Lục Sơn Thanh Khê - Printable Version +- VietBest (https://vietbestforum.com) +-- Forum: Giải Trí và Nghệ Thuật / (Entertainment and Art) (https://vietbestforum.com/forum-42.html) +--- Forum: Thơ Văn (https://vietbestforum.com/forum-60.html) +--- Thread: Lục Sơn Thanh Khê (/thread-21548.html) Pages:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
|
RE: Lục Sơn Thanh Khê - Lục Tuyết Kỳ - 2024-03-09 (2024-03-08, 10:54 PM)JayM Wrote: Vậy là tiên sinh a kã tội ô Kim Dung ga-lăng, hào hiệp với phái đẹp quá. Jay cứ bật cười hahả mỗi khi nghĩ tới Dương Quá rắn mắt trêu chọc DST. Có một câu nói, “When a man loves a woman, she becomes his weakness. When a woman truly loves a man, he becomes her strength.” Kỳ thấy câu này rất là đúng, LTA biến tình yêu của bà thành sức mạnh lập nên môn võ học tuyệt kỹ. Ngược lại mối tình kg tới đâu lửng lơ con cá vàng của VTD thì lại trở thành điểm yếu của ông ta. Kỳ đồng cảm với nàng, DQ thụ hưởng cái khí khái mạnh mẽ của mẹ là MNT trong tình yêu, và cái chung tình của cha DK. Trong truyện tả DQ có cặp mắt hút hồn người đối diện như DK và ăn nói có duyên nên gặp cô nào cũng mất hồn mất vía vì chàng. 😂🤣 Mà nói tới võ lâm ngũ tuyệt thì nhân vật Kỳ thích nhất vẫn là Đông Tà. 😂🤣 RE: Lục Sơn Thanh Khế - LýMạcSầu - 2024-03-09 (2024-03-08, 11:41 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Dạ LNĐ bây giờ vẫn đẹp lắm chị, em theo dõi lớp workout/yoga của cổ mà cổ tập hardcore quá trời, lift weight ngầu lắm luôn. Hơn 50 mà trẻ măng à, em cũng là dân workout mà tập theo cổ mình mệt trước. Mấy tuần trước chị coi 1 phim xả hội, Thế Giới Quý Cô, có LNĐ đóng, phim bi hài có đủ, hơi dài dòng nhưng khá. chị lười tập thể dục quá RE: Lục Sơn Thanh Khê - 005 - 2024-03-09 (2024-03-08, 10:54 PM)JayM Wrote: Nói tới Dương Quá, không khỏi bùi ngùi về mối tình của Dương Khang và Mục Niệm Từ. Jay nhớ, chắc vương phủ đầy những tiểu thơ giầu sang phú quý, Dương Khang chỉ chung tình và yêu Mục Niệm Từ phải không, là đức tính tốt... Dương Khang ngoài đời cũng thương vợ ghê gớm lắm không ai cản được. https://vietnamnet.vn/hon-nhan-dang-nguong-mo-voi-vo-minh-tinh-cua-mieu-kieu-vy-659360.html RE: Lục Sơn Thanh Khế - Lục Tuyết Kỳ - 2024-03-09 (2024-03-09, 12:25 AM)LýMạcSầu Wrote: Mấy tuần trước chị coi 1 phim xả hội, Thế Giới Quý Cô, có LNĐ đóng, phim bi hài có đủ, hơi dài dòng nhưng khá. Dạ chị download cái app đi bộ đếm miles mà được trả $ á chị, vừa vui vừa giúp mình motivated. Hồi đó có thời gian em cũng kg tập cả mấy năm luôn, tới khi bị kêu đi training nên phải tập, mấy tuần đầu body bị dần thê thảm nó sore phát khóc. Chị kg cần tập nhiều, đi bộ đếm miles cũng được mà. Em có bà chị cũng làm biếng workout, mỗi ngày bả mở film mở app lên đi treadmill với đạp cái máy cycling bike vừa luyện film tính miles cũng vui á chị. Mỗi lần em rủ đi workout với em bả nói chị đi máy đốt calories ở nhà đủ rồi. 