Người chuẩn bị có một khoản phước lớn, tiền trên đà kéo về đều có 6 đặc điểm này
#31
Dù trẻ hay già, bất cứ ai cũng cần biết các điều sau
 để đối phó với những cú sốc khủng hoảng trong cuộc đời



[Image: photo1533006582623-15330065826231371707833.jpg]

Khi bạn thấy mình đang đối đầu với khủng hoảng, khi bạn trải qua những thất bại hoặc biến cố bất ngờ, việc đầu tiên bạn cần làm là kiểm soát suy nghĩ và cảm xúc của chính mình để đảm bảo bạn có thể hành động một cách sáng suốt nhất.



Trung bình hai đến ba tháng, các doanh nghiệp lại bước vào một đợt khủng hoảng mới. Nếu những khủng hoảng này không được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả, nó có thể đe dọa đến sự tồn vong của doanh nghiệp đó. Tương tự như vậy, mỗi cá nhân cũng luôn phải đối diện với những khủng hoảng về tài chính, gia đình hay sức khỏe có thể khiến bạn lao đao theo chu kỳ trên.

Tuy nhiên, khi bạn càng cảm thấy khó khăn, vấn đề càng trở nên hóc búa. Đối diện với thử thách khi khủng hoảng cận kề là cách duy nhất giúp bạn chứng minh với bản thân và mọi người bạn thực sự là ai.


Kiểm soát tức thì
Xu hướng tự nhiên khi mọi thứ tệ đi là phản ứng tiêu cực một cách thái quá; bạn có thể trở nên tức giận, buồn rầu, thất vọng hay lo lắng. Những suy nghĩ đầy áp lực và cảm xúc tiêu cực sẽ ngay lập tức làm tê liệt phần lớn bộ não của bạn, bao gồm cả vùng áo não mới, nơi giúp bạn phân tích, xử lý vấn đề và đưa ra quyết định.


Nếu không nhanh chóng và tỉnh táo ý thức được việc kiểm soát tinh thần và cảm xúc khi gặp khủng hoảng, ngay lập tức, bạn sẽ rơi vào trạng thái phản ứng "chống trả hoặc chạy trốn". Khi mọi thứ trở nên tệ đi, bạn thường sẽ không muốn đối diện hay xử lý, nhưng chính những phản ứng đó lại chẳng thể giúp bạn thoát khỏi trạng thái khủng hoảng.


[Image: doyourthing.jpg]


Hít một hơi thật sâu
Để giữ bình tĩnh trước khủng hoảng, việc đầu tiên bạn cần tránh là phản ứng ngay một cách không suy nghĩ. Thay vào đó, hãy hít một hơi thật sâu để tâm trí bạn bình tĩnh lại rồi nghĩ kỹ về những gì bạn sẽ nói và làm.

Hãy hình dung rằng tất cả mọi người đều đang dõi theo bạn. Hãy coi đó chỉ là một bài kiểm tra để tìm ra bạn thực sự là ai. Hãy nhìn nhận bản thân như một nhà lãnh đạo có thể gây ảnh hưởng đến những người đang noi theo bạn. Hãy tự nhủ rằng mọi người đều đang chờ xem bạn ứng phó với khủng hoảng ra sao.


Nguyên nhân chính của những cảm xúc tiêu cực là kỳ vọng bị sụp đổ; bạn mong đợi một đằng, mọi việc lại diễn ra một nẻo. Ngay lập tức, bạn sẽ phản ứng một cách tiêu cực. Điều này không có gì là lạ. Tuy nhiên, bạn cần phải tránh xu hướng tự nhiên này.



[Image: crisis-1533006518352854690054.jpg]


Nhận ra hai kẻ thù lớn nhất
Hai biểu hiện cảm xúc tiêu cực nhất khi gặp khủng hoảng hay thất bại là nỗi sợ thất bại và nỗi sợ bị từ chối. Cả hai trạng thái trên đều có thể gây tức giận, trầm cảm hoặc tê liệt.


Bạn trải qua nỗi sợ thất bại khi gặp nguy cơ mất tiền, khách hàng, vị trí, danh dự hay cuộc sống hoặc hạnh phúc của người khác. Đây cũng có thể gọi là nỗi sợ mất mát, đặc biệt là khi liên quan đến tài chính, nó tạo ra trạng thái lo lắng, áp lực hay thậm chí hoảng loạn.


Nỗi sợ bị từ chối thường liên quan đến việc sợ bị chỉ trích, bị đánh trượt, hay không đáp ứng được kỳ vọng của người khác. Khi một vài thứ trở nên tồi tệ, bạn thường cảm thấy mình bất tài vô dụng. Bạn cảm thấy xấu hổ, ngu dốt và mất mặt; cái tôi trong bạn bị tổn thương. Đây là những phản ứng bình thường và tự nhiên. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở cách bạn xử lý những nỗi sợ đó.


Hãy nhớ rằng phản ứng của bạn trước khủng hoảng sẽ quyết định tất cả. Đây chỉ là một bài kiểm tra. Thay vì hành động thái quá, hãy hít thật sâu, thư giãn và giải quyết vấn đề một cách bình tĩnh và hiệu quả.


Suy nghĩ quyết định cảm xúc
95% cảm xúc của bạn dù tích cực hay tiêu cực đều được quyết định bởi cách bạn diễn giải mọi thứ đang diễn ra, qua cách bạn tự nhủ với bản thân. Nếu bạn tự giải thích một thất bại nằm ngoài mong đợi theo hướng xây dựng, bạn sẽ bình tĩnh và có khả năng kiểm soát hơn.


Cho dù trong đầu bạn có vô vàn dòng suy nghĩ, bộ não của bạn chỉ có thể xử lý từng thứ một, còn bạn thì luôn có quyền lựa chọn ưu tiên nghĩ điều gì trước. Bất kỳ lựa chọn nào của bạn cũng sẽ quyết định việc bạn có trở nên tức giận và bối rối hoặc bình tĩnh và tự chủ được hay không.


Hãy nhớ rằng hầu hết mọi việc trong cuộc sống không diễn ra như ý muốn hay chí ít ban đầu sẽ là như vậy. Luôn tự nhắc nhở bản thân rằng những vấn đề và khó khăn là một phần tự nhiên của cuộc sống mà bạn không thể tránh khỏi. Việc duy nhất bạn có thể kiểm soát được là cách ứng phó với chúng.


Giữ trạng thái bình tĩnh để tránh việc bi kịch hóa cuộc sống. Tránh diễn giải vấn đề theo cách tiêu cực thái quá. Không phải bất cứ thứ gì trông cũng tệ như lúc đầu. Bốn từ quan trọng nhất để vượt qua khủng hoảng là: "Kiểu gì cũng qua".


[Image: feeling-pain-quotes-show-no-love-feel-no...-hindi.jpg]

Tìm hiểu kỹ vấn đề trước khi ứng phó
Thay vì hành động thái quá, hãy giữ bình tĩnh bằng cách đặt câu hỏi cho những người có liên quan, kiên nhẫn lắng nghe ý kiến của họ. Nếu giải pháp tồn tại, việc của bạn là tìm ra nó bằng tất cả những gì bạn biết trước khi ứng phó.


Thi thoảng, việc nói chuyện với những người mà bạn đủ tin tưởng về các vấn đề bạn gặp phải cũng sẽ giúp bạn nhanh chóng bình tĩnh trở lại và kiểm soát được tình hình. Đi dạo thật lâu và nhìn nhận lại vấn đề, xem xét nó dưới mọi khía cạnh, tìm kiếm mọi giải pháp khả quan. Luôn suy nghĩ tích cực dù có chuyện gì xảy ra, tìm ra điểm sáng trong mọi vấn đề hay tình huống. Đằng sau mỗi thất bại luôn ẩn chứa một cơ hội.


Tìm kiếm bài học giá trị
Dù có chuyện gì xảy ra, hãy luôn tìm kiếm bài học giá trị từ những khó khăn và thất bại. Trong mỗi vấn đề bạn đối mặt sẽ luôn tồn tại mầm mống của một khởi nguồn mới mang lại lợi ích ngang bằng hoặc lớn hơn. Khi tự ép mình tìm ra điểm tích cực và bài học đáng giá trong mọi tình huống hay trong khủng hoảng, bạn sẽ có thể giữ được bình tĩnh, sự tích cực và lạc quan. Bằng cách đó, năng lượng bộ não của bạn sẽ luôn ở trạng thái ổn định để giải quyết vấn đề và xử lý khủng hoảng.


Khi đối diện với khủng hoảng, hãy dành ra vài phút để nhắm mắt lại, hít thở sâu, hình dung rằng bạn đang bình tĩnh, tự tin, thư giãn và trong trạng thái hoàn toàn kiểm soát. Giữ thái độ tích cực, lạc quan với mọi người; phát ngôn từ tốn, lịch sự. Cư xử như thể bạn không quan tâm đến cả thế giới và dù có chuyện gì xảy ra cũng chẳng ảnh hưởng gì đến bạn.




[Image: 4865e4332689cc799ee1d2da3b0e1d42--tibeta...ayings.jpg]



Thảo Nguyên
Theo Trí Thức Trẻ
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#32
Một kĩ năng quá quan trọng nhưng không ai dạy bạn: 
Ở một mình, làm quen với sự cô đơn




[Image: photo1533780636387-153378063638726895570.jpg]
"Mọi vấn đề của nhân loại đều bắt nguồn từ việc con người không học cách chấp nhận sự cô đơn".


Trước khi qua đời ở tuổi 39, nhà khoa học lỗi lạc Blaise Pascal đã để lại một khối lược lớn những đóng góp đồ sộ trong nhiều lĩnh vực như vật lý, toán học, cơ học chất lưu, đo lường và xác suất.

Tuy nhiên, có một di sản khác mà ông để lại, không thuộc khoa học tự nhiên, còn truyền cảm hứng nhiều hơn cho hậu thế. Pascal có một kho báu khác thuộc về khoa học xã hội, thậm chí, di sản này của ông còn to lớn và vĩ đại hơn tất cả những thành tựu mà ông để lại.


Một điều thú vị là những triết lí sâu sắc chủ yếu được ông đúc kết khi tuổi đời còn rất trẻ. Mãi đến khi trưởng thành và tiếp xúc nhiều với tôn giáo, Pascal mới dần chuyển mình sang các lĩnh vực đậm tính triết học và thần học.



