi và suy tư về giáo pháp vô ngã nên sẽ không gọi "tôi tham, tôi sân", do như thế tâm sẽ không bị dính mắc, không gia tăng cường độ tham và sân, và trạng thái tham sân tự động diệt đi sau đó -- vì không có xem trạng thái đó là tôi hay của tôi nên tự nhiên không so sánh, biện luận. Đó là điều tuyệt vời khi hiểu lý vô ngã và ứng dụng vào thực hành. Nhưng, câu hỏi được đặt ra là tại sao mình phải phân biệt các tâm (pháp) đó là thiện (vô sân) hay bất thiện (sân)? Theo tôi là để biết pháp nào bất thiện thì tránh tạo duyên cho chúng tăng trưởng, pháp nào thiện thì vun dưỡng chúng sinh khởi mạnh thêm. Đó cũng là ý nghĩa của Tinh Tấn (nhiệt tâm) trong kinh chỉ dạy thiền quán Tứ Niệm Xứ.

Đó là suy nghĩ của tôi về phương pháp của Phật và cách thức của K khi tham thiền trên một đối tượng. Nhận xét của tôi là phương pháp của Phật dạy dễ thực hành hơn. Viết đến đây tôi lại nhớ đến câu chuyện thiền nói về con Ngỗng Chúa mà huynh KKT đã có lần kể. Tôi không biết thiền tông giảng giải về ý nghĩa câu chuyện này ra sao, nhưng tôi thấy câu chuyện con Ngỗng Chúa dùng để minh hoạ rất hay và rõ ràng để tách "cái ta", "cái của ta" ra khỏi thói quen khi tu tập tham thiền hay trong đời sống suy nghĩ  của mình hằng ngày sẽ vô cùng bổ ích và lợi lạc.
Cheer
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
bạn Anatta, khi mà bạn thấy hoa vừa là hoa vừa không phải là hoa thì tui nghĩ bạn sẽ nói khác đi
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Reply
Tiếc là bạn Caothang không nói rõ thêm thế nào là: "thấy hoa vừa là hoa vừa không phải là hoa?"

Tôi thì nhận xét đơn giản, đó là 2 phương diện của Tục đế & Chân đế của vật thể (một pháp).

Lời của bạn Caothang làm tôi nhớ đến 4 câu thơ của William Blake mà tôi yêu thích.



Dịch xuôi:

Nhìn vũ trụ trong một hạt cát
Và thiên đàng trong một cành hoa hoang dại
Nắm giữ vô tận trong lòng bàn tay
Và vĩnh cửu trong phút giây

Dịch thơ:

Trong hạt cát ta ngắm nhìn vũ trụ
Nhìn thiên đàng giữa hoa dại hoang sơ
Ôi thiên thu lắng đọng chỉ một giờ
Giữ vô tận trong bàn tay bé nhỏ

Thơ William Blake
(Bản dịch thơ của Lê Cao Bằng, Calgary, Canada)
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
xuân ...

những ngày trẻ mùa xuân như bất tận
cơm áo gạo tiền không làm bẩn nàng xuân
ta cứ vậy vui say ngày xuân mộng
đâu có lường xuân đến , sẽ rời đi
nay quá nửa đường du xuân ngoảnh lại
ta giật mình xuân lại đến chào ta
nay đã hiểu rằng xuân không như mộng
không mỹ miều như một kẻ yêu xuân
không thiết tha như những kẻ xuân thì
xuân chỉ vậy đã sinh thì sẽ diệt ...

mùa xuân đến ta lại thêm một tuổi
thêm một lần lặng lẽ đón chào xuân ....