😂🤣 RE: Lục Sơn Thanh Khê - Lục Tuyết Kỳ - 2024-03-09 (2024-03-09, 02:32 AM)005 Wrote: Dương Khang ngoài đời cũng thương vợ ghê gớm lắm không ai cản được. Ôi Mr. Mike Miu. 😍😍😍 RE: Lục Sơn Thanh Khê - vô_danh - 2024-03-22 (2024-03-02, 11:18 AM)JayM Wrote: Anh Vô Danh,anh tóm tắt phân tích của 2 m thằng hay giảng đạo là đst RE: Lục Sơn Thanh Khê - Lục Tuyết Kỳ - 2024-03-31 (2024-03-22, 11:47 AM)vô_danh Wrote: anh tóm tắt phân tích của 2 m No comment. PS. Dạ tối nay muội đi nghe show Quốc Thiên hát rồi, công nhận anh chàng này hát live hay quá là hay, nghe Youtube đã hay rồi mà nghe live hay hơn nhiều lắm luôn á sư huynh. Hà Nhi hát live cũng hay, giọng trầm, lạ và đẹp, pretty voice. Lâu thật là lâu rồi muội mới nghe Trường Vũ hát, giọng chú hát bài bài Hận Đồ Bàn nghe thích lắm. RE: Lục Sơn Thanh Khê - JayM - 2024-03-31 (2024-03-22, 11:47 AM)vô_danh Wrote: anh tóm tắt phân tích của 2 m Có những ý nghĩ Jay không dám viết ra, thôi thì im lặng. RE: Lục Sơn Thanh Khê - JayM - 2024-03-31 Lúc ngắm Snowdrops nở, nhớ tới Kỳ ở phương trời xa đó. RE: Lục Sơn Thanh Khê - Lục Tuyết Kỳ - 2024-04-01 (2024-03-31, 09:25 PM)JayM Wrote: Lúc ngắm Snowdrops nở, nhớ tới Kỳ ở phương trời xa đó. Thank you so much. One of my favorite flowers. RE: Lục Sơn Thanh Khê - Lục Tuyết Kỳ - 2024-04-02 Đọc câu cuối thấy vui vui, già trẻ lớn bé nhà mình là học trường Tây mà ăn nước mắm. Tiểu công chúa ghiền “stinky sauce” aka nước mắm pha chua chua ngọt ngọt mặn mặn mẹ làm nhất. 😂🤣 … TRAI TÂY NHẬN DIỆN GÁI HÀ NỘI...XỊN ! Một chàng trai người Pháp nghiên cứu văn hóa Việt, nhìn mấy cô sinh viên tập quân sự về rửa chân bên máy nước, anh chỉ một cô gái da màu bánh mật nhỏ nhắn bảo: “Cô gái ấy là dân Hà Nội xịn đấy, còn các cô kia là dân ngoại tỉnh hết…”. Rồi anh gọi to: “Cô gái Hà Nội ơi!”. Cô gái hơi giật mình, quay lại, ngơ ngác. Anh cười đắc thắng: “Thấy chưa. Mình đoán sai bao giờ, không tin ra hỏi mà xem…”. Anh bảo: “Con gái Hà Nội xịn (là Hà Nội gốc đấy) đặc biệt lắm. Nhìn mà xem, cô ấy rất ý tứ, không chen lấn tranh giành máy nước như mấy cô kia, mà cô ấy kéo cái ống quần lên cũng rất ý tứ, không kéo cao như mấy cô kia, cũng không cười nghiêng ngả, hô hố, như mấy cô kia…”. Chàng trai Pháp ấy khoe, anh có cô bạn gái người Hà Nội xịn rất quyến rũ. Cô ấy lúc nào cũng sạch sẽ, gọn gàng, ăn mặc không cầu kỳ nhưng nền nã. Dáng đi của cô cũng rất duyên, nhẹ nhàng cứ như lướt, dù cô đi giầy hay đi dép cũng không cành cạch, chát chúa. Anh thích nhất tiếng nói của cô, cứ ngọt lịm, dịu