[Image: photo-1-15337806086891370946753.png]


Ngay trước khi qua đời, Pascal đang tập hợp những triết lí của mình thành một tuyển tập thần học mà sau này được gọi với cái tên "Cuốn sách Pensées". Tác phẩm chủ yếu nói về các giả thiết toán học khi được áp dụng vào cuộc sống để lựa chọn cho mình một đức tin. Ngoài ra, cuốn sách còn thực sự kì bí ở những suy ngẫm về ý nghĩa của sự sống, của việc sinh ra là-một-con-người. Nó là hình thái của triết học được ra đời trước cả khi triết học thực sự trở thành một lĩnh vực để nghiên cứu.

Có quá nhiều những suy nghĩ tâm đắc trong cuốn sách đáng được "quote" lại, chúng khiến người ta phải thực sự giật mình ở nhiều góc độ. Tuy vậy, một trong những trích dẫn nổi tiếng nhất của Pascal đã tóm lược được những trăn trở cả đời của ông, cũng như mọi vấn đề của nhân loại.


Theo Pascal, chúng ta sợ sống và tồn tại trong im lặng, sợ việc không là-một-cái-gì-đó-trên-đời. Chúng ta ghét sự nhàm chán, lặp lại và tình nguyện để cho sự xao lãng xâm chiếm. Chúng ta không nghĩ ra cách nào khác ngoài chạy trốn khỏi các vấn đề cảm xúc bằng cách tự an ủi thậm chí là huyễn hoặc bản thân. 
Vấn đề duy nhất ở đây là: loài người chưa bao giờ học cách ở một mình.



[Image: photo-1-1533780611340757781502.png]


Xã hội càng hiện đại, lời cảnh báo của Pascal càng chính xác. Nếu có một từ nào đó diễn đạt chính xác những vấn đề của thế giới trong suốt 100 năm qua thì đó ắt hẳn là "sự kết nối".


[Image: photo-2-15337806113422026976272.png]




Công nghệ thông tin đã và đang xâm lấn thái quá vào việc định hướng văn hoá. Từ điện thoại, đến radio rồi TV, mạng internet, chúng ta đã tìm ra cả ngàn cách để khiến loài người gần nhau hơn. Tôi có thể ngồi tại văn phòng của mình ở Canada để tham dự một cuộc họp ở bất kì nơi nào trên thế giới chỉ qua Skype. Tôi có thể bay đến bất kì nơi nào trên thế giới mà vẫn biết tình hình ở nhà chỉ bằng cách lướt web. Thôi chẳng cần bàn đến lợi ích của sự kết nối, tuy nhiên, thứ nào nhiều lợi thì cũng đầy hại. Người ta nói nhiều lắm rồi, về quyền riêng tư, về việc internet lén lút thu thập dữ liệu, tuy nhiên, còn có một "thiệt hại" to lớn khác mà không phải ai cũng biết.

Chúng ta đang sống trong một thế giới mà mọi thứ đều được kết nối, trừ bản thân mình.


Nếu quan điểm của Pascal về việc "con người không chịu nổi sự cô đơn" là chính xác, vậy thì vấn đề sẽ ngày càng nghiêm trọng bởi con người thời nay có quá nhiều sự lựa chọn, họ sẽ nghĩ: "Việc gì mình phải chịu đựng sự cô đơn?"- khi đời người có quá nhiều cám dỗ?



[Image: photo-3-1533780611344742635395.jpg]


Câu trả lời là: ở một mình khác với cô độc. Nếu bạn không chịu nổi việc ở một mình, bạn sẽ không bao giờ nhận thức được bản thân. Càng như vậy, bạn càng đắm chìm vào sự xao lãng và cứ thế, bạn lâm vào cảnh nghiện ngập, phụ thuộc vào công nghệ, những thứ vốn được chế tạo để giải phóng con người.

Đừng nghĩ rằng mình có thể dùng những náo nhiệt của thế giới để che đậy đi những rắc rối của bản thân, đồng nghĩa với việc những rắc rối ấy tự biến mất. 


Hầu hết con người đều nghĩ mình đã quá hiểu rõ bản thân mình, họ tưởng rằng mình hiểu rõ bản thân, biết rõ cảm xúc của mình, hiểu rõ vấn đề của mình. Nhưng thật ra, rất ít người có khả năng làm được điều đó. Những người thật sự làm được sẽ ngay lập tức nói với bạn rằng ta không phải lúc nào cũng hiểu được chính mình, thậm chí, mất rất nhiều thời gian mới có thể làm được.


Ngày nay, con người có thể sống cả đời mà không nhận thức được gì về bản thân, ngoài cái vỏ bọc mà chúng ta tự dựng nên cho mình, chúng ta mất kết nối với chính bản thân ta, đó mới thực sự là vấn đề.



[Image: photo-4-1533780611346105102317.png]


Nếu quay lại những nguyên lý của Pascal, ta sẽ thấy: căm ghét sự cô độc, rất gần với căm ghét sự nhàm chán.


[Image: photo-5-15337806113471645697276.png]



Vấn đề cốt lõi là ở đây. Chúng ta nghiện xem TV bởi có cái gì đó rất hấp dẫn trên TV. Ta nghiện chất kích thích vì lợi ích của nó (cho cá nhân ta) vượt trội hẳn những tác hại. Có lẽ vậy, chúng ta ghét sự cô đơn bởi chúng ta đã nghiện một trạng thái mang tên "không chán là được".

Tất cả những thứ điều khiển cuộc sống của ta một cách tiêu cực đều bắt nguồn từ việc: ta ghét phải đối mặt với "hư không". Vì thế, ta lao đầu đi tìm trò tiêu khiển, tìm việc và sau mỗi lần thất bại, tiêu chuẩn của ta lại càng ngày càng cao. Ta lảng tránh một sự thật rằng nếu không đối mặt với sự chán nản, ta sẽ không bao giờ nhận thức được bản thân mình. Và không nhận thức được bản thân mình chính là lí do ta thấy cô đơn, lo lắng, thay vì cảm thấy được kết nối với vạn vật xung quanh.


May thay, có một giải pháp cho vấn đề này. Các duy nhất để chiến thắng nỗi sợ cô đơn đó chính là đối mặt với nó. Hãy để sự chán nản đưa bạn đến nơi nào mà bạn vẫn kiểm soát được nó. Lúc đó, bạn sẽ nghe thấy tiếng lòng của chính mình và từ đó học được cách kết nối những phần của bản thân hiện vẫn đang còn xao lãng.


Thật tuyệt vời làm sao, khi bạn vượt qua được ranh giới đó, bạn sẽ thấy rằng, cô đơn chẳng phải là vấn đề gì đó quá to tát. Sự chán nản và nỗi cô đơn cũng có những tác động tích cực của chúng. Khi bạn sẵn sàng đầm mình trong thanh tịnh, thế giới trở nên trù phú hơn, rõ rệt hơn.



[Image: photo-6-15337806113511356143960.jpg]


Bạn sẽ học được rằng còn nhiều việc khác, thứ khác, đáng để bạn bận tâm hơn là những xô bồ của bề nổi cuộc sống. Một căn phòng im lặng không có nghĩa là nó không có gì cho bạn khám phá. 

Thi thoảng, việc ở-một-mình sẽ giúp bạn trải nghiệm những cảm giác không mấy dễ chịu, nhất là lúc bạn phải "soi" kĩ vào nội tâm của mình, những suy nghĩ, những cảm xúc, nghi ngại, hy vọng, nhưng về dài hạn, điều đó còn dễ chịu hơn nhiều so với việc lảng tránh tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống.


Chịu đựng sự chán nản sẽ giúp bạn tìm thấy sự mới mẻ trong những thứ tưởng chừng chẳng có gì mới lạ; giống như một đứa trẻ vô tình nhìn thấy thế giới. Điều này cũng giúp bạn giải quyết phần lớn những xung đột nội tâm của mình. 




[Image: photo-7-1533780611353304102392.png]


Thế giới càng tiến bộ, nó càng thúc đẩy chúng ta vượt qua những giới hạn của suy nghĩ. Việc cho rằng: "Không chịu được sự cô đơn là cốt rễ của mọi vấn đề" có thể hơi "nâng cao quan điểm", nhưng chúng ta vẫn cần phải xem xét kĩ về nó. 

Cái gì gắn kết chúng ta được thì cũng cô lập chúng ta được. Tại sao ta cứ mải mê xao lãng với những việc không đâu để rồi càng ngày càng cảm thấy cô đơn hơn?


Thú vị thay, thủ phạm chính của việc "ghét cô đơn" không phải là cám dỗ cụ thể nào về vật chất. Đó chỉ là nỗi sợ "hư không", dẫn đến việc nghiện trạng thái "miễn không chán là được". Có thể, bản năng của chúng ta là ghét tồn tại.


Chừng nào còn không nhận ra "giá trị của sự thanh tịnh", chúng ta sẽ còn bỏ qua một sự thật rằng, chỉ khi nào ta dám đối mặt với sự chán nản, nó mới thực sự sản sinh ra những tác động tích cực. Và để đối mặt với nó, ta cần thời gian, có thể mất vài ngày, vài tuần, chỉ đề ngồi, ngẫm, cảm nhận trong tĩnh lặng.


Một triết lí cổ xưa nhất trên thế giới khuyên ta duy nhất một điều: hãy tự nhận thức bản thân mình. Lí do vì:
Không nhận thức được mình thì ta sẽ không bao giờ tìm ra cách để tương tác với thế giới. Phải biết mình là ai đã, rồi ta mới có nền tảng để dựng nên từ đó một cuộc sống.


Trớ trêu thay, một mình và kết nối nội tâm là kĩ năng chẳng ai dạy ta. Nhưng đó là kĩ năng quan trọng hơn hầu hết những thứ ta được dạy.


"Ở một mình" có thể không giải quyết được mọi vấn đề, nhưng nó là bước khởi đầu, để từ đó ta tìm ra cách giải quyết mọi vấn đề.




[Image: photo-8-15337806113551094589755.png]


Theo Cào Cào
Trí thức trẻ

[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#33
"Chiếc giường đắt nhất thế giới là giường bệnh": 
Có sức khỏe là có tất cả, lúc có không giữ khi mất đừng tìm!


[Image: flower-pink-smiley-emoticon-animation.gif]

[Image: photo1530088477012-15300884770121071265738.jpg]


Bỏ ra 5 triệu đồng một lần đi khám bệnh tổng quát mỗi tháng còn hơn đi vay mượn một lúc 500 triệu để chữa ung thư giai đoạn cuối.



Cả một đời người được ví như là một trận bóng. 
Nửa hiệp trước là học hành, quyền lực, tiền tài, danh vọng, thành tích, tăng lương, tiến chức. Còn nửa hiệp sau là huyết áp, mỡ máu, tiểu đường, ung thư, cô đơn, sầu não. 