ct
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Reply
“…chúng ta đều là những người chuẩn bị tốt cho cuộc sống nhưng chúng ta chưa thực sự sống tốt”
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Reply
"Ngoài những lúc bất an khổ sở, cũng có những khi trái tim ta rất rộng mở, những giận hờn lặng hết và tâm ta trở nên yên lắng, vắng bặt những phân biệt này kia, ta chan hoà với mọi người, ta đau cái đau của người, ta hạnh phúc cái hạnh phúc của người, những ý niệm, ngôn từ dường như không có mặt trong tâm ta, ta rất tỉnh táo, an tịnh. Trạng thái đó trong nhà Phật gọi là Diệt đế. Cô đừng lầm nghĩ rằng cô không có những phút tịch mặc như vậy. Phật dạy trong mỗi chúng sanh đều có Phật tánh. Vậy làm sao để chúng ta có thể tiếp xúc lại và sống được trong Phật tánh. Đó là thực tập chánh niệm. Thực tập chánh niệm sẽ giúp chúng ta dừng lại sự rong ruổi, trở về sống thật sự ngay trong giây phút hiện tại. Sự nhận biết, ta đang thở vào, ta đang thở ra, hay nhận biết tâm hành giận đang có mặt… đó là ta đang tiếp xúc với tâm chân thật của mình. Đang sống trong phút tịch mặc của mình. Sống và thực tập chánh niệm, từ từ ta sẽ bớt gây khổ đau, bớt gây lầm lỗi, bớt tạo thêm những nhân tiêu cực… Đó là lý do tại sao ta phải tu tập. Tu tập là để thật sự nếm được an lạc liền. Tu tập là để dừng lại những giận hờn, tham đắm, si mê. Tu tập là để làm giảm bớt đi hay giải thoát được khỏi những giận hờn, tham đắm, si mê. Pháp hành thì luôn có đó cho chúng ta để thực hành và làm theo. Tuy nhiên, tuỳ theo sự học hiểu và thực hành như thế nào trong đời sống hằng ngày mà sự chuyển hóa xảy ra mạnh mẽ hay yếu ớt. Nguồn an lạc, hạnh phúc, bình an sẵn có đó chỉ có điều ta nếm được nó nhiều hay ít mà thôi."

trích trong tham vấn đường
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Reply
Anh CT có khoẻ cà nhíe Then khg?  Lol

hỏi kiểu ni chắc khỏi trả lời qué  Lol
Reply
(2019-01-28, 01:16 PM)ThennNow Wrote: Anh CT có khoẻ cà nhíe Then khg?  Lol

hỏi kiểu ni chắc khỏi trả lời qué  Lol

cả nhà VB nhớ bạn Then chứ đâu chỉ riêng ai

bạn Then khoẻ không ? cá độ nhiều dể lên tăng xông lắm nhen

:full-moon-with-face4:
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Reply
đêm qua quán chử luân hồi
luân là quay mãi , hồi là trở lui
tuổi đời ngấp nghé sáu mươi
vẫn còn hỏi mãi rằng - ai luân hồi
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Reply
(2019-01-28, 02:21 PM)caothang Wrote: cả nhà VB nhớ bạn Then chứ đâu chỉ riêng ai

bạn Then khoẻ không ? cá độ nhiều dể lên tăng xông lắm nhen

:full-moon-with-face4:

Then đâu có cá độ  Thumbs-up4

Khg thua $ mà còn mất ngủ, thua cả hai dám nhảy lầu  Lol 

Then đang dái Brady thua ... hói đầu luôn  Please
Reply
(2019-01-29, 03:04 PM)ThennNow Wrote: Then đâu có cá độ  Thumbs-up4

Khg thua $ mà còn mất ngủ, thua cả hai dám nhảy lầu  Lol 

Then đang dái Brady thua ... hói đầu luôn  Please

suy nghĩ nãy giờ mà không hiểu tại sao bạn Then lại muốn Brady thua , he chỉ là người quăng trái banh thôi mà  Confused

mà nếu có thua thì đâu có liên quan gì tới hói đầu  Confused
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Reply
tưởng - tưởng uẩn 

nhiều người chưa quen chử tưởng nầy , cứ nghĩ nó là tưởng tượng , hiểu lầm ... nhưng nên hiểu là "nhận thức" 

trích trong trang web chùa Pháp Luân:
"Ở trong thuật ngữ chuyên mục của Phật học gọi là Tưởng là Sanna. Mình nhận ra một cái gì đó do mình đã từng biết, ví dụ như mình đã từng xài tiền bây giờ cầm tiền mình biết đó là tiền. Nhận diện được, biết được chúng ta gọi là nhận thức.
Chữ nhận thức là Sanna thì dễ hiểu. Chữ tưởng thật ra là chữ rất quan trọng. Nhưng chữ tưởng trong tiếng Việt lại mang hàm ý khác,  như người ta thấy cái này tưởng là cái kia, chữ tưởng là hiểu lầm. Hoặc giả là đi sâu vào có khi chúng ta gọi là tưởng nhớ, nghĩ về cái gì đó. Thật ra chữ Tưởng không phải như vậy mà Tưởng là nhận biết hiện tại do đã từng trải chúng ta tạm gọi là Nhận Thức."
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Reply