dàng, rõ ràng, chuẩn xác khác hẳn các cô gái khác… Anh bảo: “Ở trên đất Hà Nội nhưng nhìn những cô gái model, phấn son lòe loẹt, quần áo diêm dúa, sặc sỡ thì đừng tưởng đó là con gái Hà Nội xịn. Mình chắc chắn, đó là các cô nguồn gốc tỉnh lẻ, chứ con gái Hà Nội xịn ăn mặc rất trang nhã, lịch sự bởi họ có khiếu thẩm mỹ bẩm sinh, được cha mẹ truyền con nối…” Anh phân tích: Con gái Hà Nội đi đâu cũng chẳng lẫn. Không phải vì mầu da trắng như trứng gà bóc hay dáng người thanh mảnh, mà vì cốt cách thanh tao, lịch lãm của một cô con gái gia đình nền nếp, được giáo dục từ gốc. Con gái Hà Nội thanh lịch từ cách ăn uống. Cho dù đói đến mấy cũng ăn từ tốn, chậm rãi từng miếng nhỏ, khi nhai không phát ra tiếng kêu chóp chép. Cho dù khát đến mấy cũng uống từng ngụm nhỏ chứ không ngửa cổ tu ừng ực… Con gái Hà Nội cáu giận cũng biết nói lời chua cay nhưng không tục tằn thô lỗ, không đay đả, lắm điều, không văng tục, chửi thề… Con gái Hà Nội nói lời dịu dàng mà không đong đưa giả dối. Con gái Hà Nội điệu đà, thích làm đẹp làm duyên nhưng không quá lố, không hở hang khêu gợi, không sặc sỡ lòe loẹt. Cái duyên ngầm của người con gái Hà Nội nhìn càng đắm ngắm càng say, chính là những bộ trang phục nền nã may rất khéo, rất hợp với thân hình, dáng vóc họ chứ không phải ở những bộ đồ model hở trước hở sau. Thế nên anh chàng người Pháp kia nể con gái Hà Nội lắm, vì ở môi trường nào họ cũng mang tác phong công nghiệp nhanh nhẹn, gọn gàng, ngăn nắp. Họ mạnh dạn, tự tin. Dù Hà Nội nghìn năm muôn vàn thay đổi thì con gái Hà Nội vẫn tiếp thu được nếp sống của mẹ, mềm mỏng, ý nhị, tươi tắn, lịch sự… Con gái Hà Nội không chém to kho mặn, mà rất cầu kỳ từ cách chọn mớ rau miếng thịt cho đến cách nhặt rau thái thịt, cách nấu nước, cách bầy biện… Bữa cơm của người Hà Nội không chỉ ngon mà còn đẹp mắt, sạch sẽ. Con gái Hà Nội chẳng lẫn vào đâu được bởi giọng nói chuẩn xác, ngọt ngào, rất thanh và cũng rất dịu của đất kinh kỳ. Chàng trai người Pháp ấy rất tự hào vì cô bạn gái người Hà Nội xịn của mình. Nhưng ở Việt Nam này, không chỉ con gái Hà Nội xịn mới đẹp, mới duyên mà tất cả những cô gái được giáo dục nề nếp đều duyên, đều đẹp. Nhiều phụ nữ nông thôn Nam bộ có chồng, có con lớn nhưng vẫn khoanh tay chào bề trên, ra đường hoặc về nhà vẫn khoanh tay xin phép người lớn, mở lời vẫn một điều thưa gửi, họ cũng rất giỏi nữ công gia chánh. Nhiều người văn hóa không cao nhưng biết hiếu nghĩa, thủy chung. Bởi đó là nếp nhà, là gia phong của người Việt mà họ được dậy dỗ, rèn giũa từ nhỏ. Nhiều gia đình Việt kiều, tuy sống trên đất nước tự do, hiện đại, tiên tiến nhưng vẫn giữ được nếp nhà, giữ được lễ giáo của một gia đình gốc Việt. Con cái sinh ra trên đất khách