Nửa hiệp đầu là phấn đấu hết mình, nửa hiệp sau là chấp nhận, buông xuôi.


Cả một đời tranh đấu vì lợi ích bản thân, nỗ lực vì tương lai. Công sức, trí não bỏ ra để phấn đấu vì một tương lai xán lạn, no đủ, không thua kém bè bạn, để gia đình được ngẩng cao mặt với họ hàng, làng xóm. Nhưng từng ấy thời gian đốt cháy năng lượng vào công việc, quay cuồng trong  tiền tài sự nghiệp cũng là từng ấy thời gian sức khỏe hao mòn, bị vắt kiệt như một chiếc giẻ lau bảng khô khốc, nhàu nhĩ, xơ xác.


Những ngày tháng sung sức nhất là những ngày tháng tuổi trẻ. Nhưng so với cả quãng dài cuộc đời thì quãng dài tuổi trẻ chỉ chiếm 1/4 thôi. Phải nói, tuổi trẻ ngắn thật, quay đi quay lại cũng chỉ bằng một cái chớp mắt. 


Vậy nên, nhiều người cứ quan niệm còn trẻ còn khỏe, phải tranh thủ tận dụng cái tuổi trẻ ấy để làm việc mà quên rằng 3/4 quãng thời gian sau, mình lại cần nhiều sức khỏe hơn cả để làm những việc lớn hơn.


Không có bệnh cũng phải giữ gìn sức khỏe. 
Phòng bệnh còn hơn chữa bệnh. Bỏ ra 5 triệu đồng một lần đi khám bệnh tổng quát mỗi tháng còn hơn đi vay mượn một lúc 500 triệu để chữa ung thư giai đoạn cuối.



[Image: work-nail-wood-old-works-tinker-hammer-t...887522.png]

Không khát cũng phải uống nước, không mệt cũng phải nghỉ ngơi, bận mấy cũng phải rèn luyện. Đừng viện cớ phải làm vì đam mê, phải làm vì tương lai, phải làm vì "không tiền làm sao mai sống". Hãy đặt sức khỏe làm ưu tiên hàng đầu.

Một bộ quần áo giá 1 triệu, tờ phiếu nhỏ có thể chứng minh. 

Một chiếc xe giá 1 tỷ, hóa đơn có thể chứng minh. 


Một căn nhà giá 3 tỷ, hợp đồng mua bán có thể chứng minh. 


Nhưng rốt cuộc, một con người trị giá bao nhiêu tiền? Chỉ có sức khỏe mới có thể chứng minh được.
Hãy nhớ, sức khỏe chính là bảo hiểm của bạn. Đừng mang máy tính ra tính rằng bạn đã tiêu bao nhiêu tiền cho sức khỏe. Trên đời này, bạn nhất định phải có một món tiền phải tiêu, hoặc là để chăm sóc sức khỏe trước, hoặc là để chữa trị bệnh tình về sau. 



[Image: clock-on-blue-background-153008890077137...040386.png]

Lựa chọn món nào là quyền của bạn. Có sức khỏe gọi là tài sản, không có sức khỏe thì chỉ còn là di sản mà thôi. 

Không coi trọng sức khỏe, dùng sức khỏe như dùng một con trâu để đi cày, rồi đến một ngày sẽ phải ngỡ ngàng vì không biết phải tìm sức khỏe ở đâu. Nên nhớ, một khi mất đi sức khỏe là mất tất cả. Sức khỏe mất đi, không giống như khi bát cơm hết lại đầy, cũng chẳng giống như cốc nước vơi lại tràn.

Người có sức khỏe thì có cả trăm ngàn ước mơ, người không có


 sức khỏe thì chỉ có một ước mơ duy nhất là sức khỏe. Có sức khỏe là có tất cả, sức khỏe quý hơn vàng. Thời hạn của cuộc đời tùy thuộc sức khỏe, còn sức khỏe thì do cách sống quyết định.

Chiếc giường đắt nhất trên thế giới chính là giường bệnh.
Đầu tư vào sức khỏe chính là một trong số những món đầu tư có lợi nhất. Bỏ tiền, bỏ thời gian để tập thể dục, ăn uống ba bữa một ngày đầy đủ chất dinh dưỡng, ngủ đúng giấc, dậy đúng giờ; đồng thời, tránh xa những thói xấu hại sức khỏe.


Trên thế giới này có thể có người lái xe thay bạn, có thể có người kiếm tiền thay bạn, nhưng không có ai tình nguyện mắc bệnh thay bạn đâu. Đồ mất rồi đều có thể tìm thấy lại nhưng có một thứ mất đi là vĩnh viễn không còn tìm thấy, đó chính là sức khỏe.


[Image: flower-pink-smiley-emoticon-animation.gif]



PV (Tổng hợp)

Theo Trí Thức Trẻ
Cafebiz
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#34
Hi sis Xí Xọn!  Tulip4

Bài viết sis mang về thật ý nghĩa và đáng để chúng ta suy gẫm học hỏi. 

Cảm ơn sis Xí Xọn nhiều nhé! Sis khoẻ không?  Tulip4
Live in harmony with one another. Romans 12:16 
Reply
#35
(2018-08-13, 11:25 AM)Phương Vy Wrote: Hi sis Xí Xọn!  Tulip4

Bài viết sis mang về thật ý nghĩa và đáng để chúng ta suy gẫm học hỏi. 

Cảm ơn sis Xí Xọn nhiều nhé! Sis khoẻ không?  Tulip4

Cảm ơn sis PV ghé đọc nha? XX cũng thích đọc mấy bài này mỗi buổi sáng để mình có thể tích cực hơn trong cuộc sống 

á.  Tulip4 [Image: rose-and-butterfly-good-morning-smiley-emoticon.gif] sis.
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#36
Làm việc cật lực để theo đuổi thành công, 
hy vọng sẽ hạnh phúc nhưng cuối cùng bạn nhận ra, mình đã bỏ lỡ cả cuộc đời


[Image: photo1533874992818-15338749928181707160956.jpg]



Hầu hết chúng ra đang nỗ lực, vắt kiệt sức để lao động, hy vọng rằng khi thành công thì hạnh phúc sẽ đến. Nhưng khoa học lại nói điều ngược lại, chúng ta sẽ không bao giờ hạnh phúc và bỏ lỡ cả thành công vì điều đó.



Không vấp ngã, không thành công.
Ngày nay chịu cực, ngày sau thành tài.


Có thể là nói hơi quá nhưng những câu châm ngôn này đã ảnh hưởng đến rất nhiều người khi nghĩ tới việc đạt được thành công trong công việc và cuộc sống. Lí do đơn giản cho điều này là hầu hết những việc đáng làm ít nhất đều có một điểm khó và cần sự hi sinh. Những việc này đều tốn nhiều thời gian, trí lực và mồ hôi công sức.


Nhưng câu chuyện còn dài hơn thế. Theo như nhiều nghiên cứu phát triển con người, một số niềm tin cố hữu của chúng ta về việc làm thế nào để thành công trong công việc và cuộc sống thực sự đều đã tụt hậu. Khi bạn mong đợi rằng hạnh phúc sẽ đến sau khi mình thành công thì khoa học lại nói rằng chúng ta đang cố đuổi theo cái đuôi của mình và bỏ lỡ thành công cũng vì điều đó.


Một thống kê về số người kiệt sức cũng đã chỉ ra điều này. Tỉ lệ bị kiệt sức trong công việc đã lên tới 50%, có nghĩa là khoảng 2 người thì sẽ có 1 người bị mệt mỏi, hay quên và cả lơ đãng. Đương nhiên khi chúng ta cảm thấy kiệt sức, chúng ta sẽ không thể bộc lộ hết khả năng của mình. Nhưng không chỉ có vậy, khoảng 18% người Mỹ trải qua triệu chứng lo lắng cực độ, tỉ lệ trầm cảm và cảm giác cô đơn luôn nằm ở mức cao.

Thật may mắn, có những thói quen đã được khoa học ủng hộ có thể thực hiện trong ngày để giảm áp lực và tăng sự bình tĩnh – và từ đó giúp chúng ta đạt được thành công lớn hơn trong công việc.


Bác sĩ Emma Seppala, giám đốc khoa học của Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục về Lòng Từ bi và Vị tha thuộc Đại học Stanford, giám đốc của Dự án Trí tuệ cảm xúc Đại học Yale đã chia sẻ sâu về những điều trên và lí do tại sao niềm vui, chứ không phải sự chịu đựng, lại là chìa khóa của thành công trong cuốn sách “The Happiness Track” (Đường mòn hạnh phúc) của bà.



Không phải tất cả niềm vui đều được tạo ra giống nhau

[Image: photo-1-1533874963813878377940.jpg]


Có hai kiểu hạnh phúc khác nhau: “hedonistic” (sự khoái lạc) và “eudaimonic”. Thực tế, niềm hạnh phúc khoái lạc thường rất ngắn ngủi và chỉ có tự mình tạo ra. Seppala giải thích: “Theo đuổi niềm hạnh phúc khoái lạc một mình là một cái bẫy, một sự theo đuổi ngu ngốc không bao giờ ngưng”.

Mặt khác, hạnh phúc eudaimonic lại là nhìn ra ngoài bản thân, kết nối cùng người khác và làm lợi cho người khác. Bà gợi ý rằng: “Điều này có thể hiểu là bắt đầu mỗi ngày với ý nghĩ nâng mọi người xung quanh lên, làm những việc tử tế hoặc hòa mình vào một công việc xã hội. Hãy sử dụng những kĩ năng đặc biệt của bản thân để giúp đỡ mọi người”.


Việc kết nối và giúp đỡ người khác không chỉ làm tăng mức độ hoàn thành công việc mà nó còn cải thiện sức khỏe, làm giảm sự kích động của cơ thể và tăng tuổi thọ, có lợi đủ đường.



Vì sao niềm vui lại là điềm báo của sự thành công?

[Image: photo-1-1533874965778202958263.jpg]


Trong cuốn “Đường mòn hạnh phúc”, Seppala đã giải thích một triết lý sâu sắc: "Nghiên cứu trong nhiều thế kỷ đã chỉ ra rằng hạnh phúc không phải kết quả của thành công, mà là điềm báo của thành công".

Nghiên cứu từ đại học North Carolina và các viện nghiên cứu khác cho thấy cảm giác hạnh phúc giúp cải thiện khả năng nhận biết, sức mạnh tâm lý, mối quan hệ xã hội và thể chất, tất cả đều biến thành sự hiệu quả rõ rệt trong công việc.


Khi chúng ta cảm thấy vui vẻ, chúng ta suy nghĩ sáng suốt hơn, giải quyết vấn đề sáng tạo hơn, làm việc năng suất hơn, xây dựng được các mối quan hệ có lợi và giúp tăng hiệu quả làm việc của cả đồng nghiệp. Khi chúng ta bình tĩnh lại thay vì áp lực và lo lắng, chúng ta cũng đưa ra được các quyết định sáng suốt hơn, ít sai sót hơn.


Nên thay vì nghĩ rằng hạnh phúc là điều mà chúng ta cố gắng để đạt được, chúng ta cần ưu tiên nó ngay từ bây giờ. Hạnh phúc và thành công không chỉ cùng tồn tại, mà hạnh phúc còn ươm mầm cho thành công.

Nhưng làm thế nào để chúng ta có thể gặt hái được thành quả lâu dài đó? 


Seppala đã đưa ra 5 cách đã được khoa học ủng hộ giúp làm tăng mức độ hạnh phúc:




Thiền

[Image: photo-2-15338749657791870670205.jpg]

Bất kể kiểu thiền nào cũng có cả lợi ích tức thì và lợi ích lâu dài. Nó giúp thư giãn và suy nghĩ sáng suốt hơn, giúp bảo toàn năng lượng và làm tăng ý thức cũng như sự tập trung.
Học cách biết ơn

Bạn có biết rằng những điều tích cực xảy ra mỗi ngày nhiều gấp 3 lần những điều tiêu cực nhưng chúng ta lại cứ tập trung vào những điều không hay đó? Sự biết ơn sẽ giúp chúng ta nhận ra nhiều điều tốt đẹp hơn. Cố gắng viết ra 3 việc mà bạn cảm thấy biết ơn mỗi ngày, bất kể là việc lớn hay nhỏ.


Dành thời gian tận hưởng thiên nhiên

“Thiên nhiên có ảnh hưởng sâu sắc tới hành động tử tế của con người cũng như khả năng suy nghĩ tốt đẹp.” – Seppala chia sẻ. Bạn nên thử đi bộ đường dài, đi dạo hoặc ra công viên.


Tự tạo cho mình sự tự giác



[Image: photo-3-1533874965780257794277.jpg]

Tin nhắn quảng cáo gửi tới chúng ta cả ngày qua các phương tiện xã hội. Những lời nhắc về những gì chúng ta chưa có dễ khiến chúng ta cảm thấy thiếu thốn, tạo ra tâm lý khó chịu. Seppala nhắc nhở chúng ta hãy giữ cho mình tính tự giác, điều này có thể đạt được bằng việc thiền và luyện tập sự biết ơn – trân trọng những gì đang có.
Tập thở 

Một trong những thứ hữu hiệu nhất để giảm stress và tăng hạnh phúc là hơi thở của chúng ta. Hơi thở nông từ ngực có thể tạo nên stress, trong khi hơi thở sâu từ bụng sẽ tăng thư giãn. Để học cách sử dụng hơi thở giúp bình tĩnh, Seppala gợi ý rằng hãy dành vài phút mỗi ngày chỉ tập trung vào hơi thở. Qua thời gian, bạn sẽ cảm nhận được từng hơi thở của mình và nhắc nhở bản thân thở thật sâu.


Vậy lời khuyên số 1 của Seppala là gì? Đó là hãy dành thời gian nghỉ ngơi, gác công việc lại. Việc này đơn giản nhưng không hề dễ dàng.




Theo Hà Lê
Trí thức trẻ


[Image: cute-smiling-smiley-emoticon.gif][Image: cute-smiling-smiley-emoticon.gif][Image: cute-smiling-smiley-emoticon.gif]
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#37
Cảm ơn anh ĐT với sis PV ghé thăm trang này của XX nhe?  Innocent  [Image: flower-pink-smiley-emoticon-animation.gif]
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#38
Biết được 25 sự thật khắc nghiệt này, 
không ít người công nhận cuộc sống không khác nào "địa ngục trần gian"!

[Image: dancing-good-morning-smiley-emoticon.gif]


[Image: photo1536141626230-1536141626230509086233.jpg]

Bất kì ai cũng mong muốn tìm ra được sự thật nhưng không phải ai cũng can đảm để nhìn thẳng vào sự thật ấy, bởi đã là "sự thật" thì thường hay "mất lòng".



1. Không có ai bận rộn tới mức không thể trả lời tin nhắn của bạn được.

2. Mọi người đều đặt lợi ích của bản thân lên đầu tiên.


3. Sẽ chẳng có cách nào để làm hài lòng tất cả mọi người. Sẽ luôn luôn có người chỉ trích bạn. Sự thật lúc này cũng có vị đắng ngắt.


4. Hành động mới là thứ quyết định cuộc đời bạn, chứ không phải suy nghĩ.


5. Những điều tốt đẹp thường không đến một cách nhanh chóng. Hiển nhiên những thành công trong đời đều không đến một cách dễ dàng.


6. Không ai có thể đồng hành cùng bạn suốt con đường. 


7. "Rủi ro" và "thành công" luôn song hành với nhau.


8. Bạn chính là điều duy nhất đang kìm hãm sự phát triển của bản thân.



[Image: photo-2-1476411063806-153614151247919068...200411.png]


9. Đôi khi người tốt cũng gặp phải điều xấu bởi đau khổ là một phần của cuộc sống.

10. Cái chết là một phần của cuộc sống. Sinh, lão, bệnh, tử là quy luật mà tất cả mọi người bắt buộc phải chấp nhận.


11. Sẽ tốt hơn nếu không quan tâm đến một số người vì có thể người đó đang kéo bạn tụt lại phía sau mà bạn không hề mảy may để ý.


12. Bạn có nhiều thời gian hơn bạn tưởng. Mỗi tuần, bạn có 168 tiếng và đó là số thời gian không ít.

13. Cuộc sống của bạn sẽ không bao giờ hoàn hảo và bất cứ ai cũng vậy.


14. Thế giới này không nợ bạn điều gì.


15. Những điều quan trọng nhất trong cuộc sống là vô hình, không phải hữu hình.

16. Bạn không phải là trung tâm của vũ trụ.


17. Hầu hết những kỷ niệm “đáng” nhớ của bạn đều là kỉ niệm buồn.



[Image: c491c3a0n-c3b4ng-sau-chia-tay-1-15360467...587432.png]


18. Bạn không thể kiểm soát được toàn bộ cuộc sống của mình. Mọi việc thường không hoàn toàn đi theo hướng chúng ta kỳ vọng. Nó luôn xuất hiện những việc đột biến hay những điều mà bạn không lường trước xuất hiện.

19. Nếu bạn không thất bại thì bạn không phải đang sống. Đừng sợ thất bại. Hãy xem xét tất cả các trở ngại như một bước tiến tới thành công

.
20. Không ai có thể cứu bạn trong cuộc sống của chính bạn.

21. Bước đầu tiên luôn là bước khó khăn nhất.

22. Không phải lúc nào bạn cũng có người hỗ trợ, giúp đỡ phía sau.

23. Không ai muốn yêu một người không yêu chính bản thân mình.

24. Không phải ai cũng có hoàn cảnh như nhau ngay từ khi được sinh ra.
25. Đạt được mục tiêu của bạn sẽ khó khăn hơn bạn tưởng.

PV (Tổng hợp)
Theo Trí Thức Trẻ

[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#39
Gửi những người đang chán việc: “Sự ổn định không phải lúc nào cũng nhàm chán và những điều ta chưa làm không phải lúc nào cũng thú vị”

[Image: dancing-good-morning-smiley-emoticon.gif]


[Image: photo1537169663226-1537169663226213467082.jpg]
Khi chán việc, người trẻ nghĩ ngay đến chuyện "nhảy việc". Nhưng liệu đó có phải phương thuốc hay để chữa “bệnh” chán việc?


Trào lưu "nhảy việc" đang ngày càng phổ biến, nhiều người đang dần dễ dàng cảm thấy chán ghét công việc hiện tại hơn. Có lẽ khi có quá nhiều sự lựa chọn, chúng ta dễ lạc lối hơn, hời hợt và quên đi việc tận hưởng khoảnh khắc hiện tại. Tôi chỉ muốn hỏi các bạn một câu: "Hôm nay đi làm có vui không?".

Với tôi, là không. Và không chỉ hôm nay, tôi còn trải qua nhiều ngày không vui khác.

Đó là những ngày sếp tôi hỏi mọi người trong buổi họp: "Tuần này bọn em có sáng tạo được gì mới mẻ không? Tháng này bọn em đóng góp được cho công ty cái gì? Cứ giậm chân tại chỗ thế à?".

Đó là những ngày mà khi vừa nhận ra bản thân mình ổn thì bỗng nhiên nhận sự từ chối của đối tác, từ cấp trên… khiến tôi bỗng hoài nghi về giá trị của bản thân. Một lần nữa, tôi từng có nhiều hoài nghi về công việc trong quá khứ nhưng sự thật khắc nghiệt hơn tôi nghĩ.

''Đi làm có vui không?'', đây là câu hỏi mà tôi tự hỏi vào những ngày vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường. Tôi đã tưởng tượng ra mình là một chàng trai đầy đam mê bên bàn làm việc, mắt lúc nào cũng sáng lên đầy năng lượng. Tôi đã tưởng tượng rằng mình sẽ được làm những công việc đầy thử thách và thú vị.

''Hôm qua đi làm có vui không?'', tôi tự hỏi mình ở thì hiện tại. Ngày hôm qua tôi đã làm những việc mà chính tôi còn cảm thấy chán ghét. Những sản phẩm sáng tạo mà tôi luôn muốn vứt đi, nhưng mọi người lại bảo "thấy cũng ổn mà". Tôi không biết, nhưng mơ hồ nhận ra rằng sự sáng tạo của bản thân đã bị mài mòn từ bao giờ.
Sự nghèo nàn sáng tạo của công việc hiện tại lại càng tăng thêm khi tôi so sánh với công việc của bạn bè cùng trang lứa. Chức vụ hiện tại bỗng trở nên tầm thường khi đặt cạnh đồng nghiệp. Những sự chán nản và hoài nghi ấy đã nhiều lần khiến tôi nản lòng.
[Image: photo-1-15371696314121652088917.jpg]

Những sự chán nản và hoài nghi khiến tôi nản lòng và muốn "nhảy việc"

Và dù như thế, tôi không nghĩ mình mất đi đam mê với công việc hiện tại. Chỉ là "đam mê" đã trở thành một thứ gì đó ổn định hơn, bớt đột phá hơn. Tôi vẫn hoàn thành deadline, đi họp đầy đủ, tham gia các dự án, vẫn tham công tiếc việc dù luôn cảm thấy áp lực.