nhưng họ vẫn dạy con tiếng Việt, về nhà vẫn nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt. Bố mẹ kể cho con cái nghe những câu chuyện về gia đình, nếp sống Việt Nam, kể cho con nghe về họ hàng để con cái không quên cội nguồn. Mẹ nấu những món ăn của người Việt để con không xa lạ với quê hương. Dạy con phong tục của người Việt cưới xin, cúng giỗ để để con mãi mãi vẫn là người Việt, đẹp người đẹp nết… Tuệ Phong RE: Lục Sơn Thanh Khê - Lục Tuyết Kỳ - 2024-04-03 Lời giảng của thầy Thích Pháp Hoà. 🪷🧘♀️ Cái cốt cách ấy là TÂM CỦA CHÍNH MÌNH! 1 🔹 Phật giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia. 2 🔹 Phật giáo không đòi hỏi những hình thức cúng bài rườm rà hoặc những kiêng cữ đầy mê tín mà quan trọng nhất là lòng thành. 3 🔹 Tu không phải là cạo đầu, ăn chay, mặc áo tràng hay tụng kinh niệm Phật. Tu là nhìn lại mình đã sai ở đâu để sửa chính bản thân mình. Khi mình sửa được bản thân mình thì đó cũng là lúc mình giải được nhiều phiền não khiến mình đau khổ. 4 🔹 Lạy Phật không phải là để cầu xin mà là một cách thể hiện sự kính trọng và biết ơn đối với một bậc thầy minh triết đã soi đường dẫn lối cho mình thoát khỏi u mê. (chứ không phải cầu trời khẩn Phật để được phù hộ). Lượm RE: Lục Sơn Thanh Khê - Lục Tuyết Kỳ - 2024-04-03 TÂM SỰ CÙNG CON Mẹ không phải là người khéo léo, giỏi giang Cũng chẳng biết nói năng làm đẹp lòng thiên hạ Lời chê cười - mẹ quen rồi con ạ Nên mẹ chẳng còn buồn, chẳng trách họ đâu con Mẹ không thích so bì chuyện ai thiệt – ai hơn? Ai hạnh phúc hơn ai? Ai quá nhiều lận đận ? Bởi lẽ mỗi con người không ai cùng số phận Ai cũng có nợ duyên, ai cũng được phúc phần Mẹ không mấy bận lòng chuyện thiên hạ xung quanh Không nghe ngóng, hỏi han, không cợt đùa ai cả Mỗi con người, một mưu cầu con ạ Họ có lối sống riêng, mình phán xét làm gì Mẹ mong ước sau này trên những bước con đi Nhớ lời mẹ sẻ chia, nhớ điều mà mẹ bảo Ở đời này không có người hoàn hảo Cũng như mẹ của con, luôn thiếu sót, vụng về Con hãy sống hết mình với tất cả đam mê Hãy cứ mãi là con chứ đừng là người khác Dẫu cuộc đời mình trôi qua nhiều ghềnh thác Vẫn sống tốt, vẹn đầy, đời sẽ được an yên Mộc An Nhiên ** UK mừng lễ Mother’s Day vào tháng 3, trước US. Cám ơn tiểu công chúa của mẹ. ❤️❤️❤️ RE: Lục Sơn Thanh Khê - Lục Tuyết Kỳ - 2024-04-04 Tôi thích nhạc Trịnh nhưng tôi kg thích TCS the person vì ông ta là một kẻ hèn theo thời cuộc. … NHỮNG CA TỪ “KHÓ HIỂU” TRONG 8 CA KHÚC CỦA TRỊNH CÔNG SƠN Lối Cũ Nhạc TCS không được xếp vào loại “nhạc vàng”, không phải ngẫu nhiên mà một số trang âm nhạc ưu ái để hẳn một thể loại nhạc riêng, đó là thể loại nhạc Trịnh. Nhắc đến nhạc TCS, có lẽ người ta sẽ nghĩ đến những triết lý, sự mông lung bí hiểm