Bạn bè tôi cũng như vậy, dù làm nghề nào thì dù ít dù nhiều cũng phải đối mặt với sự nhàm chán. Có người bảo rằng công việc dưới sức, suốt ngày chỉ làm những việc ổn định và không nhìn thấy được sự thăng tiến. Có người lại bảo rằng họ cảm thấy việc họ làm vô dụng và không giúp ích được gì cho đời. Có nhiều người lại bảo rằng công việc hay ho nhưng môi trường nhàn nhạt khiến cô cảm thấy bản thân bị giậm chân tại chỗ…

Nhưng dù là như thế, nhiều người vẫn chọn gắn bó với công việc hiện tại, vì nhiều lý do khác nhau. Có người vì sếp tốt nên không muốn ra đi, có người thích sự ổn định nên ở lại, có người không có sẵn lựa chọn thay thế nên ở lại... Có người vì sợ khi chuyển qua công việc mới phải xây dựng lại từ đầu, từ uy tín với các đồng nghiệp cho đến sự tín nhiệm của cấp trên nên cũng không muốn rời đi nữa. Nhưng việc ở lại với tâm thế của người sẵn sàng ra đi khiến năng suất công việc bị giảm đi nhiều, sự chán ghét công việc cũng tăng thêm.

Có nhiều người đã chọn cách ''nhảy việc'' khi gặp những công việc nằm dưới mức kì vọng. Nhưng một người nhảy việc không hề biết công việc mới có thú vị hay không, và nó có tiếp tục trở thành "công việc cũ" sau một thời gian hay không. Chúng ta không biết quá nhiều về tương lai, nhưng sự ổn định nhàm chán của hiện tại đôi lúc khiến một phần nào đó trong ta bảo rằng ta đang bỏ lỡ cơ hội, bảo rằng những công việc hay ho đang ở ngoài kia, bảo rằng ngoài đại dương có rất nhiều cá…

Tham vọng của con người cũng to lớn như đại dương đầy cá kia, và đó là bức tường ngăn ta chạm đến hạnh phúc thật sự. Lòng trung thành của tôi từng bị thử thách rất nhiều về những hứa hẹn mơ hồ nằm đâu đó ở tương lai, nhưng tôi cũng thường tự nhủ với mình rằng một công việc tốt đẹp không xứng đáng với những kẻ thực dụng rời đi vội vã.
[Image: photo-1-15371696333402028558643.jpg]

Nhiều lần tôi bị thôi thúc bởi suy nghĩ "ngoài kia còn nhiều công việc hay ho khác"...

Một trong những lý do khác khiến nhiều người muốn "nhảy việc" là tâm lý "cỏ nhà hàng xóm bao giờ cũng xanh hơn". Những người bạn cùng trang lứa lúc nào cũng khiến tôi có cảm giác rằng mình đang bị bỏ lại. Có nhiều đứa bạn học cùng cấp ba nay đã có được vị trí cao trong công việc, đã mua nhà, đã lập gia đình… khiến tôi nhìn lại và cảm thấy mình chỉ như một kẻ thất bại kẹt lại với công việc nhàm chán. Tôi luôn cố gắng phấn đấu, cố gắng phát triển bản thân nhưng cũng tự tạo ra một áp lực vô hình khi cảm thấy rằng mình đang đứng yên trong khi thế giới chuyển động.

Nhưng cuối cùng tôi cũng nhận ra rằng, mỗi người có một cuộc đời riêng, và không có cuộc đời nào tốt hơn cuộc đời nào cả. Chúng ta sinh ra đều là nhân vật chính trong bộ phim của chính mình, nhưng là nhân vật phụ trong bộ phim của người khác. Mỗi người đều có những câu chuyện riêng, những hoài bão riêng, những nỗi niềm riêng… nhưng suy cho cùng, mỗi người chúng ta chọn một cuộc đời khác nhau và chỉ cần vui trong chính cuộc đời mình chọn là được.

"Mọi người luôn trưng ra điều tốt đẹp nhất của mình". Đó là lý do vì sao chúng ta luôn cảm thấy thua kém đồng nghiệp. Chúng ta nhìn vào những chuyến du lịch châu Âu đắt đỏ khoe trên instagram, nhưng không thấy được áp lực từ công việc của họ. Chúng ta nhìn vào những chức vụ đáng mong ước, nhưng không thấy được sự mồ hôi mà họ phải bỏ ra để phấn đấu. Chúng ta nhìn vào những nụ cười và những buổi tiệc sang trọng trên bảng tin facebook, mà không thấy được sự cô đơn, không thấy được những mâu thuẫn trong các mối quan hệ của mọi người.

[Image: photo-2-15371696333431108056766.jpg]

Mọi người luôn trưng ra điều tốt đẹp nhất của mình nhưng đằng sau đó là sự cô đơn...

Ngoài việc quá tập trung vào việc nhìn ra thành tựu của người khác, sự mất cân bằng bên trong mỗi người cũng là một nguyên nhân khiến chúng ta luôn cảm thấy khổ sở. Tham công tiếc việc, đắm chìm vào những dự án chỉ khiến chúng ta ngày càng bị áp lực và thêm phần chán ghét công việc hiện tại. Tình yêu hay công việc đều không phải là tất cả mà chỉ là một phần của cuộc sống. Chúng ta thường nghiêng hẳn về phần này hoặc phần kia, cho đến khi gục ngã hẳn. Cuộc sống giống như một cái bếp ga có bốn lò lửa: tình yêu, công việc, thời gian và sức khỏe. Lượng ga là có hạn, sức người cũng vậy. Chúng ta bật to lò này thì những lò kia sẽ cháy yếu lại.

Khi còn trẻ, nhiều người chọn cách dồn sức vào công việc để kiếm tiền. Sau khi đã đến tuổi lập gia đình, họ lại dồn sức vào tình yêu để mong kiếm được nửa còn lại. Cho đến một ngày họ nhận ra, lửa ở lò "thời gian" và lò "sức khỏe" đang cháy quá yếu, nhưng cũng đã không còn đủ "ga" để đốt.

Chúng ta nên có kế hoạch để biết khi nào nên "vặn to" lò nào, tránh sự điều chỉnh đừng quá cực đoan. Đầu tư vào công việc nhưng vẫn phải chú ý đến các mối quan hệ, thời gian cho bản thân và sức khỏe. Sức người có hạn, cuộc sống tạm bợ với tầm nhìn ngắn hạn chỉ khiến ta rơi vào một vòng luẩn quẩn những vấn đề cần giải quyết. Và dồn sức vào giải quyết vấn đề này sẽ lại phát sinh ra vấn đề khác.

Sự cân bằng tương đối khó đạt được với nhiều người. Chúng ta thường không tự biết được giới hạn của bản thân ở mức nào, không biết mình thật sự thích gì và không biết mình làm một việc gì đó để làm gì. Tôi vẫn thường trì hoãn việc tập thể dục thể thao vì cho rằng bản thân "bận quá", "không có thời gian"… nhưng 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày là không quá nhiều. Thời gian tôi lướt facebook hay xem youtube có lẽ gấp 3 lần con số đó. Và như vậy, tôi lại đắm chìm vào công việc, ngồi một chỗ và thường xuyên cảm thấy bị stress.

Một ngày, có người bạn khuyên tôi rằng "Hãy làm cho tới khi thích nó!". Điều này có vẻ vô lý nhưng xem chừng đúng đắn. Tôi có thử tham gia một khóa tập bơi và bắt đầu cảm thấy hứng thú. Cảm giác đắm chìm vào làn nước, quên hết mọi vướng bận thường ngày thật sự hấp dẫn và khiến tôi tham gia đều đặn ba lần một tuần. Sau bơi, tôi tiếp tục tham gia vào câu lạc bộ chạy bộ ở khu phố và cảm nhận được sự khác biệt rõ rệt ở bản thân. Sự chậm chạp thường ngày dần mờ đi, cảm giác uể oải cũng biết mất, lúc nào cũng cảm thấy bản thân tràn trề năng lượng và sẵn sàng làm việc. Và thể dục thể thao từ đó cũng trở thành một phần không thể thiếu.

[Image: photo-3-15371696333441942785810.jpg]
Sự ổn định không phải lúc nào cũng nhàm chán và những điều ta chưa làm không phải lúc nào cũng thật sự thú vị

Khi đã thôi không còn nhìn vào mọi người để làm các phép so sánh, thôi không tập trung quá mức vào công việc nữa, tôi bắt đầu cảm thấy thanh thản và có được những giây phút hạnh phúc dễ dàng hơn. Tôi nghĩ mình thật may mắn với chức vụ hiện tại, thật may mắn vì luôn có thể mua được đôi giày, chiếc đồng hồ và chai nước hoa mình thích. Tôi cảm thấy bản thân may mắn vì với công việc "nhàm chán" hiện tại, tôi có thể vác ba lô lên và đi mà không phải vướng bận nhiều. Tôi cảm thấy may mắn vì có những người đồng nghiệp tốt bụng, và dù rằng đôi khi họ có hơi xấu tính nhưng cũng dễ dàng thông cảm được.


Và tôi cảm thấy may mắn rằng cuối cùng tôi cũng nhận ra rằng cuộc đời không phải một cuộc đua xem hình mẫu nào là lý tưởng nhất, mà là một chương trình truyền hình nơi ai cũng được trao cơ hội. Cuộc đời là nơi chúng ta có thể thể hiện khả năng của mình, đóng góp một năng lực của bản thân và cảm thấy bản thân có ích vì thế giới luôn cần ta.


"Hôm nay đi làm có vui không?", tôi nghĩ mình đã có câu trả lời. Chúng ta luôn có những phần ổn định trong cuộc sống, để có thể so sánh với sự đột phá ở những phần khác. Hôm nay đi làm có thể không có gì đặc biệt, nhưng cuộc hẹn với đồng nghiệp tối nay sẽ rất vui. Công việc có thể thiếu đi sự hấp dẫn, nhưng những sở thích như chụp ảnh, viết lách, đi du lịch… trong thời gian không phải làm gì nhờ đó mới trở nên thú vị hơn cả.


Đôi khi chúng ta không nên từ bỏ sự ổn định để đi tìm kiếm một thứ mơ hồ gọi là "đam mê". Vì sự ổn định không phải lúc nào cũng nhàm chán và những điều ta chưa làm không phải lúc nào cũng thật sự thú vị.



Theo Trần Tiến
VTV
Cafebiz
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#40
45 điều giản đơn để sống cuộc đời trọn vẹn, an lạc nhất 
(phần 1)

[Image: valentine-butterfly-kiss-smiley-emoticon.gif]

Trong một cuộc sống hiện tại, điều bạn cần hiểu là tâm trí của bạn chính là nơi giam cầm bạn, nơi bạn không hề muốn. Điều đó không có nghĩa là bạn chỉ cần ước cho mình một cuộc sống mới mà thôi, mà bạn phải tích cực làm việc hướng tới cuộc sống trọn vẹn hơn.

[Image: photo38827landscape650x433-1542092645832...987460.jpg]




"Đàn ông.
Chỉ vì anh ta hy sinh sức khỏe của mình để kiếm tiền,
Sau đó, anh ta lại hy sinh tiền bạc để hồi phục sức khỏe.
Và rồi anh ta lo âu về tương lai thay vì tận hưởng thời khắc hiện tại;
Kết quả là anh ấy đã không sống trong hiện tại lẫn trong tương lai;
Anh ấy sống như thể anh ta sẽ không bao giờ chết, và rồi chết đi như chưa bao giờ thực sự sống." 

- Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14


Bạn có cảm thấy mình như kẻ mộng du trong cuộc sống này? Bạn có mộng mơ mình được tự do hơn? Có thêm nhiều chuyến phiêu lưu? Mong ước có thêm nhiều thời gian hay thêm nhiều tình yêu? Hay bạn đang phát ốm những buổi sáng thứ Hai?


Bạn vẫn đang cố gắng tìm cách để sống một cuộc sống có ý nghĩa nhất? Nếu câu trả lời là có, thì bạn vẫn còn đang ở xa lắm như một kẻ cô độc. Điều đáng buồn là hầu hết mọi người đang sống mà như chưa bao giờ thực sự trải qua những gì cuộc sống mang lại.


Trong một cuộc sống hiện tại, điều bạn cần hiểu là tâm trí của bạn chính là nơi giam cầm bạn, nơi bạn không hề muốn. Điều đó không có nghĩa là bạn chỉ cần ước cho mình một cuộc sống mới mà thôi, mà bạn phải tích cực làm việc hướng tới cuộc sống trọn vẹn hơn.
Đọc bài viết này, bạn sẽ tìm thấy những ý tưởng giúp cuộc sống của bạn trở nên tốt đẹp hơn.


Một số ý tưởng có thể bạn đã nghe trước kia, một trong số đó bạn sẽ bỏ qua. Một vài ý tưởng bạn có thể sẽ đưa vào thực hành ngay lập tức, một vài ý tưởng khác sẽ gieo hạt giống cho nguồn ý tưởng mà bạn sẽ đưa vào thực hành trong tương lai. Và một số các ý tưởng bạn sẽ dành cả cuộc đời để làm. Không vẽ vời nữa, đây là 45 cách để sống cuộc sống trọn vẹn nhất.


[Image: melissa-askew-678855-unsplash-1542092208...085539.png]

1. Thiết lập một danh sách những mục tiêu mà bạn muốn đạt được và bắt đầu thực hiện nó

. Bạn sẽ chết vào một ngày nào đó nhưng trước khi điều đó xảy ra, hãy trải nghiệm cuộc sống trên thế giới này nhiều nhất có thể.

2. Đặt mục tiêu và viết chúng ra giấy. Đặt mục tiêu theo tháng, cho 1 năm, 5 năm và 10 năm. Viết xuống những gì bạn muốn đạt được cho từng giai đoạn của cuộc sống và hãy luôn xem lại để chắc chắn rằng quá trình đó đang thực sự diễn ra theo cách mà bạn muốn. Danh sách này sẽ không ngừng mở rộng và có lẽ bạn sẽ không đạt được hết tất cả mục tiêu của mình, nhưng việc viết ra mục tiêu sẽ khiến bạn có nhiều khả năng đạt được chúng hơn.


3. Đừng sống vì người khác. Đừng chọn con đường dựa trên những mong đợi hay kỳ vọng của người khác, cho dù đó là cha mẹ, bạn bè hay xã hội.


4. Hãy sống cho người khác. Đừng để người khác chọn con đường cho bạn, nhưng cũng đừng chọn con đường làm tổn thương những người xung quanh. Sống vì chính mình thì dễ, nhưng nếu bạn không quan tâm đến những người bạn yêu thương, đến cuối cùng thì bạn sống cũng chẳng còn có ý nghĩa gì?


5. Luôn kiểm soát bản thân. Có 2 loại người, những người tập trung vào những gì họ có thể kiểm soát và những người tập trung vào những gì họ không thể. Đừng đổ lỗi cho người khác vì thất bại của chính bạn - luôn có ai đó ngoài kia bị thương nặng nề hơn nhiều so với bạn.


6. Đừng than phiền. Nếu bạn không hài lòng với điều gì đó trong cuộc sống của mình, bạn có thể phàn nàn về nó, hoặc bạn có thể hành động để thay đổi nó. Bạn sẽ chọn cái nào?



[Image: max-bender-727912-unsplash-1542092279054...986958.png]


7. Đừng ghen tị. Không phải vì nó sai về mặt đạo đức, mà bởi vì ghen tị là một thứ cảm xúc hủy diệt. Bạn sẽ không bao giờ có một cuộc sống trọn vẹn nếu bạn ghen tị với người khác. Những người có cuộc sống trọn vẹn sẽ toàn tâm chúc mừng cho thành công của người khác. Con người không thể lắp đầy những khoảng trống tình cảm thông qua những cảm xúc tiêu cực được.

8. Đừng là cua trong chậu. Bạn đã nghe thấy cụm từ "cua trong chậu" - xu hướng của con cua là kéo các con cua khác xuống, ngay khi chúng chuẩn bị trèo ra ngoài. Khi bạn phá vỡ tiêu chuẩn thông thường, bạn sẽ nhận được sự phản đối từ những người thân yêu của mình. Họ không đố kỵ - họ chỉ thực sự quan tâm đến chúng ta. Những người sống trong xã hội ngày nay cảm thấy sợ hãi khi người khác làm những điều khác biệt. Mặc dù họ làm điều đó một cách vô thức, và thậm chí nó chẳng phải là mối quan tâm thực sự - nó vẫn có hại. Nó tạo ra một nền văn hóa của sự phù hợp là đủ, tầm thường, và khá tuyệt vọng. Hãy đừng là một con cua trong chậu.


9. Thất bại cũng bình thường thôi. Cách duy nhất để tránh thất bại là không thử bất cứ điều gì. Đừng sợ thất bại, đó là cách bạn thành công. Bên cạnh đó, nó chỉ thực sự là một thất bại nếu bạn ngừng cố gắng.


10Vượt qua nỗi sợ thất bại bằng cách hình dung trường hợp xấu nhất. Có một cách tuyệt vời để vượt qua nỗi sợ thất bại là đối mặt với cơn ác mộng tồi tệ nhất của bạn. Nếu bạn thử nó và thất bại, điều tồi tệ nhất sẽ xảy ra là gì? Viết nó xuống, sau đó viết ra những gì mà điều tồi tệ đó sẽ đưa bạn trở lại nơi bạn bắt đầu. Khoảng 99% thời gian, bạn sẽ thấy rằng trường hợp xấu nhất gần như không đáng sợ như bạn nghĩ và điều duy nhất giữ bạn lại là chính suy nghĩ mình.  Còn 1% thời gian còn lại thất bại sẽ đẩy bạn vượt qua một điểm bùng nổ giới hạn (về cơ bản, cái chết hoặc sự sống đang thay đổi tổn hại về thể chất) – đó có thể là những gì bạn muốn xem xét lại.



[Image: kinga-cichewicz-664744-unsplash-15420923...841814.png]




11. Đừng đồn thổi. Chắc chắn nó có thể làm cho bạn cảm thấy tốt hơn về bản thân, trong phút chốc. Nhưng nó có thể có nhiều khía cạnh tiêu cực, cả bên trong lẫn bên ngoài.

12. Bỏ qua những điều bạn không thể (hoặc sẽ không) thay đổi. Bạn có bao giờ nhận thấy làm thế nào mà bạn lại có những bình luận điên rồ trên Youtube không? Mọi người bám lấy ý kiến của họ giống chiếc phao cứu sinh vậy.


Tuy nhiên, hầu hết những ý kiến về các vấn đề đó chẳng có ảnh hưởng gì đến cuộc sống hằng ngày của họ. Dù có đi nữa, đó cũng là những điều tồi tệ đang diễn ra trên thế giới. Trừ khi bạn đang lập kế hoạch để làm một cái gì đó về nó, không thì hãy bỏ qua nó và tập trung vào những điều mà bạn có thể thay đổi trong cuộc sống.


13. Thay đổi mọi thứ. Bạn có thể tạo sự khác biệt - một khi bạn ngừng gạt bỏ bản thân. Tiếp cận thách thức với suy nghĩ "làm thế nào để hoàn thành việc này?", thay vì "tôi có khả năng làm gì?". Nếu bạn không thực sự làm việc để thay đổi thứ gì đó thì hãy xem lại câu hỏi trên. Đây là lúc thúc đẩy thay vì dừng lại


14. Chăm sóc cơ thể thật tốt. Ăn uống lành mạnh, ngủ ngon giấc và tập thể dục. Kết nối duy nhất của bạn với thế giới này là thông qua cổ máy bằng xương bằng thịt này. Hãy gìn giữ nó cẩn thận.


15. Hãy chăm sóc tâm trí. Dừng ngay việc nuôi dưỡng những thứ vô bổ liên tục mỗi ngày. Một chút thời gian chết là không sao, nhưng đừng dành thời gian rảnh để xem truyền hình thực tế, xem blog tin đồn, kiểm tra điểm số thể thao và làm những thứ vớ vẩn đòi hỏi ít năng lượng tinh thần. Ngay cả tin tức cũng có thể làm hỏng bộ não của bạn với tác động liên tục vì sự tiêu cực và cảm giác thiên vị.




[Image: matteo-vistocco-727069-unsplash-15420923...045817.png]




16. Lên kế hoạch cho tương lai, nhưng sống cho hiện tại. Một khoản thế chấp 25 năm, hưu trí với lương hưu đầy đủ ở tuổi 65, làm việc chăm chỉ để được tiền thưởng và tạm gác các kỳ nghỉ lớn cho đến năm tới – trong lúc này đây, lập kế hoạch cho tương lai là quan trọng, đừng thỏa mãn tất cả với hiện tại. Cần tìm ra cách để tận hưởng cuộc sống khi bạn làm việc hướng tới những điều lớn hơn và tốt hơn.