trong nhiều tầng lớp ý nghĩa của ca từ bài hát. Ngay cả những người sâu sắc và từng trải nhất cũng không dám khẳng định là mình hiểu hết ý nghĩa nhạc Trịnh. Bài viết này không có tham vọng giải thích cặn kẽ, chi tiết những ca từ nhạc Trịnh, chỉ viết lại những hiểu biết gom nhặt được trong quá trình tìm hiểu. Hy vọng khi đọc qua bài viết này, người yêu nhạc Trịnh sẽ có cảm giác: à, thì ra là thế… 1. Nghe Những Tàn Phai Chắc hẳn là ai cũng đã từng nghe “tụi trẻ” ngày nay thường để câu “thính” quen thuộc trên facebook: cuộc đời là những chuyến đi… khi nhắc về các chuyến du lịch bụi. Không biết câu này xuất phát từ đâu, nhưng có lẽ những người yêu nhạc Trịnh sẽ thấy quen, vì nó rất giống với một câu trong bài “Nghe Những Tàn Phai”: Chiều nay em ra phố về Thấy đời mình là những chuyến xe… Có ai giải thích được cặn kẽ ý nghĩa của bài hát này? Chiều nay em ra phố về Thấy đời mình là những đám đông Người chia tay nhau cuối đường Ngày đi đêm tới trăm tiếng hư không. Có ai đang về giữa đêm khuya Rượu tàn phai dưới chân đi ơ hờ Vòng tay quen hơi băng giá Nhớ một người tình nào cũ Khóc lại một đời người quá ê chề. Chiều nay em ra phố về Thấy đời mình là những quán không Bàn in hơi bên ghế ngồi Ngày đi đêm tới đã vắng bóng người. Chiều nay em ra phố về Thấy đời mình là con nước trôi Đèn soi trên vai rã rời Ngày đi đêm tới còn chút hao gầy. Nguyên bài là những lời lẽ có vẻ mông lung, như là không nhắc đến một điều gì cụ thể, giống như là tác giả đang nói về những chiêm nghiệm nào đó về cuộc đời? Không phải vậy, thật ra bài hát này được TCS viết về một đối tượng cụ thể: nhân vật chính là một cô gái làng chơi. Điều đó được ca sĩ Khánh Ly thừa nhận, bà đã được TCS trực tiếp giải thích ý nghĩa của bài này khi tập cho bà hát. Đó là một người kỹ nữ, một gái giang hồ đã về già và hết thời, với những bước chân trở về nhà trong đêm sau một ngày rã rời. Cô gái đôi khi thấy đời mình là những đám đông, những chuyến xe… rồi rốt cuộc chỉ là tiếng hư không, vắng bóng người trong một đời người đã quá ê chề. Rốt cuộc, từ một câu hát trong bài hát về cô gái điếm, giới trẻ biến thành một câu nói có vẻ rất ngầu: cuộc đời là những chuyến đi… 2. Dấu Chân Địa Đàng Bài hát Dấu Chân Địa Đàng, ban đầu có tên là Tiếng Hát Dạ Lan, được TCS viết trong thời gian ông dạy học ở B’Lao, Lâm Đồng. Trong bài này có hình ảnh ẩn dụ vô cùng khó hiểu như “loài sâu ngủ quên trong tóc chiều”, “lời ca dạ lan”… May quá, những hình ảnh đó sẽ được chính tay tác giả giải thích, nếu bạn đọc được cuốn Thư Tình Gửi Một Người. Khi hiểu được những ca từ này, người nghe sẽ thấy bài hát sẽ trở nên hay hơn. Loài sâu này chính là một phiên bản khác của phận người, ôm chất chứa những buồn vui của nhân sinh, điều này càng được thấy rõ hơn trong những bức thư của TCS gửi Dao Ánh: “Ngôn ngữ đã mất đi với những ngày nằm co như một loài-sâu-chiếu ở Blao” (thư Đà Lạt, 19.9.1964), “Ở đây cũng có loài sâu đất reo đêm” (thư Đà Lạt, 19.9.1964), “Đêm sáng mờ bên ngoài. Sâu đất reo rất trong ở bãi cỏ” (thư Blao, 23.10.1964), “Đêm đã lạnh và đã buồn. Cây cỏ lao xao. Anh chỉ còn nghe rõ tiếng sâu đất và tiếng dế reo…” (thư Blao, 29.12.1964), “Đêm rất dày đen. Sâu đất của núi rừng cũng đã reo lên âm thanh rất nhọn” (thư Blao, 23.9.1965). Hình ảnh “dạ lan” cũng được nhắc tới trong bài này: “Nửa đêm đó lời ca dạ lan như ngại ngùng”. Dạ lan là gì? Nhà cô gái 16 tuổi Dao Ánh ở Huế (cách nhà TCS ở Huế một cây cầu là cầu Phú Cam) trồng nhiều hoa dạ lan và loài hoa này không chỉ thơm ngát trong vườn nhà Dao Ánh mà còn lừng hương trong nhạc Trịnh và trong nhiều bức thư tình tha thiết, da diết của TCS gửi Dao Ánh: “Dạ lan giờ này chắc đã ngạt ngào cả một vùng tối đó rồi, đã cài lên từng sợi tóc của Ánh” (thư Blao, 31.12.1964), “Anh ao ước bây giờ mở cửa ra bỗng dưng có chiếc cầu bắc qua dòng sông và anh bước qua cầu rồi rẽ về phía tay phải đi đến căn nhà có mùi thơm dạ lan và đứng đó gọi tên Ánh thật thầm để chỉ vừa đủ Ánh nghe”(thư Blao, 26.9.1965). Dĩ nhiên, “dạ lan” trong vùng kỷ niệm của TCS cũng như trong nhạc Trịnh, là hiện thân của vẻ đẹp và tình yêu thầm kín, thanh tao, thắm thiết của Dao Ánh, là biểu tượng, là hiện thân của cõi “địa đàng”, cõi “Thiên Thai”, cõi mơ ước hạnh phúc bất tuyệt muôn đời của nhân loại: “Mưa đã trở về cùng với đêm. Như một ngày nào Ánh rời xa anh để trở về với nếp sống bình thường, ở đó Ánh đi trên lối đi quen thuộc của những người đã đi trước mà không cần phải nhìn những bảng số hai bên đường. Sẽ bình thường và thản nhiên quên đã một lần dẫm chân qua một vực-thẳm địa đàng mà anh đã linh cảm trước từ lâu, như “địa đàng còn in dấu chân bước quên” của một thời anh đã âm thầm nghĩ rằng biết đâu Ánh không lớn lên từ một loài dạ lan nào đó” (thư Blao, 27.10.1964), “Bây giờ là tiếng nói đêm của anh với Ánh. Với Ánh dạ lan… ” (thư Blao, 22.11.1964). 3. Có Một Dòng Sông Đã Qua Đời Bài hát này, Trịnh Công Sơn đã nhân cách hóa “một dòng sông” và cho nó qua đời luôn. Có lẽ bạn sẽ thắc mắc: dòng sông sau khi qua đời thì nó sẽ trông như thế nào? TCS giải thích: “Hôm đó mình ở Đà Lạt đi qua cầu, bắt qua cầu Hồ Xuân Hương thì gặp người tình cũ đi với người yêu qua cầu. Mình nhìn thấy. mình cảm thấy sự mất mát quá lớn trong cuộc đời này… Bên cạnh đó khi đi qua cây cầu mình nhìn xuống thấy dòng nước chảy, mình nghĩ không chỉ mất người đó thôi mà mất cả dòng sông, dòng nước… mất hết cả. Cho nên cái mất mát tưởng là nhỏ nhưng cuối cùng lại lớn. Cho nên có một dòng sông đã qua đời không phải chỉ là mình ví von người tình của mình là dòng sông, nhưng mà nàng đi qua một dòng sông, và mình mất nàng và mất luôn dòng sông. Lúc đó dòng sông nó không còn ý nghĩa gì nữa, trước đó đẹp vô cùng tận nhưng mà từ phút đó trở đi thì không có ý nghĩa gì cả. Nó cũng là mang đến cho mình một nỗi buồn giống như sự mất mát kia. Cho nên vì vậy mới có bài có một dòng sông đã qua đời. Mình nghĩ như thế này, khi ta đi qua một nơi trốn nào đó, tình cờ bạn đi qua một cái núi, bạn gặp người tình của bạn cùng đi với một người khác, thì cái núi đó cũng qua đời rồi chứ không phải dòng sông đã qua đời, núi cũng qua đời luôn”. 4. Cát Bụi Trong bài Cát Bụi, nhạc sĩ họ Trịnh có cái câu này, chắc hẳn nhiều người nghe cho qua chứ không hiểu lắm ý nghĩa: “Ôi cát bụi phận này/ Vết mực nào xóa bỏ không haỵ” Bà Đặng Tuyết Mai (vợ ông Nguyễn Cao Kỳ) trong một dịp gặp gỡ văn nghệ đã được TCS giải thích và mô tả sự khai sinh và khai tử (như được ghi lại trong bài hát “Cát bụi”) ở trong các làng xã xa xôi ở miền quê VN là:“Khi một đứa bé được sinh ra thì bố mẹ đứa trẻ báo cho làng xã biết. Người ta ghi tên đứa bé vào một cuốn sổ bằng viết mực…, thế rồi khi đứa bé lớn lên sau lũy tre xanh, trưởng thành, già… nếu chết đi thì người nhà cũng báo cho làng xã biết; người ta cũng lấy cái bút gạch tên người chết trong cuốn sổ đinh này là xong một đời người”. Chính vì vậy mà sau khi một cuộc đời được chấm dứt câu “Vết mực nào xóa bỏ không hay” là thật chứ không phải là chuyện “mông lung” như chúng ta vẫn nghĩ. 5. Đêm Thấy Ta Là Thác Đổ Đây là một bài hát, một bài thơ thuộc dạng nổi tiếng nhất của TCS, mà đảm bảo từ cái tựa đề bài hát thôi là đã làm người nghe thấy mông lung, chóng mặt rồi. Sao tự nhiên đêm thấy ta là thác đổ? Nghe có vẻ siêu nhiên kỳ bí quá. Có một vị đã thiền lâu năm đã thốt lên: “TCS phải là sư tổ môn thiền học mới ‘đạt’ được cái trạng thái ‘thác đổ’ này”. Những ai theo thiền môn lâu năm đều biết, mỗi khi thiền xong, khi mở mắt ra là nghe thấy trong đầu còn có “âm vang như có tiếng thác đổ”. Thành ra “Nhiều đêm thấy ta là thác đổ” cũng là thật chứ không phải là chuyện siêu nhiên kỳ bí gì cả. Khi tỉnh ra, thì “vẫn như còn nghe”. 6. Một Cõi Đi Về “Con tinh yêu thương vô tình chợt gọi”…Câu hát này sử dụng từ ngữ rất… TCS. Nhiều ca sĩ trẻ không biết “con tinh yêu thương” là gì, nên tự ý đổi lại thành “con tim yêu thương” cho nó thơ mộng. Sinh thời, TCS đã rất nhiều lần giải thích cái hay, cái chất Huế độc đáo của từ “con tinh” trong bài này. Theo ông, các cô gái nhỏ, xinh đẹp và nghịch ngợm ở Huế hay bị gia đình, người thân mắng yêu là “đồ yêu tinh”. Cái “con tinh” đó đã đi vào văn học và đi qua dòng nhạc Trịnh trong bài hát mà ông yêu thích nhất, nhưng đa số ca sĩ lại hát là “con tim”, làm cho câu hát không còn gì đặc biệt. 7. Chiều Một Mình Qua Phố “Có khi nắng khuya chưa lên Mà một loài hoa chợt tím”… Ông Trịnh này lạ thật, đêm khuya thì làm gì có nắng, nên có 1 số ca sĩ đã đổi lại thành “có khi nắng mưa chưa lên” cho hợp lý, làm cho câu hát nghe rất khiên cưỡng và buồn cười. Thật ra đó là một sự ẩn dụ tinh tế của nhạc sĩ. Bài hát có bối cảnh buổi chiều, đường phố chưa lên đèn. Nhạc sĩ ví von đèn đường là một loại “nắng khuya”. Ý nghĩa của hai câu này là mới có buổi chiều, trời chưa tối, đường chưa lên đèn, mà loài hoa quỳnh tím ban đêm đã nở sớm rồi. TCS có lẽ bị ám ảnh bởi loài hoa đêm này, nên có hẳn hai bài hát dành cho loài hoa quỳnh là bài Quỳnh Hương và Chuyện Đóa Quỳnh Hương. 8. Mưa Hồng “Em đi về cầu mưa ướt áo Đường phượng bay mù không lối vào”. Hai câu hát nổi tiếng này thật ra không có chứa đựng câu chữ nào là đánh đố hay khó hiểu. Nhưng nếu giải thích rõ ràng câu hát này ra thì sẽ có nhiều điều thú vị đằng sau đó. Bài hát này được TCS viết tặng cô Dao Ánh, với bối cảnh ở Huế. Mưa ở Huế thì buồn lắm, có nhiều bài hát đã nói lên nỗi buồn của cơn mưa xứ Huế rồi. Những ai sống ở đất cố đô đều biết con “đường phượng bay” nổi tiếng trong Thành Nội với hai bên trồng toàn cây phượng vĩ. Còn câu hát: “Em đi về cầu mưa ướt áo”, nếu ghi rõ nghĩa hơn thì sẽ là: em đi về, cầu cho mưa ướt áo em. Một người con gái đi ngoài mưa mù mịt, mưa rơi ướt sũng áo mỏng, lớp áo dán sát vào cơ thể. Không cần nói thì ai cũng biết hình ảnh đó gợi cảm biết nhường nào. Vấn đề ở đây là “ai cầu cho mưa ướt áo em?”. Hẳn nhiều người sẽ cho rằng chắc chắn đó là “anh”, để anh còn có dịp nhìn nữa chứ. Tuy nhiên, cũng trong một buổi tiệc có mặt bà Đặng Tuyết Mai và TCS (đã nhắc đến bên trên), thì bà Mai đã đưa ra ý kiến của bà như sau: “Riêng tôi (bà Tuyết Mai) thì cho rằng chính cô gái mới là người cầu mong cho mình bị mưa ướt, bởi lẽ người xứ Huế rất coi trọng gia phong lễ nghĩa, nhất là trong cách ăn mặc - lúc nào cũng phải thật kín đáo, không bao giờ dám để lộ thân thể dù chỉ là một chút xíu. Cô gái trong bài hát tự biết mình có hình dáng đẹp, muốn khoe nhưng không biết làm cách nào nên chỉ dám cầu mưa cho mình bị ướt áo để khoe vẻ đẹp cơ thể một cách tự nhiên mà vẫn giữ được sự ngượng ngùng, e ấp… Khi nghe tôi giải thích như thế, nhạc sĩ TCS đã đứng dậy, với tay qua bàn tiệc bắt tay tôi kèm theo một nụ cười mãn nguyện”. L.C. RE: Lục Sơn Thanh Khê - JayM - 2024-04-04 (2024-04-03, 12:12 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: TÂM SỰ CÙNG CON So sweet, chắc tiểu công chúa của Kỳ làm mẹ ướt mắt quá. |