17. Sống một cách có ý thức. Tất cả chúng ta đều gắn chặt vào thói quen chúng ta sử dụng ngày qua ngày, nhưng những ngày chúng ta sống trên trái đất này là có giới hạn. Đừng để cuộc sống như chiếc phi cơ tự lái – hãy sống một cách có ý thức. Luôn luôn tự hỏi - tại sao tôi làm điều này? Nếu bạn thức dậy quá nhiều buổi sáng giống nhau mà không có câu trả lời nào, thì đây chính là thời điểm để thay đổi.

18. Vượt qua nỗi sợ. Tất cả chúng ta luôn có một số thứ kéo chúng ta ra khỏi những gì ta thật sự muốn làm, đó có thể là khuyết điểm hoặc hoàn cảnh riêng của mỗi người. Bạn có thể chấp nhận nó, hợp lý hoá nó đi, hoặc đối mặt với nỗi sợ của chính mình. Bạn sẽ chọn cái nào?

19. Nâng cao kỹ năng xã hội. Một số người thiên về hướng ngoại. Một số người không, họ cố gắng cải thiện kỹ năng xã hội. Không có gì sai khi là một người hướng nội và tận hưởng thời gian một mình, nhưng hãy luôn trau dồi kỹ năng xã hội của mình, vì chắc chắn, có lúc bạn sẽ cần dùng đến nó. Nâng cao kỹ năng xã hội của bạn cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong bất kỳ công việc nào.

(Còn nữa)

Phong Trần


Theo Trí Thức Trẻ


[Image: dogs-in-love-smiley-emoticon.gif]

[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#41
Cha là gì? Mẹ là gì? Bài viết sâu sắc thức tỉnh tất cả những người làm con!

[Image: dogs-in-love-smiley-emoticon.gif]

Khi bạn gặp khó khăn trắc trở, hay khi cả thế giới quay lưng với bạn, thì cha mẹ vẫn luôn ở bên che chở bạn, vỗ về bạn. Thời gian có thể làm thay đổi lòng người, nhưng vĩnh viễn không thể thay đổi tình yêu cha mẹ dành cho bạn.


[Image: photo1542872230351-1542872230684-crop-15...660059.jpg]

Cha mẹ là những danh từ thiêng liêng nhất, là những người vĩ đại nhất trên cuộc đời này. Họ là người mang chúng ta đến với cuộc đời, họ nuôi dưỡng và chăm sóc chúng ta khôn lớn trưởng thành. Thời gian có thể làm lòng người thay đổi, nhưng vĩnh viễn không thể thay đổi tình yêu cha mẹ dành cho bạn. Sẽ không có một từ ngữ nào diễn tả hết được tình cảm của họ dành cho những đứa con của mình!
Ca dao có câu: "Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ - Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha"
Cha là gì?


Cha một tay kiếm tiền để nuôi gia đình,

Cha là người sẽ che gió chắn mưa cho các con,

Với trách nhiệm trên vai, trái tim cha có thể mệt mỏi , nhưng cha luôn làm việc chăm chỉ, làm tốt nhất để kiếm tiền chi trả mọi thứ cho con,

Cha là người có thể cung cấp cho con tất cả những thứ con muốn, mặc dù không phải là những thứ tốt nhất.

Mẹ là gì?

Mẹ có thể bước đi trên đôi giày cao gót,

Một tay nắm tay con một tay cầm dù,

Mang túi xách của mẹ và con trên lưng,

Khuỷu tay treo đầy thức ăn mà con thích,

Bà ấy giống như một siêu nhân có thể làm bất cứ điều gì,

Mẹ - Người phụ nữ dũng cảm và mạnh mẽ, có thể làm việc giỏi giang bên ngoài, nhưng khi về nhà lại có thể vào nhà bếp nấu những món con thích,

Mẹ kiếm tiền để hỗ trợ gia đình,

Mẹ - trông đẹp như hoa!

Nếu một ngày nào đó, bạn thấy rằng hoa và cây trong sân dần bị bỏ hoang;

Nếu một ngày, bạn thấy rằng ngôi nhà đầy bụi khắp mọi nơi;

Nếu một ngày, bạn thấy rằng hương vị của thức ăn mặn và khó chịu;

Nếu một ngày, bạn thấy rằng cha mẹ quên mất điều gì đó;

Nếu một ngày, bạn thấy rằng mẹ của bạn bắt đầu run khi may quần áo;



Nếu một ngày, bạn thấy rằng cha đang ngồi một mình trong phòng của bạn;

Nếu một ngày, bạn thấy rằng họ thích ăn các món ăn nhẹ và mềm;

Nếu một ngày, bạn thấy rằng họ đang nhìn nhận mọi thứ chậm hơn;

Nếu một ngày, bạn thấy rằng họ luôn ho khi ăn, đó là hiện tượng nuốt dây thần kinh;

Nếu một ngày, bạn thấy rằng họ không còn muốn tắm mỗi ngày, thói quen của họ không còn là thói quen;

Nếu một ngày, bạn thấy rằng họ không thích đi ra ngoài và không thích mặc quần áo.

Thì hãy kiên nhẫn hơn, quan tâm hơn, và tốt nhất hãy luôn đồng hành với họ trong cuộc sống.



[Image: photo-1-15428722307311993782913.jpeg]



Khi cha mẹ bạn già, trí nhớ không còn tốt, hãy nhớ đến khi bạn còn là một đứa trẻ , họ đã dạy bạn rất nhiều thứ...

Khi cha mẹ bạn già, họ không thể bước đi, hãy nhớ đến những người đã giúp bạn bước đi những bước đầu tiên trong cuộc đời này...

Khi cha mẹ bạn già, lời nói không rõ ràng, tôi cũng hy vọng bạn nhớ rằng, khi bạn còn nhỏ, họ dạy bạn nói chuyện...


Khi bạn lớn lên từng ngày, cũng là lúc cha mẹ bạn già đi từng ngày. Thời gian làm cho bạn trưởng thành và mạnh mẽ, nhưng trên mặt cha mẹ bạn đã xuất hiện những nếp nhăn, mái tóc của họ cũng dần bạc trắng. Bạn phải nhớ rằng họ cũng từng có tuổi trẻ như bạn, tuổi trẻ và năng lượng của họ tất cả đều được trao cho bạn – đứa con của họ...



[Image: photo-1-15428722338071698782410.jpg]



Chúng ta thường coi trọng tình yêu đôi lứa quá nhiều, nghĩ rằng có thể đồng hành suốt đời cùng với người ấy là lời thú nhận tốt nhất trong tình yêu mà thường bỏ qua gia đình, có thể bạn không biết rằng đối với cha mẹ, việc bạn có thể ở bên họ là ước muốn lớn nhất của họ, cũng là sự chăm sóc nồng nhiệt nhất.


Khi bạn gặp khó khăn trắc trở, hay khi cả thế giới quay lưng với bạn, thì cha mẹ vẫn luôn ở bên che chở bạn, vỗ về bạn. Thời gian có thể làm thay đổi lòng người, nhưng vĩnh viễn không thể thay đổi tình yêu cha mẹ dành cho bạn.


Hãy luôn yêu thương cha mẹ của chúng ta, hãy luôn ở bên họ, dành nhiều thời gian với họ, chăm sóc họ nhiều hơn, đừng để bất kỳ sự hối hận nào cho bản thân, đừng chờ đợi cho đến một ngày họ biến mất, bạn phải hối tiếc vì không đủ yêu thương!



Theo Trịnh Thơm

Nhịp sống kinh tế



[Image: dogs-in-love-smiley-emoticon.gif]
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#42
Tâm thư của mẹ gửi con trai: "Mẹ yêu cầu con chăm chỉ đọc sách, 
vì mẹ muốn con có nhiều hơn nữa quyền lựa chọn cho tương lai. Mẹ không cam tâm nhìn con bất hạnh"


[Image: dogs-in-love-smiley-emoticon.gif]



Khi làm công việc mà trong lòng con thấy có ý nghĩa, có giá trị, thì là con đã có cảm giác thành tựu. Khi công việc của con cho con thời gian, không lấy đi cuộc sống của con, là con đã có tôn nghiêm. Cảm giác thành tựu và tôn nghiêm, cho con niềm hạnh phúc.


[Image: 4298-1543544756150470927213-crop-1543544...057518.jpg]



Ngày đó mẹ hỏi con: "Tương lai con muốn làm nghề gì?". Mẹ đã để ý thấy con rất xem thường việc trả lời vấn đề này, cho nên đã nói hỗn với mẹ một trận. Là bởi vì ở thế hệ này của các con, thường quá tự tin về tương lai, cho nên cảm thấy không cần phải giống như thế hệ mẹ lúc còn trẻ, nghiên cứu một cách kỹ càng, cẩn thận; hay là kỳ thực, các con không tự tin với tương lai?

Cho nên con mới cố tình giả bộ để tạo ra một thái độ giễu cợt và ngạo mạn, nhằm né tránh trả lời câu hỏi của mẹ?

Mẹ gần như muốn tin tưởng rằng con là làm bộ phóng khoáng, thanh niên của ngày hôm nay đối với tương lai, phóng khoáng được sao? Một đoạn phim nói về người thanh niên Pháp đứng trên đường mà la hét kháng nghị khiến cho toàn thế giới đều phải chấn động.

Đây là thanh niên của thế kỷ 21 đang bị phiền não về những kế hoạch sinh nhai của bản thân, đang đấu tranh vật lộn.
Từ lúc mẹ 21 tuổi đến lúc con 21 tuổi, thì tỷ lệ người tự sát đã tăng cao 60%, con ra sức né tránh vấn đề của mẹ, là vì con 21 tuổi, con vẫn còn đang ngồi trên ghế trường đại học, cũng cảm nhận được áp lực của hiện thực rồi đúng không?


[Image: photo-1-1543543248283285344127-154354442...823250.png]


Người họa sĩ đã bắt đầu thất nghiệp từ lúc 18 tuổi
Con còn nhớ lúc chúng ta còn ở Đức đã gặp vị họa sĩ Timothy không? Anh ta từ nhỏ đã yêu thích tranh, ở trong hệ thống giáo dục tự do, không để ý đến ganh đua hay xếp thứ hạng của nước Đức. Anh ta lúc thì học ngoại ngữ để làm phiên dịch, lúc thì học làm thợ khóa, lúc thì lại học làm nghề mộc.

Sau khi tốt nghiệp, không tìm được công việc, một năm trôi qua, hai năm trôi qua, rồi ba năm trôi qua, đến bây giờ, hẳn l
à đã bao nhiêu năm rồi? Mẹ cũng không nhớ rõ, nhưng, năm mà anh ta thất nghiệp chỉ mới có 18 tuổi, năm nay anh ta đã 41 tuổi rồi, vẫn thất nghiệp như thế và ở cùng với mẹ của anh ấy.

Lúc không có việc gì làm, anh ta ngồi ở cửa sổ sát đường, vẽ hươu cao cổ. Trong các tác phẩm của anh ta, cổ của hươu cao cổ thò ra từ đỉnh của xe buýt, xuyên qua sân bay, đi vào một rạp đang chiếu phim… nó mở đôi mắt to với lông mi dài, nhìn chằm chằm vào một đứa trẻ ngồi trên một chiếc xe ba bánh.

Bởi vì không có việc làm, nên anh ta không thể kết hôn, đương nhiên cũng không có con. Trên thực tế, anh ta vẫn sống cuộc sống của một đứa trẻ. Thế nhưng mà, mẹ của anh ta đã sắp 80 tuổi rồi. Mẹ có lo lắng hay không nếu tương lai con cũng biến thành Timothy? Thành thực mà nói, đúng là mẹ cũng lo lắng!


[Image: photo-1-15435432518621495681874-15435444...948935.png]

Coi con thành "người khác" cũng không dễ dàng!
Mẹ nhớ có một đêm chúng ta đã nói chuyện với nhau trên sân thượng, con nói: "Mẹ ơi, mẹ phải biết rõ và chấp nhận sự thật rằng mẹ có một cậu con trai rất bình thường". Con ngồi trong một chiếc ghế trên sân thượng, quay lưng về phía biển, tay châm một điếu thuốc, đó là lúc 3h sáng.

Bạn bè mẹ nếu trông thấy con hút thuốc lá trước mặt mẹ, nhất định sẽ nhìn mẹ bằng một ánh mắt không thể tin nổi: "Cậu ta làm sao có thể hút thuốc trước mặt mẹ?". "Làm sao mà bạn lại có thế để con trai hút thuốc trước mặt mình được?".

Mẹ nghiêm túc nghĩ tới vấn đề này, mẹ không thích mọi người hút thuốc, bởi vì mẹ không thích mùi khói thuốc lá, lại càng không thích con trai mình hút thuốc, bởi vì hút thuốc có thể gây nên căn bệnh chết người là ung thư phổi cho con.
Thế nhưng mà, con trai của mẹ đã 21 tuổi rồi, là một người trưởng thành có khả năng độc lập tự chủ. Là người trưởng thành, phải chịu trách nhiệm với hành vi của chính mình, và cũng phải tự chịu hậu quả do sai lầm của bản thân mình gây ra. Một khi đã tiếp nhận quy luật khách quan này rồi, con tự quyết định hút thuốc, mẹ làm sao có thể "không cho phép" con đây? Mẹ có quyền lực gì hay quyền uy gì để ước thúc con đây?

Mẹ nhìn con hút thuốc, chân kiễng lên, hút thuốc rồi nhả ra một làn khói đen như sương mù, tức giận chỉ muốn rút điếu thuốc từ trong miệng con ra và ném xuống biển.

Thế nhưng mà, trong lòng mẹ lại tự nhủ: "Hãy nhớ kỹ, người đang ngồi trước mặt mình là một người trưởng thành, mình đối đãi với con cũng giống như đối đãi với những người trưởng thành khác trong thiên hạ, mình không thể rút điếu thuốc từ trong miệng của bạn bè mình hay của một người xa lạ mà ném đi được. Vì vậy, mình không thể rút điếu thuốc trong miệng người đang ngồi ngay trước mặt mình mà ném đi được, con từ lâu đã không còn là đứa con bé nhỏ của mẹ nữa rồi, con là một "người khác" rồi!".

Sự trưởng thành của tuổi trẻ là một việc không hề dễ dàng, mọi người đều biết. Tuy muốn bao bọc con, che chở con, nhưng mẹ học được bài học lớn hơn, "buông tay", coi như con trở thành một "người khác", nhưng cũng không hề dễ dàng!


[Image: viktor-kiryanov-96879-unsplash-154354449...592041.png]
Điều quan trọng nhất đối với mẹ, không phải là con có thành tựu hay không, mà là con có hạnh phúc hay không

Mẹ nói: "Con bình thường chỗ nào, bình thường là có ý gì?".

Con nói: "Con cảm thấy, sự nghiệp trong tương lai của con nhất định là kém so với mẹ, cũng thua kém bố, cả bố và mẹ đều có học vị tiến sĩ", nghe được câu này, mẹ có chút kinh ngạc.

"Con dường như cảm thấy con chắc chắn không thể có thành tựu như của bố, càng không thể có thành tựu như của mẹ, con có thể sẽ trở thành một người rất bình thường, có bằng cấp rất bình thường, có một nghề nghiệp rất bình thường, không có nhiều tiền, cũng không có danh tiếng, một người bình thường nhất". (Con dập tắt điếu thuốc).
"Mẹ có thất vọng không?".

Hiện giờ mẹ đã quên lúc đó sao mẹ lại nói với con như thế, mẹ nói rằng mẹ sẽ không thất vọng, cho dù con làm gì thì mẹ cũng vui vẻ, bởi vì mẹ yêu con? Hay là không muốn tranh luận về triết lý "bình thường" với con, hay là rất chân thành mà thuyết phục rằng con không phải một người "bình thường" mà chỉ là con chưa tìm được chính xác bản thân mình?

Mẹ không nhớ rõ nữa, nhưng mà hiện giờ mẹ có thể nói với con, nếu như con là một người "bình thường", mẹ có thất vọng hay không?

Điều quan trọng nhất đối với mẹ, không phải là con có thành tựu hay không, mà là con có hạnh phúc hay không, trong cuộc sống hiện đại bây giờ, loại công việc nào có thể ít nhiều đem lại cho con niềm hạnh phúc? 

- Thứ nhất – nó cho con ý nghĩa, công việc đó không điều khiển con, không giam cầm con như tù binh. 
- Thứ hai – nó cho con thời gian, nó cho con trải nghiệm đầy đủ trong cuộc sống.

Tiền tài và danh vọng, cái nào là nguyên tố chính của hạnh phúc đây? Giả như đặt hai lựa chọn trước mặt con, hoặc là đến phố Wall làm quản lý ngân hàng hoặc là làm nhân viên chăm sóc sư tử, hà mã trong vườn bách thú, mà con là một người yêu thích nghiên cứu động vật.

Mẹ hoàn toàn không cho rằng làm quản lý ngân hàng là có thành tựu, hay là nhân viên chăm sóc sư tử hà mã là "bình thường". Mỗi ngày vì tiền mà căng thẳng, mà phấn đấu rất có thể lại không bằng mỗi ngày tắm rửa cho voi hay đánh răng cho hà mã.

Khi làm công việc mà trong lòng con thấy có ý nghĩa, có giá trị, thì là con đã có cảm giác thành tựuKhi công việc của con cho con thời gian, không lấy đi cuộc sống của con, là con đã có tôn nghiêm. Cảm giác thành tựu và tôn nghiêm, cho con niềm hạnh phúc.


[Image: actionvance-729171-unsplash-154354454497...797535.png]


Mẹ sợ con trở thành người vẽ hươu cao cổ như Timothy, không phải vì anh ta không có tiền không có danh, mà là anh ta không tìm được ý nghĩa. Mẹ yêu cầu con chăm chỉ đọc sách, không phải vì mẹ muốn con có thành tựu hơn người khác, mà là bởi vì, mẹ muốn con có nhiều hơn nữa quyền lựa chọn cho tương lai, lựa chọn có ý nghĩa, có thời gian làm việc chứ không phải là bị ép mưu sinh. Có vậy, cuộc sống con mới hạnh phúc thật sự. Còn không, chẳng phải sẽ khô cằn, bất hạnh biết bao nhiêu. 
Nếu như chúng ta không phải so sánh danh, lợi với người khác, mà chỉ là vì tìm chỗ yên tĩnh thoải mái trong nội tâm bản thân mình, thì như vậy từ "bình thường" này cũng không có ý nghĩa lắm.

"Bình thường" là so sánh với người khác, còn "nội tâm yên tĩnh thoải mái" là so sánh với chính mình. "Thiên sơn vạn thủy" đi đến cuối cùng, thì đối tượng mà chúng ta chịu trách nhiệm nhất vẫn là hai từ "chính mình". Vì vậy, con đương nhiên không có lý do gì đi so sánh mình với người thế hệ trước, hay là phải sống giống với sự tưởng tượng về con của thế hệ đi trước.

Cũng giống như, hút thuốc hay không hút thuốc, bản thân con hãy tự quyết định đi nhé!
(Ghi chép của bà Long Ứng Đài - nữ nhà văn nổi tiếng, cựu Bộ trưởng Bộ Văn hóa Đài Loan, về cuộc đối thoại với người con trai của mình khi cậu 21 tuổi) 

Long Ứng Đài
Theo Trí Thức Trẻ



[Image: dogs-in-love-smiley-emoticon.gif]
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#43
Xin hỏi, những câu chuyện này có Audio version chưa ? Innocent

Nếu chưa, chúng ta thay phiên nhau đọc và post lên nhé  Please Please
APPROACH LOVE AND COOKING WITH RECKLESS ABANDON ~ DALAI LAMA
Reply
#44
(2018-12-13, 04:02 PM)DesertFlower Wrote: Xin hỏi, những câu chuyện này có Audio version chưa ? Innocent

Nếu chưa, chúng ta thay phiên nhau đọc và post lên nhé  Please Please

Chị đọc đi chị em nghĩ nhiều người sẽ ủng hộ chị. Clap

Đọc truyện thu âm thấy vậy chứ đối với em khó hơn hát rất nhiều. Em thích hát hơn. Biggrin
Live in harmony with one another. Romans 12:16 
Reply
#45
(2018-12-13, 04:02 PM)DesertFlower Wrote: Xin hỏi, những câu chuyện này có Audio version chưa ? Innocent

Nếu chưa, chúng ta thay phiên nhau đọc và post lên nhé  Please Please

XX hổng biết sis HSM ui. [Image: happy-feet-penguin-smiley-emoticon.gif] XX chỉ sưu tầm rồi mang về thôi á. Dzị sis đọc rồi post cho mọi người nghe đi. XX ủng hộ trước tiên á.  Clap love [Image: happy-feet-penguin-smiley-emoticon.gif]
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply